Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bai thu hoach tam guong het long phuc vu nhan dan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.88 KB, 13 trang )

Đảng bộ : XÃ PHÚ THỊNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ : TRƯỜNG TH LỘC THỊNH
Cơ quan: TRƯỜNG TH LỘC THỊNH Phú Thịnh, ngày 28 tháng 6 năm 2008
BẢN THU HOẠCH VÀ ĐĂNG KÝ RÈN LUYỆN
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí, quan liêu” và “ Sửa đổi lối làm việc”
Họ và tên : Quách Thị Ngọc Nga
Sinh hoạt tại chi bộ : TRƯỜNG TH LỘC THỊNH
Đảng bộ : XÃ PHÚ THỊNH
Cơ quan : TRƯỜNG TH LỘC THỊNH
I/-Nhận thức:
1-Nhận thức về “Sự cần thiết phải thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng
phí, quan liêu”:
Tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh về tác phẩm “Thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu” trong thời kỳ của những năm 1947 ta thấy:
Tiết kiệm: là tiêu dùng hợp lý, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Tiết
kiệm không có nghĩa là bủn xỉn. Tiết kiệm là tích cực. Mục đích của tiết kiệm là để lo
cho dân, cho nước, để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau hậu
quả 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ rối đến Phát xít Nhật. Như vậy mục đích cao cả của
Người là tiết kiệm để lo cho dân, cho nước. Tư tưởng tiết kiệm của Người không chỉ dừng
lại ở giáo dục nhận thức mà còn giáo dục trong sinh hoạt đời sống hằng ngày chính nhờ
“Hủ gạo cứu đói” do Người phát động đã cứu giúp cho biết bao gia đình. Do vậy ta thấy
một quan điểm của Người ở đây là muốn đặt ra vấn đề để chúng ta thấy là “Ai cần phải
tiết kiệm?” và “Tại sao phải tiết kiệm?” Vâng ! Chính chúng ta “Tất cả mọi người”,
không chỉ những cơ quan đơn vị trực tiếp sản xuất mà ngay cả cán bộ cơ quan hành chính
cũng phải tiết kiệm, nội dung tiết kiệm phải cụ thể ngay trong vị trí công tác của mình từ
tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của Nhà nước, của nhân dân và
của chính mình. Phải tiết kiệm vì mỗi đồng tiền chúng ta tiêu dùng là mồ hôi, nước mắt
của dân, thương dân thì phải tiết kiệm.
Do vậy chúng ta phải hiểu đúng việc thực hành tiết kiệm để đi đến thực hành cho
bản thân.


Ngoài việc giáo dục chúng ta phải biết thực hành tiết kiệm, Hồ Chí Minh còn có
nhiều bài viết về chống tham ô, lãng phí, quan liêu là 3 tệ nạn cần phải kiên quyết chống.
Chắc hẳn chúng ta không quên câu chuyện “Bút chống quan liêu” Bác đã giáo dục cán
bộ, đảng viên một bài học rất chân thật, sâu sắc. Với số tiền nhuận bút của mình Bác để
dành mua bút và mang tặng cán bộ trong phiên họp Hội Đồng Bộ Trưởng, nhưng đây
1
không phải là một cây bút bình thường mà ở thân bút được Bác cho khắc sẵn dòng chữ
“Bút chống quan liêu,tham nhũng”. Vậy tham ô, lãng phí, quan liêu trong tư tưởng của
Bác như thế nào?
Tham ô: là trộm cắp, là hành động xấu xa nhất, đê tiện nhất trong xã hội.
*Đối với cán bộ: tham ô là ăn cắp của công làm của tư.
*Đối với nhân dân: tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế.
Hành động tham ô nói theo một cách chủ quan là người thiếu lương tâm, kém lòng
trách nhiệm.
Lãng phí (bao gồm các nội dung ) :
-Lãng phí thì giờ: công việc có thể làm trong 1 ngày , 1 buổi thì kéo dài đến mấy ngày.
-Lãng phí sức lao động: một bộ phận, công việc được giao có thể là 1 người làm
vẫn xong nhưng lại có từ 3 đến 4 người cũng chỉ với nội dung công việc đó.
-Lãng phí tiền của Nhà nước, cơ quan và bản thân mình: thực hiện không tốt,
không đúng công việc của mình, làm ảnh hưởng đến công việc của người khác. Ăn tiêu
xa xỉ, liên hoan, sắm sửa, xài tiền Nhà nước.
-Lãng phí là bệnh “Phô trương hình thức”, tiêu xài không hợp lý gây tốn kém
không cần thiết.
Bệnh quan liêu: là xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý
tưởng của Đảng.
Đối với cán bộ, đảng viên, công chức bệnh quan liêu được thể hiện qua mối quan
hệ sau:
*Đối với người: chỉ biết dùng mệnh lệnh, không biết giảu thích, tuyên
truyền, không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi
với quần chúng. Không biết làm cho dân chúng tự giác và tự động.

