BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ THỊ KHÁNH HUYỀN
ĐỀ TÀI
QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN:
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ THỊ KHÁNH HUYỀN
ĐỀ TÀI
QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN:
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành
: Luật Hiến pháp và Hành chính nhà nước
Mã số
: 60380102
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ HỒNG ANH
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận
văn này.
Tác giả luận văn
Lê Thị Khánh Huyền
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
cố gắng không ngừng của bản thân còn có sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
khích lệ của các thầy, cô và người thân trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS
Vũ Hồng Anh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng
như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa
Hành chính nhà nước, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2017
Học viên thực hiện
Lê Thị Khánh Huyền
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
HRC
Uỷ ban nhân quyền Liên hợp quốc
ICCPR
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966
ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966
UDHR
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ 9
1.1. Khái niệm về quyền tự do báo chí .......................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về quyền con người, quyền công dân .................................... 9
1.1.2. Khái niệm về quyền tự do báo chí ........................................................ 13
1.2. Nội dung, đặc điểm, vai trò của quyền tự do báo chí ......................... 16
1.2.1. Nội dung của quyền tự do báo chí ........................................................ 16
1.2.2. Đặc điểm của quyền tự do báo chí ........................................................ 19
1.2.3. Vai trò của quyền tự do báo chí ........................................................... 21
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quyền tự do báo chí ............................. 23
1.3.1. Yếu tố chính trị...................................................................................... 23
1.3.2. Yếu tố kinh tế ........................................................................................ 24
1.3.3. Yếu tố văn hóa ...................................................................................... 24
1.3.4. Yếu tố pháp luật .................................................................................... 25
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ Ở NƢỚC TA .... 29
2.1. Quá trình hình thành và phát triển quy định của pháp luật về quyền
tự do báo chí................................................................................................... 29
2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp năm 1946 về tự do báo chí ....... 29
2.1.2. Những quy định cơ bản về quyền tự do báo chí trong Hiến pháp năm
1959, 1980, 1992, 2013 ................................................................................... 32
2.2. Những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của
hạn chế bất cập trong thực hiện quyền tự do báo chí................................ 37
2.2.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện quyền tự do báo chí .............. 37
2.2.1.1. Những kết quả đạt được trong quy định của pháp luật về quyền tự do
báo chí ............................................................................................................. 37
2.2.1.2. Những kết quả đạt được trong thực hiện quyền tự do báo chí........... 38
2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta44
2.2.2.1. Những hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền tự do báo chí .......... 44
2.2.2.2. Những hạn chế, bất cập về tổ chức thực hiện quyền tự do báo chí ... 47
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực hiện quyền tự do
báo chí ở nước ta ............................................................................................. 51
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................... 52
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 53
2.3. Quyền tự do báo chí ở một số nƣớc trên thế giới và những kinh
nghiệm Việt Nam có thể tiếp thu ................................................................. 56
2.3.1. Quyền tự do báo chí ở Thụy Điển ......................................................... 56
2.3.2. Quyền tự do báo chí ở Mỹ .................................................................... 57
2.3.3. Quyền tự do báo chí ở Nhật Bản ........................................................... 58
2.3.4. Quyền tự do báo chí ở Anh ................................................................... 59
2.3.5. Những kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo ................................. 60
Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO BÁO
CHÍ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY..................................................................... 63
3.1. Quan điểm bảo đảm quyền tự do báo chí ở nƣớc ta .......................... 63
3.1.1. Bảo đảm quyền tự do báo chí ở nước ta phải góp phần thực hiện nguyên
tắc hiến định: “Quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật”............................... 63
3.1.2. Bảo đảm quyền tự do báo chí phải góp phần phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước ........................................... 64
3.1.4. Bảo đảm quyền tự do báo chí phải tiến hành đồng bộ với việc hoàn
thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về báo chí ........................................... 68
3.1.5. Bảo đảm quyền tự do báo chí phải hát huy vai trò của báo chí trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp
quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân .............................................. 69
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do báo chí ở nƣớc ta............ 70
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tự do báo chí ........... 70
3.2.2. Đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý báo chí ............................ 74
3.2.3. Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí ............................ 75
3.2.4. Hoàn thiện chế độ chính sách và đầu tư thích hợp đối với lĩnh vực báo
chí .................................................................................................................... 77
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra............................................... 78
3.2.6. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về báo chí ..... 79
3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về hoạt động lập pháp trong lĩnh vực báo
chí .................................................................................................................... 80
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
1
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT
Quyền tự do báo chí là một trong những quyền dân sự, chính trị đã
được quy định trong những văn kiện pháp lý quan trọng của Liên Hợp
quốc như: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948
(UDHR), Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR),
Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về
Môi trường và phát triển... Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế
giới đã công nhận và bảo đảm việc thực hiện quyền tự do báo chí bằng
cách hiến định và ban hành các đạo luật.
