Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và những tác động đến quan hệ thương mại việt – trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.27 KB, 19 trang )

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
và những tác động đến quan hệ thương mại
Việt – Trung

Nguyễn Văn Thái


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thái Quốc
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành khu vực mậu dịch tự
do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Luận giải vai trò của ACFTA đối với quá trình phát
triển kinh tế của các nước trong khu vực. Tập trung nghiên cứu những tiến triển của
ACFTA và tác động của ACFTA, phân tích những cơ hội và thách thức do ACFTA đem
lại đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, kể từ khi bắt đầu có đàm phán
để ký kết Hiệp định khung ACFTA tháng 11/2002 – cuối năm 2007. Từ đó, đề xuất một
số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc khi cả
hai nước cùng tham gia ACFTA, và các giải pháp về phía nhà nước, về phía doanh
nghiệp, nhằm cải thiện quan hệ thương mại Việt - Trung trong điều kiện thực hiện
ACFTA

Keywords: Khu vực mậu dịch tự do; Quan hệ kinh tế quốc tế; Thương mại; Trung Quốc;
ASEAN


Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tháng 11 năm 2002, Hiệp định khung về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc


(ACFTA) đã được ký kết. Qua quá trình hình thành và phát triển, ACFTA có tác động nhiều mặt
đối với sự phát triển kinh tế thương mại của các nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam.
Mục tiêu của ACFTA là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc thông
qua việc giảm các rào cản thương mại và đầu tư, thông qua các dự án hợp tác kinh tế và kỹ thuật.
Bên cạnh đó, ACFTA cũng sẽ tạo ra một cơ chế hỗ trợ quan trọng cho ổn định kinh tế ở khu vực
Đông Á, giúp ASEAN và Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các diễn đàn thương mại quốc
tế và những vấn đề hai bên có chung lợi ích.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam và đang từng bước khẳng định là một
cường quốc kinh tế thế giới. Do đó, thúc đẩy quan hệ kinh tế nói chung và thúc đẩy quan hệ
thương mại với Trung Quốc nói riêng đã và đang trở thành tâm điểm trong chính sách kinh tế đối
ngoại của Việt Nam.
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn vấn đề "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và
những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung" để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, cuộc Hội thảo khoa học do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 22 – 6 –
2002 là một trong những hội thảo đầu tiên về vấn đề ACFTA kể từ khi Hội nghị các nhà lãnh đạo
ASEAN – Trung Quốc phê chuẩn đề xuất thành lập ACFTA. Đến tháng 10 năm 2005, Hội thảo
Quốc tế „Quan hệ ASEAN – Trung Quốc với phát triển thị trường và thương mại Việt Nam‟
được tổ chức tại Hà Nội. Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết trên các tạp chí chuyên
ngành thời gian gần đây như: PGS.TSKH. Võ Đại Lược với bài Một số ý kiến về ACFTA , TS.
Đỗ Tiến Sâm với bài Bước đầu tìm hiểu về ACFTA (tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 –
2002); Nguyễn Hoàng Giáp – Sự phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN tác động đến quan hệ
quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 – 2005),
Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế đồng chủ biên – Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN – Trung Quốc: quá trình hình thành và triển vọng, (NXB Lý luận chính trị, 2006). Các
hội thảo khoa học, các công trình, bài viết nêu trên đã đề cập một số vấn đề về nội dung, về
những thuận lợi, khó khăn, triển vọng và ảnh hưởng của ACFTA đối với Việt Nam và các nước
trong khu vực. Trên cơ sở đó tác giả đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện hơn về ACFTA, góp
phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN –
Trung Quốc cũng như những tác động đến quan hệ thương mại Việt – Trung, đồng thời đưa ra

một số kiến nghị chính sách của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Trung
trong bối cảnh thực hiện ACFTA.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ thực chất, nội dung của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và những
tác động của nó đối với quan hệ thương mại Việt – Trung.
- Đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Trung
trong bối cảnh thực hiện ACFTA.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận giải vai trò của ACFTA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước trong khu
vực.
- Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức do ACFTA đem lại đối với quan hệ
thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
- Đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung
Quốc khi cả hai cùng tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là mối liên hệ ACFTA và quan hệ thương mại Việt – Trung.
Phạm vi nghiên cứu là từ khi bắt đầu có đàm phán để ký kết Hiệp định khung ACFTA
(tháng 11 năm 2002) cho đến cuối năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài là phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh…kết hợp với thu thập và xử lý các thông tin, dữ liệu về khu vực mậu dịch tự do ASEAN
– Trung Quốc từ đó đánh giá các tác động đối với quan hệ thương mại Việt – Trung và kiến
nghị một số chính sách của Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ thương mại Việt – Trung trong
điều kiện thực hiện ACFTA.
6. Những đóng góp của luận văn
Dự kiến luận văn có những đóng góp sau:
- Làm rõ quá trình hình thành và những tiến triển mới đây của Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc
- Đánh giá tác động của việc thành lập ACFTA đối với quan hệ thương mại Việt – Trung

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung khi
cả hai nước tham gia ACFTA.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
Trung Quốc.
Chương 2 – Những tiến triển của ACFTA và tác động đối với quan hệ thương mại Việt –
Trung
Chương 3 – Những giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung trong bối cảnh
thực hiện ACFTA .

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH
KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Các lý thuyết về tự do hoá thƣơng mại
1.1.1.1 Lý thuyết về thƣơng mại quốc tế
Do có sự khác nhau trong cung ứng các yếu tố giữa các nước, nên mỗi nước sẽ chuyên môn
hoá vào việc sản xuất mặt hàng nào cần nhiều yếu tố chuyên biệt mà nó sẵn có (nước có nhiều
vốn sẽ tập trung sản xuất hàng công nghiệp, còn nước có nhiều đất đai thì sản xuất hàng thực
phẩm). Khi đó, thông qua thương mại, các nước có thể trao đổi với nhau những hàng hoá mà họ
có điều kiện sản xuất tốt hơn
1.1.1.2 Mô hình thƣơng mại chuẩn
Trong mô hình thương mại chuẩn, chuyên môn hoá không hoàn toàn đã được sử dụng để
xác định khả năng sản xuất của các nước. Điều này có nghĩa là, mỗi nước sẽ sản xuất nhiều hơn
những mặt hàng mà nó có lợi thế so sánh, trong khi nó vẫn sản xuất những mặt hàng khác nhưng
với số lượng hạn chế. Trong mô hình này, giả thuyết nhu cầu tương đối là không đổi đã bị loại
bỏ, nó được xác định từ sở thích tiêu dùng của các cá nhân và bị giới hạn bởi khả năng thu nhập
của họ.