*Đối với công việc: chỉ trọng hình thức, chỉ biết viết chỉ thị, xem báo cáo mà
không biết kiểm tra đến nơi đến chốn.
*Đối với chính bản thân mình: chỉ biết lo cho mình, làm chậm chạp, làm cho
qua chuyện, nói một đàng nhưng làm một nẻo. Đối với dân chúng thì quan cách, làm trái
ngược với lợi ích của quần chúng.
Bệnh quan liêu đưa đến kết quả là hỏng việc, trở thành người xấu, cán bộ kém.
Nguyện nhân là do: xa dân, khinh dân, sợ dân, không tin dân, không hiểu dân và không
thương dân.
Tham ô, lãng phí, quan liêu có tác hại rất lớn. Nó là kẻ thù của nhân dân, của bộ
đội và của Chính phủ. Theo Bác, đây là “kẻ thù rất nguy hiểm”, là tội ác làm nguy hại
đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, hại đến
đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Do vậy, muốn trừ được nạn tham ô, lãng phí thì phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu có ý nghĩa hết sức quan trọng:
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng.
2
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu để xây dựng đội ngũ, giúp đỡ cán bộ, đảng viên,
chiến sĩ tiến bộ.
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành
công. Thực hành dân chủ để động viên được nhân dân tham gia vào phong trào “Chống
tham ô, lãng phí, quan liêu”, giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kế hoạch.
Khi thấy rõ nạm tham, ô, lãng phí, quan liêu là “kẻ thù nguy hiểm”, là một thứ
“giặc ở trong lòng” ta sẽ đề ra được biện pháp để chống:
+Coi chống tham ô, lãng phí, quan liêu là việc quan trọng và cần kíp như đánh giặc
trên mặt trận.
+Chống tham ô, lãng phí, quan liêu trước hết phải trực tiếp ở cơ sở, cơ quan, đơn vị.
2-Nhận thức về “Sự cần thiết phải sửa đổi lối làm việc”
Bác là một nhà hoạt động vĩ đại, thực tiễn lớn. Bác chủ trương “Nói ít làm nhiều,
chủ yếu là hành động” tất cả là lo cho dân, cho nước. “Sửa đổi lối làm việc” là một trong
những tác phẩm tiêu biểu nhất của Bác.

“Sửa đổi lối làm việc” là sửa đổi phương pháp, đổi mới cách thức. Trong tác phẩm
Bác dành một chương quan trọng nhất để nói về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Bác đặt vấn đề đổi mới khi Đảng ta đã có chính quyền, Đảng ta đang ở vị trí cầm quyền.
Tác phẩm là viên gạch đầu tiên trong đổi mới, là tài liệu học tập thiết thực trong việc giáo
dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên trở thành những người cách mạng trung thành với sự
nghiệp của Đảng, của nhân dân.
Nội dung cơ bản của tác phẩm tập trung vào 7 vấn đề:
+Sửa đổi lối làm việc là một yêu cầu cấp bách của sự nghiệp cách mạng: Tiến hành
xây dựng chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phong cách, phương pháp công tác. Xác
định đây là một công việc thường xuyên lâu dài. Sửa đổi lối làm việc để Đảng hoàn
thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, đẩy mạnh công tác, hiệu quả công việc, làm cho Đảng
lớn mạnh không ngừng, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên khắc phục những sai lầm, khuyết điểm.
+Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn: Lý luận có vai trò rất lớn, là kim chỉ nam,
chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Cán bộ, đảng viên phải nâng cao
hiểu biết về lý luận để áp dụng vào công việc thực tế, tránh lý luận suông.
+Vấn đề bản chất và tư cách của Đảng cách mạng: Bản chất của Đảng ta là lợi ích
của Tổ quốc, của dân tộc. Vì vậy Đảng ta phải liên hệ mật thiết với nhân dân, thường
xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình. Đảng phải có gan thừa nhận khuyết điểm của
mình, vạch rõ khuyết điểm, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm, tìm kiếm mọi cách để
sửa chữa khuyết điểm. Có như thế thì Đảng mới tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân thành.
+Vấn đề đạo đức cách mạng: gồm 5 đức tính tốt là Nhân, Nghĩa , Trí, Dũng, Liêm.
Những đức tính này mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc.
+Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng: cán bộ phải đủ “Đức và Tài”, phẩm
chất và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp tốt. Trong
đó phẩm chất đạo đức phải là yếu tố hàng đầu, là gốc, là nền tảng. Công tác cán bộ là vấn
3
đề rất trọng yếu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ. Thực hiện công tác cán bộ là: Huấn
luyện, dạy, dùng, lựa chọn, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với cán bộ.
+Phương thức lãnh đạo của Đảng: Giải quyết đúng mọi vấn đề, tổ chức thi hành
đúng, tổ chức kiểm soát phải có sự giúp đỡ của quần chúng