Ở Việt Nam, do nhận thức được vai trò của quyền tự do báo chí
nên ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ - ngày 03/9/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ, trong
đó có nhiệm vụ xây dựng Hiến pháp. Người viết: “Nước ta đã bị chế độ
quân chủ cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên
nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do
dân chủ. Chúng ta phải có Hiến pháp dân chủ” 1 . Ngày 09/11/1946,
Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam được đảm
bảo có quyền tự do báo chí nói riêng, quyền tự do dân chủ nói chung.
Tư tưởng đó được thể hiện qua các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước từ Hiến pháp năm 1946 cho đến bây giờ.
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền trước hết là “nhà nước nhân
quyền”, một trạng thái nhà nước mà ở đó quyền con người được tôn
trọng và bảo vệ. Chính vì vậy, vấn đề quyền con người nói chung và các
quyền tự do báo chí nói riêng cần phải được quan tâm trên cả ba phương
1
Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập. Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 356
2
diện: lý luận, lập pháp và thực tiễn trong quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền. Đặc biệt, với việc ban hành Hiến pháp mới năm 2013 trong
đó thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy tiếp cận và bảo đảm các
quyền con người càng đưa đến nhu cầu bức thiết của việc nghiên cứu và
đảm bảo quyền con người nói chung, quyền tự do báo chí nói riêng được
thực hiện trong thực tế đời sống xã hội.
Trên thực tế, tính chất đa dạng của các hoạt động báo chí và ngôn
luận trong đời sống xã hội ở Việt Nam đã đẩy nhu cầu về tự do ngôn
luận, tự do báo chí lên một mức độ cao hơn các giai đoạn trước đây.
Điều đó khiến cho các cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc
quản lý và kéo theo hệ quả là giới hạn một cách không cần thiết một số
hoạt động thực hiện quyền tự do báo chí. Đồng thời cũng rất bế tắc trong
giải quyết những hành vi lạm dụng quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích
của cá nhân hoặc cộng đồng do chưa có phương thức chung thống nhất.
Thậm chí có nhiều trường hợp có đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí để xâm phạm đời tư cá nhân và công kích, xuyên tạc
bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà vẫn viện vào các quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí để biện minh do thiếu những hành lang
pháp lý và các cơ chế bảo đảm quyền gây ra những lỗ hổng lớn cả về lý
luận và thực tiễn.
Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tài: “Quyền tự do báo chí của
công dân: Lý luận và thực tiễn” làm Luận văn thạc sỹ có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nhằm cụ thể hóa đường lối Nghị quyết Đại hội VII của Đảng về
vấn đề quyền con người, ngày 12/7/1992, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số
12/CT-TW cụ thể hóa và hoàn thiện các quan điểm của Đảng về quyền
con người. Trong đó chỉ đạo: “Tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học về
3
quyền con người”. Cũng từ đây, quyền con người nói chung và các
quyền dân sự, chính trị nói riêng đã được được tái khởi động nghiên cứu.