Qua các mô hình thương mại quốc tế, có thể đi đến kết luận rằng các nước buôn bán với
nhau hoặc vì họ khác biệt về các nguồn lực, về công nghệ, hoặc vì họ khác biệt nhau về lợi thế
kinh tế nhờ qui mô, hoặc vì cả hai lý do đó. Thương mại luôn mang lại lợi ích cho các nước tham
gia và các lợi ích này là tiềm tàng.
1.1.1.3 Lý thuyết về chủ nghĩa khu vực mở
Từ những năm 1980 quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi
toàn cầu phát triển mạnh, tự do hoá kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm.
Lý thuyết Chủ nghĩa khu vực mở được APEC khởi xướng đã trở thành một trào lưu kinh tế được
rất nhiều nước thực hiện.
Tổ chức APEC ra đời như một đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của của các nền kinh tế ở
Châu Á- Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn. Không giống như các tổ chức khu
vực khác (đặc biệt là EU), ngay từ ban đầu, APEC không nhấn mạnh đến mục tiêu tạo lập hệ thống ưu đãi
thuế quan, liên minh thuế quan hay thị trường chung, mà nhấn mạnh tới việc tăng cường hệ thống thương
mại đa phương mở.
1.1.2 Khái niệm về khu vực mậu dịch tự do
1.1.2.1 Khu vực mậu dịch tự do
Khu vực mậu dịch tự do là một hình thức liên kết thương mại của hai nước hay nhiều nước
với nhau. Thông qua khu vực mậu dịch tự do, các nước mở rộng trao đổi buôn bán và mở rộng
các hình thức hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế. Ngày nay khái niệm thương mại có nội hàm rộng
hơn nhiều, không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực thương mại hàng hoá, mà nó còn liên quan đến đầu tư,
dịch vụ, sở hữu trí tuệ, thậm chí đã mở rộng đến cả các vấn đề như: lao động, điều chỉnh việc
làm, vấn đề môi trường, thương mại điện tử. Nội hàm của thương mại quốc tế không chỉ được
mở rộng mà nội dung ngày càng sâu sắc thêm.
1.1.2.2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một hình thức liên kết thương mại của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á. Trước đây đàm phán, thoả thuận, thực hiện cắt giảm thuế quan,
hạ thấp và xoá bỏ hàng rào phi quan thuế là nội dung trọng tâm của AFTA. Nhưng từ cuối những
năm 1990, AFTA đã thể hiện rõ ràng xu hướng mở rộng nội dung sang các vấn đề lớn của quan
hệ kinh tế quốc tế như đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, thương mại điện
tử và những vấn đề khác.

1.1.2.3 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) là hình thức liên kết thương mại
giữa ASEAN và Trung Quốc. Trong Hiệp định khung, hai bên khẳng định việc thành lập
ACFTA có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tăng cường hợp tác kinh tế vốn có giữa hai bên mà còn
giúp mở rộng cơ hội mậu dịch và đầu tư song phương. Nội dung hợp tác của ACFTA được thoả
thuận trên rất nhiều lĩnh vực. Đó cũng là xu hướng chung của các khu vực mậu dịch tự do trên
thế giới, nó không nằm ngoài khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Mục tiêu của AFTA cũng như của ACFTA là thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, trao đổi buôn bán
giữa các bên tham gia nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực và trên
thị trường thế giới. Thông qua đó nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao khả năng
huy động và phân bổ nguồn lực giữa các nền kinh tế nhằm thích ứng với những chuyển biến và
những điều kiện chung của thương mại thế giới, thúc đẩy nền kinh tế của các nước thành viên.

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO SỰ RA ĐỜI ACFTA
1.2.1 Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế
Trong những năm gần đây, toàn cầu hoá đã là một xu thế bao trùm của nền kinh tế thế giới. Quá
trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày nay không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại quốc tế,
mà nó còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, để phát triển, mọi
nước trên thế giới cần phải chấp nhận nó và cố gắng cải cách nền kinh tế của mình sao cho có thể tranh
thủ được tối đa các lợi ích mà quá trình này mang lại. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá được
tăng cường rất mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
1.2.2 Những yếu tố nội tại từ sự phát triển của ASEAN
Quan điểm ủng hộ tự do hoá thương mại của các nước thành viên ASEAN được củng
cố, khi họ quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ủng hộ triệt để tư tưởng
chủ đạo của APEC về “Chủ nghĩa khu vực mở”. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã
được ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư 1-1992 tại Singapore, đánh dấu một
giai đoạn mới trong quá trình hợp tác kinh tế khu vực. Theo “Tuyên bố Singapore” mậu dịch
tự do trong nội bộ khu vực sẽ được thực hiện vào năm 2008 và sau đó được đẩy lên sớm hơn
vào năm 2003. Mục tiêu cơ bản là “tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ
sở sản xuất quốc tế nhằm cung cấp hàng hoá ra thị trường thế giới”.

Sự ra đời của AFTA là phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới, phù hợp với diễn
biến tình hình chính trị và an ninh trong khu vực, đáp ứng những đòi hỏi của liên kết kinh tế khu
vực trong kỷ nguyên sau chiến tranh lạnh.
1.2.3 Những yêu cầu trong tiến trình phát triển của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, xét về góc độ kinh tế, ASEAN là thị trường cho các ngành công
nghiệp đang trỗi dậy của họ. Trong khi Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại các ngành công nghiệp
của mình, một số cơ sở công nghiệp có thể được di chuyển sang các nước Đông Nam Á. Một vấn
đề mà Trung Quốc đang gặp khó khăn trên con đường phát triển là nguồn nguyên, nhiên liệu. Do
đó, hợp tác, liên kết kinh tế, thành lập Khu vực mậu dich tự do Trung Quốc – ASEAN sẽ là điều
kiện để Trung Quốc tiếp cận với nguồn nguyên liệu như dầu mỏ, gỗ, các sản phẩm nhiệt
đới vốn là thế mạnh của nhiều nưóc ASEAN. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Trung
Quốc đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu, khai thác tiềm năng thị trường nguyên liệu và du lịch của
ASEAN.
1.2.4 Nhu cầu hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Á
Ngày nay, Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á đã trở thành ba trụ cột của nền kinh tế thế giới.
Nhưng trong đó Đông Á lại l à khu vực duy nhất còn lại trên thế giới mà chưa có một khối kinh
tế khu vực như EU hoặc NAFTA. Mức độ hợp tác kinh tế ở Đông Á lại bị xếp vào loại thấp nhất
so với EU và NAFTA. Vì vậy, gần đây nhu cầu hợp tác khu vực Đông Á đã được quan tâm. Nhu
cầu này được bắt nguồn từ sự phát triển của chủ nghĩa khu vực, từ cuộc khủng hoảng tài chính ở
Đông Á và xu hướng tăng cường các mối quan hệ cá nhân tại khu vực Đông Á. Hiện nay, nhiều
Hiệp định mậu dịch tự do giữa các nước trong khu vực đã được ký kết, qua đó có thể thấy việc
thành lập những khu vực mậu dịch tự do ở qui mô khu vực được các nước coi như một chính
sách thương mại mang tính chiến lược hơn là chính sách để đảm bảo an toàn trong trường hợp hệ
thống thương mại toàn cầu không phát huy được tác dụng. Sự tham gia tích cực vào khu vực
mậu dịch tự do của các nước cũng giúp các thành viên tích luỹ kinh nghiệm về toàn cầu hoá
thông qua hội nhập kinh tế.
1.2.5 Những lợi ích của ASEAN và Trung Quốc khi hình thành ACFTA
Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc là một cột mốc quan trọng
trong lịch sử quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, nó không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt
kinh tế cho hai thực thể mà còn tạo điều kiện tăng cường quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực

chính trị, ngoại giao và các lĩnh vực khác. Đối với Trung Quốc, ACFTA mang cả mục đích kinh
tế lẫn chính trị, một mặt Trung Quốc tích cực thúc đẩy đàm phán đa phương, dựa trên cơ sở đàm
phán khu vực mậu dịch tự do song phương để đạt được lợi ích kinh tế, mặt khác lại đẩy mạnh
quan hệ với cả khối ASEAN nhằm thực hiện lợi ích về mặt chính trị. Về phía các nước ASEAN,
trong chiến lược phát triển của mình, ASEAN coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, việc
thắt chặt quan hệ với Trung Quốc giúp ASEAN cân bằng chiến lược với các cường quốc khác ở
khu vực.

CHƢƠNG 2
NHỮNG TIẾN TRIỂN CỦA ACFTA VÀ TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT – TRUNG

2.1 ACFTA và những tiến triển của ACFTA
2.1.1 Sự ra đời của Hiệp định khung ACFTA
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN- Trung Quốc 6/11/2001 tại Brunây, các nhà lãnh đạo
ASEAN và Trung Quốc đã phê chuẩn đề nghị việc một Hiệp định hợp tác kinh tế khung và thiết
lập một khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc trong 10 năm. Trong đó các nhà lãnh đạo
cũng xác định năm lĩnh vực ưu tiên để hợp tác trong tương lai là Nông nghiệp, Công nghệ thông
tin viễn thông, đầu tư tương hỗ và phát triển Lưu vực Mê-Kông.
Với những nỗ lực của hai bên qua một năm, ngày 4/11/2002, tại Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 8 diễn ra tại Phnom Penh- Cămpuchia, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã ký
kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Sự kiện này có ý
nghĩa rất quan trọng, nó chính thức đánh dấu sự bắt đầu của quá trình thành lập ACFTA- khu
vực mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới với gần 1,8 tỷ dân và cũng là khu vực mậu dịch tự do
lớn nhất của các nước đang phát triển. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cam kết thành lập khu vực
mậu dịch tự do với các nước khác trên thế giới, đặc biệt lại là với một tổ chức khu vực của 10
nước ASEAN. ACFTA được coi là một mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ kinh tế, chính trị
Trung Quốc- ASEAN, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quan hệ hợp tác giữa hai bên trên các
lĩnh vực, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế- thương mại.
2.1.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định khung ACFTA

Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 gồm
tổng cộng 16 điều và 4 phụ lục kèm theo. Nội dung chính của hiệp định được chia làm 2 phần: Phần 1 từ
điều 3 đến điều 6 đề cập đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và EHP; Phần 2 là điều 7 đề
cập đến hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực khác. Còn lại từ điều 8 đến điều 16 gồm các qui định khung về thời
gian của các chương trình hợp tác, về chế độ đãi ngộ MFN, các ngoại lệ chung, cơ chế giải quyết tranh
chấp, kế hoạch đàm phán và một số điều khoản khác liên quan đến sự sửa đổi, hiệu lực của Hiệp định
2.1.3 Những tiến triển của ACFTA
2.1.3.1 Ký hiệp định thƣơng mại hàng hóa
Ngày 29/11/2004, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Viêng Chăn, ASEAN và Trung
Quốc đã ký Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày
1/7/2005. Đây là bước tiến quan trọng thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và Trung
Quốc, bước đầu hiện thực hóa mục tiêu của các nhà lãnh đạo nêu lên trong Hiệp định khung hợp
tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN năm 2002. Theo đó, ngày 20/7/2005, hai bên khởi
động kế hoạch giảm thuế đồng loạt đối với trên 7000 loại hàng hóa. Trung Quốc và 6 nước thành
viên cũ sẽ giảm hầu hết thuế quan của các loại hàng hóa thuộc danh mục thông thường xuống
mức bằng 0 vào năm 2010, bốn nước thành viên mới được kéo dài thời gian giảm thuế đến năm
2015.
2.1.3.2 Ký Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp
Tháng 11 – 2004, Trung Quốc và ASEAN đã ký “Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh
chấp”. Cơ chế này được ký kết tạo ra sự bảo đảm về mặt pháp luật cho ACFTA, nếu không có cơ
chế này, cả hai bên sẽ không thể giải quyết được mọi vấn đề phát sinh trong khi thực hiện “Hiệp
định khung”, và do vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sẽ không được phân chia rõ ràng và
có sự bảo đảm pháp luật, điều đó gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương trong tương lai.
Nguyên tắc cơ bản, phạm vi, trình tự… trong cơ chế giải quyết tranh chấp về cơ bản đều giống
với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất
và phù hợp với các qui định quốc tế, tạo ra khung pháp lý bảo đảm quan hệ thương mại giữa
Trung Quốc và ASEAN.
2.1.3.3 Ký Hiệp định thƣơng mại dịch vụ
Tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN lần thứ 10 tổ chức tại Cebu tháng 1 –
2007, hai bên đã đạt được thỏa thuận ký kết Hiệp định mậu dịch dịch vụ, hiệp định có hiệu lực từ

