Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tang ma Trung Quốc và những điều liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.93 KB, 19 trang )

I, Giới thiệu chung
Người Trung Quốc có quan niệm “Sống gửi thác về”, có nghĩa là cuộc sống trên
dương thế chỉ là tạm bợ còn chết mới là trở về cõi vĩnh hằng, cõi thực của con
người. Đồng thời họ cũng là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân
tộc nên tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình của người Trung Quốc.
Tang lễ luôn được tổ chức cẩn thận và mang đậm màu sắc của dân tộc với hơn
5000 năm lịch sử này. Được biết, thời kì đánh dấu sự ra đời của phong tục mai táng
người chết ở Trung Quốc là thời Chu (khoảng thế kỉ 11 đến năm 256 TCN)
II, Các quy trình và nghi thức trong tổ chức tang ma
Theo các nhà sử học Trung Quốc (tham khảo sách Trung Quốc Văn Hóa Sử) thì
phong tục tang ma của người Trung Quốc được cử hành theo 17 nghi thức còn
theo sách “Nghi lễ của người Trung Hoa” do Bùi Quang Tiêu chủ biên có đề cập
đến 9 quy trình trong Tang ma của người Trung Quốc. Sau đây chúng ta cùng điểm
sơ qua 17 nghi thức và 9 quy trình đó.
a, 17 nghi thức tang ma Trung Quốc
1.

Phủ liễm (đình thi): người chết được bỏ hết quần áo và đặt bên cửa sổ phía
Nam rồi đắp một loại chăn liệm đặc chế.

2.

Phục hồn (chiêu hồn): người nhà gọi hồn người chết bằng cách lấy áo cũ của
người đã mất chạy ra cửa phía Bắc (đại diện cho u giới, thế giới linh hồn) gọi
tên người chết “hãy quay về đi” 3 lần, sau đó đem áo này mặc lại cho người
chết (mang hình thái tín ngưỡng cổ – níu kéo người chết)

3.

Phụng thể phách tinh thần: Trang điểm cho thi thể (khiết sĩ), để tấm ván cố
định ở chân để dễ đi giày (xuyết túc). Sau đó để cơm rượu ở phía đông, sát


người chết để cúng quỷ thần.

4.

Điếu Táng: Người thân và bạn bè đến viếng người chết phải khóc to và đưa
chăn áo tặng cho người chết (còn gọi là tụy)
Vi minh: Làm một lá cờ (tùy theo thân phận, thứ cấp của người mất) trên
viết tên người chết, cắm vào gậy trúc và đặt ở phía Tây trước nhà.

5.

6.

Trần tập sự cập hưu dục, phạn hàm chi cụ: Bày các dụng cụ dùng để tắm rửa,
thay quần áo và độ phạn hàm cho người chết.
1


7.

Hưu dục, phạn hàm, tập thi: Thay đồ, tắm rửa, phạn hàm, mặc ba bộ áo mới
“tam xương” cho người chết.

8.

Thiết trùng: khắc ván gỗ ghi tên người chết để tượng trưng cho linh hồn của
người chết hay còn gọi là “trùng”.

9.


Vu bốc trạch triệu, táng nhật: Thầy cúng chọn ngày (bằng cách bói mai rùa)
và vị trí mộ. Gia chủ đưa đồ cúng ra nơi chôn cất làm lễ trước.

10.

Ký tịch: Buổi tối trước khi hạ táng 2 ngày, chủ nhân lại ở trước linh cữu khóc
một lần nữa và thông báo cho mọi người thời gian đưa ma.

11.

Trần tiểu liễn cập điện tiểu liễn soạn: Đặt áo quần của người chết vào quan
tài (do người thân tặng). Nam nữ phải bỏ hết trang sức và quấn tóc lên đầu.
Đàn ông phải để lộ cánh tay và không ngừng dẫm chân khóc và đưa cơm
rượu lên cúng cho người chết. Đêm hôm đó đốt đèn trong sân suốt đêm.

12.

Đại liễm (nhập quan): Từ sáng sớm mọi người đem quần áo dùng cho đại
liễm, cơm rượu cỗ cúng và quan tài đặt ở trong nhà. Gia chủ cùng người
thần đích thân đặt thi hài người chết vào quan tài trong cảnh thương tiếc.

13.

Thành phục: chủ nhân mặc áo tang và sau đó tiến hành cúng cơm cho người
chết.

14.

Chiêu tịch khốc điện: Khách đến viếng và chủ nhân đón tiếp khách trong
trạng thái bi cảm khóc thương và khách động viên chủ nhân. Trước hôm an

táng 1 ngày chủ nhân chuyên linh cữu đặt ở Tổ miếu và để trần 1 cánh tay
vừa khóc vừa nhảy.

15.

Hạ táng: sáng sớm chủ nhân bày cỗ cúng ra ngoài cửa cử hành lễ cúng và
công bố lễ vật mọi người đem tặng cho người chết. Sau đó chủ nhân và
khách cùng chuyển linh cữu ra mộ và hạ táng. Khi hạ huyệt, chủ nhân nam
quay mặt về hướng Tây, chủ nhân nữ quay mặt về hướng đông (không được
khóc). Sau khi lấp đất xong chủ nhân mới khóc và nhảy “dõng vô toán”.

2


16.

Phản khóc cập ngu lễ: Chủ nhân và rước linh vị người chết quay về tổ miếu
đặt trên tuẫn cung (linh đường) vừa khóc vừa nhảy (thể hiện sự đau buồn và
an ủi người chết một lần nữa).

17.

Phụ tế: đem thần chủ người mất đặt ở vị trí thích hợp trong tổ miếu để
hưởng cúng lễ tổ tiên. Sau đó chuyển linh vị người chết về nhà thờ, hết 2
năm (mãn tang) mới được mang về tổ miếu thờ.

b, 9 quy trình trong tang ma Trung Quốc
1.

