Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

VẬN DỤNG các kỹ NĂNG GIAO TIẾP TRONG NGHÀNH học và CUỘC SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.18 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP..............................................2
1.1. Khái niệm chung.................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp........................................................................2
1.1.2. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản......................................................................2
1.1.2.1. Kỹ năng quan sát...........................................................................................2
1.1.2.2. Kỹ năng tạo lập mối quan hệ.........................................................................3
1.1.2.3. Kỹ năng lắng nghe tích cực...........................................................................3
1.1.2.4. Kỹ nằng phản hồi..........................................................................................5
1.1.2.5. Kỹ năng đặt câu hỏi.......................................................................................6
1.2. Ảnh hưởng của các kỹ năng tới quá trình giao tiếp............................................7
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG NGHÀNH
HỌC VÀ CUỘC SỐNG.............................................................................................9
2.1. Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong nghành học...................................................9
2.2. Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng tới thực tiễn..........................................................9
2.3. Những điểm cần chú ý trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp.........................10
2.3.1. Học cách lắng nghe........................................................................................10
2.3.2. Quan tâm đến cảm xúc của người khác.........................................................11
2.3.3. Sự động viên khích lệ.....................................................................................12
2.3.4. Kỹ năng quan sát............................................................................................12
2.3.5. Kỹ năng tạo lập mối quan hệ..........................................................................12
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN........................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................166
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA.........................................................................17

1


1. Đặt vấn đề
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống quan trọng nhất trong cuộc đời


mỗi người từ học sinh – sinh viên, người đi làm, chủ doanh nghiệp, bà nội trợ, đến
ông bà, cha mẹ, mọi đối tượng cần có kỹ năng giao tiếp khéo, ứng xử hiệu quả
trong các tình huống của cuộc sống, và xã hội. Khi giao tiếp với khách hàng cần ăn
nói khéo, và thuyết phục, khi nói chuyện với người lớn tuổi cần ăn nói lễ phép, lịch
sự, khi giao tiếp xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cần sự trung thực,
thẳng thắn…Vì vậy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa thành
công và hạnh phúc xen thêm trí tuệ cảm xúc.
Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Ngay cả những người
bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày, những người mà bạn gọi là “dẻo mỏ” hay
“người nói chuyện có duyên”. Những người đó nếu bạn để ý sẽ thấy họ tập nói
chuyện hằng ngày, nói nhiều và đúc rút kinh nghiệm và dần sở hữu kỹ năng giao
tiếp thành thạo nhuần nhuyễn hơn người khác.
Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, mà qua đó nảy
sinh sự tiếp xúc tâm lý được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng, sự rung
cảm và sự hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp trở thành một vấn đề rộng lớn có ý nghĩa
quan trọng trong khoa học, cuộc sống và sự phát triển của mỗi cá nhân.

1


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng nói chung là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức đã được
lĩnh hội để thực hiện một số hoạt động (nhiệm vụ) tương ứng.
Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức, hiểu biết
về quá trình giao tiếp, các yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp cũng
như sử dụng có hiệu quả các phương tiện giao tiếp, phối hợp hài hòa toàn bộ hành
vi, ứng xử, cử chỉ … để giúp chủ thể đạt được mục đích nhất định của hoạt động
giao tiếp đó.

Sự hiểu biết về hoạt động giao tiếp, cũng như sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ
năng giao tiếp thông qua luyện tập, rèn luyện sẽ giúp cá nhân đạt hiệu quả cao
trong quá trình giao tiếp và đạt tới trình độ nghệ thuật trong giao tiếp.
1.1.2. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản
1.1.2.1. Kỹ năng quan sát
Trong cuộc sống truyền thông bằng lời nói chỉ chiếm 30-40%. Có những nét
mặt cử… chỉ thay cho lời nói, phù hợp hơn lời nói và chúng củng cố những điều
phát ra bằng lời nói.
Kỹ năng quan sát là khả năng quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt …để nhận
biết những diễn biến tâm lí, những suy nghĩ của đối tượng giao tiếp nhằm thu thập
thông tin, so sánh chúng với thông tin qua ngôn ngữ để khẳng định tính xác thực
của thông tin và hiểu chính xác đối tượng.
Trong khi quan sát cần chú ý các đặc điểm sau:
- Phong thái của đối tác: cởi mở hay khép kín.
- Hành vi cơ thể như tư thế.
- Biểu lộ nét mặt, sắc mặt, ánh mắt (mỉn cười, cau mày, bặm môi…)
- Các hành vi liên quan đến giọng nói (âm giọng, chất giọng, tốc độ nói…)
- Những phản ứng sinh học tự nhiên (hơi thở gấp gáp, đỏ mặt, tái mặt…)
2


