Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Liên môn CN 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 9 trang )

BÀI DỰ THI KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống:
Thông điệp tránh xa bạo lực học đường
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Việc giải quyết tình huống phải đảm bảo các yêu cầu về:
- Kiến thức: thực trạng của vấn đề bạo lực ở học sinh, nguyên nhân và hậu
quả của thực trạng đó.
- Kỹ năng: Biết tìm hiểu, khai thác và xử lí thông tin, biết cách dùng lời văn
để truyền tải thông điệp đến người khác.
- Thái độ: Biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ chia sẻ lẫn nhau, phê phán
những hành vi sai trái (chia bè, chia phái, gây gổ đánh nhau,…), đồng tình với
những việc làm có ý nghĩa như giúp đỡ nhau học tập, trong cuộc sống hàng
ngày, tuyên truyền cho mọi người có thái độ, hành vi và cách ứng xử đúng
đắn giữa người với người, góp phần xây dựng một môi trường học tập lành
mạnh, ai cũng là con ngoan trò giỏi, là công dân có ích cho xã hội.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Kết hợp với các tri thức khách quan từ các môn học: lịch sử, giáo dục
công dân, văn, …để làm rõ thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực
học đường.
Khảo sát từ thực tế và dùng kiến thức tin học để đưa một số hình ảnh sinh
động về bạo lực học đường để hiểu được thực trạng của việc đánh nhau ở học
sinh hiện nay và hậu quả của thực trạng đó.
Dùng văn nghị luận thuyết minh sâu chuỗi các kiến thức từ các môn học
thành một bài thuyết trình thể hiện bức thông điệp kêu gọi mọi người có cách
nhìn nhận, ứng xử tích cực để phòng tránh bạo lực học đường - đánh nhau của
học sinh đặc biệt là học sinh nữ.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Bằng việc vận dụng các kiến thức của các môn học khác nhau kết hợp với
khai thác thông tin trên các thông tin đại chúng như đài, báo, internet và tình
hình hiện nay ở Thạch Thành - Thanh Hoá nói riêng và trên toàn xã hội nói


chung để làm ró thực trạng của bạo lực học đường, nguyên nhân và hậu quả
bạo lực học đường ở nước ta từ đó xác định rõ trách nhiệm của người học
sinh trong việc phòng và trách bạo lực học đường đồng thời tuyên truyền cho
mọi người có cách ứng xử phòng tránh và bảo vệ mình, góp phần tạo nên một
môi trường học tập lành mạnh, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính→ Tìm hiểu → Trao đổi →Viết thành văn
- Tư liệu sử dụng: lịch sử, văn học, giáo dục công dân, địa lí,…
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Máy tìm kiếm Google.
Từ các kiến thức đó viết thành bức thông điệp: ˝ Thông điệp tránh xa bạo lực
học đường˝.
Các bạn thân mến! Chúng ta từ khi sinh ra ai cũng muốn có cuộc sống ấm
no hạnh phúc, được cắp sách đến trường, có bạn bè thầy cô, được sống trong
một môi trường học tập lành mạnh. Nhưng cuộc sống thì muôn hình vận trạng
1


nhiều sắc mầu và biến đổi khôn lường. Cùng với sự phát triển không ngừng
của xã hội, con người cũng cuốn theo luồng gió mới đó. Và mấy ai trong
chúng ta đứng trước vòng xoáy của cuộc đời mà lại không từng vấp phải. Thế
nhưng làm thế nào để ta biết và tránh được những cám dỗ của cuộc đời.
Chúng tôi, những học sinh trường THCS Thạch Cẩm mang đến cho các bạn
một thông điệp không mới nhưng đầy ý nghĩa đó là “Thông điệp tránh xa
bạo lực học đường”.
Vậy bạo lực học đường hiện nay diễn ra như thế nào? Thưa các bạn thân
mến, bạo lực ở học sinh ngày càng gia tăng với tốc độ rất nhanh không những
ở trường THCS Thạch Cẩm nói riêng mà trên toàn xã hội nói chung. Vấn đề
này không những được gia đình, nhà trường mà cả xã hội đặc biệt quan tâm.
Theo thống kê của BGD&ĐT từ năm 2010 đến nay đã có tới gần 8000 vụ học
sinh, sinh viên đánh nhau. Riêng năm 2015 đã có tới 1600 vụ học sinh đánh

