Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

PHIEU MO TA DU AN DAY HOC TICH HOP NGA THACH DINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 16 trang )

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP
I. TÊN DỰ ÁN:
Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy Tiết 81: Văn bản – TỨC CẢNH PÁC
BÓ của Hồ Chí Minh
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
a. Kiến thức cơ bản của bài học:
- Vẻ đẹp của những con người cống hiến, quên mình vì Tổ quốc trong tác
phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện; miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Chất thơ trong một truyên ngắn.
b. Kiến thức tích hợp liên môn:
* Môn Địa lí: Lớp 9- Tiết 19: Trung du miền núi Bắc bộ: Biết được vị trí địa lí,
khí hậu và điều kiện tự nhiên của Sa Pa.
* Môn Lịch sử: Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước 9 19651973): Nắm được bối cảnh lịch sử đất nước trong những năm 1970.
* Môn Giáo dục công dân: Lớp 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên TN;
Lớp 9 bài 10 : Lí tưởng sống của Thanh niên.
- Khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người có lí tưởng.
- Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại
ngày nay.
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng đất
nước.
- Sống và làm việc có kế hoạch.
- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
* Môn mĩ thuật: Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa và vẻ đẹp chân
dung nhân vật từ đó biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để vẽ tranh minh họa.
* Môn Âm nhạc:
- Phần giới thiệu bài mới, học sinh được tạo tâm thế trước khi tiếp cận văn bản qua
videoclip “Sapa thành phố trong sương” của Vĩnh Cát.
- Từ lý tưởng sống của những con người trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” đặc biệt là
nhân vật anh thanh niên HS liên hệ tới một tác phẩm âm nhạc. Cảm nhận sâu sắc


hơn về lí tưởng sống cống hiến cho đời qua ca khúc "Một đời người, một rừng
cây" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn.
2. Kĩ năng:
* Môn Ngữ văn:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt văn bản.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự lập.
1


- Kĩ năng lao động có kỉ luật và kỹ thuật.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng ra quyết định.
3. Thái độ:
- Có thái độ trân trọng, yêu quý những con người đã hi sinh thầm lặng cho
quê hương và qua đó sống có lí tưởng vì đất nước.
- Biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; có ý thức bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề; làm việc độc lập; sáng tạo; tự quản bản thân
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC:
* Đối tượng dạy học là học sinh khối 9 - Trường THCS Thạch Định
- Số lượng học sinh: 29 em.
- Số lớp thực hiện: 1 lớp.
* Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Học sinh có hứng thú học tập, thích
được tìm tòi, nghiên cứu, thể hiện khả năng của bản thân và có nguyện vọng muốn
tham gia học tập.
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN

1. Ý nghĩa của tích hợp kiến thức đối với thực tiễn dạy học:
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một bức tranh sinh động về cuộc sống và
con người. Qua bức tranh đó, người viết luôn gửi gắm tình cảm, tư tưởng và thể hiện
thái độ của mình trước cuộc sống. Nhưng để tiếp cận giá trị tư tưởng chứa đựng
trong mỗi tác phẩm văn học thì người học cần phải có hiểu biết nhất định về bối
cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Nắm vững được những kiến thức đó,
học sinh sẽ tiếp nhận tác phẩm có hệ thống, không phiến diện, không lẫn lộn…Để từ
đó, có cách nhìn nhận và đánh giá đúng về tác phẩm. Chính vì thế mà trong một giờ
học Ngữ văn được tích hợp một cách linh hoạt, sáng tạo kiến thức liên môn sẽ giúp
cho học sinh không chỉ dễ dàng tiếp cận văn bản mà còn hiểu sâu sắc hơn những chi
tiết nghệ thuật, giá trị tư tưởng của tác phẩm. Nhờ vậy học sinh hiểu một cách sâu
sắc bức thông điệp mà tác giả gửi gắm, để dần thay đổi nhận thức và hành động của
bản thân để sống đẹp hơn. Thông qua dự án dạy học này, học sinh có thể vận dụng
kiến thức, hiểu biết của mình ở nhiều môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật,.. kết hợp với những hiểu biết về giáo dục bảo vệ
môi trường, giáo dục kĩ năng sống để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế
gắn với tác phẩm. Từ đó giúp người học dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức đồng thời ghi
nhớ kiến thức một cách chủ động, biết vận dụng những hiểu biết có được từ quá
trình tiếp cận tác phẩm để giải quyết các tình huống trong thực tiễn, rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh.
Qua thực tế dạy học, chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các
môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là một cách làm rất
hữu hiệu. Bởi vì, khi thực hiện một giờ dạy tích hợp nhiều môn học để giải quyết
các vấn đề trong tác phẩm văn học đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn
2