- Cách ăn mặc, trang điểm: diêm dúa, bình thường, cẩu thả…
Trong công tác xã hội kỹ năng quan sát giúp cho người nhân viên công tác xã
hội nhận định được cảm xúc, tâm trạng lo lắng, sợ hãi, hoang mang … của đối
tượng cần được giúp đỡ, từ đó hỗ trợ nâng đỡ họ bộc lộ, giải thỏa căng thẳng, Nhạy
cảm trong quan sát của nhân viên công tác xã hội sẽ thu nhập được rất nhiều thông
tin những điều cần biết mà đối tượng không thể diễn đạt bằng lời.
1.1.2.2. Kỹ năng tạo lập mối quan hệ
Mối quan hệ là cầu nối giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp, để họ
chia sẻ, hợp tác. Khi có mối quan hệ tốt các bên có cảm giác thân thuộc, sự hòa

hợp, sự an toàn cùng chia sẻ những hiểu biết, tâm tư nguyện vọng giữa hai bên.
Nhưng quan hệ không chỉ có sẵn mà cần tạo lập.
Việc tạo ra mối quan hệ tin tưởng và duy trì mối quan hệ đó đòi hỏi những kỹ
năng nhất định như sau:
- Gây ấn tượng tốt đẹp với đối tượng ngay từ phút tiếp xúc đầu tiên qua hành
vi cụ thể, thái độ, tỏ rõ thiện chí của mình.
- Trong giao tiếp chú ý tri giác đầy đủ, rõ ràng,chính xác các biểu hiện của đối
tượng.
- Tập chung chú ý tới đối tượng: đây là một cách tạo lập mối quan hệ có ý
thức không lời, hành vi này giúp cho đồi tác cảm nhận được sự công nhận của
chúng ta là tôi đang sẵn sàng, đang quan tâm tới anh và vui lòng đáp ứng nhu cầu
mong muốn của anh.
- Sự điều tiết: đây là phương tiện tự nhiên rất hữu hiệu để tạo lập sự tin tưởng
hoặc mối quan hệ, đó là những hành động điều chỉnh hành vi của chủ thể giao tiếp
cho phù hợp với những hành vi của đối tác ( nhịp thở, tư thế, âm giọng ) một cách
tinh tế, tế nhị.
1.1.2.3. Kỹ năng lắng nghe tích cực
* Khái niệm kỹ năng lắng nghe

3


Để thành công trong giao tiếp chúng ta không những cần thuật “ăn nói” mà
cần cả thuật lắng nghe, một kĩ thuật cơ bản trong truyền thông. Việc lắng nghhe
người khác, nắm bắt, thông hiểu các thông tin để có thái độ hành vi tương xứng là
điều rất có ý nghĩa trong giao tiếp.
Lắng nghe là sự tập chung cao độ để nghe và hiểu người đối thoại với mình,
nghe không chỉ bằng tai mà bằng các giác quan khác.
Lắng nghe là sự đi theo những suy nghĩ, cảm xúc của đối tác và hiểu cái họ
nói, họ nghi, họ cảm nhận theo quan điểm, giá trị của họ, theo khung quy chiếu của