nhau, trung bình một ngày xảy ra 5 vụ đánh nhau. Việc học sinh đánh nhau
hiện nay không chỉ diễn ra với học sinh nam mà còn cả học sinh nữ, đánh
nhau ở trong trường học và đánh nhau ngoài trường học.

Hình ảnh hai nữ sinh đánh nhau
tại lớp học

Đánh nhau hội đồng của các học
sinh nữ ở ngoài đường

Các bạn đã biết Việt Nam là nước có truyền thống đoàn kết từ ngày xưa.
Cha ông ta từ đời này qua đời khác luôn nhắc nhở các thế hệ con cháu phải
biết đoàn kết chung sức xây dựng và bảo về tổ quốc, kế thừa truyền thống đạo
lí làm người của các thế hệ cha ông để lại. Nhân dân ta đã đánh tan được các
thế lực ngoại xâm và cho đến ngày nay với truyền thống đoàn kết đó nuớc ta
ngày càng có nhiều cơ hội để sánh vai với các cường quốc trong khu vực và
trên thế giới. Vậy hỏi các bạn rằng, là nước có nhiều dân tộc cùng sinh sống
trên một mảnh đất mà không biết bảo vệ, đùm bọc lẫn nhau thì đất nước sẽ ra
sao hơn nữa là học sinh cùng ngồi trên ghế nhà trường, cùng cắp sách tới
trường học tập rèn luyện trên một ngôi nhà chung. Vậy chúng ta không biết
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, chia sẽ những khó khăn trong cuộc sống thì
môi trường học tập của các bạn sẽ như thế nào? Vậy tại sao, là học sinh các
bạn không biết đoàn kết để có lớp học tốt, một môi trường học tập tích cực, để
mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Nếu chúng ta không biết đoàn kết, chỉ
2


biết chia bè chia phái, suy nghĩ lệch lạc, ghen ghét lẫn nhau dẫn đến mâu
thuẫn, xung đột và đánh nhau.
Đánh nhau là một việc làm sai trái, với các bạn nữ thì nét thuần phong

mỹ tục của người phụ nữ giảm sút, trong đó người phụ nữ có đủ phẩm chất: “
công, dung, ngôn, hạnh” vậy mà hiện nay các bạn nữ đánh nhau ngày càng
gia tăng vậy nét đẹp của người phụ nữ đã đi đâu? Và nguyên nhân vì sao lại
có hiện tượng đó xảy ra?
Các bạn ạ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đánh nhau của học sinh hiện
nay.
Trước hết do ảnh hưởng của xã hội, các bạn học địa lí đã biết rồi đó. Xã
hội càng phát triển thì các vấn đề xã hội ngày càng gia tăng, và bạo lực học
đường diễn ra ngày càng nhiều. Đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu ngày
càng cao, các bạn được đáp ứng; trang bị đầy đủ khi đến truờng. Như quần áo,
ăn mặc đầy đủ,..rồi máy tính, điện thoại. Chính những thứ giúp các bạn càng
ngày càng đẹp, tự tin là nguyên nhân dẫn đến những thói hư, thật xấu và
những phiền toái, va chạm nơi trường học. Nếu không có điện thoại để các
bạn nhắn tin hay gọi điện, lên facebook hay lướt website, đánh điện tử, xem
những bộ phim bạo lực…thì làm sau có mâu thuẫn, cãi vã hiểu lầm và đánh
nhau và chính những nguyên nhân trên xảy ra những vụ đánh nhau đáng
thương tiếc của các bạn học sinh.

