Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phong tục cưới hỏi Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.47 KB, 12 trang )

PHONG TỤC CƯỚI HỎI TRUYỀN THỐNG
CỦA TRUNG QUỐC
1.Giới thiệu chung
Theo quan niệm của người Trung Quốc, hoàng hôn là giờ lành nên lễ cưới
thường được tổ chức vào thời gian này và được gọi là “ Hôn lễ”. Đồng thời
trong ngũ lễ thì hôn lễ là sự kiện quan trọng thứ hai của đời người, sau lễ đội mũ
của con trai và lễ cài trâm của con gái. Đây là đất nước có bề dày lịch sử, vì vậy
do chịu sự ảnh hưởng lâu đời của chế độ phong kiến cùng tư tưởng Khổng giáo
nên hôn lễ truyền thống được ràng buộc bởi nhiều nghi thức. Đặc biệt người
Hoa rất trọng lễ nghĩa, vì vậy mỗi cuộc hôn nhân đều phải “môn đăng hộ đối”
và thực hiện đủ “Tam thư lục lễ”.
2. Lịch sử hình thành
Cưới hỏi là một lễ lớn của đời người ở Trung Quốc nói chung và các nước trên
thế giới nói riêng, sôi động, náo nhiệt và là việc vui đối với mỗi cá nhân, gia
đình. Đi cùng với đó là các nghi lễ, tập tục và quan niệm dân gian không thể
thiếu trong hôn lễ. Phong tục cưới hỏi đã có từ lâu đời, nhưng để xác định sự
hình thành của lễ cưới truyền thống với “tam thư lục lễ” thì có học giả cho rằng,
lục lễ bắt đầu từ thời nhà Chu, cụ thể là thời Chu Văn Vương đã có lục lễ, tuy
nhiên cũng có những người không làm theo lục lễ.
3. Quy trình của hôn lễ
3.1 Tam thư lục lễ
Hôn lễ truyền thống của Trung Quốc gồm “Tam thư lục lễ”.
-Lục lễ là sáu lễ khi tiến hành hôn lễ gồm:
 Một là nạp thái, là nhà trai hướng nhà gái cầu hôn, cùng cấp với "coi mắt,
làm mai" ngày nay.


 Hai là vấn danh, là nhà trai nhờ bà mối hỏi tên tuổi, ngày sinh của cô gái,
sau đó đến tông miếu bói toán cát hung, kết quả là “cát” thì mới tiến hành
bước tiếp theo, “hung” thì dừng ở đây.
 Ba là nạp cát, còn gọi là “qua văn định”, là sau khi bói toán được đến


điềm lành thì định ra hôn ước.
 Bốn là nạp chinh, còn gọi là “nạp tệ” hay “qua đại lễ”, nhà trai phái người
đưa sính lễ đến nhà gái. Nhà gái nhận sính lễ, xưng là “hứa anh”.
 Năm là thỉnh kỳ, còn gọi “chọn ngày”, tức là thỉnh nhà gái xác định ngày
kết hôn.
 Sáu là thân nghênh, ngày hôn lễ, nhà trai tự mình đi nhà gái nghênh đón,
sau đó nhà trai về trước, ở ngoài cửa chờ đón. Nếu chưa thân nghênh mà
người trai chết, cô gái có thể lấy người khác. Nhưng nếu lỡ thân nghênh
rồi mà người trai mới chết, dù chưa bái đường, theo quy định của tục lệ,
cô dâu chỉ có thể nhận mệnh ở góa suốt đời.
-Tam thư là ba lá thư nhà trai giao cho nhà gái gồm:
 Sính thư là thư dùng khi đính hôn. Được nhà trai trao cho nhà gái trong lễ
nạp cát
 Lễ thư là thư dùng khi "Nạp chinh" (qua đại lễ), lễ thư sẽ kỹ càng tỉ mỉ
liệt kê chủng loại cùng số lượng của lễ vật.
 Nghênh thân thư, tên như ý nghĩa, đó chính là thư dùng khi nghênh thú
tân nương trong lễ thân nghênh.
3.2 Chuẩn bị trước hôn lễ
Trước khi thân nghênh, theo phong tục truyền thống của người Trung Quốc phải
tiến hành các bước đổi canh phổ, an giường và hiến tế:
- An giường: Sau khi tuyển được ngày tốt, trước khi cưới mấy ngày, nhờ một
người đàn ông được cho là “may mắn cả đời” đem giường tân hôn chuyển qua


