Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi thường thiệt hại theo quy định của CISG và pháp luật việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THU YẾN

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA CISG VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THU YẾN

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA CISG VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ : 60380108
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này
Tác giả luận văn

Trần Thu Yến


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 2
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn....................................... 5

4.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn............................................. 6
7. Bố cục các chƣơng của luận văn ................................................................ 7
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 8
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ............. 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ......... 8
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế........................... 8
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .......................... 13
1.2. Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế .................................................................................................................. 18
1.2.1. Khái niệm về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế ..................................................................................... 18
1.2.2. Đặc điểm về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế ..................................................................................... 20
1.3. Nguồn luật điều chỉnh về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế ........................................................................ 25
1.3.1. Điều ước quốc tế ............................................................................ 26
1.3.2. Pháp luật quốc gia......................................................................... 28
1.3.3. Các nguồn luật khác ..................................................................... 29
1.4. Tổng quan về CISG và pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bồi
thƣờng thiệt hại đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .............. 34


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 41
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 42
NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO CISG VÀ

PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............................................................................ 42
2.1. Phạm vi thiệt hại đƣợc bồi thƣờng.................................................... 46
2.2. Tính dự đoán trƣớc của thiệt hại ...................................................... 52
2.3. Về giá trị tính toán của các khoản bồi thƣờng thiệt hại ................. 55
2.4. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên bị thiệt hại ................................ 62
2.5. Điều khoản tiền lãi .............................................................................. 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 76
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 77
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 77
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi thƣờng thiệt hại
do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ................................... 77
3.1.1. Đảm bảo quyền tự do hợp đồng.................................................... 77
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với xu hướng lập pháp hiện nay .................... 78
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế ........................................ 79
3.1.4. Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà
nước nhưng không gây cản trở cho hoạt động thương mại hợp pháp
trên thị trường ......................................................................................... 80
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi thƣờng thiệt hại
do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ................................... 81
3.3. Một số khuyến nghị ............................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Luật Thương mại được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 14/6/2005 (sau đây gọi tắt là Luật Thương mại) và chính thức có hiệu
lực từ ngày 1/1/2006, thay thế Luật Thương mại năm 1997. Với tư cách là
luật điều chỉnh trong quan hệ thương mại giữa thương nhân với thương nhân,
sau hơn 10 năm có hiệu lực, Luật thương mại đã đạt được một số thành tựu
đáng ghi nhận, như tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản trong hoạt động
thương mại, ghi nhận và tôn trọng quyền tự do kinh doanh. Song cũng phải
thừa nhận rằng một số quy định liên quan đến mua bán hàng hoá nội dung còn
chưa phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc chưa rõ ràng gây khó khăn cho
thương nhân trong quá trình thực hiện, trong đó có các quy định liên quan đến
chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Công ước Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế (Convention on Contracts for the International Sale of Goods – viết tắt là
CISG) được soạn thảo bởi Uỷ ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại
quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật
áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Theo đó, Việt Nam là thành
viên thứ 84 của CISG. Ngày 01/01/2017 CISG chính thức có hiệu lực đối với
Việt Nam. Song, rõ ràng với mục tiêu là một Công ước điều chỉnh riêng cho
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, trong khi đó Luật thương mại điều chỉnh
hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung (bao gồm cả hợp đồng mua bán hàng
hoá trong nước và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế), nên không tránh khỏi
Luật thương mại có một số quy định mang tính đặc thù và kém chi tiết hơn
những quy định trong CISG, trong đó có nội dung về bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, thực tiễn tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong khuôn khổ CISG đặt ra nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, đòi hỏi cần có sự