Hình ảnh phim bạo lực của học sinh nữ
Hình ảnh học sinh đánh điện tử
Mặt khác, sự phát triển cả về thể chất và tâm lí lứa tuổi của các bạn cũng
dễ làm các bạn phạm phải sai lầm. Chính vì sự phát triển đó, các bạn đã hiểu
một cách sai lầm, nhầm tưởng giữa tình bạn và tình yêu đôi lứa. Có bạn nam
thích một bạn nữ nhưng bạn nữ không thích cũng sinh ra đánh nhau hoặc có
trường hợp lại đánh ghen vì yêu đương.

Hình ảnh hai nữ học sinh THCS đánh nhau vì ghen
3



Có trường hợp chỉ cần sự ganh tỵ, ích kỷ, hẹp hòi của bản thân vì mình
không học giỏi bằng bạn, không ngoan, không nhiều người quý mến cũng
đánh bạn. Rồi đến cả một cái nhìn hay một lời nói đơn giản nhưng vô tình
cũng sinh ra đánh nhau.

Hình ảnh hai nữ học sinh lớp 6 trường THCS Sông Đốc 1 đánh nhau chỉ vì
cái liếc mắt.
Không chỉ do xã hội mà gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng đánh nhau của học sinh. Các bạn đã nghe cha ông ta có câu ˝Con hư tại
mẹ cháu hư tại bà” Cha mẹ nuông chiều con cái, con cái đòi gì cho đó, đòi đi
xe đẹp, đòi điện thoại, rồi hơn thế nữa có những gia đình đầu tư mua cho con
những chiếc xe đạp điện đắt tiền trong khi quãng đường đến trường không xa,
điều kiện nhà chưa thật khá giả. Không sống trong cái khổ không biết đâu
được giá trị của cuộc sống. Nhiều bạn có đủ phương tiện nhân cơ hội đó đi
chơi, có cơ hội gặp bạn bè hò hẹn rồi xích mích đánh nhau.
Hơn nữa, một số các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con cái,
chưa giáo dục con biết cách phòng và chống bạo lực học đường.
Nhà trường cũng giữ vai trò quan trọng trong việc quản lí và giáo dục
học sinh. Chưa thực sự bao quát được hết tất cả các đối tượng học sinh và xử
lí kịp thời những hành vi không lành mạnh.
Thế nhưng dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì người bạo lực và người
bị bạo lực đều thiệt thòi các bạn ạ. Một môi trường học tập lành mạnh mang
lại cho các bạn nhiều lợi ích cả về thể chất và tinh thần như vậy, giờ chịu ảnh
hưỏng bởi những việc làm và hành vi thiếu tích cực của học sinh hư hỏng ảnh
hưởng đến môi trường học tập như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?
Trước hết đó là những bạn học sinh bị đánh, sẽ ảnh hưởng rất lớn về thể
xác và tinh thần, mặt bầm tím, chân tay sưng tấy... có những bạn bị đánh hội
đồng nặng gây tử vong. Có những trường hợp tâm lí hoảng loạn không thể
đến lớp để tiếp tục việc học tập của mình. Trường hợp nhẹ hơn vẫn đến
trường nhưng trong tình trạng lo lắng, sợ hãi, hoang mang và cô lập.

4


Hình ảnh về hậu quả của bạo lực học đường
Đối với người gây bạo lực hậu quả khôn lường không chỉ trong cuộc
sống hiện tại mà còn trong tương lai. Con người sẽ phát triển không toàn diện,
thiếu hụt nhân cách, mất dần nhân tính, làm ảnh hưởng đến nhiều người khác.
Và chính những người gây ra bạo lực là căn nguyên gây ra những tệ nạn xã
hội. Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng được sự phát triển của bản
thân, làm ảnh hưởng xấu đến học tập, gây nguy hại cho xã hội và đồng thời
họ phải sống trong cô đơn lẻ loi. Có những trường hợp không nhận thức đúng
đắn và mất phương hướng cho bản thân đã lâm vào cảnh tù tội.