họ. Nghe không chỉ bằng đòi mắt mà còn bằng cả khối óc, bằng con tim , và bằng
cảm xúc.
* Những kĩ thuật lắng nghe tích cực
- Nghe đối tượng không chỉ bằng tai mà là nghe bằng mắt, bằng trái tim: nghe
và quan sát, tập chung chú ý đối tượng.
- Nghe đối tượng trình bày và im lặng đến mức cần thiết. Tuy nhiên lắng nghe
không chỉ làm thing, mà cần có thái độ cần thiết để khuyến khích và khơi dậy sự
cởi mở.
- Trả lời hoặc phản ánh, tóm tắt ý của đối tượng.
- Sử dụng các câu hỏi đúng lúc và hợp lí.
- Tóm tắt những thông tin cần làm rõ, tâm trạng mà đối tượng trình bày.
- Tỏ sự đồng cảm: đặt mình vào vị trí hoàn cảnh của đối tượng để hiểu họ.
- Im lặng, không nghĩ đến việc khác, không chú ý vào việc nghĩ cách ứng phó,
trả lời bản thân mà quên đi sự có mặt của đối tượng.
- Tự kiềm chế, kiên nhẫn với thái độ tự tin, không ngắt lời đối tượng, hãy để
họ trình bày hết ý định, suy nghĩ của họ trước khi hỏi họ hay có các ý kiến tham
gia.
* Tác dụng của lắng nghe
- Lắng nghe sẽ phát triển mối quan hệ, vì khi được người khác lắng nghe đối
tượng cảm thấy được tôn trọng, được chấp nhận.
4


- Lắng nghe cũng là cánh tạo lập sự tin tưởng của đối tượng với chủ thể giao
tiếp, bởi vì khi được lắng nghe họ cảm nhận được sự tin tưởng, sự đồng cảm của
chủ thể giao tiếp và vì vậy họ cũng sẵn sàng tin tưởng người đang lắng nghe mình.
- Lắng nghe là cách thu thập được nhiều thông tin nhất và chính xác nhất.
* Những cản trở khi lắng nghe
- Tiếng ồn từ môi trường;
- Sự xao nhãng nội tâm;

+ Câu chuyện của đối tượng làm hồi tưởng lại những trải nghiệm, thành kiến
với đối tượng hay câu chuyện;
+ Sự lo âu lo sợ làm sao đáp ứng người nói;
+ Đang có tâm trạng căng thẳng;
+ Nghe chọn lọc theo ý chủ quan.;
1.1.2.4. Kỹ năng phản hồi
Phản hồi là sự phản ánh lại cho đối tác các thông tin, suy nghĩ, tâm trạng, cảm
xúc của mình cũng như của đối tác trong quá trình giao tiếp, lắng nghe.
Phản hồi chính là sự mô phỏng chính xác, không mang tính đánh giá về suy
nghĩ, cảm xúc, hành vi của đối tượng, là quá trình gửi lại cho đối tượng những
thông điệp như lời nói, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi mà ta đã được nhận từ đối tượng
và ngược lại.
Phản hồi giúp khẳng định lai thông tin, tránh hiểu lầm làm cơ sở cho việc điều
chỉnh cuộc giao tiếp đi đúng hướng.
* Nội dung phản hồi
Khi ta phản hồi ta có thể phản hồi lại nhiều nội dung thông tin khác nhau mà
ta tiếp nhận được từ đối tượng giao tiếp, nội dung thông tin có thể là:
- Tâm trạng, cảm xúc
- Bản thân thông điệp
- Nhận định, nhận xét của đối tác
- Trạng thái, cử chỉ, nét mặt…
5


* Kĩ thuật phản hồi
Có những cánh phản hồi khác nhau với những thông tin khác nhau:
- Phản hồi nội dung thông tin: nhận định và tóm tắt những nôi dung thông tin
đã nghe để xem mình đã hiểu đúng ý của người nói chưa. Khi phản hồi có thể nhắc
lại ý chính của người nói bằng ngôn ngữ của mình.
- Phản hồi tâm trạng, cảm xúc bằng cách nhận định lại tâm trạng, cảm xúc của

