Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 196 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ TUYẾT

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƯỜI VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ TUYẾT

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Việt Hùng

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn ................................................................................. 6
6. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 6
7. Bố cục luận án ..................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ THUYẾT .............................................................................................................. 8
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .............................................................. 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ và nghĩa của từ.............................................. 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ca dao tình yêu người Việt dưới góc độ ngôn ngữ ... 20
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về nghĩa biểu trưng trong ca dao tình yêu người Việt... 21
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài .............................................................................. 23
1.2.1. Từ và nghĩa của từ ................................................................................... 23
1.2.2. Trường nghĩa ........................................................................................... 31
1.2.3. Biểu trưng ................................................................................................ 35
1.2.4. Vài nét về ca dao ..................................................................................... 48
Kết luận chương 1................................................................................................ 52
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT
TRONG CA DAO TÌNH YÊUNGƯỜI VIỆT ...................................................... 53
2.1. Bức tranh tổng quát về từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tình yêu
người Việt.................................................................................................. 53
2.2. Sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tình yêu người Việt .... 55
2.2.1. Khái quát về sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tình
yêu người Việt ................................................................................................... 55
2.2.2. Sự chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ cây trong ca dao tình yêu người Việt ... 57
2.2.3. Sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong ca dao tình yêu người Việt .. 58
2.2.4. Sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ quả trong ca dao tình yêu người Việt . 58



2.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tình yêu
người Việt ............................................................................................................ 59
2.3.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm bản thể và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ
thực vật trong ca dao tình yêu người Việt ......................................................... 59
2.3.2. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ cây trong ca dao tình yêu người Việt .. 61
2.3.3. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong ca dao tình yêu người Việt. 79
2.3.4. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ quả trong ca dao tình yêu người Việt.. 98
Kết luận chương 2.............................................................................................. 105
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ VẬT THỂ
NHÂN TẠO TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƯỜI VIỆT............................. 107
3.1. Bức tranh tổng quát về từ ngữ chỉ vật thể nhân tạo trong ca dao tình yêu
người Việt ........................................................................................................... 107
3.2. Sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ vật thể nhân tạo trong ca dao tình yêu
người Việt ........................................................................................................... 110
3.2.1. Sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ công trình kiến trúc trong ca dao tình
yêu người Việt ................................................................................................. 112
3.2.2. Sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ vật dụng sinh hoạt gia đình trong ca dao
tình yêu người Việt.......................................................................................... 112
3.2.3. Sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ đồ dùng cá nhân trong ca dao tình yêu
người Việt........................................................................................................ 113
3.2.4. Sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong
ca dao tình yêu người Việt .............................................................................. 114
3.3. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ vật thể nhân tạo trong ca dao tình
yêu người Việt ................................................................................................... 114
3.3.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm bản thể và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ
vật thể nhân tạo trong ca dao tình yêu người Việt .......................................... 114
3.3.2. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ công trình kiến trúc trong ca dao tình
yêu người Việt ................................................................................................. 115

3.3.3. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ vật dụng sinh hoạt gia đình trong ca dao
tình yêu người Việt.......................................................................................... 123


3.3.4. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ đồ dùng cá nhân trong ca dao tình yêu
người Việt........................................................................................................ 132
3.3.5. Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong
ca dao tình yêu người Việt .............................................................................. 142
Kết luận chương 3.............................................................................................. 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng thống kê sự xuất hiện và tương quan của các từ ngữ chỉ TV: cây/ hoa/ quả
trong CDTY người Việt............................................................................................... 54
Bảng 2.2. Bảng thống kê các từ ngữ chỉ TV được dùng với nghĩa gốc ............................ 56
Bảng 3.1. Bảng thống kê các từ ngữ chỉ VTNT được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển
trong CDTY người Việt............................................................................................. 111


HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Biểu đồ so sánh sự tương quan của các từ ngữ chỉ TV: cây/ hoa/ quả ..... 55
trong CDTY người Việt ............................................................................................ 55
Hình 2.2. Biểu đồ so sánh tương quan của các từ ngữ chỉ cây mang nghĩa biểu trưng
trong CDTY người Việt ............................................................................................ 62
Hình 2.3. Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa các giai đoạn phát triển của cây với các

giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ ..................................................................... 66
Hình 2.4. Biểu đồ so sánh sự tương quan của các từ ngữ chỉ hoa mang nghĩa biểu
trưng trong CDTY người Việt................................................................................... 81
Hình 2.5. Biểu đồ so sánh tương quan của các từ ngữ chỉ quả mang nghĩa biểu trưng
trong CDTY người Việt .......................................................................................... 100
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh từ ngữ chỉ các VTNT có tần số xuất hiện cao nhất thuộc
bốn nhóm (CTKT/ ĐDCN/ VDSHGĐ/ PT&CCSX) trong CDTY người Việt ...... 110
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ CTKT mang nghĩa biểu
trưng trong CDTY người Việt................................................................................. 116
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh sự tương quan của các từ ngữ chỉ VDSHGĐ mang nghĩa
biểu trưng trong CDTY người Việt ......................................................................... 124
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tương quan của các từ ngữ ĐDCN mang nghĩa biểu
trưng trong CDTY người Việt................................................................................. 132
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh sự tương quan của các từ ngữ chỉ PT&CCSX mang nghĩa
biểu trưng trong CDTY người Việt ......................................................................... 142


