Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đường lối Khoa học Công nghê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.61 KB, 4 trang )

Mục lục:

I. Phần mở đầu:
+ Lý do chọn đề tài
+ Mục đích nghiên cứu
+ Nội dung chính
II. Nội dung:
1. Khái niệm khoa học – công nghệ:
1.1: Khái niệm về khoa học:
Là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới... về
vấn đề tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể
thay thế dần cái cũ, đã không còn phù hợp.
1.2: Khái niệm về công nghệ:
Là thuộc về lĩnh vực lí thuyết, học thuật. Nói đến công nghệ là đề cập đến một lĩnh
vực có dáng dấp khoa học, có dựa vào lí thuyết. Công nghệ tập hợp những hiểu biết
để tạo ra các giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và đời sống.
1.3: Khái niệm về khoa học – công nghệ:
Theo cách hiểu chung nhất, hoạt động khoa học và công nghệ là tập hợp toàn bộ các
hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến
con người, tự nhiên và xã hội, nhằm sử dụng những kiến thức đó để tạo ra những ứng
dụng công nghệ mới.
2. Vai trò của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển của thế giới:
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, muốn phát triển nhanh, vững chắc đều phải chú ý đến
yếu tố khoa học công nghệ.


Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản
xuất hiện đại. Dưới tác động của toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ (bao gồm cả
khoa học tự nhiên – kỹ thuật lẫn khoa học xã hội, nhất là khoa học kinh tế) đã và
đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tác động vào đời sống kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia, dân tộc, tạo ra sự phát triển vượt bậc so với trước đây. Sự phát


triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường,


với phân công lao động và hợp tác quốc tế, với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp
nhận và trao đổi công nghệ mới. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực
kinh tế - xã hội làm cho quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo
hướng mở rộng liên kết để tối ưu hóa sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. Muốn
thực hiện được điều đó cần phải phát triển khoa học và công nghệ. Vì vậy, khoa
học và công nghệ có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức” và
“xã hội thông tin”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản
lý ở tất cả các quốc gia.


Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc bảo vệ tài nguyên và môi
trường. Nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ, con người có thể khai thác tiết
kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; kịp thời phát hiện, xử lý các hoạt
động gây ô nhiễm môi trường như xử lý nước thải, chất thải công nghiệp, bảo vệ
nguồn nước, không khí, khí thải công nghiệp; ứng dụng khoa học và công nghệ
trong dự báo thời tiết để phòng tránh thiên tai (động đất, lũ lụt, gió, bão); tái sử
dụng chất thải công nghiệp, chất thải sinh học…



Khoa học và công nghệ thúc đẩy sử gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người; trực tiếp tác
động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá
thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo
sản phẩm... nhiều sản phẩm mới ra đời phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp,
kích thước nhỏ nhẹ hơn, chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể.




Khoa học tự nhiên còn tạo cơ sở cho việc hình thành 1 số lĩnh vực khoa học và
công nghệ đa ngành mới, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của khoa học cơ
bản.

→ Ở Việt Nam, sau Cách Mạng Tháng 8 1945 thành công, nền khoa học - kỹ thuật Việt
Nam mới được hình thành và từng bước phát triển theo hướng hiện đại hoá nhằm đáp
ứng yêu cầu của cách mạng phấn đấu đạt đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập,
dân chủ, giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.


Tong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng và nhà nước ta đặc
biệt quan tâm phát triển khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực cuộc cách mạng
kỹ thuật thời chiến và giành chiến thắng. Nhưng do xuất phát điểm từ nền kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên trình độ khoa học – công
nghệ nước ta tuy có phát triển vẫn chậm chạp và thua kém so với trình độ chung


của các nước trong khu vực. Tỷ lệ ngành công nghiệp chế biến Việt Nam 1995
chiếm 15% GDP chỉ ngang mức Hàn Quốc 1965, Thái Lan 1970, Malaysia 1974,
Indonesia 1985 (tỷ lệ giá trị tăng thêm của của công nghiệp chế biến chiếm trong
GDP cao hay thấp cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh khoa học – công
nghệ phát triển mạnh hay yếu).


Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (1996) nhận thức về vai trò của
khoa học – công nghệ được nâng cao rõ nét và dần khẳng định vai trò trong phát
triển kinh tế. Điển hình là trong nông nghiệp đã có hàng chục loại giống lúa lai
(Việt lai 20, Việt lai 24), giống ngô lai, công nghệ chuyển đổi giới tính trước tiên

là cá rô phi, cá mè vinh, lai tạo giống hoa mới,… Trong công nghiệp xây dựng,
săn xuất xi măng giếng khoan chủng loại G, chế tạo chất nổ ANFO chịu nước có
sức công phá lớn… Trong y tế, sản xuất một số vacxin (tả, viêm gan B thế hệ mới,
viêm não Nhật Bản…), thụ tinh trong ống nghiệm.



Khoa học – công nghệ nước ta dù mới phát triển nhưng góp phần đáng kể vào phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân/năm thời kỳ 1996 – 2000 là 7%, thời kỳ
2001 – 2005 là 7.51%
+ Công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng khá cao (công nghiệp chế biến tăng
13.5%/năm). Nông nghiệp vào loại khá trên thế giới: thời kỳ 1996 – 2000 tăng
bình quân 5.7%/năm, 2001 – 2006 tăng 5.4%/năm. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ
hai thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, thứ tư về cao su và thứ nhất về hạt điều.
+ Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996 – 2000 tăng bình quân/năm trên 21%, 2001 –
2005 tắng 17.5%.
+ Hiện nay cả nước ta có khoảng 2.4 triệu người có trình độ đại học và cao đẳng
trở lên, sinh viên ra trường trên dưới 200 nghìn người là lực lượng tiềm năng tham
gia hoạt động khoa học – công nghệ.

3. Khoa học Công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa hiện đại hóa:


Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động giảm chi
phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung.
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực
khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công
nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Xe đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ,



mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới
và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
và công nghệ vật liệu mới.



KHCN ngày nay lại bao gồm một phạm vi rộng lớn, nó không chỉ là các phương
tiện, thiết bị do con người sáng tạo ra mà còn là các bí quyết biến các nguồn lực
sẵn có thành sản phẩm. Với ý nghĩ đó khi nói tới công nghệ thì sẽ cũng bao hàm
cả kỹ thuật. Đặc biệt trong giai đoạn nay khoa học – kỹ thuật luôn gắn bó chặt chẽ
với nhau: Khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả
của khoa học.



Hiện nay cuộc cách mạng KHCN đang tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế
giới, xu hướng chuyển giao công nghệ trở thành đòi hỏi cấp bách với tất cả các
nước. Bài học thành công trong quá trình công nghiệp hóa của các nước NIC đã
chỉ ra rằng: Việc xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa với bên ngoài nhằm
tiếp cận một cách có chọn lọc những thành tựu của các nước đi trước kết hợp với
việc đẩy mạnh cuộc cách mạng KHCN hiện đại, đó chính là con đường ngắn nhất,
có hiệu quả nhất quyết định sự thành công của quá trình CNH-HĐH.

III. Tổng kết:




×