Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Trách nhiệm của hãng vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại về tài sản của hành khách tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.92 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGA LINH

TRÁCH NHIỆM CỦA HÃNG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN CỦA HÀNH
KHÁCH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Ngọc Cường

HÀ NỘI –2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.Luận văn tốt nghiệp này là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi thông tin được trích dẫn trong
luận văn tốt nghiệp đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận


văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Nga Linh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài ......................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................ 4
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ....................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn.................................................... 5
7. Kết cấu của Luận văn................................................................................ 6
CHƯƠNG I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
CỦA HÃNG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG............................................ 7
1.1. Khái niệm trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với những thiệt hại phát
sinh về tài sản của hành khách trong quá trình vận chuyển ............................. 7
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm của Hãng vận chuyển hàng không đối với
những thiệt hại về tài sản của hành khách trong quá trình vận chuyển....... 8
1.2. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm Hãng vận chuyển đối với những thiệt
hại phát sinh về tài sản của hành khách ...................................................... 13
1.2.1. Phạm vi, các loại hình thiệt hại trong vận chuyển hàng không đối với
tài sản của hành khách................................................................................ 13
1.2.2. Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường của hãng vận chuyển......... 13
1.2.2.1. Lỗi .............................................................................................. 14
1.2.2.2. Hành vi vi phạm ......................................................................... 14
1.2.2.3. Thiệt hại ..................................................................................... 15

1.2.2.4. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.............................. 16
1.2.3. Căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường trong vận chuyển hàng không......... 16
1.2.4. Giới hạn bồi thường đối với tài sản, hành lý của hành khách ......... 17
1.3. Pháp luật về trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với thiệt hại về tài
sản của hành khách tại một số quốc gia trên thế giới ................................. 18
1.3.1. Pháp luật của Hoa Kỳ........................................................................ 18
1.3.2. Pháp luật của Đức ............................................................................. 23


1.4. Kết luận Chương I ................................................................................. 26
CHƯƠNG II QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM CỦA HÃNG VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI THIỆT HẠI VỀ TÀI
SẢN CỦA HÀNH KHÁCH .......................................................................... 28
2.1. Nguồn luật điều chỉnh .......................................................................... 28
2.1.1. Bộ Luật Dân sự 2015 ........................................................................ 28
2.1.2. Các Luật chuyên ngành..................................................................... 29
2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của hãng vận
chuyển hàng không đối với những thiệt hại về tài sản của hành khách trong
quá trình vận chuyển ................................................................................... 29
2.2.1. Quy định về nguyên tắc xác định trách nhiệm.................................. 29
2.2.1.1. Thời hạn trách nhiệm ................................................................. 30
2.2.1.2. Cơ sở của trách nhiệm ............................................................... 32
2.2.2. Quy định về áp dụng mức giới hạn trách nhiệm............................... 35
2.2.2.1. Mức giới hạn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra thiệt hại, hư
hỏng, mất mát tài sản của hành khách ................................................... 36
2.2.2.2. Mức giới hạn trách nhiệm trong trường hợp vận chuyển chậm
hành lý và hàng hóa của hành khách dẫn đến thiệt hại ......................... 39
2.2.3. Quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng vận chuyển..... 42
2.2.4. Quy định về giải quyết tranh chấp .................................................... 46
2.3. Một số quy định theo Công ước, Điều ước quốc tế Việt Nam tham gia

là thành viên hoặc chịu sự điều chỉnh ......................................................... 48
2.3.1. Đối với các chuyến bay quốc tế (Ngoại trừ các chuyến bay đi và đến
từ các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu) ................................................ 48
2.3.2. Đối với các chuyến bay đi/ đến từ các quốc gia thuộc liên minh Châu
Âu ................................................................................................................ 54
2.4. Kết luận Chương II .............................................................................. 56
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA HÃNG VẬN CHUYỂN HÀNG
KHÔNG VỀ THIỆT HẠI TÀI CỦA HÀNH KHÁCH TẠI VIỆT NAM 57