Tống Chung: Tập quán dân gian của Trung Quốc cho rằng, phàm người

nào sống đến 60 tuổi trở lên đã được coi là thọ, nếu chết đi thì được gọi là
“Hỷ tang”, cũng là “bạch hỷ sự” . Đối với những người chết gia này, những
người thân trong gia đình đã có chuẩn bị trước về mặt tâm lý cũng như
phương diện vật chất.
Trước lúc người thân lâm chung, con cháu phải luôn ngày đêm túc trực
bên cạnh trông coi, gọi là “Tống chung”. Lúc người thân sắp hấp hối, người
trong gia đình dời người bệnh từ phòng ngủ ra trước giường ván đã được
đặt sẵn ở chính đình. Người nam sẽ đặt ở chính tẩm, phía bên phải. Nếu là
nữ đặt ở nội tẩm, ở bên trái. Phải dời người sắp chết ra trước chính đình, vì
tục lệ cho rằng chính giữa nhà là nơi tốt nhất mà họ có thể yên lòng nhắm
mắt. Người xưa tin rằng, nếu người ta chết trong giường ngủ của mình, thì
linh hồn sẽ bị treo ở trên giường, không được siêu độ. Ngoài ra nếu người
chưa thành niên mà chết yểu, tuy không được rời ra đặt ở chính đình,
nhưng cũng phải dời họ đặt nằm ở dưới đất trước giường. Tiếp đến là “Thụ
hồn bạc”tức gần chân người chết sẽ phải cúng “Cơm dưới chân”, đốt giấy
tiền vàng bạc và thắp nến, ấy là để họ có thức ăn và lộ phí.

2.

Sơ chung: Thi thể người chết được đặt nàm trên chiếc chiếu trong nội
đường, đây gọi là “Hạ tháp”, nằm trên linh sáng. Phải đặt màn trướng ở
ngoài. Tạm thời vẫn chưa lập linh vị. Lúc này thi thể phải nằm đầu hướng ra
ngoài, ở dưới chân có đặt một chiếc đại hoặc chén bát nhỏ trong đó có đựng
dầu để thắp bấc đèn. Đây gọi là ngọn đèn của người chết, gọi là “trường
minh đăng”. Cách làm này dựa theo tập tục của dân tộc Trung Hoa, vì họ cho
rằng làm như thế có thể tận trung chữ hiếu. Xưa có cách nói “Thọ chung
3


chính tẩm”, tức là đặt thi thể trên linh sàng. Sau khi chính tẩm, người nhà sẽ

phát giấy báo tang cho thân bằng quyến thuộc, đồng thời bàn bạc về việc lo
hậu sự cho người chết. Tiếp theo là “Phục lễ”, chiêu hồn. Người nhà sẽ lên
mồ mả tổ tiên để gọi người chết hu vọng rằng “Phục lễ” gọi được hồn người
chết trở về. Tiếp đến là “Sơ khốc”, bắt đầu khóc than, xác nhận một điều
rằng người thân của mình đã thực sự lìa khỏi trần thế. Đây là biểu hiện về
nỗi đau thương.
3.

Nhập liệm: Còn gọi là Trang liễm, đặt người chết vào trong quan mộc. Là
thời gian chờ để đặt người chết vào quan tài. 3 ngày sau khi mất gọi là Tiểu
Liễm, năm ngày là Đại liễm. Sau lễ nhập liệm là “thủ linh” còn được gọi là
“Hộ lĩnh” lúc này con cái sẽ túc trực bên người chết để đợi đến khi nhập
quan

4.

Báo Tang: Báo tin nhà có người thân mất để cho họ hàng làng xóm biết và
đến phúng viếng.

5.

Thành phục: Con cháu trong nhà mặc đồ tang. Trung Quốc có lỗi nói
“tuân lễ thành phục”. Chế độ ngũ phục truyền thống không chỉ được áp
dụng trong mai táng mà còn là mục tiêu giới định về mối quan hệ gần xa của
thân bằng quyến thuộc. Vào thời đại Chu Tần. nó đã cơ bản được định hình.
Khi người thân mất, việc đội tang phải theo một lễ chế nghiêm ngặt, không
được có sự sai sót. Thành phục là một “Nghi lễ” cơ bản, tùy vào mối quan hệ
với người chết mà mặc trang phục. Nhìn vào tang phục cỏ thể biết được mối
quan hệ của người tang với người chết. Không chỉ giải thích rõ mối quan hệ
nội bộ trong giới gia tộc mà nó còn quy định một cách thành tục về quyền

lợi và nghĩa vụ giữa họ. Giả sử là cha con, ngũ phục thuộc loại “Trầm suy”, sử
dụng loại vải thô nhất có viền lông, phục tang ba năm, đồng thời họ cũng là
người có quyền thừa kế di sản của người chết. Do các mối quan hệ là rất
rộng lớn nên phục tang cũng rất phức tạp, vừa tinh tế mà phải tỉ mỉ.

6.

Phúng điếu: Khổng Tử nói : “Tang chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ” nghĩa là khi có
tang lễ ở mỗi gia đình, phúng điếu cũng được xem là nội dung quan trọng.
Lễ số và phương thức phúng điếu cũng có nhiều khác biệt. Tất cả những
người chí thân khi vừa nhận được cáo phó, phải kịp thời đến với tang gia
ngay. Những người thân thuộc loại “Trảm suy” như con trai, con dâu, con
4


gái, con rể,.. sẽ gác mọi công việc nhà lại, vội vàng đi bôn tang. Khi gần đến
tang gia phải “Vọng hương nhị ca”, tức là khóc thương thảm thiết. Người
con gái đã lấy chồng vừa đi vừa phải khóc trên đường, đến nơi phải quỳ
khấu trước linh đường mà khóc than đợi khi có người đến an ủi mới được
ngưng khóc. Những thành viên khác trong thân tộc có mối quan hệ gần gũi
thân thiết, tuy không đau thương bằng con cái của người chết, nhưng cũng
phải biểu hiện rõ nỗi buồn thương cực độ của mình.
Khi thân bằng quyến thuộc đến phúng điếu, người đội tang chí thân nhất
phải đến quỳ bái mà nghênh tiếp rồi mới về hầu cạnh linh đường, lúc đó
cũng kèm theo nghi trượng cổ nhạc. Người đến phúng điếu, trước tiên khấu
đầu 4 lần trước linh cữu, sau khi tang gia trả lễ xong đến trước phòng giao
lễ. Ở một số nơi nếu người phúng điếu không phải là người chí thân của
người chết hoặc trưởng bối của người chết thì chỉ cần đốt vài tờ tiền giấy
trước linh đường là được.
Thân hữu đến phúng điếu phải mang theo lễ phẩm hay lễ kim. Lễ phẩm gốm

biển ngạch, văn liên, hương chúc, giấy tiền… và đó cũng có thể là tấm văn
chương. Bất luận chất liệu vải của văn chương như thế nào, màu của nó
nhất thiết phải là xanh, xanh lam hay màu trắng, phía trên có dòng chữ trắng
sáng “Anh oanh thiên cổ”, … Nếu lễ vật là ngân kim phải dùng giấy màu vàng
hay xanh lam bao gói kỹ càng, ghi rõ số lượng. Hầu hết bây giờ đều là đưa
trực tiếp cho tang chủ để tránh sự sai sót.
7.

