Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất thành phần hóa học, giá thành sản phẩm bột lá sắn, keo giậu và cỏ stylo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TA THI LƯNG

NGHIÊN CƯU KHA NĂNG SINH TRƯƠNG, NĂNG SUÂT,
THANH PHÂN HÓA HỌC, GIA THANH SAN PHẨM BÔT
LA SĂN, KEO GIÂU VA CO STYLO

LUẬN VĂN THAC SĨ KHOA HOC NÔNG NGHIỆP
Chuyên nganh: chăn nuô i

THÁI NGUYÊN-2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-------------

TA THI LƯNG

NGHIÊN CƯU KHA NĂNG SINH TRƯƠNG NĂNG SUÂT,
, PHẨM BÔT
THANH PHÂN HÓA HỌC, GIA THANH SAN
LA SĂN, KEO GIÂU VA CO STYLO


Chuyên ngành chăn nuô
Mã số 60 62
: 01 05 i
:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học 1: TS. TRẦN THỊ HOAN
Người hướng dẫn khoa học 2 GS.TS. TỪ QUANG HIỂN
:

THÁI NGUYÊN - 2015


iii

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của nghiên cứu sinh của Từ
Quang Trung, chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện. Các kết quả công bố
trong luận văn này đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chưa được bất
kỳ tác giả nào công bố trước đó.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

TA THI LƯNG


iii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của cô TS. Trần Thị Hoan và
thầy GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt quá trình thực hiện luận án. Nhân dịp
hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo,
thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ
của các thầy cô giáo và các cán bộ Bộ môn Chăn nuôi Động vật, các thầy
cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y và Phong Đao tao trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ
viên chức của các đơn vị: Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Thư viện trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia
đình đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng năm 2015
Tác giả

TA THI LƯNG


33

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Giới thiệu về cây sắn .............................................................................. 3
1.1.1. Tên goi, nguồn gốc phân bố và đặc điểm sinh vật của cây sắn ........ 3
1.1.2. Năng suất chất xanh .......................................................................... 5
1.1.3. Thành phần hóa học của lá sắn ......................................................... 6
1.1.4. Đôc tố của lá sắn va phương phap khư đôc tố .................................. 9
1.2. Giới thiệu về cây keo giậu ................................................................... 13
1.2.1. Tên gọi, nguồn gốc phân bố và đặc điểm sinh vật cua la keo giâu 13
1.2.2. Năng suất chất xanh ........................................................................ 14
1.2.3. Thành phần hóa học của bột lá keo giậu......................................... 16
1.3.Giới thiệu cỏ Stylo ................................................................................ 23
1.3.1. Tên gọi, nguồn gốc phân bố và đặc điểm sinh vật cua co Stylo..... 23
1.3.2. Năng suất chất xanh ........................................................................ 24
1.3.3. Thành phần hóa học trong bột cỏ Stylo: ......................................... 25
1.4. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất chất xanh. 28
1.4.1. Ảnh hưởng điều kiện khí hậu .......................................................... 28
1.4.2. Ảnh hưởng của đất .......................................................................... 29
1.4.3. Ảnh hưởng của phân bón: ............................................................... 30
1.4.4. Thời gian thu cắt ............................................................................. 32


44

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 35
2.1. Đối tượng địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................... 35

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 35
2.3.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 35
2.3.2. Phương pháp trồng, bón phân, chăm sóc, thu hoạch ...................... 36
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 37
2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................. 37
2.3.5. Xử lý số liệu .................................................................................... 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU VA THAO LUÂN ............................ 41
3.1. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2014 - 2015 .................................... 41
3.2. Thành phần dinh dưỡng đất thì nghiệm ............................................... 44
3.3. Sinh trưởng của cây thức ăn thí nghiệm .............................................. 45
3.4. Kết quả tốc độ sinh trưởng của cây thức ăn thí nghiệm ...................... 47
3.5. Chiều cao tái sinh lần 1 của các cây thức ăn thí nghiệm ..................... 50
3.6. Tốc độ tái sinh lần 1 của các cây thức ăn thí nghiệm .......................... 51
3.7. Chiều cao tái sinh lần 2 của các cây thức ăn thí nghiệm ..................... 52
3.8. Tốc độ tái sinh lần 2 của các cây thức ăn thí nghiệm .......................... 54
3.9. Năng suất sinh khối của các cây thức ăn thí nghiệm ........................... 56
3.10. Ty lê la va năng suất lá tươi của các cây thức ăn thí nghiệm ............ 58
3.11. Thành phần hoá học của lá tươi và bột lá cua cac cây thưc ăn thi
nghiêm. 61
3.12. Sản lượng dinh dưỡng năm thư nhất của các cây thức ăn thí nghiệm.63
3.13. Hoạch toán chi phí sản xuất cho 1ha trong 1 năm ............................. 65
3.14. Hoạch toán chi phí co sản xuất 1kg bột lá và 1kg protein c ua năm
thư nhất. ............................................................................................... 67
KÊT LUÂN VA ĐÊ NGHI............................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 70


55


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCStylo :

Bôt co Stylo

BLKG

Bôt la keo giâu

:

BLS

:

Bôt la sắn

Cs

:

Cộng sự

DCP

:

Di canxi phôt phat

DM


:

Vật chất khô

DXKN

:

Dẫn xuất không chứa nitơ

ĐC

:

Đối chứng

KL

:

Khối lượng

KLTB

:

Khối lượng trung bình

ME


:

Năng lương trao đôi

Pr

:

Protein

TB

:

Trung bình

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TS

:

Tổng số

VCK


:

Vật chất khô


66

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Giá trị trung bình về khí tượng Thái Nguyên từ năm 2014-2015 .. 41
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm ......................................... 44
Bảng 3.3: Chiều cao sinh trưởng của cây thức ăn thí nghiệm (cm)................ 45
Bảng 3.4: Tốc độ sinh trưởng của các cây thức ăn thí nghiệm (cm/ngay) ..... 48
Bảng 3.5: Chiều cao tái sinh lần 1 của các cây thức ăn thí nghiệm (cm) ....... 50
Bảng 3.6: Tốc độ tai sinh lần 1 của các cây thức ăn thí nghiệm (cm/ngay) ... 51
Bảng 3.7: Chiều cao tái sinh lần 2 của các cây thức ăn thí nghiệm (cm) ....... 53
Bảng 3.8: Tốc độ tai sinh lần 2 của các cây thức ăn thí nghiệm (cm/ngay) ... 54
Bảng 3.9: Năng suất sinh khối của các cây thức ăn thí nghiệm (ta/ha/lưa).... 56
Bảng 3.10: Tỷ lê la / sinh khối của các cây thức ăn thí nghiệm (%) .............. 58
Bảng 3.11: Năng suất lá tươi của các cây thức ăn thí nghiệm (ta/lưa/ha) ...... 59
Bảng 3.12: Thành phần hóa học của lá tươi và bột lá (n = 3)......................... 61
Bảng 3.13: Sản lượng dinh dưỡng của các cây thức ăn thí nghiệm (tấn/ha/năm)
.64
Bảng 3.14: Chi phí sản xuất cho 1 ha trong năm thư nhất (đồng) .................. 65
Bảng 3.15: Chi phí cho sản xuất 1 kg bột lá và 1 kg protein cua năm thư nhất
.....67


77


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình từ năm 2014-2015 .............................. 43
Hình 3.2. Đồ thị sự phân bố lượng mưa trung bình từ năm 2014-2015 ......... 43
Hình 3.3. Biểu đồ chiều cao cua cây thưc ăn qua cac thơi điêm đo ............... 47


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sử dụng bột lá trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà đã được nhiều
nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu. Ngoài cung cấp các chất
dinh dưỡng cho vật nuôi giống như các loại thức ăn khác, bột lá có một thành
phần đặc biệt mà các thức ăn thông thường không có hoặc có rất ít, đó là sắc
tố. Tác động chính của sắc tố đến vật nuôi là: cải thiện khả năng miễn dịch,
tăng sức đề kháng với virut, cải thiện khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ thai chết
lưu, tăng tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở, tăng tỷ lệ nuôi sống, cải thiện tốc độ sinh
trưởng, đặc biệt là tăng độ đậm màu của da gà và thịt gà….
Ở một số nước, trồng và sản xuất bột lá đã trở thành một ngành sản xuất
liên hợp công – nông nghiệp, như Philippin, Thái Lan, Ấn Độ; một số nước
châu Mỹ la tinh. Ở nước ta cũng có một số nghiên cứu về trồng và sản xuất
bột lá từ các cây như sắn, keo giậu, cỏ stylo. Ba loai cây thưc ăn nay co tốc đô
sinh trương, tai sinh va năng suất của ba loai cây thức ăn nay co chênh lệch ơ
nhiều kết quả nghiên cưu khac nhau do các nghiên cưu đều khác nhau về đia
điểm, thời gian, thơi tiết, khi hậu… Nên đê so sanh và đanh gia hiêu qua kinh
tế san xuất cua ba loai cây thưc ăn nay là chưa có cơ sơ. Đê nâng cao hiêu qua
kinh tế khi sư dung bột lá thưc vât, ta cần tiến hanh nghiên cứu cùng trồng ba
loại cây thức ăn này trong cùng một điều kiện như địa điểm, thời gian nghiên
cứu đê so sanh tốc đô sinh trương, tốc đô tai sinh va năng suất, giá thành 1kg
bột lá của 3 loại cây thức ăn này, tư đo so sánh nhằm đanh gia hiêu qua kinh

tế tư đó đinh hương san xuất bôt la cua ba loai cây thưc ăn phu hơp trong điều
kiên chăn nuôi nông hộ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, thành phần hóa học và giá
thành sản phẩm bột lá của sắn, keo giậu và cỏ stylo.”


2

2. Mục tiêu của đề tài
- So sánh tốc độ sinh trưởng va tốc đô tai sinh cua cây sắn, keo giâu va
co Stylo nhằm đanh gia khả năng san suất bôt la cua chung.
- So sánh sản lượng và giá thành sản xuất bột lá của sắn, keo giậu, cỏ
stylo trong điều kiện nông hộ.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Đề tài so sanh được khả năng sinh trưởng, năng suất, thành phần hóa
học và giá thành sản xuất bột lá sắn, keo giậu, cỏ stylo trong cung môt điều
kiên san xuất. Kết qua nay se sư dung để nghiên cứu ưng dung san xuất bôt la
trong thưc tiễn san xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài se bô sung thêm tai liêu tham khảo cho
giảng viên, sinh viên, cán bộ kỹ thuật trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu
khoa học.
* Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, cây thức ăn nào có năng suất
cao, giá thành sản xuất bột lá thấp sẽ được khuyến cáo ưu tiên trong sản xuất.
4. Điểm mới của đề tài
Trong các nghiên cứu trước đây thì đa co rất nhiều nghiên cứu cua ba
loai cây nay trong san xuất thức ăn. Tuy nhiên, việc trồng 3 loại cây thức
ăn trong cùng một điều kiện (địa điểm, thời gian….) để biết đượ c cây nào
có ưu điểm hơn về sản lượng, giá thành sản phẩm thi chưa nào nghiên cứu

