Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa so sánh giữa pháp luật CHDCND lào và việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.18 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SOMLIKITH XAYPHAVONG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA - SO SÁNH GIỮA PHÁP
LUẬT CHDCND LÀO VÀ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SOMLIKITH XAYPHAVONG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA - SO SÁNH GIỮA PHÁP
LUẬT CHDCND LÀO VÀ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật NHPH và HC
Mã số : 60 38 01 02


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học và Khoa Luật
NHPH và Hành chính đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu chƣơng trình sau đại học tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến Giảng
viên chính, PGS.TS. Bùi Thị Đào, ngƣời đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn động viên,
quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SOMLIKITH XAYPHAVONG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Hà Nội, ngày … tháng…. năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SOMLIKITH XAYPHAVONG



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..........................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................4
6. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn.................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ......................................................5
8. Cơ cấu của luận văn ...........................................................................................6
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI
SẢN VĂN HÓA Ở CHDCND LÀO VÀ VIỆT NAM .......................................7
1.1. Một số vấn đề lý luận về di sản văn hóa và quản lý nhà nƣớc về di sản văn
hóa ..........................................................................................................................7
1.2. Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào .................................13
1.3. Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở Việt Nam .........................................16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................19
Chƣơng 2: SO SÁNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA Ở
CHDCND LÀO VÀ VIỆT NAM ......................................................................21
2.1. Điểm giống nhau giữa quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND
Lào và Việt Nam.................................................................................................21
2.1.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ...........................................21
2.1.2. Thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ......................................28
2.1.3. Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...33
2.1.4. Hợp tác quốc tế về di sản văn hóa .............................................................36
2.1.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về di sản văn hóa ...........42
2.1.6. Hoạt động khen thƣởng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ....................46



2.2. Điểm khác nhau giữa quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND
Lào và Việt Nam.................................................................................................48
2.2.1. Về nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ......................................48
2.2.2. Về thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa .................................49
2.2.3. Về nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa50
2.2.4. Về hợp tác quốc tế về di sản văn hóa.........................................................52
2.2.5. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về di sản văn hóa ......53
2.2.6. Về hoạt động khen thƣởng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ...............56
TIỂU KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..........................................................................57
Chƣơng 3: HOÀN HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN
VĂN HÓA Ở CHDCND LÀO TỪ KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM ............59
3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào từ Việt
Nam ......................................................................................................................59
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về di sản văn
hóa ở CHDCND Lào từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam............................66
TIỂU KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..........................................................................72
KẾT LUẬN .........................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................75


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Di sản văn hóa là một trong những giá trị tinh thần đặc biệt của mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia trên thế giới. Bởi, di sản văn hóa là thƣớc đo để phản ánh giá
trị tinh thần, truyền thống, tình cảm của dân tộc đã xây dựng và để lại. Đồng
thời, di sản văn hóa còn thể hiện trách nhiệm của ngƣời dân trƣớc những thử
thách của thiên nhiên và lịch sử đối với di sản văn hóa. Đó là nguồn lực rất lớn
để phát triển kinh tế- xã hội. Ở nƣớc CHDCND Lào, công cuộc phát triển kinh
tế đất nƣớc, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và đẩy mạnh hội

nhập kinh tế với các quốc gia trên thế giới hiện nay đã làm ảnh hƣởng không
nhỏ đến sự phát triển của nền văn hóa CHDCND Lào.
Trƣớc những yếu tố tiêu cực của sự du nhập không có kiểm soát các yếu
tố văn hóa ngoại lai, nền văn hóa truyền thống của CHDCND Lào đang dần bị
mai một và mất đi yếu tố “tinh hoa”. Đặc biệt, trong lĩnh vực di sản văn hóa, có
rất nhiều các di sản văn hóa bị thất truyền và đã bị mất đi. Do vậy, để bảo vệ
đƣợc bản sắc văn hóa của dân tộc ở CHDCND Lào đã ra sức tăng cƣờng bảo vệ
và phát huy các giá trị di sản văn hóa thông qua hoạt động quản nhà nƣớc đối
với các di sản văn hóa này.
Khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nƣớc về di sản văn
hóa, chúng ta không chỉ tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc
quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa trong phạm vi hẹp của một Nhà nƣớc mà
cần tìm hiểu và chọn lọc những kinh nghiệm của các Nhà nƣớc khác trong việc
quy định và thực tiễn áp dụng các quy định quản lý về di sản văn hóa để từ cơ
sở đó, theo phƣơng pháp nghiên cứu so sánh luật nhằm hoàn thiện các chế định
quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa.
Hơn nữa, cùng với quá trình phát triển và hội nhập đất nƣớc, việc “thực
hiện chính sách hòa bình hữu nghị, mở rộng giao lƣu và hợp tác với tất cả các

