Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận kỹ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.5 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
II.NỘI DUNG........................................................................................................3
2.1.Đặc Điểm Giao Tiếp Của Người Việt.............................................................3
2.1.1.Thái Độ Giao Tiếp........................................................................................3
2.1.2.Cách Thức Giao Tiếp....................................................................................5
2.1.3.Phương Tiện Giao Tiếp................................................................................8
2.1.4.Ảnh Hưởng Của Các Đặc Điểm Đến Qúa Trình Giao Tiếp.........................9
2.2.Vận dụng liên hệ trong cuộc sống trong nghành học....................................12
2.2.1.Đặc điểm tâm lý của đối tượng trong quá trình trợ giúp............................13
2.2.2.Những điểm cần chú ý trong quá trình trợ giúp đối tượng.........................16
2.2.3.Những chú ý khi giao tiếp với người nước ngoài:.....................................16
3.KẾT LUẬN......................................................................................................20
3.1.Những điểm mạnh và hạn chế trong giao tiếp của người Việt......................20
3.2.Phát huy những ưu điểm và hạn chế trong giao tiếp của người Việt.............21
4.Tài liệu tham khảo............................................................................................23


I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Người Việt Nam với bản sắc phương Đông ,nền văn hóa gốc nông nghiệp,
thiên nhiên về lối sống hòa hợp thuận với tự nhiên có nhu cầu sống cộng đồng
gắn bó với nhau.Trong cuộc sống người Việt Nam có tính cách chất phác, hồn
nhiên, hòa nhã, dịu dàng, mềm mỏng, vui tính, thích nói chuyện, hiếu khách dễ
gần.
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính
người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ
hai người.
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc
giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó là
nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : Dao
năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen. Sự giao tiếp củng cố tình thân : áo


năng may năng mới, người năng tới năng thân. Năng lực giao tiếp được người
Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người : Vàng thì thử lửa,
thử than - Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Người Việt Nam thiên về tế nhị kín đáo trong giao tiếp, ứng xử và nét tính
cách đó thấm vào mọi cử chỉ, hành vi…của họ.Điều này khác với nhiều dân tộc
khác, nhất là người phương Tây: Họ buộc trực và biểu lộ tình cảm khá thẳng
thắn.
Nguồn gốc “văn hóa làng” đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách quan hệ giao tiếp
ứng xử của người Việt. Điểm nổi bật trong “văn hóa làng” là ứng xử theo tục lệ,
có nghĩa là theo tâm.Người ta quan hệ giao tiếp với nhau trong mọi hoạt động
mang tính chất cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình, gia tộc tin nhau là
chính, không cần khế ước kiểu phương Tây. Chính vì vậy mà hình thành lối
sống theo “lệ làng”, vừa có mặt dề cao tính cộng đồng nhưng mặt khác điều rất
cục bộ và như vậy dễ đi đến thiếu tính kỷ cương, lấy quan hệ văn hóa thay cho
quan hệ kinh tế-pháp luật.

1


Trong quan hệ giao tiế, ứng xử, theo truyền thống, dân ta tôn trọng tuổi tác và
quân trường học vị. Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Người Việt Nam
sống có lý, có tình nhưng thiên về tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai đã giúp
mình một lần thì phải nhớ ơn, ai đã chỉ bảo ban thì cũng phải tôn làm thầy “một
chữ là thầy, nửa chữ là thầy”
Người việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đó là một đặc
trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.Có thể do bị ảnh hưởng bởi
tính cộng đồng, nên người Việt Nam luôn thấy mình cần có trách nhiệm quan
tâm đến người khác, và để thể hiện sự quan tâm đó thì họ cần biết rõ hoàn cảnh.
Đó là lí do vì sao mà bạn phải thường xuyên trả lời những câu hỏi có liên quan
đến quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, công việc, gia đình, bố

mẹ…..Ngoài ra, do lối sống tình cảm, nên trong kỹ năng giao tiếp ứng xử, người
Việt Nam luôn có cách xưng hô riêng cho cá thể khác nhau cho phù hợp.
Như vậy tính cộng đồng, hòa hợp và thích nghi trong hoàn cảnh tự nhiên và xã
hội, trong cộng đồng…lối sống vì nghĩa, vì tình là rất nặng nề…tất cả sẽ được
phản ánh và chi phối cách giao tiếp của người Việt với bên ngoài, bên cạnh các
yếu tố mới phù hợp với yêu cầu giao tiếp, ứng xử trong xã hội hiện đại.

2


II.NỘI DUNG
2.1.Đặc Điểm Giao Tiếp Của Người Việt
2.1.1.Thái Độ Giao Tiếp
Đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè
trong giao tiếp.
Do tính cộng đồng người Việt Nam rất coi trọng giao tiếp, xem giao tiếp
là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người : “vàng thì thử lửa, thử than.
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”;Rất thích giao tiếp nhằm giữ mối
quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng , thể hiện:
Từ góc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng.
Đã là người Việt Nam, đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở
đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng
nhau đây không do nhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) mà là biểu hiện của
tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách
đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố
gắng tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt
nhất, đồ ăn ngon nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không
bằng đói bữa. Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo
lánh, những miền rừng núi xa xôi.Có khách đến nhà dù quen hay lạ , dù than hay

sơ, dù chủ nhà có nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng đón tiếp chu đáo, tiếp đãi
thịnh tình, dành cho khách cách tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất “Khách đến
nhà chẳng gà thì gỏi”, bởi lẽ đói năm, không ai đói bữa.Tính hiếu khách này
càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như
ngược lại là rất rụt rè – điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc
đến. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt
rè) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng
và tính tự trị. Khi đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng
3


đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp. Còn khi ở ngoài
cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt
Nam sẽ tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy ko hề mâu thuẫn
với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai
mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người
Việt Nam.

Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lí
chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống người Việt Nam
sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lí
thì tình được đặt cao hơn lí : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình; Đưa nhau
đến trước cửa quan - Bên ngoài là lí, bên trong là tình. . .bản chất, là biểu hiện
cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp,
có đặc điểm là rất coi trọng danh dự :”Tốt danh hơn lành áo”, “đói cho sach,
rách cho thơm”, “trâu chết để da, người ta chết để tiếng”. Chính vì vậy tồn tại
điểm yếu trong giao tiếp đó là mắc bệnh sỹ, sợ dư luận:”Đem chuông đi đấm
nước người, không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh”,”một quan tiền công. Không

bằng một đồng tiền thưởng”, “ở đời muôn phận của chung, hơn nhau một tiếng
anh hung mà thôi”.Ở làng quê thói sĩ diện thể hiện trầm trọng trong tục lệ ngôi
thứ nơi cug đình chung và tục chia phần:”Một miếng giữa làng, không bằng
một sang xó bếp”
4


Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan
sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia
đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy
gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu
này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài
có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này - dù gọi bằng tên gọi gì
đi chăng nữa - chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng
xã mà ra.
Tính hay quan sát khiến người Việt Nam có được một kho kinh nghiệm
xem tướng hết sức phong phú : chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, cái miệng, con
mắt,... là đã biết được tính cách của con người. Chẳng hạn, riêng về xem người
qua con mắt đã có các kinh nghiệm : Đàn bà con mắt lá dăm- Lông mày lá liễu
đáng trăm quan tiền; Người khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa
thau, Con lợn mắt trắng thì nuôi - Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi,
Những người ti hí mắt lươn - Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người; Trên
trời Phạm Nhan, thế gian một mắt.
Biết tính cách, biết người là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp : Tùy
mặt gửi lời, tùy người gửi của; Chọn mặt gửi vàng. Trong trường hợp không
được lựa chọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng một cách linh
hoạt : ở bầu thì tròn , ở ống thì dài ; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm
đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do

phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô
riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô
cho thích hợp được.
2.1.2.Cách Thức Giao Tiếp
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ trong sự hòa
thuận.
5


Trong quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã
khiến người Việt Nam lấy yếu tố tình cảm là yếu tố chủ đạo cho thái độ, hành
động của mình và nó gần như trở thành một nguyên tắc ứng xử:”yêu nhau cả
đường đi, ghét nhau ghét cả tong chi họ hang”, “yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét
nhau cau sáu bổ ra làm mười”,” yêu nhau chín bỏ làm mười”, “yêu nhau mọi
việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.
Lối sống tư duy trong các mối quan hệ. Chính sự tế nhị trong giao tiếp đã
tạo nên sự đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu
quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận không mất lòng. Và nụ cười
là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam, bạn có
thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ đợi nhất.
Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "vòng
vo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người
phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu
điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người
Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với thời
gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếng trầu" từng được thay
thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia...
Để biết người đối ngoại với mình có còn cha mẹ hay không, người Việt
Nam thường hỏi : Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ nữ
đang nói chuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ hỏi : Chị

về muộn thế liệu anh nhà( ông xã) có phàn nàn không? Còn đây là lời tỏ tình rất
vòng vo của ngời con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng là bộc trực hơn
cả : Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát, Đậu sát mé nhà, Anh biết em có
một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không? ( Ca dao).
Lối giao tiếp "vòng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng
giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi liền với "hỏi" :
"Bác đi đâu đấy?", "Cụ đang làm gì đấy ?"... Ban đầu, hỏi là để có thông tin, dần
dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn
6


toàn hài lòng với những câu "trả lời" kiểu : "Tôi đi đằng này một cái" hoặc trả
lời bằng cách hỏi lại : Cụ đang làm gì đấy? Đáp : Vâng ! Bác đi đâu đấy?
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư
duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen
đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh
mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà
nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống; Người khôn ăn nói nữa
chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến
cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết
đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần
thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong
thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những
lúc ít chờ đợi nhất.

Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt
Nam
7



Trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.Tâm lý trọng sự hoà thuận
khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn : Một sự nhịn chín sự lành;
Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê .
Lối giao tiếp tế nhị,ý tứ tạo nên thói quen đắn đo, cân nhắc kỹ càng trước
khi nói:”Aưn có nhau]I, nói có nghĩ”.Điều này dễ dẫn tới nhược điểm là thiếu
tính quyết đoán.
Tâm lý ưa hòa thuận nên trong giao tiếp người Việt Nam hay nhường
nhịn:”Một sự nhịn là chin sự lành”.
2.1.3.Phương Tiện Giao Tiếp
Giao tiếp ngôn ngữ:
Ngôn từ được sử dụng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất
phong phú.
Có thể kể đến đầu tiên là hệ thống xưng hô. Người Việt Nam dựa vào mối
quan hệ họ hàng để xưng hô. Xưng hô dựa trên
Tinh chất thân mật hóa (quan trọng tình cảm) xem mọi người trong cộng
đồng như bà con, họ hàng. Ví dụ như: một cụ già ngoài đường thì xưng hô “bàcháu”
Tính chất cộng đồng hóa cao có nghĩa là không có những từ xưng hô chung
mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị, thời gian không gian cụ thể, hoặc gọi theo thứ
tự ..Ví dụ như: “ông- con”, “anh-tôi”,”anh tư” chẳng hạn.Trong xưng hô gọi
mình thì khiêm nhường, gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính…Nghệ thuật ngôn
từ ở Việt Nam có tính biểu trưng cao, hay nói “bóng, gió”, vòng vo thể hiện sự
xu hướng khái quát,ước lệ, cân đói.
Xu hướng ước lệ thể hiện ở chỗ người Việt Nam thích diễn đạt bằng các
con số biểu trưng (ba bề bốn bên, ba mặt một lời, tram khôn ngàn khéo, tiền
tram bạc vạn, van sự...).
Trong ngôn từ trọng sự cân đối hài hòa, có nhịp điệu: thể hiện ở câu đối,
thơ ca, tục ngữ, thành ngữ, (ăn vóc, học hay;trèo cao,ngã đau).
8