Tiếp Tam: Truyền thuyết dân gian xưa cho rằng, sau khi chết được 3 ngày,
linh hồn sẽ chính thức xuống địa phủ. Cũng có thể sẽ được thần, Phật hay sứ
giả của thần Phật là Kim Đồng Ngọc Nữ đón đi. Ai cũng đều muốn người
thân của mình sẽ được lên trời, nhưng muốn được như vậy thì lúc còn sống
họ phải tích nhiều công đức.
Nhưng dân gian cho rằng, sau khi chết qua 3 ngày, khi linh hồn của họ đã rời
khỏi xác, mời Tăng nhân đến làm lễ tụng kinh sám hối, tích đức chuộc tội,
người chết sẽ được lên thiên đàng. Do vậy đã hình thành phong tục “Tiếp
tam”, con cái của người chết mong muốn đưa người thân lên Tây thiên, do
vậy còn được gọi là “Tống tam” hay “Nghênh tam.” Muốn đưa người thân
lên Tây thiên tất nhiên phải cần có xe, ngựa. Những thứ này được làm bằng
giấy, tục gọi là “Bảo mã tố xa”, có nơi làm rất công phu. Ngoài ra còn có tủ
rương để đựng hành trang và những vật dụng khác.

5


Thời giờ làm lễ tống tam thường là vào lúc chiều tối, Tăng chúng niệm kinh
lễ Phật, có người cổ nhạc hát theo, đồng thời cũng còn có hàng loạt những
tục nghi khác. Sau đó ngựa xe sẽ được con cái của người chết đưa ra cửa,
đem đốt ở một địa điểm hướng tây của ngôi nhà.
8.


Phát dẫn: Phát dẫn, hạ tang là nghi tục khi tang lễ sắp kết thúc. Theo tục
lệ cổ xưa, nếu tang lễ quá dài, thi thể sẽ không được bảo tồn cho đến lúc
chôn, người sống cũng sẽ rất vất vả lo toan tất bật. Do vậy xuất hiện các lễ
“Khát táng”, “Huyết táng”, tức nội trong 7 ngày phải đem đi chôn. Kỳ hạn
ngừng tang cụ thể không giống nhau, nó liên quan đến địa vị xã hội, kinh tế,
chính trị,..,Mọi người sẽ dải tiền vàng, nhất là lúc qua cầu, qua đường như lộ
phí để đi đường.

9.

Cư tang: Bản chất của việc cư tang là sự hiếu đạo là thân tình của người
thân với người đã khuất. Trong khoảng thời gian người thân mất, con cháu
phải ngừng lại các mặt sinh hoạt bình thường để thể hiện nỗi bi thương, tư
niệm người quá cố. Truyền thống xưa quan niệm rằng: lúc mới sinh ra, con
cháu ba năm đầu luôn trong vòng tay ôm ấp của cha mẹ, được chăm súc,
mớm bú,.. Do vậy khi cha mẹ mất đi, phải báo hiếu 3 năm. Với những
người làm quan tại triều đình, họ sẽ được nghỉ phép dài hạn để về nhà cư
tang khi cha mẹ mất.
Như vậy, sau khi an táng xong, người Trung Quốc có phong tục để tang
cho người đã khuất, tùy theo mối quan hệ thân sơ, từ 1 tháng cho đến 3
năm. Trong vòng thời gian để tang người sống tiếp tục thực hiện một số nghi
thức khác tùy theo quan niệm của từng thời kỳ hay ảnh hưởng của các tôn
giáo như: Đời Thương mở đầu hình thức tuẫn táng (chôn người sống theo);
đời Hán, Tấn, Nam Bắc Triều đã lưu hành tiền giấy, đốt nhà giấy, hòm giấy;
khi Phật giáo du nhập vào thì hình thành nghi thức cúng Trai thất, Chung
thất; hay các phong tục cúng khác như: cúng 100 ngày, tiểu tường (giỗ đầu),
Đại tường (hết tang)…

III, Một số đặc điểm tiêu biểu trong tang ma Trung Quốc

-

Về Tang phục: Từ xưa người Trung Quốc đã có quan niệm về trang phục và
màu sắc để thể hiện từng bối cảnh, ý nghĩa khác nhau. Tang phục cũng có sự
6


thay đổi không ngừng trong các triều đại Phong kiến và có sự phân biệt tầng
lớp, xa gần. Tuy nhiên đều lấy màu trắng là màu chủ đạo và thể hiện lễ chế
tông pháp “trọng nam, trọng đích”.Đối với tang ma ở Trung Quốc có 5 loại
và mỗi loại có các hình thức khác nhau để biểu thị mối quan hệ giữa người
đã khuất với người còn sống như sau:

-



Trảm thôi (đại tang – Tang 3 năm): là loại cao nhất trong tang phục, với
chất liệu là vải gai thô, không khâu mép vải để lộ chỗ chém đứt để may
áo; dùng “tư điệt” (dây lưng bằng gai thô) quấn chặt phần dưới thân; tay
cầm “trượng khốc tang bồng” (gậy bằng trúc không cạo vỏ – biểu thị đau
thương không thể đứng thẳng phải dùng gậy chống); chân đi giày cỏ
“gian cục” và đầu đội “quan thằng anh” (loại mũ dùng dây gai quấn lại).
Người mặc trảm thôi trong 3 năm để chịu tang thì được xem là “hiếu tử”.
Sách Thanh hội quy định: “Trảm thôi chủ yếu dùng để con trai, con gái và
con dâu mặc để chịu tang cha mẹ. Nếu không có con trai thì cháu hoặc
chắt đích tôn phải thay hoặc vợ và thiếp để tang cho chồng”.




Tư thôi (cơ niên – tang 1 năm có chống gậy): Dùng vải gai thô nhưng
viền mép đều và chống gậy trúc cạo nhẵn, hạn dùng trong 1 năm.



Đại công (tang 9 tháng): Vải gai mịn đã qua gia công, màu ngà, hạn mặc
trong vòng 9 tháng.



Tiểu công (tang 5 tháng): vải gai mịn hơn, màu trắng, hạn mặc trong 5
tháng, là tang phục của anh em trai.



Ti ma (tang 3 tháng): may bằng vải tinh chế màu trắng, hạn mặc trong 3
tháng (loại nhẹ nhất trong ngũ tang phục).

