Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hoạt động công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại xã yên thọ, huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.61 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................3
1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................3
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến công tác xã hội.........................................3
1.2. Hệ thống khái niệm liên quan đến bạo lực gia đình.......................................3
2. Nguyên nhân, đặc điểm tâm sinh lý của nạn nhân bị bạo lực gia đình, người
gây ra bạo lực gia đình..........................................................................................4
2.1. Nguyên nhân dẫn đến baọ lực gia đình..........................................................4
2.2. Đặc điểm của tâm sinh lý của nạn nhân bị bạo lực gia đình..........................6
2.3. Đặc điểm tâm sinh lý của người gây ra bạo lực gia đình...............................7
II. THỰC TRẠNG, HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI XÃ YÊN THỌ, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH
NAM ĐỊNH...........................................................................................................7
1. Tổng quan về Xã Yên Thọ, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định.............................7
2. Thực trạng bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.....9
2.1. Tình hình chung..............................................................................................9
2.2. Một số hình thức của bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, Huyện Ý Yên, Tỉnh
Nam Định............................................................................................................11
2.3. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định.....................................................................................................12
2.4. Hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định............................................................................................................14
3. Các hoạt động công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại xã Yên
Thọ, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định...................................................................15
3.1. Hoạt động quản lý ca....................................................................................15
3.2. Hoạt động tham vấn......................................................................................17
3.3. Hoạt động nâng cao kỹ năng sống thông qua các nhóm sinh hoạt, các câu
lạc bộ...................................................................................................................18
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..................................................................................21
KẾT LUẬN.........................................................................................................24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................25


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

NỘI DUNG
CTXH
BLGĐ
UBND

Ý NGHĨA
Công tác xã hội
Bạo lực gia đình
Ủy ban nhân dân


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, gia đình được coi là nơi yên bình nhất của con người, là nơi
mà con người tìm được sự chia sẻ và yêu thương, là nơi tiếp sức cho con người
có nhiều nghị lực để vượt qua những áp lực trong công việc và các thử thách hay
khó khăn bên ngoài xã hội. Quan hệ gia đình giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng và ấm áp. Từ trước
đến nay, gia đình luôn luôn được coi là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầu
tình cảm và vật chất của các thành viên và bảo vệ họ trước những căng thẳng
trong cuộc sống. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi
trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo

tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội. Gia
đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp. Chính vì vậy, sự xuất hiện ngày càng mạnh
mẽ của hiện tượng bạo lực gia đình đã làm cho rất nhiều thành viên trong các
gia đình rơi vào trạng thái bất ổn thật sự. Sự gia tăng của nạn bạo lực gia đình
đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, lo lắng của dư luận xã hội. Chốn ẩn nấp
trong gia đình không còn bình lặng vì sự xuất hiện ngày càng gia tăng cũa nạn
gia tăng bạo lực đã để lại nhiều nỗi đau về cả vật chất lẫn tinh thần cho người
vợ, trẻ em, những nạn nhân được coi là đối tượng chịu nhiều hậu quả trực tiếp
và nặng nề của bạo lực gia đình. Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra
dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn
nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ
gia đình cũng như xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc…Những hành vi
bạo lực đó gây ra những tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong quá
trình phát triển của gia đình và xã hội.
Theo số liệu điều tra của liên đoàn Phụ nữ toàn quốc, bạo lực gia đình
đang de dọa cuộc sống của 30% trong tổng số 270 triệu gia đình sống trên lục
địa (Theo tạp chí khoa học về phụ nữ, số 4/2003).
Quả thực, đó là một con số không nhỏ. Riêng ở Việt Nam trong khoảng
10 năm trở lại đây, vấn đề này mói được nghiên cứu ở một số công trình của Hội
liên hiệp phụ nữ và một số tác giả ở trong nước. Hậu quả của bạo lực gia đình

1


gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây ra tổn thương đến cuộc sống,
sức khỏe, danh dự của cá thành viên trong gia đình, mà còn vi phạm tới các
chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn như mại dâm,
ma túy, người lang thang… Qua đó cho thấy bạo lực gia đình không còn là việc
nội bộ tự giải quyết trong mỗi gia đình, mà đã trở thành một tệ nạn cần có sự
quan tâm của toàn xã hội.

Người già, phụ nữ và trẻ em là 3 nhóm đối tượng dễ bị bạo lực gia đình
nhất. Có thể nói rằng vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong
những vấn đề vô cùng quan trọng khong những với xã hội mà nó còn là vấn đề
bức xúc trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở tỉnh Nam Định nói
riêng.
Xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một xã thuần nông, xa các
trung tâm văn hóa- chính trị, giao thông không thuận tiện nên việc phát triển
kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân xã Yên Thị trước đây gặp nhiều kho khăn.
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng
được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều.
Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
vẫn chưa được xóa bỏ. Người phụ nữ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất
lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội và trong gia đình.
Do đó, công tác phòng chống bạo lực gia đình có tầm quan trọng vô cùng
to lớn không những đối với một gia đình riêng lẻ mà còn cả toàn xã hội. Đặc
biệt, công tác phòng chống bạo lực gia đình góp phần duy trì và phát triển truyền
thống văn hóa dân tộc.
Vì những lý do trên, em chọn đề tài “Hoạt động công tác xã hội trong
phòng chống bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định”


2


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến công tác xã hội
1.1.1. Khái niệm công tác xã hội

CTXH có thể hiểu là một nghề một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đám ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân gia đình và cộng đồng giải quyết
và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội ( giáo trình
nhập môn CTXH )
1.1.2. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo một cách bài bản về mặt
chuyên môn và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên công tác xã hội
không chỉ hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế mà còn xây dựng những
chương trình, những giải pháp chiến lươcc̣ nhằm bảo vệ cả cộng đồng dân cư. Họ
luôn luôn đặt lợi ích của thân chủ lên cao nhất và cố gắng giúp đỡ thân chủ đạt
được mục đích mà họ đặt ra. Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội chỉ là người
cùng thảo luận và giải thích các phương án có điểm nào tốt, điểm nào hạn chế,
còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về thân chủ chứ nhân viên không làm hộ
làm thay.
1.2. Hệ thống khái niệm liên quan đến bạo lực gia đình.
1.2.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội thu nhỏ mà các
thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ con người bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo
đức với nhau nhằm đâp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như
để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
1.2.2. Khái niệm bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc
có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác

3



trong gia đình.
1.2.3. Khái niệm người gây ra bạo lực gia đình.
Người gây ra bạo lực gia đình là người sử dụng sức mạnh của mình để
ngược đãi về thể xác, tinh thần, tình dục hay bằng lời nói lên người khác.
2. Nguyên nhân, đặc điểm tâm sinh lý của nạn nhân bị bạo lực gia đình,
người gây ra bạo lực gia đình.
2.1. Nguyên nhân dẫn đến baọ lực gia đình
Phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều
này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính
gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc
biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyết định những
vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có
quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình... Thậm chí, có người coiviệc sử dụng bạo
lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư
tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảo nhau" nên những
việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp vào.
Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống bạo
lực gia đình hiện nay.
Tâm lý
Tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói chung mà là
tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị,
em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”, đề
cao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất đi
quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều
này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng
luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; còn người chồng đánh vợ thì mặc
nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “đòi hỏi” của người chồng luôn được
coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo… Hơn thế nữa,


4


với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để khẳng định mình dường
như đã là một thói quen, một điều không thể thiếu; và thực sự khả năng kiềm
chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “động chân động tay” khi phải
giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận
rằng: trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay nghiến, chì chiết chồng là hoàn
toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây ra những tổn
thương về tinh thần cho người chồng.
Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ
trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng,
tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh
thần không đáng có. Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các thành viên
trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến
bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình
trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù điều
kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình. Điều này có thể
được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu
hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau;
hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa những
người thân trong gia đình. Ở những gia đình này, bạo lực về tinh thần có xu
hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những nhu
cầu này đều có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền bạc.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu hướng
bạo lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng
tìm đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, sự
suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia

đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng chửi bố
mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt là với trẻ em…

5


Định kiến giới
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt
Nam từ hàng ngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi chính
đáng của người phụ nữ. Người vợ, người mẹ thường không có được sự tôn trọng
xứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất, về
tinh thần và thường xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánh đập, bị xúc
phạm danh dự, bị cưỡng ép tình dục… Ngay cả với trẻ em, quan niệm “con gái
là con người ta” cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so với bé trai. Sự bất
bình đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí cả chính những người
phụ nữ cũng coi đó là bình thường. Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp nhất
dẫn tới nạn bạo hành với người phụ nữ trong gia đình.
2.2. Đặc điểm của tâm sinh lý của nạn nhân bị bạo lực gia đình
- Căng thẳng thường xuyên, Giận dữ vô cớ
- Bị ám ảnh bởi khung cảnh của biến cố gây nên sự chấn thương
- Hay bị ác mộng, Đè nén tình cảm, Ngủ không yên
- Cảm thấy tội lỗi, chán chường
- Tránh né những gì có thể làm gợi lại biến cố gây chấn thương
Đặc điểm về thể chất:
Người bị bạo hành có biểu hiện như: người bị bầm tím, chày xước, chảy
máu, xưng to, gẫy tay chân và có thể gây đến tử vong
Đặc điểm về Xã hội:
-

Khi bị bạo hành hoặc nhìn thấy người khác bị bạo hành, họ sẽ có


quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết
tôn trọng chính bản thân mình.
-

Thiếu tin tưởng vào mọi người

-

Họ thường có lối sống cô lập

-

Sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội

-

Mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân

-

Hung hăng, bạo lực với mọi người, thậm chí có hành vi tự hại. luôn

muốn tự làm đau mình để giảm strees căng thẳng

6


-


Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình

thức, họ trở nên mất lòng tự trọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi
chuyện vi phạm lỗi là quan trọng
2.3. Đặc điểm tâm sinh lý của người gây ra bạo lực gia đình
- Một người bạo hành luôn cảm thấy cần phải có quyền hành .
-Người bạo hành tự chọn cách nắm giữ quyền hành bằng cách gieo rắt sự
sợ hãi để kiểm soát và sai khiến người khác
- Sử dụng bạo lực để bảo vệ thể diện danh dự, đặc biệt là nam giới tin
rằng bạo lực thể hiện tính đàn ông. Họ cho rằng việc mắng chửi, đánh đập vợ
con thì mới tạo ra cái uy, vợ mới sợ, hàng xóm mới nể.
- Những người gây ra bạo lực thường có tâm lý hay ghen tuông, nóng nảy,
cay cú, quẫn trí, khó kiềm chế được cảm xúc của bản thân, cái tôi quá lớn, Khi
họ thấy ấm ức, tức giận, có xung đột là họ lại muốn giải tỏa bằng nắm đấm
-Sự bạo hành có thể xảy đến với bất kỳ ai: đàn ông, phụ nữ, người già và
trẻ nhỏ.
-Bạo hành có thể chia làm 4 nhóm: bạo hành tinh thần, bạo hành thể chất,
bạo hành kinh tế và bạo hành tình dục.
II. THỰC TRẠNG, HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI XÃ YÊN THỌ, HUYỆN Ý
YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH.
1. Tổng quan về Xã Yên Thọ, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định.
1.1. Vị trí địa lý
Yên Thọ là một xã thuộc huyện Ý Yên, Nam Định, Việt Nam.
Xã nằm về phía Tây bắc huyện Ý Yên, địa giới hành chính với các xã
Yên Thành, Yên Nghĩa, Yên Phương của huyện Ý Yên; và các xã Thanh Hải,
Thanh Nguyên của huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Phía Tây nam xã giáp dòng
sông Đáy, bên kia sông là đất Ninh Bình.
Trục Quốc lộ 57 (nay là Tỉnh lộ 485) đi qua địa bàn xã và cách quốc lộ 1A
khoảng 1 km về phía tây, cách Cầu Khuốt (cầu Đoan Vĩ) khoảng 3 km.