nào. Vì vây, mục tiêu chính la so sánh hiêu qua kinh tế để khuyến cao ưng
dung san xuất bôt lá trong chăn nuôi co hiêu qua nhất.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây sắn
1.1.1. Tên goi, nguồn gốc phân bô và đặc điểm sinh vật của cây sắn
* Tên goi
Cây sắn có tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz, thuộc giới
Plantae, bộ malpighiales, họ cây thầu dầu Euphorbiaceae, phân họ
Crtonoideae, chi Malihot, loài M. esculenta. Ở một số nước, cây sắn còn có
tên gọi khác là Casava, Manioc, Tapioca Plant, Maniva Casava, Manlioke,
Yeueca Brava,...
Ở Việt Nam cây sắn là cây lương thực đứng thứ 3 sau cây lúa và ngô.
Năm 2009, diện tích trồng sắn của cả nước là 496.000 ha đã đưa nước ta trở
thành nước đứng thứ 2 về xuất khẩu sắn sau Thái Lan.
* Nguồn gốc, phân bố
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới thấp. Theo Jalaludin, 1977 [66]
cây sắn được bắt nguồn từ 4 trung tâm lớn, đó là: (1) Guatemala, (2) Mexico,
(3) Đông Brazil và Bolivia, (4) Tây Bắc Argentina và dọc theo bờ biển vùng
Sarana của miền Tây Bắc thuộc Nam Mỹ. Dựa trên nghiên cứu tài liệu khảo
cổ học của Colombia, Venezuala, người ta chứng minh rằng cây sắn đã được
trồng cách đây khoảng 3000 - 7000 năm.
Ngày nay sắn được trồng hầu hết ở các nước có vĩ độ từ 30 0N đến 300S
và tập trung chủ yếu ở 106 nước thuộc châu Mỹ, châu Phi và châu Á Thái
Bình Dương (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [27]).
Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18. Hiện chưa

có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Sắn là một cây hoa


4

màu truyền thống và quan trọng của nhân dân ta, nhất là khu vực Trung du và
miền núi phía Bắc.
Quá trình trồng thích nghi và chọn lọc tự nhiên đã hình thành lên nhiều
giống sắn địa phương có đặc điểm hình thái, năng suất và chất lượng khác
nhau, phù hợp với từng vùng khí hậu, sinh thái khác nhau trong cả nước. Do
đó, các giống sắn của nước ta rất đa dạng và phong phú, gồm trên 30 giống
sắn đang được trồng phổ biến ở các vùng khác nhau trong cả nước (Howeler,
1992 [65]; Đinh Văn Lữ, 1972 [18]).
* Đặc điểm sinh vật của cây sắn
Rễ sắn: được chia thành 2 loại: Rễ con làm nhiệm vụ hút các chất dinh
dưỡng và giữ cho cây vững chắc va rễ cu làm nhiệm vụ dự trữ.
Thân sắn: Là thân gỗ, hình trụ, chia đốt và có lóng. Chiều cao cây tùy
thuộc vào từng giống, điều kiện chiếu sáng, mức độ thâm canh, mật độ và thời
vụ trồng.
Lá sắn: Là loại lá đơn mọc xen kẽ, thẳng hàng trên thân cây. Lá gồm 2
phần: Cuống và phiến lá. Lá có thùy sâu, dạng chân vịt, thùy thường có cấu
tạo số lẻ từ 3 - 9 thùy (cá biệt có 11 thùy).
Hoa sắn: Hoa thuộc loại hoa chùm, đơn tính có cuống dài mọc ra từ
chỗ phân cành, ngọn thân. Những cụm hoa gồm một trục dài 2 - 10 cm và
nhiều trục bên hợp thành nên gọi là chùy.
Quả sắn: Có kích thước từ 1 - 1,5 cm, 1 quả thường có 3 hạt. Mầu
quả đa dạng phụ thuộc vào giống. Hạt sắn hình trứng tiết diện hơi giống
hình tam giác. Hạt sắn nặng từ 95 – 136 mg, màu nâu đen, trơn nhẵn, có
đường gân mầu nâu.
* Giới thiệu vài nét về giống sắn KM 94

Tên gốc là KU 50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái
Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa


5

học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông ngh iệp Việt
Nam, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới
thiệu, đến năm 1995 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
công nhận giống quốc gia trên toàn quốc (Hoàng Kim, 2010 [ 99]). Hiện
nay, giống sắn KM 94 là giống chủ lực của nước ta với diện tích trồng
hàng năm là trên 350.000 ha. Đặc điểm về hình dạng của giống KM 94 là
thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt
33,0 tấn/ha, tỷ lệ vật chất khô đạt 35,1 - 39,0 %, năng suất tinh bột: 7,6 9,5 tấn. Thời gian thu hoạch củ từ 9 - 11 tháng.
1.1.2. Năng suất chất xanh
Ở Việt Nam, sắn là một cây trồng có tiềm năng cho việc sản xuất bột lá
thực vật. Diện tích trồng sắn ở nước ta vào khoảng 600.000 ha, chỉ riêng tận
thu ngọn, lá khi thu củ sắn cũng có thể sản xuất được gần 1 triệu tấn bột lá.
Việc trồng sắn thu lá cũng có nhiều hứa hẹn, có thể thu được 30 tấn lá tươi và
sản xuất được trên dưới 8 tấn bột lá/ha/2 năm.
Wanapat (1997) [96] cho biết trồng sắn lấy lá sử dụng làm thức ăn cho
gia súc nhai lại với mật độ dầy và thu hoạch lần đầu sau khi trồng 3 tháng, còn
thu các lần tiếp theo là 2 tháng/lần thì sản lượng vật chất khô (bao gồm cả
thân, cành, lá) có thể đạt 12,6 tấn/ha/năm.
Wanapat (1997) [96] khi thử nghiệm trồng 16 dòng sắn với mật độ
27.788 cây/ha để thu cắt lấy lá đã thấy: Sản lượng vật chất khô (VCK) qua
3 lứa cắt từ 4,043 đến 7,768 tấn/ha/năm, còn khi trồng 25 dòng sắn khác
với mật độ 111.111 cây/ha thì cho sản lượng VCK dao động từ 2,651 đến
8,239 tấn/ha/năm.
Atchara và cs (2002) [46] tổng hợp các kết quả nghiên cứu về trồng

sắn thu lá từ năm 1977 đến năm 1979 về dòng sắn Rayong 1, tác giả cho biết
người ta có thể trồng sắn với nhiều mật độ khác nhau. Các kết quả nghiên


6

cứu đều cho thấy sản lượng đạt từ 6,94 đến 8,85 tấn lá tươi/ha/năm và không
có sự sai khác thống kê có ý nghĩa giữa sản lượng lá tươi được trồng với mật
độ khác nhau.
Ở Việt Nam, theo dõi năng suất lá sắn trong hai năm (2009 - 2010) ở
những khoảng cách trồng khác nhau; (1,0 m x 0,4 m), (0,8 m x 0,4 m) và
(0,6 m x 0,4 m). Mỗi năm thu hoạch được 3 lứa, năng suất lá sắn tươi đạt
trung bình 41,11 - 52,66 tạ/ha/lứa. Còn theo dõi năng suất lá sắn khi bón
các mức phân đạm khác nhau, mỗi năm thu hoạch 3 lứa, năng suất trung
bình/lứa/2 năm (tính chung cho cả 3 lứa cắt trong 2 năm) đạt từ 34,55 đến
54,95 tạ/ha/lứa (Trần Thị Hoan 2012) [13].
1.1.3. Thành phần hóa học của lá sắn
* Protein
Theo Dương Thanh Liêm (1999) [17], Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [19],
hàm lượng protein thô trong VCK của lá sắn tương đối cao, dao động từ 20
34,7 %. Theo Alhasan và cs (1982) (trích Nguyễn Nghi và cs, 1984 [25]) thì
lá sắn giàu protein hơn củ sắn, hàm lượng protein trong lá sắn từ 23 - 32 %
trong VCK. Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [10] cho biết: protein
trong lá của các giống sắn bản địa của Việt Nam dao động từ 24,06 - 29,80 %
trong VCK. Lá của các giống sắn có hàm lượng protein cao trong nước ta là
sắn Xanh Vĩnh Phú, Dù, Chuối Trắng, KM 60, Chuối đỏ. Liu và Zhuang
(2000) [73] cho biết bột lá sắn có hàm lượng protein là 25,0 %, còn chế biến
sắn cả cuống thì hàm lượng protein giảm xuống còn 20,30 % VCK. Lá sắn
vào thời điểm thu khác nhau thì hàm lượng protein cũng khác nhau. Tác giả
còn cho biết protein trong lá sắn cao hơn các loại cây thức ăn khác (protein

trong VCK của hòa thảo là 12,60 %: ngô 11,90 %) nhưng thấp hơn đỗ tương
(45,70 %).
Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [35], Chavez và cs (2000) [51] thì hàm
lượng axit amin trong lá sắn cao hơn củ sắn và cân đối so với trứng gà, tuy


7

nhiên hàm lượng methionin và histidin trong lá sắn thấp, tương ứng là 1,99
và 1,14 %. Hàm lượng lysin trong protein của lá sắn tương đối cao (5,68 %)
đáp ứng đầy đủ nhu cầu lysin của gia súc, gia cầm. Hoài Vũ va cs (1980) [43]
nhận định: về mặt chất lượng, trong protein của lá sắn có đầy đủ các axit
amin thiết yếu, so với các loại rau tươi khác thì chất lượng protein của lá sắn
hơn hẳn. Ví dụ: Hàm lượng lysin, methionin, triptophan của lá sắn tươi là
0,3; 0,4; 0,11 (g/100g). Trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; 0,04(g/100g);
rau ngót là 0,16; 0,13; 0,05 (g/100g); rau cải là 0,07; 0,03; 0,02 (g/100g).
Eruvbetine và cs (2003) [57] cho biết methionin là yếu tố hạn chế
của bột lá sắn, trong khi đó hàm lượng lysin và arginin trong protein của
lá sắn lại tương đối cao, tương ứng 4,45 và 4,35 g/100g, nếu được bổ sung
methionin sẽ làm cân đối hàm lượng axit amin và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa
của thức ăn.
* Lipit
Theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thưởng va Simulin
(1992) [34]; Nguyễn Nghi (1984) [25]; Hoài Vũ và cs (1980) [43] thì tỷ lệ
lipit trong củ sắn Việt Nam đạt cao hơn từ 0,4 – 0,7 %, tương ứng với 2 2,5 % trong vật chất khô. Tuy nhiên kết quả phân tích của Phạm Sỹ Tiệp
(1999) [35] thì tỷ lệ lipit thô trong củ sắn là rất thấp và không có sự sai
khác nhau nhiều về tỷ lệ lipit giữa các giống . Các giống Xanh Vĩnh Phú,
Xanh Hà Bắc, 203 có tỷ lệ lipit từ 0,23 - 0,25 %; các giống Chuối vỏ đỏ,
Chuối vỏ trắng, 205 tỷ lệ lipit từ 1,07 - 1,74 %. Riêng sắn KM60 và Sắn dù
tỷ lệ lipit chỉ đạt 0,15 - 0,18 %.

* Tinh bột
Theo các tác giả trong nước như Nguyễn Văn Thưởng va Simulin
(1992) [34]; Bùi Văn Chính (1995) [4] thì ở Việt Nam, các giống sắn Dù, sắn
Chuối, 205 là những giống có năng lượng trao đổi cao, 1 kg củ sắn tươi có


8

năng lượng dao động từ 1034 – 1187 Kcal/kg. Trong củ sắn khô thì năng
lượng trao đổi của củ sắn đã bóc vỏ luôn cao hơn củ sắn cả vỏ: ở củ sắn khô
cả vỏ, tỷ lệ năng lượng trao đổi dao động từ 3087 – 3138 Kcal/kg, còn ở sắn
khô bóc vỏ trung bình từ 3115 – 3196 Kcal/kg.
Theo Hoàng Kim và cs (2010) [99] dòng sắn khác nhau thì năng suất là
khác nhau, giống KM 98 - 1, KM 98 - 5, KM 98 - 6 đạt năng suất tinh bột là
12,41; 13,02 và 13,69 tấn/ha và tương tự như giống sắn KM 94 và vượt trội
hơn hẳn giống KM 60. Nhưng các dòng khác thì năng suất chỉ đạt từ 9 - 11
tấn/ha. Cũng theo tác giả thì trong cùng một dòng nhưng được trồng ở các
vùng đất khác nhau thì tỷ lệ tinh bột cũng khác nhau, ví dụ như dòng KM94,
KM982, KM60, CMR35 - 129 - 31 được trồng ở vùng đất xám bạc tỷ lệ tinh
bột lần lượt là 27,3; 24,5; 26,5; 24,1 %. Nhưng cũng các giống sắn trên trồng
trên đất phèn thì tỷ lệ tinh bột chỉ đạt lần lượt là 23; 23; 24; 19 %.
Nếu cùng một giống, dòng nhưng được trồng ở trong cùng một điều
kiện khí hậu thì tỷ lệ tinh bột trong sắn phụ thuộc rất chặt chẽ vào thời gian
thu hoạch. Các tác giả Hoài Vũ và cs (1980) [43]; Đinh Văn Lữ (1972) [18]
khi nghiên cứu thành phần tinh bột sắn thu hoạch vào các thời điểm khác
nhau cho thấy: tỷ lệ tinh bột trong củ sắn tươi ở các tháng 4, 6, 8, 10, 12 sau
khi đặt hom tương ứng là: 3,0; 16,5; 20,0; 21,0 và 28,0. Theo các tác giả trên
và một số tác giả khác như Hoài Vũ và cs (1980) [43]; Bùi Thị Buôn va
Nguyên Văn Nghi (1985) [3] thì thu hoạch sắn sau khi đặt hom 10 - 12 tháng
là lúc củ sắn có tỷ lệ tinh bột cao nhất. Nếu để qua thời gian 12 tháng, tỷ lệ

tinh bột giảm nhưng tỷ lệ protein thô và xơ thô tăng lên. Do đó, sắn quá non
hoặc quá già, hàm lượng tinh bột đều thấp hơn.
* Khoáng
Theo Pham Sy Tiêp (1999) [35] cho biết chất khoang trong cu sắn cung
tương đối thấp, ham lương Ca đat tư 0,11 – 0,25 %, photpho đat 0,08 – 0,12


9

% trong VCK. Trong cac thanh phần khoang thi kali chiếm ty lê cao nhất
trong cu sắn, thương tư 0,57 – 0,58 % trong vât chất khô. Tac gia cho biết
hàm lương Co, P, K, Zn, Mn, Cu tinh theo VCK trong cu sắn rất thấp so vơi
nhu cầu cua gia suc. Do đo, khi sư dung nhiều sắn trong khâu phần ăn phai
chu y bô sung cac nguyên tố trên.
* Sắc tố và vitamin
Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38 - 40 %, tinh bột 16 - 32 %, giàu
vitamin C, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất béo, muối khoáng,
vitamin và nghèo đạm. Trong củ sắn, hàm lượng các axit amin không cân đối,
thừa arginin nhưng lại thiếu các axit amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh
dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ
thuật phân tích. Hàm lượng vitamin trong lá sắn cũng cao. Theo Hoài Vũ
(1980) [43] thì hàm lượng vitamin B1 là 0,25 mg/100g, B2 là 0,66 mg/100g.
Đặc biệt, vitamin C trong lá sắn có tới 2,95 mg/100g.
Bột lá sắn giàu carotenoid, xanthophyll, là nguồn bổ sung sắc chất cho
gia súc, gia cầm. Theo Từ Quang Hiển (1983) [9], trong bột lá sắn khô có
chứa tới 66,7 mg caroten/100g VCK. Còn theo Hoài Vũ (1980) [43] thì hàm
lượng caroten trong lá sắn nói chung cao hơn so với củ. Dương Thanh Liêm
và cs (1999) [17] cho biết tỷ lệ caroten trong bột lá sắn phụ thuộc vào quá
trình chế biến, sấy ở nhiệt độ 1000C giữ được caroten cao nhất là 351 mg/kg.
Tuy nhiên trong lá sắn có chứa một lượng độc tố HCN đáng kể, khi gia

súc thu nhận hàm lượng HCN quá cao sẽ làm cho con vật bị trúng độc. Có
nhiều cách để loại bỏ HCN như: Ngâm cả củ sắn hoặc thái lát rồi ngâm vào
nước, thái lát rồi phơi khô, muối dưa lá sắn.
1.1.4. Đôc tô của lá sắn va phương phap khư đôc tô
* Độc tố HCN
Ngoài các giá trị dinh dưỡng, thì yếu tố hạn chế sử dụng các sản phẩm


10

từ sắn như củ, lá làm lương thực cho con người và thức ăn cho gia súc là
trong sắn có chứa một lượng độc tố HCN đáng kể.
Giống sắn khác nhau thì lượng độc tố trong nó không giống nhau.
Lượng HCN ở lá non nhiều hơn lá già; phần củ thì cao nhất ở phần vỏ thịt,
sau đó là 2 phần đầu củ và lõi sắn: ở thân thì thân già nhiều hơn thân non. Ở
mỗi phần thân, lá, củ của cây sắn thì hàm lượng HCN có tỷ lệ rất khác nhau,
nhưng HCN tập chung chủ yếu ở phần củ, căn cứ vào đây mà phân chia làm 2
loại sắn: sắn ngọt và sắn đắng. Giống sắn ngọt có từ 30 - 80 ppm HCN trong
chất tươi, giống sắn đắng có từ 80 - 400 ppm HCN trong chất tươi (Trần Ngọc
Ngoạn (2007) [27].
Trong cây sắn, lượng độc tố phân bố không đều, chủ yếu tập chung ở
bộ phận dưới mặt đất. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [35] thì sự phân bố HCN
trong các bộ phận của cây sắn được chia ra như sau: Các bộ phận trên mặt đất
gồm thân lá có 29,3 %, trong đó độc tố chủ yếu nắm ở thân là 27,2 % còn lại
ở lá chỉ có 2,1 %. Lượng HCN ở các bộ phận dưới mặt đất chiếm tới 70,7 %
tổng lượng độc tố trong cây. Trong đó gốc già dưới đất có 8,9 % và rễ củ
chiếm 61,8 %, tập chung chủ yếu ở vỏ và hai đầu củ sắn.
Khi gia súc thu nhận hàm lượng HCN quá cao thì sẽ làm cho con vật
bị trúng độc. Thường thấy gia súc bị ngộ độc HCN ở hai thể cấp tính và
mãn tính, ngộ độc cấp tính làm cho con vật chết rất nhanh và ngộ độc mãn

tính thường không có biểu hiện rõ ràng (Theo Oke, 1969 [ 79]). Theo Lê
Đức Ngoan và cs (2005) [26], gia súc thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc
khi được cho ăn liên tiếp những lượng nhỏ HCN và t hường xuyên, nhưng
gan vẫn có khả năng giải độc HCN nhờ vào lưu huỳnh trong axit amin để
tạo ra chất thiociannat ít độc hơn HCN. Lượng độc tố HCN có thể gây chết
động vật khoảng 2,5 mg/kg khối lượng cơ thể. Theo Humphreys (1988)
(dẫn theo Lê Đức Ngoan và cs (2005) [26]) thì liều ngộ độc tối thiểu là 2 -


11

2,3 mg/khối lượng cơ thể, nhưng theo Du Thanh Hang và Preston (2005)
[98] thì ở mức 6 - 15 mg/kg khối lượng cơ thể vẫn không thấy ngộ độc.
Tuy nhiên theo các tác giả trên thì mức độ gây ngộ độc còn tùy thuộc vào
dạng glucocid có trong thức ăn. Chính vì tác hại của loại độc tố này trong
sắn, thì việc nghiên cứu làm giảm đến mức tối đa HCN trong củ và lá sắn
trước khi dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm là không thể thiếu được.
* Phương pháp khử độc tố HCN trong sắn
Để sử dụng sắn cho gia súc, gia cầm với tỷ lệ cao trong khẩu phần thì
cần phải nghiên cứu để tìm ra các biện pháp làm giảm được tối đa lượng độc
tố trong sắn, nhưng lại bảo tồn được các thành phần dinh dưỡng, tăng khẩu vị,
dễ tiêu hóa, hấp thu, giá thành rẻ, dễ làm và dễ bảo quản.
Theo Gomez (1985) [61] việc loại bỏ độc tố HCN trong củ và lá sắn
thường áp dụng theo nguyên tắc sau:
Loại bỏ trực tiếp cyanogen glucocid bằng cách hòa tan trong nước. Vì
cyanogen glucocid sản sinh ra HCN, chất này bị loại bỏ thì HCN cũng bị loại
bỏ.
Làm phân giải cyanogen glucocid thành aceton và HCN, sau đó dùng
nhiệt làm bốc hơi HCN hoặc dùng nước làm rửa trôi HCN.
Làm phá hủy hoặc ức chế enzym linamariaza và glucocidaza. Các

enzym này không hoạt động thì cyanogen glucocid không thể phân hủy thành
aceton và HCN.
Cơ chế thứ nhất chắc chắn dễ thực hiện và có hiệu quả vì glucocid dễ
hòa tan trong nước. Nguyên tắc này được sử dụng nhiều trong các phương
pháp như ngâm sắn: Sắn cả củ, hoặc thái lát được ngâm 5 - 7 ngày trong
nước chảy hoặc nước đọng, sau đó lọc lấy tinh bột. Như vậy, một phần lớn
glucocid bị loại bỏ theo dòng nước.
Cơ chế thứ hai được áp dụng vào các phương pháp chế biến như: Thái
lát phơi khô, băm nhỏ (lá sắn) phơi khô, thái lát xử lý bề mặt lát cắt bằng


12

ngâm nước (nước lã, nước vôi, nước muối, axit HCl, axit axetic,...) sắn sợi
(nạo, duôi), làm sắn hạt, làm bột sắn thô, chế biến tinh bột sắn, ủ chua (lá
sắn), ủ tươi củ sắn và lên men vi sinh vật cho bột sắn.
Sự phân hủy các glucocid nhờ tác động của enzym được dễ dàng
thêm khi người ta nghiền tế bào hoặc để cho tế bào tự tiêu do đó glucocid
và enzym tiếp xúc với nhau. Nghiền hay nói đúng hơn mài sát củ sắn được
thực hiện không những phổ biến trong nhân dân mà còn được thực hiện
với quy mô công nghiệp. Trường hợp này không chỉ có sự phân hủy các
glucocid và loại bỏ HCN bằng nước rửa, mà nước còn cuốn theo các
glucocid chưa bị phân hủy.
Phương pháp chế biến đơn giản dễ làm và cổ điển nhất đó là thái lát
phơi khô. Việc phơi sắn củ đã thái lát hoặc phơi héo lá cùng với những sự
thay đổi tế bào (về hình thái, cấu trúc và sinh hóa) đồng thời cũng chính là
quá trình thực hiện sự tiếp xúc giữa glucocid và enzym và kết quả là HCN tự
do được giải phóng và bay hơi (Đinh Văn Lữ, 1972 [18]).
Từ Quang Hiển (1983) [9], Bùi Văn Chính (1995) [4], đã thí nghiệm
muối dưa lá sắn kết quả cho thấy trong lá sắn đã muối dưa chỉ còn 1 - 2 mg

