Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU LIÊN KẾT, TRẠNG THÁI TẬP HỢP VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.43 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 1
MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU LIÊN KẾT, TRẠNG THÁI TẬP HỢP
VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC CHẤT
PHẦN 1: BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

1.

Sự phân chia các kiểu cấu trúc của tinh thể dựa trên cơ sở nào. Yếu tố cấu trúc
có quan hệ như thế nào đến các tính chất vật lý của chất.
Cơ sở phân chia các kiểu cấu trúc:
Việc phân chia tinh thể thành 4 kiểu cấu trúc căn cứ vào khoảng cách giữa các nút mạng
với nhau và khoảng cách giữa các nút mạng so với khoảng cách các nguyên tử trong một
nút mạng.
Ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc đến tính chất vật lý của chất:
+ Cấu trúc đảo: sự phá vỡ liên kết giữa các nút mạng là dễ dàng hơn rất nhiều sự phá vỡ
liên kết trong một nút mạng,
+ Cấu trúc mạch: Nếu liên kết giữa các mạch là lực Van der Waals thì tinh thể có cấu trúc
mạch có tính dễ tước sợi. Nếu có liên kết π không định chỗ trong một mạch thì tinh thể có
tính dẫn điện tốt theo chiều của mạch. Tinh thể cấu trúc mạch có tính không trong suốt,
độ cứng không cao, tỷ trọng không cao.
+ Cấu trúc lớp: Nếu liên kết giữa các lớp là lực Van de Waals thì tinh thể cấu trúc lớp có
tính dễ bóc tách, mềm. Nếu có liên kết pi không định chỗ trong lớp thì tinh thể có tính
dẫn điện tốt. Tinh thể cấu trúc lớp có tính không trong suốt, độ cứng không cao, tỷ trọng
không cao.
+ Cấu trúc phối trí: Nút mạng là nguyên tử hay ion đơn liên kết với nhau bằng các lực
liên kết mạnh: liên kết kim loại, liên kết cộng hóa trị, liên kết ion. Thuộc vào cấu trúc
phối trí là các tinh thể có kiểu mạng nguyên tử, kiểu mạng ion và kiểm mạng kim loại.
Tính chất vật lý của chúng phụ thuộc vào bản chất liên kết:
Cấu trúc phối trí có liên kết cộng hóa trị: Cách sắp xếp tuân theo đặc điểm định hướng và
bão hoà của kiểu liên kết này: Phụ thuộc vào tính đối xứng sắp xếp trong mạng tinh thể
và vào độ mạnh của liên kết, tinh thể có độ cứng khác biệt nhau rõ rệt, từ rất cứng đến độ


cứng tương đối thấp. Độ đục: từ trong suốt đến hoàn toàn không cho ánh sáng xuyên qua.
Nhiệt độ nóng chảy cũng khác biệt nhau rất nhiều: từ rất cao đến tương đối thấp (điển
hình so sánh: kim cương và phosphor đỏ). Các tinh thể này không dẫn điện hay bán dẫn.
Tỷ trọng trung bình.
Cấu trúc phối trí có liên kết ion: Cách sắp xếp tuân theo đặc điểm không định hướng và
không bão hòa, tuy nhiên bị chi phối về kích thước ion và tỷ số ion dương/ ion âm. Do đó,
đa số tinh thể cho ánh sáng đi qua ở một mức độ nhất định. Dòn, không dẫn điện, dẫn
nhiệt kém. Tỷ trọng không cao. Nhiệt độ nóng chảy không quá cao nhưng không thấp.
Cấu trúc phối trí có liên kết kim loại: Cách sắp xếp tuân theo sự đặc khít nhất. Liên kết
kim loại phu thuộc nhiều vào mật độ đám mây e nên tính chất vật lý của loại tinh thể này
cũng khác nhau khá rõ rệt. Chúng có những đặc điểm vật lý chung: có ánh kim, dẫn điện,
độ dẫn điện nghịch biến với nhiệt độ, dẻo, dễ dát mỏng, dẫn nhiệt tốt. Những đặc điểm
vật lý khác nhau: nhiệt độ nóng chảy, độ cứng, điện trở riêng, khối lượng riêng khác nhau
khá nhiều. Tinh thể không trong suốt.


2.

Nhiệt độ tới hạn, thể tích tới hạn là gì? Tìm giản đồ pha của CO 2. Dựa trên giản
đồ về sự chuyển pha của CO2 giải thích sự chuyển pha của CO2 trên giản đồ này. Điểm
ba (triple point) trên giản đồ có ý nghĩa như thế nào? Nêu ứng dụng của CO2 siêu tới
hạn.
Ở áp suất thường, chất khí hóa ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ hóa lỏng.
Ngược lại, ở nhiệt độ đó chất lỏng cũng hóa hơi, vì vậy nhiệt độ đó cũng là nhiệt độ sôi của
chất lỏng.
Tuy nhiên, việc nâng cao nhiệt độ hóa lỏng (hay nhiệt độ sôi) nhờ áp suất cũng có một giới
hạn nhất định, qua nhiệt độ đó chất lỏng không thể tồn tại dù dưới áp suất nào.
Nhiệt độ cực đại đó được gọi là nhiệt độ tới hạn (T th) và áp suất cần thiết để chất khí hóa lỏng
ở nhiệt độ đó gọi là áp suất tới hạn (Pth). Thể tích một mol khí ở nhiệt độ tới hạn và áp suất tới
hạn gọi là thể tích tới hạn. Ở điều kiện tới hạn, thể tích của chất khí và chất lỏng bằng nhau

nên tại đó chất khí và chất lỏng có tỷ khối như nhau.
(1)
D
- Khi tăng áp suất theo đường (1) CO2
(3)
chuyển từ thể lokhí sang thể rắn.
- Khi tăng áp suất theo đường (2) CO2
chuyển từ thể khí sang thể lỏng
- Tăng áp suất theo đường (3) CO 2 chuyển từ
(2)
thể lỏng sang thể rắn.
B
C
- Tương tự, khi tăng nhiệt độ, CO 2 sẽ chuyển
A
từ thể rắn sang lỏng, lỏng sang khí (phần
này để SV tự làm việc)
Các SV tự giải thích giảng đồ theo các đường cân bằng, chú ý khu vực màu xám là khu vực
supercritical.
Điểm ba (triple point) trên giản đồ pha là điểm giao nhau của các đường cong biến đổi trang
thái của CO2. Tại đó tồn tại đồng thời ba thể rắn, lỏng, khí.
CO2 siêu tới hạn (CO2 super critical) là chất lỏng tồn tại ở điều kiện bằng hay cao hơn nhiệt
độ tới hạn và áp suất tới hạn.
CO2 siêu tới hạn thường được dùng làm dung môi trích ly các hợp chất hữu cơ cần độ tinh
khiết cao và dung môi được loại bỏ dễ dàng sau quá trình trích ly.

3.

Tất cả các kim loại có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao? Nhận xét trên
đúng hay sai? Giải thích.

Tất cả các kim loại có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao là một nhận xét không chính
xác.
Vì:
Liên kết kim loại là loại liên kết mạnh nhưng phụ thuộc rất nhiều vào mật độ “đám mây”
electron. Mật độ đám mây electron lại phụ thuộc vào số electron hóa trị của kim loại. Số
electron hóa trị càng nhiều thì kim loại có mật độ “đám mây” electron càng lớn. Vì vậy, các
kim loại có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khác biệt nhiều, sự chênh lệch của giữa nhiệt
độ nóng chảy và nhiệt độ sôi lớn.
Chất Cấu hình electron hóa trị Nhiệt độ nóng chảy (0C) Nhiệt độ sôi (0C)
Hg
6s2
-38,89
356,66
4
2
W
5d 6s
3420
5680


Pb
K
Tl

6s26p2
4s1
6s26p1

327,4

63,55
304

1745
761
1475

4.