7


Xã được phân thành các thôn (làng) như: Bình Hạ, Bình Thượng, Thọ
Cách, Đanh Trại, Đông Hưng và Thanh Bình (Kinh Thanh).
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Kinh tế
- Cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp- thủy sản có xu hướng giảm, công nghiệp, thương
mại, dịch vụ có xu hướng tang chậm, chưa có bước đột phá.
Là một xã thuần nông, xa các trung tâm văn hóa - chính trị, giao thông
không thuận lợi nên việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân xã
Yên Thọ gặp nhiều khó khăn. Xã có trên 487ha đất canh tác, tổng số gần 8.300
nhân khẩu thuộc 2.100 hộ. Với điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ đạo là nông
nghiệp và thu nhập của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trong quá trình lập và
triển khai thực hiện đề án xây dựng Nông thôn mới , Đảng ủy, UBND xã đã tập
trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương; tạo điều kiện nâng cao thu
nhập cho nhân dân.
Xã hội:
Song song với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội cũng có nhiều chuyển
biến tích cực. Với mục tiêu gắn phát triển kinh tế với đời sống văn hóa – xã hội,
cấp ủy Đảng, chính quyền phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn có
nhiều chủ trương thiết thực trong hoạt động văn hóa – xã hội. Các hoạt động văn
hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên, sôi nổi, đều khắp trên
địa bàn từ xã xuống các thôn xóm, các đoàn thể quần chúng, trường học, đóng
góp nhiều tiết mục có chất lượng trong các hội thi cấp huyện.
Công tác giáo dục trên địa bàn được chăm lo một cách toàn diện, chất
lượng giáo dục đánh giá đúng thực chất, thể hiện trách nhiệm của nhà trường

trong cuộc vận động “2 không”. Công tác điều tra phổ cập tiểu học và trung học
cơ sở được triển khai nghiêm túc và đúng quy định. Phong trào khuyến học phát
triển mạnh mẽ đã khuyến khích các em học sinh phấn đấu học tập tốt. 100% trẻ
em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, các đối tượng người có công, gia

8


đình thương binh liệt sỹ, người tàn tật, trẻ mồ côi được quan tâm chăm lo toàn
diện hơn.
2. Thực trạng bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định
2.1. Tình hình chung.
Từ năm 2011 tới 2015, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có 64 phụ nữ, 10 trẻ
em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo hành gia đình. Chỉ tính riêng trong 6
tháng đầu năm 2016, theo con số thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 20 phụ nữ và
trẻ em thiệt mạng do bạo lực gia đình. Đây là kết quả thống kê của Vụ Gia đình
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau gần 9 năm áp dụng Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình (BLGĐ). Số liệu thực tiễn cho thấy tình trạng BLGĐ vẫn đang
tồn tại, số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng bị phát hiện vẫn tăng
cao trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già. Trong tổng
157.859 vụ BLGĐ được phát hiện từ năm 2011 tới 2015, nạn nhân là phụ nữ (từ
16-59 tuổi) chiếm tới 117.206 trường hợp (74,24%), 17.586 trường hợp là trẻ em
(11,14%) và 14.017 trường hợp là người cao tuổi (8,91%). Trong vòng 5 năm (từ
2011-2015), trung bình mỗi năm xảy ra hơn 31.500 vụ BLGĐ. Năm 2012 thậm
chí xảy ra tới 50.766 vụ BLGĐ, gấp hơn 1,5 lần con số bình quân hàng năm.
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
(2010), 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết rằng họ đã từng bị ít nhất 1 trong 3
loại bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần trong cuộc đời. Đáng chú ý, kết quả
khảo sát qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy hầu hết phụ nữ bị bạo

lực tình dục cũng bị bạo lực thể xác và những người bị cả bạo lực thể xác và bạo
lực tình dục thì thường họ bị bạo lực thể xác nghiêm trọng hơn và phụ nữ
thường cho rằng bạo lực tinh thần có ảnh hưởng đến họ nhiều hơn so với bạo lực
thể xác hay tình dục. Tuy nhiên, đa số thường không nhận biết được điều đang
xảy ra với họ về khía cạnh bạo lực.
Riêng với xã Yên Thọ thực trạng BLGĐ tồn tại khá phố biển, ta có thể
thấy được thông qua báo cáo công tác phòng chống BLGĐ của xã Yên Thọ
thông qua bảng số liệu sau:.

9


Bảng: Tình hình bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ từ năm 2013 - 2017
STT Xóm
1
2
3
4
5
6

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM


2013
2014
2015
2016
2017
Bình Hạ
5
5
7
6
9
Bình Thượng
2
4
5
3
5
Thọ Cách
5
4
5
6
4
Đanh Trại
4
4
1
3
5

Đông Hưng
1
2
0
1
2
Thanh Bình
2
1
0
2
1
TỔNG
19
20
18
21
26
(Nguồn: Báo cáo công tác phòng và chống BLGĐ tại xã Yên Thọ năm
2013-2017)

