Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.18 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

HOÀNG THỊ TRANG

CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN TRONG TRƢỜNG HỢP VỢ
CHỒNG SỐNG CHUNG VỚI GIA ĐÌNH THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI -2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

HOÀNG THỊ TRANG

CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN TRONG TRƢỜNG HỢP VỢ
CHỒNG SỐNG CHUNG VỚI GIA ĐÌNH THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số



: 60.38.01.03

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên

HÀ NỘI -2017

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI
SẢN KHI LY HÔN TRONG TRƢỜNG HỢP VỢ CHỒNG SỐNG
CHUNG VỚI GIA ĐÌNH................................................................................7
1.1. Khái quát chung chế độ tài sản của vợ chồng................................... ... ..7
1.1.1.Khái niệm tài sản chung của vợ chồng……………………………. .7

1.1.2. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng .................................... 9
1.1.3. Nội dung quyền sở hữu của vợ chồng ............................................ 16
1.2. Mục đích và điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
trong trường hợp sống chung với gia đình......................................... ... ......21
1.2.1. Khái niệm gia đình.............................................................. .... .......21
1.2.2. Khái niệm sống chung với gia đình.......................................... ......24
1.2.3. Mục đích chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong trường
hợp sống chung với gia đình........................................................... .... .... 25
1.2.4. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong trường
hợp sống chung với gia đình ..................................................................... 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..............................................................................27
Chƣơng 2: NỘI DUNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHIA TÀI SẢN
KHI LY HÔN CỦA VỢ CHỒNG TRONG TRƢỜNG HỢP SỐNG
CHUNG VỚI GIA ĐÌNH..............................................................................28
2.1. Căn cứ chia tài sản................................................................. ..... .........28
2.1.1. Căn cứ pháp lý ............................................................................... .28
2.1.2. Căn cứ thực tiễn ............................................................................. .29
2.2. Xác định tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong tài sản chung của gia
đình................................................................................................ ..... .........29
2.2.1. Căn cứ xác định tài sản của gia đình .............................................. 29


2.2.2. Căn cứ xác định tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong tài sản chung
của gia đình………………... .................................................................... 31
2.3. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống
chung với gia đình…………...................................................................... . ..32
2.3.1. Trong trường hợp tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của
gia đình không xác định được……………………................................... 32
2.3.2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của
vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo

phần…. ...................................................................................................... 40
2.3.3. Các nguyên tắc thanh toán tài sản chung đặc biệt về chia tài sản khi
ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình. ................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..............................................................................60
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM
BẢO QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ CHỒNG KHI CHIA TÀI SẢN
LY HÔN TRONG TRƢỜNG HỢP VỢ CHỒNG SỐNG CHUNG VỚI
GIA ĐÌNH......................................................................................................61
3.1. Thực trạng chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ
chồng sống chung với gia đình........................................................... ...... ...61
3.1.1. Thực trạng xã hội ............................................................................ 61
3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình. .............................. 62
3.2. Giải pháp góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi chia
tài sản ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình...........74
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về vấn đề chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng
trong trường hợp sống chung với gia đình. .............................................. 74
3.2.2. Giải pháp khác ................................................................................ 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..............................................................................82
KẾT LUẬN....................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

:

Bộ luật dân sự


BTP

:

Bộ tư pháp

HN&GĐ

:

Hôn nhân và gia đình

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TTLT

:

Thông tư liên tịch

VKSND

:


Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi kết hôn, cùng nhau xây dựng gia đình thì vợ, chồng luôn mong
muốn một sự bền vững trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, trong nhiều
truờng hợp, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, mà
quan hệ hôn nhân đã không giữ đuợc ý nghĩa và giá trị như mong muốn ban
đầu, cuộc sống chung của vợ chồng đã không còn hạnh phúc. Do vậy, pháp
luật dự liệu khả năng cho họ quyền đuợc giải phóng khỏi quan hệ hôn nhân
bằng việc ly hôn.
Thực tế cuộc sống ở Việt Nam cho thấy, phần lớn các trường hợp là cả
hai vợ chồng cùng chung sống với gia đình nhà chồng, một số ít trường hợp ở
nhà vợ, khi chung sống hòa thuận, vui vẻ, vợ chồng chung tay gây dựng, tạo
lập khối tài sản chung của gia đình mà không có sự phân định rạch ròi. Đến
khi có những bất đồng, xung đột dẫn tới ly hôn và chia tài sản thì người vợ
hoặc chồng thường bị thiệt thòi khi gia đình nhà chồng, nhà vợ thường bảo vệ
lợi ích của gia đình mình, trong khi người vợ hoặc chồng khó có thể chứng
minh được công sức đóng góp, duy trì, phát triển khối tài sản chung, nên
quyền lợi của họ thường bị ảnh hưởng.

Xuất phát từ thực tiễn đó, quy định về chia tài sản của vợ chồng trong
trường hợp sống chung với gia đình ra đời đã giải quyết được vấn đề trên, bảo
vệ quyền lợi cho vợ, chồng khi sống chung với gia đình.
Vốn dĩ, quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là quan hệ tài sản gắn liền với
nhân thân, đã rất khó để xác định được công sức đóng góp cụ thể của các bên,
và còn khó khăn hơn nữa khi khối tài sản chung đó của vợ, chồng lại nằm
trong khối tài sản chung của cả gia đình (nhà chồng hoặc nhà vợ). Khi xảy ra
tranh chấp thì việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng trong khối tài sản


2

của gia đình là tương đối khó khăn, phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong các vụ
án giải quyết ly hôn tại các cấp Tòa án. Hiện nay, với xu thế phát triển của xã
hội, số lượng các vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản ngày càng tăng, giá trị
tài sản tranh chấp giữa vợ chồng với gia đình ngày càng lớn. Thực trạng này
đã gây nhiều khó khăn và áp lực cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Do vậy, nghiên cứu về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi
sống chung với gia đình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nó đem tới
cái nhìn tổng quan hơn về những quy định của pháp luật, những bất cập của
việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn, để từ đó có những giải pháp hoàn thiện
hơn về vấn đề này. Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với
gia đình theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội nên việc
nghiên cứu về các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân và gia đình luôn được
quan tâm và chú ý, được nhiều nhà nghiên cứu và các học giả đề cập.
Một số tài liệu chuyên khảo về hôn nhân và gia đình như: Giáo trình
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam củaTrường Đại học Luật Hà Nội, Giáo

trình Hôn nhân và gia đình của khoa Luật; tác giả Nguyễn Văn Cừ- Ngô Thị
Hường với “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000”; tác giả Nguyễn Văn Cừ với “Chế độ tài sản của vợ chồng theo
pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”.... Các tài liệu chuyên khảo này
đều đề cập đến các kiến thức pháp lý cơ bản và khái quát về chia tài sản trong
trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình.
Nhóm các luận văn, luận án: Các công trình tiêu biểu trong nhóm này
có:


3

“ Chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Văn Cừ; tác giả Nguyễn Văn Cừ- Ngô Thị Hường với “
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ;
“Chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000” của tác giả Nguyễn Thị Lan; “ Một số vấn đề chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” của tác
giả Nguyễn Thị Bích Vân; “Các trường hợp chia tài sản của vợ chồng theo
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” của tác giả Chu Minh Khôi; Tác giả
Nguyễn Hồng Hải với đề tài “ Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề
lý luận và thực tiễn”; Tác giả Nguyễn Thanh Hà với “ Sở hữu chung của vợ
chồng và việc chia tài sản chung của vợ chồng”.
Nhóm các bài viết trên tạp chí: Tạp chí tòa án nhân dân, tòa án nhân
dân tối cao “Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn theo Luật hôn nhân và gia đình và thực tiễn giải quyết” của tác giả Thu
Hương, Duy Kiên; Tạp chí tòa án nhân dân, tòa án nhân dân tối cao, “Một số
vấn đề liên quan về chia tài sản chung” của tác giả Đặng Mạnh Cẩm Yến;…
Các công trình trên cũng đã có những nội dung nghiên cứu tương đối
bao quát về vấn đề chia tài sản của vợ chồng nói chung và trong trường hợp