2

nghiên cứu và phân tích một cách kỹ lưỡng để đưa ra những lưu ý cần thiết

đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Với tất cả những lý do nói trên, việc nghiên cứu ở cả góc độ lý luận và
thực tiễn về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo quy định của
CISG và pháp luật Việt Nam để từ đó đưa ra được những đề xuất hoàn thiện
pháp luật và kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết. Đó chính
là lý do để học viên chọn đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi
thường thiệt hại theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam” làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có công trình hay sách chuyên khảo
nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về những vấn đề lý luận và thực
tiễn về bồi thường thiệt hại theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam.
Mặc dù vậy, các nghiên cứu đơn lẻ về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng cũng đã có, cụ thể: sách chuyên khảo “Chế định hợp đồng trong Bộ luật
dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh được Nxb Tư pháp xuất
bản năm 2007; sách chuyên khảo “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện
đúng hợp đồng” của tác giả Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản
năm 2010 (tái bản năm 2013); sách chuyên khảo “Luật hợp đồng Việt Nam:
Bản án và bình luận bản án” của tác giả Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị Quốc gia
xuất bản năm 2013 (tái bản lần thứ tư, tập 2), trong đó tác giả đã đưa ra một
số bản án liên quan đến bồi thường thiệt hại. Hay Luận văn Thạc sỹ Luật của
tác giả Quách Thuý Quỳnh, Trường Đại học Luật Hà Nội “Pháp luật về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh” năm 2007.
Những công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung nghiên cứu về
hợp đồng nói chung, về nội dung bồi thường thiệt hại các công trình nghiên


3


cứu trên mới dừng ở mức nghiên cứu tổng thể. Mặt khác, chưa có một công
trình nghiên cứu nào nghiên cứu theo cách tiếp cận so sánh giữa CISG và
pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế.
Ngoài ra, đối với nội dung này cũng có bài nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Hồng Trinh, Chuyên đề đánh giá cơ hội và thách thức khi gia
nhập Viện quốc tế về nhất thể hoá Luật tư đã khái quát những nét cơ bản khái
quát về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo quy định của CISG và
pháp luật Việt Nam, song không phân tích sâu để làm rõ những án lệ trong
thực tiễn áp dụng. Hoặc các bài nghiên cứu của các tác giả trong Hội thảo
quốc tế “Thi hành Công ước về mua bán hàng hoá quốc tế tại Việt Nam và
yêu cầu sửa đổi Luật thương mại 2005 – Bài học kinh nghiệm từ Đức và Nhật
Bản”, Trường Đại học Luật Hà Nội (4/2017) cũng đã bước đầu vẽ ra bức
tranh tổng quát về các chế định trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
theo cách tiếp cận cả quy định CISG và pháp luật Việt Nam, trong đó có nội
dung về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, cũng có một số công trình nghiên cứu về bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG. Tiêu
biểu trong số đó là sách chuyên khảo tác giả Djakhongir Saidov tựa đề The
Law of Damages in International Sales: The CISG and other International
Instrument được Nxb Hart Publishing xuất bản năm 2008. Cuốn sách này đưa
ra những phân tích chung nhất về Luật bồi thường thiệt hại trong mua bán
quốc tế theo CISG và các công cụ pháp luật khác. Công trình nghiên cứu của
tác giả Jorge Ivan Salazar Tamez tựa đề The CISG Remedies of Specific
Performance, Damages and Avoidance, Compared to the Equivalent in the
Mexican Law on Sales được Nxb ProQuest Information and Learning


4


Company xuất bản năm 2007. Công trình này nghiên cứu các chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng theo Luật
mua bán của Mexico và đặt chúng trong mối quan hệ với khái niệm vi phạm
cơ bản hợp đồng là điều kiện tiên quyết để áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo
CISG.
Ngoài ra, Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc
(UNCITRAL) cũng xuất bản ấn phẩm Digest of Case Law of the United
Nations Convention on the Contracts for the International Sale of Goods với
nhiều phiên bản, phiên bản mới nhất là phiên bản năm 2016 tập hợp những án
lệ làm rõ giải thích nội dung của CISG, trong đó có nội dung về bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề liên quan đến các
quy định của Công ước Viên và của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt
hại. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn còn bao gồm những án lệ, những vụ
tranh chấp cũng như thực tiễn xét xử của các tòa án và trọng tài của một số
quốc gia là thành viên của Công ước Viên liên quan đến việc áp dụng các quy
định của Công ước Viên bồi thường thiệt hại để giải quyết tranh chấp hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài giới hạn ở việc phân tích bồi thường thiệt hại theo
Công ước Viên trong mối quan hệ với quy định của pháp luật Việt Nam
nhưng chỉ đối với hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế nói riêng.
- Về không gian: Khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, luận văn phân tích thực tiễn và án lệ