Thời hạn để tang đối với những người có quan hệ gần được quy định rất rõ
ràng. Ví dụ như sau:
Quan hệ
Cố ông/bà
Cụ ông/bà
Ông, bà

Thời gian để tang
Tư thôi, 3 tháng
Tư thôi, 5 tháng
Tư thôi, không phải chống gậy thì 1
7



Cha, mẹ/ Cha, mẹ chồng
Anh em ruột
Chị em ruột
Cha mẹ vợ
Chồng
Vợ
Vợ kế
Con rể

năm
Trảm thôi, 3 năm
Tang 1 năm
Còn ở nhà: tang 1 năm
Lấy chồng: tang 9 tháng
Tang 1 năm, ngoài ra con rể không
phải để tang một người nào khác
bên vợ
Trảm thôi, 3 năm
Tang 1 năm
Nếu có con: tang 9 tháng
Không có con: tang 5 tháng
Tang 3 tháng

Nhìn vào thời hạn để tang này, ta có thể thấy rõ tư tưởng “trọng nam” ở
Trung Quốc: để tang người nam luôn lâu hơn người nữ, vợ phải để tang tất
cả những người bên họ hàng nhà chồng nhưng người chồng chỉ phải để tang
cha mẹ vợ, để tang cha mẹ chồng lâu hơn cha mẹ vợ…
-


Về đồ tùy táng: Theo thời gian và các triều đại khác nhau thì người Trung
Quốc cũng có những sự thay đổi rất riêng về đồ chôn theo người chết. Ví dụ
như:
• Thời cổ đại: sau khi chết đi, thân nhân của người chết họ chôn theo
những vật dụng cần thiết kể khi còn sống của người đó như dụng cụ
lao động. Đây là họ biểu lộ mối thâm tình sâu đậm khi sống sao thì lúc
chết cũng như thế.
• Thời Chu: tất cả những vật dụng quý giá của họ khi còn sống kể cả thê
thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo. Về sau tục lệ
vô nhân đạo này đã được bãi bỏ để thay vào đó là Sô linh (người bện
bằng cỏ).
• Năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa: Bắt đầu từ khi có
giấy, ông Vương Dũ nghĩ đến việc biến chế vàng bạc, áo quần… bằng
giấy thay cho đồ thật để đốt đi sau khi cúng kính.
• Theo nhà tư tưởng Vương Dư đời Đường cho rằng: “Từ thời nhà Hán,
đã có tục chôn tiền và đời sau lấy giấy thay tiền”.

8


-

Chọn ngày tổ chức đám tang và vị trí chôn cất: Thông thường, trong quan
niệm của người Trung Quốc, khi có người mất phải xem ngày, xem giờ và vị
trí chôn cất để tránh những điều không may xảy ra. Vị trí của mộ tốt hay xấu
có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Có một số điều kiêng kỵ khi chọn vị
trí chôn cất như: Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớn, không chôn cất
ở nơi có bãi cát và nước chảy xiết, không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang
vắng, không chôn trên đỉnh núi cô độc, không chôn xung quanh đền, chùa,

miếu, không chôn gần nhà tù, không chôn nơi đồi núi hỗn loạn, không chôn
nơi phong cảnh u sầu, không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn
định…

-

Cắm một cái cọc bằng kim loại suốt chân giường người chết hoặc để con
dao trên đầu (bụng) người chết để trừ ma quỷ quấy phá.
Khi chưa nhập quan, luôn luôn thắp hương nến (nếu không có nến thì thắp
ngọn đèn dầu) cho đến khi hạ huyệt không để tắt hương đèn để xua đuổi tà
khí.
Hai bên hương án, phía gần kề áo quan, người ta đặt hai cây chuối con để
trừ tà khí
Dựng bó đuốc to ở giữa sân vào ban đêm trước lễ an táng (nếu để qua
đêm), con cháu và thân nhân túc trực quanh linh cữu (lễ “Chúc thực” ban
đêm, nghĩa là “lễ trồng bó đuốc”) để xua đuổi tà ma (quan niệm ma sợ lửa).
Khi thi thể co cứng lại thì cần hơ lửa và nắn hoặc dùng cồn, rượu xoa bóp,
nếu vẫn còn cứng lại thì có thuật dùng hai chiếc đũa cả để hai bên mép áo
quan rồi cho thi hài lọt xuống dần, khi thi hài dã lọt vào áo quan rồi thì phải
cắt bỏ những dây buộc chân, buộc tay, buộc vai, buộc mông để người chết
có thể nằm thoải mái.
Sau lễ nhập quan phải đốt lỗ hung (lỗ đào ở chính giữa giường người mới
chết nằm khi chưa nhập quan. Chất đốt có thể dùng trấu, than , củi hoặc giẻ
rách…). Dùng khói lửa, ánh sáng mặt trời (đốt hương, nến, đèn, đuốc, than,
trấu, dỡ mái nhà, mở rộng cửa, đào lỗ hung, đốt pháo…) để triệt tiêu hơi
lạnh.
Đối với những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết
đuối hay do thú dữ vồ… không tìm được tử thi. Thân nhân làm hình nhân và
làm lễ “Chiêu hồn nạp táng” an táng theo như lễ an táng thông thường.
Dùng gỗ hoặc đất sét gọt đẽo nhào nặn thành hình người kích thước của

hình nhân khoảng 30-40 cm chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được

-

-

-

-

-

9


-

khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng gỗ vàng tâm, hoặc đưa vào tiểu sành.
Trên hình nhân có phủ lên linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống
như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa
ấn phù phép để vong hồn nhập vào hình nhân.
Đối với những người đến dự lễ tang, nhất dự khâm liệm cần có những
phương thuật để phòng chống hơi lạnh như ngậm gừng sống, uống nước lá
nhót, ăn trầu và xông khói vỏ bưởi, bồ kết trước và sau khi đến lễ tang.

Hiện nay, với đời sống công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhiều
hình thức tang ma cổ truyền mang tính mê tín đang dần dẹp bỏ như: đốt vàng mã,
hình nhân thế mạng…hay các nghi thức rườm rà khác. Thay vào đó là các công ty
mai táng ra đời với đội ngũ chuyên môn, chuyên nghiệp có nhiều dịch vụ khác
nhau để phù hợp với túi tiền của từng đối tượng.

Đáng chú ý hơn cả là sự thay đổi của các vật phẩm phúng viếng. Nó phản ánh rõ
nhất ảnh hưởng của cơ chế thị trường, của thời kì đổi mới (cả ở cách nghĩ của
người dân), in dấu sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật, của mức sống xã
hội. Xưa kia, người ta dùng vàng hương, cau rượu, câu đối, vòng hoa và họ hàng
thì dùng chè xanh hay gạo để đỡ đần tang chủ. Ngày nay, phúng viếng tang ma
người ta dùng hương, nến và “phong bì” với quan niệm để cho giản tiện, lịch sự và
không bị coi là “cổ hủ”. Câu đối ngày càng ít dần, vòng hoa thờ thường chỉ có các
cơ quan, đoàn thể sử dụng. Nến thắp trên áo quan thay thế cho dầu bông xưa kia
và mỗi người chết đều có ảnh để thờ cúng.

