PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SX – TM KIM
TRÂM
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH SX – TM
KIM TRÂM
1.1Giới thiệu chung
- Tên doanh nghiệp “ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI KIM
TRÂM” đã được thành lập từ cơ sở Kim Trâm chuyên may gia công, bán tơ
sợi PE…
- Địa chỉ văn phòng: 122 Trương Công Định, P 13, Q. Tân Bình, TP. HCM
- Điện thoại: 08.38426009
- Fax: 08.38426009
- Giấy phép thành lập: số 1549GP/TL Doanh nghiệp do UBND TP.HCM
cấp ngày 10/07/1999
- Đăng ký trọng tài kinh tế Tp.HCM số 072221, ngày 10/07/1999
1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
- Năm 1999 cơ sở Kim Trâm chuyển lên thành Công ty TNHH Sản
Xuất và Thương Mại Kim Trâm. Lúc đầu Công ty còn gặp nhiều khó khăn vì
mới thành lập nên chưa có nhiều hợp đồng. Đến năm 2000 Công ty đã thu
hút được nhiều khách hàng đến ký hợp đồng. Ban đầu Công ty chỉ hoạt động
trong nước nhưng sau này Công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu mặt
hàng của công ty mình sản xuất sang nước ngoài như: Ý, Đức… Sự phát
triển liên tục của Công ty Kim Trâm đã góp phần trong công việc nâng cao
uy tín của Công ty trên thị trường.
- Công ty Kim Trâm thực hiện phương châm “chân thật – uy tín –
chất lượng” đã đạt được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước.
- Doanh số năm 1999 là 656.147.626 đồng nhưng đến năm 2001
Công ty đã được doanh số lên đến 11.551.467.360 đồng, và số lượng khách
hàng cũng tăng lên nhiều so với hai năm đầu.
1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
- Hình thành sở hữu: vốn tư nhân
- Loại hình doanh nghiệp : sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất áo thun, áo đầm ngủ, vải thành phẩm
- Vốn điều lệ:1.000.000.000 VNĐ
2. CHỨC NĂNG ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SX – TM KIM TRÂM
1
2.1 Chức năng của công ty
Chức năng chính của công ty TNHH SX – TM KIM TRÂM là sản xuất các
loại hàng dệt kim, hàng may mặc, thêu vi tính, mua bán các loại sợi phục vụ
sản suất, đại lý gởi theo yêu cầu của khách hàng.
2.2Nhiệm vụ của công ty
Làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và Nhà
Nước.
Làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước về việc kê khai và nộp thuế.
Tận dụng tốt công suất máy móc thiết bị, giảm tối thiểu thời gian ngừng máy
để đạt hiệu quả sản xuất tốt nhất.
Tìm kiếm đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm bảo chất lượng và
giao hàng đúng thời hạn.
Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động theo đúng quy định của
pháp luật và Nhà Nước.
2.3Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Là các mặt hàng về may mặc, mua bán các loại sợi để sản xuất áo thun đầm
ngủ, vải thành phẩm.
2.4Quy trình sản xuất.
Sơ đồ : 01
2
Mua sợi Dệt Nhuộm gia công Thêu
Trải và ủi
May Cắt
KCS
Nhập kho:
- Vải thành phẩm
- Áo thun
- Đầm ngủ
Khâu sản xuất:
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, bao gồm các công đoạn sau:
Dệt, cắt, vắt sổ, may, lắp ráp, làm khuy, đóng nút,… Trong đó quan trọng nhất là
khâu dệt, cắt và may.
Khâu dệt:
Khi tổ trưởng ở phân xưởng dệt nhận được các mẫu sợi để dệt các loại mặt hàng
theo yêu cầu, thì lúc này tổ trưởng sẽ yêu cầu thủ kho xuất sợi và phổ biến cho các
công nhân lên dàn sợi theo mẫu vải quy định. Trong lúc dệt, tổ trưởng và quản đốc
theo dõi, kiềm tra và hướng dẫn kịp thời để tránh sai sót.
Khâu nhuộm:
Khâu này công ty thuê bên ngoài để gia công, nhuộm màu theo yêu cầu của khách
hàng.