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CDTY

: Ca dao tình yêu

BT

: Biểu trưng

CN

: Chuyển nghĩa


TV

: Thực vật

TH

: Tín hiệu

THNN

: Tín hiệu ngôn ngữ

THTM

: Tín hiệu thẩm mĩ

VTNT

: Vật thể nhân tạo

CTKT

: Công trình kiến trúc

VDSHGĐ

: Vật dụng sinh hoạt gia đình

ĐDCN


: Đồ dùng cá nhân

PT&CCSX

: Phương tiện và công cụ sản xuất


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Từ là đơn vị căn bản của hệ thống ngôn ngữ, là đối tượng có lịch sử nghiên cứu lâu
dài và phức tạp. Từ có nhiều chức năng khác nhau, trước hết đó là chức năng định danh
gọi tên các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Từ còn biểu hiện nội dung, tình
cảm, sự tình, ý niệm. Từ trong hoạt động hành chức có chức năng tạo lời, tạo câu. Nghĩa
của từ cũng là một khái niệm có nội hàm rất phức tạp, “nghĩa của từ về bản chất là một
thực thể tinh thần được mã hóa, được kí hiệu trong từ. Nghĩa từ vựng của từ phản ánh,
phản xạ” [115, 61]. Cũng có thể hiểu “nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần xuất
hiện trong suy nghĩ của một người bản ngữ khi người đó tiếp xúc (tạo lập hoặc lĩnh hội)
với một hình thức âm thanh ngôn ngữ nhất định” [58, 38]; “Nghĩa của từ, mặt quan trọng
mà ta đang nói đến có chức năng phản ánh, biểu đạt, ánh xạ thực tại, tư duy,… Ngôn ngữ
của từ ngữ, xét trong thể toàn vẹn là hệ thống kí hiệu đặc biệt, là công cụ trọng yếu của
giao tiếp, của tư duy” [112, 61]. Từ là đối tượng có vị trí cốt yếu, điều đặc biệt và quan
trọng khi khám phá các đơn vị ngôn ngữ là cần nắm được nghĩa của từ. Đây được xem là
chìa khóa để giải mã các lớp ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
1.2. Việc phân lập vốn từ của mỗi ngôn ngữ thành các trường từ vựng - ngữ nghĩa đã
tạo điều kiện dễ dàng cho việc phát hiện ra tính hệ thống cũng như các cơ chế thuộc về kết
cấu và ngữ nghĩa của bản thân ngôn ngữ ấy. Mặt khác, việc giải thích vốn từ của của một
ngôn ngữ phải được bắt đầu từ sự phân tích các nhóm từ hay lớp từ hoặc các trường từ
vựng ngữ nghĩa với tư cách là phạm vi từ vựng cơ sở. Đây cũng là một con đường nghiên
cứu của ngôn ngữ học hiện đại nhằm vận dụng rộng rãi quan niệm hệ thống cấu trúc và
những tư tưởng vĩ đại của F.Saussure vào nghiên cứu ngôn ngữ.

1.3. Trong ngôn ngữ học, việc dùng lí thuyết ngôn ngữ để nghiên cứu văn học là một
hướng nghiên cứu đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XX và tiếp tục duy trì và
phát triển đạt được nhiều thành tựu trong thế kỉ XXI. Nghiên cứu từ góc độ này tạo nên cái
nhìn đa chiều khi nghiên cứu, giúp cho việc tìm hiểu văn chương được toàn diện hơn.
Đồng thời, sự nghiên cứu này cũng góp phần củng cố và làm rõ hơn các lí thuyết ngôn
ngữ. Đây là một hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm rộng khắp của giới nghiên
cứu. Địa hạt mà ngôn ngữ học hướng tới nghiên cứu trong văn học rất đa dạng không giới
1


hạn ở một loại hình hay loại thể nào. Việc nghiên cứu về ngữ nghĩa của từ vẫn còn được
tiếp tục như một xu hướng tất yếu của khoa học nghiên cứu ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong văn
chương nghệ thuật có những nét đặc trưng riêng, là thứ ngôn ngữ đã được khúc xạ qua
lăng kính của người sáng tác. Hơn nữa, văn chương cũng luôn gắn liền với một bối cảnh
văn hóa nhất định, có những khi từ ngữ trong đó đã vượt ra khỏi ngữ nghĩa thông thường
để trở thành phương tiện tạo nghĩa biểu trưng. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong phạm vi
văn chương trong tương quan với văn hóa là một hướng nghiên cứu cơ bản hiện nay. Đây
được xem là hướng nghiên cứu khá độc đáo và mang lại cho người đọc những tri thức
mang tính đa chiều. Nghiên cứu theo phương thức này sẽ cho ta thấy được mối liên hệ mật
thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ và tư duy đã được khẳng định từ lâu.
1.4. Nghiên cứu ngữ nghĩa của từ trong văn học dân gian mà cụ thể trong phạm vi
đề tài này là loại hình ca dao tình yêu của người Việt cũng là một trong những
hướng nghiên cứu dùng lí thuyết ngôn ngữ để giải mã văn học. Nghiên cứu vấn đề
này, chúng tôi đi sâu phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc một
số trường nghĩa tiêu biểu trong ca dao tình yêu. Cụ thể trong phạm vi nghiên cứu
của luận án, chúng tôi tập trung làm rõ phân tích các nghĩa chuyển, sự chuyển
trường cũng như nghĩa biểu trưng của các từ ngữ tiêu biểu thuộc hai trường nghĩa
“thực vật” và “vật thể nhân tạo” trong ca dao tình yêu người Việt. Qua đó góp phần
tìm hiểu sâu hơn về ca dao tình yêu cũng như làm nổi bật những đặc điểm trong tư
duy văn hóa của người Việt xưa. Để chiếm lĩnh được nội dung, ý nghĩa của các lời

ca dao tình yêu cũng như để khám phá được nét độc đáo, tinh tế trong tâm hồn,
những nét đặc trưng trong văn hóa và tư duy của người Việt xưa người đọc cần có
một hệ tri thức phong phú và đa dạng. Trước hết người đọc cần nắm được đặc điểm
ngữ nghĩa của từ ngữ, sự chuyển nghĩa, chuyển trường cũng như nghĩa biểu trưng
của chúng. Điều này, theo chúng tôi, vừa có ý nghĩa về mặt lí luận (góp thêm tiếng
nói minh chứng cho hướng nghiên cứu mới trong ngôn ngữ đang được các nhà ngôn
ngữ học chú ý – mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn học), vừa có ý nghĩa về mặt thực
tiễn (giúp cho những người quan tâm đến từ vựng tiếng Việt, đặc biệt là những sinh
viên nghiên cứu về ngôn ngữ có được cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh ngôn ngữ
của người Việt trên bình diện nghĩa của từ).
2


Với những ý nghĩa trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Đặc điểm ngữ nghĩa của từ
ngữ trong ca dao tình yêu người Việt làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung tìm hiểu nghĩa chuyển, ý nghĩa biểu
trưng, cơ chế tạo nghĩa biểu trưng của từ ngữ ở trường nghĩa chỉ thực vật và vật thể
nhân tạo trong ca dao tình yêu người Việt. Qua đó, luận án sẽ chỉ ra những nét đặc
trưng trong bức tranh ngữ nghĩa của từ ngữ và những đặc trưng tư duy của người Việt
xưa về tình yêu trong ca dao tình yêu người Việt. Đồng thời, luận án cũng muốn làm
rõ những điểm tương đồng và sự phái sinh của các nghĩa biểu trưng mà từ ngữ trong
hai trường nghĩa tiêu biểu mang lại trên cơ sở các nghĩa biểu trưng được khái quát
trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu, xây dựng những cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài
luận án như các nghiên cứu về nghĩa của từ, sự chuyển nghĩa, trường nghĩa, trường
nghĩa “thực vật”, trường nghĩa “vật thể nhân tạo” và các nghiên cứu về nghĩa biểu