vị trí thích hợp. Vị trí phải dựa theo bát tự và thần vị của hai bên nam nữ mà
quyết định, mà vị trí giường cũng không thể cùng bàn tủ, những vật có góc nhọn
đối nhau. Rồi sau đó, lại nhờ một người phụ nữ có “con cháu mãn đường” phụ
trách trải giường chiếu, mang lên các loại quả mừng. An giường xong, cấm để
chính mình hoặc người trưởng thành nào khác ngồi, nằm lên đó, nhưng có thể
làm trẻ sơ sinh ở trên giường chơi đùa, ngụ ý sinh con phát tài.

- Hiến tế: Thông thường là hoạt động tế tổ hoặc tế thần. Ngày nay ở Chu Sơn,
Chiết Giang có cử hành hiến tế truyền thống ở đêm trước hôn lễ, xưng là “tương
hỉ”.
- Đổi canh phổ, tức là nhà trai cùng nhà gái trao đổi gia phả với nhau, làm bằng
chứng đính hôn. Bà mối cầu hôn xong, nếu như sinh thần bát tự của hai bên
nam nữ không có xung khắc, hai bên sẽ đổi canh phổ.
3.3 Thời gian tiến hành hôn lễ
Thời gian kết hôn nên tránh 3 tháng sau: Tháng 6, tháng 3 và tháng 7. Theo
phong tục truyền thống của người Trung Quốc, tháng 6 âm tức là giữa năm, kết
hôn vào tháng này thì người vợ theo quan niệm này cũng chỉ có nửa cuộc đời,
hôn nhân sau này dễ bị chia cắt. Nếu trong nhà đột nhiên có người qua đời,
trong năm đó không thích hợp để tổ chức hỷ hoặc đi đăng ký kết hôn. Ngoài ra
tháng 3 và tháng 7 âm lịch đều là những tháng ma quỷ nhiều, ám ảnh theo quan
niệm của người dân. Đối với bậc bề trên, những tháng này nên tránh tổ chức tiệc
hỷ.
3.4 Sính lễ
Lễ vật mà nhà trai đem đến nhà gái gồm: rượu trà, hai đôi đèn cầy đỏ ( có hình
Long Phụng), đầu heo, đùi heo cùng bánh trái .. và cùng một số nữ trang và tiền
cho cô dâu tương lai. Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là tất cả các mâm lễ
vật đều là số chẵn mới tốt, thường là số 6, 8, 10 số lượng mâm càng nhiều càng
cho thấy sự khá giả của nhà trai. Phần lễ vật được nhà trai sắp xếp chu đáo, cẩn
thận, tất cả dều được phủ tấm vải có thêu chữ “ Song Hỷ” ở trên.


3.5 Các nghi lễ trong ngày thân nghênh
Thân nghênh là lễ quan trọng nhất trong lục lễ. Ngày ước định đã đến, trước khi
tới giờ làm lễ trưởng bối nhà trai sẽ cùng đi với tân lang, dẫn theo người trong
tộc hướng thần minh, tổ tiên dâng hương tế bái, khẩn cầu quá trình nghênh thú
có thể hết thảy thuận lợi. Canh giờ đã đến, đội ngũ nghênh thú xuất phát, trước
khi xuất phát đốt pháo trúc lần đầu tiên, ngụ ý dọa lui ác quỷ tà thần muốn cướp