IV, Một số kiêng kị trong tang ma
-

Kỵ để người đã khuất ở trần: Người phương Đông thường rất kĩ tính trong
nghi thức khâm liệm. Gia đình phải chuẩn bị sẵn quần áo đẹp cho người
mất, kỵ để người đã khuất ở trần trong đám tang. Thường thì người già đến
một tuổi nào đó hoặc sức khỏe yếu sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị sẵn áo liệm.
Áo liệm thường được chuẩn bị theo số lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái… Vì theo quan
niệm dân gian, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa. Áo liệm
10


-

-

-

-


-

-

-

được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban phúc
cho con cháu. Đặc biệt, áo liệm không được làm từ da và lông do quan niệm
rằng, nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu
thai thành động vật.
Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết: Trong đám tang, thi thi hài
chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi giữ ngày đêm.
Ngoài mục đích để thể hiện lòng thương tiếc thì điều này còn nhằm tránh
chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (tức là
người chết bật dậy để bắt người).
Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết: Từ xa xưa người Phương
Đông cho rằng trong quá trình khâm liệm, con cháu dù thương tiếc đến đâu
cũng không được để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết để tránh người đã
khuất lưu luyến, ra đi không thanh thản. Người trực tiếp thực hiện cũng
không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm liệm. Do đó, tại một
số gia đình, trong đám tang việc khâm liệm người chết không được giao cho
vợ, chồng hoặc con cái người đã khuất làm.
Kỵ dùng gỗ cây liễu để làm quan tài: Bởi cây liễu không có hạt, sợ đời sau
không có người nối dõi. Chất liệu tốt nhất để làm quan tài là gỗ cây tùng
hoặc cây bách.
Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu: Người xưa quan niệm phải làm sao giữ
cho thi hài của người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần
phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Thậm chí, những người khiêng linh cữu phải cố
tình đi thật chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.
Cấm kỵ sau khi hạ huyệt: Sau khi hạ huyệt người đã khuất, những người

đưa tang khi ra về cần tuyệt đối tránh quay đầu lại. Bởi theo quan niệm dân
gian, nếu người đi đưa tang quay đầu lại linh hồn người đã khuất theo người
sống về nhà.
Kiêng kỵ khi thờ người mới chết: Sau đám tang, những người mới chết
thường kiêng không thờ chung tại bàn thờ gia tiên mà lập một bàn thờ riêng
chỉ gồm một bát hương, một bộ đài, một vài lọ hoa, bài vị và ảnh thờ. Lập
bàn thờ riêng này nhằm thuận tiện cho việc cúng bái hàng ngày và hàng tuần
từ sơ thất đến thất thất. Mặt khác, theo quan niệm xưa thì người mới mất
thân thể chưa bị phân hủy nên không thờ chung ở bàn thờ tổ tiên.
Tránh đi thăm bạn bè họ hàng trong thời gian để tang: Gia đình có đám
tang thường là biểu hiện của điềm không may, vì vậy người trong nhà nên
tránh đi thăm bạn bè họ hàng trong thời gian để tang. Đặc biệt trong những
11


-

-

-

ngày Tết, vợ chồng con cái của người mới mất nên hạn chế đi chúc tết, đặc
biệt kiêng đến những gia đình có người bị bệnh.
Kiêng động cuốc, thuổng vào mộ trong vòng cư tang: Sau đám tang ba
ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Sau lễ này,
kiêng không đắp mộ, động cuốc hoặc động thuổng trong vòng tang. Tục lệ
này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài
đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào
những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.
Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ: Việc để tang, kiêng lấy vợ

hoặc chồng trong thời gian gia đình có tang nhằm tỏ lòng kính trọng, thương
tiếc người đã khuất. Thời gian để tang theo quan niệm xưa là 3 năm. Nhưng
ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Một số gia đình có
thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu.
Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng: Thông thường, các gia
đình thường xem ngày, giờ để cải táng (sang cát). Việc cải táng luôn được
thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời vì có nhiều trường hợp thi thể
sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi
thể sẽ rữa ngay và teo lại.

V, Một số biểu tượng thường thấy trong nghi thức tang ma Trung Quốc

-

-

Tang ma là một nghi thức phản ánh thế giới tâm linh của con người sau
khi chết, (một thế giới không thể nhìn và nhận biết bằng các giác quan của
con người) cho nên các biểu tượng của nó cũng mang ý nghĩa tượng trưng
rất cao và có nhiều quan niệm khác nhau. Để hiểu được những biểu tượng
tiêu biểu trong phong tục tang ma của Trung Quốc có thể đưa ra các giả thiết
sau:
Đốt ba cây nhang, cúng tế điệu niệm: Đốt nhang, bày 1 số trái cây hay
những thứ mà lúc còn sống người thân thích ăn, gọi là vật cúng lễ. Đây là
một phương thức mà con cháu gửi gắm lòng thương nhớ của mình đối với
người đã quá cố.
Tế điện:Tế điện là hình thức dâng những lễ vật, hoa quả đồ ăn, tiền vàng
cho người đã mất. Cùng với đó là tuyên đọc tế văn. Đây là một hoạt động
trong ngày tiết thanh minh hay trong ngày giỗ của người quá cố.


12


-

-

-

-

-

-

-

Lấy áo người chết lên sân thượng hú 3 lần: Vì đã có những trường hợp bị
choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự. Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích
thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú hồn hú vía. Cũng có trường hợp đã tắt thở,
tưởng là đã chết rồi nhưng sau một thời gian bỗng nhiên sống lại. Do đó với
một hy vọng dầu mỏng manh, mặc dầu trong muôn một, người sống tiếc
thương muốn cứu vãn… nên cầm chiếc áo quần của người đã tắt thở, leo lên
mái nhà chỗ cao nhất hú “Ba hồn bảy vía ông…” hoặc “Ba hồn chín vía bà…”
về nhập xác. Hú ba lần không được mới làm lễ khâm liệm, như vậy hồn đỡ
vất vưởng, biết tìm đường về nhà nhận xác.
Màu trắng trong tang phục: dùng màu trắng là màu của phương Tây theo
Ngũ hành. Mọi thứ liên quan đến phương Tây đều được xem là xấu. Cho nên
nơi để mồ mả của người xưa thường là hướng Tây của nhà. Cũng có quan
niệm, màu trắng là màu của nước vào mùa đông (băng) thể hiện sự lạnh lẽo,