Graphit và kim cương là 2 dạng thù hình khác nhau của carbon, giải thích sự
khác biệt về cấu trúc tinh thể dẫn đến sự khác biệt về tính chất vật lý của graphit và
kim cương.
Than chì có tính dẫn điện, có thể sử dụng làm điện cực, có độ nhớt cao, tuy nhiên không bền
cơ học và không có tính trong suốt.
Kim cương bền cơ học, trong suốt (có chiết suất cao), không dẫn điện.

cấu trúc tinh thể kim cương

Cấu trúc lớp và ô mạng tinh thể than chì.
Than chì: Có hai dạng của graphit đã biết, là alpha (lục giác) và beta (rhombohedral),
cả hai có các thuộc tính vật lý giống nhau, ngoại trừ về cấu trúc tinh thể. Các loại graphit có
nguồn gốc tự nhiên có thể chứa tới 30% dạng beta, trong khi graphit tổng hợp chỉ có dạng
alpha. Dạng alpha có thể chuyển thành dạng beta thông qua xử lý cơ học và dạng beta chuyển
ngược thành dạng alpha khi bị nung nóng trên 1000°C.
– Trong cấu trúc tinh thể của graphit, mỗi nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp 2, liên kết
cộng hóa trị với ba nguyên tử cacbon bao quanh nằm trong một lớp hình thành vòng sáu
cạnh, những vòng này liên kết với nhau tạo thành một lớp vô tận.
– Sau khi tạo thành liên kết, mỗi nguyên tử cacbon còn một e trên orbitan nguyên tử p không
lai hóa sẽ tạo liên kết π với một trong 3 nguyên tử cacbon bao quanh, liên kết π trong than
chì là liên kết không định chỗ trong toàn bộ tinh thể. (phần này SV tự giải thích)

- Các SV dựa trên chương 4 Hóa Đại cương đã được học, với hình dạnh tinh thể như trên của
than chì, tự lập luận về trạnh thái lai hóa và liên kết trong toàn bộ mạng.
 Than chì có màu xám, ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện.
– Mỗi nguyên tử cacbon của lớp trên không đứng trên một nguyên tử cacbon thuộc lớp dưới,
mà đứng trên một nguyên tử cacbon của lớp dưới nữa. Các lớp trong tinh thể than chì liên kết
với nhau bằng Van Der Waals nên các lớp than chì có thể chuyển động tương đối với nhau và
than chì có khả năng chịu lực rất kém.
– Do tính chất lớp của than chì nên một số tính chất của than chì phụ thuộc vào phương ở trong
mạng tinh thể.
Kim cương: Các orbital nguyên tử của carbon lai hóa sp 3, 4 nguyên tử carbon tạo
thành một ô mạng tinh thể hình tứ diện đều, có tính đối xứng cao.
– Kim cương là vật liệu có độ cứng cao nhất do cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, khi chịu tác
động, lực phân bố đều trong cấu trúc mạng tinh thể.




Kim cương không có electron tự do và không có orbital trống vì toàn bộ các orbital hóa trị
và electron hóa trị của nuyên tử Carbon đều tham gia vào các liên kết CHT định chỗ sp 3-sp3,
tinh thể kim cương có mạng lưới nguyên tử điển hình, toàn bộ tinh thể có kiến trúc điều đặn
cho nên thực tế tinh thể là một phân tử khổng lồ.
- Các SV dựa trên chương 4 Hóa Đại cương đã được học, với hình dạng tinh thể như trên của
kim cương, tự lập luận về trạnh thái lai hóa và liên kết trong toàn bộ mạng.
Kim cương là một chất truyền nhiệt tốt bởi vì các nguyên tử được liên kết chặt chẽ với nhau
với khoảng cách nhỏ.

5.

Giải thích sự tăng dần của nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của dãy các hợp chất
H2X với X là các nguyên tố thuộc nhóm VI (A).

H2O có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn các hợp chất H 2X nhóm VIA, do các phân
tử nước liên kết với nhau bằng liên kết Hidro, các phân tử nước ở thể lỏng trùng hợp với nhau
tạo thành những tập hợp phân tử lớn hơn, ngoài ra các phân tử nước còn liên kết với nhau
bằng liên kết Van Der Waals nên nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của H 2O cao hơn hẳn các
hợp chất khác trong dãy H2X (X là nguyên tố nhóm VIA).
Xét dãy H2X từ H2S đến H2Te, các phân tử liên kết với nhau bằng lực Van Der Waals, yếu
hơn rất nhiều so với liên kết Hidro nên các hợp chất này chủ yếu tồn tại ở trạng thái khí.
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần do sự tăng dần của khối lượng nguyên tử và
tăng độ phân cực của liên kết do tăng dần độ dài liên kết X-H. SV tự giải thích tại sao từ H 2S
đến H2Te nhiệt độ sôi tăng dần.
Mở rộng: SV nhận xét xem các dãy H3X (nhóm VA), H2X (nhóm VIA), HX (nhóm VIIA) thì
có phải hợp chất đầu tiên luôn có ts, cao nhất không? Vì sao?

6.

Cho biết các chất nào dưới đây có thể chuyển từ dạng đơn phân tử thành đại
phân tử (polimer hóa) khi chuyển nó từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng (rắn):
CCl4, FeCl3, BF3, B2H6,SO3, SO2, NH3, H2O.
Cơ sở lý luận ở câu 7.
CCl4, B2H6, NH3, H2O: không có khả năng polimer hóa vì hợp chất bão hòa phối trí.
FeCl3, BF3: Có khả năng plimer hóa do chưa bão hòa phối trí.
SO3: Hợp chất bão hòa phối trí nhưng có các liên kết π. Khi ngưng kết, các
phân tử tiến đến gần nhau, liên kết π có thể đứt ra cho S 1 orbital trống, cặp e
thuộc oxy, kết quả có khả năng tạo polimer.
SO2: Hợp chất bão hòa phối trí. Không có tạo polimer mặc dù có liên kết π,
có thể là do S có 1 cặp e không phân chia, mật độ e ở nguyên tử S cao không
thuận lợi cho việc hình thành liên kết cho nhận với chất nhận là S.

7.


Giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất H 3X với
X là hợp chất nhóm VA.


Hợp
chất
NH3
PH3
AsH3
SbH3
BiH3

Nhiệt độ nóng chảy(oC)

Nhiệt
(OC)
-33
-87.7
-62
-18

độ

sôi

-77.8
-133.8
-116
-88
Rất kém bền, phân hủy ngay khi tạo

thành
Theo chiều từ NH3 đến SbH3 góc hóa trị giảm dần từ 107 0 đến gần 90o (do mức độ lai
hóa giảm dần- SV áp dụng kiến thức được biết ở Hóa Đại cương để giải thích tại sao mức độ
lai hóa giảm dần) kéo theo độ có cực phân tử giảm dần. Sự tăng dần kích thước các orbitan
nguyên tử từ N đến Bi dẫn đến độ dài của liên kết X-H tăng dần trong dãy từ N đến Bi.
Trong dãy PH3 đến BiH3, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần do sự tăng khối
lượng phân tử tăng độ bị phân cực của liên kết X-H do sự tăng độ dài liên kết. Do độ dài liên
kết giảm dần mà các phân tử XH3 có độ bền giảm dần từ NH3 đến BiH3, BiH3 là hợp chất kém
bền nhất và phân hủy ngay khi vừa tạo thành.
NH3 là hợp chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất do các phân tử của
NH3 liên kết với nhau bằng liên kết Hidro. Do sự lai hóa sp 3 của nguyên tử N mà các cặp e
hoá trị tự do phân bố trên 1 ON sp 3 được định hướng rõ rệt trong không gian vì vậy NH 3 dễ
dàng cho cặp e tạo thành liên kết cho nhận với các phân tử khác và liên kết có độ phân cực
lớn. Cặp e hóa trị tự do và tính phân cực trong liên kết N-H tạo nên liên kết Hidro giữa các
phân tử NH3 nên NH3 có nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ sôi cao hơn hẳn các chất trong dãy
XH3.

8.

Giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và độ tan của các hợp chất
sau đây
Hợp chất
LiF
LiCl
LiBr
LiI

-

Nhiệt độ nóng chảy

(oC)
845
605
552
459

Nhiệt độ sôi
(oC)
1676
1382
1265
1171

Độ tan
(/100g H2O 20oC)
0.27
8.32
166.7
151

Xét trong dãy các hợp chất LiX với X là các halogen, theo chiều tăng dần từ F đến I:
Năng lượng mạng lưới giảm dần, làm độ tan của các muối này tăng lên:
Sự giảm năng lượng mạng tinh thể do:
+ bán kính X- tăng từ F đến I
+ Tính ion giảm do hiệu ứng phân cực ion (sự chênh lệch độ âm điện giảm)
Dẫn đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần từ LiF đến LiI và độ tan tăng dần từ LF
đến LiBr
Trường hợp LiI có độ tan nhỏ hơn LiBr do sự chênh lệch năng lượng hydrat hóa giữa Br - và Ilớn hơn sự chênh lệch năng lượng mạng tinh thể giữa LiBr và LiI.
∆Hht = ∆Hmtt + ∆Hhyd
Giá trị năng lượng hydrat hóa (kJ/mol): F- (-334) ; Cl- (-234); Br- (-167) ; I- (-58)

Câu này SV phải hiểu rõ hiện tượng phân cực ion trong liên kết ion.