tân nhân.
Khi xuất môn, cô dâu thường là mặc áo đỏ để tỏ ra sự vui mừng, may mắn và
được hỉ nương cõng, vì người Trung Quốc cho rằng việc hai chân tân nương
chạm đất sẽ mang đến ác vận. Ngoài ra, hỉ nương cũng phải dùng dù che để
tránh tiên nữ trên trời đố kỵ, tỏ ý khai chi tán diệp. Khi cô dâu bước ra cửa, vừa
đi vừa khóc, tỏ ý lưu luyến không rời. Lúc cô dâu bước ra cổng cũng không
được quay đầu lại nhìn, mà phải đi thẳng. Còn ba mẹ cô dâu sẽ đứng ở cổng nhà
nhìn theo và sẽ không đi theo qua nhà chồng. Ở một số nơi thì hỉ nương sẽ đưa
cho mẹ cô dâu một chậu nước, mẹ cô gái sau khi xác nhận nữ nhi đã lên kiệu
hoa thì tát nước ra ngoài, tượng trưng cho “con gái gả chồng như bát nước đổ
đi, không thể thu hồi”. Trên đường tới nhà trai, lắc kiệu hoa là một phần hoan
náo không thể thiếu. Các phu kiệu cùng nhau lắc kiệu qua trái qua phải , cô dâu
cũng bị lắc qua trái qua phải không yên. Thậm chí, tân lang còn phải cúi mình
hành lễ xin các phu kiệu “nương tay”. Và khi ấy mọi người sẽ được dịp cười vui
thỏa thích. Thực ra điều này chính là để làm tăng thêm không khí vui tươi náo
nhiệt cho lễ thành hôn
Cô dâu đến nhà chồng (quá môn), thì bắt đầu nghi thức hôn lễ. Ở một số nơi, cô
dâu phải bước qua chậu lửa trong sân, để đốt hết những điều xúi quẩy, hoặc đạp
bể mái ngói, ngụ ý mong rằng cuộc sống sau này được đầm ấm, hạnh phúc. Sau
đó cô dâu và chú rể sẽ tiến hành nghi thức bái đường thành thân. Thứ nhất là
Nhất bái thiên địa (lạy tạ trời đất), thứ hai là Nhị bái cao đường ( lậy tạ cha mẹ),
thứ ba là Phu thê giao bái (vợ chồng lạy tạ nhau). Sau đó uống chén rượu trao
nhau. Trong căn nhà mới, cô dâu và chú rể còn cắt tóc của nhau, rồi để lẫn với


nhau cất đi để làm vật tín trong quan hệ vợ chồng. Người dân quan niệm rằng,
nam nữ chỉ sau khi bái thiên địa mới chính thức nên duyên vợ chồng. Bởi
thế mà lễ bái đường mới mang ý nghĩa quan trọng như vậy. Dân gian còn có tập
tục hết sức thú vị, nếu vào đúng ngày đại lễ tân lang không xuất hiện vì một lý
do nào đó, thì để chị em gái của tân lang mang một con gà trống tới, thay tân

lang làm lễ.
Tiệc cưới đã đưa bầu không khí hôn lễ lên đến đỉnh cao, và còn gọi là “tiệc hỷ”.
Vì vậy mọi người gọi đi ăn tiệc cưới là đi “uống rượu hỷ”. Khi ăn tiệc, chú rể và
người nam trong nhà phải địch thân rót rượu gắp thức ăn cho khánh, cảm ơn
khách đã đến dự lễ cưới của mình. Sau khi kính rượu một vòng, chú rể mới có
thể được phép vào phòng với cô dâu.
Phòng của cô dâu chú rể còn gọi là “ phòng hỷ”, nháo động phòng là họat động
cuối cùng của hôn lễ, những người tham gia thường là các thanh niêm nam nữ
chưa thành lập gia đình. Mọi người nghĩ đủ mọi cách để cho vui, hoặc trêu đùa
cô dâu chú rể, hoặc buộc cô dâu, chủ rể biểu diễn tiết mục, với mục đích là để
tăng thêm bầ không khí vui nhộn của hôn lễ, khiến cô dâu, chú rể một đời
không thể quên được. Trước khi động phòng, cô dâu và chú rể cùng uống rượu
giao bôi và sau đó hai người cùng ăn chung 1 chén chè, quan niệm là được như
ý muốn. Chè có màu đỏ, vị ngọt, mặn cay hàm ý cùng chia ngọt sẻ ngọt bùi, son
sắt thuỷ chung.
3.6 Hậu hôn lễ
Sau khi tiến hành xong hôn lễ , buổi sáng ngày sau lễ thành hôn, tân nhân sẽ
hướng cha mẹ chồng dâng chà quỳ lạy, cha mẹ chồng sẽ nói lời chúc phú và dạy
bảo.
Ngoài ra thì ba ngày sau, chú rể phải đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ mang theo heo
quay, quà tặng về nhà mẹ đẻ tế tổ. Đây là tập tục “lại mặt” và trong ngày hôm
đó cô dâu phải về nhà chồng. Nếu bắt buộc ở lại nhà mẹ đẻ thì hai vợ chồng
phải ngủ riêng để tránh nhưng điều không hay cho nhà mẹ đẻ.
4. Những điều kiêng kỵ trong đám cưới