trưng.
- Thống kê, xác lập được hệ thống các tiểu trường, các nhóm từ thuộc hai trường
nghĩa chỉ “thực vật” và “vật thể nhân tạo”.
- Phân tích ngữ nghĩa của từ, sự chuyển trường của từ cũng như nghĩa biểu trưng
của các từ ngữ chỉ “thực vật” và “vật thể nhân tạo” tiêu biểu trong ca dao tình yêu
người Việt.
- Chỉ ra được đặc trưng văn hóa của dân tộc trong việc sử dụng từ ngữ chỉ thực vật,
vật thể nhân tạo để biểu trưng cho một số vấn đề trong ca dao tình yêu. Trên cơ sở
các nghĩa biểu trưng được nêu trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, chúng tôi
soi chiếu vào hệ thống các nghĩa biểu trưng có được trong CDTY người Việt. Qua
đó, làm rõ điểm tương đồng cũng như sự phái sinh các nghĩa biểu trưng trên cơ sở
các mẫu gốc. Đồng thời, các kết quả sẽ góp phần khẳng định về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ, tư duy và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với số lượng khảo sát là 6102 lời CDTY trên tổng số 11821 lời ca dao trong Kho
tàng ca dao người Việt, chúng tôi tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa của từ ngữ thuộc hai
trường nghĩa “thực vật” (là đại diện điển hình cho nhóm từ ngữ chỉ thế giới tự nhiên) và
trường nghĩa chỉ “vật thể nhân tạo”. Các từ ngữ chỉ thế giới tự nhiên vô cùng phong phú.
Trong đó, các từ ngữ chỉ TV là nhiều nhất nên chúng tôi chọn để nghiên cứu như một đại
diện của các từ ngữ chỉ giới tự nhiên được đặt trong tương quan với các từ ngữ chỉ VTNT.
Vấn đề nghiên cứu của đề tài là ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ TV và VTNT trong CDTY
người Việt. Ngữ nghĩa của từ ngữ là một phạm trù rất rộng với nhiều vấn đề khác nhau.
Tuy nhiên, các từ trong CDTY được dùng nhiều với nghĩa chuyển, những ý nghĩa ấy đã
vượt qua khỏi giới hạn nghĩa thông thường để biểu trưng cho những ý nghĩa nào đó trong
tương quan với văn hóa của đời sống xã hội. Luận án không hệ thống hóa các loại ngữ vì
nó quá phong phú. Trong quá trình phân tích ngữ nghĩa của từ, chúng tôi luôn đặt từ trong

các ngữ để làm rõ nghĩa của chúng. Cũng trong các ngữ, từ mới thể hiện được hết các ý
nghĩa. Trọng tâm của luận án là tìm hiểu về sự CN, YNBT của các từ chỉ “thực vật” và
“vật thể nhân tạo” được đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong các ngữ với hi vọng
làm rõ một phương diện ngữ nghĩa của từ ngữ trong CDTY người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngữ liệu được chọn nghiên cứu là các lời CDTY trong Kho tàng ca dao người Việt
(do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật làm chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 1998.
Sự khảo sát và phân tích sẽ tập trung vào các từ ngữ chỉ các loại thực vật, vật thể nhân tạo
xuất hiện trong CDTY người Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên
cứu sau:
4.1. Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp chính để giải quyết các vấn đề của luận án. Từ những nguồn
ngữ liệu đã thu thập, chúng tôi tiến hành phân tích miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa và nghĩa
biểu trưng của các từ ngữ tiêu biểu thuộc trường nghĩa “TV” và “VTNT” trong CDTY
người Việt.
4


4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa là phương pháp dùng để phân tích mối quan
hệ bình diện hệ thống – cấu trúc và bình diện hoạt động, chỉ ra sự khác biệt giữa
nghĩa bản thể và nghĩa liên hội, nghĩa sự vật – logic và nghĩa biểu trưng, sự biến đổi
ý nghĩa theo cả trục đồng đại và lịch đại. Khi xem xét nghĩa biểu trưng trong CDTY
cần so sánh đối chiếu các yếu tố trên trục hệ hình để thấy rõ hướng nghĩa biểu trưng
của từng nhóm từ ngữ dựa trên những đặc điểm tương đồng và khác biệt.
4.3. Thủ pháp phân tích ngữ cảnh
Đây là thủ pháp nhằm chỉ ra ngữ cảnh của một hiện tượng ngôn ngữ. Xem xét
từ ngữ trong ca dao tình yêu cần quan tâm đến các yếu tố ngôn ngữ nằm trong văn

bản mà từ ngữ được xét. Đó là các yếu tố thuộc về ngôn cảnh tình huống. Ngôn
cảnh tình huống là thế giới xã hội và tâm lí mà trong đó, ở một thời điểm nhất định
người ta sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời, khi xem xét đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ
cũng cần chú ý đến ngữ cảnh văn hóa. Đó là những tiền ước và tri thức nền. Tiền
ước chính là những hiểu biết chung về lịch sử, văn hóa, tập quán,… mà người giao
tiếp cần có được. Tri thức nền là sự hiểu biết và khả năng cảm nhận các hiện tượng
văn hóa của cả hai bên giao tiếp. Nó được coi là yếu tố không lời của quá trình giao
tiếp, chúng quện vào nhau trong văn bản của một tác phẩm ngôn ngữ. Khi phân tích
ngữ nghĩa của từ ngữ trong CDTY, chúng tôi xem xét đến cả ngữ cảnh tình huống
và ngữ cảnh văn hóa. Bởi nghĩa của từ đặc biệt là nghĩa biểu trưng chịu sự chi phối
rất lớn của ngữ cảnh.
4.4. Thủ pháp thống kê
Thủ pháp này nhằm xác định số lượng lời và lượt cũng như và tỉ lệ các từ
trong mỗi trường nghĩa, từ đó có thể xác lập được các tiểu trường trong các trường
nghĩa. Bên cạnh đó, thủ pháp này còn dùng để thống kê các từ ngữ được dùng với
nghĩa gốc, nghĩa chuyển, để từ đó xác lập YNBT và mối quan hệ với các loại ý
nghĩa đó.
Ngoài các phương pháp kể trên, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ học khác như phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương
pháp phân tích thành tố nghĩa…
5