vợ chồng sống chung với gia đình nói riêng. Mặc dù vậy, với xu hướng các vụ
án ly hôn mà chia tài sản chung của vợ chồng khi sống chung với gia đình
hiện nay ngày càng tăng, đồng thời việc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
mới được ban hành và bước đầu đi vào áp dụng trong thực tiễn xét xử thì việc
nghiên cứu các quy định của pháp luật về về chia tài sản chung của vợ chồng
khi sống chung với gia đình là điều rất quan trọng.
Qua nghiên cứu sẽ thấy được những tiến bộ của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 và những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng các quy


4

định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về chia tài sản của vợ chồng khi
sống chung với gia đình. Từ đó, đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và
phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xét xử giải quyết tranh
chấp, nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên vợ, chồng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chia tài sản của vợ
chồng trong trường hợp sống chung với gia đình.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014 và một số văn bản khác có liên quan về quy định chia
tài sản chung của vợ chồng khi sống chung với gia đình.

4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; cơ sở pháp lý
để giải quyết các tranh chấp; thực trạng xã hội cũng như thực tiễn áp dụng
pháp luật khi giải quyết vấn đề về chia tài sản của vợ chồng khi sống chung
với gia đình tại tòa án để từ đó, phát hiện những vấn đề còn bất cập trong các
quy định của pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong công tác
xét xử của tòa án để xem xét đề xuất những giải pháp hoàn thiện, nhằm đảm
bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và quyền, lợi chính đáng của vợ,
chồng khi sống chung với gia đình.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật vể chia tài sản chung trong
trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình;


5

- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề
chia tài sản của vợ chồng khi khi ly hôn trong trường hợp sống chung với gia
đình;
- Thực trạng chia tài sản của vợ chồng khi sống chung với gia đình
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
- Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước

điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích, so sánh, nghiên cứu các tạp chí có giải quyết
các tranh chấp về chia tài sản của vợ chồng khi sống chung với gia đình; các
bài viết, tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luạn văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Luận
văn đã đưa ra được thực trạng xã hội và thực trạng áp dụng pháp luật về chia
tài sản khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình, từ đó
đưa ra được những giải pháp nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
trong trường hợp này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về chia tài sản khi ly hôn
trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
Chƣơng 2: Nội dung pháp luật hiện hành về chia tài sản khi ly hôn của
vợ chồng trong trường hợp sống chung với gia đình


6

Chƣơng 3: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng khi chia tài sản ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống
chung với gia đình


7

Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN KHI LY
HÔN TRONG TRƢỜNG HỢP VỢ CHỒNG SỐNG CHUNG VỚI
GIA ĐÌNH
1.1. Khái quát chung chế độ tài sản của vợ chồng
1.1.1.Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
Tài sản tuy không phải là một nhân tố hoàn toàn có thể làm nên hạnh
phúc nhưng nó lại là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống chung của hai vợ chồng. Nếu như sự lãng mạn và yêu thương là phép
màu để giữ lửa tình yêu thì tài sản là điều kiện vật chất để nuôi dưỡng tình
yêu đó.
Tài sản theo nghĩa từ điển Luật học là “của cải, vật chất dùng vào mục
đích sản xuất và tiêu dùng”1 .
Tài sản của vợ chồng cũng là một loại tài sản theo pháp luật dân sự vì
vậy nghiên cứu vấn đề tài sản của vợ chồng cũng phải đặt trong bối cảnh của
chế định tài sản trong Luật dân sự nói chung. Theo quy định tại Điều 105,
BLDS năm 2015, “ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Trong luật dân sự, nếu như quan hệ tài sản là quan hệ hàng hóa, tiền tệ
và có tính chất đền bù, ngang giá thì quan hệ tài sản trong Luật HN&GĐ
không mang tính chất đấy, mặc dù quan hệ tài sản trong quan hệ HN&GĐ
Việt Nam cũng cùng một gốc với quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự. Bởi,
khi đã kết hôn, hai vợ chồng cùng chung sức chung lòng, chung tay tạo dựng
của cải, vật chất, nên không thể rạch ròi như lý thuyết về tài sản trong quan
hệ pháp luật dân sự cũng như các lý thuyết về tài sản khác. Tất nhiên, tính
chất đền bù ngang giá trong Luật dân sự không bắt buộc phải có trong mọi
1

Trung tâm Từ điển (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.168.


8


trường hợp. Thế nhưng phải nói rằng nếu như đối với Luật HN&GĐ không có
tính chất đền bù, ngang giá là về nguyên tắc thì đối với Luật dân sự, đó là
trường hợp ngoại lệ 2. Vì thế mà tài sản chung của vợ chồng là hình thức sở
hữu đặc biệt xuất phát từ quan hệ hôn nhân.
Khác với tài sản chung đơn thuần, tài sản chung do vợ, chồng có nguồn
gốc tạo ra từ thời kỳ hôn nhân, có thể là do vợ, chồng lao động tạo ra hoặc từ
những hành vi pháp lý diễn ra trong thời kỳ hôn nhân (thỏa thuận tài sản riêng
trở thành tài sản chung, thừa kế, tặng cho) và điểm khác biệt của chế định tài
sản chung vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do
hai vợ chồng tạo ra ngang bằng nhau. Tài sản chung có thể chỉ do vợ hoặc
chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và vợ chồng đều có quyền ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Do đó, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất - “sở
hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không
được xác định đối với tài sản chung”(Khoản 1, Điều 210 BLDS năm 2015).
Như vậy, phần quyền sở hữu của vợ, chồng không được xác định trước, và
cũng không xác định được tỉ lệ tài sản của mỗi người. Khi hai bên thỏa thuận
phân chia xong hoặc có quyết định của Tòa án về phân chia tài sản cho vợ
chồng thì phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung mới được xác
định. Như vậy, chia tài sản chung của vợ chồng là phân chia tài sản chung của
vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và của chồng.
Sự tồn tại của chế độ tài sản chung vợ chồng phụ thuộc vào sự tồn tại
của quan hệ hôn nhân và chấm dứt khi một trong hai vợ chồng chết hoặc có
bản án, quyết định của Tòa án cho vợ chồng ly hôn. Do tính cộng đồng của
quan hệ hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản
2

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 47.



9

chung nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình, Khoản 2, Điều 33
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định :
“Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng
để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chung”.
Như vậy, tài sản chung của vợ chồng được hiểu là những tài sản được
hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những căn cứ xác lập tài sản chung vợ
chồng theo quy định của Luật HN&GĐ.
1.1.2. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng là toàn bộ những quy định của pháp luật về
việc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng và quyền nghĩa vụ của vợ
chồng đối với tài sản ấy. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nam nữ kết hôn với
nhau trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng và tự nguyện. Khi trở thành vợ
chồng, tính chất cộng đồng tài sản giữa họ được xác lập.
Theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 thì:
“ 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường
hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng
được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng
thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được
dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng.