tháng 7 – 2007, theo đó, hai bên sẽ mở của hơn nữa các thị trường dịch vụ lẫn nhau. Đồng thời,
Trung Quốc sẽ mở cửa 26 lĩnh vực thuộc 5 ngành dịch vụ gồm: xây dựng, bảo vệ môi trường,
vận tải, thể thao và trao đổi hàng hóa với các nước ASEAN. Các nước ASEAN cũng cam kết mở
cửa 67 lĩnh vực thuộc 12 ngành: tài chính, y tế, du lịch, vận tải…cho Trung Quốc. Hiệp định
đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ACFTA và đặt nền móng cho việc hoàn
thành đầy đủ và đúng thời hạn các kế hoạch đã đặt ra. Ngoài ra, hai bên cũng đang tích cực triển
khai các hoạt động đàm phán nhằm đi đến ký kết hiệp định về tự do đầu tư. Từ những kết quả
trên đây có thể thấy một khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN toàn diện gồm cả tự do
về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư đang dần dần hình thành.
2.1.3.4 Chƣơng trình thu hoạch sớm (EHP)
Với mục tiêu sớm thực hiện hoá hiệu quả hợp tác của các bên, ASEAN và Trung Quốc
nhất trí về một EHP với việc cắt giảm thuế quan nhanh đối với một số mặt hàng và tiến hành
ngay các chương trình hợp tác trong một số lĩnh vực.
Việc cắt giảm thuế quan, các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ cùng cắt giảm nhanh đối với
các mặt hàng nông sản từ Chương 1 đến 8 của biểu thuế nhập khẩu, trừ một số mặt hàng mà mỗi
nước có thể tạm thời không tham gia. Nếu một nước loại trừ một mặt hàng mà mỗi nước có thể
ra khỏi EHP thì sẽ không được hưởng các ưu đãi của các nước khác đối với mặt hàng đó. Ngoài
ra, từng nước ASEAN có thể thoả thuận song phương với Trung Quốc cắt giảm thuế quan nhanh
với một số mặt hàng cụ thể nằm ngoài các chương trình từ Chương 1 đến 8.
2.1.3.5 Quan hệ thƣơng mại ASEAN-Trung Quốc sau khi ACFTA thành lập
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Vientiane, tháng 11/2004,
các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Trung Quốc đã ký kết một Hiệp định Thương mại Hàng hóa
(TIG) nằm trong khuôn khổ Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và
Trung Quốc. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng hướng tới việc hiện thực hóa một Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc về hàng hóa được dự định sẽ thành lập vào năm 2010 đối
với các nước ASEAN 6 (Singapore, Malaixia, Thái Lan, Philipin, Inđônêxia và Brunêy) và
Trung Quốc, và vào năm 2015 đối với các nước thành viên mới của ASEAN.
2.2 Tác động của ACFTA đối với quan hệ thƣơng mại Việt – Trung
2.2.1 Đánh giá tác động trên lý thuyết
2.2.1.1 Những cơ hội

a. Mở rộng quy mô thị trường, thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc hoàn thành sẽ tạo ra một khu vực thương
mại tự do lớn nhất thế giới. Một thị trường ASEAN - Trung Quốc thống nhất sẽ làm tăng khối
lượng trao đổi thương mại của các nước thành viên nhờ giảm được chi phí kinh doanh, tận dụng
được lợi thế nhờ quy mô, đồng thời phát huy được lợi thế tương đối do tính bổ sung lẫn nhau của
các sản phẩm xuất khẩu.
b. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thương mại
Việc thành lập ACFTA cũng góp phần tạo động lực để chuyển đổi cơ cấu thương mại theo
hướng tập trung khai thác các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu. Khu vực mậu dịch tự do sẽ giúp
chuyên môn hoá hơn trong sản xuất dựa trên các lợi thế so sánh. Chuyên môn hoá xảy ra khi một
số sản phẩm nội địa của một thành viên của Khu vực mậu dịch tự do được thay thế bởi việc nhập
khẩu với giá thấp hơn từ thành viên khác. Vì thế mà thu nhập thực tế do nguồn tài nguyên được
tối ưu hoá trong phân phối có thể sẽ được tăng lên. Cạnh tranh khốc liệt sẽ đòi hỏi mức độ
chuyên môn hoá cao hơn, từ đó làm tăng hiệu quả cho nền kinh tế.
c. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao năng lực cạnh tranh
Một khu vực mậu dịch tự do thống nhất sẽ là môi trường thuận lợi cho các hoạt động
thương mại và đầu tư, mà ở đó các nước tham gia sẽ phát huy tối đa lợi thế tương đối của mình.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được hình thành về cơ bản dựa trên những
nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), do vậy sẽ tạo ra một môi trường bình đẳng
cho các bên tham gia trao đổi thương mại. Mặc dù còn có nhiều sự khác biệt, nhưng các quốc gia
khu vực đang nỗ lực để tạo dựng một sân chơi mang lại lợi ích thương mại cho mỗi thành viên.
Chẳng hạn, các nước phát triển hơn trong khu vực đã dành cho các nước ASEAN - 4 những ưu
đãi đặc biệt và khác biệt trong quá trình thực hiện ACFTA như kéo dài thời hạn thực hiện cam
kết, hỗ trợ về kỹ thuật, thực hiện chương trình thu hoạch sớm
d. Xây dựng các cơ sở cho các quan hệ song phương và đa phương
Sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế mang tính
tình mà cả những lợi ích kinh tế mang tính động. Lý thuyết về hợp tác kinh tế khu vực cho thấy
một trong những động cơ chính của việc khởi xướng hợp tác kinh tế khu vực là nhằm tạo ảnh
hưởng đến việc xác lập các lợi ích mang tính chính trị, mà cụ thể ở đây là quyền đưa ra các quy
định kinh tế quốc tế. Thành viên của mọi tổ chức hợp tác kinh tế đều cần phải có quan điểm

thống nhất trong việc tạo ra ảnh hưởng này, bởi việc tham gia vào quá trình đề ra các quy định
kinh tế quốc tế là cách quan trọng để bảo vệ lợi ích của bất cứ nước nào dù lớn hay nhỏ, trong
các hoạt động kinh tế quốc tế. Trong một thế giới toàn cầu hoá, sự thống nhất và tính chất bắt
buộc của các quy định điều tiết nền kinh tế quốc tế buộc các nước phải chú trọng đến quyền đề ra
các quy định đó. Trong giai đoạn hiện nay, không một nước nào, kể cả Mỹ, có thể độc quyền
quyết định đối với các quy định kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc tăng cường sức ảnh hưởng thông
qua các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đã trở thành sự lựa chọn đối với các nước, trong đó có
ASEAN và Trung Quốc.
e. Rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước
Một thực tế khách quan được thừa nhận rằng Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
là tất yếu nhưng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện còn thấp, có nguy cơ tụt hậu
xa hơn về kinh tế trong quá trình hội nhập. Những khó khăn phức tạp đối với Việt Nam trong
quá trình hội nhập đều bắt nguồn từ khoảng cách phát triển khá xa về kinh tế. Mặc dù kinh tế
Việt Nam những năm qua đã có sự tăng trưởng với tốc độ cao nhưng Việt Nam còn phải vượt
một khoảng cách rất dài mới đuổi kịp các nước.
2.2.1.2 Những thách thức đối với quan hệ thƣơng mại Việt - Trung
a. Gia tăng áp lực cạnh tranh
Việc Trung Quốc gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ làm gia tăng
áp lực cạnh tranh tới khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Việt Nam có khá nhiều tương đồng
với Trung Quốc và các nước ASEAN khác (như tài nguyên, cơ cấu sản phẩm), do vậy sẽ gặp khó
khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn như
Mỹ, EU, Nhật Trung Quốc gia nhập ACFTA khiến cho lượng hàng hoá xuất khẩu của nước
này tăng mạnh, đồng thời lại có điều kiện cọ xát với thị trường thương mại hàng hoá và dịch vụ
thế giới sớm hơn, nên có điều kiện tăng cường năng lực và sức cạnh tranh. Chính điều này đã và
sẽ làm tăng sức ép đối với Việt Nam trong việc giữ và mở rộng thị phần.
b. Thể chế, chính sách kinh tế còn bất cập
Cũng giống như các nước phát triển, Việt Nam có nguy cơ trở thành vật lót đường nếu
chúng ta không lường trước được những thách thức của quá trình hội nhập phức tạp này.
Có thể khẳng định rằng yếu kém lớn nhất của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
khu vực cũng như toàn cầu là năng lực cạnh tranh xét trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp

và sản phẩm trong đó khả năng cạnh tranh quốc gia đóng vai trò trọng yếu. Nó được hiểu là việc
xây dựng môi trường cạnh tranh kinh tế chung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời
đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực để nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững, nâng
cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung do nhiều yếu tố
quyết định nhưng các yếu tố cơ bản là: môi trường pháp lý, thị trường, kết cấu cơ sở hạ tầng.