4.1 Chú rể không nên ngủ một mình trên giường sắp cưới
Chăn, gối và giường mới thường được trải sạch sẽ trước đêm tân hôn và nên
tránh để chú rể ngủ một mình trên giường mới nếu không sẽ ảnh hưởng đến hôn
nhân sau này. Người Trung Quốc quan niệm, nếu để chú rể ngủ một mình trên

giường sắp cưới thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân sau này, cuộc sống dễ đơn
độc. Nếu như chú rể không có chỗ khác để nghỉ ngơi thì nên tìm một cậu thanh
niên để ngủ cùng.
4.2 Kiêng ăn bánh hỷ
Bánh hỷ là loại bánh tượng trưng cho niềm vui vì thế loại bánh này theo phong
tục của người Trung Quốc chỉ nên đem đi phân phát cho mọi người. Trong đại
lễ, cô dâu không được ăn bánh hỷ vì người Trung Quốc cho rằng nó đồng nghĩa
với việc tiêu tán mất niềm vui.
4.3 Kiêng nói “tạm biệt”
Khi hôn lễ kết thúc, bạn bè và người thân đều ra về, cô dâu và chú rể không nên
nói “tạm biệt”, vì hai từ này có nghĩa là biệt ly, không tốt đối với đôi vợ chồng
mới cưới. Vì vậy khi tiễn khách ra về, cô dâu và chú rể nên gậy đầu hoặc vẫy
tay tỏ ý chào tạm biệt.
4.4 Phụ nữ mang thai không nên đưa dâu
Khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng, phụ nữ có thai không nên đưa dâu. Theo
quan niệm xa xưa của người Trung Quốc, họ cho rằng phụ nữ mang thai là
tượng trưng cho máu, vì thế khi tham gia đưa tiễn cô dâu về nhà chồng sẽ là
điểm gở tới gần.
4.5 Sau khi kết hôn 3 ngày không nên ở lại nhà mẹ đẻ
Ba ngày sau khi kết hôn, chú rể sẽ cùng cô dâu về nhà mẹ đẻ, đây được gọi là lễ
lại mặt. Cặp vợ chồng mới cưới không được ở lại qua đêm vì dễ làm nhà vợ gặp
xui xẻo. Nếu bắt buộc ở lại thì vợ chồng không được ngủ chung giường.
5. Các quan niệm trong hôn lễ truyền thống