9.

Hãy cho biết đặc tính của liên kết hóa học trong các hợp chất sau đây và cho biết
phần cộng hóa trị của liên kết thay đổi như thế nào trong mỗi dãy hợp chất, giải thích.
a) CrO, Cr2O3, CrO3
b) X2O3 với X là các nguyên tố nhóm IIIA từ trên xuống.

a) Độ âm điện của Cr = 1,66, của O = 3,44, hiệu độ âm điện χO - χCr = 1,78 > 1,7
Do đó CrO có đặc tính liên kết trội ion, Do trong Cr 2O3, Cr có trạng thái hóa trị 3, liên kết
ion có phần tính cộng hóa trị rõ rệt, CrO3 liên kết mang tính cộng hóa trị điển hình do Cr ở
rạng thái hóa trị 6.
b) Độ âm điện của Al = 1,61, Cl = 3,16
+Mặc dù χO - χAl = 3,44 - 1,61= 1,83 > 1,7, nhưng trong Al 2O3 Al có trạng thái hóa trị 3 nên
liên kết ion có có phần tính cộng hóa trị rõ rệt.
+Vì χCl - χAl = 3,16 - 1,61= 1,55 < 1,7 và Al có hóa trị 3 nên trong liên kết trong AlCl 3 có
phần công hóa trị lớn (liên kết cộng hóa trị - ion)
+ Ion NO3- có kích thước lớn, ít bị phân cực nên là base cứng, Al 3+ là cation kích thước nhỏ ít
bị phân cực nên là acid cứng, vì vậy liên kết trong Al(NO3)3 chủ yếu mang tính ion.
(Với cation các khái niệm “số oxy hóa” và “hóa trị” có ý nghĩa giống nhau)

10.

Cho biết một số hợp chất (đơn chất) có khả năng polimer hóa, một số khác
không có khả năng này, ví dụ:
a) Các hợp chất dưới đây chỉ tồn tại ở dạng phân tử đơn giản ở cả 3 trạng thái khí, lỏng và
rắn: CO2, HBr
b) Các hợp chất dưới đây có khả năng polimer hóa: BeCl2, FeI2

Giải thích nguyên nhân vì sao như vậy.
Điều kiện cho sự polimer hóa đồng phân tử: phân tử phải có khả năng tạo ít nhất 2 liên kết
cộng hóa trị theo cơ chế cho nhận, trong đó: 1 liên kết đóng vai trò chất cho (có 1 cặt e không
phân chia), 1 liên kết đóng vai trò chất nhận (có orbital hóa trị trống).
a) HBr: Hợp chất bão hòa phối trí. CO2: hợp chất bão hòa phối trí, tuy trong phân tử có liên kết
π nhưng do lên kết σ kém bền (348 kJ/mol) hơn nhiều so với liên kết đôi σ+π (614kJ/mol)
nên quá trình polimer hóa không có lợi.
b) BeCl2: Hợp chất chưa bão hòa phối trí: Be còn 2 orbital 2p trống, Cl có 3 cặp e hóa trị không
phân chia.
FeI2: Hợp chất chưa bão hòa phối trí: Fe còn các orbital hóa trị trống (4s, 4p), I có 3 cặp e hóa
trị không phân chia.

11.

Cho biết các loại chất vô cơ nào tinh thể có cấu trúc đảo. Cho một ví dụ (khác
trong bài giảng)
Cấu trúc đảo: các chất vô cơ thuộc loại cấu trúc này có mạng phân tử và các ion phức
tạp. Trong cấu trúc này, tại các nút mạng là các nhóm nguyên tử ( phân tử hay ion phức


tạp) liên kết với tiểu phân xung quanh bằng lực tàn dư ( lực Van der waals ), lực liên kết
hidro hay lực hút tĩnh điện.
- Ví dụ: NH3, Na3[Fe(CN)6],…

12.

Hãy tính năng lượng mạng ion của Na 2CO3 và KCN bằng công thức
Kapustinskii.

Elat = −


(1071,5) n | z + || z − |
r+ + r−

kJ / mol

-

Với Na2CO3:
n = 3; r+ = 1,02Å, r- = 1,85Å
1071,5.3.1.2.
= −3105,80kJ / mol
 E=−
1,02 + 1,85
- Với KCN:
n = 1; r+ = 1,38Å; r- = 1,82Å
1071,5.2.1.1.
= −667,60kJ / mol
 E=−
1,38 + 1,82

13.

Tính số phối trí của phân tử iod. Cho biết iod rắn có hệ tinh thể trực giao tâm

diện.
Số phối trí của Iod trong tinh thể đơn chất:
Ta thấy mỗi tiểu phân I2 trung tâm được bao bọc xung quanh số phân
tử I2 gần nhất: xung quanh 4, phía trên 4 và phía dưới 4, vậy số phối
trí của I2 là 12.


14.

Vì sao tỷ trọng của các chất có mạng nguyên tử thường nhỏ hơn các chất có
mạng kim loại?
Do các đặc điểm của liên kết kim loại khác các đặc điểm của liên kết cộng hóa trị cách sắp
xếp của các tiểu phần trong 2 loại mạng kim loại và mạng nguyên tử khác nhau:
Tinh thể mạng kim loại: Nút mạng gồm các ion cùng loại xếp theo cách khít nhất.
Tinh thể mạng nguyên tử: Sắp xếp theo bản chất bão hòa phối trí và định hướng của liên kết
CHT nên sự sắp xếp không chặt khít nhất.

15.

Hãy đề xuất một phương pháp đơn giản phân biệt giữa tinh thể mạng ion và
mạng nguyên tử. Cho ví dụ.
Cho vào nước, đo độ dẫn điện của dung dịch: ngay các chất tinh thể có mạng ion ít tan
cũng làm thay đổi độ dẫn điện của nước rõ rệt. Các chất mạng nguyên tử không làm thay
đổi độ dẫn điện của nước.


Đáp án này dùng để sinh viên tự xem lại phần bài tập đã làm, giúp hiểu vấn đề sâu hơn
nên khá chi tiết và có nhiều vấn đề mang tính gợi mở.
PHẦN 2: BÀI TẬP KHÔNG LỜI GIẢI

16.

Giải thích sự tăng dần của nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và độ bền liên kết của dãy
các hợp chất HX với X là các nguyên tố thuộc nhóm VII (A).

17.


Tìm hiểu về các dạng thù hình của lưu huỳnh: Hình thái cấu trúc (dạng tinh thể), điểm
chuyển đa hình cho từng loại? Giải thích tại sao khi dốt nóng lưu huỳnh thì độ nhớt giảm sau
đó tăng và cuối cùng lại giảm?

18.

Tìm một số ví dụ về các hệ tinh thể có cấu trúc đảo, cấu trúc phối trí. Nêu những khác
biệt về tính chất vật lý giữa những hệ này.

19.

So sánh sự khác nhau về tính chất vật lý giữa cấu trúc tinh thể mạch và cấu trúc tinh
thể phối trí. Tìm một số ví dụ chứng minh.

20.

Các hệ tinh thể có tính chất cộng hóa trị của kiểu phân tử và nguyên tử có những điểm
gì giống và khác nhau (cấu trúc, tính chất vật lý...)? Tìm ví dụ minh họa.

21.

So sánh và giải thích sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy và khả năng hòa tan của dãy hợp
chất XSO4 với X là các nguyên tố trong nhóm II A từ trên xuống.

22.

So sánh và giải thích sự biến đổi khả năng hòa tan và độ base của của dãy hợp chất
X(OH)2 với X là các nguyên tố trong nhóm II A từ trên xuống.


23.

So sánh độ tan trong cồn, độ tan trong nước và nhiệt độ nóng chảy (giải thích) của dãy
hợp chất XCl, với X là ion của các nguyên tố nhóm IA từ trên xuống.

24.

Tìm tất cả các trục đối xứng (bậc mấy?) của hệ tinh thể dạng lập phương? Lấy một số
ví dụ các chất có mạng tinh thể lập phương, lập phương diện tâm, lập phương thể tâm.

25.

Dựa vào các giá trị bán kính ion dưới đây tính toán năng lượng mạng tinh thể của
K2[TiCl6] và bicromat natri theo công thức Kaputinski.

