Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, huyện văn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.3 MB, 128 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT
RỪNG NGUY CẤP, QUÝ HIẾM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
NÀ HẨU, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT
RỪNG NGUY CẤP, QUÝ HIẾM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN


NÀ HẨU, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số ngành: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thu Hà

THÁI NGUYÊN, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

LỜI CAM
ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hỗ
trợ từ Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Thu Hà. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các số liệu, các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được chính tác giả điều tra từ
hiện trường và thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham

khảo.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Việt Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu
của các thầy cô, các nhà khoa học cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Cô giáo Trần Thị Thu
Hà, đã hết sức tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Yên Bái,
Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Ban quản lý Khu bảo tồn
thiên nhiên Nà Hẩu, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian
tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa và cung cấp cho tôi những số liệu
quan trọng.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Nông lâm - Đại học
Thái Nguyên, Khoa Lâm học, Khoa Sau đại học và các thầy cô giáo trong khoa
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đồng thời xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Yên
Bái; Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

để tôi yên tâm học tập và công tác.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về thời gian, kinh phí
cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong
nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè
và đồng nghiệp để luận văn của tôi đực hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm
2015
Tác giả

Nguyễn Việt
Phương


6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................
i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................
v MỤC LỤC .......................................................................................................................
vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................

viii

DANH

MỤC

...............................................................................................

CÁC
x

BẢNG
MỞ

ĐẦU

.......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................
1
2.
Mục
tiêu
nghiên
......................................................................................................... 2

cứu

2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................................
2
2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................................

2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................
3
3.2.
Phạm
vi
nghiên
....................................................................................................... 3
3.2.1.
Phạm
vi
gian..................................................................................................... 3
3.2.2.
Phạm
vi
thời
........................................................................................................ 3

cứu
không
gian

4. Ý nghĩa nghiên cứu .......................................................................................................
3
4.2.Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................................
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................
4
1.1. Cơ sở khoa học về nghiên cứu thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm .............................
4

1.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................................
4
1.2.1. Những nghiên cứu về thực vật................................................................................
7
1.2.2. Nghiên cứ
8

ực vật rừng nguy cấp, quý hiếm.....................................................


8

1.2.3. Hệ thống bảo tồn trên thế giới .................................................................................
9
1. 3. Ở Việt Nam .............................................................................................................
10
1.3.2. Nghiên cứu về thực vậ
13

ấp, quý hiếm ......................................................

1.3.3. Hệ thống văn bản chính sách....................................................................................
14
1.3.4. Vấn đề bảo tồn thực vật quý hiếm ở Việt Nam........................................................
16
1.3.5. Hoạt động khai thác buôn bán thực vậ
20

ấp, quý hiếm ở Việt Nam.....


1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu [5] ......................................
22
1.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................................
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 36
2.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 36
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .................................................................... 36
2.2.1.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản...............................................................
36
2.2.1.3. Thu thập số liệu ngoài thực địa .......................................................................... 36
2.2.2. Phân tích số liệu .................................................................................................... 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................... 42
3.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu....................
42
3.1.1. Thực trạng về bộ máy tổ chức và năng lực của ban quản lý....................................
42
3.1.2. Thực trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ..................................
45
3.1.3. Thực trạng về khai thác, sử dụng rừng và đất rừng................................................ 50
3. 2. Đánh giá hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn
Yên,
Yên Bái................................................................................................................ 55
3.2.1. Danh lục và cấp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn............... 55

3.2.2. Giá trị sử dụng của các loài thực vậ
............. 63

, quý hiếm trong khu bảo tồn

3.2.3. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo tuyến................................................
66
3.2.4. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo trạng thái rừng ................................ 68
3.2.5. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo độ cao ..............................................
70
3.2.6. Tái sinh các loài quý hiếm trong khu bảo tồn........................................................ 73
3.3. Đánh giá những yếu tố tác động tới việc bảo tồn các loài thực vật nguy cấp, quý
hiếm trong KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ................................
74
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn chủ yếu trong KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái......................................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................
86
1. Kết luận .......................................................................................................................
86


2. Kiến nghị .....................................................................................................................
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 88
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
TẮT
BQL

: Ban quản lý

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

CITES

: Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora - Công ước về buôn bán quốc tế các loài
động thực vật hoang dã, nguy cấp

CR

: Cực kì nguy cấp (Critically Endangered)

DD

: Thiếu dẫn liệu (Data Deficient)

D1.3

: Đường kính thân cây tịa vị trí


1,3m ĐDSH
EN

: Đa dạng sinh học

: Nguy cấp

(Endangered) EX

: Tuyệt

chủng (Extinct)
EW

: Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the

Wild ) Hvn

: Chiều cao vút ngọn

Hdc

: Chiều cao dưới cành

HST

: Hệ sinh thái

IUCN


: International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources - Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên

KBT

: Khu bảo tồn

KBTTN : Khu Bảo tồn thiên nhiên
NE

: Không được đánh giá (Not Evaluated)

ÔDB

: Ô dạng bản

ÔTC

: Ô tiêu chuẩn

VQG

: Vườn quốc gia

VU

: Sắp nguy cấp (Vulnerable)


WWF

: Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

* Viết tắt các dạng sống:
GOL:
Cây gỗ lớn
GON:
Cây gỗ nhỏ
GNB:
Cây gỗ nhỏ hoặc bụi
TRE:
Cây dạng tre trúc
BTR:
Cây bụi trườn
COL:
Dây leo thân cỏ
CKS:
Cây ký sinh
* Viết tắt các công dụng của cây:
LGO:
Lấy gỗ
DTC:

Đồ thủ công mỹ nghệ
ANQ:
Ăn quả
CAN:
Làm cảnh
DOC:
Cây độc
CNH:
Cho nhựa
TAN:
Cho tanin, thuốc nhuộm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

GOT:
BUI:
CAU:
DLG:
COD:
CPS:
CHS:

Cây gỗ trung bình
Cây bụi
Cây dạng cau dừa
Dây leo thân gỗ
Cỏ đứng thẳng
Cây phụ sinh
Cây hoại sinh


XAY:
AND:
AGS:
THU:
CTD:
SOI:

Vật liệu xây dựng
Ăn được
Thức ăn gia súc
Làm thuốc
Cho tinh dầu
Cho sợi




10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng đánh giá số loài thực vật được mô tả trên thế giới .......................9
Bảng 1.2. Số lượng loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại một số khu rừng
đặc dụng ....................................................................................................17
Bảng 1.3: Số liệu về các chỉ tiêu khí hậu cơ bản .................................................26
Bảng 1.4: Dân số và thành phần dân tộc xã toàn vùng quy hoạch
..................................28
Bảng 1.5: Hiện trạng sử dụng đất đai các xã thuộc KBT (đvt: ha) ......................29
Bảng 1.6: Thành phần thực vật bậc cao ở Khu bảo tồn Nà Hẩu ..........................30
Bảng 1.7: Dân số và thành phần dân tộc của các xã trong KBT..........................31
Bảng 3.1: Thống kê vi phạm công tác QLBVR tại KBTTN Nà Hẩu ..................46

Bảng 3.2: Kết quả giao khoán bảo vệ rừng, Khoanh nuôi tái sinh và trồng
rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu................................................47
Bảng 3.3: Kết quả công tác tuyên truyền, tập huấn từ 2009-2014.......................49
Bảng 3.4. Phương thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt....................................... 52
Bảng 3.5. Các loại lâm sản thường được sử dụng....................................................... 53
Bảng 3.6. Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái .......................
54
Bảng 3.7: Danh sách thực vật quý hiếm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu ......55
Bảng 3.8: Phân loại thực vật theo giá trị sử dụng của HTV Nà Hẩu ........................
63
Bảng 3.9: Danh mục các loài cây quý hiếm được người dân sử
dụng..........................65
Bảng 3.10: Số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo tuyến...........................66
Bảng 3.11 : Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo các
trạng thái rừng ..........................................................................................69
Bảng 3.12: Bảng số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo
trạng thái rừng ...............................................................................................73
Bảng 3.13: Mức độ tái sinh của các loài quý hiếm (Đvt: cây)................................74
Bảng 3.14: Mức độ tái sinh của các loài quý hiếm (Đvt: cây).................................
75
Bảng 3.15. Phân hạng các tác động đến thực vật quý hiếm.....................................
79


11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch phát triển bền vững Khu BTTN Nà Hẩu giai đoạn
2013 – 2020 ................................................................................................23
3.1: Cơ cấu Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu (kiêm nhiệm) ......................42
3.2: Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng địa phương............44
Hình 3.3. Biểu đồ số vụ vi phạm qua các năm.....................................................46
Hình 3.4. Hình thái cây Pơ mu - Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry &H.H
Thomas ...................................................................................................58
Hình 3.5. Hình thái cây Sồi phảng Lithocarpus cerebrinus (Hickel et A. Camus)
A Camus ..............................................................................................................58
Hình 3.7. Hình thái cây Chò chỉ - Parashorea chinensis Wang Hsie
.........................59
Hình 3.8. Lan Kim tuyến - Anectochilus setaceu Blumse.............................................60
Hình 3.9. Lá khôi tím - Ardisia silvestris Pit..................................................................60
Hình 3.10: Biểu đồ tỷ lệ các loài thực vật quý hiếm ở các ngành
..........................................61
Hình 3.11: Củ cốt toái bổ - Drynaria fortunei (L) J.Sm
................................................64
Hình 3.12: Rễ cây ba kích - Morinda officinalis How ..................................................64
Hình 3.13 : Biểu đồ phân bố loài thực vật quý hiếm theo tuyến
............................67
Hình 3.14: Biểu đồ phân bố loài thực vật quy hiếm theo trạng thái rừng ...........70


13


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao
của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong
phú và đặc hữu [14]. Đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn,
các hệ sinh thái với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi
ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây
dựng và các nguồn dược liệu, thực phẩm…. Ngoài ra, các hệ sinh thái còn đóng
vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường.
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, đem lại nhiều lợi ích
kinh tế xã hội nhưng cũng gây suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng. Theo
thống kê hiện nước ta có khoảng 2,2 triệu ha rừng, trong đó có 2/3 diện tích rừng
tự nhiên được coi là rừng nghèo và tái sinh. Mất rừng làm cho diện tích các hệ
sinh thái tự nhiên quan trọng liên tục bị thu hẹp, số lượng cá thể của các loài
hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nguồn gen hoang dã và nhiều loài hoang dã
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đứng trước những hiểm họa đó, những năm gần đây Đảng và Nhà nước
ta đã có những giải pháp nhằm bảo vệ rừng nói riêng và đa dạng sinh học nói
chung. Một trong những giải pháp quan trọng là việc thành lập hệ thống các khu
rừng đặc dụng trên phạm vi toàn quốc. Ngày 08 tháng 9 năm 1986, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 194-CT về việc thành

lập hệ thống rừng đặc dụng với 73 khu và được chia làm 03 loại, bao gồm: Vườn
Quốc gia, Khu BTTN và khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường.
Ngày 07 tháng 02 năm 2014 Chính phủ đã ban hành Quyết định 218/QĐTTg phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển,
khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
Hiện nay, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc
dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh


quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa
đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc biệt trọng với giá trị đa dạng sinh học tiêu
biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển [36].
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại
Quyết định số 512/QĐ-UB ngày 09/10/2006 với tổng diện tích 16.950 ha nằm
trên địa phận 4 xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ thượng thuộc huyện
Văn Yên. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên đặc thù, nguồn tài nguyên động
vật, thực vật phong phú, có nhiều cảnh quan đẹp, nơi hội tụ của nhiều luồng thực
vật càng làm cho hệ sinh vật, đặc biệt là hệ thực vật ở đây thêm đa dạng, phong
phú, nhiều loài, trong khu vực còn sự xuất hiện của nhiều loài quí hiếm [5], [6].
Các hệ sinh thái tự nhiên mang tính điển hình của vùng núi phía Bắc nước ta,
không chỉ có giá trị cao về đa dạng sinh học, về sinh thái, môi trường mà còn có
ý nghĩa về du lịch sinh thái, phục vụ tham quan, học tập, nghiên cứu.
Mặc dù khu BTTN Nà Hẩu đã và đang được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng
một số hoạt động như: khai thác gỗ củi, lâm sản và lâm sản ngoài gỗ trái phép
vẫn diễn ra, đe dọa tới đa dạng sinh học đặc biệt là các loài quý hiếm và loài có
vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái trong khu bảo tồn. Nhằm mục tiêu
đánh giá nhanh hiện trạng tài nguyên thực vật rừng phục vụ cho phân loại các
kiểu rừng, đặc biệt là hiện trạng thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm để đề xuất ý
kiến cho công tác phục hồi rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, cũng như bảo tồn thực
vật và cảnh quan trong khu vực nghiên cứu, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và đề xuất

một số giải pháp bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên
cứu
2.1.
Mục
chung

tiêu

Góp phần nghiên cứu tính đa dạng thực vật nguy cấp, quý hiếm làm cơ sở
cho việc bảo tồn nguồn gen thực vật và bảo vệ cảnh quan tại Khu BTTN Nà Hẩu,
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu cụ
thể
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể:


- Xác định danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm của Khu
BTTN Nà Hẩu.
- Đánh giá các yếu tố tác động đến các loài thực vật rừng nguy cấp, quý


hiếm.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn có hiệu quả những loài cây quý hiếm

các loài cây có nguy cơ bị đe doạ cao tại Khu BTTN Nà Hẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm
trong Khu BTTN Nà Hẩu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 6 năm 2014 đến 8 năm 2015.
4. Ý nghĩa nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần nghiên cứu tính đa dạng, sự phân bố và khả năng tái sinh của các
loài thực vật nguy cấp, quý hiếm tại khu bảo tồn.
4.2.Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích được các yếu tố đã và đang và có nguy cơ đe dọa đến bảo tồn các
loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm từ đó đề xuất được một số biện pháp góp
phần xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển các loài thực vật rừng nguy cấp,
quý hiếm.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học về nghiên cứu thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm
1.1.1. Một số khái niệm
Thảm thực vật và rừng
Theo J.Schmithusen(1976): “Thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và
các bộ phận hợp thành khác nhau của nó” [30]. Theo Thái Văn Trừng (1978):
“Thảm thực vật gồm các quần hệ thực vật phủ trên mặt đất như một tấm thảm
xanh” [37]. Còn theo Trần Đình Lý (1998), “Thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ
thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên toàn bộ trái đất”
[20].
Như vậy thực vật mới chỉ là khái niệm chung, chưa rõ đặc trưng hay phạm
vi không gian của một đối tượng cụ thể, nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có tính ngữ
đi kèm theo như “Thảm thực vật Yên Bái”, “Thảm thực vật cây gỗ”, hay “Thảm

thực vật cây bụi”,… Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cá thể của các loài
cây cỏ, nhưng đối tượng nghiên cứu của thảm thực vật lại là những quần thể thực
vật được hình thành do một số lượng lớn hay nhỏ những cá thể của các loài tập
hợp [20].
- Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa
hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng >0,1.
Rừng gồm có rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng (quy định trước đây được ghi trong văn bản tiêu chuẩn kĩ
thuật lâm sinh rừng phải có độ tàn che của cây gỗ từ K=0.3 trở lên) [25].
Đa dạng sinh học
Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa:
“ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật,
động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST
vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” [18]. ĐDSH bao gồm 3 cấp độ:
Đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong đó, đa dạng loài bao
gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động


vật, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt
về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các cá thể cùng chung sống trong một
quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các
loài sinh sống, và cả sự khác biệt của mối tương tác giữa chúng với nhau [18].
Theo Công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật
sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nước ngọt,
và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng
trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa
các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái (đa dạng HST). Nói cách khác
ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ hợp [4].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), đã định nghĩa “ĐDSH là toàn bộ các dạng

sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất, gồm các sinh vật phân cắt đến động
- thực vật trên cạn cũng như dưới nước. Khoa học nghiên cứu về tính đa dạng gọi
là “ĐDSH”, theo đó ĐDSH được hiểu theo 3 khía cạnh: Đa dạng ở mức độ di
truyền, đa dạng ở mức độ loài, đa dạng ở mức độ sinh thái [33].
1.1.2. Cơ sở khoa học về nghiên cứu thực vật rừng nguy cấp, quý
hiếm
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đa dạng sinh học
đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng làm cho số lượng các loài động thực vật
giảm từng ngày từng giờ, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm. Chính vì
vậy việc phân cấp đánh giá các loài động, thực vật để từ đó có thể đề xuất các
giải pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu quả là nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế giới [42],
Chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam (2007) [2], để hướng dẫn,
thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu
khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp
của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và
môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ
đe dọa tuyệt chủng như: tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể
(population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution) và mức độ
phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution


fragmentation).
+ Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định
trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những
bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật.
Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát
kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời
gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài

đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian
thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của
loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và
phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người.
+ Cực kì nguy cấp (CR): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần .
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao
trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy
cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong
một tương lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa (Near Threatened) - NT: Là một trạng thái bảo tồn của
sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
+ Ít lo ngại (Least Concern) – LC: Bao gồm các taxon không được coi là
phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.
+ Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) - DD: Một taxon được coi là thiếu dẫn
liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ
tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.


+ Không được đánh giá (Not Evaluated) - NE: Một taxon được coi là
không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài liệu
kế thừa của khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu cho thấy: tại đây tồn tại rất nhiều loài
động, thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN, VU


cần được bảo tồn nhằm

gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung. Cho nên việc nghiên cứ

ột số loài thực vật quý hiếm và

đề xuất các phương thức bảo tồn, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực
vật quý hiếm và nguồn gen của chúng là điều hết sức cần thiết.
1.2. Trên thế giới
1.2.1. Những nghiên cứu về thực vật
Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và
loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng
xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần
hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm (Dẫn theo Hoàng Thị Thanh
Thủy) [31].
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm
thực vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng
Trung gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [43].
Năm 1962, G.N.Slucop đã đưa ra số lượng các loài thực vật hạt kín phân
bố ở các châu lục như sau (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngần) [22]:
Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000 loài;
Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam cực:
1.000 loài. Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000
loài; Nam Âu, vùng Bancăng và Capcasơ: 10.000 loài. Khu vực Châu Phi có
khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500 loài; Madagasca:
7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc và các vùng phụ cận
khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai cập: 2.000 loài; Xomali và
Eritrea: 1.000 loài. Ở Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó Đông Nam Á:
80.000 loài; các khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn



đông thuộc Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài;
Xibêria thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài. Khu vực Châu
Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam Úc:
5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tây tây lan: 4.500 loài [14].
Năm 1965, Al.A.Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000
loài thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài
quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 20.000 loài địa y; 85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác
(Dẫn theo Nguyễn Thị Ngần) [22].
Lecointre và Guyader (2001) (Dẫn theo giáo trình Đa dạng sinh học của
Đại học Huế, 2008 [27]) đã đưa ra bảng đánh giá số loài thực vật bậc cao được
mô tả trên toàn thế giới như sau:
Bảng 1.1. Bảng đánh giá số loài thực vật được mô tả trên thế giới
Bậc phân loại

Tên thường gọi

Số loài mô tả % số loài được mô tả

Fungi

Ngành Nấm

100.800

5,80

Bryophyta


Ngành Rêu

15.000

0,90

Lycopodiophyta Ngành Thông đất 1.275

0,07

Polypodiophyta

Ngành Dương xỉ

9.500

0,50

Pinophyta

Ngành Thông

601

0,03

Magnoliophyta

Ngành Ngọc lan


233.885

13,40

1.2.2. Nghiên cứu

thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác
nhau, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các nguồn
tài nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Nhằm nâng cao nhận thức trong
xã hội và cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ
liệu quan trọng cho công tác bảo tồn, năm 1964 Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế
giới đã xuất bản các Bộ sách đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ
thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực
vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.


×