Ngôn từ người Việt rất giàu cảm xucsdungf các từ láy mang sắc thái biểu
cảm mạnh(xanh rờn, xanh lè, đỏ au, đỏ lòm…),dùng nhiều hư từ biểu cảm (à, ừ,
nhé, hả, sao, phỏng…).
Ngôn từ Việt Nam có tính động, linh hoạt: Ưa dùng thể chủ động.
Giao tiếp phi ngôn ngữ:
Tính hiếu khách miến khách được thể hiện qua cử chỉ, tác phong( ví dụ:
than mật, động chạm vào đối tượng giao tiếp, gắp thức ăn cho khách…).
Kín đáo tế nhị trong giao tiếp (khi nhận được quà tặng thì cất đi, khách về
mới giở ra xem; khi nói với người lớn cử chỉ phải lễ phép, không nhìn thẳng vào
mặt người lơn…).
Khoảng cách giao tiếp của người Việt Nam cũng ít hơn với người người
nước khác (thể hiện sự rụt rè trước người lạ).
2.1.4.Ảnh Hưởng Của Các Đặc Điểm Đến Qúa Trình Giao Tiếp
Thái độ của người nói chuyện có tác động rất lớn đối với tinh thần, niềm
tin và mức độ tin cậy trong giao tiếp. Đôi khi, chỉ cần một lời hướng dẫn ân cần,
khích lệ hay ánh mắt đầy thông cảm của người giao tiếp, giúp bạn có chỗ dựa
vững chắc hơn và có được thông tin giá trị và giúp ích được bạn.Nhã nhặn, nhẹ
nhàng trong lời nói và cử chỉ.Truyền đạt rõ ràng, cụ thể khi chỉ dẫn và trao
đổi.Cảm thông khi trả lời câu hỏi, nhiệt tình, lịch sự, tôn trọng mọi người, không
phân biệt đối xử, chu đáo.
Trong Giao Tiếp Cần Cởi Mở, Gần Gũi, Thân Thiện:
Nếu bạn cởi mở, thân thiện, và gần gũi sẽ làm cho mối quan hệ với các bạn
trở nên gắn bó, thân mật hơn để tạo hứng thú cho người nói chuyện. Nếu ngược
lại, sẽ gây tâm lý khó chịu, ức chế ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu, dẫn
đến bạn ngại tiếp xúc với mọi người.
Mọi cử chỉ, hành vi, lời nói, việc làm của bạn để lại ấn tượng cho người
tiếp xúc, vì thế trong mọi lúc, mọi nơi khi đang tiếp xúc với các bạn và người
xunh quanh, dù vui hay buồn, dù trong người có mệt mỏi, khó chịu thì bạn cũng
nên cũng nên giữ thái độ cởi mở, gần gũi, thân thiện với mọi người.
9



Lịch Sự, Tế Nhị
Môi trường học tập và văn hóa, giao tiếp trong trường đại học là là giao
tiếp giữa những người có văn hóa với nhau. Chính vì thế các em sinh viên phải
thể hiện là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị và có cách giao tiếp phù hợp với
từng đối tượng bạn bè, thầy cô, và người xung quanh.
Kiên Nhẫn, Tự Tin
Có rất nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan làm cho bạn và những người
xung quanh không hiểu nhau do thông tin không đầy đủ. Trong trường hợp này,
các bạn cần kiên nhẫn tìm hiểu xem những nội dung thông tin đã diễn đạt một
cách rõ ràng và đúng nhu cầu thông tin hay chưa, bởi không ai cũng có khả năng
diễn đạt nhu cầu của mình một cách chính xác và rõ ràng. Do vậy, đôi lúc bạn
phải đưa ra những giải pháp hỗ trợ người các bạn hay người giao tiếp với bạn
trong việc diễn đạt, thể hiện yêu cầu của mình một cách đầy đủ.
Chủ Động
Trong một số trường hợp khác, chẳng hạn bằng khả năng quan sát, nhận
biết biểu hiện bên ngoài của bạn: đi lại nhiều, bối rối, lúng túng… Khi đó bạn
cần chủ động tiếp cận với họ và bằng lời nói nhẹ nhàng, thân mật, dễ hiểu, nét
mặt tươi tắn thân thiện, ấm áp xóa đi sự ngăn cách. Trong quá trình tiếp xúc, bạn
cần chú ý lắng nghe và hướng mắt về bạn và sử dụng giọng nói, ngôn ngữ giao
tiếp thích hợp với từng tình huống, với thái độ thân thiện, tự nhiên tạo điều kiện
cho bạn của bạn tự do diễn đạt trình bày mong muốn của mình.
Nhiệt Tình, Linh Hoạt
Bằng cử chỉ tự tin ra hiệu về sự nắm bắt được thông tin của họ, dùng ngôn
ngữ ngắn gọn khi bình luận các câu hỏi của bạn, không tỏ ra hấp tấp vội vàng,
phải cẩn thận trong việc xác định các nguồn tin thích hợp. Đôi khi.
Ôn Hòa Nhưng Nghiêm Túc
Cũng có khi vì một lý do nào đó, người bạn gioa tiếp cùng có thể có thái độ
không thật đúng mực, bạn cần có thái độ ôn hòa, mềm mỏng nhưng nghiêm túc,