5

tòa án, trọng tài ở một số nước như Đức, Pháp, Úc…là những nước đã gia
nhập Công ước Viên.
- Về thời gian: Khi phân tích về những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp
dụng Công ước Viên, Luận văn lấy số liệu từ năm 1988, năm Công ước Viên
có hiệu lực cho đến nay.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến các quy định về bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, đề tài đề xuất định hướng và giải
pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam nội dung này tạo sự phù
hợp giữa pháp luật Việt Nam và CISG, mặt khác đưa ra một số khuyến nghị
cho các doanh nghiệp trong giao kết và thực hiện hợp đồng, cho các cơ quan
giải quyết tranh chấp của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi phải áp dụng quy định về bồi thường thiệt
hại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nói trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau
đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế,
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế;
- Làm rõ nguồn luật điều chỉnh bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế;
- Khái quát pháp luật Việt Nam và CISG điều chỉnh về bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế;


6


- Phân tích, làm rõ một vài khía cạnh pháp lý hay gặp phải tranh chấp
trên thực tiễn thông qua việc nghiên cứu những án lệ về bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế;
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật có
liên quan của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế;
- Đưa ra một vài khuyến nghị cho doanh nghiệp liên quan đến nội dung
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp như:
- Phương phát phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch là các
phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn;
- Ngoài ra để phân tích các án lệ, luận văn đã sử dụng kĩ năng nghiên cứu
phân tích án lệ để nghiên cứu tìm ra vấn đề pháp lý mấu chốt của từng án lệ để
vận dụng, đánh giá.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về phương diện lý luận, luận văn góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở
lý luận hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và khía cạnh bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế để các nhà
lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền, các cán bộ nghiên cứu, các nhà kinh
doanh vận dụng trong quá trình thực hiện, giải quyết tranh chấp hay xây dựng
và hoàn thiện pháp luật.
Về phương diện thực tiễn, những phân tích các án lệ có liên quan và
những định hướng, giải pháp hoàn thiện sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho
các nhà lập pháp, cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện các
quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho trọng tài,
tòa án khi xem xét bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng



7

hoá quốc tế. Đồng thời, Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung
và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng.
7. Bố cục các chƣơng của luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 2: Nội dung quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG và pháp luật Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và một số khuyến nghị


8

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động diễn ra sớm nhất,
phổ biến nhất và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế;
kể cả ngày nay khi xuất hiện nhiều hình thức thương mại mới như thương mại
dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh

vực đầu tư...thì thương mại hàng hoá vẫn chiếm vị trí trung tâm. Hình thức
pháp lý cơ bản của mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hoá làm cho những những hoạt động mua bán hàng
hoá tiến hành theo trật tự nhất định, từ đó khởi động cả bộ máy của hoạt động
kinh tế xã hội cũng như các guồng máy khác có thể vận hành một cách bình
thường, xác lập trật tự trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế; trực tiếp thiết
lập và điều chỉnh quyền và nghĩa vụ pháp lý của bên bán và bên mua trong
giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế cụ thể.
Mua bán hàng hoá được hiểu là sự trao đổi hàng hoá, tài sản cho một
khoản tiền hoặc khoản tín dụng nhất định trên cơ sở thoả thuận các bên tham
gia. Trong quan hệ mua bán hàng hoá sẽ luôn có hai bên tham gia là bên bán
và bên mua, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu
hàng hoá cho bên mua theo mức giá cụ thể mà các bên đã thoả thuận và ở
chiều ngược lại bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
Từ góc độ pháp lý, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế là một hoạt
động thương mại được thực hiện giữa các thương nhân thuộc các quốc gia