Hôn lễ truyền thống của người Trung Quốc thường bị ràng buộc bởi nhiều nghi
thức, lễ nghĩa và đi cùng với đó sẽ là những quan niệm được lưu truyền phổ
biến trong quá trình tiến hành hôn lễ.
5.1 Môn đăng hộ đối/môn đương hộ đối
“Môn đăng hộ đối” đọc đúng theo tiếng Hán phải là “môn đương hộ đối”. Câu

này hiểu theo nghĩa rộng là muốn đám cưới thì vợ chồng về mặt cơ bản phải có
cùng xuất thân và gia cảnh thì mới được lâu bền. Người không có cùng đẳng
cấp dễ có quan điểm bất đồng, gây xung đột, khiến cho đời sống hôn nhân gặp
trục trặc. Vì vậy, các gia đình khá giả ngày xưa khi dựng vợ gả chồng cho con
cái đều muốn tìm một gia đình tương xứng để có một cuộc hôn nhân suôn sẻ.
Nhà trai mong muốn kiếm được nàng dâu mà gia đình giàu có để nở mặt nở
mày, để tương trợ trong việc kinh doanh. Nhà gái thì cũng mong kiếm được một
tấm chồng cho con mình sao cho xứng đáng, để gởi tấm thân đài các, cho con
có chỗ nương thân suốt đời. Đặc biệt, nếu chàng rể có địa vị xã hội thì càng
tốt .Những gia đình khó khăn thì dường như không có tư tưởng này.
5.2 Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó
Hầu như các cặp vợ chồng xưa kia cưới hỏi đều do cha mẹ sắp đặt, chỉ biết mặt
nhau lần đầu trong đêm tân hôn. Đặc biệt là người con gái thì thường không có
cơ hội để lựa chọn phu quân_nửa kia của cuộc đời mình. Vì trước ngày cưới, cô
dâu và chú rể không được gặp nhau để tránh điềm xui, nên phải đến khi động
phòng, mở khăn trùm đầu thì cô dâu và chú rể mới biết được người vợ và người
chồng của mình là ai.
5.3 Con gái trước hôn nhân phải giữ gìn được trinh tiết
Trong xã hội Trung Hoa xưa, trinh tiết được coi là thứ quan trọng nhất và thể
hiện đức hạnh của người phụ nữ. Theo tục lệ cổ Trung Quốc, nếu trong lễ lại
mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì
con gái ông bà đã mất trinh. Trong đêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám
trinh, để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy
bản sẽ có mấy giọt máu.


5.4 Đa thê, đa thiếp
Theo quan niệm của người Trung Hoa, chế độ “đa thê, đa thiếp” cho phép đàn
ông được phép lấy nhiều vợ mà không phải vì vợ chính không sinh con hay chỉ
sinh con gái. Khi nạp thiếp (còn gọi là lấy vợ lẽ, vợ hai,…) thì không cần phải

tổ chữ hôn lễ cầu kì, mà chỉ cần đơn giản vì họ cho rằng người thiếp không phải
là một phần tử quan trọng trong gia đình, nên đôi khi người chồng hay vợ chính
muốn đuổi lúc nào cũng được. Thường người vợ lẽ dễ bị coi thường và không
có tiếng nói trong gia đình.
6. Ý nghĩa biểu tượng
6.1 Chữ Song Hỷ
- Chữ “Song Hỷ” (囍) được dùng trong hôn lễ thực chất được ghép lại bởi 2 chữ
“Hỷ” ( 囍 ). “Song” nghĩa là hai cái, một đôi còn “Hỷ” có nghĩa là mừng vui.
“Song hỷ” là hai điều vui mừng đến một lượt. Trong cưới xin “Song hỷ” có
nghĩa là hai việc vui mừng song song với nhau, nhà trai cưới được vợ cho con
trai, nhà gái gả được chồng cho con gái. Chữ “ Song Hỷ” cắt dán bằng màu đỏ
xuất hiện trong mọi thứ của những ngày cưới từ thiệp mời, mâm quả, lễ vật,
được tro dán nhiều nơi trong nhà cũng như trong phòng tân hôn.
- Từ ngàn năm trước, việc dán chữ “Hỷ” trong đám cưới đã trở thành phong tục
không thể thiếu để thể hiện niềm vui, sự chúc phúc với đôi vợ chồng son.
6.2 Tông màu đỏ chủ đạo
- Đối với người Trung Quốc màu đỏ là sự tượng trưng cho sự may mắn, niềm
vui, hạnh phúc và thịnh vượng nên trong tổ chức lễ cưới hỏi màu đỏ được sử
dụng rất phổ biến, đây được xem là màu sắc chủ đạo. Màu đỏ được dùng để
trang trí nhà cửa, trang phục cô dâu, chú rể, trang trí kiệu hoa, trang trí các lễ
vật…. Bên cạnh đó, màu đỏ trong lễ cưới của người Trung Quốc còn là màu của
tình yêu nồng cháy, khát khao cháy bỏng được đến được yêu thương và cùng
nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
6.3 Trang phục cưới