trên tinh thần tôn trọng lân nhau, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc và thái độ
10


nghiêm khắc với những hành vi vi phạm.
Ảnh hưởng của cách thức giao tiếp đối với quá trình giao tiếp:
Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các
quan hệ này tạo ra môi trường sông thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh
hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc
sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong
quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau. Đồng
thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ đó một cách tất
nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà,
tiến bộ và văn minh hơn.
Về môi trường, địa điểm. Ở gia đình, cha mẹ, con cái, anh em chuyện trò
vui vẻ, bộc lộ tình cảm thân thiết, tâm sự cùng nhau những chuyện riêng tư.
Nhưng khi giao tiếp với người lạ, lần đầu gặp ở nơi công cộng (ở bến xe, khi đợi
mua hàng...) thì lại cần phải kín đáo, nói ít, không bộc lộ đời tư của mình, không
sa vào những câu chuyện dài dòng, đặc biệt nói về các đề tài như tôn giáo, chính
kiến, chính trị... Ra đường gặp người lạ hỏi điều gì, cần trả lời ngắn gọn, không
bình luận. Nhưng nếu cứ im lặng mà đi là rất bất lịch sự. Tuy nhiên nếu gặp lại
người đó ở một bữa cơm, bữa tiệc do chủ nhà cùng mời đến, thì lại cần thể hiện
sự quan tâm đến người đó, nói chuyện, trao đổi ý kiến, kể cả trao đổi số điện
thoại, địa chỉ... Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhau mà cách xử thế của
chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể.
Ảnh hưởng của việc sử dụng các phương tiện giao tiếp:
Khả năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp: Trong một tổ chức, các nhân viên
thường có trình độ, kiến thúc khác nhau. Hơn nữ, việc phân chia người lao động
thành các phòng ban chức năng sẽ hình thành một số nhóm mà ở đó người ta
thường sử dụng từ ngữ chuyên môn hay kỹ thuật riêng của mình làm cho người

ngoài cuộc không hiểu. Trong các tổ chức quốc tế, các thành viên có thể đến từ
nhiều nước khác nhau và các cá nhân ở mỗi khu vực địa lý sẽ sử dụng thuật ngữ
và ngôn từ duy nhất chỉ có trong khu vực của mình. Sự tồn tại các cấp bậc theo
11


kiểu quản lý trực tuyến cũng gây nên các vấn đề về ngôn ngữ.
Nếu chúng tat điều chính được cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi người trong
nhóm thì những khó khăn trong giao tiếp sẽ được giảm thiểu. Tuy nhiên, các
thành viên trong một tổ chức thường không biết nên điều chỉnh ngôn ngữ như
thế nào. Người gởi luôn mong muốn người nhận hiểu rõ các từ và thuật ngữ mà
họ sử dụng nhưng điều đó không phải bao giờ cũng xảy ra.
ảnh hưởng của phi ngôn từ: Giao tiếp phi ngôn từ là một cách quan trọng
để người ta chuyển thông điệp. Nhưng giao tiếp phi ngôn từ thường đi kèm với
việc chuyển tải thông tin qua lời nói. Khi cả hai hình thức giao tiếp hòa hợp,
chúng sẽ thúc đẩy lẫn nhau. Chẳng hạn từ ngữ mà người lãnh đạo sử dụng nói
với người nghe rằng ông ta đang tức giận, giọng nói và cử chỉ thể hiện sự tức
giận; vì vậy người nghe có thể kết luận, đúng là ông ta tức giận. Khi các dấu
hiệu phi ngôn từ không hài hòa với thông điệp bằng lời nói thì người nhận sẽ
lúng túng và sẽ làm mất tính rõ ràng của thông điệp.
2.2.Vận dụng liên hệ trong cuộc sống trong nghành học
Trong cuộc sống hiện đại của người Việt Nam giao tiếp luôn là yếu tố
quan trọng trong cuộc sống vì vậy mỗi một cá nhân cần có những thái độ,cách
thức,sử dụng các phương tiện một cách hợp lý.
Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp
qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha
ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hộ đã có
nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo
nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong
tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm

phán- thương lượng khi có những bất cồng có thể dẫn đến xung đột.
Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ
thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác
trong kinh doanh là cơ sở để tạo ra mội trường xã hội có lơi cho sức khoẻ của
con người. Trong cuộc sống hàng ngày người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn
12