9

khác nhau để đưa hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác1. Song, trong
thương mại quốc tế, khái niệm lãnh thổ mang tính mềm dẻo không hoàn toàn
tương ứng với lãnh thổ hành chính của quốc gia, mà có thể là lãnh thổ hải
quan có quyền độc lập quyết định và thực thi chính sách và pháp luật thương
mại.
Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế bao gồm các hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, chuyển khẩu và các
hoạt động phân phối hàng hoá quốc tế khác. Các hoạt động thương mại này
có một điểm chung là liên quan tới việc dịch chuyển hàng hoá qua cửa khẩu

hải quan giữa hai hoặc nhiều quốc gia.
Như vậy, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế là các hoạt động mua
bán hàng hoá xuyên biên giới giữa các thương nhân từ các quốc gia khác
nhau. Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được vận hành trên cơ sở các thoả
thuận giữa các thương nhân. Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế phổ biến
nhất trong thương mại quốc tế là hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu hàng hoá
trong đó hàng hoá từ một quốc gia (quốc gia xuất khẩu) sẽ được thương nhân
của quốc gia sở tại bán sang một quốc gia khác (quốc gia nhập khẩu) hoặc
ngược lại hàng hoá đó sẽ được quốc gia sở tại mua về và đưa vào tiêu thị tại
thị trường quốc gia sở tại. Trong thực tiễn kinh doanh quốc tế, hoạt động mua
bán hàng hoá quốc tế còn được gọi là hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động
ngoại thương.
Có thể khái quát hai đặc điểm để thấy rõ sự khác biệt của mua bán hàng
hoá quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường như sau:
Thứ nhất, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế phải liên quan đến việc
dịch chuyển hàng hoá qua cửa khẩu hải quan của ít nhất hai quốc gia hoặc
1

Nguyễn Thị Minh Huyền (chủ biên), Giáo trình Pháp luật kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương, Nxb

Đại học quốc gia Hà Nội (2012), tr 201.


10

vùng lãnh thổ hải quan. Hàng hoá từ một quốc gia chỉ có thể được bán và
thâm nhập vào thị trường của một quốc gia khác (quốc gia nhập khẩu) khi nó
không phải là đối tượng bị cấm kinh doanh và đáp ứng các điều kiện thương
mại của quốc gia đó, tức là vượt được các hàng rào thuế quan, phi thuế quan
của quốc gia sở tại2.

Thứ hai, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế chịu sự chi phối của hệ
thống pháp luật của nhiều quốc gia (ít nhất có thể là pháp luật của quốc gia
xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu). Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế cũng có
thể chịu sự điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế trong trường hợp các quốc gia
liên quan là thành viên của các thiết chế thương mại hoặc có các thoả thuận
thương mại song phương trong lĩnh vực thương mại hàng hoá.
Quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế được xác lập và thực hiện thông
qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế có bản chất chung là một hợp đồng, là một sự thoả
thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ
mua bán hàng hoá.
Theo từ điển Black Law, “Hợp đồng là sự thỏa thuận về mặt ý chí giữa
các bên làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc có hiệu lực thi hành hoặc được
công nhận bởi pháp luật”3. Như vậy, từ điển Luật học Black Law đã tiếp cận
hợp đồng theo hướng là một thoả thuận thể hiện được tính tự do của các bên
trong giao kết và đảm bảo khía cạnh hiệu lực của hợp đồng.
Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ

2

Xem Trần Việt Dũng (chủ biên)(2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Phần I, Đại học Luật

TPHCM, Nxb Hồng Đức, Chương IV: Luật WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá.
3

Bryan A. Garner, Black Law Dictionary, 9th edition, Publishing house A Thomson Reuters business, 2009