26.

Tính toán và so sánh các giá trị năng lượng mạng tinh thể của XCl 2, trong đó X+2 là
các ion của các nguyên tố nhóm IIA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.

27.

Tính toán và so sánh các giá trị năng lượng mạng tinh thể của XI, trong đó X + là các
ion của các nguyên tố nhóm IA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.

28.

Tính toán và so sánh các giá trị năng lượng mạng tinh thể của XBr 3, trong đó X+3 là
các ion của các nguyên tố nhóm IIIA theo các phương trình Born – Mayer và Kaputinski.



29.

Tính toán giá trị năng lượng mạng tinh thể theo công thức Kaputinski của các phức
chất sau: K2CrO4, KMnO4 và K2MoO4, so sánh nhiệt độ nóng chảy các hợp chất trên.

30.

So sánh sự thay đổi tính ion, tính cộng hóa trị trong các hợp chất sau: AlCl 3, BCl3,
KCl và MgCl2. Dựa vào đó có thể so sánh nhiệt độ nóng chảy và khả năng hòa tan trong nước
của chúng không, tại sao?

31.

Tính toán và so sánh các giá trị năng lượng mạng tinh thể của XBr 2, trong đó X+2 là
các ion của các nguyên tố nhóm IIA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.

32. Tính toán và so sánh các giá trị năng
lượng mạng tinh thể của XBr, trong đó X+
là các ion của các nguyên tố nhóm IA theo
các phương trình Born – Mayer và Born –
Lande.
33. Tính toán và so sánh các giá trị năng
lượng mạng tinh thể của XCl3, trong đó
X+3 là các ion của các nguyên tố nhóm IIIA
theo các phương trình Born – Mayer và
Kaputinski.
34.

Tính toán và so sánh các giá trị năng lượng mạng tinh thể của XI 2, trong đó X+2 là các

ion của các nguyên tố nhóm IIA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.

35.

Tính toán và so sánh các giá trị năng lượng mạng tinh thể của XCl, trong đó X + là
các ion của các nguyên tố nhóm IA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.

36.

Tính toán và so sánh các giá trị năng lượng mạng tinh thể của XI 3, trong đó X+3 là
các ion của các nguyên tố nhóm IIIA theo các phương trình Born – Mayer và Kaputinski.
Theo em thì mình viết gom lại như sau thầy ạ:


37.

Áp dụng các phương trình Born – Mayer và Kaputinski. Hãy tính và so sánh giá trị
năng lượng mạng tinh thể theo từng nhóm hợp chất sau.
a) Tinh thể XCl
b) Tinh thể XBr
c) Tinh thể XI
Trong đó, X+ là các ion của nguyên tố kim loại nhóm IA.

38.

Áp dụng các phương trình Born – Mayer và Kaputinski. Hãy tính và so sánh giá trị
năng lượng mạng tinh thể theo từng nhóm hợp chất sau.
a) Tinh thể XCl2
b) Tinh thể XBr2
c) Tinh thể XI2

Trong đó, X+2 là các ion của nguyên tố kim loại nhóm IIA.

39.

Áp dụng các phương trình Born – Mayer và Kaputinski. Hãy tính và so sánh giá trị
năng lượng mạng tinh thể theo từng nhóm hợp chất sau.
a) Tinh thể XCl3
b) Tinh thể XBr3
c) Tinh thể XI3
Trong đó, X+3 là các ion của nguyên tố kim loại nhóm IIIA.


`


PHẦN III: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ LỜI GIẢI
Câu 1: Cho biết titan (IV) bromide có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi lần lượt bằng: 38oC
và 231oC. Chọn câu đúng:
a) Titan (IV) bromide rắn có mạng tinh thể nguyên tử và có cấu trúc tinh thể kiểu phối trí.
b) Titan (IV) bromide rắn có mạng tinh thể phân tử và có cấu trúc tinh thể kiểu mạch.
c) Titan (IV) bromide rắn có mạng tinh thể ion và có cấu trúc tinh thể kiểu phối trí.
d) Titan (IV) bromide rắn có mạng tinh thể phân tử và có cấu trúc tinh thể kiểu đảo.
Câu 2. Chọn nhận xét đúng.
a) OF2 là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
b) OF2 là chất rắn ở nhiệt độ thường.
c) OF2 là chất khí ở nhiệt độ thường.
d) Không thể khẳng định OF2 là chất lỏng hay chất khí ở nhiệt độ thường.
Câu 3: Có sự khác biệt giữa chất lỏng và chất vô định hình về:
a) Cấu trúc
b) Hình dáng

c) Tính đẳng hướng

d) a và b

Câu 4: Molibden(IV) sulfide có cấu trúc tinh thể kiểu lớp. MoS2 ở điều kiện thường là:
a) Chất rắn, dễ nóng chảy.
b) Chất rắn, khó nóng chảy.
c) Chất rắn, dẫn điện tốt.
d) Chất lỏng, có mùi khó chịu.
Câu 5: Những chất nào sau đây ở trạng thái rắn có mạng phân tử: COCl2, NO, Al2S3, BaO
a) COCl2, NO
b) COCl2, NO, Al2S3
c) COCl2, BaO
d) NO, As2S3
Câu 6: Chọn câu sai.
a) Chất tinh thể có cấu trúc và hình dáng xác định.
b) Chất vô định hình có tính bất đẳng hướng.
c) Sự sắp xếp của các tiểu phân trong chất tinh thể tuân theo một quy luật chặt chẽ.
d) Chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 7: Chọn câu đúng. Hệ tam tà (triclinic):
a) Có một trục đối xứng bậc 3. Ô mạng cơ bản: a ≠ b ≠ c ; α = γ = 90o; β ≠ 90o.
b) Có một trục đối xứng bậc 2. Ô mạng cơ bản: a ≠ b ≠ c ; α = γ = 90o; β ≠ 90o.
c) Không có trục đối xứng. Ô mạng cơ bản: a ≠ b ≠ c ; α ≠ γ ≠ β ≠ 90o
d) Không có trục đối xứng. Ô mạng cơ bản: a ≠ b ≠ c ; α = γ = 90o ; β ≠ 90o
Câu 8: Talc là một loại khoáng vật có công thức Mg 3(OH)2Si4O10. Talc rất mềm, dễ bị nghiền
thành bột mịn, bột mịn rất trơn, có tỷ trọng nhỏ (2,58 – 2,83). Nhận xét nào dưới đây về
khoáng vật này là phù hợp:
a) Talc có cấu trúc tinh thể kiểu phối trí. Talc là chất cách điện.
b) Talc có cấu trúc tinh thể kiểu đảo. Nhiệt độ nóng chảy thấp.
c) Talc có cấu trúc tinh thể kiểu mạch. Nhiệt độ nóng chảy cao.

d) Talc có cấu trúc tinh thể kiểu lớp. Khi nung nóng Talc bị phân hủy nhiệt giải phóng
hơi nước.
Câu 9. Phosphin (PH3) ở trạng thái rắn có mạng tinh thể kiểu gì?
a) Mạng ion
b) Mạng nguyên tử
c) Mạng phân tử

d) Mạng kim loại


Câu 10: Những chất nào sau đây ở trạng thái rắn có mạng tinh thể ion:
K3[Fe(CN)6], Fe(CO)5, As2O3, BaO
a) K3[Fe(CN)6], Fe(CO)5
b) As2O3, BaO
c) As2O3, BaO, K3[Fe(CN)6]
d) BaO, K3[Fe(CN)6]
Câu 11: Theo thứ tự các chất Na 2O, CCl4, C(kim cương ), Po ở trạng thái rắn nằm dưới dạng
mạng tinh thể nào?
a) Mạng kim loại, phân tử, nguyên tử, ion
b) Mạng ion, kim loại, nguyên tử, phân tử
c) Mạng ion, phân tử, nguyên tử, kim loại
d) Mạng kim loại, phân tử, ion, nguyên tử
Câu 12: Trạng thái tinh thể của một chất có các tiểu phân sắp xếp trật tự theo những quy luật
lặp đi lặp lại nghiêm ngặc trong toàn bộ tinh thể. Do đó chất tinh thể có:
1) Cấu trúc và hình dáng xác định
2) Có trật tự xa
3) Có tính dị hướng
4) Có nhiệt độ nóng chảy xác định
5) Trạng thái vô định hình luôn bền hơn trạng thái tinh thể
a)1,3,5