Bảng số liệu trên cho thấy BLGĐ đang là một vấn nạn nó diễn ra trên
khắp tất cả các xóm trong cả xã. Trên địa bàn xã Yên Thọ năm 2017 toàn xã đã
xảy ra 26 vụ BLGĐ (được báo cáo) trong đó có rất nhiều vụ mà người gây bạo
lực là người chồng đã đánh đập và hành hạ vợ rất dã man, để lại những hậu quả,
di chứng ngiêm trọng cho nạn nhân. Trong đóthôn có số vụ BLGĐ diễn ra cao
nhất là Bình Hạ với 9 vụ, thôn có số vụ ít nhất là Thanh bình với 1 vụ, còn các
thôn còn lại đều có số vụ bạo lực từ 2-5 vụ và không có thôn nào không có bạo
lực gia đình. Những vụ BLGĐ được báo lên trưởng xóm hay các cấp chính
quyền đều là những vụ có tính chất và hâu quả nghiêm trọng, ngoài ra còn có rất

nhiều vụ BLGĐ nhỏ xảy ra không được các nạn nhân báo cáo lên trên.
Ngoài ra còn rất nhiều hình thức bạo lực khác tại địa phương như: bạo lực
về kinh tế - xã hội là ngườingười chồng không giữ tài chính mà không đưa tiền
cho vợ hay người chồng bỏ bê việc nhà không lao động sản xuất mà chỉ biết
hưởng thụ trên sức lao động của người vợ, kiểm soát tiền bạc bắt bạn đời phụ
thuộc vào tiền nong. Chồng không cho vợ tiếp xúc nhiều với xã hội, không cho
vợ đi họp hội và tham gia các phong trào chung. Các trường hợp bạo lực về tinh
thần như: vợ mắng chửi chồng, chồng mắng chửi vợ, bố mẹ mắng chửi con cái,
chồng hay gia đình chồng bắt sinh nhiều con, phải sinh cho bằng được con
trai… Ngoài ra còn có các hiện tượng bạo lực về tình dục, tuy nhiên đây là hình
thức bạo lực ít bị phát hiện vì nạn nhân không báo cáo lên trên.
10


2.2. Một số hình thức của bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, Huyện Ý Yên,
Tỉnh Nam Định.
Bạo lực gia đình dù ở bất kỳ hình thức nào cũng để lại những tác động
tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân mà còn
thành viên khác trong gia đình; tác động tiêu cực đến lực lượng lao động, hoạt
động kinh tế. Một số dạng hình thức bạo lực phổ biến như:
Bạo lực thể chất
Những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều
thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần,
tính mạng của một hay nhiều thành viên khác. Bạo lực gia đình xảy ra giữa
những người có quan hệ đặc biệt (vợ chồng, con dâu, con rể) hoặc ruột thịt (ông
bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em, họ hàng) có thể trong cùng một mái nhà hoặc
mái nhà khác.
Bạo lực tinh thần.
Những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hoặc
nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm

thần của một hay nhiều thành viên khác. Bạo lực tinh thần cũng còn là sự áp đặt,
chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếu riêng của mỗi người
Bạo lực tình dục.
Những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thỏa mãn tình dục của một
người hoặc một nhóm người đối với một người hoặc một nhóm người khác.
Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần và diễn ra cả
trong quan hệ vợ chồng hoặc bạn tình. Bạo lực tình dục còn bao hàm cả việc
cưỡng ép vợ sinh nhiều con hoặc đẻ con trai.Bạo lực tình dục là một dạng đặc
biệt trong quan hệ giới tại gia đình. Nó vừa có thể diễn ra kín đáo, âm thầm vừa
có thể diễn ra công khai nhưng nhìn chung cả đạo đức và pháp luật đều khó có
thể can thiệp.
Bạo lực kinh tế.
Việc dùng sức mạnh để đe dọa, áp đặt hoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động,
chiếm giữ và kiểm soát tài chính của một hoặc một nhóm người với một hoặc

11


một nhóm người khác trong gia đình. Dạng bạo lực này đưa đến sự phân công
lao động và hưởng thụ bất hợp lý giữa các thành viên trong gia đình.
Nếu như trước đây, các vụ BLGĐ chủ yếu là bạo lực thể chất, với hình
thức bạo lực này, các dấu hiệu bạo lực sẽ rất dễ phát hiện ra thông qua các vết
bầm tím, thương tích trên cơ thể nạn nhân, qua đó việc phát hiện để có thể can
thiệp, giúp đỡ cho các nạn nhân cũng sẽ dễ dàng hơn. Nhưng hiện nay các vụ
BLGĐ tại xã Yên Thọ đang có xu hướng ngày càng phức tạp với các hình thức
bạo lực ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Trong khi đó tâm lý của các nạn nhân
vẫn rất cam chịu, e dè trong việc lên tiếng, tố cáo các hành vi bạo lực, vì thế mà
công tác phòng chống bạo lực gia đình cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử
thách trong thời gian tới.
Qua đây ta cũng dễ để nhận thấy các loại hành vi bạo lực càng ngày càng

có sự thay đổi và phức tạp hơn. Nếu trước kia đa phần các vụ BLGĐ ở Yên Thọ
đều là bạo lực thể chất như đánh đập , đấm đá ...giữa chồng với vợ, giữa bố mẹ
với con cái, song hiện nay thì bạo lực tinh thần càng có xu hướng gia tăng và
bạo lực không còn chỉ giữa chồng với vợ, giữa bố mẹ với con cái mà còn có cả
bạo lực của vợ với chồng, của con cái với bố mẹ, của anh em trong một nhà với
nhau. Nhưng hiện nay các vụ BLGĐ tại xã Yên Thọ đang có xu hướng ngày
càng phức tạp với các hình thức bạo lực ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Trong
khi đó tâm lý của các nạn nhân vẫn rất cam chịu, e dè trong việc lên tiếng, tố cáo
các hành vi bạo lực, vì thế mà công tác phòng chống bạo lực gia đình cũng sẽ
gặp rất nhiều khó khăn, thử thách trong thời gian tới.
2.3. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định
Sự thiếu hiểu biết của phụ nữ và nam giới về những quyền con người
(quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tôn trọng về danh dự và nhân
phẩm) và bình đẳng giới chính là một trong những nguyên nhân cội rễ của tình
trạng bạo lực gia đình . Chính vì thế mà 2 nguyên nhân được người dân Ý Yên
lựa chọn nhiều nhất là : Do nhận thức và do tư tưởng trọng nam, khinh nữ với tỷ
lệ lần lượt là 52% và 24%. Với truyền thống văn hóa đông phương và truyền

