Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bạo lực trẻ em Ngữ văn 9 Chương trình địa phương ( của em )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 11 trang )

BẠO HÀNH TRẺ EM- VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI CỦA XÃ HỘI

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, song đây lại là đối tượng yếu
thế, thiếu chủ động cần được chăm sóc, bảo vệ, yêu thương . Nhà nước
Việt Nam rất quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Điều đó thể
hiện ở việc nước ta là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế
giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Bên cạnh đó ta còn có Luật
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật lao động, Luật hình sự tố tụng
hình sự… đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi trẻ em. Thế nhưng ở
đâu đó vẫn còn những hành động làm tổn hại , xúc phạm đến trẻ em. Đó
là hiện tượng bạo hành trẻ em. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu về vấn đề
này nhé.
Bạo hành trẻ em là hành động và lời nói có tình chất vũ phu, bạo ngược,
thậm chí là độc ác như lăng mạ , đay nghiến , xỉ vả, xúc phạm ,....thể
hiện sự coi thường pháp luật , không có nhân tính , làm tổn thương thể
xác và tinh thần trẻ nhỏ cũng như người lớn.

- BỤT BÀ BÀ -


ảnh minh họa ( nguồn internet )
không những vậy việc bạo hành trẻ em còn có thể gây ra những hậu quả
sau này cho trẻ đó khi trưởng thành. Chúng luôn lo sợ sẽ bị đánh đập ở
bất cứ nơi nào. ở trên trường thì không dám tiếp xúc với ai vì sợ bị ăn
đòn ; về nhà, cũng không giám nói ra, bị dọa nạt , tâm lý trở nên bất
ổn .Và lâu dần sẽ trở thành một đứa trẻ tự kỉ với mọi áp lực chồng chất
lên người.Nhiều trường hợp người dân không lấy giáo dục tâm lý để dạy
con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Đây có thể nói là hành vi thô bạo, biểu
hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác

1



Tranh minh họa của trẻ em bị bạo hành
Vừa qua, dư luận lên sóng “sùng sục” bởi nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy
ra ở mọi địa điểm, môi trường sống: trong gia đình, quán kinh doanh và
cả trường học? Điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về
- BỤT BÀ BÀ -


thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Biểu hiện cho sự bạo hành về
thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, đánh đập, ngược đãi trẻ. Báo
chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn
xao, bang hoàng. Đây là một vài ví dụ điển hình về hiện tượng bạo hành
trẻ em ở tỉnh daklak :
Sáng 5-12, Công an xã Cư Né (huyện Krông Búk) xác nhận trên địa bàn xã
vừa xảy ra vụ cha bạo hành con đẻ 11 tuổi khiến cháu bé bị đa chấn
thương.
Thông tin ban đầu, sáng 4-12, cháu K.H.H.A (11 tuổi, trú thôn Ea Kroa, xã
Cư Né) đến học tại Trường Tiểu học Phan Châu Trinh (xã Cư Né) với
nhiều vết bầm tím trên cơ thể. Nghi ngờ cháu A. bị bạo hành, Ban Giám
hiệu nhà trường đã liên hệ chính quyền địa phương và đưa cháu đến
điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TX. Buôn Hồ. Tại đây, cháu A. kể, sáng 3-12
cháu trốn bố đi chơi. Đến chiều khi cháu A. quay về thì bị bố dùng cây
tre đánh.
Được biết, bố mẹ cháu A. đã ly dị và cháu đang sống cùng bố. Hiện nay,
Công an xã Cư Né đã gửi giấy triệu tập ông H. (bố đẻ cháu A.) đến làm
việc. Chính quyền địa phương cũng đã liên hệ bàn giao cháu A. cho mẹ
đẻ.

- BỤT BÀ BÀ -



Hình ảnh cháu A bị bố đánh chấn thương ( từ
nguồn internet )
Và gần đây nhất là sự việc 2 cháu bé bị bố mẹ tâm thần nhốt trong nhà
gần 10 ngày khiến lực lượng công an phải dùng dụng cụ phá cửa cứu ra
* Công an huyện Krông Búk (Đắk Lắk) vừa giải cứu 2 cháu nhỏ ở
thôn Kty, xã Chư Kpô, huyện Krông Buk bị bố mẹ khóa cửa nhốt trong
từ ngày 13/2 – 22/2.
Chiều 22/2, trả lời VTC News , đại tá Đỗ Văn Xuyền – Trưởng Công an
huyện Krông Búk (Đắk Lắk) cho biết, vừa giải cứu thành công 2 cháu nhỏ
bị cha mẹ nhốt gần 10 ngày Tết
Cha mẹ khóa cửa nhốt 2 cháu nhỏ từ ngày 13/2 – 22/2 ở trong nhà
- BỤT BÀ BÀ -


trên địa bàn thôn Kty, xã Chư Kpô, huyện Krông Buk.
Sau đó, người thân trong gia đình phát hiện sự việc nên trình báo đến
cơ quan chức năng.Nhận được tin báo, cơ quan chức năng địa phương
phối hợp cùng lực lượng cứu hộ cứu nạn dùng máy cưa, máy cắt phá
cửa để giải cứu 2 cháu bé.

