Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương ôn tập cuối kỳ môn tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.04 KB, 15 trang )

Câu 1 :Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng hồ chí minh
Gồm 5 giai đoạn:
a) Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu
nước (Trước năm 1911)
Hồ Chí Minh chuẩn bị hành trang để đi tìm đường cứu nước:
Tiếp thu văn hoá dân tộc, văn hoá phương Đông, nhất là Nho
giáo; giáo dục ở trường; tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ của
văn hoá Pháp; tham gia các phong trào cách mạng, v.v... Từ đó,
Người quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước .
b) Thời kỳ tìm được con đường cứu nước, đến với chủ nghĩa
Mác - Lênin (1911-1920)
Hồ Chí Minh khảo sát thực tiễn ở nhiều nước tư bản châu Âu,
châu Mỹ; tiếp xúc với nhiều tư tưởng tiến bộ và đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo
con đường cách mạng vô sản, trở thành người cộng sản Việt
Nam đầu tiên, người theo chủ nghĩa Quốc tế vô sản.
c) Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
(1921-1930)
Đây là thời kỳ hoạt động sôi động, đầy hiệu quả của Hồ Chí
Minh, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, khắc phục sự
khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc. Người
chuẩn bị tư tưởng, tổ chức sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam
được hình thành về cơ bản: Xác định rõ con đường cách mạng;
lực lượng cách mạng, bao gồm cả lực lượng lãnh đạo và lực
lương thực hiện; đối tượng cách mạng; phương pháp cách mạng;
quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới...


d) Thời kỳ thử thách, khó khăn, kiên trì giữ vững lập trường
cách mạng (1930-1945)


Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn do không
được đánh giá đúng, có khi hiểu sai, nhưng Người vẫn kiên trì
quan điểm về con đường cứu nước đã chọn.
Hồ Chí Minh chuẩn bị mọi mặt để thực hiện thắng lợi cách
mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh.
e) Thời kỳ phát triển và hoàn thiện tư tưởng về cách mạng Việt
Nam (1945-1969)
Thời kỳ này tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển theo cả chiều rộng
và chiều sâu nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng của dân tộc
Việt Nam:
Tư tưởng kháng chiến gắn với kiến quốc; xây dựng Nhà nước;
xây dựng Đảng cầm quyền; đồng thời thực hiện hai chiến lược
cách mạng, xây dựng và phát triển kinh tế; thực hiện chính sách
đối ngoại hoà bình, hợp tác với các nước...
Trước khi qua đời, Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân
ta bản Di chúc lịch sử, khẳng định sự tất thắng của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, hoạch định cả một chương trình cải
tạo, xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh.
Câu 2 : Quan điểm HCM : “ Cách mạng giải phóng dân tộc
muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản”
Cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống những quan điểm
toàn diện và sâu sắc vì con đường cứu nước , chiến lược cách
mạng , sách lược c/m , phương hướng c/m nhằm giải phóng ách
áp bức , nô dịch, xây dựng 1 nước Việt Nam hòa bình thống nhất
độc lập và CNXH.


Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của TD Pháp , ông cha
ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với nhiều khuynh hướng

phong kiến như của Phan bội châu , Phan Châu Trinh , Hoàng
Hoa Thám ,.. Mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng những tất cả
đều bị thất bại vì con đường của họ đang nặng cốt cách phong
kiến . Vì vậy HCM không tán thành lối đi của họ mà quyết tâm
ra đi tìm ra 1 lối đi đúng đắn
NAQ đã tìm hiểu lý luận và thực tiễn cura các nước tư bản ,
Người nhận thấy con đường cm tư sản là cm k đến nơi , đi áp
bức thuộc địa nên người không đi theo con đường cm này .
HCM thấy cm Tháng 10 Nga không chỉ là 1 cuộc c/m vô sản mà
còn là 1 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc . Người hoàn toàn
tin vào Lê nin và Quốc Tế Thứ 3 bởi vì họ bênh vực các dân tộc
bị áp bức mà người thấy trong lý luận của lê nin có 1 phương
hướng mới để gp dân tộc : con đường cm vô sản .Trong bài
Cuộc Kháng Chiến , HCM viết “ Chỉ có giải phóng giai cấp vô
sản mới giải phóng được dân tộc , cả 2 cuộc giải phóng này chỉ
có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và c/m thế giới”
HCM đến với học thuyết c/m Chủ nghĩa Mác –Leenin và lựa
chọn khuynh hướng chính trị vô sản . Người khẳng định :
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cm vô sản
Câu 3 QUan điểm của HCM về Đảng Cầm Quyền
Theo nghĩa thông thường
"Đảng cầm quyền" là khái niệm dùng trong khoa học chính trị,
chỉ một Đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ
và lãnh đạo chính quyền để điều hành và quản lý đất nước nhằm
thực hiện lợi ích của giai cấp mình