3.1. Một số nhận xét về quy định của pháp luật về trách nhiệm của hãng
vận chuyển đối với thiệt hại về tài sản của hành khách.............................. 57
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện luật pháp luật hàng không Việt Nam về
trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với thiệt hại về tài sản của hành
khách ........................................................................................................... 65
3.3. Kết luận Chương III ............................................................................. 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã góp
phần tạo điều kiện cho ngành vận tải hàng không Việt Nam tăng trưởng
vượt bậc. Ngành vận tải hàng không mặc dù mới phát triển tại Việt Nam
khoảng 20 năm trở lại đây nhưng đã có những bước phát triển lớn, từ việc
ra đời ngày càng nhiều các hãng hàng không gia nhập thị trường, đặc biệt

là các hãng hàng không giá rẻ cho đến việc trang thiết bị, cơ sở hạ tầng như
tàu bay, sân đỗ, máy móc kỹ thuật...luôn được cập nhật hiện đại nhằm phục
vụ hành khách, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Khi người dân chọn
hàng không là phương tiện đi lại ngày càng nhiều, chất lượng dịch vụ của
các hãng hàng không càng đòi hỏi phải được nâng cao, trách nhiệm vận
chuyển của hãng hàng không đối với hành khách luôn được coi trọng. Vấn
đề trách nhiệm của hãng hàng không được ghi nhận tại các văn bản pháp
luật hiện hành như Luật hàng không dân dụng Việt nam 2006 (sửa đổi năm
2014) cùng các văn bản dưới luật đã tạo hành lang pháp lýtrong hoạt động
thực tiễn, điều chỉnh mối quan hệ giữa bên vận chuyển và hành khách. Tuy
nhiên, sự gia tăng các vụ việc gây thiệt hại đối với hành khách trên thực tế
bên cạnh việc phát triển ngành vận tải hàng không đã khiến cho trong quá
trình thực thi pháp luật, các quy định hiện hành bộc lộ những điểm bất cập,
hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn…Với những lý do đó, đề tài của bài
luận văn này là Trách nhiệm của Hãng vận chuyển hàng không đối với
những thiệt hại về tài sản của hành khách tại Việt Nam. Luận văn sẽ
tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành và đưa ra một số
kiến nghị để hoàn thiện pháp luật quy định về trách nhiệm của Hãng vận


2

chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình
vận chuyển.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề trách nhiệm của hãng hàng không đối với hành khách không
phải là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này
vẫn chưa được nhiều nhà khoa học cũng như những người làm công tác
thực tiễn quan tâm nghiên cứu, và các đề tài nghiên cứu này hầu hết đều
được nghiên cứu trước thời điểm Luật Hàng không dân dụng sửa đổi số

61/2014/QH13 ngày 21/11/2014 được ban hành.
Các đề tài nghiên cứu các tác giả trước đây đã thực hiện là: Khóa
luận tốt nghiệp của Tác giả Lê Văn Lân với đề tài “Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của Hàng không Việt Nam đối với hành lý, hàng hóa và tư trang
của hành khách” năm 2003, với đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu
vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng vận chuyển, chưa đi sâu
phân tích trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với những thiệt hại của
hành khách.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đào Thị Thu Hồng với đề tài “Trách
nhiệm dân sự của Hãng vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng
hóa trong vận tải hàng không trên đường bay nội địa Việt Nam” năm
2005. Luật văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga với đề
tài “Trách nhiệm của Hãng vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy
ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển” năm 2013. Cả hai đề tài
của tác giả Đào Thị Thu Hằng và tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga tập trung
phân tích trách nhiệm của bên vận chuyến đối với thiệt hại trên tất cả các
phương diện: hành khách (thiệt hại về tính mạng, sức khỏe), thiệt hại về
hành lý và hàng hóa.


3

Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Hảo với đề tài “Một số vấn đề
pháp lý về bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không” năm 1999. Tác giả có đề cập đến trách nhiệm
của Hãng vận chuyển, nhưng chỉ nghiên cứu phân tích trách nhiệm của bên
vận chuyển đối với hàng hóa theo các hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thu Hằng được thực hiện
vào năm ban hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam - 2006. Tên đề tài
là “Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế” mặc dù đề

tài đã phân tích sâu quy định của cả pháp luật quốc gia và quốc tế về trách
nhiệm của Hãng vận chuyển hàng không đối với thiệt hại của hành khách
trong quá trình vận chuyển nhưng vẫn chưa đề cập đủ và chưa nêu lên
được hạn chế của pháp luật khi quy định về trách nhiệm này.
Đối với các công trình nghiên cứu khoa học, có đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ “Vận tải đường biển và đường hàng không quốc tế:
những nội dung cơ bản về trách nhiệm của người chuyên chở” do chủ
nhiệm đề tài là TS. Vũ Sĩ Tuấn, cùng tham gia là CN. Nguyễn Thị Thanh
Phúc và CN. Vương Bích Ngà năm 2000.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của đề tài là việc chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và
đường hàng không, trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu được vận chuyển.
Tìm hiểu các đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy rằng
nội dung liên quan đến trách nhiệm của Hãng vận chuyển đối với những
thiệt hại phát sinh của hành khách trong vận chuyển hàng không dân dụng
tại Việt Nam đã được thực hiện trước đây chưa được nghiên cứu toàn diện.
Bên cạnh đó với sự thay đổi của pháp luật về hàng không dân dụng tại Việt
Nam trong những năm qua đòi hỏi cần phải có đề tài nghiên cứu về vấn đề