Hình ảnh lực lượng chức năng tại hiện trường dùng máy cưa để
phá khóa giải cứu 2 cháu nhỏ
- BỤT BÀ BÀ -


Theo đại tá Xuyền, trong lúc lực lượng ứng cứu phá cửa vào nhà, 2 vợ
chồng này dùng hung khí đe dọa lực lượng và đe dọa tính mạng 2 cháu
nhỏ.
“Lực lượng giải cứu phải dùng các biện pháp nghiệp vụ để động viên 2

đối tượng này và ập vào để giải cứu 2 cháu bé. Hiện 2 cháu bé đã được
giao cho người thân để đảm bảo an toàn”, đại tá Xuyền nói.
Được biết, 2 vợ chồng này có tiền sử bệnh tâm thần và được đưa đi
chữa trị nhiều lần. Thời gian gần đây, 2 người này có biểu hiện rối loạn
tâm lý, hoang tưởng nên nhốt 2 con trong nhà từ trước Tết đến nay.

- BỤT BÀ BÀ -


Hình ảnh hai cháu bé được đưa đến bệnh viện để điều trị.
* Hệ lụy của việc bạo hành trẻ em
"Không một lý do gì, không một luận thuyết nào dẫn đến việc bạo hành
trẻ được phép chấp nhận trong thời đại ngày nay" – đó là câu mở đầu và
cũng là câu được nhắc lại nhiều lần trong suốt cuộc chuyện trò với
phóng viên TS của giáo sư Nguyễn Viết Thiêm - Phó chủ tịch Hội Tâm
thần Học Việt Nam, Chủ nhiệm bộ môn tâm thần trường Đại học Y Hà
Nội.
Đúng vậy! Trước hết, cần khẳng định, bạo hành trẻ em dù dưới bất kỳ
hình thức nào, dù với lý do gì và theo luận thuyết nào đều không thể
- BỤT BÀ BÀ -


chấp nhận được trong thời đại ngày nay..
Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ
hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Bạo
hành cũng làm trẻ không thể phát triển về thể chất một cách bình
thường. Trẻ có thể trở nên còi cọc, chậm lớn, đau bụng, rối loạn tiêu
hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn bạc nhược hoặc hung
dữ… Khi những bệnh nhân được điều trị có hiệu quả, nước da của họ
đều trở nên đẹp hơn, ánh mắt trong sáng hơn…


Hình ảnh mang tính chất minh họa ( từ nguồn internet )
Bạo hành cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ.
Sức khỏe tâm thần tốt là sự thoải mái, không lo lắng, là cảm giác được
hưởng thụ cuộc sống. Sức khỏe tâm thần tốt cũng biểu hiện qua những
hành vi, ứng xử hợp lý. Bệnh về sức khỏe tâm thần không phải chỉ là
biểu hiện điên loạn, có những hành vi hoang tưởng, ảo giác… Khi bị bạo
hành, có hai phản ứng ở trẻ thường xảy ra. Nếu biểu hiện ra bên ngoài,
trẻ có thể thay đổi tính nết. Đang hiền lành, trẻ bỗng trở nên hung bạo,
- BỤT BÀ BÀ -


hay cáu gắt, khóc lóc, thậm chí đánh đập người khác hoặc độc ác với thú
vật. Loại thứ hai là cách phản ứng thu mình lại. Trẻ trở nên lo lắng, buồn
phiền, xa lánh mọi người, không thích tiếp xúc và luôn mang cảm giác sợ
sệt..
Giải pháp cho vấn nạn bạo hành trẻ em
Mặc dù nhiều cơ sở mầm non tư thục dã bị đóng cửa do những vụ việc
bạo hành nghiêm trọng tuy nhiên tình trạng này vẫn xảy ra ở các cơ sở
khác cho thấy khung hình phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe.

Hình ảnh mang tính chất minh họa ( từ nguồn internet )

Vì vậy các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về ngôi trường để gửi con,
không nên gửi bé ở các ngôi trường chưa có giấy phép, không có biển
hiệu, môi trường không an toàn.
“Thời gian qua, công tác phòng, chống bạo lực gia đình đã đạt được
những kết quả nhất định. Để công tác phòng, chống bạo lực gia đình
- BỤT BÀ BÀ -



hiệu quả hơn, UBND tỉnh đã ban Kế hoạch triển khai Chương trình hành
động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2020.
Theo đó, song song với các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức
về phòng, chống bạo lực gia đình, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh
tiếp tục chú trọng triển khai nắm bắt thông tin, can thiệp, xử lý vụ việc
và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tại cộng đồng; củng cố mạng lưới
cộng tác viên, tình nguyện viên về phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng
đồng; cung cấp các dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý, chăm sóc sức khỏe,
bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bị bạo lực gia đình tại các cơ sở khám,
chữa bệnh công lập; tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc
làm cho người là nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây
bạo lực gia đình; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên
địa bàn các thôn, buôn, tổ dân phố.” –Trích câu nói của phó giám đốc sở
Nguyễn Văn Hà
Như vậy , vấn nạn bạo lực trẻ em đang là một đề tài nóng hổi được
đưa lên rất nhiều trên các trang báo cũng như trên mạng xã hội. Mặc
dù những người vi phạm đã bị phạt nhưng phạt chưa nặng do vậy
cần phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc làm một lần lấy gương ,
khiến người khác nhìn vào mà không dám tái phạm. Vậy mới có hiệu
quả! Đông thời , mọi người cũng cần có ý thức , lương tâm bao cáo
những
hành vi sai phạm , không bao che. Khi ấy , xã hội mới trở nên tốt đẹp
hơn !

- BỤT BÀ BÀ -


Hình ảnh mang tính chất minh họa ( từ nguồn internet )


- BỤT BÀ BÀ -



×