không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải
không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các
em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và

hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,
Âm nhạc, Mĩ thuật,.. tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khi dạy “Lặng lẽ Sa
Pa” của Nguyễn Thành Long sẽ giúp các em nắm rõ chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Từ việc cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống
hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm học sinh hiểu được niềm hạnh phúc của
con người trong lao động.
2. Ý nghĩa của tích hợp đối với thực tiễn đời sống:
Qua việc dạy học thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức
của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc
sống:
- Có thái độ trân trọng, yêu quý những con người đã hi sinh thầm lặng cho quê
hương và qua đó sống có lí tưởng vì đất nước.
- Biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; có ý thức bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên.
- Rèn luyện các kĩ năng sống cho bản thân: Kĩ năng tự lập; Kĩ năng lao động có kỉ
luật và kỹ thuật; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng ra quyết định.
V. THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu đa năng; bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa: Ngữ văn 9, Địa lí 6,9, GDCD 7, 9.
- Tư liệu lịch sử về đất nước ta giai đoạn 1970 miền Bắc xây dựng CNXH
- Video Clip giới thiệu về Sa Pa;
- Bài hát “Sa Pa thành phố trong sương” (Vĩnh Cát); “Một đời người, một
rừng cây” (Trần Long Ẩn)
- Lược đồ tỉnh Lào Cai.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003, soạn giảng bằng
các slides chứa thông tin, hình ảnh.
- Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet.

VI. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
- Hoạt động dạy học: Tổ chức dạy học theo phân phối chương trình chính khóa
- Cách thức : học trong lớp
- Tiến trình dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt
động của học sinh, của giáo viên được cụ thể bằng tiết dạy (có băng hình kèm
theo)
- Hoạt động ngoại khóa : Tổ chức học sinh viết bài nghị luận và vẽ tranh phong
cảnh Sa Pa.

PHẦN MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3


Hoạt động 1:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Làng của Kim
Lân? Nhân vật Ông Hai để lại cho em suy nghĩ gì ?
2. Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên chiếu một đoạn Video Clip bài hát “Sa Pa thành phố trong sương” cho
học sinh xem để tạo tâm thế vào bài. (Tích hợp âm nhạc)

? Qua đoạn Clip vừa xem các em được biết đến vùng đất nào? Vùng đất ấy có gì
đặc biệt?(Tích hợp địa lý)
- HS có thể trả lời những hiểu biết cơ bản về vùng đất Sa Pa
Sa Pa là một trong những khu nghỉ mát nổi tiếng của miền núi phía Bắc nước
ta. Thiên nhiên nơi đây luôn là điều kì bí bởi cảnh sắc thơ mộng, đồi núi xanh ngắt
hài hòa tạo nên một bức tranh đầy hấp dẫn. Đến với SaPa mọi người sẽ được
thưởng thức những đồi núi cao ngút cùng với những lớp sương mù mờ ảo. Từ trên
cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy thung lũng, những ruộng bậc thang đầy thơ mộng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ tỉnh Lào Cai, chỉ vị trí của Sa Pa


Giáo viên giới thiệu:
4


Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào
Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh
sắc thiên nhiên. Mảnh đất tươi đẹp ấy từng là điểm đến của nhà văn Nguyễn Thành
Long trong mùa hè năm 1970. Hình ảnh con người và vùng đất ấy được ông tái
hiện trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Vậy vùng đất SaPa với những con người
sống và làm việc ở thành phố trong sương ấy có điều gì đặc biệt cô mới các em
cùng khám phá khi đến với tác phẩm tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản
1. Tìm hiểu về tác giả
GV (chiếu chân dung tác giả cho HS quan sát): ? Trình bày những hiểu biết của
em về tác giả?