4

này được thực hiện mới để nhận thấy được những điểm mới cũng như
những hạn chế bất cập còn tồn tại của pháp luật Việt Nam về hàng không
dân dụng, qua đó, đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luật hàng không dân dụng Việt nam 2006 (sửa đổi năm 2014) là
tổng thể bao quát hệ thống pháp lý của hoạt động hàng không dân dụng tại
Việt Nam từ vấn đề khai thác tàu bay; thuê, cho thuê tàu bay; quy hoạch,
đầu tư xây dựng cảng hàng không sân bay…cho đến bảo đảm hoạt động,

tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng không. Vì vậy, để đảm bảo việc nghiên
cứu trọn vẹn và đi sâu vào nội dung đề tài. Tên đề tài luận văn được thu
hẹp lại ở phạm vi nghiên cứu là Trách nhiệm của Hãng vận chuyển hàng
không đối với những thiệt hại phát sinh về tài sản của hành khách tại
Việt Nam. Điều này có nghĩa là đối tượng nghiên cứu của luận văn là trách
nhiệm của bên vận chuyển đối với thiệt hại về tài sản của hành khách mà
không đi sâu nghiên cứu trách nhiệm về sức khỏe và tính mạng của hành
khách. Cụ thể luận văn sẽ xem xét khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm của
hãng vận chuyển hàng không, thực trạng pháp luật Việt Nam và pháp luật
trên thế giới để từ đó kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về
trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với những thiệt hại phát sinh về tài
sản của hành khách.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xem xét các quy định pháp luật
liên quan đến trách nhiệm của hãng hàng không đối với thiệt hại phát sinh
về tài sản của hành khách, đánh giá các quy định này. Trên cơ sở đó đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của hãng vận


5

chuyển đối với những thiệt hại phát sinh về tài sản của hành khách trong
vận chuyển hàng không dân dụng tại Việt Nam.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, các nhiệm vụ mà luận văn cần
phải giải quyết là:
- Nghiên cứu khái niệm, nội dung cơ bản của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của bên vận chuyển đối với hành khách, đặc biệt là khái niệm, đặc
điểm, các yếu tố cấu thành trách nhiệm của hãng vận chuyển.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam và pháp luật trên thế giới
về trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với những thiệt hại phát sinh về

tài sản của hành khách.
- Đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm của hãng vận chuyển đối với những thiệt hại phát sinh về tài sản của
hành khách tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp là cách thức sử dụng khi xem xét, phân tích một vấn đề
để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
Với đề tài đã lựa chọn nêu trên cần vận dụng cả phương pháp chung cũng
như phương pháp chuyên ngành. Cụ thể như phương pháp so sánh, phương
pháp tổng hợp, phân tích, thống kê hết hợp với thực tiễn…tùy từng khía
cạnh vấn đề mà có sự vận dụng linh hoạt nhằm làm rõ từng nội dung cụ thể
của đề tài luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:


6

- Nêu được nội dung cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
bên vận chuyển đối với thiệt hại về tài sản của hành khách, đặc biệt là khái
niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành trách nhiệm của hãng vận chuyển.
- Trình bày đầy đủ có hệ thống hóa các quy định pháp luật Việt Nam
và pháp luật quốc tế về các quy định nêu trên.
- Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và đánh giá quy định của pháp luật
trong nước và công ước quốc tế, luận văn sẽ có một vài kiến nghị sửa đổi
quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên
vận chuyển đối với thiệt hại về tài sản của hành khách.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 03 chương:

Chương 1: Khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm pháp lý của hãng vận
chuyển hàng không.
Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam đối với những thiệt hại về
tài sản của hành khách.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm của hãng vận chuyển hàng không về những thiệt hại tài sản của hành
khách.