Khâu thêu:
Mẫu thêu do phòng thiết kế của công ty tạo mẫu và gởi cho khách hàng hoặc khách
hàng đưa mẫu, Sau khi thống nhất mẫu, phòng thiết kế sẽ gửi mẫu xuống cho phân
xưởng thêu để tiến hành thêu.
Khâu trải vải và ủi:
Sau khi thêu xong sẽ đưa qua khâu trải vải và ủi cho thẳng để bắt đầu cong đoạn
cắt và may.
Khâu cắt:
Nhận được lệnh từ phòng trên, từ các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng phối màu, tổ cắt
sẽ tiến hành cắt.
Khâu may:
Tiến hành nghiên cứu mẫu thật kỹ, tiêu chuẩn sản phẩm về quy trình may và định
mức nguyên vật liệu để phân phối dây chuyền sản xuất theo tay nghề của công nhân
và có phương án sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý nhất.
3
Khâu hoàn thành và kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Thành phẩm trước khi đóng gói phải qua sự kiểm tra của bộ phận KCS.
KCS: Gồm hai bộ phận: Một bộ phận kiểm tra trong khi may và một bộ phận khi
sản phẩm hoàn thành.Họ sẽ kiểm tra từng lô hàng trước khi chuyển giao sang tổ
hoàn thành, KCS kiểm tra dựa theo tiêu chuẩn mẫu.
Khâu hoàn thành: Khi bộ phận KCS gởi thành phẩm qua, tổ hoàn thành sẽ lo phần
bao bì, đóng gói sản phẩm.Sau đó căn cứ vào phiếu đóng gói của khách hàng để
đóng gói sản phẩm.
3.CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY KIM TRÂM.
3.1 Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh của công
ty;
Công ty đang sản xuất kinh doanh mặc hàng chủ yếu là dệt kim, may mặc, thêu vi
tính, mua bán các loại sợi.
Do đặc điểm của mặt hàng này phải trải qua nhiều công đoạn nên cơ cấu tổ chức
gồm nhiều bộ phận hơn như phân xưởng dệt, phân xưởng thêu, phân xưởng may…
Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có bộ
máy quản lý chặt chẽ, các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau.
3.2 Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ : 02
BỘ MÁY SẢN XUẤT KINH DOANH TRẠI CÔNG TY KIM TRÂM
4
GIÁM ĐỐC
3.2.1 Nhiệm vụ của các phòng ban.
* Ban Giám Đốc.
- Giám Đốc
Là người chịu trach nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, đảm bảo mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp
luật và nhà nước. Giám đốc có quyền đề bạt, quyết định khen thưởng, kỷ luật đối
với toàn bộ nhân viên trong công ty. Ngoài ra Giám Đốc phải vạch ra các kế hoạch,
chiến lược, chính sách nhằm định hướng phát triển công ty.
- Phó Giám Đốc
Là trợ lý và tham mưu cho Giám Đốc trong việc điều hành, quản lý công ty, được
Giám Đốc ủy quyền thay Giám Đốc điều hành khi Giám Đốc đi vắng, chịu trách
nhiệm trước Giám Đốc về phần việc được phân công, hoàn thành nhiệm vụ Giám
Đốc giao phó đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.
* Các phòng ban
- Phòng kế toán
Cập nhật tất cả các chứng từ ghi sổ
Hạch toán đúng chế độ quản lý
Quản lý tổ chức hạch toán, tổ chức quản lý tài chính.
Tổ chức kiểm tra, cân đối, báo cáo đúng thời hạn phục vụ cho ban lãnh đạo
cấp trên.
Lập báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty
theo quy định của Nhà Nước.
5
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kế
toán
Phòng thiết
kế
Phòng KCS Quản đốc
Xưởng
dệt
Xưởng thêu Xưởng
may
Bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc ký và
thực hiện các hợp đồng kinh tế.
- Phòng thiết kế
Có nhiệm vụ thiết kế các mẫu theo yêu cầu của khách hàng trước khi đưa vào dệt
may.