(Chân dung Nguyễn Thành Long)

(Các tác phẩm tiêu biểu)

HS: - Nguyễn Thành Long (1925-1991). Quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,
viết văn từ kháng chiến chống Pháp.
- Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.
- Sáng tác của ông giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
2. Tìm hiểu về tác phẩm
a . Hoàn cảnh sáng tác:
GV: ? Trình hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- Truyện ngắn là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai mùa hè 1970. Truyện rút từ

tập “Giữa trong xanh” 1972
GV: ? Em biết gì về bối cảnh đất nước ta năm 1970? (Tích hợp lịch sử)
HS: - Cả nước trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mĩ cứu nước. Miền Bắc tiếp tục
thực hiện công cuộc xây dựng CNXH, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.
GV: Thời kì này cả nước dấy lên các phong trào thi đua yêu nước ? Em biết đến
phong trào nào tiêu biểu cho tinh thần chung ấy ? (Tích hợp lịch sử)
5


HS: Phong trào thi đua yêu nước của thanh niên trong những năm kháng chiến
chống Mĩ. Tiêu biểu là phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng"
GV: chiếu hình ảnh về phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng" cho học sinh xem

(Hình ảnh: Thanh niên miền Bắc hướng ứng phong trào "Ba sẵn sàng")

GV: (giảng, bình)
Trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, đã có hàng triệu người con ưu tú, hầu hết ở tuổi thanh xuân,
sẵn sàng xả thân vì nước. Trong những năm 70 hưởng ứng phong trào “Ba sẵn
sàng” và tinh thần “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy
tương lai”. Những chàng trai cô gái mười tám đôi mươi sẵn sàng đi bất cứ nơi
đâu, sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc kêu gọi. Tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”
đã phần nào phản ánh được tinh thần ấy của nhân dân ta trong công cuộc xây
dựng XHCN ở miền Bắc.
b. Đọc, kể tóm tắt: HS đọc và tóm tắt tác phẩm
c. Thể loại, phương thức biểu đạt:
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
d. Ngôi kể, cốt truyện và tình huống truyện:
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba.

6


- Cốt truyện đơn giản.
- Tình huống: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh
niên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
1.
Khung cảnh Sa Pa.
GV: ? Khung cảnh Sapa hiện lên qua những chi tiết nào?
HS: trả lời - Yêu cầu cần đạt:
- Sa Pa bắt đầu vơi những rặng đào....hai bên đường.
- Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây...các vòm lá ướt sương.
- Nắng đã mạ bạc cả con đèo...một bó đuốc lớn.
GV: ? Em có nhận xét gì về thiên nhiên nơi đây?
HS: -> Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng.
GV: Với vẻ đẹp kì bí nhưng đầy thơ mộng ấy chúng ta cần làm gì đề Sa Pa luôn là
điểm du dịch hấp dẫn của Việt Nam? (Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường)
HS: trả lời; GV chốt:
Chúng ta cần gìn giữ vẻ đẹp của Sapa bằng nhiều cách: Không xả rác bừa bãi,
không chặt phá rừng,..v.v Mỗi người đều nâng cao ý thức bảo vệ ngôi nhà chung
của chúng ta không bị ô nhiễm. Những hành động bảo vệ môi trường sẽ làm cho
mảnh đất Sa Pa luôn giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Sapa mãi là nơi thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước,.v.v..
GV chuyển ý: Sa Pa không chỉ đẹp bởi khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hấp dẫn
mà còn đẹp ở tâm hồn của những con người đang sống và làm việc ở nơi đây.
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
? Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính của truyện là ai?
2. Nhân vật anh Thanh niên
GV: Anh thanh niên - nhân vật chính trong truyện có vị trí như thế nào?

HS (trả lời): Mặc dù chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ bất ngờ, chốc lát với các
nhân vật khác nhưng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng; Có
những cảm nhận sâu sắc về con người, mảnh đất Sa Pa.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc:
GV: Trước khi để cô gái và họa sĩ gặp mặt, anh thanh niên được bác lái xe giới
thiệu như thế nào?
HS: - 27 tuổi, Làm nghề khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu sống trên đỉnh Yên
Sơn cao 2600m. Bốn bề chỉ có cây cỏ, gió tuyết, rét, mây mù, lạnh lẽo.
- Từng hạ cây chặn đường vì “ thèm người” quá.
GV: Cách giới thiệu ấy có tác dụng gì?
HS: - Gây ấn tượng mạnh về nhân vật chính, làm cho mọi người thích thú, tò mò
khi tiếp xức với nhân vật.
GV: Qua cuộc đối thoại giữa anh Thanh niên với cô kĩ sư và ông họa sĩ em biết gì
về công việc của anh ?
7