buồn cảm, bi ai…
Huyệt hình vuông, mộ hình tròn: thể hiện quan niệm “trời tròn đất vuông”
của người xưa và chết là trở về với mẹ đất và tiếp tục sống ở thế giới khác.
Đèn 7 ngọn và 9 ngọn: thể hiện tư duy hồn xác của Phương Đông. Nam có
3 hồn 7 vía nên thắp 7 ngọn đèn, Nữ có 3 hồn 9 vía nên thắp 9 ngọn đèn
tượng trưng.
Lễ 2 lễ và 4 lễ: khi chưa hạ huyệt thân chủ chỉ lễ hai lễ như người thân vẫn
còn sống (hồn, xác) và khi đã an táng xong thì thường lễ 4 lễ (Sinh, lão, bệnh,
tử).
Hình nhân thế mạng: từ hình thức tuẫn táng quá dã man, con người đời
sau đã sáng chế ra các hình người bằng đất nung, bằng giấy…để tống táng
cùng người chết vừa mang tính nhân đạo vừa đỡ tốn kém, lãng phí.
Giấy bản, chè búp, hoa nhài, lá chuối…rắc ở trong quan tài: Các thứ đó đều
là những chất hút ẩm và ngăn giữ khí hôi hám khỏi bốc ra ngoài, nhất là thời
xưa chết xong chưa mấy ai đã chôn ngay, còn phải sắm đủ lễ vật, tế khí, còn
phải xa gần phúng viếng linh đình, còn phải chọn ngày, chọn đất mới làm lễ
an táng.
Cúng 7, 49, 100 ngày: Phương Đông quan niệm, chết không phải đi đâu,
không phải mất mà về cõi cực lạc (sinh ký tử quy). Nếu chưa được về cõi đó
thì đi đầu thai qua kiếp khác (chuyển kiếp). Người chết hồn đi lang thanh
nhưng không tự kiếm được thức ăn mà phải nương ở gia đình thân nhân
thờ cúng. Chết được 3 ngày được gọi là ngu tế (cúng cơm 3 ngày) mang tư
tưởng âm dương biến hóa. Cúng bảy ngày là do quan niệm con người có 7
13


cơ quan để hấp thụ vật chất, tinh thần mà trưởng thành, cúng tuần 1 là giải
1 vía, muốn giải 7 vía phải cúng trong 7 tuần tức 49 ngày (chung thất – hết 7
tuần). Cúng hết 7 tuần là người mất qua được 7 cửa cung cõi âm. Cúng 100
ngày để qua cửa thứ 8, cúng tiểu tường qua cửa số 9 và đại tường là qua

cửa số 10 (quan niệm về 10 tầng địa ngục mà người chết phải đi qua). Đến
đây thì hồn được chuyển luân hoặc siêu thăng hoặc đầu thai kiếp khác. Con
số 7 còn chỉ vào các ngôi sao (các vị tinh quân): mặt trời, mặt trăng, kim,
mộc, thủy, hỏa, thổ, mỗi cung gồm 7 bộ (tức 49). Như vậy số 49 là số đại
diện bao hàm cả lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái của đại vũ trụ (thế giới) và
tiểu vũ trụ (con người).
=> Trên đây là các loại hình biểu tượng tiêu biểu, ngoài ra trong phong tục tang ma
ở Trung Quốc còn có nhiều biểu tượng khác tùy theo phong tục và quan niệm của
từng thời kỳ cho nên không thể lược ra hết. Mỗi biểu tượng đều có ý nghĩa của nó
và phản ánh rõ nét quan niệm về một thế giới bên kia là có thật của người xưa.

VI, Phân loại các hình thức mai táng
Từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ và nghi thức:
thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp, thành lập và cuối cùng là
thành ma! Trong các nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ đưa
tiễn con người về với cát bụi. Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng nên quan niệm
và cách thức mai táng người chết cũng không giống các dân tộc khác. Trung
Quốc là đất nước đa ngôn ngữ, đa tôn giáo có lịch sử lâu đời nên văn hóa mai
táng rất phong phú và đa dạn. Dưới đây là một số kiểu mai táng của người
Trung Quốc.
1.

Thổ táng
Còn gọi là địa táng (chôn xuống đất) là kiểu mai táng phổ biến nhất của
người Hán. Theo các tài liệu khảo cổ, tục thổ táng của người Trung Quốc đã
có từ thời đồ đá cũ. Thuở xa xưa, người Hán coi nông nghiệp là hoạt động
chính nên đất đai được coi như sinh mệnh. Từ đó phát sinh niềm tin, cách
tốt nhất để linh hồn người chết được yên nghỉ là chôn xuống đất. Bởi vậy
người Hán mới có câu “Nhập thổ vi an” (Vào đất là bình yên) hay “Hữu địa
14



tắc sinh, vô địa tắc tử” (Có đất thì sống, không đất thì chết). Từ thời xa xưa
người Trung Quốc đã có quan niệm: người chết nhập thổ là trở về, con
người sinh ra từ đất thì khi chết cũng trở về với đất. Sách Chu lễ viết: “Chúng
sinh tất tử, tử tất quy thổ, thử chi vị quỷ. Cốt nhục táng ư hạ âm vi dã thổ, kỳ
khí phát dương ư thượng vi chiêu minh”, sách Hàn thi ngoại truyện viết:
“Nhân tử viết quỷ, quỷ giả quy dã. Tinh khí quy ư thiên, nhục quy ư địa” và
sách Lễ vận cũng nói: “Hồn khi quy ư thiên, nhục quy ư địa”. Ý chung của các
sách trên là: con người tất phải chết, chết là trở về với đất, người chết được
gọi là quỷ, xương thịt nằm trong đất, hồn phách bay lên trời. Người xưa còn
cho rằng nếu không được chôn xuống đất, người chết sẽ trở thành cô hồn,
không siêu thoát được, phải lang thang trên thế gian làm hại người sống. Vì
vậy, thổ táng là cách chôn người chết bảo đảm an toàn cho những người
sống. Trong chế độ phong kiến, thổ táng còn là cách phân biệt giai cấp rõ rệt
nhất bởi chỉ có chôn dưới đất, người ta mới có thể xây dựng lăng mộ kiên cố
thể hiện quyền uy và địa vị của người chết.
Ví dụ: Thời Hán rất chuộng màu vàng, vua chúa các triều đại sau đó đều
cho màu vàng là tôn quý. Trong ngũ hành (các yếu tố cấu tạo vũ trụ), vàng
chính là màu của đất; hơn nữa, đất nằm ở trung tâm của ngũ hành nên có
tính ổn định và bền vững nhất. Mộ của người Hán thường quay đầu về
hướng tây và người ta đã đưa ra ba cách lý giải: thứ nhất là vì linh hồn
người chết phải quay về quê nhà; thứ hai là vì người ta cho rằng hướng tây
là thế giới của ma quỷ nên người chết phải về với thế giới đó; thứ ba là vì
người ta quan niệm người chết cũng như mặt trới mọc lên phía đông và lặn
xuống phía tây…
2.