b)2,3,4
c)1,2,3,4
d)1,2,3,4,5
Câu 13: Các chất nào sau đây có mạng tinh thể ion:
1. K2O,
2. ZnS,
3. CCl4,
4. K2[TiCl6]
a) 1,2,4
b) 1,4.
c) 1,3
d) Tất cả
Câu 14: Tính chất vật lý của các chất có mạng tinh thể phân tử là:
a. Bền, cứng, nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi
b. Nhiệt độ nóng chảy thấp, khó bay hơi, hầu như không tan trong bất cứ loại dung
môi nào
c. Nhiệt độ nóng chảy thấp, độ cứng thấp, dễ bay hơi
d. Nhiêt độ nóng chảy cao,có ánh kim, dẫn điện và nhiệt tốt
Câu 15: Chọn câu đúng.
a. Liên kết hydro chỉ được tạo thành trong các hợp chất chứa liên kết H – O, H – N,
và H – F.
b. Liên kết hydro chỉ được tạo thành trong các hợp chất chứa F, O, N và H.
c. Trong dãy các hợp chất HnX trong cùng một phân nhóm chính (V, VI, VII), chất
đầu tiên trong dãy vì có chứa liên kết Hidro nên luôn có nhiệt độ sôi cao nhất.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 16: Chọn phát biểu chính xác nhất.
a. Năng lượng mạng tinh thể là năng lượng cần thiết để tạo thành 1 mol tinh thể từ các
cấu phần ion ở trạng thái khí ở 0K.
b. Trên thực tế, năng lượng mạng tinh thể là năng lượng cần phá vỡ 1 mol tinh thể
thành các đơn chất.

c. Trong cùng một phân nhóm với cấu trúc tinh thể giống nhau, khi tăng bán kính ion
sẽ tăng năng lượng mạng tinh thể.
d. Phát biểu a và b đúng.


Câu 17: Chọn phát biểu đúng về mạng tinh thể:
a. Sự phân cực tương hỗ giữa các ion làm tăng độ cộng hóa trị của liên kết, làm giảm
điện tích hiệu dụng và dẫn đến tăng nhiệt độ phân ly, nhiệt độ nóng chảy… trong tinh
thể ion.
b. Trong tinh thể thực có khuyết tật điểm, khuyết tật mặt và khuyết tật đường, trong
đó khuyết tật đường và khuyết tật mặt có quan hệ mật thiết với nhau.
c. Hiện tượng đa hình là hiện tượng các chất khác nhau có cùng hệ tinh thể và cùng
cấu trúc tinh thể.
d. Các phát biểu trên đều đúng.
Câu 18: Khuyết tật nào là hệ quả của khuyết tật điểm và khuyết tật đường:
a) Khuyết tật lỗ trống.
b) Khuyết tật xen kẽ.
c) Khuyết tật mặt.
d) Tất cả các khuyết tật trên.
Câu 19: Trong dấu ….. là kiểu tinh thể thuộc cấu trúc nào?
….. có đặc trưng là tại nút mạng có nhóm nguyên tử ( phân tử hay ion phức tạp) liên
kết với các tiểu phân xung quanh bằng lực Van der Waals, lực liên kết hydro hay lực
hút tĩnh điện. Thuộc loại cấu trúc này có mạng phân tử và mạng ion phức tạp.
a. Cấu trúc mạch
b. Cấu trúc đảo
c. Cấu trúc lớp
d. Cấu trúc phối trí
Câu 20: Có bao nhiêu mạng lưới tịnh tiến Bravails
a) 12
b) 13

c) 14
d) 15
Câu 21: Đặc điểm chung của trạng thái tinh thể và trạng thái vô định hình là gì?
a. Có hình dạng xác định và không chịu nén.
b. Có tính dị hướng, trật tự gần.
c. Có tính đẳng hướng, trật tự gần.
d. Có hình dạng xác định và cấu trúc xác định.
Câu 22: Những hệ nào sau đây chỉ có 1 yếu tố đối xứng:
a. monoclinic, triclinic, cubic
b. tetragonal, cubic, hexagonal
c. orthorhombic, triclinic, hexagonal
d, trigonal, hexagonal,triclinic
Câu 23: Chọn câu đúng
a. Điện tích ion càng lớn liên kết ion càng mạnh
b. Năng lượng liên kết trong phân tử càng cao khả năng hoạt động hóa học càng cao
c. Khuyết tật mặt là hệ quả của khuyết tật lỗ trống
d. Hệ lục phương: a = b ≠ c, α = β = 90o, γ = 120o


Câu 24: Tính chất nào sau đây là của liên kết ion:
a) không định chỗ cao độ
b) tính bão hòa
c) tính không bão hòa
d) tính định hướng
Câu 25: Sắp xếp các chất sau theo cấu trúc mạng phù hợp: Na2O, ZnS, CCl4, K2[TiCl6]
a) Mạng phân tử, mạng ion thường,mạng phân tử, mạng ion phức.
b) Mạng ion, mạng nguyên tử, mạng phân tử,mạng ion phức.
c) Mạng ion, mạng nguyên tử, mạng phân tử, mạng kim loại.
d) Mạng nguyên tử, mạng ion, mạng phân tử, mạng nguyên tử phức.
Câu 26: Graphite có cấu trúc tinh thể lớp. Graphite mềm và dẫn điện khá tốt. Cho biết

graphite có loại mạng tinh thể nào?
a) Mạng nguyên tử
b) Mạng ion
c) Mạng kim loại
d) Cả a, b và c đều không đúng.
Câu 27: Tính chất vật lý của các chất có mạng tinh thể phân tử là:
a)
Bền, cứng, nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi
b)
Nhiệt độ nóng chảy thấp, khó bay hơi, hầu như không tan trong bất cứ loại
dung môi nào
c)
Nhiệt độ nóng chảy thấp, độ cứng thấp, dễ bay hơi
d)
Nhiêt độ nóng chảy cao,có ánh kim, dẫn điện và nhiệt tốt
Câu 28: Chất có mạng phân tử thường có
a) Độ cứng cao, nhiệt độ nóng chảy cao, một số tan ít trong dung môi không cực, tan
nhiều trong dung môi có cực.
b) Độ cứng thấp, nhiệt độ nóng chảy thấp, một số tan nhiều trong dung môi không cực,
tan ít trong dung môi có cực.
c) Độ cứng thấp, nhiệt độ nóng chảy cao, một số tan nhiều trong dung môi có cực lẫn
dung môi không cực.
d) Độ cứng cao, nhiệt độ nóng chảy cao, một số tan ít trong dung môi không cực lẫn dung
môi có cực.
Câu 29: Chọn nhận xét đúng: Cấu trúc mạch có đặc trưng nào sau đây:
a. Tạo liên kết cộng hóa trị theo 2 chiều trong không gian.
b. Tạo liên kết cộng hóa trị theo 1 hướng trong không gian.
c. Mỗi tiểu phân được bao quanh bởi số tiểu phân đơn giản bằng liên kết mạnh.
d. Tại nút mạng có nhóm nguyên tử liên kết với các tiểu phân xung quanh
Câu 30: Chọn câu đúng:

a. Hệ tam tà có cấu trúc đối xứng và mặt đối xứng, không có tâm đối xứng.
b. Hệ trực giao luôn có một trục đối xứng bậc 2.
c. Hệ lập phương có hai trục đối xứng bậc 4.
d. Hệ đơn tà có một trục đối xứng bậc 2 và một mặt phẳng đối xứng hoặc chỉ có một trong
hai yếu tố đối xứng này.
Câu 31: Chọn phát biểu sai:
Chọn phát biểu sai:


1. Số phối trí là số tiểu phần bao quanh tiểu phần trung tâm.
2. Hiện tượng đa hình (thù hình) là hiện tượng một hợp chất (đơn chất) có thể tồn tại dưới
nhiều dạng tinh thể khác nhau.
3. Mạng kim loại được tạo thành từ những nguyên tử cùng loại sắp xếp chặt khít nhất.
a) 1 và 2 sai
b) 1, 2, 3 đều sai
c) 2 và 3 sai
d) 1 và 3 sai
Câu 32: Chọn câu sai
a) Mạng ion có số phối trí cao vì liên kết ion không định hướng và không bão hòa.
b) Mạng phân tử có các tiểu phân cấu trúc là những phân tử hay nguyên tử.
c) Mạng nguyên tử có các tiểu phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
d) Mạng nguyên tử có tính chất dẫn nhiệt tốt, dễ kéo dài, dát mỏng…
Câu 33: Chọn câu đúng: Hệ tứ phương
a) Có 1 trục đối xứng bậc 3. Ô mạng cơ sở a = b = c, α ≠ β ≠ γ ≠ 900.
b) Có ít nhất 1 trục đối xứng bậc 4. Ô mạng cơ sở a = b ≠ c, α = β = γ ≠ 900.
c) Có 1 trục đối xứng bậc 4. Ô mạng cơ sở a = b ≠ c, α = β = γ = 900.
d) Có ít nhất 1 trục đối xứng bậc 4. Ô mạng cơ sở a = b = c, α = β = γ = 900.
Câu 34: Chọn câu sai: Mạng nguyên tử
a) Tạo thành từ những nguyên tử nối với nhau bằng liên kết CHT.
b) Rất bền, hầu như không tan trong bất cứ dung môi nào.

c) Nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi.
d) Số phối trí là số tiểu phân bao quanh.
Câu 35: Chọn câu sai
a) Cấu trúc đảo có đặc trưng là tại nút mạng có nhóm nguyên tử (phân tử hay ion phức
tạp) liên kết với các tiểu phân xung quanh bằng lực Van Der Waals, lực liên kết Hidro
và lực liên kết tĩnh điện.
b) Cấu trúc mạch có đặc trưng tạo liên kết cộng hóa trị theo hai chiều trong không gian.
Các mạch này liên kết với nhau bằng lực Van Der Waals, ion, hydro.
c) Cấu trúc phối trí có đặc trưng là mỗi tiểu phần được bao quanh bởi số tiểu phần đơn
(nguyên tử, ion đơn) bằng liên kết mạnh.
d) Cấu trúc lớp có đặc trưng là cộng hóa trị theo hai chiều trong không gian. Các lớp liên
kết với nhau bằng lực Van Der Waals, ion, hydro.
Câu 36: Chọn câu sai
a) Để tạo dung dịch rắn thay thế các loại tiểu phần phải có kích thước bằng nhau.
b) Để tạo dung dịch rắn thay thế các loại tiểu phần phải có tính chất hóa học và kích
thước gần giống nhau.
c) Dung dịch rắn xâm nhập là các tiểu phần xâm nhập vào giữa các nút mạng.
d) Để tạo thành dung dịch rắn xâm nhập thì kích thước tiểu phần xâm nhập rất nhỏ so
với kích thước các tiểu phần trong mạng tinh thể.
Câu 37: Chọn câu sai
a. Ở điều kiện bình thường, nhiệt độ thường các hợp chất ion bao giờ cũng là chất rắn.
b. Các chất cộng hóa trị có mạng phân tử có nhiệt độ nóng chảy cao.
c. Các chất cộng hóa trị mạng tinh thể nguyên tử có nhiệt độ nóng chảy cao.
d. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại phụ thuộc vào mật độ electron hóa trị của kim loại.
Câu 38: Chọn phát biểu sai:


a.
b.
c.

d.

Tinh thể kim loại có ánh kim, có tính dẻo, có khả năng dẫn điên và nhiệt
Tinh thể phân tử mềm, xốp, có nhiệt độ nóng chảy thấp và dễ bay hơi
Liên kết trong tinh thể nguyên tử là tương tác vật lý kém bền
Liên kết trong tinh thể ion là liên kết ion bền

Câu 39: Mạng nguyên tử được tạo thành từ những nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên
kết gì? Chọn câu đúng nhất:
a. Lực liên kết cộng hoá trị
b. Lực liên kết ion
c. Lực liên kết hidro
d. Lực liên kết Van Der Waals
Câu 40: Trong tinh thể kim cương mỗi nguyên tử C liên kết với các nguyên tử C bằng:
a. Các orbital lai hoá sp
b. Các orbital lai hoá sp2
c. Các orbital lai hoá sp3
d. Các orbital lai hoá sp3 d2
Câu 41: Trong mạng tinh thể có cấu trúc lớp. Các lớp liên kết với nhau bằng lực nào?
a. Vanderwaals
b. ion
c. hydro
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 42: Các chất sau đây chất nào nằm dưới dạng mạng phân tử?
Na2O, H2O, KNO3, SO3, CCl4, Po, H3BO3, BeCl2, K[Fe(CN)6], C(kim cương)
a. Na2O, H2O, KNO3, SO3, H3BO3
b. H2O, H3BO3, CCl4, BeCl2, K[Fe(CN)6]
c. H2O, KNO3, SO3, H3BO3, C(kim cương)
d. H2O, SO3, CCl4, H3BO3, BeCl2
Câu 43: Chọn câu trả lời đúng nhất, SiO2 có kiểu mạng nguyên tử nên có các tính chất sau:

a/ Nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, hầu như không tan trong bất cứ dung môi nào.
b/ Nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, tan dễ trong dung môi phân cực tạo thành ion bị
solvate hóa.
c/ Nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, là một chất dẫn điện.
d/ Rất bền, cứng, khó bay hơi, là chất dẫn điện
Câu 44: Cấu trúc đảo có những đặc trưng nào
1.Tại nút mạng có nhóm nguyên tử, phân tử hay ion phức liên kết với các tiểu phân xung
quanh bằng lực Van der waals, liên kết hydro hay lực hút tĩnh điện.
2.Tại nút mạng có nhóm nguyên tử, phân tử hay ion phức liên kết với các tiểu phân xung
quanh bằng lực liên kết van der waals hay lực hút tĩnh điện.
3. Cấu trúc có mạng phân tử và mạng ion có ion phức tạp.
4. Cấu trúc có mạng phân tử và mạng nguyên tử.
5.Cấu trúc có mạng kim loại và mạng nguyên tử.
a. 1,2,3 đúng
b. 1,3 đúng
c. 2,3,4 đúng d. 2,3,5 đúng
Câu 45: Nguyên tắc chung để chọn ô cơ sở:
a. Tính đối xứng của ô cơ sở phải là tính đối xứng tinh thể.


b. Có thể tích ô nhỏ nhất hoặc cạnh ngắn nhất.
c. Số cạnh bằng nhau và số góc bằng nhau phải nhiều nhất.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 46: Cho biết thông số ô mạng cơ sở sau phù hợp với những hệ mạng nào?
a=b=c;α=β=γ
a) Hệ tam phương
b) Hệ tứ phương
c) Hệ lập phương
d) a và c đúng
Câu 47: Chọn đáp án sai:

a) Chất có mạng phân tử có độ cứng thấp, tan nhiều trong dung môi phân cực
b) Chất có cấu tạo mạng ion có nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, khá cứng
c) Chất có mạng kim loại có ánh kim, khá cứng
d) Chất tinh thể có cấu trúc và hình dạng xác định
Câu 48: Tính chất của các hợp chất HX (X:halogen từ F đến I) trong các phát biểu sau, phát
biểu nào sai:
a. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ngày càng tăng.
b. Năng lưỡng liên kết ngày càng giảm.
c. Nhiệt độ sôi tăng dần.
d. Độ điện ly trong dung dịch 0.1 N ở 25oC tăng dần.
Câu 49: Chọn phát biểu đúng về các hợp chất HX (X là halogen):
a. Có tính acid.
b. Có tính cộng hóa trị.
c. Có tính oxy hóa và giảm dần.
d. Câu a và b đúng.
Câu 50: Trong dãy các hợp chất HClO3, HBrO3, HIO3 phát biểu nào sau đây là sai:
a. Có tính oxy hóa và giảm dần.
b. Có tính acid và tăng dần.
c. Độ bền tăng dần.
d. Sự phân cực liên kết X-H giảm dần.
Câu 51: Phân tử của hydro halogenide nào có momen lưỡng cực lớn nhất?
a) HF
b) HCl
c) HBr
d) HI
Câu 52: Trong các hợp chất của oxygen có thể có những loại liên kết nào?
1) Cộng hóa trị không phân cực
2) Cộng hóa trị phân cực
3) Ion
4) Hydro

a) 2
b) 1, 2, 3 & 4
c) 1, 2 & 3
d) 2 & 3
Câu 53: Chọn phát biểu đúng về ozon:
a) Oxy trung tâm lai hóa sp3.
b) Nghịch từ do không có electron độc thân.
c) Bền hơn oxy do bậc liên kết lớn hơn.
d) Câu a và b đúng.
Câu 54: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây:
a) SO2 bền nhiệt do trạng thái lai hóa sp3 của lưu huỳnh.