Hơn 20 năm qua, bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thay
đổi mạnh mẽ dẫn đến những nhu cầu mới về đảm bảo quyền con người
mà một trong những dấu mốc quan trọng là việc ban hành Hiến pháp
2013 với những giá trị nhân văn, vị nhân quyền được đánh giá là có tiến
bộ vượt bậc và có sự tương đồng lớn về việc ghi nhận các quyền con
người so với các văn kiện quốc tế về quyền con người. Trong hoàn cảnh
như vậy, nhu cầu nghiên cứu, triển khai việc bảo đảm các quyền con
người cụ thể phù hợp với Hiến pháp 2013 đã trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết. Một trong số những yêu cầu đó là việc nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp đảm bảo quyền tự do báo chí của công dân. Mặc dù đây là
một lĩnh vực nghiên cứu còn mới ở Việt Nam song cũng đã có một số
công trình nghiên cứu có liên quan ở những mức độ khác nhau như:
- Nguyễn Văn Động (2006), Các quyền hiến định về chính trị của
công dân Việt Nam, Nxb Tư pháp;
- Đề tài NCKH: “Quyền tự do báo chí ở Hoa Kỳ và một số giá trị
tham khảo đối với Việt Nam”, TS. Vũ Văn Nhiêm, 2010;
- Luận văn thạc sĩ “Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi
mới”, Nguyễn Thị Phương Thanh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, 2011;
- Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí
hiện đại, Nxb Lý luận chính trị;
- Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí: Đặc tính chung và
phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Lê Doãn Hợp (2007), Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới
đất nước hiện nay, Báo Nhân dân điện tử (18/6);
4
- Nguyễn Thế Kỷ (2009), Tự do báo chí và tính Đảng của báo chí,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số T6/2009, tr50;
- Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao động;
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Bao chí và
Tuyên truyền (2005), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà
Nội;
- Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội;
- Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao
Động, Hà Nội;
- Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong
25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật,
Hà Nội.
Các nghiên cứu trên đây đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận của hoạt
động báo chí ở Việt Nam, phân tích mối quan hệ giữa hoạt động báo chí
với bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều
dựa trên tiếp cận từ lĩnh vực hoạt động báo chí, quản lý báo chí mà chưa
tiến hành phân tích, nghiên cứu xuất phát từ góc độ tiếp cận như là một
quyền con người cơ bản đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Từ đó
dẫn đến sự thiếu vắng những phân tích, đánh giá về lý luận và thực tiễn
thực thi quyền tự do báo chí dựa trên những cơ chế pháp lý quốc tế cũng
như những cơ chế quốc gia ở Việt Nam. Mặt khác, việc nghiên cứu tiếp
cận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận với tư cách là một quyền con
người cơ bản sẽ không chỉ dựa vào thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt
Nam hay các cơ sở lý luận về báo chí mà chủ yếu hướng tới xây dựng
các quan điểm, giải pháp sao cho phù hợp để đảm bảo thực thi quyền
một cách đầy đủ so với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người nói
chung cũng như theo tinh thần đã được thể hiện trong Hiến pháp 2013
của nước ta.
5
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Nghiên cứu về quyền con người nói chung và quyền tự do của
công dân trong lĩnh vực dân sự, chính trị trên thế giới đã có từ thế kỷ
XVII với sự nổi bật của học thuyết quyền tự nhiên với quan điểm coi
quyền con người là những giá trị tự nhiên, vốn có và chỉ tồn tại ở loài
người. Các giá trị này được xem là bình đẳng đối với mọi người và quan
trọng hơn cả là nhận thức được rằng quyền con người không phải do sự
ban phát từ phía các chính quyền Nhà nước với người dân mà đó là
những giá trị chung đòi hỏi Nhà nước có nghĩa vụ, có trách nhiệm bảo
đảm và bảo vệ. Từ nhận thức như vậy đã đặt ra yêu cầu cần phải nghiên
cứu lý luận và thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền nhằm thúc đẩy khả
năng thực thi và bảo vệ những quyền con người trong thực tiễn đời sống.
Trên cơ sở đó, những nghiên cứu về quyền tự do báo chí và phân
tích, đề xuất các cơ chế bảo đảm quyền cũng đã được thực hiện với
những công trình tiêu biểu như:
- Cornwell, N. C. (2004), Freedom of the press, ABCCLIO,California;
- Nichols, J. & McChesney, R. W. (2005), Bush’s War on the
Press;
- Lucas A. Power Jr, Quyền lực thứ Tư và Hiến pháp: Tự do Báo
chí ở Hoa Kỳ, NXB Đại học Tổng hợp California, Berkeley 1991.
- UNESCO, Press fredom and development, 2008
- Ali Abdulsamad Dashti, Ehe effect of online journalism on the
freedom of the press: the case of kuwait, 2008
- Stephanie Benedict, Press Freedom in the European Union and
Candidate Countries: A New Regional Reality, 2012
- Zechariah Chafee, Jr, Freedom of Speech in War Time, Harvard
Law Review, Vol. 32, No. 8 (Jun., 1919), pp. 932-973
6
- Charles C. Helwig, The Role of Agent and Social Context in
Judgments of Freedom of Speech and Religion, June 1997.