c. Làm nảy sinh nhiều vấn đề chính trị, xã hội phức tạp
Hoạt động của khu vực ACFTA sẽ tạo điều kiện để các nước hợp tác giải quyết các vấn đề
xã hội của khu vực như: bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, rừng, ngăn chặn tình
trạng gây ô nhiễm môi trường qua biên giới, tăng cường hợp tác chống ma tuý, phá bỏ các đường
dây buôn bán ma tuý qua biên giới, hợp tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ sức
khoẻ cộng đồng, ngăn ngừa các dịch bệnh lây lan qua biên giới.
2.2.2 Đánh giá tác động trên thực tế đến thƣơng mại Việt - Trung
2.2.2.1 Tác động tới thƣơng mại
Về mặt thực tiễn, thực hiện “Chương trình thu hoạch sớm”, từ ngày 1/1/2004. Trung Quốc
đã thực hiện cắt giảm dần 536 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống thuế suất 0% trước
1/1/2006. Ngày 25 tháng 2 năm 2004, Chính phủ Việt Nam cũng đã có Nghị định số
99/2004/NĐ-CP về ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho
các năm 2004-2008 để thực hiện Chương trình thu hoạch sớm của Hiệp định khung về hợp tác
kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc với việc cắt giảm dần 484 dòng thuế nhập khẩu từ
Trung Quốc xuống mức bằng 0% trước 1/1/2008. Danh mục loại trừ giữa Việt Nam và Trung
Quốc có 26 mặt hàng như trứng, thịt gia cầm, hoa quả…
Ngày 12/6/2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 35/2006/QD-BTC và thông tư
52/2006/TT-BTC về danh mục hàng hóa và hướng dẫn thực hiện Hiệp định về Thương mại hàng
hóa ASEAN – Trung Quốc từ ngày 01/01/2006 đối với danh mục hàng hóa thông thường (các
mặt hàng từ chương 9 đến chương 24) gồm trên 7000 sản phẩm. Việt Nam đã bắt đầu xúc tiến
việc hoàn thuế nhập khẩu cho các lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam trong khuôn khổ
ACFTA từ 01/01/2006 và đề nghị Trung Quốc và các nước ASEAN khác cũng cho Việt Nam
hưởng ưu đãi ACFTA từ 01/01/2006.
Với việc thực hiện cắt giảm thuế, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên nhanh

chóng kể từ khi ASEAN – Trung Quốc tiến hành thực hiện hiệp định khung ACFTA.


Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 2001 – 2007
Đơn vị: triệu USD
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Xuất
khẩu
1.417
1.518
1.883
2.899
3.228
3.030
3.357
Nhập
khẩu
1.606
2.159
3.139
4.595
5.859

7.391
12.502
Tổng
kim
ngạch
xuất
nhập
khẩu
3.023
3.677
5.022
7.494
9.087
10.421
15.859

Nếu năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc là 3.023 triệu USD
thì năm 2003 đã tăng lên 5.022 triệu USD. Một năm sau khi thực hiện cắt giảm thuế theo
Chương trình thu hoạch sớm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 7.494 triệu
USD. Con số này năm 2005 là 9.087 triệu USD và năm 2007 là 15.859 triệu USD, vượt mức 15
tỷ USD trước 3 năm so với dự kiến. Những con số trên cho thấy việc thực hiện Chương trình thu
hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA đã tác động lớn tới quan hệ thương mại Việt Nam – Trung
Quốc.
2.2.2.2 Tác động tới thu hút đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam
Trước kia, khi chưa có ACFTA các nhà đầu tư vẫn khao khát chiếm lĩnh thị trường Trung
Quốc và chỉ có đầu tư vào Trung Quốc mới có thể chiếm lĩnh được thị trường khổng lồ này. Tuy
nhiên, khi có ACFTA có nghĩa là không cần đầu tư vào Trung Quốc vẫn có thể chiếm lĩnh thị
trường Trung Quốc. Vì vậy khi thuế quan giữa Trung Quốc và Asean giảm, các nhà đầu tư nước
ngoài có thể tăng đầu tư vào Việt Nam hoặc Asean rồi tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc. Đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua tăng mạnh cũng một phần do có ACFTA.

Đầu tư vào Việt Nam, sản xuất hàng hóa ở Việt Nam sau đó tăng xuất khẩu đưa hàng hóa sang
Trung Quốc, chính điều này làm quan hệ thương mại Việt – Trung tăng lên.

Bảng 2.5: Đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2002 – 2007
Đơn vị: triệu USD
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Số dự án
58
62
70
46
77
85
Vốn đăng ký
74,8
152,2
91,6
120,7
401,3
301,1

Việc hình thành ACFTA không chỉ tạo ra điều kiện thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc vào
Việt Nam mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư lớn khác trên thế giới. Chẳng hạn như các nhà đầu tư
Nhật Bản. Nếu như trước đây Việt Nam dứng thứ 8 trong danh sách đầu tư của Nhật Bản thì đến

năm 2005 đã vươn lên đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Có nhiều nhân tố khác
dẫn tới hiện tượng này nhưng việc thực hiện ACFTA cũng đóng vai trò khá quan trọng. Khi
thâm nhập thị trường Trung Quốc thay vì Nhật Bản đầu tư tại nước sở tại thì họ có thể đầu tư vào
Việt Nam sau đó xuất khẩu hàng hóa sang thị trường 1,3 tỷ dân này. Hiện nay, các nhà đầu tư
Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dần đầu tư sang Việt Nam thậm chí rút vốn chuyển từ Trung
Quốc để đầu tư sang Việt Nam, nơi có môi trường đầu tư ít rủi ro hơn, chi phí thấp hơn…

CHƢƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT -
TRUNG TRONG BỐI CẢNH
THỰC HIỆN ACFTA