đề giao tiếp, người Việt Nam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao tiếp con
người luôn đề cao.vai trò của việc xử dụng ngôn ngữ đẻ đảm bảo cho sự đoàn
kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ h0ài hoà. Vì vậy ca dao Việt Nam có câu:“Lời
nói chăng mất tiền mua,Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’.Đúng như vậy trong
quá trình giao tiếp thái độ của người nói luôn là yếu tố quan trọng thể hiện sự
thích giao tiếp lại vừa rụt rè, những đặc điểm đó khiến cho những cuộc giao tiếp
được hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn.
2.2.1.Đặc điểm tâm lý của đối tượng trong quá trình trợ giúp
Đối tượng của công tác xã hội là cá nhân gia, đình, nhóm người hay cộng
đồng.Cá nhân có thể là người già hay người trẻ, người giàu hay người nghèo…
Khi họ gặp phải khó khăn họ mong muốn có sự trợ giúp.Vì vậy trong quá trình
giao tiếp với đối tượng mỗi một người có một đặc điểm tâm lý riêng trong qua
trình trợ giúp.
Mỗi cá nhân đều có những vấn đề riêng biệt. Tính đa dạng của vấn đề có
thể phụ thuộc vào các đặc điểm tâm sinh lý xã hội của từng đối tượng hay nhóm
đối tượng, theo lứa tuổi, theo nhóm xã hội…Đối với cá nhân, trẻ nhỏ có vấn đề
lien quan đến học tập, vấn đề lien quan đến quan hệ với bố mẹ, quan hệ với thầy
cô và bạn bè.Trẻ vị thành nên có biến đổi về sinh lý, tâm lý hay cảm xúc vào
tuổi dậy thì.(trích nguồn:Nhập môn công tác xã hội.TS.Bùi Thị Xuân Mai.Nhà
xuất bản Lao Động-Xã Hội).Trong khi giao tiếp với đối tượng mỗi người có một
tâm lý riêng nên việc thực hiện tham vấn giải quyết vấn đề phải được chuẩn bị
một cách chu đáo.

Ví dụ: Đặc điểm tâm lý của người nhiễm HIV trong quá trình với nhân viên
công tác xã hội. Người nhiễm HIV/AIDS khi nhận được kết quả xét nghiệm
HIV dương tính (có nghĩa là đã bị nhiễm HIV) thì họ có đáp ứng với thực tế này
theo nhiều cách khác nhau, nhưng phản ứng đầu tiên của họ thường là trạng thái
bàng hoàng và phủ nhận, không tin rằng mình đã bị nhiễm HIV. Những lời đầu
tiên thường là “bác sĩ chắc chắn đã nhầm”, “không thể như vậy được. Tôi vẫn
thấy rất khoẻ”, “điều đó không thể đúng”. Một số khác thì sững sờ, lặng đi,
13


không nói được thành lời.
Sau khi tình trạng nhiễm HIV của mình được khẳng định chắc chắn, hầu
hết người nhiễm HIV/AIDS đều có trạng thái tức giận. Họ tức giận với người đã
làm lây nhiễm HIV cho họ; tức giận vì mình có thể đã làm lây nhiễm HIV cho
người yêu, vợ, chồng hoặc con cái; tức giận vì đã gây “tiếng xấu” cho gia đình.
Thêm vào đó họ còn cảm thấy tức giận với những hành vi, cử chỉ của người
khác tạo cho họ có cảm giác bị xa lánh, bị chối bỏ. Họ thường biểu hiện cảm xúc
tức giận đó qua các hành vi đi đi lại lại hoặc im lặng một cách bất thường, tránh
nhìn mọi người, tự hành hạ mình. Đôi khi họ còn có những hành vi bạo lực với
người khác hoặc tỏ ra không hợp tác. Trong trạng thái cảm xúc này, một số
người dễ nảy sinh ý nghĩ “trả thù đời” bằng cách cố tình truyền HIV cho người
khác.
Một trạng thái cảm xúc thường thấy ở người nhiễm HIV/AIDS đó là nỗi lo
sợ (sợ hãi và lo lắng). Họ lo sợ vì nghĩ rằng cái chết của mình đã được báo
trước, lo sợ bị mất việc làm; lo sợ mình có thể làm cho gia đình, người thân bị
lây nhiễm; lo sợ không có thuốc điều trị, hoặc mình không có đủ tiền mua thuốc;
lo sợ bị gia đình bỏ rơi, bạn bè, hàng xóm biết tình trạng nhiễm HIV của mình
rồi họ sẽ xa lánh, kỳ thị và phân biệt đối xử với mình.
Sau khi trạng thái sợ hãi và lo lắng này qua đi, người nhiễm HIV/AIDS rất
dễ rơi vào trạng thái trầm uất và tuyệt vọng. Biểu hiện của trạng thái này là

người nhiễm HIV/AIDS luôn buồn bã, tự trách mình, luôn có những suy nghĩ
tiêu cực, im lặng một cách bất thường, chán ăn, mất ngủ, trông mệt mỏi, mất trí
nhớ, không thể tập trung được, các cử động chậm chạp. Họ có thể thờ ơ, lãnh
đạm và không chú ý đến chăm sóc cơ thể. Trạng thái trầm uất và tuyệt vọng này
do họ thấy cuộc sống của mình bế tắc, không lối thoát, không có điều kiện để
điều trị hoặc điều trị không có kết quả, hoặc bị bỏ rơi, hoặc có cảm giác mất mát
hết: công việc, tiền bạc, sức khoẻ, người thân, mất niềm tin vào cuộc sống, thấy
có lỗi với bản thân, với gia đình. Ý định tự tử thường xuất hiện trong trạng thái
cảm xúc này.
14