HS: - Công việc của anh là đo gió, đo mây, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt
đất, dự báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
Gv chiếu hình ảnh minh họa:

(Hình ảnh: Máy đo mưa của trạm khí tượng)

GV: Em có nhận xét gì về tính chất công việc ấy?
HS: -> Công việc nhiều gian khổ, đòi hỏi phải tỉ mỉ, sự chính xác, có tinh thần
trách nhiệm cao.
GV: Theo em, cái gian khổ trong công việc của thanh niên là gì ?
HS: - Nửa đêm, đúng giờ "ốp" dù rét buốt hay mưa tuyết vẫn phải vùng dậy ra
ngoài trời để làm việc đã quy định.
- Gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ.

GV: Công việc và hoàn cảnh sống như vậy nhưng anh vẫn hoàn thành xuất sắc
công việc. Điều gì giúp anh vượt qua khó khăn ấy chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học
sau.
Hết tiết 66 chuyển sang Tiết 67
b. Vẻ đẹp trong tính cách và phẩm chất của anh thanh niên
GV: Điều gì giúp anh thanh niên vượt qua hoàn cảnh và công việc khó khăn ấy?
HS: - Ý thức được công việc thầm lặng mà mình làm có ích cho cuộc sống, anh rất
yêu nghề, hăng say, tận tụy với công việc với tinh thần trách nhiệm cao.
GV: Anh đã có những suy nghĩ như thế nào về công việc?
HS: - “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi” ... “ không có công việc buồn chết
mất”.
GV: Em có nhận xét gì về những suy nghĩ ấy?
HS : -> Suy nghĩ đẹp, đúng đắn và sâu sắc.
8


GV: Sống một mình nơi hoang vắng anh đã tạo cho mình một cuộc sống đẹp để
yên tâm công tác, cuộc sống ấy là gì?
HS: - Tự tạo ra niềm vui: Đọc sách, trồng hoa, chăn nuôi
GV: Ngôi nhà của anh dưới con mắt của ông họa sĩ giúp ta biết thêm gì về anh?
HS: - Sống ngăn nắp, gọn gàng, giản dị.
GV: (Bình) Anh biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, khoa học.
Thế giới riêng của anh là một căn nhà ba gian sách sẽ, với bàn nghế, sổ sách, biểu
đồ thống kê, máy bộ đàm.. Cuộc đời anh thu dọn lại một góc trái gian nhà với
chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.
GV: Trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ, cô kĩ sư ta
thấy anh thanh niên còn có những phẩm chất đáng quý nào? Chi tiết nào nói lên
điều đó?
HS: - Hồ hởi, cởi mở, chu đáo, thích giao tiếp, quý trọng tình cảm, khao khát được
gặp gỡ, trò chuyện:

+ “ Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm”
+ Gửi quà, tặng hoa, tặng làn trứng
+ Quý từng phút gặp gỡ: “ Trời ơi chỉ còn 5 phút!”
GV: Khi ông họa sĩ có ý muốn vẽ chân dung anh, thái độ của anh như thế nào?
Qua đó thể hiện phẩm chất gì ở anh?
HS: - Từ chối khi ông họa sĩ muốn vẻ chân dung, giới thiệu những người khác cảm
phục hơn -> Thể hiện đức tính khiêm tốn
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật anh thanh niên trong
truyện?
HS: - Nghệ thuật miêu tả nhân vật :
+ Miêu tả gián tiếp qua nhận xét của bác lái xe, ông họa sĩ.
+ Miêu tả trực tiếp thông qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
GV: Qua cách miêu tả ấy em có ấn tượng và suy nghĩ gì về nhân vật anh thanh
niên?
HS: -> Một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp, dễ mến, giàu nghị lực, tận tụy với
công việc. Sống có ích cho đất nước.
3. Các nhân vật khác.
a. Những con người ở Sa Pa
GV: Ngoài chàng trai, trong truyện còn có những nhân vật nào khác ở Sa Pa. Họ
có điểm gì chung?
HS: - Ông kĩ sư vườn rau
- Anh bạn ở đỉnh Pan-xi-păng
- Anh cán bộ nghiên cứu sét.
- Ông bố của anh thanh niên
9