1


nƣớc trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ
sở độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi”1 thì vấn đề tìm hiểu
một cách khoa học các quan niệm khác nhau, cũng nhƣ tăng cƣờng nghiên cứu,
phát triển so sánh pháp luật của các nƣớc trên thế giới trở thành vấn đề cấp thiết.
Trong lĩnh vực pháp luật nói chung và trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về
di sản văn hóa nói riêng, sự so sánh giữa pháp luật các nƣớc giúp chúng ta nâng

cao kiến thức, đồng thời nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu trong việc
quản lý nhà nƣớc về di sản để hoàn thiện theo trình độ quốc tế và giữ đƣợc vai
trò, bản chất của pháp luật nƣớc CHDCND Lào.
Xuất phát từ đòi hỏi khoa học, yêu cầu thực tiễn và góp phần hoàn thiện
việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay, tác giả
đã chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa - So sánh giữa pháp luật
CHDCND Lào và Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà
nƣớc về di sản văn hóa ở Việt Nam và CHDCND Lào có rất nhiều công trình
nghiên cứu nhƣ:
Nguyễn Chí Bền (2010), “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Chí Bền
(2010), “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà
Nội”, Nhà xuất bản Hà Nội; Võ Quang Trọng (2010), “Bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long- Hà Nội”, Nhà xuất bản Hà Nội;
Nguyễn Thế Hùng (2011), “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
năm 2011- Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Di sản văn hóa số 1/2011; Phan
Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn, “Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 1/2013.

1

Michael Bogdan, Vài suy nghĩ về Luật so sánh, Tạp chí Luật học, số 4/1998, tr.17

2


Nghiên cứu về di sản văn hóa ở CHDCND Lào có những công trình đã
nghiên cứu nhƣ: Fongsamouth Phouvinh (2013), “Quản lý văn hóa ở Cộng hòa

Dân chủ nhân dân Lào”, Trƣờng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học; Boxengkham Vôngđala Maha Silavong, “Lịch sử
văn học Lào”; Nguyễn Văn Vinh, “Những sự kiện lịch sử của Lào”; Nguyễn
Xuân Tế, “Thể chế chính trị các nước Asean”; Phạm Đức Dƣơng, “Việt Nam Đông Nam Á: ngôn ngữ và văn hóa”…
Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn
diện vấn đề quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa dƣới góc độ so sánh giữa pháp
luật Việt Nam và CHDCND Lào. Do vậy, nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà
nƣớc về di sản văn hóa - So sánh giữa pháp luật CHDCND Lào và Việt
Nam” là việc làm hết sức cần thiết nhằm so sánh pháp luật giữa hai nƣớc liên
quan đến các quy định về quản lý về di sản văn hóa của nhà nƣớc, qua đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nƣớc đối
với di sản văn hóa của Lào và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc
về di sản văn hóa theo pháp luật Lào và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề
quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật nƣớc CHDCND
Lào và Việt Nam. Bao gồm: nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa;
Thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa; Nguồn lực cho các hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Các hoạt động hợp tác quốc tế về di
sản văn hóa; Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về di sản văn hóa;
Hoạt động khen thƣởng trong việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa. Sau đó
so sánh và phân tích những điểm giống và khác nhau trong hoạt động quản lý
nhà nƣớc về di sản văn hóa giữa hai quốc gia Lào và Việt Nam.

3


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: So sánh giữa pháp luật CHDCND Lào và Việt

Nam trong việc quy định những vấn đề liên quan đến việc quản lý Nhà nƣớc về
di sản văn hóa để từ đó có thể đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào từ kinh nghiệm thực tiễn
của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích một số vấn đề lý luận về di sản văn hóa và quản lý nhà nƣớc
về di sản văn hóa.
- Phân tích hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND
Lào và Việt Nam.
- Phân tích nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa; Thẩm quyền
quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa; Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa; Hợp tác quốc tế về di sản văn hóa; Hoạt động
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về di sản văn hóa; Hoạt động khen thƣởng
quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật CHDCND Lào
và Việt Nam. Từ đó, so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam để thấy đƣợc
điểm giống và khác nhau, những ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động quản lý
nhà nƣớc về di sản văn hóa.
- Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di sản văn
hóa ở CHDCND Lào từ Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào nhằm đáp ứng
yêu cầu hội nhập và phát triển văn hóa. Đồng thời, góp phần làm cho hệ thống
các quy định về quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào có những
nét tƣơng đồng về kỹ thuật lập pháp, hiệu quả áp dụng các quy định quản lý nhà
nƣớc về di sản văn hóa với xu hƣớng phát triển chung của thế giới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: Tác giả nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phƣơng
pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
4



Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng những phƣơng pháp nghiên
cứu nhƣ: hệ thống, phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh.
6.Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu toàn diện của đề tài, Luận văn phải trả
lời những câu hỏi sau:
(1) Di sản văn hóa là gì? Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa là gì?
(2) Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào và Việt Nam
đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Và đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
(3) Giữa quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào và Việt
Nam có điểm giống nhau nhƣ thế nào?
(4) Giữa quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào và Việt
Nam có điểm khác nhau nhƣ thế nào?
(5) Kinh nghiệm mà CHDCND Lào học đƣợc từ Việt Nam trong hoạt
động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa gồm những kinh nghiệm
nào?
(6) Từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam thì CHDCND Lào cần phải
có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về di
sản văn hóa?
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh giữa pháp luật Việt Nam và
CHDCND Lào về việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa, luận văn đã góp
phần làm sáng tỏ nội dung các quy định về quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa
ở mỗi nƣớc. Đồng thời, tạo ra khả năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu so
sánh trong việc tham khảo, học tập kinh nghiệm của Việt Nam nhằm hoàn thiện
và phát triển hệ thống các quy định về quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa của
pháp luật Lào theo xu hƣớng chung của thế giới. Ở một mức độ nhất định, luận
văn có thể là tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu và giảng dạy cũng nhƣ
sinh viên trong lĩnh vực luật.

5



8. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng viết tắt,
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1:Một số vấn đề chung về quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở
CHDCND Lào và Việt Nam
Chương 2: So sánh quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào
và Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở
CHDCND Lào từ kinh nghiệm của Việt Nam

6


Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN
HÓA Ở CHDCND LÀO VÀ VIỆT NAM
1.1.

Một số vấn đề lý luận về di sản văn hóa và quản lý nhà nƣớc về di sản
văn hóa
“Văn hóa” là một trong những thuật ngữ đƣợc sử dụng rất phổ biến ở các

quốc gia trên thế giới hiện nay. Đó đƣợc hiểu là một trong những bộ phận rất
quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong hoạt động của bất kỳ một chế độ xã
hội. Trong điều kiện phát triển về mọi mặt các vấn đề nhƣ hiện nay ở CHDCND
Lào thì việc quản lý và định hƣớng phát triển văn hóa là rất quan trọng, bởi đó
là những bƣớc đệm rất chắc nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nƣớc.

Nghiên cứu về văn hóa, có rất nhiều quan điểm khác nhau đƣợc đƣa ra,
bởi mỗi quan điểm đƣa ra thƣờng đƣợc nghiên cứu ở những góc độ không giống
nhau. Định nghĩa đầu tiên khi nghiên cứu về thuật ngữ văn hóa đƣợc định nghĩa
tại cuốn “Văn hóa nguyên thủy” (Primitive culture) của E.B.Tylor, xuất bản tại
London năm 1871. Tuy nhiên, sau định nghĩa này có rất nhiều định nghĩa khác
nhau của các nhà nghiên cứu.
“Văn hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa” (A critical
riview of concepst and definitions) là cuốn sách của hai nhà nhân học ngƣời Mỹ
viết năm 1952. Với cuốn sách này, A.Kroeber và c.Kluckhonh đã phân tích hơn
160 định nghĩa về văn hóa. Sau nhiều lần xuất bản, hiện nay cuốn sách này đã
có hơn bốn trăm định nghĩa về văn hóa.
Mặc dù, đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhƣng chúng ta có
thể hiểu thuật ngữ “văn hóa” theo hai cách chính đó là: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, chúng ta có thể hiểu “văn hóa” là gồm tất cả những hoạt
động do con ngƣời sáng tạo ra, gắn liền với con ngƣời. Ở tại các nƣớc phƣơng
Đông, thuật ngữ này đƣợc hình thành rất sớm trong đời sống ngôn ngữ của con
ngƣời. Cụ thể, trong Kinh Dịch, quẻ bí “Sơn Hỏa bí” đã xuất hiện từ “văn” và
7


“hóa” nhƣ sau: “Quan hồ Thiên văn dĩ sất thời biến/ Quan hồ nhân văn dĩ hóa
thành thiên hạ” (Xem vẻ của Trời để biết sự biến đổi của mùa/ Xem dáng vẻ
con ngƣời để giáo hòa thiên hạ). Còn ở các nƣớc phƣơng Tây, thuật ngữ “văn
hóa” (cultura) có nghĩa là sự trồng trọt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã
hội mà nhận thức của con ngƣời đƣợc nâng cao hơn và thuật ngữ “văn hóa” đã
đƣợc mở rộng phục vụ hoạt động tinh thần của con ngƣời, nó không chỉ còn bó
hẹp trong phạm vi hoạt động nông nghiệp, trồng trọt cổ xƣa.
Theo Federico Mayor, Nguyên Tổng Thƣ ký UNESCO cho rằng: “Đối
với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong lĩnh vực
tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì

làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại
nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”2. Với cách
hiểu của Federico Mayor, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ rất nhiều và đã đƣợc
chấp nhận tại Hội nghị liên Chính phủ tại Venice năm 1970 về các chính sách
văn hóa.
Với cách hiểu này, chúng ta có thể thấy văn hóa có mặt trong mọi hoạt
động của con ngƣời. Văn hóa và con ngƣời có mối quan hệ rất chặt chẽ với
nhau, bởi khi nhắc tới văn hóa là nhắc tới chính con ngƣời, con ngƣời tạo ra các
giá trị văn hóa và văn hóa là yếu tố để con ngƣời phát huy tất cả các năng lực để
hoàn thiện con ngƣời, hoàn thiện xã hội hơn nữa. Do vậy, thuật ngữ “văn hóa”
chứa đựng tính chất nhân văn. Văn hóa là yếu tố gắn liền với trí tuê, đạo đức và
lƣơng tâm của mỗi con ngƣời.
Nhƣ vậy, di sản văn hóa chúng ta có thể hiểu đó là bộ phận rất quan trọng
của nền văn hóa, là nơi chứa đựng những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị
lịch sử văn hóa, khoa học rất lâu đời của con ngƣời tại một quốc gia cụ thể và
đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác. Đó là cơ sở quan trọng để tạo ra
những giá trị văn hóa mới của xã hội hiện đại ngày nay.

2

Tạp chí “Ngƣời đƣa tin UNESCO”, 1989, tr.5

8


Dựa vào những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con ngƣời đó là nhu
cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần mà con ngƣời có loại hoạt động cơ bản
đó là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Do vậy, ở các quốc gia Lào và Việt
Nam, văn hóa thƣờng đƣợc chia làm hai loại đó là văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần.

Đối với di sản văn hóa, mặc dù có nhiều hình thức để tồn tại nhƣng để
thống nhất trong cách hiểu và quản lý thì các quốc gia trên thế giới đã phân loại
thành hai hình thái di sản văn hóa đó là: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
phi vật thể. Theo quy định của UNSESCO - Công ƣớc về việc bảo vệ di sản văn
hóa và thiên nhiên ngày 16/11/1972 và Công ƣớc về bảo vệ di sản văn hóa phi
vật thể ngày 17/10/2003 thì chúng ta có thể hiểu di sản văn hóa vật thể và di sản
văn hóa phi vật thể nhƣ sau:
Một là, đối với di sản văn hóa vật thể. Đó là những sản phẩn văn hóa
mang tính chất hữu hình, tồn tại dƣới dạng vật thể, có hình khối, có chiều cao,
chiều rộng, màu sắc, trọng lƣợng, kiểu dáng và đƣờng nét… tồn tại trong không
gia và có khoảng thời gian xác định. Đó là những sản phẩm đƣợc tạo ra từ bàn
tay và trí óc của con ngƣời. Di sản văn hóa phi vật thể thƣờng mang dấu ấn lịch
sự rõ ràng, luôn chịu sự thách thức, bào mòn của thời gian và luôn đứng trƣớc
nguy cơ bị biến dạng hoặc thay đổi so với ban đầu. Tuy nhiên, di sản văn hóa
vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học rất cao.
Ở mỗi quốc gia, di sản văn hóa gồm nhiều loại di sản khác nhau nhƣ: di tích lịch
sử - văn hóa; danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di tích lịch sử - văn hóa: đó là những công trình đƣợc xây dựng. Địa
điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình xây dựng trên địa
điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, gồm các đình, đền, chùa, miếu…
đã đƣơc xếp hạng di tích. Ví dụ nhƣ ở CHDCND Lào có:
Hay ở Việt Nam có Chùa Đồng Tử (huyện Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh), Cửa Ô
Quan Trƣởng (Thành phố Hà Nội), Thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, Thành
phố Hà Nội)…
9


Danh lam thắng cảnh: đƣợc hiểu là những cảnh quan thiên nhiên hoặc
những địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan của thiên nhiên với các công trình
kiến trúc có giá trị thẩm mỹ và khoa học. Ví dụ ở CHDCND Lào có: Patuxay

(Thủ đô nƣớc Lào), Wat Phou (quần thể Khmer ở Nam Lào). Còn ở Việt Nam
thì có những danh lam thắng cảnh nhƣ: Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh); Động
Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình)…
Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: đƣợc hiểu là những đồ vật có giá trị lịch
sử, đó là những vật tƣợng trƣng cho một thời đại hoặc một giai đoạn trong lịch
sử của loài ngƣời. Thể hiện giá trị văn hóa, trí tuệ, tinh hoa của con ngƣời cũng
nhƣ sự phát triển của con ngƣời. Ở CHDCND Lào có các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia nhƣ: Trống đồng Đông Sơn biểu tƣợng của văn hóa Đông Sơn. Ở Việt
Nam có các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nhƣ: tƣợng nữ thần Ganesa mình
ngƣời đầu voi tƣợng trƣng cho tài trí, hạnh phúc và thành công.
Hai là, đối với di sản văn hóa phi vật thể. Đó đƣợc hiểu là một dạng thức
tồn tại của ăn hóa, nó tiềm ẩn trong trí nhớ hay ký ức cộng đồng, những tập
tính, hành vi ứng xử của con ngƣời và thông qua các hoạt động của con ngƣời
trong quá trình sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Điểm phân biệt rõ nhất
giữa di sản văn hóa phi vật thể và các loại di sản văn hóa khác đó là di sản văn
hóa phi vật thể luôn tồn tại trong tâm thức của cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ
qua những hành vi hay hoạt động của mỗi con ngƣời.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần của con ngƣời, nó gắn
liền với cộng đồng ngƣời hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa có liên
quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… thể hiện bản sắc của cộng đồng.
Bao gồm: tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, các tập quán xã hội
và có tín ngƣỡng… Những di sản văn hóa phi vật thể này không ngừng đƣợc tái
tạo và lƣu tryền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng các hình thức nhƣ: truyền
miệng, biểu diễn trƣớc công chúng.
Nhƣ vậy, qua việc phân tích trên chúng ta có thể thấy: mặc dù di sản văn
hóa đƣợc phân loại thành hai loại đó là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
10