3.1 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC
3.1.1 Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc
Vai trò của nhà nước trong thương mại quốc tế thể hiện trước hết ở việc tạo lập môi trường
pháp lý, chính sách kích thích sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường
quốc tế theo hướng vừa phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, vừa phù hợp với luật chơi
quốc tế, với các hiệp ước, định chế quốc tế. Một môi trường pháp lý và chính sách thuận lợi sẽ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tăng qui
mô xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời bảo hộ hợp lý thị trường
trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. Một
chính sách kích thích sản xuất tốt không chỉ đóng vai trò thúc đẩy năng lực sản xuất, bảo đảm
đầu vào, đầu ra cho quá trình sản xuất mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hoá của
xã hội mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so
sánh của đất nước, dẫn dắt sản xuất đi theo tín hiệu của thị trường để từ đó phân bổ nguồn lực
một cách hợp lý và hiệu quả, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.1.2 Xây dựng chiến lƣợc phát triển quan hệ thƣơng mại Việt - Trung
Trong thời gian trước mắt, cần xây dựng chiến lược phát triển quan hệ kinh tế - thương mại
Việt - Trung cả tầm dài hạn và trung hạn để từ đó có sự chỉ đạo các chương trình hành động cụ

thể phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt chú trọng phát triển thương mại hàng
hoá qua biên giới trên bộ với Trung Quốc. Có thể nói, cho đến nay chúng ta vẫn còn thiếu một
chiến lược cần thiết phát triển thương mại hàng hoá với thị trường Trung Quốc. Ta còn bị động
và lúng túng trong nhiều hoạt động thương mại, chưa phân định rõ buôn bán chính ngạch và tiểu
ngạch.
3.1.3 Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thƣơng mại
Kết cấu hạ tầng thương mại ở nhiều khu vực phía Bắc nước ta đặc biệt là vùng biên giới
còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu mở rộng quan hệ thương mại với
Trung Quốc trong những năm sắp tới.
- Cần chú ý trước hết đến nâng cấp, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống nhà công vụ đảm bảo
đủ sức phục vụ các hoạt động thương mại ngày càng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Trang
bị đủ các loại máy móc, thiết bị thông tin, viễn thông, khắc phục tình trạng làm thủ công, chậm
trễ, thiếu chính xác.
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà
Nội - Lạng Sơn, tạo điều kiện vận chuyển thông thoáng, dễ dàng hàng hoá từ các địa phương của
ta xuất khẩu sang Trung Quốc với chi phí vận chuyển thấp.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động thương mại khu vực miền núi
biên giới phía Bắc.
- Bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các địa phương, các doanh nghiệp cũng cần
nỗ lực hơn nữa, thực hiện phương thức “Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân cùng đóng góp” để
xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu việc này không làm tốt được thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình hội nhập kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc.
3.1.4 Thúc đẩy hoạt động thƣơng mại khu vực biên giới Việt - Trung
Quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt - Trung có các đặc điểm sau:
- Có lịch sử lâu đời do các điều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù của khu vực biên giới Việt -
Trung.
- Được các nhà nước phong kiến cũng như chế độ bảo hộ Pháp thuộc luôn coi trọng và có
những chính sách quản lý mềm dẻo và cương quyết nhằm bảo vệ chủ quyền kết hợp với khai
thác lợi ích kinh tế, củng cố giao bang.
- Hiện là một bộ phận quan trọng trong chính sách mở cửa phát triển kinh tế của Trung

Quốc, đồng thời cũng là khâu then chốt trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng, xác lập vị trí quyền
lực với Đông Nam Á của họ.
- Đưa ra các chính sách phát triển mậu dịch biên giới và xây dựng quy chế phối hợp trong
quản lý mậu dịch biên giới giữa các cơ quan chức năng trung ương và địa phương trong việc tổ
chức, quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới.
- Cần nhanh chóng xây dựng chiến lược buôn bán xuất nhập khẩu qua biên giới có tính lâu
dài, ổn định và thống nhất với chiến lược tổng thể. Trong đó xác định được chính sách mặt hàng,
cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từng tuyến biên giới.
3.1.5 Tăng cƣờng công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Đây là giải pháp cơ bản để giải
quyết tệ nạn hàng hoá buôn lậu, trốn thuế, không kiểm soát được. Phát triển sản xuất, nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng hoá trong nước sẽ hạn chế nguồn hàng nhập lậu từ nước ngoài với
mục đích thu lợi nhuận cao.
- Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục Hải quan, tránh những bất hợp lý trong chính sách
thuế làm cho buôn lậu và gian lận thương mại xuất hiện.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối. Việc quản lý ngoại hối lỏng lẻo để ngoại tệ, vàng
bạc đá quý trôi nổi đã cung cấp phương tiện thanh toán cho hoạt động buôn lậu. Người buôn lậu
hiếm khi thanh toán qua ngân hàng nên việc quản lý ngoại hối và việc kinh doanh ngoại tệ một
cách chặt chẽ sẽ tạo cơ sở để ngăn chặn buôn lậu.
- Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng trong tổ chức và quản lý xuất
nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, quy định rõ phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm của từng
ngành, từng lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu. Nâng cao năng lực nghiệp vụ
cho lực lượng Hải quan và tạo điều kiện về phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của công
tác quản lý, giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới, chống buôn lậu và gian lận thương
mại.
3.1.6 Giải pháp về chính sách thuế, tài chính, tín dụng
- Sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất
thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín
dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường Trung Quốc.
- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa

các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như
các định chế tài chính, đơn giản hoá thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng
và các tổ chức tín dụng.
- Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang Trung
Quốc có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.
3.1.7. Thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”
Giải pháp quan trọng hàng đầu để thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế
Việt – Trung” là phải đẩy nhanh hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bao gồm xây
dựng đường cao tốc, đường sắt, đường bộ, cảng biển, nhà máy điện, viễn thông, cấp thoát nước,
xử lý nước thải, hạ tầng các khu cửa khẩu…
3.1.8 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
Con người là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, ngoài việc trang bị máy móc thiết bị
hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi công nhân lành nghề.
3.1.9 Tăng cƣờng xuất khẩu sang Trung Quốc để giảm nhập siêu
Thứ nhất, cần tăng cường thông tin xuất khẩu cho doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp
buôn bán với các công ty có thực lực, xây dựng mạng lưới thương nhân để tiêu thụ hàng xuất
khẩu ổn định và lâu dài.
Thứ hai, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu nhiều loại
mặt hàng với số lượng lớn.
Thứ ba, khẩn trương và tích cực xây dựng, triển khai các đề án chuyên biệt đối với từng
mặt hàng xuất khẩu trọng điểm do các bộ- ngành xây dựng.
Thứ tư, tận dụng lợi thế của các doanh nghiệp người Hoa tại Việt Nam trong việc xuất khẩu
hàng vào Trung Quốc; khả năng của các tập đoàn siêu thị lớn của nước ngoài trong việc mua
hàng của Việt Nam để bán vào hệ thống siêu thị của họ tại Trung Quốc; cần tận dụng thị trường
trung chuyển Hồng Kông (Trung Quốc) để đưa hàng hóa vào sâu trong nội địa.
Thứ năm, đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại các cấp, thu hút các
doanh nghiệp lớn của Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư sản xuất hàng hóa để xuất khẩu trở lại
Trung Quốc và các nước khác.