họ qua ngôn ngữ chủ thể giao tiếp.
- Nhận xét hành động chứ không phải tính cách con người.
- Có thể phản hồi một nội dung để tiếp tục khai khác các vấn đề đó.
- Có nhiều cách phản hồi qua tư thế, cử chỉ:
+ Điều chỉnh tư thế gần với tư thế của đối tượng
+ Biểu lộ cảm xúc tương đồng với đối tượng qua nét mặt
+ Sử dụng âm giọng để phản hồi ( lên giọng, xuống giọng… )
1.1.2.5. Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi là khả năng biết cách đưa ra những câu hỏi phù hợp
trong quá trình giao tiếp để thông qua câu trả lời của đối tượng thu thập được
những thông tin cần thiết đáp ứng mục đích, yêu cầu giao tiếp. Có hai dạng câu hỏi:
Câu hỏi đóng: là những câu hỏi có sẵn phương án trả lời hoặc có sẵn phương
án để lựa chọn. Loại câu hỏi này kém hiệu quả vì nó bó hẹp phạm vi thông tin. Tuy
Câu hỏi mở: là những câu hỏi không có sẵn phương án trả lời, người trả lời
đưa ra những câu trả lời theo suy nghĩ, cách hiểu, quan điểm của họ
* Kĩ năng đặt câu hỏi
+ Bắt đầu bằng những câu hỏi chung, gợi mở để kích thích sự bày tỏ cao về suy
nghĩ, cảm xúc của đối tác;
+ Có những câu hỏi định hướng vào chủ thể để dẫn dắt câu chuyện đúng hướng
hỏi rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết…
+ Có những câu hỏi trong tâm nhằm khai thác thông tin của đối tượng giao tiếp

6


+ Không nên đặt quá nhiều câu hỏi tại sao vì sẽ gây cho người được hỏi phản ứng
tự vệ.
1.2. Ảnh hưởng của các kĩ năng tới quá trình giao tiếp
Kỹ năng quan sát giúp chúng ta nhận ra những tâm tư và cảm xúc của đối
phương, thông qua biểu hiện trên gương mặt và cử chỉ, hành động. Nhờ nằm đươc

những điều này, khi giao tiếp ta có thể điều chỉnh lại lời nói và hành động sao cho
phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Tuy nhiên để hiểu được suy nghĩ của một người không phải chuyện dễ dàng,
nó càng khó hơn khi người khác cố dấu những gì mình đang nghĩ. Nhưng một khi
được gọi là “kỹ năng”, thì đó không phải là năng khiếu, bạn có thể học được và cải
thiện, chỉ cần siêng năng, chăm chỉ và có phương pháp rèn luyện sao đúng cách.
Vd: khi một nhân viên công tác xã hội làm việc với thân chủ của mình (một
trẻ em bị ấu dâm) thì họ luôn phải quan sát thật tinh tường, thông qua quan sát ta có
thể nắm bắt tâm lí trẻ và từ đó có thể khai thác thông tin nhanh hơn.
Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ, cách mở rộng mối quan hệ luôn là một chủ
đề có sức thu hút mạnh mẽ trong các cuộc giao tiếp.
Mọi người đều nói nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp, bạn phải hiểu
về tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ, và họ nói đúng. Một phần
lớn công việc được tìm thấy thông qua các mối quan hệ và nhiều người thậm chí
không thấy được các tin tuyển dụng vì nó chỉ tìm được thông qua các mối quan hệ.
Rõ ràng lắng nghe là một kỹ năng mà nếu cố gắng trau dồi chúng ta sẽ thu
được những lợi ích to lớn. Bằng cách trở thành một người lắng nghe tốt, bạn sẽ cải
thiện được năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng, thuyết phục và thương
lượng thành công với người khác. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh được những mâu
thuẫn và hiểu nhầm đáng tiếc. Hãy ý thức tầm quan trọng của lắng nghe, và bạn sẽ
tạo

đươc

ấn tượng với mọi người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy cực kì khó khăn để tập
trung vào những gì người khác đang nói, hãy cố nhẩm lại những gì họ nói – điều
7


này sẽ củng cố thêm thông điệp của họ và giúp bạn kiểm soát được ý nghĩ của

mình.
Kĩ năng đặt câu hỏi là một kĩ năng khá quan trọng trong giao tiếp hàng ngày.
Chúng ta phải hiểu rõ mục đích của cuộc trò chuyện, cần phải đưa ra được những
câu hỏi đúng trọng tâm mà không làm người đối diện phải cảm thấy khó chịu, từ đó
ta sẽ thu được những thông tin quan trọng và chính xác nhất.
Kĩ năng phản hổi là giúp hai bên hiểu rõ về nhau hơn, qua phản hồi ta có thể
hiểu rõ được tâm trạng của người nói, khi thái độ người đối diện không tốt thì sự
phản hồi của họ cũng không tốt.

