Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI THU HOẠCH văn võ hoàng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 6 trang )

BÀI THU HOẠCH VỀ CHUYẾN THĂM QUAN BẢO TÀNG CHĂM ĐÀ NẴNG
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: VĂN VÕ HOÀNG LONG
MSV: 24214105505
NGÀNH: KIẾN TRÚC
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Pa (còn được gọi là Cổ Viện Chàm) tọa lạc trên đường 2/9 quận
Hải Châu thành phố Đà Nẵng. Là bảo tàng trưng bày các hiện vật Chăm quy mô nhất trên thế giới nên đã
trở thành một điểm nhấn nổi bật của du lịch Đà Nẵng.
Bước vào bảo tàng hiện lên là hai hàng
cây sứ mang không khí cổ xưa khi vào
bảo tàng. Không gian kiến trúc bảo tàng
được thiết kế theo xu hướng lệch tầng,
nhằm tạo được không gian rộng lớn để
trưng bày nhiều hiện vật lịch sử. Cộng
với hệ thống cửa sổ kính rộng giúp ánh
sáng mặt trời len lỏi mọi ngóc ngách
của bảo tàng tạo ra được không gian
thoáng đãng.
Thăm quan bảo tàng cho thấy
mỗi phòng trưng bày các hiện vật phân
chia theo nơi mà đã tìm thấy hiện vật.
Bạn sẽ được ngắm nhìn các bức
chạm miêu tả nhiều cảnh sinh hoạt
hàng ngày trong rừng của các tu sĩ Ấn
Độ Giáo một cách sống động, đầy tính
nghệ thuật.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 trong phòng trưng bày
Mỹ Sơn

Đài thờ Trà Kiệu là một tác phẩm điêu khắc
chạm trổ rất trau chuốt, tỉ mỉ đến từng chi tiết,


hình ảnh nhỏ nhất. Đây là một trong những
kiệt tác bất hủ của nghệ thuật điêu khắc
Chăm với giá trị vô giá muôn đời, luôn gây sự
chú ý của khách du lịch Đà Nẵng đến thăm
bảo tàng.


Đài thờ Trà Kiệu nổi bật trong phòng trưng bày Trà Kiệu


Với vẻ đẹp vô cùng quyến rũ và siêu thoát
của những đường nét chạm trổ tinh tế,
tượng Bồ tát Tara đã và đang thu hút sự
ngưỡng mộ của hầu hết khách tham quan,
đem đến cho họ đôi chút tò mò về những
phần tổn thất ở các ngón tay vị Bồ tát.

Tượng Bồ tát Tara – tượng đồng duy nhất của Cổ Viện Chàm

Cùng một số các hiện vật khác:


Bảo tàng còn lưu giữ nét văn hóa truyền thống của người chăm pa cổ như các điệu múa chăm


Ngoài ra, bảo tàng con lưu giữ những vật dụng trong đời sống thường ngày như: quần áo, bình, tích, dụng cụ săn
bắn và các dụng cụ để đáp ứng nhu cầu thường ngày...

Kết thúc buổi thực tế đầu tiên em cảm thấy lượng kiến thức của mình được nâng lên một bậc. Chuyến thăm bảo
tàng tuy thời gian có hạn nhưng cũng giúp cho em tìm hiểu thêm về nền văn hóa Chăm Pa. Và đã cho em thấy

không gian kiến trúc của một khu bảo tàng. Đó cũng là bàn đạp để em tìm hiểu thêm những công trình kiến trúc
độc đáo khác.
Ngày 27 tháng 10 năm 2018
SINH VIÊN
Văn Võ Hoàng Long




×