b) SO2 có cả tính oxy hóa và tính khử.
c) SO2 có cấu tạo giống ozon ở sự lai hóa của nguyên tử trung tâm.
d) Trong phân tử SO2 có cặp electron tự do.
Câu 55: Chọn đáp án đúng
a) Các chất có mạng tinh thể phân tử có tính mềm dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
b) Các chất có mạng tinh thể ion dễ tan trong nước.
c) Các chất có cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định.
d) Các phát biểu trên đều đúng.
Câu 56: Chọn phát biểu chính xác
a) Năng lượng mạng tinh thể bằng đúng năng lượng cần thiết để phá hủy tinh thể.
b) Với các chất có mạng tinh thh̉ể ion cùng loại, kích thước ion tăng sẽ làm giảm năng
lượng mạng tinh thh̉ể.
c) Khi tăng điện tích của ion (giả sử các ion cùng bán kính) thì năng lượng mạng
giảm.
d) Tất cả các phát biểu trên đều đúng.
Câu 57: Khuyết tật điểm là dạng khuyết tật:
a) Gồm 2 loại là khuyết tật lỗ trống và khuyết tật xen kẽ.

b) Gồm 3 loại là khuyết tật lỗ trống, khuyết tật xen kẽ, khuyết tật lệch.
c) Tiểu phân phân bố ở các nút mạng hay tiểu phân lạ thay thế tiểu phân ở nút mạng
d) Gồm 2 loại là khuyết tật lỗ trống, khuyết tật lệch.
Câu 58: Chọn phát biểu đúng:
a) Chất có liên kết Van der Waals có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng cao khi phân
tử lượng nhỏ.
b) Trong tinh thể thực có khuyết tật điểm, khuyết tật mặt, khuyết tật đường, các khuyết
tật này không có quan hệ mật thiết với nhau.
c) Sự phân cực tương hỗ giữa các ion làm tăng độ cộng hóa trị của liên kết, giảm điện
tích hiệu dụng, giảm nhiệt độ phân li, giảm nhiệt độ nóng chảy.
d) Hiện tượng đa hình là hiện tượng các chất khác nhau có cùng hệ tinh thể và cấu trúc
tinh thể.
Câu 59: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự nhiệt độ nóng chảy tăng dần: H 2O, SiCl4,
O2, BaO
a) H2O < SiCl4 < O2 < BaO
b) H2O < SiCl4 < BaO < O2
c) O2 < SiCl4 < H2O < BaO
d) O2 < H2O < SiCl4 < BaO
Câu 60: Điều kiện hình thành dung dịch rắn thay thế:
a) Các tiểu phân thay thế phải có kích thước lớn hơn nhiều so với các tiểu phân bị thay
thế.
b) Các tiểu phân thay thế phải tương đương về bán kính và có cùng tính chất hóa học với
tiểu phân bị thay thế.
c) Các tiểu phân thay thế phải có kích thước đủ nhỏ để chèn vào lỗ trống của mạng tinh
thể.
d) Tất cả cc ý trên đều sai.


Câu 61: Dựa vào công thức Kaputinski hãy ước lượng bán kính (pm) của ion NO 3-, biết năng
lượng tinh thể của NaNO3 là -707,33 kJ/mol và bán kính của K+ là 152 pm.

a) 200
b) 195
c) 189
d) Không có đáp án nào đúng
Câu 62: Chọn phương án đúng.
Năng lượng mạng tinh thể của kim loại A sẽ càng lớn khi:
a) Số electron hóa trị của A càng nhiều.
b) Bán kính của A càng lớn.
c) Độ âm điện của A càng nhỏ.
d) Tính kim loại của A càng nhỏ.
Câu 63: Chọn phương án đúng.
Cho bán kính của các ion: Na + = 0,98Å, Mg2+ = 0,74Å, O2- = 1,36Å, F- = 1,33Å. Ở trạng thái
rắn, MgO và NaF có cùng kiểu cấu trúc tinh thể. Có thể dự đoán:
1) Độ cứng của MgO lớn hơn của NaF.
2) Nhiệt độ nóng chảy của MgO lớn hơn của NaF.
3) Năng lượng mạng lưới của MgO lớn hơn của NaF.
4) Tính ion trong liên kết của MgO lớn hơn của NaF.
a) Chỉ 1,2,3 đúng
b) Tất cả cùng đúng
c) Chỉ 4 đúng
d) Chỉ 2,3 đúng
Câu 64: Chọn phương án đúng.
Trong dãy HF, HCl, HBr, HI:
a) Tính axit tăng dần.
b) Độ bền liên kết tăng dần.
c) Nhiệt độ sôi tăng dần.
d) Nhiệt độ nóng chảy tăng đều.
Câu 65: Chọn phương án sai.
Nhiệt độ nóng chảy là thước đo lực tương tác giữa các hạt trong chất rắn. Trong các hợp chất
ion, nhiệt độ nóng chảy sẽ tăng khi:

a) Sự phân cực ion trong liên kết tăng.
b) Tính ion của liên kết tăng.
c) Điện tích của các ion tăng.
d) Bán kính của các ion giảm.
Câu 66: Chọn phương án đúng.
Cho nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước ở 25 0C của các thủy ngân (II)
halogenua
HgF2
HgCl2 HgBr2 HgI2
Nhiệt độ nóng chảy, 0C
645
280
238
257
0
Nhiệt độ sôi, C
650
303
318
351
0
Độ
tan

25 C, Thủy phân 6,59
0,55
0,004
g/100gH2O
Từ các số liệu trên có thể dự đoán:
1) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của HgF 2 lớn hơn hẳn so với các hợp chất còn lại

chứng tỏ HgF2 là hợp chất ion, còn các hợp chất còn lại là hợp chất cộng hóa trị.


2) HgF2 thủy phân trong nước chứng tỏ có là hợp chất ion, tạo thành từ một axit yếu và
baz rất yếu. Từ HgCl2 đến HgI2, độ tan giảm chứng tỏ chúng là hợp chất cộng hóa trị.
3) Các thủy ngân(II) halogenua là chất rắn ở nhiệt độ bình thường chứng tỏ chúng không
thể có cấu trúc đảo, mạng tinh thể phân tử.
a) Chỉ 1 đúng
b) Chỉ 1, 2 đúng
c) Chỉ 3 đúng
d) Tất cả cùng đúng
Câu 67: Chọn phương án sai.
a) Năng lượng mạng lưới của các clorua kim loại kiềm giảm dần do khả năng phân cực
anion của các cation giảm dần từ Li đến Cs.
b) Độ tan của KX tăng dần từ F đến I do năng lượng mạng lưới giảm.
c) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của NaX cao và giảm dần từ F đến I do khả năng bị
phân cực của X- tăng dần.
d) LiBr tan nhiều trong nước do nó có năng lượng mạng lưới nhỏ và Li + có tác dụng phân
cực nước cao
Câu 68: Chọn phương án sai.
Nhiệt độ nóng chảy trong dãy LiX giảm dần từ F đến I. Điều này có thể giản thích là do từ F
đến I:
a) Khả năng bị phân cực của X- giảm dần .
b) Chênh lệch độ âm điện giữa Li và X giảm dần nên tính ion của liên kết giảm.
c) Bán kính của X- tăng dần làm cho năng lượng mạng lưới tinh thể giảm dần.
d) Tính phân cực trong liên kết Li – X giảm dần.
Câu 69: Chọn phương án sai.
a) Năng lượng mạng lưới kim loại sẽ càng lớn khi số electron hóa trị càng lớn và bán
kính nguyên tử càng nhỏ.
b) Trong phân nhóm IA khi đi từ trên xuống, độ cứng của kim loại giảm vì bán kính

nguyên tử tăng.
c) So với các kim loại cùng chu kỳ, kim loại kiềm có năng lượng mạng lưới lớn nhất vì
có mật độ electron hóa trị lớn nhất.
d) Các kim loại nhóm VIB (Cr, Mo, W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất do có nhiều
electron độc thân d nhất.
Câu 70: Chọn phương án đúng.
C và Si cùng là nguyên tố nhóm IVA nhưng CO 2 là chất khí, dễ thăng hoa, trong khi SiO 2 là
chất rắn, rất cứng, khó nóng chảy. Điều này có thể giải thích là do:
a) CO2 có mạng lưới phân tử, còn SiO2 có mạng lưới nguyên tử.
b) SiO2 có khối lượng phân tử lớn hơn CO2.
c) CO2 là phân tử không cực, còn SiO2 là phân tử phân cực.
d) CO2 là hợp chất cộng hóa trị, còn SiO2 là hợp chất ion.
Câu 71: Chọn phương án đúng.
Ở trạng thái tinh thể SnCl2 và SnCl4 đều có số phối trí 4. So sánh nhiệt độ nóng chảy của
chúng:
1) SnCl2 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn vì SnCl2 có cấu trúc mạch gồm các tứ diện dùng
chung hai cạnh, còn SnCl4 có cấu trúc đảo.
2) Bằng nhau vì cùng là hợp chất của Sn và Cl và có số phối trí bằng nhau.