8


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG NGHÀNH
HỌC VÀ CUỘC SỐNG
2.1. Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong nghành học
Kĩ năng giao tiếp trong công tác xã hội là một điều rất quan trọng, các kỹ năng
trong giao tiếp như quan sát, lắng nghe … sẽ giúp cho nhân viên công tác xã hội
tiếp cận được với thân chủ một cách nhanh chóng, thu thập thập thông tin một cách
rõ ràng.
VD: Khi nhân viên xã hội tiếp xúc với một em bé có bệnh trạng về tâm lí, khi
nhìn hoặc nhắc đến việc xây nhà em bé sẽ có phản xạ là run người và la hét. Trong
trường hợp này người nhân viên công tác xã hội phải có những câu hỏi để liên kết
và đặt những câu hỏi để tìm hiểu vấn đề và không làm kích thích cậu bé, bên cạnh
đó ta cũng phải lắng nghe những lời tâm sự của em để kết nối câu chuyện. Nhưng
ta phải kết hợp kĩ năng quan sát thân chủ để biết lúc nào nên đặt câu hỏi như thế
nào, quan sát phản ứng của người đối diện,quan sát được những lời họ không nói
được nhưng trước khi vào vấn đề ta phải kết nối tạo lập được mối quan hệ tạo được
sự an toàn, có cảm giác thân thuộc để từ đó ta có thể chia sẻ, tâm sự các câu chuyện
nhưng ta lại không thể quên đi kĩ năng phản hồi.
Khi tiếp xúc với một cá nhân nói riêng hay cộng đồng nói chung thì cần phải

có sư phối hợp giữa các kĩ năng này.
2.2. Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng tới thực tiễn
Dù một số hình thức giao tiếp đã được hiện đại hóa, ngôn từ ngày càng phong
phú đa dạng, và con người ngày càng có xu hướng làm việc với máy móc nhiều
hơn. Tuy vậy, luôn luôn cần giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các
đồng nghiệp, giữa bạn bè để có được sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau.
Quan trọng nhất, có được kỹ năng giao tiếp hiệu quả luôn là chìa khóa để
thành công trong việc thuyết phục mọi người, dù là cấp trên, cấp dưới, đối tác hay
khách hàng. Giao tiếp tốt có thể giúp bạn có được những mối quan hệ gắn bó thân
9


thiết và hữu dụng. Nó cũng giúp bản thân bạn trở thành con người lịch lãm, tài hoa
trong mắt người khác.
Là một sinh viên công tác đang ngồi trên ghế nhà trường em luôn có ý thức
rằng để có kỹ năng giao tiếp tốt thì sinh viên phải nắm vững kiến thức trong lĩnh
vực này và không ngừng luyện tập, vận dụng trong thực tiễn để việc giao tiếp được
tốt hơn. Chính sinh viên phải ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp đối với bản
thân, học tập, công việc và nhận ra những điểm yếu của mình để luôn trau dồi chứ
không chỉ “trường dạy gì em học nấy”. Vì vậy, trong giao tiếp hằng ngày, bản thân
sinh viên phải chú ý rèn luyện cách nói năng, quan sát, sử dụng ngôn ngữ phù hợp,
biết tạo lập và nuôi dưỡng các mối quan hệ, rèn luyện qua quan sát con người, qua
tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sống để hiệu quả giao tiếp ngày càng tốt hơn..
Hơn nữa, sinh viên cũng cần phải quan tâm lựa chọn trang phục phù hợp với hình
thể, với môi trường giao tiếp… để đẹp hơn trong mắt mọi người, tạo được thiện
cảm khi giao tiếp với mọi người.
Vai trò của giao tiếp trong đời sống hằng ngày, trong công việc quá rõ ràng
đến nỗi không cần phải nói nhiều. Nhưng để có được một kỹ năng giao tiếp tốt thì
khó mà đạt được. Đôi khi cũng là một sự việc, ví dụ như va quẹt xe chẳng hạn.
Nhưng có người cư xử bằng cách chửi mắng nhau dẫn đến bạo lực nhưng có người