11


giao hàng hoá cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng
hoá và trả tiền cho bên bán”.
Điều 2 Đạo luật mua bán hàng hóa 1979 của Anh quy định hợp đồng
mua bán hàng hoá là hợp đồng, theo đó, người bán chuyển giao hay cam kết
chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua còn người mua có nghĩa
vụ thanh toán tiền hàng.
Theo quy định tại Điều 1582 Bộ luật Dân sự Pháp thì hợp đồng mua
bán [hàng hoá] là sự thoả thuận, theo đó, một bên có nghĩa vụ giao hàng và
chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua, người mua có nghĩa vụ
trả tiền hàng và nhận hàng.
Có thể thấy, pháp luật mỗi quốc gia có thể có cách thể hiện khác nhau
trong định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hoá, tuy nhiên theo cách hiểu
chung nhất, đó là sự thoả thuận giữa một bên bán và một bên mua, trong đó
bên bán có nghĩ vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu về hàng hoá cho người
mua, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng giá
trị của hàng hoá. Vậy, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức của hợp đồng
mua bán hoá với đặc thù là có “tính quốc tế”. Trong khoa học tư pháp của
Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là hợp đồng mua
bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài. Định nghĩa này nhận được sự tiếp cận khá
thống nhất giữa các quốc gia. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
bản chất vẫn là hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng là hợp đồng mua bán hàng
hóa có tính “quốc tế”. Vì vậy có thể thấy để phân biệt giữa hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác, chúng
ta sẽ dựa vào yếu tố “quốc tế” của hợp đồng. Tuy nhiên, việc xác định yếu tố


12


nước ngoài trong hợp đồng có thể không hoàn toàn giống nhau theo các
nguồn luật áp dụng4. Cụ thể như sau:
* Khác nhau giữa các nước
- Theo pháp Luật Việt Nam: khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế được quy định trong Điều 27 Luật thương mại 2005, tuy nhiên điều
khoản này không trực tiếp đưa ra tiêu chí để xác định tính “quốc tế” của hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà liệt kê các hoạt động được coi là mua bán
hàng hoá quốc tế như: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, chuyển khẩu. Như vậy có thể thấy pháp luật Việt Nam quy định tính
“quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là khi khi đối tượng của
hợp đồng là hàng hóa được di chuyển qua biên giới, lãnh thổ hải quan.
- Theo quan điểm của Pháp: khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp
lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự
di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói
cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu
chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối
bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của
các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán…5.
* Khác nhau giữa các điều ước quốc tế
- Công ước La Haye 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình
đưa ra định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở Điều 1, theo đó thì
tính “quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được thể hiện thông
qua (1) việc các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại hoặc nơi thường
4
5

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017, tr 409
Nguyễn Xuân Công, Hợp đồng thương mại quốc tế - Những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm,


truy cập lần cuối ngày 07/08/2017.


13

trú ở các quốc giá khác nhau, hoặc (2) hàng hóa – đối tượng của hợp đồng
được dịch chuyển qua biên giới.
- Theo CISG, tính “quốc tế” của hợp đồng được xác định bởi một tiêu
chí duy nhất: các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước
khác nhau (Điều 1).
Rõ ràng, với CISG, yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa
trong việc xác định yếu tố nước ngoài củahợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế. Đây là điểm giống với công ước La Haye 1964. Tuy nhiên, điểm khác biệt
ở đây là CISG 1980 không đưa ra tiêu chí sự dịch chuyển của hàng hóa qua
biên giới trong việc xác định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Như vậy, có thể thấy việc xác định yếu tố “quốc tế” của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế là khá khác biệt khi có sự so sánh giữa pháp luật các
nước và các điều ước quốc tế, và việc xác định yếu tố này trên thực tế thì cần
dựa vào nguồn luật áp dụng trong từng vụ việc cụ thể.
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Là một loại hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
mang các đặc điểm của hợp đồng thương mại thông thường, song do “tính
quốc tế” đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, nên hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế có một vài những đặc điểm đặc thù như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các
thương nhân, pháp nhân có hoạt động kinh doanh quốc tế và có trụ sở thương
mại đặt ở các nước khác nhau. Pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, các
tập quán quốc tế đều lấy yếu tố chủ thể làm cơ sở xác định đặc tính quốc tế
của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Đây là tiêu chí duy nhất được CISG 1980 đặt ra để đánh giá tính quốc
tế của hợp đồng thương mại: đó là, trụ sở kinh doanh của các bên nằm ở các