Hình ảnh học sinh bạo lực
Trên đây là hình ảnh của các nữ học sinh THCS của tỉnh Đà Nẵng xảy ra
ngày 11/11 vừa qua, trước hành động của kẻ bạo lực Bí thư tỉnh Đà Nẵng
đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc và tiến hành xử lí theo quy định.
5


Các bạn biết đấy, làm cha làm mẹ là những người đau lòng nhất khi nhận
được tin con mình đánh nhau, một cú xốc mạnh đánh vào tâm can của họ, bởi
sinh con ra chỉ mong sao chăm lo cho con có cái ăn, cái mặc được học hành
tử tế nên người,… mong con được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng sao chứ,
những mong ước của cha mẹ lại được con cái báo hiếu bằng những việc làm
tội lỗi.
Còn đối với những gia đình của người bị hại thì sao. Họ đắng lòng khi
con của mình bị bạo lực, đánh đập giã man. Những vết thương về thể xác của
con họ như những nhát dao đâm vào ruột gan của họ, những nỗi đau về tinh
thần là cả một ám ảnh. Họ lo lắng cho cuộc sống học tập và phát triển của con

mình trong hiện tại và cũng như trong tương lai như thế nào.

Hình ảnh phụ huynh cham sóc con bị bạo lực tại bệnh viện
Đứng trước những hậu quả đó cần phải có sự lên tiếng đồng tình của
các bạn học sinh, của toàn xã hội. Bạo lực học đường ngày càng gia tăng cả
về số vụ việc và cả về mức độ nguy hiểm. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn, việc làm tích cực để hạn chế
bạo lực học đường hiện nay và hãy nói không với bạo lực học đường.
Các bạn biết không, hiện nay học sinh chúng ta dường như vô cảm,
dửng dưng hay đồng tình trước hành động bạo lực của các bạn. Nhiều bạn
học sinh thấy bạn mình bị đánh thì đứng nhìn không can thiệp, có bạn thì sợ
không dám can. Nhưng tệ hơn là phần đa học sinh chúng ta cổ vũ, hô hào tán
thưởng quay phim chụp ảnh tung lên mạng. Những suy nghĩ và hành động
như vậy là mối lo ngại cho xã hội các bạn à.

Những hình ảnh đánh nhau của học sinh
6


Phải biết đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau. Ông cha ta từ xưa đã có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Chỉ có đoàn kết mới có môi trường học tập lành mạnh, môi trường học
tập không có bạo lực. Đoàn kết sẽ đẩy lùi được mối đe doạ từ bên ngoài và
ngăn chặn được va chạm đánh nhau giữa các bạn học sinh trong lớp, trong
trường.
Các bạn biết không, trong cuộc sống ngoài người thân trong gia đình thì
bạn bè là người thân thứ ba của chúng ta, cùng ta chia ngọt sẻ bùi. Từ thời xa
xưa, qua nhiều thế hệ thì tình bạn luôn là điểm tựa là bàn đạp để ta phấn đấu
rèn luyện. Không thế mà tục ngữ đã có câu.

“Học thầy không tày học bạn”

Hình ảnh học tập của các bạn học sinh
Vậy tại sao chúng ta không biết xây dựng một tình bạn đẹp, tình bạn
không phân biệt xấu đẹp, giàu nghèo, sang hèn, biết sống hoà đồng, cảm
thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tiến bộ.
“Tình bạn tươi thắm như hoa.
Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời”
Các bạn đã học ở môn Giáo dục công dân rồi đấy, phải biết khoan dung
độ lượng, không chấp nhất lẫn nhau. Chỉ có thế mới có cuộc sống học tập
lành mạnh.
Để tránh xa được bạo lực các bạn cần tích cực tham gia hơn nữa các
hoạt động ngoại khoá, buổi lao động công ích, các hoạt động văn nghệ thể
dục thể thao lành mạnh để nâng cao thể lực, trí tuệ hoàn thiện nhân cách phát
triển toàn diện. Tránh lãng phí thơì gian vàng ngọc của bản thân vào những
việc vô bổ mang lại tác hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
7