12


thống phụ hệ thì người nam giới luôn được coi là trụ cột trong gia đình và là
người có tiếng nói , quyền lực nhất. Vì thế mà cũng không ít người tự cho mình
cái quyền đánh đập, bạo hành vợ con như thể là một cách thể hiện cái uy lực đàn
ông của mình.
Chúng ta có thể thấy: Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và
ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia
đình: họ có "quyền" quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng
xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình... Thậm

chí, có người coi việc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc
gia đình. Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng
cửa bảo nhau" nên những việc trong gia đình thì những người khác thường
không muốn can thiệp vào.
Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực nam/chồng đối
với nữ/người vợ trong gia đình. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền
lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết
định trong gia đình, khiến họ dễ bị bạo lực do nam giới gây ra.
Nguyên nhân do kinh tế khó khăn chiếm tỷ lệ tương đối, những cặp vợ
chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có nhiều sự căng thẳng tinh
thần hơn dẫn đến việc nam giới thường sử dụng sức mạnh của mình để gây ra
bạo lực với vợ. Đối với một số nam giới, việc thiếu việc làm và nghèo đói làm
cho nam giới cảm thấy tự ti khi không làm đúng vai trò được xã hội xác định là
người trụ cột trong gia đình cũng dễ dẫn đến bạo lực gia đình.
Nguyên nhân về tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại
dâm…và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông…cũng là những
nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. Sự quan tâm của cộng đồng tới
phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đầy đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn
coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và người ngoài không
nên can thiệp. Chính vì vậy, phản ứng của người dân đối với các hành vi bạo lực
gia đình còn thờ ơ, chưa mạnh mẽ. Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử

13


lý hành vi bạo lực gia đình còn chưa kịp thời, nghiêm minh, vì thế bạo lực vẫn
tiếp tục xảy ra mà không bị ngăn chặn.
Tuy nhiên, bạo lực gia đình cũng xẩy ra ở các trong các gia đình có điều
kiện kinh tế tốt, vợ chồng có trình độ học vấn cao, công việc ổn định.
Hiện nay chính quyền xã Ý Yên cũng đã có triên khai một số những hoạt

động trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, Tuy nhiên mức độ hiệu quả
của các hoạt động còn có những hạn chế nhất định và cần phải có những biện
pháp cải thiện trong thời gian tới.
2.4. Hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định
Bạo lực gia đình là tệ nạn ít công khai nhưng những hậu quả nó để lại thì
lại không hề nhỏ. Dẫn đến nhiều hệ lụy như : Gây ra những tổn hại về thể xác:
gãy xương, tàn phế, bầm dập, rách da, suy nhược chức năng vận động
động...thậm chí là tử vong. Gây ra những tổn thất về tinh thần như hoảng loạn,
lo âu, buồn chán, trầm cảm, lệch lạc hành vi... Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,
ảnh hưởng đến trật tự trị an ninh. Tổn hại về kinh tế của gia đình và xã hội. Bạo
lực không chỉ gây ra những hệ quả trực tiếp tức thời về thể xác cho nạn nhân
mà còn để lại những hậu quả lâu dài, dai dẳng về tinh thần không chỉ cho nạn
nhân mà còn cả những người thân của họ và những hệ quả xã hội kéo theo đó.
Theo số liệu không chính thức của ban Lao Động- Thương Binh- Xã Hội
xã Yên Thọ trong năm 2017 vừa qua có 11 vụ BLGĐ đã xảy ra trên địa bàn xã
đã được ra xử lý và đa số các vụ này đều liên quan đến bạo lực thể chất, cũng
theo đó thì các vụ bạo lực tinh thần cũng là một con số không hề nhỏ nhưng sẽ
rất khó để có thể thống kê được vì hầu như tất cả đều được giải quyết nội bộ gia
đình hoặc ỉm đi. Vì thế để đánh giá hết những hậu quả mà bạo lực gia đình đã
gây ra là điều rất khó.
Một khi bạo lực xảy ra, không chỉ có nạn nhân mới phải chịu những hậu
quả của bạo lực mà những thành viên trong gia đình đó cũng phải chịu những
hậu quả không kém nhất là trẻ em. Bạo lực gia đình đối với người phụ nữ có tác
động rất xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ

14


em, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất

vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm.
Bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ đang làm giảm sự đóng góp của nạn nhân
cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới
hành vi hình sự). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất
ổn định, trật tự trong xã hội. Đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống các cơ
quan tư pháp của huyện. Ngoài ra, gánh nặng của hệ thống tư pháp trong vấn đề
này còn thể hiện ở việc phải giam giữ, quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi
bạo lực gia đình và đặc biệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, chính trị và
văn hoá - xã hội của xã Yên Thọ cũng như của cả xã hội.
3. Các hoạt động công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại
xã Yên Thọ, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định.
3.1. Hoạt động quản lý ca
Năm 2015, xã Yên Thọ mới chính thức có Nhân viên công tác xã hội
chuyên trách, vì thế hoạt động quản lý ca với những người là nạn nhân của bạo
lực gia đình mới thực sự được triển khai một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Nếu như trước đây ,các vụ bạo lực gia đình được phát hiện trong xã sẽ được
những cán bộ không chuyên trách của các hội đoàn như Đoàn Thanh Niên, Hội
Phụ nữ...đến để tuyên truyền, giáo dục, hòa giải mà không có sự ghi chép hay kế
hoạch cụ thể nào để giúp đỡ nạn nhân BLGĐ hay gia đình họ giải quyết được
triệt để vấn đề. Vì thế mà việc bổ sung cán bộ chuyên trách công tác xã hội là
một điều kiện quan trọng để hoạt động phòng chống bạo lực gia đình tại xã Yên
Thọ có những bước phát triển mới, đạt được hiệu quả tốt hơn, góp phần giảm
thiểu vấn nạn BLGĐ cho xã hội nói chung và xã Yên Thọ nói riêng.
Quản lý ca là một trong những hoạt động , công cụ làm việc hiệu quả của
Nhân viên công tác xã hội. Nhờ có quản lý ca mà Nhân viên công tác xã hội
đánh giá được chính xác , cụ thể nhất những vấn đề , nhu cầu của thân chủ từ đó
điều phối, đưa đến cho thân chủ những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, toàn diện nhất.
Theo kết quả khảo sát ta thấy, hầu hết người dân tại xã Yên Thọ cho biết
tại xã có triển khai hoạt động quản lý ca với 94% số người tham gia khảo sát ,