7

CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA
HÃNG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

1.1. Khái niệm trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với những
thiệt hại phát sinh về tài sản của hành khách trong quá trình vận chuyển
1.1.1. Khái niệm
Dưới góc độ ngôn ngữ, theo từ điển tiếng Việt, “Trách nhiệm” có
nghĩa là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình hoặc sự
ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái
thì phải gánh chịu phần hậu quả1. Như vậy, hiểu theo nghĩa thông thường
thì “Trách nhiệm” có nghĩa là phần việc được giao, nếu kết quả làm không
tốt thì phải đền bù thiệt hại do lỗi của mình. Trong tiếng Anh, có hai thuật
ngữ cùng được hiểu là “trách nhiệm”: “Liability” và “Accountability”. Hai
thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho nhau, nhưng có một sự khác
biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này. “Trách nhiệm”với nghĩa là
“responsibility” thường được hiểu là việc phải làm, như là bổn phận, nghĩa
vụ. Còn "Accountability" có nghĩa rộng hơn “Responsibility”, không chỉ có
nghĩa là những việc phải làm, mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu

trách nhiệm về kết quả, hậu quả thực hiện những việc đó.
Dưới góc độ pháp lý, khi đó “Trách nhiệm” đã được điều chỉnh và
bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Như vậy, trách
nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật và đó là hậu quả của
1

Từ điển Tiếng Việt tại địa chỉ:
/>

8

hành vi vi phạm. Sự gánh chịu hậu quả của hành vi vi phạm bằng việc bù
đắp tổn thất (có thể bằng tài sản hoặc bằng tinh thần) cho người bị gánh
chịu thiệt hại được hiểu là bồi thường thiệt hại (BTTH).
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân
sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây
tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Hay nói cách khác, trách nhiệm BTTH của Hãng vận chuyển hàng
không về tài sản của hành khách là trách nhiệm khi Hãng vận chuyển
hàng không đó vi phạm nghĩa vụ pháp lý đối với hành khách, gây ra tổn
thất về tài sản cho hành khách thì phải bồi thường những tổn thất do
Hãng đó gây ra2.
1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm của Hãng vận chuyển hàng không đối
với những thiệt hại về tài sản của hành khách trong quá trình vận chuyển
Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách
nhiệm pháp lý nói chung như do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp
dụng, áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu
quả bất lợi cho người bị áp dụng,… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
(BTTH) của Hãng vận chuyển hàng không còn có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý: là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu

sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi hãng hàng không gây thiệt hại cho
khách thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một
quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong Bộ Luật
Dân sự 2015. Quy định trách nhiệm BTTH của Hãng vận chuyển đối với

2

/>

9

hành khách được quy định tại Điều 528 Tiểu mục 1 Mục 10 của Bộ Luật
Dân sự 2015 như sau:
“1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị
thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của
hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa
thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận
chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường”.
Ngoài ra, trách nhiệm của Hãng vận chuyển còn được điều chỉnh bởi
các công ước quốc tế về vận chuyển hàng không, luật chuyên ngành và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng không có
thể xảy ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia hoặc từ hai quốc gia trở lên
nên khi phát sinh tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của Hãng vận
chuyển, vấn đề áp dụng luật điều chỉnh của quốc gia nào cũng là vấn đề
phức tạp. Do đó, các quốc gia thường quy định cụ thể vấn đề này, bản thân
các Hãng vận chuyển cũng quy định chi tiết trong điều lệ vận chuyển.
Thứ hai, về điều kiện phát sinh: trách nhiệm BTTH nói chung chỉ

đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có
hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
gây thiệt hại với cácthiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại. Đây là
những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải
bồi thường cho người khác những thiệt hại do mình gây ra. Trách nhiệm
BTTH của Hãng vận chuyển cũng phát sinh với các điều kiện tương tự như


10

vậy, điều đó có nghĩa là: có thiệt hại xảy ra cho hành khách, có hành vi vi
phạm nghĩa vụ giữa bên vận chuyển và hành khách, có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra và có lỗi của bên gây
thiệt hại (Hãng vận chuyển). Bên cạnh đó, do đặc tính của việc vận chuyển
trên không nên khách hàng thường phải tuân thủ những quy định chặt chẽ
của hãng vận chuyển khi sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vì vậy, việc xác
định lỗi của Hãng vận chuyển thường sẽ là cơ sở quan trọng để Hãng vận
chuyển được miễn giảm trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra với hành khách.
Thứ ba, về hậu quả: trách nhiệm BTTH luôn mang đến một hậu quả
bất lợi về tài sản cho hành khách. Bởi lẽ, khi Hãng vận chuyển gây ra tổn
thất cho hành khách thì tổn thất đó phải được tính toán được bằng tiền, vật
chất hoặc phải được pháp luật quy định bằng một đại lượng vật chất nhất
định, nếu không sẽ khó trong việc xác định bồi thường thiệt hại cho hành
khách. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được
nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn
thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi
thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho hành khách.
Thứ tư, về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm BTTH: Với tính chất của
quan hệ pháp luật dân sự, hoạt động vận chuyển hàng không diễn ra giữa
một bên chủ thể là Hãng vận chuyển và một bên chủ thể khác là khách

hàng (người thuê vận chuyển, bao gồm hành khách hoặc người có hàng hóa
gửi vận chuyển trên tàu bay). Hãng vận chuyển có nhiệm vụ chuyên chở
hành khách, hành lý hoặc hàng hóa tới địa điểm đến hoặc địa điểm trả hàng
hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận. Trong thực tiễn hoạt động
vận chuyển hàng không hiện nay, Bên vận chuyển có thể là:


11

1. Người giao kết hợp đồng vận chuyển bằng đường hàng không với
hành khách, người gửi hàng hoặc đại diện của hành khách, người gửi hàng.
2. Hãng vận chuyển thực tế, thực hiện toàn bộ hoặc một phần vận
chuyển theo sự uỷ quyền của Hãng vận chuyển theo hợp đồng nhưng
không phải là Hãng vận chuyển kế tiếp theo quy định tại Điều 118 của Luật
Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11.
(Theo Điều 151- Hãng vận chuyển theo hợp đồng và Hãng vận
chuyển thực tế của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số
66/2006/QH11).
Căn cứ Điều 110 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số
66/2006/QH11 quy định Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam
phải có các điều kiện như: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà
ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không; Có phương án bảo đảm
có tàu bay khai thác; Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép,
chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng
không; Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ; Có phương
án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không
phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển
ngành hàng không; Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt
Nam thì mới được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh

vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện quy định nêu trên kèm theo
các điều kiện: Bên nước ngoài góp vốn với tỷ lệ theo quy định của Chính
phủ; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam


12

và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là
người nước ngoài.
Như vậy, mọi hoạt động vận chuyển hàng không đối với hành khách,
hành lý, hàng hóa đều được tiến hành bởi các Doanh nghiệp vận chuyển
hàng không được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc được cho phép
theo pháp luật Việt Nam. chủ thể bị áp dụng trách nhiệm BTTH chính là
Hãng vận chuyển đã ký hợp đồng với hành khách, cho dù bên vận chuyển
có thể là bên được ủy quyền bởi bên ký hợp đồng thực hiện toàn bộ chuyến
bay hay bên vận chuyển thực tế với hành khách thì trách nhiệm BTTH đối
với tài sản của hành khách luôn được xác định bởi hợp đồng vận chuyển
giữa bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển.
Thứ năm, về mục đích của trách nhiệm BTTH: việc bồi thường của
Hãng vận chuyển đối với các thiệt hại phát sinh của hành khách không chỉ
là việc áp dụng các biện pháp, chế tài đối với hành vi vi phạm mà còn là sự
khôi phục lại tình trạng tương ứng với phần hậu quả mà Hãng vận chuyển
đã gây ra đối với hành khách do không thực hiện nghĩa vụ của mình.Do đó,
trách nhiệm BTTH của Hãng vận chuyển mang tính đền bù.
Thứ sáu, về mức bồi thường: Trách nhiệm của Hãng vận chuyển
hàng không được quy định giới hạn rõ ràng và có đơn vị tính đặc biệt
(SDR) do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 3 tính toán dựa trên giá trị của một số
đồng tiền mạnh. Vận chuyển hàng không thường ít xảy ra rủi ro, nhưng khi
đã xảy ra rủi ro thì hậu quả là nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo thực hiện
trách nhiệm của Hãng vận chuyển. Pháp luật quy định bắt buộc Hãng vận

chuyển phải mua bảo hiểm trách nhiệm BTTH đối với tính mạng, sức khỏe
3

/>

13

của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý, hàng hóa trong
quá trình vận chuyển hoặc thực hiện các biện pháp đảm bảo khác đến mức
giới hạn trách nhiệm của Hãng vận chuyển.
1.2. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm Hãng vận chuyển đối với
những thiệt hại phát sinh về tài sản của hành khách
1.2.1. Phạm vi, các loại hình thiệt hại trong vận chuyển hàng không
đối với tài sản của hành khách
Căn cứ những thiệt hại phát sinh của hành khách trong quá trình vận
chuyển mà Hãng vận chuyển có thể chịu trách nhiệm, có thể phân loại hình
thiệt hại trong vận chuyển hàng không đối với tài sản của hành khách theo
hai loại hình như sau:
- Thiệt hại do hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần hoặc toàn bộ
hành lý, hàng hóa, bưu kiện của hành khách phát sinh trong quá trình vận
chuyển bằng đường hàng không;
- Thiệt hại phát sinh do vận chuyển chậm, trì hoãn hành lý, hàng hóa,
bưu kiện của hành khách.
1.2.2. Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường của hãng vận chuyển
Trách nhiệm của Hãng vận chuyển hàng không đối với những thiệt
hại xảy ra của hành khách trong quá trình vận chuyển được quy định cụ thể
tại các văn bản pháp luật quốc tế cũng như tại Việt Nam.Từ những quy
định tại các văn bản pháp luật này có thể thấy rằng cơ sở xác định trách
nhiệm của Hãng vận chuyển dựa trên các yếu tố: Lỗi, Hành vi vi phạm,
Thiệt hại và Quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.