+Phương pháp tuyên truyền vận động quần chúng: Phải có cách tuyên truyền, vận
động hợp lý, khoa học. Phải học cách nói của quần chúng, dùng lời lẽ thiết thực đễ hiểu
đúng đối tượng người đọc, người nghe.
II/-Ưu – khuyết điểm của bản thân:
1/-Ưu điểm:
- Thực hành tiết kiệm:
+Trong công tác: sử dụng đúng mục đích giấy, bút, mực của văn phòng
trong công việc ở cơ quan. Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo quản cơ sở vật chất
trang thiết bị của nhà trường, tắt các thiết bị điện trước khi ra về. Tổ chức cho HS biết tiết
kiệm qua phong trào “Kế hoạch nhỏ” thu gom giấy vụn ủng hộ và gây quỹ LĐ.
+Trong cuộc sống đời thường: tổ chức sắp xếp công việc ở gia đình gọn
gàng, hợp lý.
-Chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
+Trong công tác: dự trù kinh phí trong hoạt động mà mình phụ trách một
cách hợp lý, rõ ràng, đúng công việc của mình.
+Trong cuộc sống đời thường: không khai gian, trốn thuế. Sống chan hòa,
gần gũi với bà con lối xóm.
-Lối làm việc, công tác, thái độ và cách ứng xử giải quyết công việc :
+Trong công tác: Tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức tốt, lối sống trong
sang, có ý thức kỷ luật. Tổ chức sắp xếp công việc mà mình phụ trách mang lại hiệu quả
cao. Với vai trò TPT Đội trong 10 năm liền Liên đội được công nhận LĐ Mạnh cấp
huyện, cấp tỉnh. Trao đổi với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh trong giải quyết công
việc mà mình phụ trách một cách thân tình, chia sẻ để được sự cảm thông và cùng phối
hợp trong việc giáo dục HS.
+Trong cuộc sống đời thường: Thực hiện Nhân – Nghĩa trong đạo đức cách
mạng, đóng góp ủng hộ cùng mọi người giúp đỡ bà con, nhân dân gặp khó khăn trong
cuộc sống.
2/-Khuyết điểm:
- Thực hành tiết kiệm:
+Trong công tác: chưa biết tiết kiệm thời giờ ở cơ quan ( còn có thời gian để

trao đổi riêng gây mất thời giờ của người khác )
+Trong cuộc sống đời thường: tiêu xài đôi lúc còn tùy hứng, chưa biết tiết kiệm.
-Chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
+Trong công tác: tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao
+Trong cuộc sống đời thường: chưa dám mạnh dạn đấu tranh với các tệ nạn
như cá độ, đá gà xảy ra ở trong xóm, ấp.
4
-Lối làm việc, công tác, thái độ và cách ứng xử giải quyết công việc :
+Trong công tác: kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội còn yếu về kỹ năng trại và
tín hiệu truyền tin.
III/-Phương hướng và các giải pháp khắc phục thiếu sót, đăng ký rèn luyện:
1/-Phương hướng:
-Tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do Ngành GD phát động.
-Lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình cụ thể theo tuần / tháng, chú ý đến việc dành
dụm tiền tiết kiệm.
-Xây dựng kế hoạch học tập kỹ năng trại, truyền tin để hướng dẫn, truyền đạt lại
cho học sinh-đội viên.
-Mạnh dạn góp ý, trao đổi thẳng thắn với cấp trên với đồng nghiệp cũng như lắng
nghe ý kiến của mọi người đóng góp, xây dựng cho mình để cùng nhau tiến bộ.
2/-Giải pháp:
-Học hỏi với các TPT trường bạn, phối hợp với GVPT các chi đội, các lớp nhi
đồng trong học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội.
-Cùng với gia đình thảo luận, bàn bạc thống nhất tiết kiệm trong chi tiêu.
-Tham mưu với Chi bộ, BGH, các đoàn thể trong trường, CMHS, chính quyền đại
phương trong công tác hoạt động ngoại khóa.
3/-Đăng ký rèn luyện:
+Thực hành tiết kiệm: tiết kiệm tiền của, điện, nước, bảo quản đồ dùng ở cơ
quan cũng như ở gia đình. Giáo dục HS biết tiết kiệm. Cụ thể: tập vở, bút, sách giáo
khoa, tập trung thời gian học ở lớp, học ở nhà.

+Chống tham ô, lãng phí, quan liêu: Đấu tranh chống mọi biểu hiện tham ô,
lãng phí, quan liêu, xây dựng một tập thể trong sạch vững mạnh.
+Sửa đổi lối làm việc, công tác: Thực hiện nghiêm cuộc vận đông “Hai
không”. Cụ thể: Tham gia coi, chấm, thanh tra các kỳ thi một cách nghiêm túc, trung
thực. Không vì thách tích của tập thể hay cá nhân mà để HS không đạt chuẩn được lên lớp.
Trên đây là nội dung bản thu hoạch và đăng ký rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch
Hồ Chí Minh của tôi. Với ý thức trách nhiệm của một người đảng viên, một công chức nhà nước. Tôi xin
cam kết sẽ thực hiện đạt những nội dung đã đăng ký và chịu trách nhiệm trước chi bộ, cơ quan, đơn vị và
pháp luật nếu có thiếu sót, sai phạm.
Người viết thu hoạch và đăng ký rèn luyện

5

×