lại

giải

quyết bằng cách xin lỗi một cách nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ. Sức mạnh của lời nói, vai trò
của giao tiếp rất ghê gớm. Nó có thể dẫn đến sự chia rẽ chỉ vì một câu nói diễn đạt
không rõ ràng đi cùng một hành động đầy hàm ý hoặc làm cho một tập thể trở nên
đoàn kết hơn nhiều.
2.3. Những điểm cần chú ý trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp
2.3.1. Học cách lắng nghe
Lắng nghe không chỉ là nghe đơn thuần; học cách lắng nghe không chỉ nội
dung được nói ra mà còn theo cách nào và những thông điệp không lời được gửi
10


gắm trong đó. Để xác định rõ những gì người khác nói và để tránh bất cứ sự nhầm
lẫn nào, cần cố gắng không suy nghĩ cần phải nói gì tiếp theo trong khi lắng nghe;
thay vào đó hãy tập trung vào thông điệp được gửi gắm. Bạn bè, đồng nghiệp và
những người quen biết khác sẽ đánh giá cao kỹ năng lắng nghe kỹ càng của bạn.
Lắng nghe trong công tác xã hội là một quá trình lắng nghe tích cực, đòi hỏi
người cán bộ xã hội phải biết quan sát hành vi của đối tượng một cách tinh tế, phải
tập trung chú ý cao độ và phải tôn trọng, chấp nhận đối tượng và vấn đề của họ,
đổng thời giúp họ nhận biết là đang được quan tâm và chia sẻ. Kỹ năng lắng nghe
thể hiện ở khả năng tập trung cao độ tới điều đối tượng trình bày và thể hiện qua
hành vi, cử chỉ. Nghe không chỉ bằng tai, mà còn bằng mát và cả bằng tâm của
người nhân viên xã hội.
Bạn có thể bắt đầu bằng bằng một câu hỏi dù là trong một cuộc họp hay buổi
thảo luận thông thường. Bạn cũng cần phải là người lắng nghe giỏi nếu bạn muốn
đặt câu hỏi hợp lý.
Một khi đã tạo ra không khí thoải mái, hãy tiếp tục nói chuyện với chủ đề

thích hợp. Đừng lo lắng nếu cách nói chuyện của bạn không đạt được hiệu quả
ngay lần đầu tiên. Điều quan trọng là bạn đã bắt đầu thử và tìm cách đạt được kết
quả tốt đẹp hơn ở lần kế tiếp.
Không nên vừa nghe người khác nói vừa sử dụng điện thoại, chơi game, lưới
Facebook, đọc báo hay xem truyền hình điều đó kiến người đối diện có cảm giác bị
xem thường, phớt lờ.
2.3.2. Quan tâm đến cảm xúc của người khác
Bạn cần thông cảm với khó khăn và khen ngợi mặt tích cực của người khác.
Để làm điều này bạn cần phải nhận thức được những gì đang xảy ra trong cuộc
sống của người khác. Bạn cần có ánh nhìn cảm thông và đừng ngần ngại hỏi ý kiến
người khác vì khi đó người được hỏi sẽ cảm thấy được coi trọng. Hãy xem xét
những gì bạn đang nói có thể mang lại tác động gì và giao tiếp với chuẩn mực mà
11


người khác có thể chấp nhận. Bạn cần xem xét hoàn cảnh và phản hồi từ quan điểm
của người khác. Cảm xúc của bạn phải đồng điệu với người khác, có như vậy bạn
mới hiểu được cảm xúc của họ.
2.3.3. Sự động viên khích lệ
Bạn nên đưa ra những lời nói, hành động hay lời khen ngợi để động viên
người khác. Bạn hãy làm cho người khác cảm thấy được chào đón, được mong chờ,
được coi trọng và được đánh giá cao trong quá trình giao tiếp. Nếu bạn làm cho
người khác biết rằng họ được coi trọng, có nhiều khả năng họ sẽ đem lại cho bạn
những điều tốt đẹp nhất. Cố gắng bảo đảm tất cả mọi người đều tham gia vào quá
trình tương tác hoặc giao tiếp kể cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu
quả và dùng những câu hỏi có tính gợi mở.
2.3.4. Kỹ năng quan sát
Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống trong bôi
cảnh của công tác xã hội, mục đích là sử dụng những dữ kiện quan sát được dể
hiểu đối tượng và hoàn cảnh của đối tượng. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình

thì không chỉ lời nói (ngôn ngữ) đem lại cho cán bộ xã hội những thông tin về đối
tượng, mà ngay cả những cử chỉ không lời của đối tượng cũng có thể mang lại cho
cán bộ xã hội những manh mối quan trọng về nội dung chuyển tải của đối tượng.
Để kỹ năng quan sát được thực hiện tốt thì người cán bộ xã hội phải có khả
nãng nhận thức tinh tế về các vấn đề của đối tượng, phải biết cách quan sát từ tổng
thể về hành vi, diện mạo bên ngoài của đối tượng, đến những đặc điểm tâm lý, đặc
biệt là những sắc thái tình cảm xảy ra giữa đối tượng với người khác và với chính
cán bộ xã hội.
2.3.5. Kĩ năng tạo lập mối quan hệ
Bạn có thể bắt đầu bằng bằng một câu hỏi dù là trong một cuộc họp hay buổi
thảo luận thông thường. Bạn cũng cần phải là người lắng nghe giỏi nếu bạn muốn
đặt câu hỏi hợp lý.

12


Một khi đã tạo ra không khí thoải mái, hãy tiếp tục nói chuyện với chủ đề
thích hợp. Đừng lo lắng nếu cách nói chuyện của bạn không đạt được hiệu quả
ngay lần đầu tiên. Điều quan trọng là bạn đã bắt đầu thử và tìm cách đạt được kết
quả tốt đẹp hơn ở lần kế tiếp.
Người nhân viên công tác xã hội luôn phải tạo lập được mối quan hệ với các
thân chủ của mình nó là cầu nối giữa hai chủ thể với nhau, khi hai bên đã tạo lập
được mối quan hệ người tiếp xúc đối diện sẽ có cảm giác an toàn, và có được sự
thân thuộc với thân chủ.

13


CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN
Có thể nói kĩ năng giao tiếp luôn là vấn đề quan trọng trong cuộc sống thực

tiễn và nghành học chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng
giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện, hay bế tắc
khi tìm hướng triển khai cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng. Đó là vì bạn chưa nắm
được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Có người hướng nội, có
người hướng ngoại, nhưng có một điều người hướng nội chưa chắc giao tiếp kém
và người hướng ngoại cũng không hẳn là người giao tiếp giỏi. Người giao tiếp hiệu
quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách
thuần thục nhất.
Không những vậy, khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc cao
hơn thì bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút
mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho
sự nghiệp của mình.
Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hình dung đến tầm quan
trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động, ảnh
hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi người là rất lớn. Có nhiều người
với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ các mối quan hệ hòa thuận trong gia
đình, tình bằng hữu giữa những người bạn ngày càng gắn bó, bền chặt, được những
đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin, được những
người xung quanh thật sự nể trọng….
Và tất cả những thành quả đó không phải ngẫu nhiên đến với mỗi người , mà
chỉ có thể có được thông qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc
giao tiếp, luôn tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua các
khóa học, hỏi hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm từ chính bản thân
mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù hợp nhất với bản thân mình trước mọi tình
huống giao tiếp đa dạng trong cuộc sống.

14


Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối

đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu
quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng
giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có
rất
nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng đặt câu hỏi,phản hồi… Để có được kỹ năng giao tiếp
tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn
cảnh.
Hàng ngày dù muốn hay không chúng ta đều phải giao tiếp với người khác. Nhưng
rất nhiều người vô cùng chủ quan khi giao tiếp, cụ thể là không chú trọng trong
việc
tạo thiện cảm thậm chí còn để rất nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến các mối
quan hệ trong giao tiếp.Người xưa đã có câu “ học ăn, học nói, học giói, học mở”
đây chắn là một bài học có giá trị đến ngàn đời sau.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học xã hội ( tập 2)
2. Báo chí
3. Internet

16


MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Kỹ năng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống (nguồn internet)


Cách sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp (nguồn internet)

17


Kỹ thuật điều chỉnh ánh mắt trong giao tiếp(nguồn internet)

18



×