- Phòng KCS
Kiểm tra kỹ thuật dệt may từng công đoạn và kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn
toàn nhập kho.
- Quản đốc
Là người chỉ đạo sản xuất, quản lý công nhân tại phân xưởng.
3.2.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban:
Qua sơ đồ:02 bộ máy quản lý của công ty TNHH SX TM Kim Trâm ta thấy có sự
nhịp nhàng và đồng bộ giữa các phòng ban. Các bộ phận trong doanh nghiệp đều có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau thể hiện.
- Ban Giám Đốc có mối quan hệ với phòng kế toán để nắm thông tin và ra
quyết định kịp thời.
- Phòng kế toán có mối quan hệ với tất cả các phòng ban, phân xưởng để
lập kế hoạch tài vu trong năm.
- Phòng thiết kế và phòng KCS có liên hệ chặt chẽ với phân xưởng đề ra
yêu cầu sản xuất.
- Vì vậy mối quan hệ giữa các phòng ban là một vấn đề rất quan trọng và
cần thiết cho mỗi doanh nghiệp.
4.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN:
4.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
4.1.1 Sơ đồ
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KIM TRÂM(Sơ đồ 03)
6
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:
- Kế toán trưởng
Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống của công ty, làm tham mưu cho
Giám Đốc về các hoạt động tài chính, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ của công ty,
các bộ phận trong phòng kế toán chịu sự lãnh đạo của kế toán trưởng.
- Kế toán tổng hợp
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về nhập, xuất tiêu thụ thành phẩm về
các loại vốn, xác định kết quả lãi lỗ các khoản thanh toán với ngân hàng, khách
hàng và nội bộ doanh nghiệp, ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối kế toán và báo cáo
do mình phụ trách.
- Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành:
Quản lý chi phí snả xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dugn quan trọng hàng
đầu trong các doanh nghiệp sản xuất để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng lợi
nhuận, theo dõi phản ánh kịp thời tình hình xuất tồn tài sản cố định và vật tư,
nguyên vật liệu, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán công nợ:
+ Lập phiếu thu chi, theo dõi báo cáo kịp thời tình hình thu chi và tiền quỹ.
+ Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả, các khoản tạm ứng và lập báo cáo
kịp thời về tình hình công nợ với kế toán trưởng.
- Thủ Quỹ:
+ Lập báo cáo tiền mặt tại quỹ hàng ngày
+ Bảo quản tiền mặt tại doanh nghiệp.
4.2 Tỏ chức hệ thống kế toán:
Xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty với khối lượng công việc kế toán đồng
thời căn cứ vào số lượng và trình độ nghiệp vụ của nhân viêc kế toán.Công ty
TNHH SX – TM Kim Trâm đã lựa chọn hình thức kế toán phù hợp là CHỨNG TỪ
GHI SỔ (SƠ ĐÒ 04), có ứng dụng kỹ thuật tin học hóa, để áp dụng cho doanh
nghiệp mình.Công ty Kim Trâm đã sử dụng phần mềm FoxPro.
4.2.1 SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KIM TRÂM (Sơ đồ
04)
7
Kế
Toán
Tổng
Hợp
Kế toán
Tổng hợp
và tính
giá thành
Kế
Toán
Công
Nợ
Thủ
Quỹ
Chứng Từ Kế Toán
Hình 1: Sơ đồ kế toán chứng từ ghi sổ tại công ty TNHH SX – TM Kim Trâm.
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi Cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
8
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ kế toán chi
tiết
Sổ Quỹ
Sổ đăng kí chứng
từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng cân đối số
phát sinh
- Sổ Cái:
- Là sổ kế toán tổng hợp dùng để tổng hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh theo các tài khoản tổng hợp quy định theo chế độ kế toán. Có hai
loại sổ cái : Sổ cái ít cột và Sổ cái nhiều cột.
- Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ:
- Là kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự
phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ và đối chiếu với bảng cân đối phát sinh.