Các công trình nghiên cứu trên có giá trị tham khảo rất lớn về
những vấn đề mang tính bản chất, nguyên tắc của việc thực thi và bảo
đảm quyền tự do báo chí mà trên cơ sở đó đã đưa ra những cơ chế bảo
đảm quyền là bài học tham khảo hữu ích cho việc xây dựng và hoàn
thiện các cơ chế bảo đảm quyền tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về quyền tự do báo chí ở nước ta, qua đó đề xuất giải pháp
bảo đảm thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên,
Luận văn có nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền tự do báo chí;
+ Nghiên cứu thực trạng quyền tự do báo chí ở nước ta hiện nay;
+ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc bảo đảm
quyền tự do báo chí;
+ Đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do báo chí ở nước
ta.
IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu
Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định của pháp
luật về quyền tự do báo chí.
- Phạm vi nghiên cứu
Với tính chất là một luận văn thạc sĩ, luận văn giới hạn phạm vi
nghiên cứu quy định của pháp luật về quyền tự do báo chí từ năm 1946
đến nay.
V. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
7
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về quyền tự do báo chí của công dân.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, luận văn dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng
để phân tích các tài liệu thu thập được trên cơ sở đó có những đánh giá
khoa học về những ưu điểm, hạn chế của các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu
thập thông tin và ý kiến từ các chuyên gia, các nhà khoa học liên quan
đến việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện
cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tự do báo chí của công dân.
- Phương pháp thống kê: Bằng phương pháp này, tác giả thu thập
được các số liệu thống kê cần thiết phục vụ cho việc đưa ra các luận
chứng khoa học cho việc đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ
chế bảo đảm thực hiện tự do báo chí của công dân.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng
hợp các số liệu, tri thức có được từ việc phân tích tài liệu, chuyên
gia…nhằm đưa ra những luận giải, nhận xét của tác giả về các vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh
các vấn đề nghiên cứu trong nước tại từng thời điểm hoặc để so sánh với
các vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài về quyền tự do báo chí của công
dân. Từ đó, rút ra bài học và lựa chọn những yếu tố hợp lý, phù hợp để
8
áp dụng trong đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
quyền tự do báo chí của công dân.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền tự do báo chí;
đánh giá thực trạng thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta; đề xuất một
số giải pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta hiện nay
VII. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền tự do báo chí
Chương 2. Thực trạng quyền tự do báo chí ở nước ta
Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm quyền tự do báo chí ở
nước ta hiện nay
9
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ
1.1. Khái niệm về quyền tự do báo chí
1.1.1. Khái niệm về quyền con người, quyền công dân
Học thuyết về các quyền pháp lý (legal rights) hình thành ở thế kỷ
XVII – XVIII cho rằng quyền con người không phải những gì bẩm sinh
vốn có mang tính tự nhiên của con người. Quyền con người phải do nhà
nước quy định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật và buộc
mọi người phải tuân theo. Tiêu biểu cho trường phái quyền pháp lý này
là tác giả Edmund Burke (1729 – 1797) và Jeremy Bentham (1784 –
1832). Hai học giả này đề phê phán học thuyết về quyền tự nhiên và cho
rằng ý tưởng về quyền tự nhiên là vô nghĩa (nonsense upon stilts) và
không có quyền nào lại không thể chuyển nhượng được. Điểm chung của
những người ủng hộ trường phái này là việc cho rằng, quyền con người
bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị và các yếu tố tác động như
phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa... của các xã hội, do đó, các
quyền pháp lý có sự khác biệt tương đối về mặt văn hóa và chính trị. Các
quyền pháp lý còn được gọi là quyền dân sự (civil rights) hay các quyền
luật định (statutory rights).
Việc phân định tính đúng, sai, hợp lý và chưa hợp lý của các học
thuyết này vẫn còn là chủ đề tranh luận trong khoa học, bởi mỗi trường
phát đều có những điểm hợp lý. Vì thể, có thể khẳng định rằng các
quyền con người vừa có yếu tố tự nhiên, là thuộc tính bẩm sinh, vốn có
của mỗi cá nhân nhưng đồng thời cũng chịu sự chi phối của yếu tố pháp
lý và những sự khác biệt về văn hóa, chính trị.
Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó, có rất nhiều định
nghĩa khác nhau ở những cấp độ ý nghĩa và phương diện khác nhau. Cho
đến nay, chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về thuật ngữ “quyền
con người”. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, có đến gần 50 định
10
nghĩa về quyền con người đã được công bố 2. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn
đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định; tuy nhiên,
vẫn chưa có định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của
quyền con người. Chẳng hạn Jacques Mourgon (giáo sư đại học khoa học
xã hội Toulouse), trong cuốn Quyền con người, đã đưa ra định nghĩa:
"Quyền con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà
con người giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và
với chính quyền"3. Định nghĩa này chủ yếu đề cập đến quyền con người
ở khía cạnh tự nhiên của nó. Một học giả khác lại cho rằng: Quyền con
người là các khả năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật (luật
quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các
giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội
trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và
của người khác trên cơ sở pháp luật 4. Định nghĩa này cũng mới chỉ đề
cập đến quyền con người với tư cách là phạm trù luật học. Một định
nghĩa khác cũng thường được sử dụng xuất phát từ học thuyết về các
quyền tự nhiên quyền con người khi cho rằng: quyền con người là những
sự được phép mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại, không
phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có ngay từ
khi sinh ra, đơn giản vì họ là con người.
Quyền công dân, về nguồn gốc lịch sử xuất hiện muộn hơn, so với
quyền con người, nó là một khái niệm xuất hiện cùng với cách mạng tư sản và
phổ biến ở các quốc gia trên thế giới hiện nay. Cách mạng tư sản (giai cấp
thống trị trong xã hội) đã biến con người từ địa vị thần dân trong nhà nước
quân chủ sang địa vị công dân trong nhà nước cộng hòa. Nghĩa là, khi đề cập
đến khái niệm công dân là đề cập tới một bộ phận con người, theo quy định
của pháp luật với tư cách là những thành viên bình đẳng trong Nhà nước, từ
2
United Nations (1994), Human Rights; Questions and Answers, Geneva
Jacques Mourgon (1995), Quyền con người, Nxb Đại học Pháp, Hà Nội, tr 12.
4
Nguyễn Bá Diến (1993), Về quyền con người - trong tập chuyên khảo "quyền con người, quyền công dân",
Tập 1, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr 34.
3
11
đó mà quyền con người được thừa nhận một cách rộng rãi và bình đẳng với ý
nghĩa là quyền công dân. Nhưng quyền công dân không phải và không bao
giờ trở thành hình thức cuối cùng của quyền con người, nó chỉ thể hiện mối
quan hệ giữa công dân với Nhà nước và mối quan hệ đó được xác định thông
qua một chế định pháp luật đặc biệt là chế định quốc tịch.
Trong mỗi quốc gia, quyền công dân là nội dung cơ bản và là sự thể
hiện cụ thể của quyền con người. Nội dung, số lượng, chất lượng của quyền
công dân ở mỗi quốc gia thường không giống nhau vì mỗi quốc gia có trình
độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… khác nhau.
Ngày nay, quyền công dân được hiểu một cách khá thống nhất như:
“Quyền công dân là quyền con người, là những giá trị gắn liền với một Nhà
nước nhất định và được Nhà nước đó bảo hộ bằng pháp luật của mình đối với
người mang quốc tịch của nước mình, thể hiện mối liên hệ pháp lý cơ bản
giữa mỗi cá nhân công dân với một nhà nước cụ thể”5.
So với khái niệm quyền con người thì khái niệm quyền công dân mang
tính xác định hơn. Vì thế, nội dung, số lượng, chất lượng quyền công dân của
mỗi quốc gia là khác nhau, và tùy thuộc vào thể chế chính trị xã hội, vào giai
cấp cầm quyền trong xã hội. Trước đây ở các nước xã hội chủ nghĩa vấn đề
quyền con người ít được nói đến, nên mặc nhiên được hiểu rằng quyền con
người và quyền công dân là đồng nhất. Trong các văn kiện pháp lý chỉ tồn tại
thuật ngữ quyền công dân. Ngay ở Việt Nam cũng vậy, trong các Hiến pháp
năm 1946, năm 1959, 1980 đều chỉ đề cập đến quyền và nghĩa vụ của công
dân mà không đề cập đến vấn đề quyền con người. Chỉ đến Hiến pháp năm
1992, vấn đề quyền con người mới chính thức được đề cập đến (Điều 50 Hiến
pháp năm 1992), và quyền con người, quyền công dân được ghi nhận hơn bao
giờ hết tại Hiến pháp năm 2013, khi Chương quyền con người, quyền công
dân được đẩy lên Chương II của Hiến pháp. Điều này không chỉ là sự điều
5
Trần Ngọc Đường (2011) Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. NXB CTQG, Hà Nội, tr.24.