Chính vì người nhiễm HIV/AIDS cảm thấy tuyệt vọng không muốn nói
chuyện, không muốn tiếp xúc với mọi người, nên họ luôn có cảm giác cô đơn,
cảm thấy không có ai chia sẻ với những khó khăn, trăn trở của mình, không có ai
hiểu mình, cảm thấy mọi người xa lánh, kỳ thị và phân biệt đối xử với mình. Họ
cảm thấy mình là người thừa trong gia đình, cảm thấy mình thật là vô dụng và
gánh nặng cho gia đình.
Sau một khoảng thời gian, nếu như họ vẫn khoẻ mạnh hoặc nhận được tư
vấn, hỗ trợ, chăm sóc của gia đình, người thân, cộng đồng và được các cơ sở y tế
chữa trị, thì những người nhiễm HIV/AIDS đã dần dần chấp nhận hoàn cảnh
bệnh tật của mình và bắt đầu nhen nhóm niềm hy vọng vào tương lai. Họ bắt đầu
nghĩ về cuộc sống phía trước nên thế nào là tốt nhất, có thể làm gì để tận dụng
những ngày còn lại của cuộc đời, ăn uống thế nào để giúp cơ thể khoẻ mạnh, kế
hoạch để hỗ trợ con cái trong tương lai… Họ cũng hy vọng sẽ sống lâu hơn, các
nhà khoa học sẽ tìm ra thuốc điều trị chữa khỏi bệnh cho mình. Mặt khác họ tìm
thấy hy vọng vào tương lai vì thấy được rằng: mặc dù mắc bệnh nhưng vẫn được
người thân, gia đình và cộng đồng chấp nhận mến yêu, vẫn còn có thể giúp đỡ
được người khác, vẫn có thể lao động, học tập được, vẫn có thể đóng góp cho
gia đình, xã hội. Xuất phát từ những hy vọng đó mà nhiều người có HIV bắt đầu

tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền phòng, chống AIDS của địa
phương, tham gia sinh hoạt ở các nhóm của những người nhiễm HIV/AIDS.
uy nhiên, trong cuộc sống, những trạng thái tâm lý của người nhiễm
HIV/AIDS thường xuyên thay đổi. Hôm nay có thể cảm thấy cô đơn, tuyệt
vọng, ngày mai họ lại cảm thấy có niềm hy vọng. Sự thay đổi cảm xúc như vậy
là bình thường. Đặc biệt những người nhiễm HIV/AIDS thường có những bất ổn
về tâm lý mỗi khi họ phải đối mặt với tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử của
gia đình, của người khác
Việc hiểu rõ được những trạng thái tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS và
nguyên nhân của những trạng thái đó giúp cho những người làm công tác tư vấn,
chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS làm tốt các công tác của mình. Nhằm
15


ổn định tinh thần, khơi dậy tiềm năng của người nhiễm HIV/AIDS nhanh chóng
vượt qua được những bất ổn về mặt tâm lý, chấp nhận hoàn cảnh sống chung với
HIV và có hy vọng vào tương lai. Từ đó làm cho người nhiễm HIV/AIDS luôn
sống trong trạng thái tích cực, lạc quan và yêu đời.(Trích nguồn: Thế giới trong
ta, số 241, 9/2005).
2.2.2.Những điểm cần chú ý trong quá trình trợ giúp đối tượng
Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng
người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc người đó có quan hệ
gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.Khi nhân viên công
tác xã hội làm việc với người bị nhiễm HIV phải tuyệt đối không được kỳ thị với
họ vì nếu mình xa lánh họ họ sẽ cảm thấy bản than mình tồi tệ hơn.
2.2.3.Những chú ý khi giao tiếp với người nước ngoài:
Mỗi dân tộc có nền văn hóa và đặc điểm riêng của mình. Trong giao tiếp
quốc tế, mỗi người ít nhiều đều mang “tính đại diện”cho đất nước, địa phương
hay đơn vị mình, do đó mọi lời nói, cử chỉ, hành động đều cần phải cân nhắc kỹ,
thận trọng để tránh hiểu lầm. Có những chuyện tưởng chừng như lặt vặt, nhưng

nếu ứng xử không thích hợp, có thể để lại ấn tượng không tốt, thiếu hữu nghị,
ảnh hưởng đến mục đích chính của cuộc giao tiếp.
Một số lưu ý trong giao tiếp với khách nước ngoài
Thái độ của chúng ta khi tiếp xúc với người nước ngoài cần chân thành, tự
nhiên, không khách khí, nhưng cũng nên tránh tùy tiện, xuề xòa để khách có thể
hiểu lầm là ta coi thường họ. Người khách nước ngoài nào khi tiếp xúc với ta lần
đầu, cũng để ý đến thái độ của chúng ta. Nếu gây được cảm tình tốt ngay từ buổi
đầu thì sẽ dễ dàng cho việc tiếp xúc sau này. Trái lại, nếu để khách cảm thấy ta
lạnh nhạt, quá dè dặt, kiểu cách sẽ không có lợi cho mối quan hệ giữa ta và
khách, đồng thời cũng gây một ấn tượng không đẹp ngay từ buổi đầu, làm cho
khách khó chịu.
Cần khiêm tốn, nhưng cũng nên tránh xu hướng khiêm tốn giả tạo, tránh tự
ti, tránh thái độ không tốt là tự kiêu dân tộc, khoe khoang thành tích của dân tộc
16