3) SnCl2 có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn vì SnCl2 có khối lượng phân tử nhỏ hơn.
4) SnCl2 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn vì liên kết trong SnCl 2 mang nhiều tính ion hơn,
còn trong SnCl4 mang nhiều tính cộng hóa trị hơn.
a) Chỉ 1 đúng
b) 1,4 đúng
c) 2 đúng
d) 3 đúng
Câu 72: Chọn phương án sai.
Trong dãy HX: HF, HCl, HBr, HI:
a) Độ bền nhiệt giảm do năng lượng liên kết H – X giảm và độ dài liên kết tăng.

b) Nhiệt độ sôi tăng do khối lượng phân tử tăng.
c) Tính axit tăng do năng lượng liên kết giảm.
d) Độ phân cực của liên kết tăng do độ âm điện của X giảm
Câu 73: Chọn phương án đúng.
Cho nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các EX4
GeF4 GeCl4 GeBr4 GeI4
SnF4
SnCl4 SnBr4 SnI4
PbF4
PbCl4
Tnc,
-37
-50
26
140
200
-33
30
145
600
-15
o
C
Ts, oC -15
80
186
377
~700 113
203
344

Từ các số liệu trên có thể dự đoán về mạng lưới tinh thể của các chất ở trạng thái rắn như sau:
a) Tất cả các EX4 đều có mạng lưới phân tử vì Tnc, Ts thấp và tăng dần do khối lượng
phân tử tăng.
b) SnF4 và PbF4 có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao bất thường chứng tỏ chúng có
cấu trúc polymer, còn các EX4 còn lại đều có cấu trúc đảo, mạng phân tử vì T cn,Ts thấp
và tăng dần theo chiều tăng khối lượng phân tử.
c) Chỉ EF4 và ECl4 có cấu trúc đảo vì là chất khí ở nhiệt độ thường, các chất còn lại phải
có cấu trúc polymer.
d) Ở trạng thái rắn, Ge, Sn, Pb đều có số phối trí 4, nằm ở tâm các tứ diệnEX4.
Câu 74: Chọn phương án đúng.
So sánh nhiệt độ sôi của SO2 và SO3:
a) Ts(SO3) > Ts(SO2) vì khối lượng phân tử SO3 lớn hơn SO2.
b) Ts(SO3) >> Ts(SO2) vì SO3 có cấu trúc mạch, còn SO2 có cấu trúc đảo.
c) Ts(SO3) ≈ Ts(SO2) vì cùng là hợp chất của S và O.
d) Ts(SO3) < Ts(SO2) SO3 là phân tử không cực, còn SO2 là phân tử phân cực.
Câu 75: Chọn phương án đúng.
So sánh độ tan trong nước của các chất:
a) NaF < NaCl < NaBr < NaI do năng lượng mạng lưới tinh thể giảm.
b) AgF < AgCl < AgBr < AgI do năng lượng mạng lưới tinh thể giảm.
c) HgF < AgCl < AgBr < AgI do độ phân cực của liên kết giảm dẫn đến năng lượng
hydrat hóa giảm
d) MgF2 < MgCl2 < MgBr2 < MgI2 do năng lượng hydrat hóa tăng.
Câu 76: Chọn phát biểu đúng:
1. Trạng thái lỏng chiếm vị trí trung gian giữa trạng thái khí và trạng thái rắn tinh thể.
2. Các chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định, có tính khuếch tán và tính
chảy và có thể tích xác định.


3. Lực tương tác giữa các chất khí đủ lớn để ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn và
ngừng hẳn sự chuyển động tương đối của các tiểu phân với nhau.

4. Các chất lỏng có độ nhớt cao hơn chất khí.
a. 1, 2, 4 đúng
b. 2, 3, 4 đúng
c. 1, 3 đúng
d. Tất cả cùng đúng.
Câu 77: Chọn phát biểu đúng:
1. Trong trạng thái plasma, các phân tử bị ion hóa và trạng thái này là sự tồn tại của các
nguyên tử, ion và electron.
2. Chất khí có thể tích phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ và áp suất.
3. Entropy của khí thực thay đổi không đáng kể khi thay đổi thể tích.
4. Nội năng của khí lý tưởng phụ thuộc rất lớn vào thể tích.
a. 2 đúng
b. 2, 3 đúng
c. 3, 4 đúng
d. 1, 4 đúng.
Câu 78: Chọn phát biểu đúng:
1. Đa số các chất rắn có cấu trúc tinh thể.
2. Cơ tính không giống nhau theo những hướng khác nhau là tính dị hướng và tính chất
này chỉ tồn tại trong các chất lỏng và chất vô định hình.
3. Các chất rắn khi bị đốt nóng sẽ mềm dần cho đến trạng thái chảy rồi biến hoàn toàn
thành lỏng.
4. Các chất đa tinh thể được tạo thành từ vô số tinh thể rất nhỏ có định hướng khác nhau.
a. 1, 2, 4 đúng
b. 3, 4 đúng
c. 1, 2, 3 đúng
d. 1, 4 đúng.
Câu 79: Hệ tứ phương là hệ:
a. Có ít nhất một trục đối xứng bậc 4.
b. Chiều dài của các cạnh trong ô mạng tinh thể bằng nhau.
c. Các góc trong hệ tứ phương bằng nhau và bằng 90o.

d. a, b, c đúng.
Câu 80: Chọn phát biểu sai. Theo thuyết miền năng lượng của kim loại:
a. Các kim loại dẫn điện tốt vì chúng có miền hóa trị tiếp xúc hoặc che phủ lên miền hóa
trị của kim loại.
b. Các hợp chất bán dẫn là những hợp chất có chênh lệch năng lượng giữa miền dẫn và
miền hóa trị nằm trong khoảng từ 0.1 đến 3 eV.
c. Tất cả các hợp chất của carbon đều không dẫn điện do chúng có cấu trúc mạng tinh
thể cộng hóa trị và có chênh lệch năng lượng giữa miền dẫn và miền hóa trị lớn hơn
3eV.
d. Miền hóa trị là miền có năng lượng thấp nhất theo thang năng lượng.
Câu 81: Tính năng lượng mạng tinh thể của các muối CsCl và RbI theo công thức
Kaputinski. Đáp số lần lượt là (kJ/mol):
a. 615.8; 927.5
b. -576.2; -787.87;
c. -615.8; -787.87
d. Không có đáp án nào đúng
Câu 82: Ước lượng bán kính của ion NO 3- (Ao). Biết tinh thể NaNO3 có năng lượng mạng
tinh thể là -702.623 kJ/mol.
a. 2.34
b. 1.67
c. 3.05
d. 1.89
Câu 83: Chọn phương án đúng: So sánh tính acid của các cation kim loại bị hydrat hóa
1. Na+.aq > Mg2+.aq
2. Al3+.aq > Mg2+.aq


3. Fe2+.aq > Ca2+.aq
4. Co2+.aq > Zn2+.aq
a. 2, 3 đúng

b. 2, 3, 4 đúng
c. 2, 4 đúng
d. Không đủ cơ sở để so sánh
Câu 84: Chọn câu đúng trong các câu sau:
a.
Các phân tử cộng hóa trị có liên kết Van der Waals nếu phân tử lượng càng lớn thì
nhiệt độ sôi càng cao. Trong trường hợp có thêm liên kết Hydro thì nhiệt độ sôi và
nhiệt độ nóng chảy càng cao hơn.
b.
Liên kết Hydro mạnh hơn lực Van der Waals, yếu hơn các liên kết còn lại. Đặc biệt
là ảnh hưởng của liên kết Hydro nội phân tử làm nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy
càng cao.
c.
Lực Van der Waals là lực liên kết yếu nên các chất có liên kết Van der Waals là
chủ yếu luôn ở dạng khí.
d.
Liên kết kim loại có độ mạnh phụ thuộc vào cấu trúc mạng tinh thể, mà không phụ
thuộc vào mật độ electron tự do.



×