Trong di chúc 1969 của HCM
"Đảng cầm quyền" là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách

mạng trong điều kiện Đảng đã lạnh đạo quần chúng nhân dân
dành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ,
máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
Nội dung của quan điểm
Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền.
Theo Hồ Chí Minh. Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi
ích của Tổ quốc, của nhân dân. Đó là mục đích, lý tưởng cao cả
không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Người chỉ rõ: "Những người cộng sản chúng ta không
một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu
cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn
thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới" 1. Khi trở thành
Đảng cầm quyền, mục đích, lý tưởng đó không những không
thay đổi mà còn có thêm những điều kiện và sức mạnh nhằm
hiện thực hóa mục đích, lý tưởng ấy.
Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
trung thành của nhân dân.
Quan điểm này của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là sự vận
dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận Mác - Lênin về đảng vô
sản kiểu mới.Người đã vận dụng vào đặc điểm cụ thể vào
CMVN bằng việc cụ thể hóa mục đích, bản chất cách mạng của
1 Đảng Macxit chân chính vào hoạt động thực tiễn của Đảng ta


Là người lãnh đạo
Xác định "người lãnh đạo" là xác định quyền lãnh đạo duy nhất
của Đảng đối với toàn bộ xã hội và khi có chính quyền, Đảng
lãnh đạo chính quyền nhà nước. Đối tượng lãnh đạo của Đảng là
toàn thể quần chúng nhân dân trong toàn dân tộc, nhằm đem lại

độc lập cho dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân mà
trước hết là quần chúng nhân dân lao động. Nhưng muốn lãnh
đạo được nhân dân lao động, trước hết Đảng phải có tư cách,
phẩm chất, năng lực cần thiết. Vì "Quần chúng chỉ quý mến
những người có tư cách, đạo đức và "chỉ trong đấu tranh và công
tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách
đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành
được địa vị lãnh đạo":.
"Là người lãnh đạo", theo Hồ Chí Minh, bằng giáo dục, thuyết
phục, Đảng phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo. Đảng
lãnh đạo nhưng quyền hành và lực lượng đầu ở nơi dân, cho nên
Đảng "Phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu,
mệnh lệnh và gò ép nhân dân"1, mà phải giáo dục, tuyên truyền,
giác ngộ dân chúng để thức tỉnh họ. Đồng thời, Đảng phải tổ
chức, đoàn kết họ lại thành một khối thống nhất, bày cách cho
dân và hướng dẫn họ hành động. Vì vậy, chức năng lãnh đạo và
sự lãnh đạo của Đảng phải bảo đảm trên tất cả các mặt, các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Phải quan tâm chăm lo đến đời sống
nhân dân từ việc nhỏ đến việc lớn
Là đầy tớ trung thành của nhân dân
Đảng cũng "là người đầy tớ" của dân. Song "đầy tớ" ở đây
không có nghĩa là "tôi tớ, tôi đòi hay theo đuổi quần chúng" mà
là tận tâm, tận lực phụng-sự nhân dân nhằm đem lại các quyền
và lợi ích cho nhân dân. Người nhấn mạnh: "Đã phụng sự nhân


dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì có lợi cho
dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân, thì phải
hết sức tránh"'. Người sử dụng cụm từ "đầy tớ trung thành" là để
nhắc nhở và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng

viên trong mọi hoạt động của mình đều phải quan tâm thực sự
đến lợi ích của nhân dân
Mặt khác, ý nghĩa cụm từ "đầy tớ trung thành của nhân dân",
theo tư tưởng Hồ Chi Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải
có tri thức khoa học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; thực
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng: "cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư". Không chỉ nắm vững và thực hiện tốt quan điểm,
đường lối của Đảng, mà còn phải biết tuyên truyền, vận động lôi
cuốn quần chúng đi theo Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng đi đến
thắng lợi cuối cùng
Dù là "người lãnh đạo" hay "người đầy tớ", theo quan điểm của
Hồ Chí Minh, đều cùng chung một mục đích: vì dân. Làm tốt
chức năng "lãnh đạo" và làm tròn nhiệm vụ "đầy tớ" cho nhân
dân là cơ sở vững chắc nhất bảo đảm uy tín và năng lực lãnh đạo
của Đảng không những được ăn sâu, bám chắc trong lòng giai
cấp công nhân, mà còn trong cả tầng lớp quần chúng nhân dân
lao động và trong toàn thể dân tộc Việt Nam.
Đảng cầm quyền, dân là chủ:
theo Hồ Chí Minh, quyền lực phải thuộc về nhân dân. Người đã
đề cập xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đảng lãnh đạo cách mạng là để thiết lập và củng cố quyền làm
chủ của nhân dân. Theo Người, quyền lực thuộc về nhân dân là
bản chất, là nguyên tắc của chế độ mới, một khi xa rời nguyên
tắc này. Đảng sẽ trở thành đối lập với nhân dân. Dân làm chủ,
Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy "dân làm gốc".


Dân muốn làm chủ thực sự thì phải theo Đảng. Mỗi người dân
phải biết lợi ích và bổn phận của mình tham gia vào xây dựng
chính

quyền.
Với tư tưởng nhân văn cao cả về mối quan hệ biện chứng giữa
Đảng với dân. Hồ Chí Minh luôn suy tư, trăn trở để tìm giải
pháp hữu hiệu nhằm thực hiện nguyên tắc dân là chủ, dân là gốc.
Theo Người, cơ chế ấy chỉ có thể trở thành hiện thực, không bị
vi phạm khi cán bộ, đảng viên khi còn là người đầy tớ trung
thành
của
nhân
dân.
Câu 4 Quan điểm của HCM về vai trò của đoàn kết trong sự
nghiệp cách mạng
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược , quyết
định thành công của cách mạng , Đó là mục tiêu , nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng và dân tộc .
Để giải phóng dân tộc , Phải tập hợp tất cả mọi lực lượng mới có
thể thắng lợi . Vì vậy trong tư tưởng HCM , đại đoàn kết dân tộc
là vấn đề có ý nghĩa chiên lược , quyết dịnh thành công của cách
mạng .Chiến lược được hiểu là phương châm và biện pháp có
tính toàn cục được vạn dụng trong suốt tiến trình cách mạng
.Trong tư tưởng HCM đoàn kết là 1 chiến lược chứa đựng hệ
thống những luận điểm thể hiện những nguyên tắc , biện pháp
giáo dục , tập hợp lực lượng nhằm phát huy cao nhất sức mạnh
dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp độc lập dân tộc , dân chủ và
CNXH. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạng cách mạng , chính
sách tập hợp lực lượng có thể điều chỉnh cho phù hợp , nhưng
đại đoàn kết luôn là vấn đề sống còn , đại đoàn kết dân tộc có
vai trò hết sực quan trọng trong sự nghiệp cách mạng .Đại đoàn
kết làm ra sức mạnh. HCM viết “ Đoàn kết là sức mạnh của
chúng ta . Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta có thể khắc phục được

mọi khó khăn,Phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ


nhân dân giao phó ; “ đoàn kết là then chốt của thành công “.
Còn 1 điểm rất quan trọng nữa là điểm mẹ . Điểm này mà thực
hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt .
Theo HCM đại đoàn kết không đơn thuần là phương ophasp tập
hợp lực lượng mà đó là mục tiêu , nhiệm vụ hàng đầu của Đảng
của Dân tộc , phải dược quán triệt trong mọi lĩnh vực , từ đường
lỗi , chủ trương , chính sách ...HCM nêu mục đích của đảng lao
động VN gồm 8 chữ : ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN , PHỤ NG SỰ
TỔ QUỐC.Để thực hiện mục tiêu này , HCM thường xuyên
nhắc nhở cán bộ , Đảng viên phải gần gũi với quần chúng , phải
thấm nhuần lời dạy “ dễ trăm lần không dân cũng chịu , khó vạn
lần dân liệu cũng xong .
Đại đoàn kết dân tộc còn là nhiệm vụ hàng đàu của đoàn kết dân
tộc . Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân .
Từ trong dấu tranh mà nảy sinh nhu cầu khách quan vè đoàn
kết , hợp tác . Đảng có nhiệm vụ thức tỉnh , tập hợp, hướng dẫn
quần chúng , chuyển những nhu cầu khách quan tự phát đó
thành nhu cầu tự giác thành hiện thực có tổ chuwsctrong khối
đại đoàn kết , tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để hoàn thành
các mục tiêu cách mạng .
Câu 5 Quan niệm của HCM về nhà nước của dân do dân và
vì dân
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước cách
mạng ra đời, Người khẳng định, "NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN
CHỦ, bao nhiều quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì
dân... chính quyền từ xã đến trung ương do dân cử ra... Nói tóm
lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Đó là điểm khác