15


trong đó 42% đánh giá triển khai thường xuyên và 52% đánh giá không thường
xuyên. Và cùng với đó vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ người dân chưa từng
biết đến.
Đa phần , các ca đã được tiếp nhận , quản lý và giúp đỡ đều là các vụ
BLGĐ có tính chất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đã được chính quyền,
công an phát hiện và đưa ra xử lý. Và hồ sơ được chuyển qua cho nhân viên
công tác xã hội để quản lý, giúp đỡ nạn nhân của vụ BLGĐ đó. Sau khi, tiếp
nhận hồ sơ từ phía công an hay chính quyền địa phương, nhân viên công tác xã
hội sẽ tiến hành tiếp xúc với nạn nhân( thân chủ) để tìm hiểu về vấn đề của họ,
xác định những nhu cầu, mong muốn của họ trước mắt cũng như về lâu dài. Từ
đó, nhân viên công tác xã hội sẽ là người điều phối các dịch vụ, hỗ trợ cho thân
chủ một cách toàn diện nhất, giúp họ vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề của
mình một cách hiệu quả nhất.
Theo số liệu thống kê của ban Lao Động- Thương Binh Và Xã Hội xã Ý
Yên, trong năm 2017 vừa qua, cán bộ chuyên trách công tác xã hội đã tiếp
nhận, quản lý và hỗ trợ thành công cho 13 trường hợp là nạn nhân của BLGĐ
và 3 trường hợp đang trong quá trình hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội.
Trong đó có đến 15 trường hợp nạn nhân là phụ nữ và chỉ có 1 trường hợp là trẻ
em.
Bảng: Tình hình số vụ bạo lực gia đình được phát hiện và giúp đỡ thành
công
Năm

Số vụ BLGĐ được phát hiện

Số ca đã được tiếp nhận, giúp đỡ


thành công
Năm 2010
23
12
Năm 2017
16
13
(Nguồn: Báo cáo công tác phòng và chống BLGĐ tại xã Cách Linh năm 2010
và 2017)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy sự khác biệt rõ nét giữa hai thời điểm:
khi xã Yên Thọ chưa có nhân viên công tác xã hội chuyên trách (2010) và thời
điểm đã có nhân viên công tác xã hội cũng như các hoạt động công tác xã hội

16


chuyên nghiệp được triển khai (2017). Trong 7 năm từ 2010- 2017, số vụ BLGĐ
được phát hiện tại xã Ý Yên đã có sự suy giảm đáng kể từ 23 vụ xuống còn 16
vụ. Số ca được tiếp nhận và hỗ trợ thành công cũng đã có sự gia tăng đáng kể từ
12/23 vụ (tương ứng 52.2%) lên 13/16 vụ (tương ứng 81.2 % ). Điều này càng
khẳng định cho chúng ta thấy rõ vai trò và hiệu quả to lớn từ những hoạt động
công tác xã hội chuyên nghiệp mang lại cho cuộc sống con người nói chung và
công tác phòng chống bạo lực gia đình nói riêng.
Để hoạt động quản lý ca được triển khai thường xuyên và hiệu quả hơn
nữa, có được sự tiếp cận sâu rộng đến người dân thì công tác truyền thông, giới
thiệu về nội dung, bản chất cũng như nguyên tắc của hoạt động này cần được
triển khai một cách đầy đủ và hiệu quả hơn nữa. Chỉ khi người dân hiểu và tin
tưởng vào các hoạt động hỗ trợ này thì họ mới mạnh dạn tìm đến để mong được
hỗ trợ, giải quyết vấn đề của mình.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, hoạt động quản lý ca tại xã Yên Thọ còn

chưa phát huy hết được những vai trò to lớn của nó, hoạt động hiệu quả nhất
định nhưng còn tương đối thấp và trong thời gian tới các cấp chính quyền, nhân
viên công tác xã hội cần cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa để con số sẽ được giảm
dần qua các năm.
3.2. Hoạt động tham vấn
Tham vấn là một công cụ đắc lực của nhân viên công tác xã hội trong việc
giải quyết vấn đề cho đối tượng , nhất là với những đối tượng là nạn nhân của
Bạo lực tinh thần hay những nạn nhân chịu hậu quả nặng nề về tâm lý sau khi bị
bạo lực. Trước đây, khi chưa có nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp thì
những hoạt động tham vấn được tiến hành dưới hình thức những cuộc trò
chuyện , chia sẻ động viên của các hội đoàn như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên
hay của chính những người thân trong gia đình của những nạn nhân đó. Đây là
những sự sẻ chia, quan tâm mang lại những tác động tích cực nhất định cho nạn
nhân của BLGĐ, song như vậy là chưa đủ để họ có thể vượt lên và giải quyết
vấn đề của mình một cách triệt để được.

17


Cùng với những sự sẻ chia động viên của các nguồn lực trên thì sự tham
vấn của nhân viên công tác xã hội với các đối tượng là nạn nhân của BLGĐ,
những người thân hay thậm chí là với cả người gây ra BLGĐ là vô cùng cần
thiết và quan trọng. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận với hoạt động tham vấn chuyên
nghiệp của nhân viên công tác xã hội của người dân xã Yên Thọ cũng còn khá
khiêm tốn.
Hiện nay, tại xã Yên Thọ vẫn tồn tại song song các loại hình tham vấn như
tham vấn chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội, tham vấn từ các hội,
đoàn thể, tham vấn từ những người thân trong gia đình.
Bên cạnh những thành quả đạt được là mang đến cho nạn nhân của
BLGĐ những sự hỗ trợ về tâm lý toàn diện, hiệu quả thì hoạt động tham vấn tại