Học sinh trường THCS Thạch Cẩm
trồng và chăm sóc cây xanh

Kéo co của học sinh trường THCS
Thạch Cẩm

Tham gia bóng chuyền của học sinh
lớp 7 trường THCS Thạch Cẩm


Rung chuông vàng của học sinh
trường THCS Thạch Cẩm

Mong rằng là học sinh, bằng hiểu biết của mình về bạo lực học đường,
các bạn hãy góp sức xây dựng một tình bạn đẹp, một môi trường học tập lành
mạnh không có bạo lực học đường, không có đánh nhau, xung đột chia bè
chia phái mất đoàn kết trong lớp trong trường bằng cách hãy tuyên truyền cho
tất cả mọi người biết về thực trạng và hậu quả của bạo lực học đường hiện
nay và cũng là tự bảo vệ bản thân mình và tránh xa bạo lực.
Hãy yêu quý và bảo vệ , giúp đỡ chia sẻ lẫn nhau để có một môi trường
học tập lành mạnh, một cuộc sống khoẻ, một tương lai đày hứa hẹn. Một tình
bạn đẹp. Bài thơ sau nói về tình bạn đẹp đó:
“Từng ngày băn khoăn
Tình bạn chúng ta
Từng ngày suy nghĩ
Như ngàn vì sao
Trầm ngâm thắc mắc
Trên bầu trời cao
Bạn bè là chi?
Tinh tú sáng ngời
Trong những kí ức
Tình bạn chúng ta
Kỉ niệm buồn vui
Như vạn lời ca
Bạn bè là người
Ca vang ca mãi
8


Ta luôn chia sẻ

Từng ngày từng ngày
Từng năm từng tháng
Bạn bè thân thiết
Luôn ở bên ta
Chưa hề ghi nhớ
Chưa hề khắc ghi
Mà hình ảnh bạn

Trên bầu trời xanh
Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới
Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta”

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Có thể nói bạo lực học đường hiện nay đang là một vấn nạn ở nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam nói chung và của trường THCS Thạch Cẩm
nói riêng. Bạo lực học đường trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha
mẹ học sinh và toàn xã hội. Là học sinh hơn ai hết chúng em hiểu rõ những
hậu quả và hệ lụy mà bạo lực học đường mang lại. Nó tác động trực tiếp đến
tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy cô giáo.
Bức thông điệp đơn xơ nhưng bằng những lời văn nhẹ nhàng kết hợp
với các bộ môn: lịch sử, địa lí, văn học, toán học, giáo dục công dân, sinh
học; dùng kiến thức tin học khai thác thông tin, hình ảnh sinh động. Giúp cho
mọi người hiểu rõ hơn về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay, hậu quả khôn
lường của những vụ đánh nhau của các em học sinh, đặc biệt là học sinh nữ

đánh nhau ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ của sự việc. Qua đó
khơi dạy cho mọi người biết phòng và tránh xa những hành động gây bạo lực
ở lứa tuổi vị thành niên- lứa tuổi học trò đẹp và trong sáng- hãy nói không với
bạo lực học đường. Cụ thể biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc, đoàn kết, xây
dựng một tình bạn đẹp trong sáng góp phần xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực, mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui.
Bài viết giúp chúng em hiểu sâu hơn bản chất hiện tượng xã hội nhờ
nghiên cứu các môn học, khai thác thông tin; nhờ đó chúng em có kỹ năng
nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đăng tải thông tin đồng thời có khả năng
thuyết phục giúp mọi người có cái nhìn, cách ứng xử tích cực hơn giữa người
với người, giữa con người với xã hội.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×