12
chỉnh cơ học mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với việc
tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng mà Việt Nam tham gia về
quyền con người như: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR)
- năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) – năm
1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) –
năm 1966.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là người đặt nền móng
đầu tiên cho nền lập hiến Việt Nam nói chung và cho việc ghi nhận, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân bằng Hiến pháp. Bên cạnh đó các học giả
đã chỉ ra quá trình thể chế hóa quyền con người thành quyền công dân trong
lịch sử Việt Nam có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quyền công dân gắn liền với quyền con người, gắn với việc
xác lập chủ quyền dân tộc, chủ quyền quốc gia là điểm khởi đầu để nhân dân
Việt Nam trở thành người chủ của đất nước và mưu cầu hạnh phúc. Có thể
khẳng định rằng việc thể chế hóa quyền con người, quyền công dân ở Việt
Nam bắt đầu gắn liền với sự khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và Hiến pháp năm 1946.
Thứ hai, việc thể chế hóa quyền con người thành quyền công dân được
thể hiện nhất quán trong cả bốn bản Hiến pháp.
Thứ ba, các quyền con người được thể chế thành quyền công dân thể
hiện trong các bản Hiến pháp rất rộng rãi và có tính tiên tiến.
Thứ tư, việc thể chế quyền con người thành quyền công dân ngày càng
được mở rộng và hoàn thiện hơn trong các bản Hiến pháp của Việt Nam.
Có thể nói, cột mốc quan trọng trong quá trình thể chế quyền con người
thành quyền công dân ở Việt Nam là công cuộc Đổi mới năm 1986 với Đại
hội Đảng VI. Tuy chưa được chính thức thể chế hóa trong luật định nhưng
quan điểm của Đảng: “con người là trung tâm của sự phát triển” cùng với chủ
trương đổi mới toàn diện, đúng đắn, trước hết là về kinh tế đã thực sự mở ra
13
những cơ hội mới cho người dân phát huy nội lực sẵn có của mình. Quan
điểm này một lần nữa được khẳng định tại Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với tám phương hướng cơ bản để
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó có chủ trương "Phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và “Xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" đã tạo
tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2001). Đến Hiến pháp năm 1992, việc thể chế quyền con người
thành quyền công dân đã có bước phát triển mới cả về nội dung lẫn hình thức
so với ba bản Hiến pháp trước đó. Kế thừa thành quả của Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra bước chuyển về nhận thức đối với lịch sử
lập hiến nói chung, đối với quyền con người, quyền công dân nói riêng. Việc
chương quyền con người, quyền công dân được chuyển về chương II của
Hiến pháp, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước tới việc tôn trọng và
bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
1.1.2. Khái niệm về quyền tự do báo chí
Trước hết, tự do báo chí là một trong những quyền con người,
quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tự do báo chí chính là sự bảo
đảm đầy đủ quyền thu nhận, trao đổi, truyền bá thông tin, quyền bày tỏ
nguyện vọng, ý chí một cách dân chủ của mọi thành viên trong xã hội.
Xem xét ở góc độ quyền tự do cá nhân của con người, tự do báo chí là
một mục tiêu phấn đấu để mọi thành viên trong xã hội có điều kiện thỏa
mãn ngày càng cao các nhu cầu viết báo, đọc báo, mua báo, tức là sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng một cách tự do nhất, được luật
pháp và dư luận xã hội bảo đảm. Trên bình diện xã hội, tự do báo chí là
nguyện vọng, ước mơ, mục tiêu đấu tranh của con người qua các chế độ
xã hội.