-> Yêu nghề, sống làm việc lặng lẽ, quên mình vì công việc, vì mọi người, vì đất
nước.
b. Những vị khách của Sa Pa:

* Nhân vật ông Họa sĩ:
GV: Nhân vật ông họa sĩ có vị trí gì trong truyện?
HS: - Vừa là nhân vật, là điểm nhìn trần thuật của tác giả, vừa là người thể hiện
tình cảm, suy nghĩ của tác giả
GV: Dưới cái nhìn của ông, Sa Pa hiện lên như thế nào? Qua đó cho thấy năng
lực gì của ông?
HS: - Người có tâm hồn nhạy cảm, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên (quan sát tỉ
mỉ, tưởng tượng phong phú)
GV: Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc trò chuyện với anh thanh niên như
thế nào ?
HS: - Xúc động mạnh, ngạc nhiên, cảm động, cảm giác bối rối.
GV: Vì sao ông lại có cảm giác bối rối? Em hiểu “ nhọc quá” của ông họa sĩ như
thế nào? Tại sao họa sĩ lại cho rằng gặp một người như anh thanh niên là cơ hội
hạn hữu trong sáng tác?
HS trả lời, GV khái quát
- “ Bối rối: Bắt gặp đối tượng nghệ thuật mà ông hằng ao ước, ông biết đây là cơ
hội hạn hữu của nghệ thuật.
- “ Nhọc quá “ vì vẻ đẹp của anh thanh niên khơi dậy trong ông bao suy nghĩ cảm
xúc. Đó là cái nhọc của tinh thần cần cho sáng tạo nghệ thuật
GV: Qua đó em thấy người họa sĩ có quan điểm nghệ thuật như thế nào?
HS: - Quan điểm nghệ thuật : Đời sống cung cấp sẵn mẫu hình cho nghệ thuật, đi
vào đời sống với tấm lòng tin yêu sẽ giúp nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo.
GV: Từ đó hãy cho biết nhân vật ông họa sĩ có vai trò như thế nào trong truyện ?
HS: => Làm cho nhân vật chính trở nên sáng đẹp, có chiều sâu tư tưởng
* Nhân vật cô kĩ sư:
GV: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã tác động đến cô kĩ sư trẻ như thế
nào?
HS: - Tin tưởng vào con đường mình đã lựa chọn
- Khơi dậy tình cảm, suy nghĩ mới mẽ ở cô về con người lao động thầm lặng như
anh .

GV: Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã giúp cô hiểu thêm về ý nghĩa cao quý của những
con người lao động thầm lặng như anh. Vững tin hơn về con đường mà cô đã lựa
chọn (từ bỏ mối tình nhạt nhẽo, quyết định lên công tác ở miền núi). Câu nói của
anh thanh niên: “Cũng đoàn viên phỏng?” Cho thấy sự đồng cảm về lí tưởng sống
10


của thế hệ Đoàn viên “Ba sẵn sàng” họ sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu làm bất cứ
việc gì khi tổ quốc cần. Giữa họ có sự đồng điệu về tâm hồn và lí tưởng.
GV: Tác giả đưa nhân vật này vào câu chuyện có tác dụng gì?
HS: - Mềm hoá câu chuyện, thoát khỏi dáng dấp của một bút kí đi đường, có dáng
dấp một câu chuyện tình yêu.
* Nhân vật bác lái xe.
GV: Bác lái xe là người ntn? Có vai trò gì trong truyện?
HS: -Vui tính, hồ hởi
- Giúp câu chuyện sinh động hấp dẫn, kích thích sự tò mò của ông họa sĩ, cô kĩ sư
và người đọc về sự xuất hiện của anh thanh niên.
GV: Theo em vì sao các nhân vật đều không có tên?
HS: - Họ là đại diện cho biết bao con người lao động mới đang âm thầm lặng lẽ,
miệt mài làm việc trên khắp nẽo đường của đất nước.
Gv nhấn mạnh: Các nhân vật không có tên riêng, họ chỉ là: bác lái xe, ông họa
sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên. Đây là dụng ý của tác giả muốn nói về những con
người vô danh đang ngày đêm lặng lẽ, say mê cống hiến cho đất nước. Họ ở mọi
lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, ở nhiều nơi trên đất nước, ở cả những miền xa
xôi hẻo lánh. Họ đã lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và phần công sức nhỏ bé
của mình. Họ có cuộc sống âm thầm mà cao đẹp.
4. Chất trữ tình của truyện.
GV: Có ý kiến cho rằng truyện đậm chất trữ tình, ý kiến em thế nào? Chất trữ tình
thể hiện qua chi tiết nào?
HS: - Bức tranh thiên nhiên thơ mộng

- Vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên của anh thanh niên
- Cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật
- Toát lên từ cốt truyện
Gv chốt: Với những yếu tố ấy truyện có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng
bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng
núi cao đến những hình ảnh con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà
không hề cô độc . Tác giả đã tạo được một không khí trữ tình cho tác phẩm làm
cho chủ đề và tư tưởng của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.
GV: Nhan đề truyện là “ Lặng lẽ Sa Pa” theo em có đúng Sa Pa lặng lẽ không? Vì
sao?
HS: Sa Pa không lặng lẽ vì trong cái lặng im của Sa Pa có những con người đang
miệt mài lo nghĩ, làm việc cho đất nước.
Hoạt động 4. Hướng dẫn tổng kết
1. Nghệ thuật:
11


GV: Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống, cách kể chuyện, sự kết hợp
giữa các phương thức biểu đạt trong truyện?
HS: - Xây dựng tình huống hợp lí.
- Cách kể chuyện tự nhiên.
- Có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
- Nhân vật không được đặt tên
2. Nội dung:
GV: Qua bài học em cảm nhận được gì về nội dung chủ đề của truyện?
HS: - Truyện ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác
khí tượng và cái thế giới những con người như anh.
- Tác phẩm còn gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác,
vì những mục đích chân chính đối với con người.
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.

1. Sau khi học xong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” em có suy nghĩ gì về lý tưởng
sống của nhân vật anh thanh niên và những con người nơi Sapa lặng lẽ? Em
học tập được gì ở họ? (Tích hợp kỹ năng sống; Liên hệ bản thân)
Định hướng trả lời:
- Nhân vật anh thanh niên và những con người nơi Sapa lặng lẽ đều sống có lý
tưởng cao đẹp. Họ sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì, hi sinh cả
lợi ích riêng tư để góp sức xây dựng quê hương, đất nước.
- Là một học sinh sắp trưởng thành, trước ngưỡng cửa cuộc sống em ngưỡng mộ lý
tưởng sống của anh thanh niên, của những người sống đẹp nơi Sapa lặng lẽ. Em
nhận thấy bản thân mình phải có những suy nghĩ và hành động thiết thực để có thể
góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Trước mắt để có thể làm được điều đó em
sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng để trở thành người thanh niên thế hệ mới: năng động,
sáng tạo,.v.v.
2. Từ lý tưởng sống của những nhân vật trong tác phẩm so với thanh niên ngày
nay em thấy lý tưởng sống của thanh niên xưa và nay như thế nào? (Tích hợp
kỹ năng sống; GDCD, liên hệ thực tiễn)
Định hướng trả lời:
- Lý tưởng sống của thanh niên xưa và nay đều mang một điểm chung: Họ đều là
những con người sống có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ
việc gì cho quê hương, đất nước.
- Thanh niên ngày nay cũng đã và đang đi khắp mọi miền Tổ quốc, chung tay cùng
cộng đồng giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp. Họ cùng mang theo ngọn lửa
nhiệt huyết, cùng nhau thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương, sự sẻ chia,.... tất cả
vì quê hương, đất nước. Hình ảnh về những người thanh niên tình nguyện có thể
12


thấy ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền Tổ quốc. (GV chiếu hình ảnh thanh niên làm
tình nguyện)