nhau về bản chất giữa nhà nướ dân chủ nhân dân với các nhà
nước của giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lich sử.


a,
Nhà
nước
của
dân
- Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi
quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
Người quan niệm: Nhân dân là gốc, là chủ của quyền lực, bao
nhiêu quyền hạn đều của dân. Do đó, chính quyền là đầy tớ của
dân, công bộc của dân, chứ không phải là cha mẹ dân, cai trị dân
như nhà nước của chế độ thực dân, phong kiến.
- Nhân dân bầu ra Quốc hội và chính quyền các cấp; dân có
quyền kiểm soát Nhà nước, giám sát và có quyền bãi miễn đại
biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
-Dân chủ là khát vọng của mọi con người .HCM quan niệm dân
chủ có nghĩa là “ Dân là chủ “Và “ Dân làm chủ”
+ Dân là chủ là nói đến vị thế và quyền lực của dân trong bộ
máy nhà nước . Vai trò của nhân dân trong sự phát triển của xã
hội .Và dân phải ở địa vị cao nhất của đất nước
+ Dân làm chủ là đề cập đến nặng lực và trách nhiệm của nhân
dân
Dân là chủ và dân làm chủ luôn đi đôi với nhau thể hiện vị trí
vai trò , quyền và trách nhiệm của nhân dân
b,
Nhà
nước

do
dân:
- Nhà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của
mình, tổ chức các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông,
đầu
phiếu.
- Nhà nước do dân, tức là nhân dân phải tham gia vào công việc
của
nhà
nước
- Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu,
hoạt
động;
- Nhà nước do dân tức là mọi công việc xây dựng đất nước là


trách
nhiệm
của
dân
- Nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Bác
yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ
chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của
nhân dân.
c)
Nhà
nước

dân

- Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có nhà nước thực sự của dân, do
dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát mới có thể là nhà nước vì
dân.
- Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thật sự
trong sạch, cần kiệm liêm chính. Hồ Chí Minh yêu cầu mọi
đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân;
việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại
cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước.
- Nhà nước vì dân là Nhà nước có trách nhiệm và phải chịu trách
nhiệm trước dân
- Một Nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là từ
chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công
bộc, làm đày tớ cho nhân dân, do dân bầu ra được dân ủy quyền
chứ không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân
dân" như dưới thời đế quốc thực dân.
Câu 6 Quan điểm của HCM về vai trò và sức mạnh của đạo
đức ?
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội , nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích , hạnh phúc và làm
giàu tình người trong các quan hệ xã hội kể cả trong các quan hệ
chính trị - tư tưởng .


Đạo đức là các quy tắc chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi của
con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt đọng
sống
HCM nêu 2 quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
Một là Đạo đức là cái gốc của người cách mạng Hồ Chí Minh là
một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng lớn. Tư

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc,phong phú cả về lý luận
và thực tiễn. Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời
sống,Người đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người,như gốc của cây,ngọn nguồn của suối. Người
Cách Mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người cho rằng ,làm
Cách Mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự
nghiệp vẻ vang, nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề, “sức có mạnh
mới gánh được nặng và đi được xa.Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạnh làm nền tảng,mới hoàn thành nhiệm vụ vẻ
vang.Trong điều kiện Đảng cầm quyền,Người luôn trăn trở với
nguy cơ xa cuộc sống,xa rởi quần chúng,rơi vào thoái hóa biến
chất của Đảng. Vì vậy,NGười luôn đặt đạo đức bên cạnh tài
năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi hành động và hiệu quả trên
thực tế. Như vây, trong tư tưởng đạo đức HCM, đức và tài, hồng
và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một.Trong đó,
đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của
năng lực.
Hai là, đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã
hội, hấp dẫn ở chỗ giá trị đạo đức cao đẹp bằng tấm gương sống
và hành động của mình .HCM cho rằng phong trào cộng sản
công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của
loài người. Tấm gương đạo đứcHCM là 1 sức mạnh nhân dân và
của dân tộc VN