mình. Đối với những người ở nước nhỏ, cần chú ý: không nên làm gì, nói gì,
thái độ gì để khách cảm thấy là ta không coi trọng nước nhỏ.
Không bao giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luật lệ, phong
tục, tập quán, tôn giáo của khách nhất là tuyệt đối không nhận xét, chỉ trích
những người lãnh đạo nước họ. Cần tôn trọng những điều thiêng liêng của khách
(quốc huy, quốc kỳ). Chúng ta cần nhận thức rằng nước nào cũng có những luật
lệ, phong tục tập quán hay, bên cạnh một số phong tục tập quán dở. Một nước dù
văn minh đến mấy cũng có thể có những luật lệ, phong tục tập quán mà chúng ta
chưa cho là hay, là hợp, thậm chí còn có những luật lệ, phong tục rất lạc hậu, dã
man (như chế độ phân biệt chủng tộc, đàn áp người khác màu da...). Bởi vậy thái
độ của người giao thiệp khôn khéo là chỉ nói những điều hay, chỉ biểu dương
những ưu điểm có thật của họ và tránh không nói đến những điều dở.
Trong tiếp xúc với khách không nên đưa ra những vấn đề chính trị, thời sự
gay cấn và nên tránh tranh luận gay gắt. Nếu như khách chủ động nêu ra những

vấn đề gay cấn thì ta cũng nên tìm cách lái sang những chuyện khác.
Trong lúc vui chuyện với khách nên cân nhắc kỹ không nên làm lộ những
điều bí mật. Song cũng cần tránh thái độ quá dè dặt làm cho khách không dám
chuyện trò cởi mở.
Cần giữ lời hứa, do vậy, cần cân nhắc kỹ những đề xuất của khách. Trường
hợp đã hứa, nhưng vì lý do nào đó mà không đáp ứng được thì cần nói lại cho
khách biết để thông cảm, ta không nên lờ đi mà không nói lại lý do không làm
được.
Cần giữ đúng cương vị, xã hội nào cũng có trật tự nhất định. Giao thiệp
giữ đúng cương vị là cần thiết, nếu không khách sẽ hiểu lầm cho là ta coi thường
họ. Nhưng nếu ta ở cấp cao hơn khách thì cần cân nhắc. Cần phân biệt khi ta
đứng cương vị chiêu đãi khách, hoặc tiếp khách đến thăm có khác với khi ta
đứng cương vị phụ trách đàm phán, thảo luận công việc. Khi tiếp khách, ta có
thể tiếp tất cả mọi người, ở cương vị khác nhau, nhưng khi thảo luận công việc,
đàm phán thì cần giữ đúng cương vị tương đương hoặc cao hơn một chút so với
17


khách. Trong những cuộc gặp gỡ chiêu đãi, thường thường người cấp thấp
không nên chủ động tìm gặp làm quen với những người cấp cao hơn mình.
Cần biết tên và chức vụ của khách để tiện xưng hô. Gặp lại khách lần thứ
hai thì cần biết tên và chức vụ hoặc nghề nghiệp của khách. Người khách nào
cũng vậy đứng về mặt tâm lý cũng sẽ có cảm tình khi ta gọi đúng tên của họ.
Nếu mời cơm cần nghiên cứu kỹ thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị của
khách. Tránh làm những món ăn mà khách kiêng kỵ không ăn vì lý do tôn giáo,
sức khỏe.
Cần tôn trọng tập quán sinh họat của khách. Quan hệ nam, nữ giữa người
Châu Âu họ rất tự nhiên khác với người Châu Á (hôn tay, hôn trán, hôn má...).
Các nước công nghiệp phát triển thường có thói quen giữ đúng giờ giấc. Ta
cũng nên học tập thói quen làm việc đúng giờ, họp hành chiêu đãi đúng giờ. Hẹn

đến đúng giờ hẹn, nếu vì lý do đột xuất đến chậm cần điện thoại xin lỗi vì chậm
trễ.
Trước khi vào nhà cần phải gõ cửa, đợi người ở trong phòng trả lời cho
phép mới mở cửa vào, khi vào hay ra khỏi phòng nhớ đóng cửa lại.
Xin lỗi, cảm ơn là những từ luôn luôn ở cửa miệng, khi làm điều gì phiền
tóai đến người khác cần xin lỗi, người ta giúp một việc nhỏ cũng cần phải cảm
ơn.
Ở những nơi công cộng đông người không nên nói to. Nếu nghiện thuốc
nên tìm nơi cho phép hãy hút thuốc. Nếu ngồi cạnh phụ nữ, muốn hút thuốc cần
hỏi ý kiến trước khi hút.
Về mùa đông đi ngoài đường thường đội mũ, mặc áo choàng chống rét
nhưng khi vào trong nhà nên bỏ mũ, cởi áo ngoài ra.
Trong lúc ăn không nên xỉa răng, nếu có xỉa răng thì nên dùng một tay che
miệng. Sau bữa ăn không nên ngậm tăm. Uống nước sau bữa ăn không nên xúc
miệng gây thành tiếng (òng ọc), nhất là nên tránh xúc rồi nhổ toẹt ra gần chỗ
ngồi.
Khi nói chuyện với phụ nữ không nên hỏi tuổi, không nên hỏi chuyện
18


riêng về gia đình, chồng con... Phụ nữ Châu Âu không thích khen béo.
Nếu đi cùng phụ nữ cần thể hiện sự quan tâm lúc lên xe, xuống xe. Khi vào
trong nhà giúp đỡ cởi áo choàng, hoặc giúp mặc áo choàng hay xách đỡ những
đồ vật nặng khi lên xuống xe.
(Trích nguồn:.)

19


3.KẾT LUẬN

3.1.Những điểm mạnh và hạn chế trong giao tiếp của người Việt
Về thái độ giao tiếp:vừa thích giao tiếp vừa rụt rè.
Ưu điểm:Giư gìn các mối quan hệ tốt với các thành viên trong cộng đồng,
thắt chặt được mối quan hệ tốt.
Hạn chế:Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi ở ngoài cộng đồng, tính tự trị
phát huy tác dụng, họ không xác định được vị thế của mình, vì vậy họ trở nên
lung túng trong giao tiếp.
Về quan hệ giao tiếp:Do ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp với đặc
điểm trọng tình nên họ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.Coi trọng tình cảm
hơn mọi thứ, ai giúp cũng nhớ ơn, ai bảo ban cũng coi là thầy.
Ưu điểm:Thể hiện được đặc trưng riêng của văn hóa giao tiếp của người
Việt.
Hạn chế:Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi làm việc phải gạt đi tình cảm,
làm việc không có chút tình cảm vương vào thì mới công minh, chính xác.
Về đối tượng giao tiếp:Người Việt có thói quen tìm hiểu quan sát đánh
giá.
Ưu điểm:Gắn bó thắt chặt tình làng xã, cộng đồng.
Hạn chế:Với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tính quan sát đánh giá sẽ bị
người nước ngoài cho là tò mò và dễ bị hiểu lầm là đụng chạm đến quyền cá
nhân của họ.
Về cách thức giao tiếp:Tế nhị,ý tứ và coi trọng sự hòa thuận.
Ưu điểm:Cân nhắc kỹ lưỡng đến câu hỏi và đưa ra sự hoàn chỉnh của câu
nói khi nói ra.
Hạn chế:Khiến người Việt thiếu quyết đoán và không dám đi thẳng vào vấn
đề (vòng vo).Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt luôn có chủ trương nhường
nhịn.
Về sử dụng các phương tiện giao tiếp:Hệ thống nghi thức lời nói phong
phú.
20



Ưu điểm:Thể hiện sự hài hòa trong giao tiếp, giúp cho cuộc giao tiếp trở
nên thú vị.Trong ngôn từ trọng sự cân đối hài hòa.
Hạn chế:Ngôn ngữ Việt Nam phong phú nên những vấn đề nói đến trong
cuộc giao tiếp sẽ bị hiểu theo nghĩa khác.
3.2.Phát huy những ưu điểm và hạn chế trong giao tiếp của người Việt
Sau khi nhìn nhận chung về giao tiếp giữa người và người, chúng ta
không thể không bàn đến văn hoá giao tiếp của người Việt. Vì đó là nguồn gốc
vấn đề giao tiếp liên quan đến hai khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến giao
tiếp, tạo nên rào cản là văn hoá và tâm lí.
Người Việt vốn sống trong môi trường làng xã. Cộng đồng làng xã hình
thành tính cộng đồng, và tính tự trị. Tính cộng đồng tạo nên tinh thần đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau, nếp sống dân chủ bình đẳng. Nhưng có nhược điểm là thủ
tiêu vai trò cá nhân, thói dựa dẫm, ỷ lại, thói cào bằng, đố kị.
Tính tự trị xác định sự độc lập của làng xã, tạo nên tinh thần tự lập, cần cù,
tự cung tự cấp, nhưng cũng có nhược điểm là có óc tư hữu, ích kỉ, óc bè phái,
địa phương, và óc gia trưởng.
Từ lối sống làng xã hình thành nên thói quen giao tiếp của người Việt. Vì
sống trong cộng đồng cho nên người Việt đối với khách thường hay thăm hỏi,
hiếu khách. Đến khi ra khỏi làng xã, bước ra một môi trường mới lại rụt rè.
Vì vậy là con người gốc Việt mỗi cá nhân chúng ta cần trang bị đầy đủ
những kiến thức để giao tiếp với nhau vì giao tiếp rất quan trọng trong cuộc
sống, trong công việc nó sẽ giúp ta thành công hơn.
1. Là một sinh viên chuyên nghành công tác xã hội, cuộc sống cá nhân và
nghề nghiệp của tôi sẽ cần phải nên vận hành theo nguyên tác giao tiếp.Bởi nhân
viên công tác xã hội điều không tránh được các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ
giữa các than chủ.Sự thành công của nhân viên công tác xã hội phần nhiều đến
sự đoàn kết toàn thể công nhân viên trong nghành.Vì vậy việc giải quyết vấn
đề,cầu kết nối, tham vấn, giải quyết và thảo mãn các vấn đề cảu than chủ… Và
có một vấn đề lớn mà chúng ta thường gặp phải khi làm việc với than chủ khắp

21


cộng đồng không thể vắng bóng của quá trình giao tiếp .Một người thành đạt
không phải là người hoàn hảo, họ vẫn có khuyết điểm. Bạn có thể sẽ va vấp,
mắc sai lầm nhưng định hướng đúng cho bản thân, biết tự tin thì sẽ tiếp tục đứn
vững.Đừng thờ ơ với những điều quá quen thuộc với bạn và để cuộc sống tẻ
nhạt đi quav chỉ vì bạn cứ sống mãi trong quá khứ, hãy tiếp cuộc sống của mình
bằng việc có giao tiếp mới với những nhận thức học được từ thầy,cô,bạn bè và
những người xung quanh.

22


4.Tài liệu tham khảo
-Giáo trình tâm lý học xã hội (phần 2). Đồng chủ biên.Th.S.Tiêu Thị Minh
Hường.Th.S.Lý Thị Hàm.Th.S.Buì Thị Xuân Mai.Nhà Xuất Bản Lao Đông-Xã
Hội
-Giáo trình nhập môn công tác xã hội.Chủ biên.TS.Bùi Thị Xuân Mai.Nhà
Xuất Bản Lao Động-Xã Hội.
-Trích nguồn.htpp://nhungdieucanbietkhigiaotiepvoinguoinuocngoai.vn.

23



×