Vì là khát vọng và mong muốn của cá nhân con người, do vậy, ở
cách nhìn khác, có ý kiến cho rằng: Tự do báo chí là quan niệm về trạng
14
thái của báo chí trong mối quan hệ với các yếu tố quy định và chi phối
báo chí. Theo nghĩa thông thường, tự do báo chí được hiểu là thoát ly
mọi sự ràng buộc, mọi sự hạn chế, mọi sự cấm đoán đối với báo chí.
Tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu của con người nhằm giành cho
mình được quyền thông tin, trao đổi, giao tiếp thể hiện ý chí và nguyện
vọng của con người một cách công khai qua các phương tiện thông tin
đại chính không bị lệ thuộc hay hạn chế. Theo PGS,TS. Phạm Thành
Hưng, “Tự do báo chí là một trong những điều kiện thiết yếu để thực
hiện chức năng xã hội cơ bản của truyền thông. Hoạt động báo chí có tự
do là hoạt động bất chấp những tác động lung lạc bên ngoài báo chí,
nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là thông tin khách quan và rộng rãi
cho xã hội về sự thật đời sống con người, trên tinh thần phụng sự cho
hạnh phúc dân tộc và nhân loại. Tự do báo chí là bộ phận cấu thành tự
do tư tưởng – ngôn luận và là thành phần quan trọng biểu hiện quyền
con người cơ bản vốn đã được khẳng định không chỉ trong Hiến chương
tổng hợp về quyền con người của Liên Hợp quốc mà cả trong Hiến pháp
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 6 Tự do báo chí là một
khái niệm mang tính lịch sử , được thực hiện và lý giải trong những hoàn
cảnh cụ thể, gắn liền với điều kiện xã hội lịch sử của mỗi quốc gia, dân
tộc, trong đó trước hết phải gắn liền với luật pháp mỗi quốc gia.
Về bản chất của tự do báo chí, C.Mác có viết “Báo chí nói chung
là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự
do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý
tính, có đạo đức của tự do”. C.Mác nêu cái đối lập của báo chí tự do
(báo chí bị kiểm duyệt) “là cái quái dị không có tính cách”, “là con
quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa”. Tuy
nhiên, C.Mác không phủ nhận sự kiểm duyệt, nhưng ông cho rằng “kiểm
duyệt chân chính bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê
6
Nguyễn Thị Phương Thanh (2011), Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. Luận văn thạc sĩ báo
chí,Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội, tr11-12.
15
bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân
mình.”. “Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính
phủ”. C.Mác cũng chỉ ra “Khi sự phê bình tác động không phải bằng
lưỡi dao sắc bén của lý tính mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự
phê bình coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ - khi đó lẽ
nào sự phê bình lạo không mang tính chất hợp lý của mình”. 7
Theo GS. Jane Kirley (Trung tâm Silha về Đạo đức truyền thông
và luật tại Trường Báo chí và truyền thông đại chúng thuộc đại học
Minnesota), để có tự do báo chí phải có ba yếu tố cơ bản là: 8
Thứ nhất, một nền báo chí tự do và độc lập là điều thiết yếu của
bất kỳ xã hội tự do nào. Nghĩa là, một nền báo chí không phải chịu sự
kiểm soát và quy định không phù hợp của chính phủ, một nền báo chí
không chịu ảnh hưởng tài chính từ khu vực tư nhân, trong đó có các công
ty quảng cáo, hay những áp lực kinh tế và kinh doanh từ các công ty tư
nhân. Một nền báo chí tự do và độc lập phải đem đến cho độc giả, khán
giả cà thính giả những thông tin mà họ cân để có thể tham gia đầy đủ với
tư các là công dân của một xã hội tự do.
Thứ hai, một nền báo chí tự do phải là nền báo chí dũng cảm và sẽ
đưa tin về những câu chuyện quan trọng đối với độc giả và khán giả mà
không phải sợ sệt điều gì hay không thiên vị một bên nào. Nền báo chí
đó sẽ thách thức các giả định, sẽ nghi vấn nhà chức trách, và sẽ chỉ b iết
đi tìm sự thật, cho dù sự tìm kiếm đó sẽ dẫn đến đâu – có thể đến tận
những nơi quyền lực to nhất, đến tận những người sở hữu những cơ quan
báo chí và ngay cả khi điều đó dẫn đến cái chết.