Câu 7 . quan điểm của HCM về chuẩn mực đạo đức cách
mạng “ cần , kiệm , liêm ,chính, chí công vô tư”
Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc
của cây , ngọn của nguồn của sông suối . Người nói : cũng như

sông thì có nguồn mới có nước , không có nguồn thì sông cạn .
Cây phải có gốc , không có gốc thì cây héo . NGười cách mạng
phải có đạo đức , không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân.
HCM nói rằng : “ Đạo đức như trời , trời có 4 mùa xuân hạ thu
đông , đất có 4 phương đông tây nam bắc ,Người có đức cần
kiệm liêm chính, thiếu 1 mùa thì không thành trời , thiếu 1
phương thì không thành đất , thiếu 1 đức thì không thành người .
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng
năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động
với tinh thần tự lực cánh sinh,
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết
kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết
kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to;
"không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô
trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của
dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước,
của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "địa vị. tiền
tài. danh tiếng
Chính, "nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình:
không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự
kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân
mình.Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem
khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn


kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.Đối với việc: để việc công lên
trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Chí công vô tưlà công bằng công tâm , không thiên tư thiên

vị . Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với
việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước,
khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ".
Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài
người, giúp con người sống thiện, sống có ích. Đạo đức góp
phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 8 : quan điểm của HCM về nguyên tắc xây dựng đạo
đức mới
Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc
của cây , ngọn của nguồn của sông suối . Người nói : cũng như
sông thì có nguồn mới có nước , không có nguồn thì sông cạn .
Cây phải có gốc , không có gốc thì cây héo . NGười cách mạng
phải có đạo đức , không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân.
HCM đã xây dựng 3 nguyên tắc để xây dựng đạo đức
Nguyên tắc thứ nhất đó là nói đi đôi với làm, phải nêu gương về
đạo đức.Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm.
Nói đi đôi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt Sự tiêu gương
của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên...
Đảng viên phải nêu gương trước quần chúng. Người nói: ‘Trước
mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản”
mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người
có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm
mực thước cho người ta bắt chước”


Ngày nay thế hệ trẻ hay có cụm từ “GATO” dược viết của từ
“Ghen ăn tức ở” thể hiện chỉ ghen tị với những j ng khác có mà

không thay vào đó thực hiện để bằng người khác . Ở nước ngoài
lại có từ “NATO” viết tắt của “ NO ACTION TALK ONLY”
nghĩa là chỉ nói mà không làm .
Hai là, xây đi đôi với chống.
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm
chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai
trái, xấu xa, không phù hợp với những yêu cầu của đạo đức mới.
Xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục
đích xây.
Xây dựng đạo đức mới trước hết phải đẩy mạnh việc giáo dục,
từ trong gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những
phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa sát hợp với từng
tầng lớp, đối tượng. Trong các bài viết của mình, Hồ Chí Minh
đã nêu rất cụ thể các phẩm chất đạo đức cơ bản đổi với từng giai
cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội.
Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo
đức lành mạnh trong mỗi người, để mỗi người nhận thức được
và tự giác thực hiện. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc
hậu phải phát hiện sớm phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn.
Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra
phong trào quần chúng rộng rãi biểu dương cái tốt, phê phán cái
xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “3 xây. 3 chống”, viết
sách “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức
lối sống.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.


Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “Đạo đức cách mạngư
không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ

hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[1]. Người nói "Đường
đời là một chiếc thang không có nấc chót; học tập là một quyển
vở không có trang cuối cùng"
vì vậy chúng ta luôn phải học tập , rèn luyện suốt đời , để khi ra
trường cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp . Nói được làm
được , không những xây dựng mà còn phải chống những tật
xấu , chống những cám dỗ của xã hội . Để trở thành tâm gương
sáng để các thế hệ sau noi theo để xã hội phát triển hơn



×