phi vật thể nhƣng sự phân loại này chỉ mang tính tƣơng đối vì trong một số

trƣờng hợp đặc biệt thì rất khó để có thể phân biêt di sản văn hóa vật thể và di
sản văn hóa phi vật thể. Bởi, hai hình thức tồn tại của văn hóa hòa quyện với
nhau trong sự đa dạng của di sản văn hóa sẽ làm cho con ngƣời khó có thể phân
biệt. Trong sự hòa quyện đó, di sản vật thể nhƣ là biểu hiện vật chất của di sản
văn hóa phi vật thể, còn di sản văn hóa phi vật thể lại tồn tại nhƣ là biểu hiện
tinh thần của di sản văn hóa vật thể. Ví dụ, ở CHDCND Lào có rất nhiều các di
tích lịch sử ra đời xuất phát từ những nhu cầu tinh thần, nhu cầu tín ngƣỡng tôn giáo và nhu cầu tôn vinh, tƣởng niệm con ngƣời nhƣ: Phù điêu trên nóc
Hoàng cung ở Cố đô Luông Pra Bang mô tả sự thành kính của ngƣời Lào đối
với Phật pháp. Hay ở Việt Nam, di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên” đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới
nhƣng cũng không xếp di sản đó thuộc hình thức tồn tại cụ thể nào. Bởi, đó là di
sản văn hóa có sự hòa quyện của hai hình thức tồn tại của văn hóa nên nếu
không có nhu cầu và sự thể hiện văn hóa dân gian trong cộng đồng dân cƣ ở
Tây Nguyên thì sẽ không có văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ngƣợc lại, nếu
không có những vật dụng hữu hình nhƣ: những chiếc cồng, chiếc chiêng thì sẽ
không có công cụ thể ngƣời dân Tây Nguyên có thể thả hồn, say xƣa với những
điệu cồng, chiêng độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa là một trong những hoạt động quan
trọng đƣợc rất nhiều các quốc gia trên thế giới quan tâm. Khi nghiên cứu về
thuật ngữ “quản lý” có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, dƣới góc
độ khoa học và với ý nghĩa thông thƣờng, phổ biến thì “quản lý” chúng ta có thể
hiểu đó là những hoạt động cụ thể nhằm tác động một cách có tổ chức và định
hƣớng của các chủ thể quản lý tới những đối tƣợng đƣợc quản lý nhằm điều
chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa có thể hiểu đó là tất cả
những hoạt động của nhà nƣớc hay tổ chức, cá nhân đại diện cho nhà nƣớc
nhằm bảo vệ, giữ gìn, sử dụng, khai thác di sản văn hóa… Trong đó, bao gồm
11



những hoạt động tác động trực tiếp đến di sản văn hóa nhƣ: cất, giữ, bảo quản,
tôn tạo di sản văn hóa… Do sự đa dạng và phong phú của di sản văn hóa nên ở
mỗi quốc gia thƣờng có những cách quản lý di sản văn hóa khác nhau.
Quản lý nhà nƣớc tại mỗi quốc gia đƣợc ra đời với tính chất là một trong
những loại hoạt động quản lý xã hội. Hoạt động quản lý nhà nƣớc là hoạt động
do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện theo các quy định của pháp
luật. Trong hoạt động này, nhân dân và các tổ chức xã hội chỉ có thể tham gia
quản lý nhà nƣớc khi đƣợc Nhà nƣớc trao quyền thực hiện chức năng Nhà nƣớc.
Do đó, quản lý nhà nƣớc có thể hiểu đó là sự quản lý mang tính chất quyền lực
Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc thực hiện thông qua các cơ quan nhà nƣớc nhằm thực
hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc thông qua các
hoạt động cụ thể nhƣ: hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Nếu nghiên cứu dƣới góc độ hoạt động chấ hành và điều hành thì quản lý
nhà nƣớc đƣợc hiểu là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nƣớc. Đó là
sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc trên cơ sở pháp
luật đối với những hành vi, hoạt động của con nƣời và các quá trình xã hội khác,
do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nƣớc đạt hiệu quả cao.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa có thể hiểu đó là hoạt động
của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, đƣợc thực hiện trên cơ sở các quy
định của pháp luật của mỗi quốc gia nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị của
di sản văn hóa của chính quốc gia đó.
Nhà nƣớc thực hiện quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa thông qua những
hoạt động khác nhau nhƣ: xây dựng các chính sách và văn bản pháp luật về di
sản văn hóa hoặc quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý di sản
văn hóa; hoạt động kiểm tra, giám sát việc quản lý di sản văn hóa hay quyết
định những vấn đề tài chính liên quan đến hoạt động bảo tồn và phát huy các di
sản văn hóa của quốc gia… Tại mỗi quốc gia, chủ thể quản lý về di sản văn hóa
12