- Bảng cân đối số phát sinh:
- Được dùng để tổng hợp số phát sinh nợ, có của tất cả các tài khoản trên sổ cái,
nhằm kiểm tra lại việc tổng hợp và hệ thống hóa số liệu trên sổ cái. Bảng cân đối số
phát sinh ngoài các cột phản ánh số phát sinh nợ, có còn cột phản ánh số dư đầu
tháng và số dư cuối tháng của từng tài khoản.Do đó bảng cân đối phát sinh được
làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán.
4.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức chứng từ ghi sổ:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi
sổ sau đó được ghi vào sổ cái.Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ
ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ,
tổng số phát sinh Có và từng số dư của tài khoản trên sổ cái.Căn cứ vào sổ cái lập
lập bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu các số liệu ở các sổ lại với nhau, số liệu ghi trên sổ cái bản tổng
hợp chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài
chính.
- Quan hệ đối chiếu , kiểm tra phải đảm bảo tổng số Nợ và tổng số phát sinh Có của
tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và tổng số tiền
phát sinh trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của tài
khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản tương
ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
- Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc
sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào ghi vào các sổ sách kế toán tổng
hợp được chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi
vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản.
- Cuối tháng cộng các số hoặc thẻ kế toán chi tiết, căn cứ vào đó lập bảng tổng hợp
chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối
9
số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng bảng
cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập các biểu kế toán.
4.3 Các chính sách chế độ kế toán khác áp dụng tại Công ty TNHH SX – TM Kim
Trâm.
- Công ty thực hiện công tác kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC do Bộ
Tài Chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.
- Công ty tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Thuế TNDN trích 25% trên tổng lợi nhuận chịu thuế.Thuế GTGT đầu ra trích 0%
trên số lượng hàng xuất khẩu.
- Tờ khai thuế GTGT được đưa vào sổ chi tiết 133, 338.
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, công
tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Công ty hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song.
- Công ty thực hiện báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm.
PHẦN 2 : CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
A. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG:
1. KẾ TOÁN HÀNG GỬI ĐI BÁN:
1.1 Các nghiệp vụ phát sinh
Nghiệp vụ 1: Tồn kho cuối tháng 12/2007 số lượng 700 sản phẩm, trị giá
70.000.000đ
- Ngày 05/09/2008 công ty Kim Trâm xuất kho 500 sản phẩm theo phiếu
xuất kho 001 giao cho đại lí Minh Anh, giá bán 150.000đ/sp, thuế GTGT
10%.
Nợ TK 157: 50.000.000đ
Có TK 156: 50.000.000đ
Nghiệp vụ 2: Ngày 20/09/2008 Đại lí Minh Anh thông báo cho công ty Kim
Trâm biết đã bán được 400sp, hoa hồng đại lí được hưởng 10% doanh số bán
ra.
- Doanh số bán ra: 400*100.000 = 40.000.000đ
- Doanh thu: 400 * 150.000 = 60.000.000đ
Thuế VAT 10%: 10% * 60.000.000 = 6.000.000đ
- Tổng giá thanh toán : 66.000.000đ
- Hoa hồng đại lí: 10% * 66.000.000 = 6.600.000đ
Số tiền doanh nghiệp phải thu hồi từ đại lý Minh Anh : 59.400.000đ
+ Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: 40.000.000đ
Có TK 157: 40.000.000đ
+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 641: 6.600.000đ
10
Nợ TK 131: 59.400.000đ
Có TK 511: 60.000.000đ
Có TK 3331: 6.000.000đ
2. Giá vốn hàng bán:
2.1 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Nghiệp vụ 1: Tồn kho hàng hóa tháng 12/2007 số lượng 1000sp, đơn giá
100.000đ/sp
- Ngày 10/10/2008 Công ty Kim Trâm xuất bán 800 áo thun đầm ngủ theo
phiếu xuất kho số TP 01/1 giao cho siêu thi Big C, giá bán 120.000đ, thuế
GTGT 10%. Siêu thị Big C đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán.
Nhưng siêu thị Big C thỏa thuận trả 50% số tiền còn lại trả hết cho lô
hàng tiếp theo.
+ Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 80.000.000đ
Có TK 156: 80.000.000đ
+ Phản ánh doanh thu
Nợ TK 131: 52.800.000đ
Nợ TK 111: 52.800.000đ
Có TK 511: 96.000.000đ
Có TK 3331: 9.600.000đ
- Nghiệp vụ 2: Ngày 19/09/2008 công ty Kim Trâm và bán trực tiếp cho
khách hàng tại kho, số lượng 100sp trên phiếu xuất kho 003, đơn giá xuất
kho 5.000sp, trên hóa đơn giá bán chưa thuế 7.000đ/sp, thuế GTGT 10%.
+ Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 500.000đ
Có TK 156: 500.000đ
+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131: 770.000đ
Có TK 511: 700.000đ
Có TK 3331: 70.000đ
- Nghiệp vụ 3: Tồn kho hàng tháng 09/2008 số lượng 100sp, đơn giá
4.000đ/sp
- Ngày 20/09/2008 xuất bán áo thun cho công ty Hải Hà theo hóa đơn số
75701, số seri TM 2007, ngày 20/09, số lượng 100sp, đơn giá 5.000đ/sp,
thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền chuyển khoản.
+ Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: 400.000đ
Có TK 156: 400.000đ
+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 112: 550.000đ
Có TK 511: 500.000đ
11
Có TK 3331: 50.000
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ
Số Ngày
Diễn giải
Tài khoản đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có Số tiền Chứng
từ
001 05/09/08 Giá vốn hàng bán 632 157 40.000.000 HD
TP
01
10/09/08 Giá vốn hàng bán 632 156 80.000.000 HD
003 19/09/08 Giá vốn hàng bán 632 156 500.000 HD
7570
1
20/09/08
Giá vốn hàng bán 632 156 400.000
HD
30/09/08 Giá vốn hàng bán 632 156 1.374.490.391 HD
……. ……… ………………. ….. …. ……………. …….
TỔNG CỘNG 1.495.390.391
CÔNG TY TNHH SX – TM KIM TRÂM
122 Trương Công Định, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Số Hiệu: 632
Tên TK: Giá Vốn Hàng Bán
Tháng 9 năm 2008
Ngày Chứng Từ Ghi Diễn Giải Tài Số Tiền
12
tháng
cập
nhật
Sổ Khoản
Số Ngày Nợ Có
Số dư đầu
tháng 9
05/09/08 001 05/09/08 Xác định giá
vốn hàng gửi đi
bán
157 40.0000.000
10/09/08 TP 01 10/09/08 Xác định giá
vốn hàng bán
156 80.000.000
19/09/08 003 19/09/08 Xác định giá
vốn hàng bán
156 500.000
20/09/08 75701 20/09/08 Xác định giá
vốn hàng bán
156 400.000
30/09/08 30/09/08 Xác định giá
vốn hàng bán
156 1.374.390,391
31/09/08 31/09/08 Kết chuyển giá
vốn hàng bán
911 1.495.390.391
Cộng phát sinh
tháng 9
1.495.390.391 1.495.390.391
Số dư cuối
tháng 9
3. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
3.1 Các nghiệp vụ phát sinh:
- Nghiệp vụ 1: Ngày 06/09/2008 Công ty Kim Trâm xuất bán vải thun gia
công cho công ty TNHH TM – DV Cà Rốt theo hóa đơn số 23314 số seri
KV/2008N với trị giá tiền hàng là 7.500.000đ, thuế GTGT 10%.
Nợ TK 111: 8.250.000đ
Có TK 511: 7.500.000đ
Có TK 3331: 750.000đ
- Nghiệp vụ 2: Ngày 08/09/2008 Công ty Kim Trâm xuất khẩu áo thun T-
Shirt cho công ty Super Power S.R.O theo hóa đơn số 23315 số seri
KV/2008N trị giá tiền hàng là 1.545.922.455đ
Nợ TK 131: 1.545.922.455đ
Có TK 511: 1.545.922.455
- Nghiệp vụ 3: Ngày 29/09/2008 Công ty Kim Trâm xuất bán cho công ty
TNHH May và TM Thạch Bình, số hóa đơn 61401, số seri KV/2008N
13