14

1.2.2.1. Lỗi
Trách nhiệm của Hãng vận chuyển được xác định trên cơ sở xác định
lỗi. Nghĩa vụ chứng minh không có lỗi thuộc về Hãng vận chuyển.Hãng
vận chuyển được miễn trừ trách nhiệm toàn bộ hoặc một phần khi chứng
minh được rằng thiệt hại xảy ra do lỗi của hành khách hoặc hành khách
góp phần gây ra.Ví dụ hành khách không tuân thủ đúng các yêu cầu bắt
buộc của Hãng vận chuyển khi để các vật dụng đắt tiền như nữ trang, lap
top…vào hành lý ký gửi mặc dù đã có sự thông báo, chỉ dẫn của Hãng
hàng không. Trong trường hợp này nếu hành khách bị mất, hư hỏng một
phần hay toàn bộ đồ vật thì Hãng vận chuyển sẽ được xem xét miễn trách
nhiệm đối với thiệt hại phát sinh của hành khách.Ngược lại, trường hợp xác
định lỗi cố ý đối với Hãng vận chuyển. Hãng vận chuyển sẽkhông được
hưởng mức hạn chế trách nhiệm mà phải chịu trách nhiệm về toàn bộ thiệt
hại gây ra trong trường hợp nếu thiệt hại gây ra do lỗi cố ý hoặc do sơ suất,
bất cẩn của Hãng vận chuyển mặc dù có nhận thức thực tế rằng thiệt hại có
thể xảy ra và hành khách chứng minh được rằng Hãng vận chuyển thực
hiện những hành động thiếu sót này trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, đối với các thiệt hại xảy ra do chậm chuyến, nhỡ
chuyến, Hãng vận chuyển trong trường hợp chứng minh rằng đã thực hiện
mọi biện pháp được yêu cầu hợp lý để tránh những thiệt hại phát sinh hoặc
không thể thực hiện các biện pháp hợp lý vì lý do bất khả kháng thì Hãng
vận chuyển không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành khách.
1.2.2.2. Hành vi vi phạm
Do tàu bay là phương tiện vận tải đặc thù nên việc thực hiện các quy
định hàng không là một nguyên tắc bắt buộc và hết sức cần thiết để đảm



15

bảo tính mạng, tài sản của hành khách cũng như an toàn trên các chuyến
bay của Hãng vận chuyển. Việc thực hiện các quy định trong vận chuyển
hàng không là nghĩa vụ của Hãng hàng không và của cả hành khách. Luật
Hàng không dân dụng VN số 66/2006/QH11, Luật Hàng không dân dụng
sửa đổi số 61/2014/QH13 có những quy định rõ các hành vi bị cấm trong
hoạt động hàng không dân dụng, đặc biệt Nghị định 147/2013/NĐ-CP ngày
30/10/2013 4của Chính phủ quy định xử phạm vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hàng không dân dụng. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định là các
cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trong lãnh thổ Việt
Nam, trên tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, ở vùng thông báo bay do
Việt Nam quản lý. Cụ thể các Điều 6: Vi phạm quy định về tiêu chuẩn đủ
điều kiện bay, Điều 7: Vi phạm quy định về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay,
Điều 8: Vi phạm quy định khai thác tàu bay…đã quy định khung pháp lý,
hình thức, mức xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Những quy
định về hành vi vi phạm này cùng với quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền của Hãng vận chuyển là yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường
của Hãng vận chuyển bên cạnh các yếu tố lỗi, thiệt hại, và quan hệ nhân
quả giữa hành vi và thiệt hại.
1.2.2.3. Thiệt hại
Để xác định trách nhiệm bồi thường của Hãng vận chuyển, yếu tố
thiệt hại thực tế xảy ra chính là yếu tố hàng đầu để làm rõ trách nhiệm của
Hãng vận chuyển. Thiệt hại của hành khách có thể tính mạng, sức khỏe, tài
sản…Đối với tài sản của hành khách, thường sẽ xảy ra thiệt hại về hư
4