là các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và các tổ
chức đoàn thể nếu đƣợc cơ quan nhà nƣớc giao quyền. Trong phạm vi đƣợc
giao, các cơ quan này phải thực hiện quản lý hoặc giao cho các tổ chức xã hội
và khi đó các tổ chức xã hội cũng có thẻ trở thành chỉ thể quản lý nhà nƣớc về
di sản văn hóa. Khách thể của quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa bao gồm
những hành vi, hoạt động của con ngƣời. Những hành vi này đƣợc cơ quan quản
lý nhà nƣớc về di sản văn hóa sẽ định hƣớng, tác động và điều chỉnh cho phù
hợp trên cơ sở quyền lực nhà nƣớc nhằm mục đích thực hiện các chính sách bảo
vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa do Nhà nƣớc đặt ra.
1.2.

Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở CHDCND Lào
Do trải qua thời gian chiến tranh lâu dài nên CHDCND Lào kinh tế chƣa

đƣợc phát triển, do vậy phát triển kinh tế đƣợc coi là vấn đề rất quan trọng mà
Đảng và nhân dân Lào hƣớng tới. Tuy nhiên, muốn phát triển kinh tế bền vững
thì việc phát triển con ngƣời là rất cần thiết, trong đó văn hóa là yếu quyết định.
Di sản văn hóa là những tài sản vô giá của dân tộc, khi đã bị mất đi thì không
thể tìm lại giá trị ban đầu đƣợc nữa vì thế việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn
hóa ở CHDCND Lào rất đƣợc coi trọng. Tại Nghị quyết số 39/BTĐ ngày 19
tháng 6 năm 1993 của Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng nhân dân cách mạng Lào
đã ban hành một số văn bản quan trọng về việc nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý trên lĩnh vực thông tin - văn hóa. Theo đó, Nghị quyết này đã yêu cầu
phát huy mọi tiềm năng lãnh đạo của toàn bộ Đảng, cán bộ Nhà nƣớc, các đoàn
thể nhân dân Lào nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến bộ về quản lý trên lĩnh vực
văn hóa theo hƣớng đa dạng chủ thể hoạt động quản lý. Tiếp đến, Đại hội Đảng
nhân dân cách mạng Lào lần thứ 9 (Khóa V) năm 1994 đã đề ra chủ trƣơng:
“Nâng cao quản lý văn hóa ở CHDCND Lào theo hướng đa ngành, đa chủ thể;
xây dựng và phát triển văn hóa theo cơ chế Nhà nước pháp quyền để thực hiện

xây dựng nền văn hóa theo khẩu hiệu: dân tộc, quần chúng, tiên tiến”. Nhƣ vậy,
Đảng và nhân dân CHDCND Lào rất quan tâm và coi trọng việc phát triển văn

13


hóa từ rất sớm. Hoạt động nâng cao quản lý văn hóa theo hình thức tất cả các
quần chúng đều đƣợc tham gia, không phân biệt tầng lớp nhân dân hay thành
phần dân tộc. Đồng thời, Đảng nhân dân cách mạng Lào còn xác định hoat động
nâng cao quản lý văn hóa phải tiên tiến nhằm phù hợp với xu hƣớng chung của
các quốc gia trên thế giới và để phù hợp với sự phát triển của nền văn hóa của
quốc gia mình mà không làm hao mòn những giá trị truyền thống của nền văn
hóa quốc gia mình đã có từ lâu.
Hiện nay, ở CHDCND Lào, di sản văn hóa đang tồn tại trong bối cảnh
toàn cầu hóa, kinh tế thế giới và văn hóa các nƣớc trong khu vực, trên thế giới
có sự giao lƣu với nhau nên tạo nên những cơ hội để phát triển văn hóa, bởi sản
phẩm văn hóa của các quốc gia, các khu vực trên thế giới sẽ có cơ hội tiếp xúc
với nhau nhanh hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên, đó cũng là thử thách đối với
CHDCND Lào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Lào,
bởi sự lƣu truyền hay phổ biến rộng rãi các sản phẩm văn hóa không bị giới hạn
nhƣ hiện nay sẽ có tác động xấu tới nôi dung, giá trị đạo đức, thẩm mỹ của các
sản phẩm văn hóa của CHDCND Lào. Sự ra đời của Luật Di sản văn hóa năm
2005 là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến việc bảo vệ di sản văn hóa tại Lào. Bao gồm các quy định quy định về
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa; các quy định về
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của quốc gia; các quy định quản lý nhà
nƣớc về di sản văn hóa…
Ở CHDCND Lào, sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản
văn hóa và coi đó là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Tại
Điều 23 Hiến pháp nƣớc CHDCND Lào năm 2015 quy định: “Bảo tồn, thúc

đẩy và phát triển nền văn hóa quốc gia là nguồn lực quan trọng của quốc gia.
Kết hợp các yếu tố truyền thống dân tộc của quốc gia và các yếu tố truyền
thống dân tộc tiến bộ trên thế giới để phù hợp với sự phát triển của văn hóa
nhân loại.