Thủy táng.
Còn gọi là hải táng, là thả thi thể người chết xuống sông hoặc xuống biển.

Thủy táng cũng là một hình thức mai táng có từ thời xa xưa. Người ta quan
niệm rằng nước là cội nguồn của sinh mệnh con người và trong thần thoại,
nước gắn liền với thần linh, hạnh phúc, cái đẹp, sự bất tử. Ở Trung Quốc
thuở xa xưa, một số cộng đồng như tộc Môn Ba, Tạng cũng thực hành thủy
táng. Cách mai táng phổ biến nhất của người Tạng ở vùng Tây Tạng là thiên
táng, chỉ có những người chết thảm hoặc chết vì bệnh truyền nhiễm mới bị
thủy táng. Vùng Cam Tư (Tứ Xuyên) và một số khu vực của người Tạng trên
thảo nguyên thiếu nhiên liệu để hỏa táng và thiên táng nên người chết được
thủy táng. Nơi thủy táng thường là chỗ nước chảy xiết. Người chết được để
15


trong nhà từ 1 đến 3 ngày để hương đèn cúng bái, tụng kinh cầu siêu, sau đó
được đưa ra đài thủy táng. Người ta sẽ buộc thi thể người chết rồi thả xuống
sông hoặc dùng búa chặt thi thể ra quăng xuống nước. Những di vật của
người chết sẽ thuộc về người thực hành thủy táng hoặc phân nửa số tài sản
được giao cho cơ quan địa phương, phân nửa còn lại cúng cho chùa. Những
người tử nạn vì chìm tàu thuyền thường thủy táng…
3.

Hỏa táng.
Còn gọi là hỏa hóa, là tục mai táng cổ xưa. Theo tài liệu khảo cổ tục hỏa
táng đã có từ thời đồ đá mới. Theo các sách Mặc tử (thiên Tiết táng hạ), Hậu
Hán thư, Bắc sử (truyện Đột Quyết), tục hỏa táng xuất hiện trước tiên ở các
dân tộc thiểu số như người Khương, người Đột Quyết thời Tần (221-206
trước Công nguyên). Người Hán chuộng thổ táng nên xem hỏa táng là tập
tục quái dị. Trước thời Hán, hỏa thiêu người chết được người Hán xem là
một hình phạt nhục nhã và nặng nề nhất. Ví dụ thời Chiến quốc, quân nước
Yên tấn công nước Tề, quật mồ mả của người Tề lên đốt xác khiến người Tề
đứng từ xa trông thấy mà khóc lóc”. Từ thời Hán (năm 206 trước CN-220 CN)

trở đi, Phật giáo truyền vào Trung Quốc nên tục hỏa táng phổ biến ở Ấn Độ
cũng du nhập vào Trung Quốc. Thoạt đầu tục hỏa táng chỉ phổ biến trong
giới tăng lữ, sau đó dần dần phổ biến trong các tín đồ Phật giáo. Đến thời
Đường - Tống (từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13), hỏa táng đã khá phổ biến trong
dân gian. Năm 962, Tống Thái Tổ từng ra lệnh cấm hỏa táng nhưng bị một số
người phản đối bởi hỏa táng là cách an táng đơn giản, tiết kiệm đất đai. Kinh
tế vùng Giang Nam đã phát triển từ thời Nam Tống, đất chật người đông nên
quan niệm thổ táng truyền thống cũng có nhiều thay đổi, nhiều người thích
hỏa táng hơn thổ táng. Đến thời Minh - Thanh (từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ
20), từng có nhiều lệnh cấm hỏa táng, cho hỏa táng là “thất nhân luân”,
“phản lễ giáo”, “bất nhân, bất trung, bất hiếu”, nhưng tục hỏa táng ở các nơi
không hoàn toàn giống nhau: Sau khi hỏa táng người ta có thể bỏ tro xương
người chết vào bình đặt trong nhà để thờ cúng chôn trên núi, chôn xuống
đất hoặc rải lên núi, rải xuống đồng hay xuống song, xuống biển…

4.

Huyền táng
Huyền táng (chôn treo) là một hình thức mai táng đặc biệt của các dân
tộc thiểu số ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết
Giang, An Huy, Giang Tây. Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Đài Loan, Thiểm
16


Tây… Người ta khoét vào vách đá để đặt quan tài, làm giá đỡ treo quan tài
hay đặt quan tài vào các hang thiên nhiên lộ thiên cách mặt đất từ 20 đến
hàng trăm mét. Phúc Kiến được xem là nơi có lịch sử huyền táng lâu đời
nhất (cách nay khoảng 3.000 năm), nhưng nơi có nhiều di tích huyền táng
nhất là núi Võ Di. Quan tài được huyền táng có nhiều hình dáng: dạng
thuyền độc mộc, dạng hộp, dạng rương, được khoét rỗng từ một súc gỗ

nguyên khối. Huyền táng có từ thời Xuân Thu đến thời Minh - Thanh, và đến
nay một số nơi ở vùng Sơn Tây và Đài Loan vẫn còn kiểu mai táng này. Người
ta cho rằng vách núi hay hang động trên cao là nơi yên tĩnh thích hợp để linh
hồn yên nghỉ. Từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi,
cách biệt với sự ồn ào của nhân gian. Vì vậy, một số địa phương chỉ còn gọi
nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”. Người ta còn tin rằng
quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại,
không bị nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu
mãi mãi…
5.