5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lí luận
Với đề tài này, chúng tôi cho rằng kết quả đạt được sẽ góp phần làm sâu sắc hơn
về tính hệ thống cấu trúc, tính tầng bậc và tính giao thoa trong ngôn ngữ. Do đó, luận
án góp phần vào việc nghiên cứu lí thuyết về trường nghĩa, nghĩa chuyển, chuyển
trường, mối quan hệ giữa nghĩa của từ và YNBT, những giá trị văn hóa trong tiếng
Việt. Đồng thời giúp cho những nghiên cứu tiếp theo có thêm những cơ sở lý thuyết và

thực tiễn trong việc đi sâu hơn nghiên cứu trường nghĩa nói riêng và ngữ nghĩa của từ
tiếng Việt nói chung cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu mà luận án mang lại có thể sử dụng như một tài liệu phục
vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ và văn học trong nhà
trường. Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm một đường
hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung
cấp cho người làm công tác giảng dạy thêm một công cụ chiếm lĩnh văn chương từ
phương diện ngôn ngữ. Đồng thời, những kết quả này còn được sử dụng để nghiên
cứu về văn hóa cũng như làm sáng rõ các đặc trưng văn hóa của người Việt xưa
trong sự nhận thức về tình yêu và cuộc sống. Các kết quả nghiên cứu có thể phục vụ
cho việc biên soạn từ điển về nghĩa biểu trưng trong kho tàng ca dao Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa được các nhóm từ cơ bản, điển hình trong CDTY
người Việt. Từ đó, sẽ cho người đọc thấy được một bức tranh khái quát về hệ thống
các từ ngữ trong loại hình CDTY của người Việt.
- Luận án cũng xác lập và phân tích được nghĩa gốc, nghĩa chuyển, chỉ ra
được cơ chế CN của các từ ngữ tiêu biểu mang tính đại diện cho hệ thống các từ
ngữ trong CDTY người Việt.
- Trên cơ sở phân tích đặc điểm nghĩa của từ về các phương diện nghĩa gốc,
nghĩa chuyển, luận án cũng chỉ ra được cơ chế tạo nghĩa biểu trưng, YNBT của các
từ ngữ tiêu biểu trong nhóm từ chỉ TV và VTNT. Những phân tích này cũng góp
phần làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa và tư duy.
6


7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tình yêu

người Việt
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ vật thể nhân tạo trong ca dao
tình yêu người Việt

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Dẫn nhập
Nghĩa của từ và sự chuyển biến ý nghĩa của từ là một trong các vấn đề cơ bản của
ngôn ngữ học. Trong chương này, luận án sẽ điểm lại các xu hướng cũng như các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó xác định cơ sở lí luận có tính đường hướng
cho đề tài.
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ và nghĩa của từ
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ và nghĩa của từ trên thế giới
Có thể nói rằng từ, nghĩa của từ từ lâu đã trở thành vấn đề trọng tâm của ngôn
ngữ học nói chung và ngữ nghĩa học nói riêng. Từ và nghĩa của từ chính là một bộ
phận quan trọng của ngữ nghĩa học. Ngữ nghĩa học với tư cách là một bộ môn khoa
học độc lập được hình thành vào khoảng cuối thế kỉ XIX được đánh dấu bằng công
trình của M. Bréal – Essai de Sémantique (1877). Nhưng có thể thấy rằng, sự quan
tâm đến nghĩa của ngôn ngữ không phải chỉ đến cuối thế kỉ XIX mới xuất hiện mà
được bắt đầu từ rất sớm và kéo dài từ thời kì cổ đại cho đến nay với nhiều xu hướng
Trong thời kì Cổ Trung đại, từ cũng như ý nghĩa của từ đã trở thành một vấn
đề được quan tâm đặc biệt. Trong thời kì cổ đại, ngôn ngữ học, trong đó có vấn đề
về nghĩa khá phát triển ở Ấn Độ và các nhà khoa học châu Âu: Platon (429 – 347),
Aristole (384 – 322 trước CN) qua các công trình như Giải thích (On
Interpretation), Tu từ học (Rhetoric), Thi học (Poetics). Các cuộc tranh luận về sự
tương ứng giữa tên gọi với sự vật được biểu thị kéo dài từ thời kì cổ đại đến thời kì

trung đại. Giai đoạn tiếp theo chính là thời kì Phục hưng, sự phát triển mối quan
tâm về nghĩa tiếp tục trong các tác phẩm thời kì này, đặc biệt là trong thế kỉ Ánh
sáng. Một bước ngoặt quan trọng trong ngôn ngữ học thế kỉ XIX là sự khẳng định
và phát triển của khuynh hướng so sánh - lịch sử,... Từ giữa thế kỉ XX cho đến nay,
việc nghiên cứu ngữ nghĩa của từ ngữ vẫn diễn ra sôi nổi. Sự tranh chấp giữa việc
ủng hộ và phản đối nghiên cứu nghĩa của ngôn ngữ đã nghiêng về việc ủng hộ.
8


Nghiên cứu về nghĩa của từ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với nhiều xu
hướng và trường phái. Từ góc độ ngôn ngữ học cấu trúc, tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng
vấn đề và sự phát triển nghĩa của từ được chia thành ba thời kì chính gắn liền với tên tuổi
của các tác giả lớn cùng với những thành tựu nghiên cứu của họ. Đó là thời kì tiền cấu trúc
luận, thời kì cấu trúc luận và thời kì hậu cấu trúc luận.
Thời kì tiền cấu trúc luận, theo tác giả Lê Quang Thiêm, tác giả người Pháp Michel
Bréal với công trình Essai de Sesmantique (Science des significations) xuất bản năm 1877
được xem là người đi tiên phong trong nghiên cứu bộ môn khoa học này. Nghiên cứu
nghĩa của từ trong giai đoạn này chủ yếu được tiến hành nhằm mục đích phát hiện ra các
quy luật biến đổi nghĩa của từ, trước hết từ góc độ thời gian lịch sử.
Năm 1825, cuốn “Semasiology” (ngữ nghĩa học) được ra đời ở Đức, đó là cuốn sách
tập hợp các bài nghiên cứu của tác giả Reizig Berary về ngữ nghĩa. Bên cạnh đó, ngữ
nghĩa giai đoạn này cũng gắn với tên tuổi nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi như: Agathon
Benary, Karl Reisig, Oskar Hey, Friedrich Haase, …. Nghiên cứu của họ chủ yếu tập trung
vào vấn đề thay đổi nghĩa, những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nghĩa trên quan điểm
lịch sử [113, 14]. Đặc biệt, tác giả Reisig trong công trình của mình nghiên cứu về tiếng
Latinh (1839) đã cho rằng đối tượng của khoa học mà ông gọi là Semansiology cần phải là
những quy luật biến đổi nghĩa của từ. Có thể nói, giai đoạn này trong nghiên cứu nghĩa của
từ là giai đoạn nghiên cứu các quy luật biến đổi nghĩa từ vựng.
Tác giả đặt nền móng cho ngữ nghĩa học là nhà ngôn ngữ học người Anh Benjamin
Humphrey Smart. Ông được xem là người có đóng góp to lớn tới khoa học ngữ nghĩa với

một số bài nghiên cứu về khoa học này. Năm 1850, tác giả Horne Tooke đã xuất bản cuốn
sách “Metaphisical Etymology”. Và tác giả đã dùng từ Semasiology đặt tên cho bộ môn
này. Nghiên cứu về nghĩa và sự CN giai đoạn này cũng gắn liền với nhiều tác giả như: Ch.
Ogden, V. Lady Welly, I. Richard, Peirce,… Các tác giả đã lí giải cặn kẽ về nghĩa cũng
như sự thay đổi nghĩa theo quan điểm lịch sử. Đồng thời, họ cũng phân tích sâu hơn và đưa
ra các luận giải về các bình diện TH học [113, 14].
Cạnh đó, một trong những đóng góp lớn cho việc hình thành ngữ nghĩa học
trong thời gian này là công trình của V.F. Humboldt (1767 – 1835). Dưới cách nhìn
mới, V.F. Humboldt đặt lại vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Tư
9


tưởng này của V.F. Humboldt được mở ra tiếp tục trong các giả thuyết của Sapir –
Whorf (The Sapir – Whorf Hypothesis) và nhiều trường phái hậu V.F. Humboldt ở
thế kỉ XX. Thế giới quan thể hiện trong cấu trúc ngôn ngữ được gọi là bức tranh
ngôn ngữ về thế giới. Quan niệm bức tranh ngôn ngữ về thế giới của V.F.Humboldt
và những người kế tục tiếp tục trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của
miêu tả ngữ nghĩa học cuối thế kỉ XX.
Ngôn ngữ học cấu trúc đánh dấu sự trở lại vào những năm 20 của thế kỉ XX
với cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F. de Saussure (1916). Giai
đoạn này có rất nhiều các công trình nghiên cứu nổi tiếng của giả G. Stern, S. Uilimann,
A. Schaff… Nghiên cứu ngữ nghĩa đánh một dấu mốc quan trọng xác lập vị trí của mình
với các công trình của Bloomfield và Chomsky. Hai tác giả này đã tạo nên ảnh hưởng
quan trọng trong khuôn mẫu ở một ngôn ngữ học không cần ý nghĩa. Thời kì này, ngữ
nghĩa còn đi cùng với tâm lí thực nghiệm và logic toán. Nghiên cứu ngữ nghĩa gắn liền với
các nhà nghiên cứu như: A. Taski, B. Russell. G. Frege, R. Montague [113, 15].
Thời kì tiền cấu trúc luận và cấu trúc luận, các nghiên cứu đa số đều tập trung
vào vấn đề ngữ nghĩa và sự biến đổi ngữ nghĩa. Các nghiên cứu thời kì này xem xét
ngữ nghĩa của từ tách rời, biệt lập, không chú ý đến văn cảnh, ngữ cảnh. Dù ra đời
sau, với cái nhìn toàn diện và tích cực hơn về nghĩa của từ trong cấu trúc hệ thống

song các luận điểm mà họ đưa ra lại chịu nhiều ảnh hưởng của cấu trúc luận thuần
túy trong khi đó hoạt động hành chức lại là nhân tố đáng chú trọng.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học
trên thế giới bàn về sự phát triển ngữ nghĩa của từ. Trước hết, phải kể đến tác giả
người Anh Aitchison với cuốn Language change: Progress or Decay? [138] và
tác giả Crowley với cuốn An Introduction to Historical Linguistics [1402], ngoài
ra còn có công trình nghiên cứu An Introduction to Language [155] của tác giả
Fromkin… Qua các nghiên cứu này, các tác giả đặc biệt quan tâm đến sự phát
triển CN của từ dưới ảnh hưởng của tâm lí xã hội. Tác giả Lê Thị Thanh Tâm
trong luận án của mình [105] đã chỉ ra rằng việc nghiên cứu sự phát triển nghĩa
của từ của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài có thể tạm chia làm ba khuynh
hướng chính:
10


Thứ nhất là nghiên cứu theo logic học mà Paul là người khởi xướng với
bảng phân loại logic học các hiện tượng phát triển nghĩa, trong đó chú ý so sánh
nội dung khái niệm trước và sau khi biến đổi, đồng thời nêu lên mối quan hệ
logic giữa chúng; Thứ hai là nghiên cứu theo tâm lí học mà đại diện là Wundt
với sự giải thích hiện tượng phát triển nghĩa căn cứ vào đặc trưng tâm lí với
phương châm “việc nghiên cứu sự CN cuối cùng phải vĩnh viễn quy thành
nghiên cứu tâm lí”; Thứ ba là khuynh hướng nghiên cứu theo lịch sử do
Wellander đứng đầu với quan niệm: “sự CN là một quá trình lịch sử, chỉ khi nào
nó được chứng thực trong thực tế trưởng thành của nó, quá trình này mới được
trưởng thành một cách vừa ý”. Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này đã
trả lời câu hỏi ý nghĩa của từ đã nảy sinh như thế nào trong lịch sử. Họ cho rằng
kết quả của quá trình CN được bảo lưu trong ý nghĩa mới của từ [dt 105, 3].
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng CN theo các nhà nghiên cứu này là do sự
biến đổi lịch sử xã hội. Theo đó, tìm nghĩa mới của từ ở những giai đoạn khác
nhau của lịch sử là cách mà các tác giả thực hiện “sự chuyển hóa ý nghĩa là một

quá trình lịch sử, chỉ khi nào nó được chứng thực trong quá trình thực tế trưởng
thành của nó, quá trình này mới được trưởng thành một cách vừa ý” [dt 105,
tr.5]. Các tác giả cũng đưa ra các nhận định khác nhau về các hình thức phát
triển nghĩa của từ. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đại diện là
nhà ngôn ngữ học Crowley trong quyển An Introduction to Historical
Linguistics cho rằng: có bốn hình thức phát triển nghĩa: Mở rộng (broadening),
thu hẹp (narrowing), chia nhánh (bifurcation), và chuyển đổi (shift) trong tiếng
Anh [142, 149].
Trong lịch sử ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu cố gắng tập hợp và hệ thống hóa
những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển nghĩa của từ. Theo
Aitchison, có hai nguyên nhân chính: “nguyên nhân chủ quan (do đặc điểm thuộc về bản
chất của ngôn ngữ và tâm lí của người sử dụng) và nguyên nhân khách quan (yếu tố xã
hội)” [138, 106]. F. de Sausure nhấn mạnh: “phong tục của một dân tộc có tác động
mạnh đến ngôn ngữ và mặt khác, trong chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ
làm nên dân tộc” [151, 106]. Theo đó, nhiều nhà ngôn ngữ sau này cùng có quan điểm
11


với Saussure và Aitchison. Ngược lại, Fromkin và một số tác giả khác trong cuốn An
Introduction to Language cho rằng: “có hai nguyên nhân chính cho hiện tượng này là
do sự tái cấu trúc ngôn ngữ trong quá trình học tiếng của trẻ và sự thay đổi tâm sinh lí
của người học qua nhiều thế hệ” [153, 366]. Không đồng quan điểm trên, Lyons cho
rằng sự thay đổi xã hội là nguyên nhân chủ yếu của thay đổi trong ngôn ngữ [156, 213].
Tác giả Lê Quang Thiêm [114] đã tổng hợp về các vấn đề nghiên cứu về nghĩa của
từ trên thế giới. Tác giả chỉ ra rằng trong lịch sử ngữ nghĩa học từ khi ra đời, kể từ khi M.
Bréal đến nay, sự chuyển biến nghĩa của từ vẫn là một chủ đề quan trọng được nhiều tác
giả nghiên cứu. Có thể kể ra một vài quan niệm về vấn đề này như: quan niệm của G.
Stern, của S. Ullmann. Trong tác phẩm Nghĩa và sự biến đổi nghĩa (Meaning of Meaning)
với quan niệm “chúng ta có thể nghiên cứu nghĩa với sự thừa nhận nội dung tư tưởng của
nó và những yếu tố khác nhau tạo thành nội dung của nghĩa”. Stern cũng đã chia ra 7 lớp

hạng biến đổi nghĩa, 5 nguyên nhân và điều kiện biến đổi nghĩa. Các lớp hạng biến đổi
nghĩa bao gồm: 1. Sự thay thế (subsitution), 2. Sự loại suy (analogy), 3. Rút ngắn
(shortening), 4. Định danh (nomination), 5. Chuyển đổi (transfer – regular), 6. Sự đổi trật
tự (permutation), 7. Sự tương xứng (adequation). Tác giả cũng cho rằng trong 7 lớp trên thì
có 1 lớp thuộc về ngoài ngôn ngữ (external). Còn 6 lớp còn lại là trong ngôn ngữ (internal),
ở đó sự CN xảy ra do hoạt động nói năng, nó được hình thành như một sản phẩm của sự
tổng hợp lời nói. Trong 6 nguyên nhân và điều kiện CN, tác giả cũng phân biệt nguyên
nhân ngôn ngữ, nguyên nhân phi ngôn ngữ, nguyên nhân tâm lí xã hội. Tròn 20 năm sau
công trình của Stern, chúng ta bắt gặp một quan niệm của một tác giả ngữ nghĩa học khá
quen thuộc: Stephen Ulmannn trong tác phẩm “Những nguyên lí của ngữ nghĩa học”
(1951). Trong tác phẩm, ông đã nêu ra các nhân tố và nguyên nhân của sự chuyển biến ý
nghĩa. Theo Ulmann, đó là 6 nhân tố sau: cách gián đoạn di truyền (discontinuous) từ thế
hệ này qua thế hệ khác, 2. Sự mơ hồ trong ý nghĩa (vagueness), 3. Mất nguồn đối (loss of
motivation), 4. Tồn tại đa nghĩa – một yếu tố linh hoạt (flexibility) trong ngôn ngữ, 5. Văn
cảnh tối nghĩa (ambiguous contexts) và 6. Nhân tố quan trọng nhất là cấu trúc của vốn từ
(structure of the vocabulary). Ulmann nêu ra 4 nguyên nhân chính và các tiểu nguyên nhân
ở trong đó. Cuối cùng, tác giả cũng chỉ ra đặc điểm bản chất và hậu quả của sự chuyển
biến ý nghĩa. Tác giả cũng phân tích về bản chất của sự CN [114]. Ngoài ra, chúng ta còn
12


bắt gặp cách phân loại sự thay đổi ý nghĩa của V. A. Zvegincev, Meillet, Sperber,… Cần
nhấn mạnh một điều rằng, trong lịch sử nghiên cứu, nguyên nhân của sự CN có lúc này
hoặc lúc khác nhấn mạnh tách rời hai nhân tố biểu cảm và hiệu quả. Thời kì ngữ nghĩa học
mới ra đời (tạm gọi là thời tiền cấu trúc luận) thường nhấn mạnh vào nhân tố biểu cảm.
Thời kì cấu trúc luận lại nhấn mạnh vào nhân tố hiệu quả.
Một xu hướng khác trong nghiên cứu từ ngữ là nghiên cứu về vấn đề trường
từ vựng – ngữ nghĩa, đó là một trong những lí thuyết ngôn ngữ hết sức quan trọng
của ngôn ngữ học, được các nhà ngôn ngữ đề cập đến từ rất sớm. Lí thuyết này
được ra đời trên cơ sở các luận điểm về ngôn ngữ học được hình thành từ trước đó.

Công trình đầu tiên trên thế giới theo hướng này là Kho từ ngữ tiếng Anh
(Thésaurus of English Words and Phrases) của P. A. Roget. Đây là công trình nói
về cách tiếp cận nghĩa từ vựng ở trường – tầng nghĩa vĩ mô. Tiếp sau Roget, cũng ở
Anh là hai tác giả C. K. Ogden và I. A. Richards. Hai tác giả có công trình Ngữ
nghĩa học lớn trước đó đã tuyển chọn, tập hợp 1993 từ được gọi là từ cơ sở trong
cuốn Tiếng Anh cơ sở vào năm 1928. Và nói đến trường nghĩa không thể không nói
đến giả thuyết về “tính tương đối ngôn ngữ” do Sapir (1921) và Whorf (1956) khởi
xướng. Sapir và Whorf đã làm sáng tỏ quan niệm coi ngôn ngữ là cái phản ánh tinh
thần của một dân tộc nào đó. Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống từ vựng riêng. Hệ
thống từ vựng này phản ánh cách chia thực tế khách quan và phạm trù hóa hiện thực
riêng của dân tộc ngay trong bản thân nghĩa của các từ. Năm 1986, nhà nghiên cứu
M.Pokrovxkij đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu từ vựng một cách hệ thống. Ông chia các
trường trên cơ sở sử dụng đồng thời cả ba tiêu chí: 1. Nội dung (các từ có quan hệ
với cùng “một phạm vi biểu tượng” theo lời của M.Pokrovxkij), 2. Sự đồng nhất, 3.
Quan hệ hình thái học. Từ những năm 90 của thế kỉ XIX ông đã có sự phân chia
trường dựa trên ba tiêu chí kể trên. Nhưng lí thuyết về trường ngữ nghĩa chỉ thực sự
được nghiên cứu vào những năm 20 của thế kỉ thứ XX, bắt nguồn từ những lí thuyết
ngôn ngữ học của V.F. Humboldt và F. de. Saussure. Các nhà ngôn ngữ khác như
G. Ipsen (1924), A. Jolles (1934), W. Porzig (1934), Talmy (1981), Langacker
(1987) và Lakoff (1987)… Đặc biệt I. Trier (1934) được coi là người mở ra một giai
đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học. I. Trier là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ
13


“trường nghĩa (semantic field)” trong ngôn ngữ học. Tác giả không dùng khái niệm
trường ngữ nghĩa mà chỉ nói tới trường khái niệm và trường từ vựng. Lí thuyết
trường nghĩa của ông thường được coi là trường đối vị (dọc).
Theo đánh giá của tác giả Đỗ Hữu Châu thì những giá trị lí thuyết “trường”
của Trier cũng chỉ dừng lại ở mức độ gợi ý. Điều này xuất phát từ nguyên nhân
trong đó có việc Trier không phân biệt ý nghĩa với khái niệm, các lớp ý nghĩa, từ

với khái niệm và quan niệm quá dứt khoát về ranh giới của trường khái niệm và các
“vùng” khái niệm của từ với nhau. Đặc biệt là cách sử dụng các tư liệu cổ thiếu thận
trọng để đối chiếu hai trạng thái khác nhau của cùng một trường khiến cho những
kết luận của Trier dễ bị phản bác và phương pháp của ông không được vận dụng
một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, với những nghiên cứu của mình, Trier đã “mở ra
một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học”. Sau I. Trier, một số nhà ngôn ngữ
khác như Weisgerber, John Lyons cũng đã có những quan niệm bổ sung cho lí
thuyết trường. John Lyons trong cuốn Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết đã đưa ra
được một định nghĩa về ý nghĩa của từ (sense) có phần khoa học hơn: “cái mà ta
cho ta là ý nghĩa của một đơn vị từ vựng là toàn bộ tập hợp các quan hệ ý nghĩa
giữa nó với các đơn vị khác trong từ vựng” [60, 672]. Trên cơ sở quan niệm này,
Lyons đã miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của các từ trong hệ thống từ vựng bằng các
quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, đa nghĩa,… Một số nhà ngôn ngữ học sau
này đã phân chia hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thành trường nghĩa ở nhiều
cấp độ lớn nhỏ khác nhau dựa vào nét nghĩa phạm trù chung nhất đến các nét nghĩa
phạm trù nhỏ hơn rồi các nét nghĩa loại, hạng và nét nghĩa riêng biệt. Nhìn chung,
khi nghiên cứu về trường nghĩa, các nhà ngôn ngữ học đều dựa vào các quan hệ dọc
của các đơn vị ngôn ngữ.
W. Porzig – nhà ngôn ngữ học người Đức đã phát triển một ý tưởng lí thuyết
trường nghĩa được các học giả khác gọi là trường cú pháp “In contrast with Trier’s
theory, another German linguist Porzig developed a notion of semantic field which
is called syntactic field by some scholars”. Cái cốt lõi của lí thuyết trường nghĩa cú
pháp là các thành phần trong một ngữ đoạn không chỉ có mối quan hệ về ngữ pháp
mà còn có quan hệ về ngữ nghĩa.
14


Những lí thuyết về trường nghĩa của J. Trier và W. Porzig là những lí thuyết cơ sở,
nền tảng. Những lí thuyết này có những điểm đồng nhất và khác biệt nhất định. Kể từ khi
công trình đầu tiên đề cập trực tiếp đến lí thuyết trường nghĩa của M. P. Roget ra đời đến

nay đã trải qua một thế kỉ rưỡi. Nhưng hầu như những nghiên cứu về trường chỉ thuộc bình
diện miêu tả đồng đại.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ và nghĩa của từ trong Việt ngữ học
Trải qua ba thời kì là tiền cấu trúc luận, cấu trúc luận, hậu cấu trúc luận, việc nghiên
cứu ngữ nghĩa của ngôn ngữ đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ cuối thế
kỉ XIX đến nay. Ở Việt Nam từ năm 1954, từ vựng học đã trở thành vấn đề rất được quan
tâm nghiên cứu, các giáo trình nghiên cứu về vấn đề này lần lượt ra đời như Từ vựng học
tiếng Việt hiện đại và Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại của Nguyễn Văn Tu, Từ vựng – Ngữ
nghĩa tiếng Việt, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng,… của Đỗ Hữu Châu, Từ năm 1978 trở đi,
một loạt các cuốn sách, các luận án phó tiến sĩ nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt ra đời của
các tác giả như: Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Đức
Tồn, Lê Quang Thiêm, Hà Quang Năng, Phạm Hùng Việt, Đỗ Việt Hùng,…
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới,
ở Việt Nam, vấn đề nghĩa của TH ngôn ngữ được rất nhiều các tác giả quan tâm. Tác giả
Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại đã hệ thống các quan niệm
khác nhau về nghĩa [125, 93 - 97]. Theo đó, tác giả đã chia các quan niệm khác nhau này
theo 7 khuynh hướng chính (1) Nghĩa là đối tượng: Theo quan điểm này thì mối quan hệ
giữa từ và đối tượng là rất khăng khít. Mỗi từ phải có một nghĩa và mỗi sự vật phải có một
tên; (2) Nghĩa là biểu tượng: Nghĩa của từ không quan hệ trực tiếp với đối tượng mà chính
là biểu tượng của nó. Nghĩa được coi một cách máy móc là tổng hợp những biểu niệm; (3)
Nghĩa của từ là khái niệm; (4) Nghĩa của từ là quan hệ giữa TH và đối tượng; (5) Nghĩa là
chức năng của TH – từ; (6) Nghĩa của từ là bất biến thể của thông tin; (7) Nghĩa là phản
ánh hiện thực: Nghĩa của từ được coi là sự phản ánh của vật khách quan vào trong ý thức
của người ta. Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đã khẳng
định: “Cái gọi là nghĩa của từ không phải là một khối phân hóa mà được xem là một “vi
hệ thống” chia thành nhiều lớp nghĩa. Thứ nhất là lớp nghĩa bao gồm những yếu tố cố
định, chung cho mọi thành viên trong xã hội và đã đi vào mạng quan hệ ngữ nghĩa của từ
15



vựng tức là đã cấu trúc hóa. Lớp nghĩa này lại được chia thành nghĩa từ vựng và nghĩa
ngữ pháp. Thứ hai là lớp nghĩa xã hội – tâm lí (còn gọi là nghĩa liên hội, nghĩa liên tưởng)
là những nghĩa chưa cố định, mang tính chất lâm thời, cá nhân” [19, 96].
Tác giả Lê Quang Thiêm trong cuốn Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ 1945
đến 2005 [114] đã phân tách hệ thống nghĩa của từ thành những bộ phận hợp thành có
thứ bậc rõ ràng rồi tiến hành mô tả phân tích chúng một cách cụ thể. Theo đó, “nghĩa
từ vựng của từ là một hệ thống, hệ thống này gồm hai kiểu: hệ thống nghĩa của từ một
nghĩa, hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa. Nghĩa (meaning) của từ là một tồn tại, nhưng
không phải là đơn nhất mà có thể chia ra các bộ phận hợp thành là nét nghĩa
(semantic feature), “khi nét nghĩa tham gia tạo thành hệ thống nghĩa thì nó là thành tố
tạo lập nghĩa. Nét nghĩa kết hợp với nhau để tạo thành nghĩa như là một hệ thống. Cấp
hệ này là hệ thống nghĩa của từ đơn nghĩa”. Trong hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa thì
“ngoài hệ thống của từng nghĩa riêng trong từ lại còn có hệ thống các nghĩa mà mỗi
nghĩa là thành tố tạo thành hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa”. Các nghĩa của một từ đa
nghĩa tạo thành một cấp hệ cao hơn – tức là nghĩa là thành tố. Tác giả gọi cấp hệ này là
hệ thống cấp 2 để phân biệt với hệ thống cấp 1 là hệ thống nghĩa của từ đơn nghĩa mà
nét nghĩa là thành tố. Nét nghĩa chính là yếu tố cơ sở của nghĩa từ vựng. Như vậy nghĩa
của từ và nét nghĩa là những thành tố của các cấp hệ khác nhau như tầng nghĩa, trường
nghĩa. Tổ hợp nét nghĩa tạo thành nghĩa. Đây chính là điểm gặp gỡ trong tư tưởng của
nhiều nhà nghiên cứu” [114, 11].
Như vậy, có thể thấy rằng xung quanh vấn đề nghĩa của từ còn khá nhiều quan niệm
và các cách biện giải khác nhau. Do vậy, khi nghiên cứu nghĩa của từ cần phải có những
quan điểm chung để có sự nhất quán trong việc xem xét và giải quyết vấn đề. Nói đến
nghĩa của từ (thực từ) như một TH, trong ngôn ngữ học, thường người ta muốn nói đến
mối liên hệ (quan hệ) tồn tại trong ý thức của chúng ta giữa TH – từ với cái mà nó biểu thị.
Nếu mối liên hệ này là giữa vỏ ngữ âm của TH – từ với cái phản ánh của sự vật trong ý
thức của chúng ta thì đó là nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu – significative meaning). Nếu
đây là mối liên hệ giữa một bên là vỏ ngữ âm và nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu) với một
bên là sự vật thì được gọi là nghĩa biểu vật (denotative meaning). Trong từ vựng ngữ nghĩa
học, người ta thường chỉ bàn đến nghĩa biểu niệm và gọi tắt là nghĩa của từ.

16


Nghiên cứu ngữ nghĩa của từ, ở Việt Nam còn có một hướng nghiên cứu nữa, đó là
nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa. Đó chính là kết quả của quá trình CN của từ. Đây là
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Theo chúng tôi, hầu hết các công
trình nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của từ đều bàn đến các nội dung như: hướng CN,
nguyên nhân CN, các phương thức phát triển nghĩa, mối quan hệ giữa nghĩa cũ và nghĩa
mới. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế
giới bàn về sự phát triển ngữ nghĩa của từ. Ở Việt Nam, xu hướng này đang phát triển
mạnh mẽ và trở thành nhiều đề tài trong các công trình khoa học. Ở trong nước cũng có rất
nhiều nhà khoa học nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của từ. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp
trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học [36] và Từ vựng học tiếng Việt [38] đã trình bày khá
chi tiết về hiện tượng phát triển ngữ nghĩa của từ, ông gọi đó là hiện tượng chuyển đổi
nghĩa của từ. Tác giả đã trình bày cụ thể và chi tiết về sự phát triển nghĩa của từ ở các nội
dung: nguyên nhân của sự CN, các hướng CN, kết quả của sự CN. Ở Việt Nam có thể kể
đến các công trình nghiên cứu về vấn đề sự phát triển ngữ nghĩa như [9], [52], [53],…
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của từ, các tác giả thường chú
ý đến các vấn đề sau:
Thứ nhất là: Khi nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của từ trong các ngôn ngữ, các
nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước đặc biệt chú ý tới các phương thức CN của từ. Đại
đa số các nhà ngôn ngữ đều chỉ ra rằng có hai phương thức CN dựa trên quan hệ liên
tưởng tương đồng và liên tưởng tương cận đó là phương thức CN ẩn dụ và phương thức
CN hoán dụ.
Thứ hai là: Khi bàn về sự phát triển nghĩa của từ, các nhà khoa học cũng đề
cập đến vấn đề nguyên nhân của sự phát triển nghĩa. Ở Việt Nam, tác giả Đỗ
Hữu Châu cho rằng sự phát triển nghĩa của từ tiếng Việt là do nguyên nhân đơn
giản nhằm đáp ứng nhu cầu tạo thêm từ mới, giải quyết mâu thuẫn giữa một bên
là tính vô hạn của sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan với một bên là tính
hữu hạn của các yếu tố ngôn ngữ [19, 98]. Tác giả Đỗ Hữu Châu đã bàn đến vấn

đề “động lực thúc đẩy sự CN”. Ông có đề cập đến một số trường hợp như: 1. Do
bản thân sự thay đổi của sự vật hiện tượng được gọi tên làm cho từ phải thay đổi
cấu trúc khái niệm; 2. Do sự kiêng kị cũng khiến nghĩa của từ biến đổi. Song
17


×