14


Nhà nước khuyến khích phát triển các nền văn hóa, văn học và nghệ
thuật; các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; sự sáng tạo trong
hoạt động quản lý, bảo vệ di sản văn hóa lịch sử. Đồng thời, khuyến khích hoạt
động khôi phục lại những di tích lịch sử, truyền thống của dân tộc.
Thường xuyên cải thiện và mở rộng các phương tiện thông tin truyền
thông để bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa. Mọi hành vi hủy
hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa đều bị nghiêm cấm và bị xử lý
theo quy định của pháp luật”. Việc Quốc hội Lào quy định nhƣ trên đã khẳng
định trách nhiệm, vai trò của Nhà nƣớc CHDCND Lào đối với việc phát triển và
bảo tồn nguồn lực quan trọng của quốc gia, các giá trị văn hóa của các dân tộc
anh em trên đất nƣớc Lào, trong đó bao gồm cả hoạt động bảo tồn và phát triển
các di sản văn hóa Lào. Bởi, chỉ có Nhà nƣớc mới có đủ quyền lực để có thể đề
ra những hoạt động có thể phối hợn hành động chung và đủ khả năng giải quyết
các vấn đề chung khác mà các chủ thể khác khó có thể thực hiện đƣợc nhƣ: xây
dựng cơ sở hạ tầng, ổn định và đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh đó, Nhà
nƣớc CHDCND Lào còn luôn tăng cƣờng sự quản lý của nhà nƣớc đối với các
di sản văn hóa nhằm tạo ra các giá trị để nhân dân Lào và bạn bè quốc tế có thể
biết đến và chiêm ngƣỡng.
Để khẳng định trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc đối với sự phát triển
của nền văn hóa nói chung và sự tồn tại bền vững của những di sản văn hóa nói
riêng ở CHDCND Lào, tại Nghị quyết Đại hội Khóa V năm 2016 của Đảng
cộng sản nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ rõ: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn

liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của quốc gia”. Nhƣ vậy, qua Nghị quyết Đại
hội của Đảng Cộng sản nhân dân Cách mạng Lào thì chúng ta có thể thấy: Đảng
nhân dân Cách mạng Lào đã thể hiện trách nhiệm của Đảng đối với sự phát triển
của nền văn hóa dân tộc là rất lớn. Bởi, nếu phát triển tăng trƣởng nền kinh tế
thì phải gắn liền với những tiến bộ và công bằng xã hội nhƣng cũng phải giữ gìn

15


và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để bảo tồn văn hóa của quốc gia nói chung
và bảo tồn di sản văn hóa Lào nói riêng.
1.3.

Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở Việt Nam
Di sản văn hóa Việt Nam là một trong những yếu tố rất quan trọng, góp

phần phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện xây dựng
nền minh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn
hóa ở Việt Nam đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam rất quan tâm.
Ở Việt Nam, từ những năm chƣa giành đƣợc độc lập từ tay Chủ nghĩa Đế
quốc phong kiến nhƣng Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành bản Đề cƣơng
văn hóa trong đó nêu rất rõ các quan điểm của Đảng trong đƣờng lối văn hóa đó
là: “Dân tộc - Khoa học và Đại chúng” vào năm 1943. Sau đó, khi giành đƣợc
Chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (nay là nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mặc dù đang phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách với nạn đói, thù trong, giặc ngoài…
nhƣng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 65/SL về Bảo tồn cổ tích
trên toàn cõi Việt Nam vào ngày 23/11/1945. Do nhận thấy vai trò quan trọng
của Di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của quốc gia, sau những năm

kháng chiến chống Pháp thành công, hòa bình đƣợc giành lại với nhân dân miền
Bắc Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 519/TTg ngày
29/10/1957 về việc “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam
thắng cảnh” của quốc gia.
Năm 1975, khi đất nƣớc Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Đến năm 1984,
Hội đồng Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp
lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Đây là
Pháp lệnh quy định rất chi tiết, rõ ràng về hoạt động bảo vệ, sử dụng các di tích
lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên cả nƣớc. Tuy nhiên, để thực hiện
đƣờng lối, chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập và để hoạt động bảo vệ, phát
triển di sản văn hóa đƣợc toàn diện, đầy đủ, phù hợp với các quy định của pháp
luật quốc tế. Đồng thời, nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập,
16