(Hình ảnh: Những việc làm tốt đẹp của thanh niên ngày nay)
13


3. Từ lẽ sống đẹp của nhân vật anh thanh niên ta nghĩ đến một bài hát ca ngợi
những con người như vậy. Đó là bài hát nào? Em hãy hát một đoạn trong bài
hát đó?(Tích hợp âm nhạc)
Định hướng trả lời:
- Bài hát "Một đời người, một rừng cây " của nhạc sĩ Trần Long Ẩn.
- HS hát một đoạn bài hát: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần
ai........... Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người...”
VII. PHẦN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP: (chia 4 nhóm học
sinh để đánh giá)
Nhóm 1. Sau khi học xong văn bản “Lặng lẽ Sapa” từ sự miêu tả của tác giả về
cảnh vật và con người Sapa em hãy vẽ một bức tranh theo tưởng tượng của em.
(Tích hợp mỹ thuật)
(Có minh hoạ tranh vẽ của học sinh kèm theo)
Nhóm 2. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
“Lặng lẽ Sapa”.
(Có bài của học sinh kèm theo)
Nhóm 3. Phiếu học tập (Bổ sung đề bài, đáp án và bài làm của HS)
Nhóm 4. Viết một văn bản ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về
lí tưởng sống của thanh niên ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Hướng dẫn viết bài:
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: lí tưởng sống của thanh niên ngày nay
B. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề: – Lí tưởng sống là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà mỗi

con người muốn hướng tới, mong mỏi đạt được trong cuộc đời.
b. Bàn luận vấn đề:
- Phần lớn thế hệ trẻ thanh niên ngày nay sống có lí tưởng đúng đắn, trí tuệ sáng
suốt, tâm hồn lành mạnh, hành động hướng thiện (dẫn chứng).
- Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn
thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và đất nước.
- Lí tưởng sống cho ta sức mạnh, lòng can đảm vượt qua nghịch cảnh, thử thách
để đạt đến thành công trong sự nghiệp.
- Khi đạt được mục đích, con người không nên hoàn toàn thỏa mãn với nó, mà cần
phải tiếp tục đặt ra những mục đích lí tưởng khác để phấn đấu thực hiện nó.
- Phê phán một bộ phận không nhỏ thanh niên sống hờ hững, vô cảm với những gì
diễn ra xung quanh, chìm đắm trong ăn chơi hưởng lạc, bạo lực, vi phạm pháp
luật.. (dẫn chứng).
14


- Phê phán những người sống không có lí tưởng hoặc lí tưởng quá tầm thường chỉ
thỏa mãn những dục vọng của cá nhân mình.
C. Kết bài:
- Khẳng định sự cần thiết cần có lí tưởng trong đời sống của mỗi con người, rút ra
bài học cho bản thân.
2. Các sản phẩm của học sinh:
Qua phiếu học tập, kết quả của học sinh đạt được như sau:
- Điểm 5: 0
- Điểm 6: 2
- Điểm 7: 8
- Điểm 8:16
- Điểm 9: 3
Nhóm 1. Tranh vẽ của học sinh (5 bài minh hoạ)
Nhóm 2. Sơ đồ tư duy (5 bài minh hoạ)

Nhóm 3. Phiếu học tập (....... minh hoạ)
Nhóm 4. Văn bản nghị luận ngắn (... minh hoạ)
KẾT LUẬN
Từ việc vận dụng dạy - học tích hợp vào bài Lặng lẽ Sa Pa, tôi nhận thấy:
Đối với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng
thú cho các em khi học tập, các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu
thêm những kiến thức của các môn học khác. Đồng thời có thể vận dụng các kiến
thức đó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó giúpcác em vừa phát huy
năng lực cá nhân vừa phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức - trí- thể - mĩ.
Đối với giáo viên: Việc dạy - học tích hợp liên môn bước đầu đã có những
kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, vận dụng kiến thức liên môn là một nội dung
phong phú, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp, hiệu quả với đặc điểm
từng bài học, môn học đòi hỏi người giáo viên không chỉ cần có kiến thức môn
mình dạy mà cần có hiểu biết, kiến thức các môn học khác và thời gian nghiên của
bài dạy để vận dụng khéo léo, đúng mức, phù hợp với nội dung của bài. Vì vậy,
bản thân chúng tôi sẽ tiếp tục vận dụng và nhân rộng dự án này trong quá trình dạy
học và không ngừng trau dồi hiểu biết, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để có
thể vận dụng dạy - học tích hợp một cách tốt hơn nữa. Đây cũng chính là điều kiện
bước đầu để nhằm đáp ứng quá trình đổi mới giáo dục một cách toàn diện.
Thạch Thành, ngày 15/12/2016
NHÓM GIÁO VIÊN THỰC HIỆN

15


1. Nguyễn Thị Nga

2. Phạm Văn Nam

16




×