- Trang phục cưới truyền thống của người Trung Quốc còn được gọi là Áo khỏa.
Chiếc áo này được cắt giảm ôm sát thân, tôn thờ đường cong tự nhiên vốn có
của cơ thể, thể hiện thân hình uyển chuyển và vòng eo thon nhỏ. Đặc biệt lại có
cách thể hiện phù hợp và cách biểu đạt tế nhị, nhã nhặn của người phụ nữ về vẻ

đẹp hình thể.
- Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc xường xám thêu hình
rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc
thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các hoạ tiết rồng,
phượng tượng trưng cho sự hài hòa giữa âm và dương. Trang phục cưới của cô
dâu còn có cả một tấm khăn màu đỏ trùm lên mũ niệm trong suốt lễ cưới. Bộ
quần áo cưới của nam thường may bằng lụa đen có thêu hình rồng màu đỏ, hoặc
có màu đỏ giống cô dâu, thêu họa tiết rồng bằng chỉ vàng.
- Lễ phục, áo cưới, giày trong ngày cưới đều phải là đồ mới, hơn nữa lễ phục
nên tránh có túi, vì túi có nghĩa là sẽ đem nhiều tài vận của nhà gái đi.
6.4 Cặp gà
Theo phong tục của người Trung Quốc, trong ngày cưới thì người ta thường
mua một cặp gà trống, mái thật già với mong ước đôi tân lang và tân giai nhân
sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long.
6.5 Quà chúc phúc
- Chiếc lược: Mang ý nghĩa ràng buộc, biểu tượng là tóc được kết lại và thắt
một cái nút vào thời xưa. Món quà này gắn với câu chúc “Bạch đầu giai lão”, có
nghĩa là sống với nhau đến bạc đầu.
- Cây thước: Đây là biểu tượng cho hạnh phúc đôi lứa, thể hiện mong ước một
thước đo đầy con cái, hôn nhân hạnh phúc và cuộc sống thành đạt.
- Giày thêu: Trong tiếng Trung, từ “giày” và từ “cùng với” phát âm giống nhau.
Vì vậy tặng giày nghĩa là sống cùng nhau, tận hưởng hạnh phúc lứa đôi mĩ mãn.


- Gậy như ý: Mang ý nghĩa là mong mọi ước muốn đầu được thực hiện hay là
như ý
- Chiếc gương: Đại diện cho sự hoàn hảo, đầy đủ, hàm chứa vẻ đẹp của cô dâu.
Tượng trưng cho sự mong muốn rằng cuộc hôn nhân và dung mạo của cô dau
mãi mãi tươi trẻ và sinh đẹp.
- Xô hạt: Đây được coi là vật dụng dùng để đo lường các loại ngũ cốc. Món quà