14

quốc gia khác nhau. Đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng có thể cùng
thực hiện ở một quốc gia, ngay cả khi quốc gia đó không phải là quốc gia
thành viên của CISG. Bên cạnh đó, quốc tịch của các bên hay tiêu chuẩn
chứng minh họ là thương nhân sẽ không ảnh hưởng đến việc áp dụng CISG.
Tuy nhiên, đối với những người tiêu dùng thực hiện hoạt động mua bán hàng
hóa với mục đích tiêu dùng cá nhân thì hợp đồng được kí kết giữa người bán
với người tiêu dùng sẽ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của CISG.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hàng hóa – sản
phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi mua bán, với hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Hàng hóa là
đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bao gồm hàng hóa hữu
hình và hàng hóa vô hình. Hàng hóa hữu hình như nguyên vật liệu, hàng tiêu
dùng, máy móc thiết bị… và hàng hóa vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, dịch
vụ… Các loại hàng hóa này được phân biệt căn cứ vào dạng thức tồn tại của
nó, nó có thể là vật, là sản phẩm lao động của con người hay là các quyền tài
sản mang tính vô hình, không thể dùng giác quan để thấy được cũng như
không thể dùng đại lượng để tính toán chúng. Bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia,
khái niệm hàng hóa lại được hiểu theo nghĩa rộng hẹp khác nhau.
CISG 1980 chỉ loại trừ việc mua bán một số loại hàng hóa như: chứng
khoán; giấy đảm bảo chứng từ và tiền lưu thông; điện năng; phương tiện vận
tải đường thủy, đường không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu; hàng
hóa được gia công nhưng phần lớn nguyên liệu phục vụ cho việc gia công
hàng hóa do người mua cung cấp… Do vậy, “hàng hóa” theo cách hiểu của

các học giả và các nhà thực hành là những thứ hữu hình chứa phần vô hình
tức việc giao dịch mua bán mà phần lớn là bán các quyền sáng chế, bản
quyền, thương hiệu hay bí mật kinh doanh sẽ không được điều chỉnh bởi


15

CISG 19806. Bên cạnh đó, CISG cũng không điều chỉnh một số vấn đề phát
sinh trực tiếp từ lĩnh vực mua bán hàng hóa: ví dụ CISG không có điều khoản
điều chỉnh vấn đề thư tín dụng. Giáo sư Lookofsky7 khuyến nghị các nhà thực
hành luật nên định nghĩa “hàng hóa” theo cách hiểu của CISG ở phạm vi
rộng. Ông nhận định rằng: thuật ngữ “hàng hóa” thường đánh đồng với sự vật
(hoặc là đối tượng) và đối tượng của mua bán hàng hóa quốc tế phải là một
vật di chuyển được. Hay nói một cách khác: hàng hóa phải là một vật có thể
chuyển giao (từ nơi này đến nơi khác) bởi người giao hàng hoặc người trung
gian khác, mặc dù không nhất thiết là bằng phương tiện cơ học. Như vậy, các
tài sản không có khả năng di chuyển được như bí quyết kinh doanh hay thiện
chí của một bên sẽ không nằm trong mối liên hệ với khái niệm về hàng hóa
nói chung8.
Theo đạo luật mua bán của Anh thì “hàng hóa bao gồm tất cả những
động sản khác hơn các quyền vô hình và tiền”. Còn theo Bộ luật thống nhất
của Hoa Kỳ thì hàng hóa có nghĩa là “tất cả các vật (bao gồm những hàng
hóa được sản xuất đặc biệt) mà động sản tại thời điểm tham gia hợp đồng
mua bán, khác hơn tiền mà giá cả phải được trả, chứng khoán, đầu tư và
những quyền vô hình khác. Hàng hóa cũng bao gồm súc vật chưa ra đời, cây
trồng và những vật được nhận biết khác gắn liền với động sản như được mô
tả trong phần nói về hàng hóa được tách rời từ bất động sản”9.

6


Teija Poikela (2003), “Conformity of Goods in the 1980 United Nations Convention of Contracts for the

International Sale of Goods”, Nordic Journal of Commercial Law , tr 101
7

Joseph Lookofsky (2000), “The 1980 United Nations Convention on Contracts for the International Sale of

Goods”, International Encyclopaedia of Laws – Contracts
8

Louis F. Del Duca, (2001) “Selected Topics Under the Convention on International Sale of Goods”,

106 Dickinson Law Review, tr. 205-253.
9

Giới thiệu Luật kinh doanh nước Anh (1997), Nxb Thống kê, Hà Nội.