3.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP
3.2.1 Nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh
Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực theo hướng mở cửa và hội nhập thì các doanh
nghiệp ở mọi quốc gia cần phải nhanh chóng tỏ ra thích ứng với xu thế chung. Việc Trung Quốc
gia nhập ACFTA, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc tiến hành hoạt động
mua bán hàng hoá và các hoạt động hợp tác đầu tư khác với các doanh nghiệp Trung Quốc
nhưng cũng phải vượt qua nhiều thách thức trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước
này.
3.2.2 Xây dựng chiến lƣợc “sản phẩm - thị trƣờng”
Thực tế đã chứng minh nếu không xác định được một chiến lược phát triển đúng, nhà
doanh nghiệp rất có thể tự mình lao vào những cạm bẫy không thể rút ra được, dẫn đến tình hình
kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản. Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu và quyết định đầu tư
vào một lĩnh vực mới với hy vọng phát triển, nhưng không đánh giá được hết đối thủ cạnh tranh,
tiềm lực của mình mà có thể dẫn đến thua lỗ. Nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp ngày
càng sa sút có thể rất nhiều; có thể rõ ràng hoặc còn tiềm ẩn. Có thể do doanh nghiệp không có
một bộ máy tổ chức hợp lý, quản lý nhân sự chưa hiệu quả, chi phí quản lý quá cao, hoặc cũng
có thể do sản phẩm của doanh nghiệp không được đổi mới, thị phần ngày càng giảm, không sử
dụng đúng các chiến lược về giá, marketing
3.2.3 Tăng cƣờng hợp tác, liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung
Quốc
Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, liên kết khu vực và tự do hoá thương mại
giữa Việt Nam và ASEAN. nói chung và với Trung Quốc nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam
cần tăng cường hoạt động hợp tác, liên kết liên doanh với các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất
- kinh doanh Trung Quốc để sản xuất sản phẩm tại Việt Nam hoặc Trung Quốc nhưng được tiêu
thụ ở các thị trường khác trên thế giới kể cả các nước Châu Âu, Châu Mỹ như: các mặt hàng điện
tử, các mặt hàng máy móc thiết bị và sản phẩm cơ khí, đồ điện gia dụng, thức ăn gia súc, thực
phẩm, dược phẩm
3.2.4 Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực
Để tăng cường xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc thông qua việc áp dụng công nghệ

tiếp thị và quảng cáo sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cho người tiêu dùng Trung Quốc các
doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức các đoàn cán bộ đi khảo sát, nghiên cứu trao đổi trực tiếp
với doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc để có những giải pháp thật sự phù hợp nhằm
tiếp cận một cách có hiệu quả thị trường này. Cần chủ động tham dự các hội chợ thương mại
quốc tế tổ chức tại Việt Nam hoặc Trung Quốc, hoặc hội chợ thương mại do phía Việt Nam hay
phía Trung Quốc tổ chức. Có như vậy, doanh nghiệp mới tìm được những yêu cầu mới, những
mặt hàng mới và bạn hàng mới của thị trường Trung Quốc rộng lớn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, và những tác động đến
quan hệ thương mại Việt – Trung, chúng tôi có thể rút ra mấy điểm sau:
Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc là một cột mốc quan trọng
trong lịch sử quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, nó không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt
kinh tế cho các bên mà còn tạo điều kiện tăng cường quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực chính trị,
ngoại giao…Đến nay ACFTA đã bước vào giai đoạn giảm thuế toàn diện. Thời gian tuy chưa
nhiều nhưng có thể đánh giá ACFTA đã hình thành đúng theo thời gian đã được hai bên vạch ra
đồng thời nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Trong bối cảnh hình thành ACFTA,
quan hệ thương mại Việt – Trung có những bước tiến triển rõ rệt. Cùng với quan hệ ngoại giao
ngày càng sâu sắc, quan hệ thương mại song phương cũng phát triển nhanh chóng. Trung Quốc
đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt hơn
15 tỷ USD ngay trong năm 2007 trước thời hạn 3 năm như dự kiến và con số dự kiến cao hơn
được hai nước đặt ra là 25 tỷ USD vào năm 2010. Mặt khác, đầu tư của Trung Quốc vào Việt
Nam cũng tăng lên đáng kể. Nếu như trước đây, Trung Quốc là nhà đầu tư có trọng lượng vốn
FDI lớn thứ 14 (năm 2000) thì đến năm 2007 đã vượt lên đứng thứ 7. Đây là một bước tăng đáng
kể trong đó có việc thực hiện các cam kết của ACFTA đóng một vai trò quan trọng. Nhưng việc
hình thành ACFTA không chỉ tạo ra điều kiện thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam
mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư lớn khác trên thế giới. Chẳng hạn như các nhà đầu tư Nhật Bản.
Nếu như trước đây Việt Nam dứng thứ 8 trong danh sách đầu tư của Nhật Bản thì đến năm 2005
đã vươn lên đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Có nhiều nhân tố khác dẫn tới hiện

tượng này nhưng việc thực hiện ACFTA cũng đóng vai trò khá quan trọng. Khi thâm nhập thị
trường Trung Quốc thay vì Nhật Bản đầu tư tại nước sở tại thì họ có thể đầu tư vào Việt Nam sau
đó xuất khẩu hàng hóa sang thị trường 1,3 tỷ dân này. Hiện nay, các nhà đầu tư Nhật Bản đang
có xu hướng chuyển dần đầu tư sang Việt Nam thậm chí rút vốn chuyển từ Trung Quốc để đầu tư
sang Việt Nam, nơi có môi trường đầu tư ít rủi ro hơn, chi phí thấp hơn…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ thương mại Việt – Trung vẫn còn một số
vấn đề nổi cộm cần giải quyết, trong đó nổi bật như thâm hụt thương mại, Việt Nam nhập siêu
nhiều từ Trung Quốc, hoạt động buôn lậu hàng hóa gia tăng, nạn hàng giả, tiền giả ngày càng
nhiều…
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số các giải pháp nhằm thúc
đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung trong bối cảnh thực hiện ACFTA. Đặc biệt, nhấn
mạnh một số giải pháp như: Xây dựng chiến lược phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung;
thúc đảy hoạt động thương mại khu vực biên giới Việt – Trung; Tăng cường công tác đấu tranh
chống buôn lậu, gian lận thương mại; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Hai hành lang, một vành đai
kinh tế”; tăng cường xuất khẩu để giảm nhập siêu; nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.