nay tượng trưng cho sự giàu có và sung mãn của chú rể, đồng thời chúc cho cô
dâu được hưởng những ngày thảnh thơi, sung túc.
- Cây kéo: Cây kéo có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người Trung
Quốc xưa, đặc biệt là trong việc may xiêm y (quần áo). Món quà này thể hiện sự
đầm ấm, mượt mà trong hôn nhân.
- Bàn tính: Bàn tính là công cụ tính thu nhập, chi tiêu trong cuộc sống, thể hiện
mong ước cuộc sống hôn nhân thịnh vượng, có thu nhập tốt và quản lí tốt tài
chính của gia đình.
7. Đánh giá ảnh hưởng
Phong tục cưới hỏi của Trung Hoa ảnh hưởng đến khá nhiều nước Châu Á xung
quanh như các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc , Nhật Bản ,…
3.1 Đối với Hàn Quốc
Lễ cưới truyền thống của người Hàn Quốc ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của
phong tục cưới hỏi Trung Quốc. Hôn lễ Truyền thống của người Hàn cũng có 6
lễ chính là Napchae (dạm ngõ), munmyeong (xin tuổi, ngày sinh, tháng đẻ của
cô dâu), napgil (bói toán xem tương lai của hôn nhân, sau đó thông báo chính
thức cho nhà gái), napjing (gửi quà sang nhà gái để cúng gia tiên, khẳng định
ngày cưới), cheonggi (nhà trai gửi thư cho nhà gái ấn định ngày
cưới), chiyeong (nghi lễ cưới ở nhà cô dâu). Hơn nữa, cũng như người Trung


Quốc, khi rước dâu, người Hàn xưa cũng dùng những chiếc kiệu có trang trí để
rước cô dâu về nhà chồng.
3.2 Đối với Nhật Bản
Phong tục cưới truyền thống của người Nhật Bản cũng có đôi nét chịu ảnh
hưởng của văn hóa Trung Quốc. Nếu như ở Trung Quốc có lễ “lại mặt” thì ở
Nhật Bản có lễ Satogaeri, khoảng 3 đến 5 ngày sau khi cưới, người vợ và chồng
sẽ về nhà cô dâu, mang theo quà tặng mọi người. Ngoài ra, trong hôn lễ người
Nhật Bản cũng trao nhau chén rượu sake tượng trưng cho lời thề của đôi tân
hôn.

3.3 Đối với Việt Nam
Trong các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của phong tục cưới hỏi truyền
thống của Trung Quốc thì đất nước Việt Nam chúng ta có những ảnh hưởng rõ
nét nhất. Những lễ nghi, tập tục chính của nước ta cũng giống như Trung Hoa.
Theo truyền thống thì lễ cưới của người Việt cũng có lục lễ như lễ cưới truyền
thống Trung Quốc, nhưng hiện nay đều đã được rút gọn làm 3 lễ chính là lễ dạm
ngõ, lễ ăn hỏi, lễ rước đâu. Ngoài ra chúng ta cũng có lễ lại mặt, sử dụng chữ
Hỷ, màu đỏ được trang trí rất phổ biến như mâm lễ vật cưới … cùng một số lễ
nghi khác. Phong tục nghi lễ trong đám cưới truyền thống của Việt Nam ngày
xưa ảnh hưởng rất nhiều từ phong tục của người Trung Hoa.
4. Kết luận
Đám cưới Trung Quốc hiện nay đã được giản lược đi rất nhiều và có phần bị
ảnh hưởng của văn hóa các nước phương Tây. Tuy nhiên, một số nghi lễ chủ
chốt như thuê bà mai, dạm ngõ, đính hôn, rước dâu,… vẫn được giữ nguyên.
Ngày nay vấn đề cha mẹ định đoạt chuyện lứa đôi không còn nữa. Trai gái tự do
quen biết nhau, tìm hiểu nhau thân thiết trước, nhưng khi quyết tâm tính chuyện
ăn đời ở kiếp xây dựng mái ấm gia đình thì nhất thiết phải có sự lạc thành hôn


lễ, nhưng hôn lễ ngày nay đã được gói gọn trong 3 lễ chính là lễ dạm ngõ, lễ
hỏi, lễ cưới và không thể thiếu lễ vật cùng đông đủ cha mẹ thân thuộc tham dự
chứng tri, đẹp mặt nở mày người sống, có lễ bái gia tiên rạng rỡ vong linh tổ
tiên họ tộc, đúng nề nếp lễ giáo gia phong, bảo tồn mỹ tục của xã hội, đất nước,
nêu gương tốt cho hậu thế. Ca dao từng nhắn nhủ “Dẩu yêu nhau thắm thiết đậm
đà, Nếu chưa hôn lễ, chưa thành vợ chồng”.



×