16

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa là đối tượng của hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tếphải là động sản10 và thỏa mãn các quy định
về Quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước
bên mua và bên bán. Nói chung, phần lớn các loại hàng hóa đều được phép tự
do trao đổi, mua bán trừ các trường hợp ngoại lệ, đó là những loại mặt hàng
nhất định thuộc nhóm hàng bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, các nhóm hàng bị
hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu (được quản lý theo hạn ngạch – „quota‟, hoặc
phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm… được quy định theo pháp luật của từng nước.
Như vậy, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là

hàng hoá được xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật nước sở tại. Danh
mục hàng hoá được phép xuất nhập khẩu không bất biến mà thay đổi tuỳ từng
điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội cụ thể.
Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng phải được dịch chuyển xuyên biên
giới, song cũng có trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trong cùng
một quốc gia những giữa các đặc khu kinh tế, lãnh thổ hải quan theo quy định
của pháp luật quốc gia, cũng được coi là dịch chuyển xuyên biên giới. Mặt
khác, cũng cần lưu rằng, có những hợp đồng thương mại quốc tế giữa các
thương nhân từ các quốc gia khác nhau liên quan tới việc kinh doanh phân
phối hàng hoá, nhưng lại không dịch chuyển hàng hoá qua biên giới (hợp
đồng đại lý phân phối, hợp đồng dịch vụ logistics hoặc hợp đồng mua hàng
nhưng thực tế là cung cấp phần lớn nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất
ra hàng hoá theo một hợp đồng gia công...) thì sẽ không phải là hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế.
Thứ ba, về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

10

Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005.


17

Các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường không chỉ chịu sự điều
chỉnh bởi một nguồn luật duy nhất. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế tương đối đa dạng, không chỉ còn luật quốc gia mà còn bao
gồm các điều ước quốc tế về thương mại, các tập quán thương mại quốc tế, án
lệ quốc tế,v.v…
Thứ tư, về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể

theo phương thức toà án hoặc trọng tài (nếu trong hợp đồng có thoả thuận
trọng tài, hoặc khi hợp đồng phát sinh tranh chấp các bên có thoả thuận đưa
tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài). Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là Trọng tài quốc
tế hoặc toà án dân sự, toà án kinh tế của một quốc gia. Song các cơ quan này
không phải lúc nào cũng có thẩm quyền đương nhiên trong giải quyết tranh
chấp mà phải căn cứ vào thoả thuận của hợp đồng.
Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế còn một số đặc điểm
khác như: đồng tiền của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hay ngôn ngữ
của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế:
- Đồng tiền thanh toán được các bên lựa chọn trong hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế rất đa dạng. Thông thường, đó là nội tệ hoặc có thể là ngoại
tệ đối với các bên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là
nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong
cộng đồng châu Âu sử dụng đồng Euro làm đồng tiền chung. Thực tế, các bên
trong quan hệ hợp đồng đều muốn sử dụng đồng tiền của nước mình để làm
đồng tiền thanh toán. Tuy nhiên, để đi tới thống nhất các bên thường chọn
đồng tiền của một quốc gia thứ ba hoặc đồng tiền thanh toán phổ biến như
đồng Euro (EUR), đồng Đô la Mỹ (USD), đồng Nhân dân tệ (RMB)…


18

- Ngôn ngữ của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: Hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi
các bên phải thành thạo ngoại ngữ để hiểu hết được nội dung của hợp đồng
tránh những trường hợp gây ra tranh chấp hoặc hậu quả không đáng có. Hay
hợp đồng có thể được ký bằng hai ngôn ngữ, vậy phải lưu ý nội dung hai bản
cần thống nhất hoặc đảm bảo xác định bản được ký theo ngôn ngữ nào có giá
trị cao hơn trong việc giải thích quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp

đồng...
1.2. Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế
1.2.1. Khái niệm về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế
Khi hợp đồng bị vi phạm dưới hình thức không thực hiện nghĩa vụ hoặc
thực hiện nghĩa vụ không đúng cam kết, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm
hợp đồng (hay còn gọi là trách nhiệm dân sự theo hợp đồng) với bên có
quyền. Theo quy định của phần lớn các hệ thống pháp luật trên thế giới, các
hình thức trách nhiệm hợp đồng bao gồm: Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm
hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam có sự
khác biệt giữa quy định về trách nhiệm hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và
Luật thương mại. Theo đó, Bộ luật dân sự quy định hai hình thức trách nhiệm
theo hợp đồng là: bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm; còn Luật thương mại
thì quy định sáu hình thức chế tài thương mại (về bản chất cũng là trách
nhiệm hợp đồng) gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi
thường thiệt hại, tạm ngưng thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng.


19

Song phải khẳng định rằng, bồi thường thiệt hại là một hình thức trách
nhiệm thông dụng nhất nhưng nó cũng là một trong những chế tài phức tạp
nhất về các điều kiện áp dụng11.
Vậy bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng là gì? Ngay từ
Luật La Mã cổ, đã coi quyền khiếu nại bồi thường thiệt hại (reparatio damni)
là một trong những nội dung cơ bản của quan hệ nghĩa vụ và là một “phương
tiện đặc biệt để bảo về quyền sở hữu”12. Như vậy, trước tiên, bồi thường thiệt
hại cần được hiểu là một chế tài pháp lý. Theo đó, chế tài là một đặc trưng cơ

bản của pháp luật. Nó là một phương tiện để thi hành quyền hoặc ngăn cản
việc vi phạm quyền hay khắc phục hậu quả của sự vi phạm quyền. Trong
quan hệ hợp đồng, chế tài được hiểu là các quyền trao cho một bên bởi pháp
luật hoặc bởi hợp đồng mà bên được trao quyền có thể thi hành đối với sự vi
phạm bởi các bên đối ước kia13. Sự vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại của một
bên trong quan hệ hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất
của bên kia. Do đó, bên vi phạm gây thiệt hại phải có trách nhiệm bù đắp
những lợi ích vật chất đủ để cho phép khôi phục lại tình trạng trước khi vi
phạm gây thiệt hại và thoả mãn những quyền lợi chính đáng mà bên kia đáng
lẽ phải được hưởng.
Theo Khoản 1 Điều 229 Luật thương mại 2005 của Việt Nam quy định:
“Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra”. Làm rõ nội dung
11

Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội,

tr389
12

TS. Nguyễn Ngọc Đào (2000), Tìm hiểu pháp luật nước ngoài – Luật La Mã, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng

Nai, Đồng Nai.
13

Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội,

tr391



20

này Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam nêu rõ: Bồi thường thiệt hại là
việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây
ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất
thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản
lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi
phạm14. Trong Bộ luật Dân sự Pháp quy định: người có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ15. Trong Bộ luật
Dân sự Nhật Bản quy định: người có quyền có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại nến người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ phù hợp với tinh thần và
mục đích của nó16. Trong CISG 1980 quy định quyền bồi thường thiệt hại
phát sinh ngay cả khi xảy ra vi phạm bất kỳ một nghĩa vụ nào của hợp đồng.
Và cuối cùng trong hệ thống pháp luật hợp đồng Common Law, mọi vi phạm
hợp đồng đều là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại17.
Như vậy có thể hiểu, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế là một chế tài thương mại được áp dụng nhằm bù đắp
những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm trong
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Bản chất của bồi thường thiệt hại là việc
bên có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ trả một khoản tiền do vi phạm
hợp đồng gây ra.
1.2.2. Đặc điểm về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế
Các đặc trưng pháp lý của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế là các căn cứ cho phép chúng ta phân biệt với các
14

Điều 302 Luật Thương mại 2005

15


Điều 1147 Bộ luật Dân sự Pháp

16

Điều 415 Bộ luật Dân sự Nhật Bản

17

Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr

298.


×