xã Yên Thọ cũng vẫn còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Giống như
quản lý ca, tham vấn cũng là một hoạt động còn khá mới mẻ, vì thế số lượng
người dân biết đến và thực sự hiểu về bản chất của hoạt động này còn hạn chế.
Vì thế mà họ cũng chưa thực sự tin tưởng để chủ động tìm đến nhân viên công
tác xã hội để được tham vấn. Cùng với đó số lượng cán bộ công tác xã hội
chuyên trách tại địa phương còn hạn chế, số lượng cũng như chất lượng của đội
ngũ cán bộ không chuyên trách tại các thôn cũng không cao đã tạo nên những
khó khăn không nhỏ trong quá trình thực hiện các ca tham vấn cho các đối
tượng của BLGĐ.
3.3. Hoạt động nâng cao kỹ năng sống thông qua các nhóm sinh hoạt, các
câu lạc bộ
Nhìn chung thì hoạt động nâng cao kỹ năng sống trong lĩnh vực phòng
chống bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ và
gặp không ít những khó khăn. Số lượng người dân biết đến và tiếp cận tham gia
vào các hoạt động này còn rất hạn chế.
Trong những giai đoạn đầu của hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp
trong phòng chống bạo lực gia đình tại xã Yên Thọ như hiện nay thì việc để
thành lập và phát triển các hội, nhóm đồng đẳng giữa các nạn nhân của bạo lực
gia đình hoặc giữa những người gây ra bạo lực gia đình với nhau là vô cùng khó

18


khăn. Vì thế mức độ tham gia của người dân vào nội dung này cũng rất hạn chế
với tỷ lệ 4%, thấp nhất trong các nội dung đang được triển khai về nâng cao kỹ
năng sống
Nếu như hoạt động quản lý ca hay tham vấn thiên nhiều hơn về việc hỗ
trợ, giúp đỡ các đối tượng của BLGĐ khi sự việc đã xảy ra rồi tức là giải quyết
hậu quả, còn hoạt động nâng cao kỹ năng sống lại thiên nhiều hơn về phòng
tránh, là ngăn chặn hậu quả. Thông qua các nội dung hoạt động mà người dân

được học hỏi , tiếp thu nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết hữu ích cho bản thân
mình cũng như để áp dụng giữ gìn hạnh phúc gia đình tốt hơn, tránh để xảy ra
những hành vi bạo lực gia đình đáng tiếc. Tuy nhiên đây, nhận thức của người
dân về BLGĐ và phòng chống bạo lực gia đình còn hạn chế nên việc thu hút
người dân tham gia vào các hoạt động nâng cao kỹ năng sống như vậy còn rất
khó khăn quá trình triển khai hoạt động nâng cao kỹ năng sống về PCBLGĐ tại
Yên Thọ cũng gặp rất nhiều khó khăn. trong việc thu hút, kêu gọi sự tham gia
của người dân cũng như nguồn lực để thực hiện hoạt động này. Số lượng cán bộ
chuyên trách có kiến thức chuyên môn, kỹ năng vững chắc về các kỹ năng sống
này còn rất hạn chế, cùng với đó nguồn lực tài chính của địa phương cũng hạn
hẹp nên cũng không thể thường xuyên mời các chuyên gia, cố vấn đến để chia
sẻ, giảng dạy cho các đối tượng được. Vì thế , mặc dù được đánh giá là một hoạt
động quan trọng trong công tác PCBLGĐ tại địa phương nhưng cho tới hiện nay
số các buổi học tập , chia sẻ về kỹ năng sống liên quan đến BLGĐ đã được triển
khai tại xã vẫn là một con số khá khiêm tốn và ít ỏi.
Khi thực hiện một hoạt động nào đều có các yếu tố gây ảnh hưởng đến
hiểu quả cũng như khi triển khai các hoạt động đó, và đối với hoạt động công tác
xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cũng vậy, các yếu tố ảnh hưởng bao
gồm: Nhận thức của người dân, Đặc điểm tâm lý của người gây ra bạo lực và
nạn nhân, Năng lực của cơ sở cung cấp dịch vụ và cán bộ cung cấp dịch vụ chưa
cao, Sự quan tâm từ phía chính quyền địa phương, cơ chế luật pháp, chính sách
nhà nước còn nhiều hạn chế.

19


Ta có thể thấy rằng yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hoạt động
công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đó chính là nhận thức của
người dân. Nếu nhân thức của người dân còn hạn chế, họ sẽ không hiểu được
như thế nào là người bị bạo lực gia đình để mà trợ giúp, hành vi nào là hành vi

gây ra bạo lực gia đình để mà can ngăn. Nhận thức quyết định ý thức, suy nghĩ
từ đó dẫn đến thay đối thay độ, thay đổi hay hành vi. Nhận thức của người dân
chưa thay đổi thì họ vẫn gây ra những hành vi bạo lực mà vẫn cho đó là bình
thường, không có gì sai trái cả.
Những người gây ra bạo lực gia đình chủ yếu là nam giới. Với tư duy đàn
ông là phải có uy thì mới làm chủ được gia đình, Vì thế , họ luôn tự chọn cách
nắm giữ quyền hành bằng cách gieo rắc sự sợ hãi để kiểm soát và sai khiến
người khác . Sử dụng bạo lực để bảo vệ thể diện danh dự, đặc biệt là nam giới
tin rằng bạo lực thể hiện tính đàn ông. Họ cho rằng việc mắng chửi, đánh đập vợ
con thì mới tạo ra cái uy, vợ mới sợ, hàng xóm mới nể. Chính tâm lý này đã làm
cho việc hỗ trợ giáo dục, thay đổi hành vi của những người gây ra bạo lực gặp
rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Tâm lý của kẻ mạnh, người gây ra
bạo lực là luôn muốn thể hiện uy lực của bản thân thì những nạn nhân của bạo
lực mà chủ yếu là những người phụ nữ, trẻ em vốn dĩ không có tiếng nói lại là
nhún nhường, cam chịu, “ xấu chàng thì hổ ai” thế nên cách giải quyết thường
được các nạn nhân lựa chọn chính là im lặng và bỏ qua. Nhiều người phụ nữ đã
không nhận thức được việc chồng sử dụng bạo lực đối với mình là trái pháp luật
mà coi đó là chuyện thường tình, không tránh khỏi trong cuộc sống gia đình,
đánh vợ là quyền của người chồng. Họ cũng không nhận thức được hành động
đó vi phạm đến quyền tự do và uyền con người đồng thời không nhận thức được
mình là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Chính vì nhận thức, tâm lý như vậy
mà họ cứ cam chịu theo thời gian, không có sự phản kháng gì, hoặc nếu có thì
rất yếu ớt.
Hiện nay, số lượng cơ sở cung cấp các dịch vụ xã hội trên địa bàn huyện
Ý Yên nói chung và xã Yên Thọ nói riêng còn rất hạn chế. Vì thế khả năng để
tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ này của người dân cũng bị hạn chế đi rất