References
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1 . Bộ Công nghiệp (2004), “Tham gia ACFTA là chuẩn bị cho gia nhập WTO”, Tạp chí
Công nghiệp, (16), tr. 48-50.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), “Kim ngạch thương mại ASEAN – Trung Quốc tăng
mạnh”, = 4& ma_tin van= 10190.
3 . Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), “Đón đầu cơ hội lớn”, Báo Đầu tư,

4. Bộ Khoa học công nghệ (2005), “Quan hệ ASEAN – Trung Quốc và sự phát triển của
thương mại Việt Nam”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, (12).
5. Bộ Tài chính (2006), “Kim ngạch thương mại Trung Quốc – ASEAN đạt 130,4 tỷ
USD”, Thời báo tài chính, (10).

6. Bộ Tài chính (2005), “Trích giới thiệu báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ
họp thứ 8, Quốc hội khoá XI”, website .
7. Bộ Thương mại (2004), “Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á và Công hoà nhân dân Trung Hoa”, Hà Nội.
8. Bộ Thương mại (2003), Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hoá Việt
Nam – Trung Quốc qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005, Đề tài nghiên cứu cấp bộ.
9. Bộ Thương mại (2004), Một số chính sách, giải pháp chủ yếu cấp bách nhằm phát
triển quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt – Trung, Viện nghiên cứu thương mại, Hà Nội.
10. Bộ Thương mại (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo cơ chế thích hợp cho
doanh nghiệp Việt Nam gia nhập WTO”, website
11. Bộ Thương mại (2005), “FTA – Cơ hội hay thách thức đối với người lao động”,
website .
12. David Begg, Stany Fischer và Rudiger Dombusch (1995), Kinh tế học, tập I và II,
NXB Giáo dục.
13. Lê Trịnh Minh Châu, Phạm Thị Tuệ (2004), “Nâng cao hiệu quả chính sách khuyến
khích xuất khẩu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế website .
14. Đinh Quý Độ (2004), Trật tự kinh tế quốc tế 20 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
15. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), “Tác động của sự phát triển quan hệ Trung Quốc –
ASEAN đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay”, Viện nghiên cứu Đông Nam Á,

16. Nguyễn Văn Hà (2005), “Tác động của hiệp định thương mại tự do song phương đến
hợp tác và liên kết ASEAN”, Viện nghiên cứu Đông Nam Á,
ạs.om.vn/module/news/viewcontent.asp?ID=19&langid =2
17. Trịnh Thanh Huyền (2002), “Sẽ có khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc?”,
Tạp chí Tài chính, (11), tr. 48-49.
18. Trần Khánh (2005), “Tác động của sự gia tăng hợp tác ASEAN – Trung Quốc đến
quan hệ Việt – Trung”, Viện nghiên cứu Đông Nam Á,
module/news/viewcontent.asp?langid=2&ID=5.
19. Nguyễn Phúc Khanh (2004), “Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình hội

nhập của thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế Đại học Ngoại Thương, Hà
Nội.
20. Lê Quang Lân (2005), “Gợi ý một số giải pháp của Việt Nam với tư cách thành viên
ASEAN thúc đẩy quan hệ ASEAN – Trung Quốc”, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế,
Hà Nội.
21. Lê Quang Lân (2005), “Một số giải pháp tận dụng lợi thế cửa ngõ của ASEAN trong
việc phát huy lợi ích của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc của Việt Nam”, Uỷ ban
quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Lịch (2004), Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh
tế Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA), Bộ Thương mại, Hà Nội.
23. Việt Linh (2005), “Cái giá của mậu dịch tự do”, Tin nhanh Việt Nam.
24. Võ Đại Lược, Đỗ Hoài Nam (2004), Hướng tới Cộng đồng kinh tế Đông Á, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Nam (2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ
nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”, Viện nghiên cứu thương mại.
26. NXB Thống kê (2004), Niên giám Thống kê 2003, Hà Nội.
27. Hoàng Tích Phúc (2005), “Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các Khu
vực mậu dịch tự do AFTA và ACFTA”, Bài giảng, Hà Nội.
28. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương các số năm 2007, 2008.
29. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc các số năm 2007, 2008.
30. Tỉnh Lạng Sơn (2004), “Tác động của việc cắt giảm thuế theo CEFT/AFTA và đàm
phán khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), một số liên hệ đối với tình
hình Lạng Sơn”, Bài báo cáo tại tỉnh Lạng Sơn.
31. Lương Văn Tự (2004), “Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: vấn đề và giải
pháp”, Tạp chí Thương mại, (11).
32. Thuỳ Trang (2005), “Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc: Cần biết mình,
biết người”, Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam,

33. Lê Đình Trường (2004), “Chiến lược “Sản phẩm – Thị trường” ở tầm vĩ mô để phát

triển xuất khẩu trong xu thế hội nhập quốc tế”, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
34. Trần Nguyễn Tuyên (2004), “Nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, (1).
35. Hà Vy (2005), “FTA – cuộc chơi bất đắc dĩ”, Tin nhanh Việt Nam (Vnexpress),
doanh/2005/07/3B9E0546
36. Nhật Vy (2006), “Lên kế hoạch thâm nhập thị trường Trung Quốc”, Vietnamnet,


TÀI LIỆU TIẾNG ANH

37. Bureau for Economic Integration, ASEAN Secretariat
38. Jong-Wha Lee and Innwon Park (2004), “Free trade areas in East Asia:
Discriminatory or Nondiscriminatory?”, Korea University.
39. John Wong and Sarah Chan (2004), “China - ASEAN Free trade agreement:
opportunities and challenges”,
40. H.E.Ong Keng Yong (2004), “Securing ASEAN win-win partnerships for ASEAN
and China”, Keynote Address at the ASEAN - China forum 2004 Developing SEAN - China
Relation: Realities and Prospect, http://www. aseansec.org/ 16255.htm.
41 Lu Jianren (2004), “China - ASEAN Free Trade Area - Background, Progress and
Problems”, Chinese Academy of Social Sciences.
42. Qignjang Kong (2004), “China‟s WTO Accession and the ASEAN -China Free Trade
Area: the Perspective of a Chinese Lawyer”, Journal of International Economic Law, 7(4).
43. Sheng Lijun (2003), “China - ASEAN Free trade area: Ongoing Development and
Strategic Motivations”, ISEAS Working Paper: Intemational Politics & Security Issues Series
No.1.
44. Raul L. Cordenillo (2005), The Economic Benefits to ASEAN of the ASEAN - China
Free Trade Area (ACFTA), Studies Unit Bureau for Economic Integration ASEAN Secretariat.
45. Xinhua News Agency (2005), “ACFTA highlights importance of ASEAN - China
relations: Minister of Brunei”, People s daily online, China.
46. . Xinhua News Agency (2002), “ASEAN, China head toward Free Trade Area”,

People’s Daily, China.

×