% HCN. Tuy nhiên theo các tác giả trên thì biện pháp phơi khô lá sắn và
nghiền thành bột là tốt nhất. Trong lá sắn phơi khô, chỉ còn chứa 1 - 2 mg %
HCN. Sau khi nghiền thành bột thì hàm lượng HCN lại giảm đi rất nhiều và
nếu cất giữ cẩn thận sau 4 - 5 tháng vẫn còn chất lượng tốt. Lượng bột lá sắn
gia súc, gia cầm ăn được gấp 3 - 4 lần so với số lượng chúng ăn được ở dạng
lá tươi, luộc hoặc muối dưa. Theo Bùi Văn Chính, 1995 [4]; Gomez, 1985
[61] thì cũng có thể làm giảm HCN trong sắn bằng cách muối dưa (lá sắn) và
ủ xilo (củ sắn). Nhờ tác động của men sẵn có trong sắn mà glucocid được
phân hủy giải phóng HCN tự do. Khi cho gia súc ăn lá sắn ủ chua hay ủ xilô
các sản phẩm nên rửa qua bằng nước lã rồi vắt bỏ nước.


13

1.2. Giới thiệu về cây keo giậu
1.2.1. Tên gọi, nguồn gốc phân bô và đặc điểm sinh vật cua la keo giâu
* Tên goi
Keo giậu là một cây thuộc bộ đậu, sống ở vùng nhiệt đới, có tên khoa
học là Leucaena leucocephala (Lam) de - Wit. Tên gọi “Leucaena” là danh
pháp quốc tế gọi chung cho loài cây này. Ngoài ra, keo giậu còn có các tên
khác như: Leucaena Glauca (Wind) Benth, Mimosa leucocephala Lam,
Mimosa glauca L, Acacia glauca (L.) Moenth. Ở các quốc gia khác nhau,
keo giậu còn có các tên khác nhau. Ở Trung Mỹ, keo giậu có tên là Huakin;
Mexico và Tây Ban Nha gọi là Guaje; Philippin gọi là Ipil - ipil; Ấn Độ
gọi là Kubabul hoặc Subabul; Indonesia gọi là Lamtoro; Hawaii gọi là
Kaohaole; Trung Quốc gọi là Yin huehuan và Quần đảo Thái Bình Dương
gọi là Tanggantangan….
Ở Việt Nam, keo giậu được phân bố rộng từ Bắc vào Nam, tỉnh nào
cũng có keo giậu và keo giậu đã trở thành cây mọc tự nhiên ở một số địa
phương (Nguyễn Đăng Khôi, 1979) [15]. Ở các địa phương khác nhau, keo

giậu cũng có các tên khác nhau: Miền Bắc gọi là Keo giậu; Miền Trung gọi là
Táo nhơn; Miền Nam gọi là Bình linh. Giống keo giậu mọc hoang ở nước ta
thuộc kiểu Hawaii (Dương Hữu Thời và cs, 1982) [33], năng suất không cao
(Ngô Văn Mận, 1977) [20].
* Nguồn gốc phân bố
Keo giậu được xác định có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico (NAS,
1984) [77]. Phần lớn các vùng đất này có độ cao trung bình dưới 1500 m so
với mực biển, đất nửa khô hạn, hơi kiềm hay axit nhẹ.
Năm 1965, người Tây Ban Nha đưa keo giậu từ Mexico vào Philippin
để trồng làm thức ăn cho đàn dê của họ (Brewbaker va hutton, 1979 [48];
Oakes, 1968 [79]). Cuối thế kỷ VXII và đầu thế kỷ XIX, keo giậu đã được


14

đưa tới các nước nhiệt đới ven bờ biển Thái Bình Dương: Indonesia,
Malaysia, Paypua New Guinea, Tây và Nam Phi (NAS, 1984) [77].
Keo giậu được nhập vào Hawaii, Fijii, bắc Austrailia, Ấn Độ, Đông
Phi, vùng biển Caribbean. Đông Nam Á là vùng phát triển keo giậu tương đối
sớm và nhiều. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Ấn Độ,
Indonesia, Philippin, Thái Lan đã trồng nhiều keo giậu và sử dụng chúng như
một nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Ở Việt nam một số địa phương đã chú ý
trồng keo giậu với mục đích khai thác những tiềm năng đa dạng của nó đặc
biệt là cải tạo đất, chống xói mòn, phủ xanh.
* Đặc điểm sinh vật cua la keo giâu
Thân: Cây gỗ nhỏ, cao tới 5m, không có gai, vỏ thân màu xám nhạt, tán
lá hẹp.
Lá: Cuống chung dài 12 - 20 mm; lá keo lông chim 4 - 8 đôi; lá chét 12 18 đôi gần như không cuống và hình lưỡi liềm, dài 10 - 15 mm, rộng 3 - 4
mm. Lá nhẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình chậu.
Hoa: Cụm hoa hình đầu ở nách lá, gồm nhiều hoa màu trắng.

Quả: Quả tạo thành chùm. Quả đậu dẹt màu xanh lục khi còn non, màu
nâu nhạt khi đã già, dài 13 - 14 cm, rộng 15 mm, đầu quả có mỏ nhọn.
Hạt: Mỗi quả có 15 - 20 hạt, hạt dẹt, lúc non màu lục; khi già màu nâu
nhạt, cứng, nhẵn.
1.2.2. Năng suất chất xanh
Keo giậu có khả năng sinh trưởng rất nhanh và có khả năng sản sinh ra
một khối lượng lớn cành, lá, hoa, quả và hạt mà động vật đều có thể sử dụng
làm thức ăn. Người ta còn sử dụng những phần non và lá của keo giậu để chế
biến thành bột khô để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, nhất là vào mùa khô
khan hiếm thức ăn xanh. Bởi bột này, chứa nhiều vitamin tự nhiên, đặc biệt là
caroten và sắc tố vàng cung cấp cho vật nuôi. Trong bột keo giậu còn có


15

vitamin E, C và caroten là những chất chống oxy hóa, ngăn cản tích tụ
cholesterol trong máu, ngoài ra còn chứa các chất chống viêm nhiễm và bài
tiết chất độc cho động vật như quinol và phenol. Chính vì vậy, bột cỏ nói
chung và bột keo giậu nói riêng được nhiều nước trên thế giới quan tâm sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi.
NAS (1984) [77] cho biết, những cánh đồng keo giậu có lợi ích hơn bất
cứ một cánh đồng cỏ nào, nó có thể trở thành một nguồn cung cấp chất xanh
to lớn. Trong điều kiện chăm sóc, quản lý tốt những cánh đồng keo giậu có
thể duy trì một năng suất chất xanh cao và chịu đựng được cường độ chăn thả
lớn. Những cánh đồng keo giậu được quản lý theo phương pháp luân phiên có
thể tồn tại trong thời gian trên 20 năm mà không cần phải trồng lại (Jones và
Harrison, 1980) [68] Năng suất chất khô của keo giậu hàng năm dao động từ
2 đến 20 tấn/ha (Jones, 1979) [67]. Những giống keo giậu tốt, được trồng trên
đất có độ phì cao có thể cho năng suất vật chất khô hàng năm lên tới 12 - 20
tấn/ha, tương đương với 2,4 đến 6,4 tấn protein/ha/năm (NAS, 1984) [77].

Ở Việt Nam, keo giậu là loài cây dễ trồng và dễ thích nghi, năng suất
chất xanh và vật chất khô khá cao, phù hợp với nhiều loài động vật nên được
nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu để đưa vào thực tiễn sản
xuất chăn nuôi. Bùi Xuân An và Ngô Văn Mận (1981) [1] cho biết, khi được
bón lót 10 tấn phân chuồng/ha và bón thúc bằng 30 kg N, 60 kg P2O5, 40 kg
K2O/ha đã đưa năng suất chất khô đạt 4 tấn/ha/năm, trong đó, số lượng lá
chiếm tới 46 %.
Lê Thị Hòa Bình và cộng sự (1990) [2] đã khảo sát năng suất của các
giống keo giậu Ipil - ipil, Đồng Mô, Ba Vì hạt lớn, Ba Vì hạt nhỏ, Peru và Ấn
Độ. Kết quả khảo sát cho thấy, các giống Ba Vì hạt lớn, Ipil - ipil và Ấn Độ
cho năng suất chất xanh cao, lần lượt là 45,05; 43,35 và 40,20 tấn/ha/năm,
tương đương khoảng 10.000 đơn vị thức ăn. Tuy nhiên, về mùa khô, keo giậu


16

sinh trưởng kém, chỉ đạt gần 50 % so với mùa mưa. Riêng giống Ba Vì hạt
lớn, sinh trưởng ở mùa đông có ưu thế hơn các giống khác.
Nguyễn Ngọc Hà (1996) [8] đã thử nghiệm trồng khảo sát tốc độ sinh
trưởng của keo giậu trên các loại đất khác nhau cho biết, trong số 12 loài được
khảo sát thì loài keo giậu Leucaena leucocephala có nhiều ưu điểm hơn cả.
Tốc độ sinh trưởng đạt 1,26 cm/ngày, cao hơn 2 lần tốc độ sinh trưởng trung
bình của
12 loài khảo sát. Tác giả cũng cho biết, năng suất chất khô trung bình của keo
giậu là 11,5 tấn/ha/năm. Giống Peru - Cunnigham có năng suất chất khô là
13,36 tấn/ha/năm, cao hơn giống Salvador - Mỹ là 3,62 tấn. Tuy nhiên, năng
suất chất khô của keo giậu còn phụ thuộc khá nhiều vào độ chua của đất, vì ở
đất chua khả năng cộng sinh của vi khuẩn Rhyzobium với keo giậu kém, làm
cho keo giậu thiếu đạm, năng suất thấp.
1.2.3. Thành phần hóa học của bột lá keo giậu

Thành phần hóa học lá cây keo giậu phụ thuộc vào các yếu tố như: loài,
giống, vị trí địa lý, mùa vụ, giai đoạn phát triển, lá ở các phần khác nhau của
cây và xử lý sau thu hoạch. Nhìn chung, các kết quả phân tích cho thấy, lá keo
giậu giàu protein, khoáng, vitamin và các chất sắc tố.
* Protein
Hàm lượng protein thô trung bình trong bột lá keo giậu biến động từ
24,0 - 34,4 %, trong hỗn hợp cành và lá từ 10 - 30 % VCK. Như vậy, hàm
lượng protein trong BLKG là khá cao và có thể so sánh với bột cỏ Medi (là
một cây họ đậu có hàm lượng protein cao (Garcia và cs, 1996) [59]. Hàm
lượng protein trong lá keo giậu cũng biến động giữa các phần của cây. Lá
non của keo giậu chứa nhiều protein và có khả năng tiêu hóa cao, lá ở đỉnh
ngọn có hàm lượng protein cao nhất từ 28,4 - 30,0 % VCK. Ronia và cs
(1979) [86] cho biết, hàm lượng protein trong lá non cao gấp 1,5 lần so với
lá già, các phần lá phân bố ở giữa có hàm lượng protein là 23,8 - 28,2 %


×