/>


16

hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần hoặc toàn bộ hành lý, hàng hóa, bưu
kiện của hành khách phát sinh trong quá trình vận chuyển bằng đường
hàng không hoặc thiệt hại phát sinh do vận chuyển chậm, trì hoãn hành lý,
hàng hóa, bưu kiện của hành khách. Các thiệt hại nêu trên được quy định
rất cụ thể tại các văn bản pháp luật Việt Nam cũng như các công ước quốc
tế.Có điểm cần lưu ý khi đề cập đến thiệt hại trong vận chuyển hàng không,
đó là trong quá trình xác định thiệt hại trên thực tế của hành khách, nếu
Hãng vận chuyển không chứng minh được thiệt hại thực sự của hành khách
thì Hãng vận chuyển sẽ phải bồi thường theo giá trịhành khách đã kê khai
trước khi có thiệt hại xảy ra và khoản bồi thường này sẽ không vượt quá
giới hạn bồi thường theo luật định. Như vậy, nguyên tắc bồi thường theo
thiệt hại thực tế là nguyên tắc được áp dụng khi xảy ra thiệt hại của hành
khách trong quá trình vận chuyển của Hãng vận chuyển hàng không.
1.2.2.4. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại chính là quan hệ giữa
hành vi vi phạm của Hãng vận chuyển và thiệt hại xảy ra đối với hành
khách. Điều này có nghĩa là chính những hành vi vi phạm của Hãng vận
chuyển đã gây ra thiệt hại cho hành khách. Nếu không có hành vi đó thì
thiệt hại đã không xảy ra. Quan hệ nhân quả trong trách nhiệm của Hãng
vận chuyển đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển
được xác định rõ khi xem xét yếu tố lỗi của Hãng vận chuyển khi có thiệt
hại xảy ra.
1.2.3. Căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường trong vận chuyển hàng không
Các căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường trong vận chuyển hàng
không là phạm vi chịu trách nhiệm của Hãng vận chuyển và cơ sở xác định



17

trách nhiệm bồi thường của Hãng vận chuyển nêu trên. Trường hợp Hãng
vận chuyển chứng minh được không có hoặc có không đầy đủ bốn yếu tố
để xác định trách nhiệm bồi thường thì đây được coi là căn cứ miễn trách
nhiệm bồi thường. Bên cạnh đó, Hãng vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm đối
với tài sản, hành lý, hàng hóa của hành khách trong quá trình vận chuyển
của Hãng vận chuyển đó. Như vậy, trách nhiệm của Hãng vận chuyển được
xác định trong phạm vi quá trình vận chuyển. Các thiệt hại phát sinh tài
sản của hành khách như hư hỏng, thiếu hụt, mất mát hoặc tổn thất một
phần hoặc toàn bộ hành lý, hàng hóa, bưu kiện của hành khách ngoài quá
trình vận chuyển của Hãng vận chuyển thì Hãng vận chuyển đó không có
trách nhiệm bồi thường cho hành khách. Đây cũng là căn cứ miễn trách
nhiệm BTTH trong vận chuyển hàng không.
1.2.4. Giới hạn bồi thường đối với tài sản, hành lý của hành khách
Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà Hãng vận chuyển hàng
không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hành khách đối với những
thiệt hại mà hành khách phải gánh chịu trong quá trình vận chuyển.Điều
này phần nào có lợi và giúp Hãng vận chuyển ổn định khi thực hiện hoạt
động kinh doanh của mình vì ngành hàng không là ngành chứa nhiều rủi ro
và khi có rủi ro xảy ra thì thiệt hại là vô cùng lớn. Nếu bồi thường theo
thiệt hại thực tế và không quy định hạn mức có thể dẫn tới chỉ sau một vụ
việc có hãng hàng không sẽ phá sản, điều này sẽ kéo theo hiệu ứng, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành hàng không nói riêng, thậm chí gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền KT-XH của một quốc gia, nhất là trong
bối cảnh vận chuyển hàng không đang đóng vai trò ngày càng lớn trong
việc giao thông đi lại, giúp phát triển kinh tế các nước…