Thứ ba, một nền báo chí tự do phải là một nền báo chí có trách
nhiệm. Quan điểm về trách nhiệm khác nhau ở từng nước, và thậm chí là
khác nhau theo từng năm. Đối với nhiều người, chuẩn mực trong thời
7
Nguyễn Thị Phương Thanh, tlđd chú thích 6, tr13-14.
Phí Thị Thanh Tâm (2013), “Tự do báo chí qua các bản Hiến pháp và một số kiến nghị sửa đổi Hiến pháp
1992”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tại địa chỉ: ngày truy cập: 07/8/2017.
8
16
bình và ổn định có thể rất khác với chuẩn mực trong thời chiến hay lúc
quốc gia nguy cấp. Tuy nhiên, một số nguyên tắc căn bản vẫn không hề
thay đổi. Một nền báo chí tự do phải biết đi tìm sự thật và phải đưa tin
về điều đó. Nền báo chí đó sẽ không biết mệt mỏi trong việc tìm kiếm và
đạt đến tính chính xác. Báo chí không bao giờ được phép đưa tin sai sự
thật trong khi biết rõ điều đó.
Từ những phân tích trên đây, có đưa ra khái niệm về quyền tự do
báo chí như sau: Quyền tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản
của công dân, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo vệ, thông
qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình
cảm của mình trước các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.2. Nội dung, đặc điểm, vai trò của quyền tự do báo chí
1.2.1. Nội dung của quyền tự do báo chí
Quyền tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con
người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong nhiều
văn kiện quốc tế và khu vực như: Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm
1966, Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN năm 2012... Quyền tự do báo chí
là một trong những hình thức cụ thể của tự do biểu đạt, là hình thức
truyền tải, phổ biến thông tin đến nhiều người. Theo luật nhân quyền
quốc tế, cụ thể là Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) nêu
rằng: “Mọi người đều có quyền tự do tư duy và ngôn luận. Quyền này bao
gồm quyền không bị gây khó khăn vì quan điểm của mình và quyền được tìm
kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền
thông và qua mọi biên giới” thì tự do biểu đạt (freedom of expression) bao
gồm: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do Internet, triển
lãm, biểu diễn nghệ thuật... Có thể nói, không có tự do báo chí thì khó
truyền tải trung thực, nhanh chóng, thường xuyên, hệ thống, đầy đủ
thông tin. Từ đó, bộ máy nhà nước không thể vận hành một cách công
17
khai, minh bạch được. Giá trị quan trọng hành đầu của báo chí là tính
mới, tức là, những thông tin mới, hay có thể là góc tiếp cận mới về một
vấn đề, sự kiện trong xã hội.
Vì quyền tự do báo chí là quyền phái sinh của quyền tự do biểu đạt
nên những giới hạn chính đáng của quyền tự do biểu đạt cũng chính là
giới hạn chính đáng của quyền tự do báo chí. Tại khoản 2 Điều 29
UDHR có nêu “khi thực hiện các quyền tự do của mình, mọi người phải
chịu những hạn chế do luật định” và khoản 3 Điều 19 ICCPR khẳng
định việc thực hiện quyền tự do biểu đạt “đi kèm theo những nghĩa vụ,
trách nhiệm đặc biệt”. Như vậy, quyền tự do báo chí phải chịu những
hạn chế nhất định, những hạn chế này được quy định trong pháp luật là
cần thiết:
Hạn chế thứ nhất, tự do báo chí những phải tôn trọng các quyền và
danh dự của người khác.
Thứ hai là, tự do báo chí những phải bảo vệ an ninh quốc gia hoặc
trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức công chúng.
Tuy nhiên, tại Đoạn 21, Bình luận chung số 34, HRC nhấn mạnh
“khi các quốc gia thành viên đặt ra những hạn chế với việc thực hành
quyền tự do biểu đạt, các biện pháp hạn chế này không được làm ảnh
hưởng đến bản chất của quyền”.
Trên thực tế, nhiều chính quyền thường lạm dụng việc giới hạn các
quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin. Để hạn chế sự lạm dụng tùy tiện
này, Liên Hợp quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã thông qua một
số văn kiện để xác định nội hàm của các khái niệm được nêu trong giới
hạn. Ví dụ như: Các nguyên tắc Siracusa về Giới hạn và đình chỉ các
điều khoản trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm