Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.92 KB, 3 trang )

Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc
Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc: 90% giao tiếp của chúng ta là
phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn. Đặc biệt,
bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”
Có hai điều quan trọng tôi muốn đề cập với bạn trong bài viết này, đó là sự sẻ
chia và phê bình giữa mọi người với nhau trong giao tiếp hàng ngày.
Đầu tiên, ta hãy xem thử có cách nào giúp mọi người có thể trao đổi thông tin
cho nhau tốt hơn? Bạn hãy tạo điều kiện cho đối phương (bạn bè, đồng nghiệp,
người ấy ) cảm thấy thoải mái để có thể nói lên những cảm xúc, suy nghĩ,
mộng tưởng, những buồn đau, phàn nàn mà không phải e ngại rằng bạn sẽ bác
lại, thuyết giáo hay đơn giản bỏ ngoài tai lời họ nói. Xem thêm các bài viết về ky
nang mem và kỹ năng giao tiếp tại đây
Chúng ta thường có khuynh hướng chỉ trích người khác nghiêm khắc như với
chính bản thân mình nhưng lại quên rằng mỗi người đều có cảm xúc riêng của
mình. Vì thế, trước hết hãy xem xét lại chính mình. Cố gắng không đổ thừa mọi
vấn đề nảy sinh lên đối phương. Chính bạn chứ không phải ai khác phải kiểm
soát mọi đổi thay ở mình và cái tính ưa đổ thừa. Và nữa, đừng vội vàng kể mọi
chuyện không vui của mình. Thỉnh thoảng nên giữ riêng mọi phiền muộn và kể
cho người khác nghe sau.
Phương pháp "Hoàn thành câu"
Hãy dành thời gian để nói chuyện chân thành với nhau, cả hai bạn nên thay
phiên nhau nói những vấn đề sau:
- Giao tiếp đối với mình có nghĩa là
- Mình thấy việc khó khăn nhất khi làm thân với người khác là
- Thỉnh thoảng mình không muốn nói chuyện vì
Tự khám phá mình
- Tôi là người mà
- Một trong những điều tôi muốn mọi người biết về tôi là
- Thời điểm tôi muốn nói những điều quan trọng là
- Thời điểm tôi muốn nói lên những cảm xúc của mình là
- Nếu tôi mở lòng tâm sự với người khác thì


- Khi người ta cố gắng nói chuyện với tôi, tôi đôi khi
Phát hiện ra những trở ngại khi giao tiếp
- Nếu tôi quan tâm hơn đến phản ứng của mọi người thì
- Thỉnh thoảng tôi cứng miệng vì
- Tôi thường gây khó xử cho người nói chuyện với tôi khi tôi
Điều thứ hai tôi muốn nói với bạn là cách chúng ta phê bình người khác sao cho
khéo léo. Nên nhớ đó phải là một lời phê bình có tính xây dựng. Khi bạn phê
bình người khác thì phải phê bình cho chính xác, bạn hãy cố gắng cung cấp
thông tin có giá trị cho người ta, giúp họ hiểu chính xác họ cần phải thay đổi cái
gì. Nên nhớ rằng thái độ của người bị phê bình có thể thay đổi. Nếu họ không
thể giải quyết vấn đề, bạn sẽ chỉ làm cho vấn đề thêm rối rắm. Bạn hãy cư xử
quyết đoán, nói một cách quyết đoán và cố gắng đừng để cảm xúc lấn át khi
nói.
Còn nữa, đừng đổ thừa hay làm bẽ mặt người khác nhé. Hãy cho họ lí do để họ
thay đổi, vạch ra những ích lợi khi họ đi theo những chỉ dẫn của bạn. Hãy biết
chọn thời điểm để phê bình, không phê bình người ta ở nơi công cộng và kiên
nhẫn đợi người ta vui vui hãy nói. Hãy xem phê bình chỉ là một sự phản hồi,
không phải là một hình phạt nhé. Thay đổi chủ động trong mọi tình huống có thể
giúp bạn thành công đấy. Dưới đây là 9 cách giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp
trong công việc:
Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán
Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện
tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ
ràng, khẳng khái.
Không nói vòng vo
Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy
nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy
nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn
trọng thời gian của đối phương.
Tránh ậm ừ

Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ
thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi
người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong
cuộc nói chuyện của mình.
Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”
Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine,
một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ.
Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn. Đặc biệt, bạn nên
tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người
nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà
tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên,
bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm
giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.
Hỏi lại những điều chưa rõ
Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn
nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với
người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn. Liên lạc qua ánh mắt
Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết
bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không
thông qua ánh mắt của bạn.
Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết
Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi
các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản
nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự
tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã
hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.
Nhớ tên người đối diện
Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên
của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất
vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh

Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.
Tạo sự thân mật
Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác
như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy
thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên
tục ngắt lời đối phương.

×