18


1.3. Pháp luật về trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với thiệt
hại về tài sản của hành khách tại một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Pháp luật của Hoa Kỳ
Pháp luật về hàng không tại Hoa Kỳ chủ yếu được quản lý bởi các cơ
quan có thẩm quyền:
- Bộ Giao thông vận tải – The Department of Transportation
("DOT5");
- Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ - The Federal Aviation
Administration ("FAA6"), là cơ quan của DOT;
- Sở Quản lý An ninh Vận tải An ninh Nội địa (“TSA7”) và Hải quan
và Biên phòng bảo vệ (“CBP8”) – the Department of Homeland Securityʼs
Transportation Security Administration (“TSA”) and Customs and Border
Protection (“CBP”); Và
- Ủy ban an toàn giao thông quốc gia ("NTSB9").
DOT quản lý việc phê chuẩn của chính quyền các vấn đề kinh tế và
bảo vệ người tiêu dùng, thương lượng và thực hiện các thỏa thuận vận tải
quốc tế. FAA quản lý các vấn đề an toàn hàng không, bao gồm nhưng
không giới hạn ở: các tiêu chuẩn tối thiểu để sản xuất, vận hành và bảo
dưỡng tàu bay; Kiểm soát không lưu, chứng nhận và đăng ký sân bay; Và
tàu bay và các bộ phận của chúng. FAA cũng tài trợ và điều tiết việc phát

5

/> />7
/>8
/>9
/>6



19

triển sân bay. TSA hỗ trợ FAA về an toàn hàng không bằng cách kiểm tra
hành khách, hành lý và hàng hoá của hãng hàng không. CBP hoạt động để
bảo vệ biên giới Hoa Kỳ. NTSB là một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm
điều tra tai nạn hàng không dân dụng và tai nạn liên quan đến các phương
thức vận tải khác ở Hoa Kỳ.
Pháp luật hàng không của Hoa Kỳ cơ bản được quy định theo Phần
49 của Bộ luật Hoa Kỳ ("USC"), Mục 40.101 Bộ luật Giao thông vận tải
(The Transportation Code), và các quy định về hàng không cơ bản được
quy định tại Bộ luật Hàng không Liên bang Mỹ 1958 (Federal Aviation Act
of 195810).
Mỗi tiểu bang trong Hoa Kỳ cũng có các luật và các quy định về
hàng không có thể áp dụng trong trường hợp các quy định và luật pháp đó
không được pháp luật liên bang ban hành trước.
Các Công ước đã được Hoa Kỳ ký kết và có hiệu lực tại Hoa Kỳ bao gồm:
- Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế ("Công ước
Chicago11") –04/4/1947;
- Công ước Geneva - ngày 17/9/ 1953;
- Công ước Vácsava – 29/ 10/1934;
- Nghị định thư Hague năm 1955 cho Công ước Vácsava, và Nghị
định thư Montreal số 4 - 14 /12/2003;
- Công ước Montreal –04/11/2003; Và

10

/> />
11



20

- Công ước Cape Town và Nghị định thư về Công ước về các vấn đề
cụ thể đối với thiết bị máy bay - ngày 1/3/200612.
Theo quy định của DOT về bảo vệ người tiêu dùng hàng không,
trách nhiệm của Hãng vận chuyển đối với thiệt hại về tài sản của hành
khách quy định như sau:
a. Khiếu nại về hành lý: Sau khi hành khách kéo hành lý ra khỏi
băng chuyền, kiểm tra thẻ tên hoặc số hiệu hành lý. Nếu hành lý của hành
khách phát hiện có dấu hiệu mở khóa hoặc nhìn thấy hư hỏng, hành khách
cần phải kiểm tra xem hành lý bị thiếu hoặc bị hỏng, thông báo với hãng
hàng không trước khi rời khỏi sân bay; Bất cứ thiệt hại nào đối với hành lý
hoặc bất cứ trường hợp bị mất cắp phải được thông báo ngay cho hãng
hàng không bằng điện thoại, hành khách cần ghi lại ngày và giờ của cuộc
gọi, và tên và số điện thoại của nhân viên nói chuyện. Theo dõi càng sớm
càng tốt bằng một lá thư xác nhận cho hãng hàng không.
b. Thiệt hại xảy ra: Nếu hành lý của hành khách bị đập vỡ hoặc bị
rách, hãng hàng không thường trả tiền sửa chữa. Nếu không thể khắc phục,
hang hàng không sẽ phải thương lượng giải quyết để thanh toán cho hành
khách giá trị khấu hao. Hãng hàng không có thể từ chối bồi thường thiệt
hại cho hành kháchvới lý do tổn thất hàng hóa, hành lý là kết quả từ thiếu
hụt, đặc tính hay khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý đó hoặc việc
đóng gói hành lý, hàng hóa không đúng quy định. Các hãng hàng không
cũng có thể từ chối bồi thường cho hành khách những đồ vật bị hư hỏng
bên trong hành lý, hàng hóa khi không có bằng chứng về hư hỏng bên
ngoài đối với hành lý, hàng hóa đó. Khi hành khách thực hiện thủ tục
12

/>


×