20



nhiều. Đồng thời hiện nay, xã Yên Thọ mới có một nhân viên công tác xã hội
chuyên nghiệp, còn lại đều là cán bộ xã hội không chuyên trách từ các hội, đoàn
thể khác. Chính vì thế trình độ chuyên môn, kiến thức , kỹ năng của những cán
bộ không chuyên trách đó không thể không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế,
điều này gây khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các hoạt động đòi
hỏi phải có kiến thức chuyên môn công tác xã hội như Quản lý ca hay tham vấn.
Nhận thức được điều này, trong năm 2017 vừa qua UBND xã Yên Thọ cũng đã
triển khai một số khóa tập huấn, đào tạo cho các cán bộ xã hội tại xã, giúp họ
nâng cao được trình độ chuyên môn, kiến thức , kỹ năng làm việc của mình. Tạo
điều kiện để hoạt động công tác xã hội tại xã được thực hiện hiệu quả hơn nữa
trong thời gian tới, góp phần đẩy lùi nạn bạo lực gia đình.
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.
1. Với chính quyền địa phương, cán bộ xã hội tại địa phương.
Đầu tư đầy đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho
quá trình truyền thông trong phòng chống BLGĐ vì để cho việc thuyền thông
được hoạt động hiệu quả thì đòi hỏi phải có đầy đủ các phương tiện này.
Quá trình hoạt động cần chú trọng hơn trong việc hướng tới các đối
tượng có hoàn cảnh khó khăn về mặt vật chất, tạo điều kiện cho họ trong việc
tham gia các loại hình CLB và nâng cao kiến thức.
Tạo nên sự thi đua về hoạt động phòng chống BLGĐ giữa các xóm, các
thôn với nhau tạo nên những động lực cho các thành viên các cá nhân trong
cộng đồng để họ thấy mình có trách nhiệm hơn đối với việc chung tay xây dựng
cộng đông. Tạo nên các phong trào để các thành viên trong các xóm gần gũi gắn
kết với nhau ví dụ như cuộc thi văn nghệ, kịch tiểu phẩm về phòng chống
BLGĐ giữa các nhóm.
Cần có những biện pháp thiết thực để nêu gương và có sự khen thưởng
đối với những cá nhân thực hiện tốt hoặc có những thay đổi tiến bộ nhằm nêu
gương cho các cá nhân khác đồng thời tạo cơ sở để họ không còn tái diễn lại
những hành động cũ.


21


Để cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả hơn thì cần
có sự đầu tư quan tâm, nâng cao về số lượng và chất lượng của các cơ sở cung
cấp dịch vụ xã hội cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của những
người hoạt động công tác xã hội chuyên trách lẫn không chuyên trách tại địa
phương.
Lồng ghép bạo lực trên cơ sở giới vào hệ thống giáo dục nhằm thay đổi
nhận thức của người dân trong huyện Ý Yên nói chung và xã Yên Thọ nói riêng
về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với người
phụ nữ. Nâng cao năng lực hệ thống chính quyền, tư pháp và công an nhằm thực
hiện các chính sách và pháp luật có liên quan đến bạo lực phụ nữ.
Nâng cao trách nhiệm, vai trò của cán bộ cấp cơ sở, cán bộ phụ trách
chuyên môn và có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp với nhiệm vụ phòng, chống
bạo lực gia đình đối với người phụ nữ như nhân viên công tác xã hội, chính
quyền, cán bộ tư pháp, cảnh sát, hội phụ nữ, cán bộ y tế, trưởng thôn, tổ trưởng
tổ dân phố, tổ hoà giải thôn, xóm….để họ có khả năng nắm bắt, trợ giúp can
thiệp và xử lý bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả nhất và kịp
thời nhất.
Chính quyền địa phương cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực
phòng chống bạo lực gia đình cần thường xuyên có sự đánh giá theo dõi để phát
hiện ra những điểm bất cập, kẽ hỡ trong các chương trình, chính sách về phòng
chống bạo lực gia đình để từ đó có những tham mưu, đề xuất để sửa đổi, bổ sung
hay hủy bỏ các chính sách chương trình chưa hợp lý.
2. Với nạn nhân, người gây ra bạo lực gia đình.
Chủ động, tích cực nâng cao trình độ văn hóa, sự hiểu biết về các kiến
thức, kỹ năng liên quan đến bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình.
Chủ động tiếp cận, tham gia vào các hoạt động công tác phòng chống bạo
lực gia đình tại địa phương như tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ nâng cao kỹ

năng sống hay tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các nhân viên xã hội, cơ sở xã hội
khi gặp các vấn đề bạo lực gia đình.

22


Không cam chịu bao che, che giấu cho các hành vi bạo lực gia đình với
chính bản thân mình và cả người khác.
Cần biết kiềm chế cảm xúc của bản thân và có kiến thức liên quan đến
bạo lực gia đình
Cần tham gia vào các nhóm câu lạc bộ làm chồng làm cha, hay giúp vợ
làm việc nhà, chăm sóc con cái để gia đình hiểu nhau và yêu thương nhau hơn.
Xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, hay tự coi mình là người có quyền
quyết định tất cả mọi việc trong gia đình
Tránh xa các tệ nạn xã hội rượu chè, cờ bạc.. tu trí làm ăn phát triển kinh
tế....

23


×