phát triển đất nƣớc thì năm 1998, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị
quyết Trung ƣơng 5, khóa VIII về việc Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và
yêu cầu công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa cần cụ thể hóa các chính
sách văn hóa bằng các văn bản pháp luật. Các chính sách văn hóa của Đảng
Cộng sản Việt Nam đều có ảnh hƣởng rất lớn tới công tác bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa. Cụ thể nhƣ:
Thứ nhất, chính sách kinh tế trong văn hóa có vai trò để có thêm nguồn
lực tài chính nhằm hỗ trợ cho hoạt động phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, còn
đảm bảo yêu cầu chính trị, tƣ tƣởng của hoạt động văn hóa, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
Thứ hai, chính sách văn hóa trong kinh tế. Đây là những chính sách văn
hóa bao gồm các hoạt động kinh tế nhƣng phải đảm bảo các tiêu chí của văn hóa
và tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển văn hóa.
Thứ ba, chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa. Đây là những chính

sách có vai trò động viên sức ngƣời, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ
chức xã hội nhằm xây dựng và phát triển văn hóa của Việt Nam đạt hiệu quả
cao hơn. Các chính sách này đƣợc tiến hanh cùng với việc nâng cao vai trò và
trách nhiệm của Nhà nƣớc.
Thứ tư, chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc hƣớng vào
văn hóa vật thể và phi vật thể.
Thứ năm, chính sách khuyến khích sáng tạo trong hoạt động văn hóa
nhằm tạo ra những sản phẩm văn hóa có chất lƣợng cao. Đồng thời, chính sách
ƣu đãi tham gia và hƣởng thụ văn hóa giành cho một số đối tƣợng xã hội cũng
là một trong những chính sách có vai trò rất to lớn trong công tác bảo tồn và
phát huy những di sản văn hóa của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong quan hệ với các
tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới cũng là những chính sách rất quan

17


trọng. Bởi, đó là những chính sách nhằm giới thiệu nền văn hóa đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc của Việt Nam và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Năm 2001, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua, Chủ tịch nƣớc đã ký sắc lệnh ban hành Luật Di sản văn hóa và có
hiệu lực từ năm 2002. Trong quá trình áp dụng trên thực tế, nhằm quản lý có
hiệu quả cao hơn trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc, đặc biệt là trong
bối cảnh “toàn cầu hóa”, mở rộng thị trƣờng, hội nhập quốc tế thì Luật Di sản
văn hóa năm 2001 đã đƣợc Quốc hội khóa XII sửa đổi, bổ sung năm 2009, có
hiệu lực năm 2010. Tuy nhiên, để điều chỉnh hoạt động quản lý di sản văn hóa
quốc gia đƣợc cao hơn, mức hoàn thiện hơn thì năm 2013 Luật Di sản văn hóa
Việt Nam đƣợc ra đời. Đây đƣợc coi là cơ sở pháp lý rất quan trọng nhằm bảo
vệ và phát huy những giá trị văn hóa của Việt Nam nói chung, các di sản văn
hóa của Việt Nam nói riêng phù hợp với pháp luật quốc tế trong hoạt động bảo

tồn, xây dựng và phát triển di sản văn hóa quốc gia.

18


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nhƣ vậy, qua Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về di
sản văn hóa, tác giả luận văn đã trình bày, phân tích và có đƣợc những kết quả
nghiên cứu sau:
Một là, tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận về di sản văn hóa và
quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa nói chung. Theo đó, di sản văn hóa chúng
ta có thể hiểu đó là là bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa, là nơi chứa đựng
những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học rất lâu
đời của con ngƣời tại một quốc gia cụ thể và đƣợc lƣu truyền từ đời này sang
đời khác. Đó là cơ sở quan trọng để tạo ra những giá trị văn hóa mới của xã hội
hiện đại ngày nay. Hiện nay, mặc dù có nhiều hình thức để tồn tại nhƣng để
thống nhất trong cách hiểu và quản lý thì các quốc gia trên thế giới đã phân loại
thành hai hình thái di sản văn hóa đó là: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
phi vật thể.
Hai là, hoạt động quản lý di sản văn hóa ở CHDCND Lào rất đƣợc quan
tâm. Để khẳng định vai trò của văn hóa nói chung và vai trò của di sản văn hóa
đối với sự phát triển của quốc gia nói riêng thì Đảng nhân dân Cách mạng Lào
luôn quy định những chính sách nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị di sản
văn hóa của quốc gia. Sự ra đời của Luật Di sản văn hóa năm 2005 là một trong
những cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc bảo
vệ di sản văn hóa tại Lào. Bao gồm các quy định quy định về quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa; các quy định về bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa của quốc gia; các quy định quản lý nhà nƣớc về di sản văn
hóa… góp phần tăng cƣờng hiệu quả quản lý của nhà nƣớc đối với di sản văn
hóa; nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia và bảo vệ, phát huy

giá trị di sản văn hóa của quốc gia Lào.
Ba là, di sản văn hóa Việt Nam là một trong những yếu tố rất quan trọng,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện xây

19


×