Thiên táng
Còn gọi là điểu táng, là đem thi thể người chết cho chim ó ăn. Thiên táng
là tập tục mai táng của người Tạng vốn tin rằng chim ó ăn xong bay lên trời
nên người chết cũng được lên thiên đàng. Người chết sẽ được để trong nhà
một số ngày đề làm lễ cầu siêu sau đó được đưa qua cửa sổ ra bãi thiên
táng: Người ta sẽ đốt hương cho chim ó đến rồi xẻ thịt người chết cho chúng
ăn. Người Tạng coi chim ó là “thần điểu” và tin rằng thi thể được chim ó ăn
hết là điềm lành, người chết sẽ nhanh chóng được lên thiên đàng: nếu chim
ăn không hết, người ta sẽ gom những gì còn lại đề hỏa táng. Thiên táng là
tập tục đặc biệt của tộc Tạng từ xa xưa và cũng là cách mai táng phổ biến của
người Tây Tạng hiện nay. Người Tạng cho rằng tổ tiên mình đến từ trên trời
nên sau khi chết sẽ quay về trời. Người ta không thấy sách vở nào ghi chép
cụ thể tập tục thiên táng có từ bao giờ, nhưng có thể phỏng đoán khoảng
sau thế kỷ 7, Phật giáo truyền vào Tây Tạng đã ảnh hưởng rất lớn tới tục mai
táng này. Trong Phật giáo có Hạnh “bố thí” và xả thân cũng là một bố thí. Yếu
hành xả thân kinh phát hiện ở Đôn Hoàng có chép chuyện khuyên người
chết nên bố thí máu thịt của mình và từ thời Tùy về trước đã có tục này.
Trong truyện cổ Phật giáo cũng có chuyện Thi Tì vương thí thân nuôi bồ câu
hoặc Ma Kha Tát Đóa hiến thân cho hổ.


17


6.

Thụ táng.
Còn gọi là lộ thiên táng, là đem tro xương của người chết chôn dưới gốc
cây hoặc rải lên một khoảnh đất nào đó rồi trồng lên chỗ ấy một cây làm kỷ
niệm. Thụ táng không có huyệt mộ, không có bia mộ, chỉ có một phiến đá
đặt dưới gốc cây hay một miếng kim loại treo lên thân cây ghi họ tên, năm
sinh, năm mất của người chết: Hiện nay thụ táng được xem là một trong
những hình thức mai táng hiện đại nhất trên thế giới. Thuở xưa, người Hán
và một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc cũng có tục mai táng này. Người Di
ở Vân Nam có một truyền thuyết liên quan đến thụ táng như sau: Thời Hán,
vợ của đại tướng quân Mạnh Hoạch (tổ tiên của người Di, trong Tam Quốc
Chí từng bị Gia Cát Lượng thu phục bằng cách bắt rồi tha nhiều lần) chết,
được quấn gấm lụa treo lên chạc một cây thông, rồi mọi người ca hát nhảy
múa xung quanh gốc cây. Các Tộc Ngạc Ôn Khắc, Ngạc Luân Xuân và Hách
Triết đem thi thể người chết vào núi sâu hoặc đồng hoang treo lên cây để tự
phân huỷ. Người ta cho rằng thi thể người chết được phơi nắng dầm mưa sẽ
hóa thành những vì sao trên trời soi sáng và dẫn đường cho con cháu. Sau
khi thụ táng, người Ngạc Luân Xuân không quay lại nơi treo thi thể nữa,
nhưng hai ba năm sau, người Hách Triết sẽ quay lại thu nhặt hài cốt bỏ vào
túi da hươu và tiến hành thổ táng. Nếu trẻ con chết, thi thể sẽ được bó lại
bằng vỏ cây hoa treo lên cây vì người ta sợ rằng chôn trẻ con dưới đất, linh
hồn của chúng sẽ không thoát ra được, ảnh hưởng xấu đến việc sinh nở về
sau. Người Dao ở Quảng Tây tin rằng trẻ con chết sẽ được đầu thai lần thứ
hai. Nếu thi thể chúng không nhanh chóng phân huỷ thì chúng sẽ không thể
tái sinh nên người ta dùng vải và vỏ cây bọc thi thể đặt trong giỏ và treo lên

cây. Ở một số địa phương, những người thuộc tộc Hán dùng chiếu bó những
đứa trẻ chết yểu treo lên cây.

Ngày nay, người Trung Hoa lục địa rất giản đơn, có khi còn không thấy nghĩa địa
để chôn hài cốt nữa. Có lẽ vì người Trung Hoa trong hiện tại đông đảo và cần đất
đai để canh tác, nên sau khi thiêu xác, họ đã rải tro tàm vào ruộng đất để bón
phân; nên nhìn nơi nơi xứ xứ tại Trung Quốc không thấy một nấm mồ, ngoại trừ
những ngôi mộ xưa còn lại được bảo quản rất cẩn mật. Vì những ngôi mộ nầy có
tính cách lịch sử của nó như mộ của vua chúa hay chư Tăng, Ni.

18


VII, Tổng kết
Như vậy tang ma là hình thức, nghi lễ tâm linh không thể thiếu đối với văn hoá
Trung Đông nói chung và văn hoá Trung Hoa nói riêng. Qua đó vừa phản ánh hệ
thống xã hội, phong tục, tôn giáo vừa phản ánh quan niệm của người phương
Đông về một thế giới sau khi chết. Khi tìm hiểu về phong tục tang ma tức là chúng
ta đang tìm về nguồn cội thế giới tâm linh của người xưa và thấy được tầm ảnh
hưởng nó trong đời sống ngày nay. Có thể nói trong suốt chiều dài lịch sử của
Trung Quốc trải qua các thời đại phong kiến, những thăng trầm, biến đổi trong lịch
sử, nhưng trong văn hoá tang ma của người Trung Quốc vẫn giữ được bản sắc của
nó.
Hiện nay với đời sống công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật ngày càng phát
triển với nhiều hình thức khác nhau cho nên hình thức tang ma cổ truyền mang
tính mê tín đang dần được dẹp bỏ như: đốt vàng mã, hình nhân thế mạng,.. hay
các nghi thức rườm rà khác. Thay vào đó là các công ty mai táng ra đời với đội ngũ
chuyên môn có nhiều dịch vụ khác nhau để phù hợp với thời đại ngày nay.
Tuy nghiên, khi gạt nhẹ lớp bề mặt với những sự biến đổi nói trên thì chúng ta
sẽ thấy một mạch ngầm lặng lẽ chảy suốt chiều dài lịch sử mà vẫn không vơi cạn,

vẩn đục. Đó chính là quan niệm của con người về sự sống và cái chết, lối sống đậm
đà tình người, đó còn là nhân sinh quan, vũ trụ quan của con người coi cái chết là
sự trở về thế giới bên kia, một thế giới giống như thế giới trần tục.
Tang ma tuy xem là sản phẩm của người Trung Quốc nhưng trong quá trình giao
lưu văn hoá nó đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các nền văn hoá
khác và chính tại nơi đó phong tục tang ma lại đượ bản địa hoá để trở thành một
nét phong tục bản địa, là lối sống ân tình, là đạo lí dân tộc của từng quốc gia mà
các thế hệ sau cần trân trọng, gìn giữ và biến đổi sao cho phù hợp với xã hội hiện
nay.

19



×