10

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ,
chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi
là tài sản chung”
Căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợ chồng là sự ra
đời và tồn tại của quan hệ vợ chồng. Luật quy định, những tài sản được vợ
chồng tạo ra trong “thời kỳ hôn nhân” mới được coi là tài sản chung của vợ
chồng. “Thời kỳ hôn nhân” là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp
luật, được tính từ khi hai bên nam nữ kết hôn và chấm dứt khi một bên vợ,
chồng chết hoặc hai vợ chồng ly hôn. Việc kết hôn đó được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền công nhận theo đúng thủ tục và các điều kiện Luật định. Tài
sản chung của vợ chồng theo điều Luật trên bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những thu nhập hợp
pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
Đây là tài sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tài
sản chung của vợ chồng. Trong cuộc sống vợ chồng có thể tham gia lao động,
sản xuất kinh doanh để tạo ra tài sản, nhưng đó phải là những lao động hợp
pháp. Thu nhập từ lao động là thu nhập cơ bản, chính đáng chủ yếu của người
lao động. Trong xã hội, lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi công
dân. Quyền tự do sản xuất kinh doanh của cá nhân được Nhà nước ghi nhận là
một quyền hiến định, Nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các
cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Bởi nó một mặt vừa mang
lại tài sản để duy trì ổn định và phát triển của gia đình, mặt khác góp phần
thúc đẩy sự phát triển cũng như làm giàu cho xã hội. Việc các bên thu nhập
nhiều hay ít, cao hay thấp không phải là căn cứ để phân định công sức đóng
góp của các bên vợ chồng. Như vậy, dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác



11

nhau, mức thu nhập khác nhau, song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp,
sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 đều là tài sản
chung. Ngoài ra, điều Luật cũng quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng cũng là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với căn cứ xác định tài sản của vợ chồng là các thu nhập hợp pháp
khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị
định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014, nghị định quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì: Thu nhập hợp pháp
khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn có thể là: “1. Khoản tiền
thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này ,(đó là các khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ,
chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với
cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng)
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của
Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh
rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, chỉ những tài sản có nguồn gốc hợp pháp do vợ chồng cùng
tạo ra hoặc được xác lập quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản
chung của vợ chồng.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và
tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
Tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc đặc biệt là “ tặng cho”. Tài
sản này có thể do hai bên gia đình tặng cho vợ chồng được coi như “của hồi
môn” hay bạn bè làm quà tặng vợ chồng trong ngày cưới. Nó mang ý nghĩa



12

xã hội sâu sắc, thể hiện sự đùm bọc, che chở yêu thương của những người
thân và bạn bè dành cho vợ chồng.
Ngoài ra, vợ chồng còn được nhận di sản thừa kế, trừ thừa kế theo di
chúc, vợ chồng có quyền lợi ngang nhau trong việc hưởng phần di sản bằng
nhau khi thừa kế theo pháp luật.
Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm tài sản riêng của
mỗi bên vợ hoặc chồng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung của vợ
chồng có thế do vợ chồng thỏa thuận bằng văn bản hoặc mặc nhiên.Việc nhập
tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn
tránh nghĩa vụ tài sản của một bên thì vô hiệu. Đây là quy định rất mềm dẻo,
linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba tham gia vào quan hệ tài
sản đối với vợ hoặc chồng.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng,
được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản
riêng
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản mang những nét đặc thù riêng.
Thông thường quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn hoặc đem lại thu
nhập chính cho vợ chồng. Vì vậy, để tránh những vướng mắc khi giải quyết
các tranh chấp về quyền sử dụng đất, Luật HN&GĐ năm 2014 đã khẳng định
quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở
hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị khác thì trong giấy
chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng.



13

Điều 12 Nghị định Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014,
nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân
và gia đình quy định về đăng ký tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34
của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản
khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một
bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả
vợ và chồng.
3. Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân
mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền
yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng
hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.
Quy định này đã thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quá
trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung là quyền sử dụng đất. Và
đây cũng chính là căn cứ pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng khi có
tranh chấp.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng
để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng
Điều 210 BLDS năm 2015 quy định: “ Sở hữu chung hợp nhất là sở
hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không
được xác định đối với tài sản chung”



14

Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng
chung công sức trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo
đảm cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội của nó như phát triển kinh tế,
tạo điều kiện tốt cho nuôi dạy con, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu
chung của vợ chồng chỉ căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh. Tài sản
của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Tài sản chung đó không nhất thiết
phải do công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, mà có thể chỉ do vợ
hoặc chồng tạo ra trong thời ký hôn nhân, cũng sẽ là tài sản chung của vợ
chồng. Khác với tài sản chung đơn thuần, tài sản chung do vợ, chồng có
nguồn gốc tạo ra từ thời kỳ hôn nhân, có thể là do vợ, chồng lao động tạo ra
hoặc từ những hành vi pháp lý diễn ra trong thời kỳ hôn nhân (thỏa thuận tài
sản riêng trở thành tài sản chung, thừa kế, tặng cho) và điểm khác biệt của chế
định tài sản chung vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết
phải do hai vợ chồng tạo ra ngang bằng nhau. Tài sản chung có thể chỉ do vợ
hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và vợ chồng đều có quyền ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Quy định này
thể hiện sự gắn kết đặc biệt của quan hệ vợ chồng, và dường như đúng với
câu thành ngữ cha ông ta để lại “của chồng công vợ”.
Như vậy, tài sản của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất, về mặt
nguyên tắc vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung, nó xuất phát từ quyền bình đẳng của vợ chồng đối
với tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng là khối tài sản góp phần đảm
bỏ nhu cầu đời sống của gia đình nhằm duy trì cuộc sống cũng như thỏa mãn
các nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, các nghĩa vụ phát sinh trong
quá trình hôn nhân tồn tại.



15

- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ,
chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó
được coi là tài sản chung
Ngoài việc dự liệu nguồn gốc, căn cứ thành phần các loại tài sản thuộc
sở hữu chung của vợ chồng thì nhà làm luật còn căn cứ vào nguyên tắc suy
đoán để xác định những tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng đang có tranh
chấp, nhưng không đủ cơ sở để xác định tài sản riêng của vợ chồng thì coi là
tài sản chung. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp, nó xuất phát từ thực tiễn
cuộc sống, thông qua công tác xét xử và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao
nhất quyền và lợi ích của các bên.
Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định các căn cứ xác lập tài
sản chung của vợ chồng gồm:
- Thời điểm phát sinh tài sản chung cuả vợ chồng:
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng chỉ hình
thành từ khi có sự kiện kết hôn và sẽ không còn khi hôn nhân chấm dứt.
- Dựa vào nguồn gốc tài sản
+ Tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa vào nguồn gốc tài sản
gồm các tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân: Đây là loại tài sản
khá phổ biến trong khối tài sản của vợ chồng.
+ Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những thu nhập hợp pháp của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Đây là loại tà sản chủ yếu thuộc tài sản
chung của vợ chồng.
+ Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản mà vợ chồng
được thừa kế chung, được tặng cho chung: Đây là trường hợp xác lập quyền
sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng phụ thuộc và sự định đoạt của chủ sở
hữu hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.



16

+ Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ
chồng có được sau khi kết hôn.
+ Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm những tài sản được thỏa
thuận là tài sản chung.
+ Tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng thì nó sẽ được
suy đoán là tài sản chung.
Pháp luật có những quy định cụ thể như vậy nhằm đảm bảo cho quyền
lợi của vợ chồng đối với tài sản chung. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các
cấp Tòa án nhanh chóng giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng.
1.1.3. Nội dung quyền sở hữu của vợ chồng
Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản chung. Theo tinh thần chung cuả Luật HN&GĐ thì vợ chồng
không chỉ bình đẳng trong quá trình taọ lập tài sản chung mà còn bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, bình đẳng trong việc phân chia tài
sản chung hợp nhất.
Trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt mức thu nhập của người này
cao hay thấp hơn mức thu nhập của người kia, tài sản không nhất thiết phải do
cả hai vợ chồng tạo ra mà chỉ cần do một bên vợ hoặc chồng tạo ra thì tài sản
đó cũng vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, theo quy định tại Khoản 1,
Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2014: “Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền,
nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung,
không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”
Bên cạnh đó, Theo quy định tại Điều 213 BLDS năm 2015 thì:
“ 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân
chia.


17


2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc
theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo
quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ
chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này”
Như vậy, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất, về mặt
nguyên tắc vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung, nó xuất phát từ quyền bình đẳng của vợ chồng đối
với tài sản chung. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung
thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan
đến tài sản chung. “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ
chồng thỏa thuận” (Khoản 1, Điều 35 Luật HN&GĐ năm 2014).
Còn đối với những trường hợp mà việc định đoạt “tài sản chung của
vợ chồng là bất động sản; động sản mà theo quy định của pháp luật phải
đăng ký quyền sở hữu; tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia
đình thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng” (Khoản 2, Điều
35 Luật HN&GĐ năm 2014).
Quy định này không những thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng mà còn
thể hiện tính chặt chẽ trong điều luật. Với những tài sản là bất động sản , động
sản phải đăng ký quyền sở hữu và những tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập
chủ yếu của gia đình có giá trị lớn mà hiện nay tranh chấp ngày càng nhiều thì


18


việc quy định vợ chồng phải thỏa thuận bằng văn bản sẽ hạn chế được những
tranh chấp phát sinh.
Với tư cách là đồng chủ sở hữu, vợ chồng bình đẳng với nhau khi thực
hiện quyền sở hữu với tài sản chung. Quyền sở hữu đối với tài sản chung
được thể hiện cụ thể ở ba quyền năng, đó là quyền: Chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản. Trong gia đình, vợ và chồng đều có quyền nắm giữ, quản lý tài
sản thuộc sở hữu chung, đều có quyền khai thác công dụng, hưởng lợi ích từ
tài sản cũng như quyền định đoạt số phận của tài sản đó. Vợ, chồng phải có sự
bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung gia
đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất
cho cuộc sống chung vợ chồng, đảm bảo nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các
con, cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.
Quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên của quyền sở hữu. Theo quy định
tại Điều 186 BLDS năm 2015 thì quyền chiếm hữu là quyền mà “Chủ sở hữu
được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản
của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”
Như vậy, quyền chiếm hữu tài sản chung vợ chồng là quyền của vợ
chồng trong việc nắm giữ, quản lý tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm giữ tài sản chung.
Nhưng điều đó không có nghĩa cả hai bên phải là người trực tiếp nắm giữ tài
sản mà cho dù chỉ một bên nắm giữ tài sản thì cả hai bên đều có quyền sử
dụng, định đoạt đối với khối tài sản chung đó.
Quyền sử dụng theo quy định tại Điều 189 BLDS năm 2015 là: “
Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Trong tài sản
chung của vợ chồng, quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng được hiểu là
quyền của vợ chồng trong việc tự mình sử dụng để khai thác công dụng của


19


tài sản chung, quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung đó nhằm
phục vụ cho lợi ích chung của gia đình, đáp ứng lợi ích chính đáng của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Một tài sản khi đã trở thành tài sản chung của vợ chồng thì cả vợ và
chồng đều có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng từ tài sản đó.
Khi tài sản chung sinh ra hoa lợi, lợi tức thì dù người đã trực tiếp khai thác
công dụng từ tài sản đó là vợ hay chồng thì hoa lợi, lợi tức đó vẫn đương
nhiên trở thành tài sản chung. Cả vợ và chồng đều có quyền hưởng hoa lợi,
lợi tức do tài sản chung đó sinh ra mà không phụ thuộc vào việc người nào đã
tạo ra hoa lợi, lợi tức đó.
Quyền định đoạt được quy định tại Điều 192 BLDS năm 2015 là “
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở
hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản” Trong quan hệ hôn nhân, có thể hiểu
quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng là quyền của vợ chồng trong việc đưa
ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt số phận thực tế và số
phận pháp lý của tài sản chung theo các quy định của pháp luật. Tài sản chung
của vợ chồng được chi dùng để đảm bảo nhu cầu chung của gia đình, thực
hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Vợ chồng có quyền sử dụng tài sản chung
để tham gia các giao dịch dân sự đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của gia đình
(Mua bán thực phẩm, vật dụng thiết yếu …) Đồng thời, vợ chồng có quyền
bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia
đình. Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản
không lớn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì
hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được coi là


×