BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
--------------
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
– NGHIÊN CỨU CHO CÁC TỈNH THÀNH KHU VỰC PHÍA NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN
TS. TRẦN ANH HOA
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại:
Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Việt
Phản biện 1 : .....................................................
..........................................................................
Phản biện 2 : .....................................................
..........................................................................
Phản biện 3 : .....................................................
..........................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại
..........................................................................
Vào hồi
giờ
ngày
tháng
năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :…………….………………
(ghi tên các thư viện nộp luận án)
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển bền vững là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, đó là “sự phát triển
có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai” (Keeble, 1988, tr.20). Ở các nước phát triển, kinh tế xanh đã trở thành xu hướng
kinh doanh, trong khi đó phần lớn các nước đang phát triển lại tạm thời ưu tiên cho mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, và hoạt động của các DNSX có thể sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt cho môi trường
(O’Neill và cộng sự, 2005). Tuy nhiên dưới áp lực của tất cả các bên liên quan, các doanh nghiệp đã
tiến hành kinh doanh ngày càng có trách nhiệm hơn. Vì vậy, để phục vụ cho việc ra quyết định kinh
doanh, ngoài các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận như trước đây, nhà quản trị còn cần thêm
các thông tin liên quan đến môi trường. Kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) xuất hiện vào những
năm 1970, có thể cung cấp thông tin để đáp ứng yêu cầu này (Mohd và cộng sự, 2012). Thực hiện
KTQTMT không chỉ giúp các tổ chức tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường mà còn mang lại cho
nhiều lợi ích cho tổ chức, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững (Delmas và Toffel, 2008).
Ngày nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được toàn cầu quan tâm, vì vậy trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp thường chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc thảo luận (Sadeghzadeh, 1995). Ở
Việt Nam, thời gian qua tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, các vụ việc ô
nhiễm MT gây bức xúc dư luận có chiều hướng gia tăng. Theo Bộ tài nguyên và môi trường (2016,
tr.28), bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn,
lỏng, khí và chất thải độc hại khác.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một vùng kinh tế có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh
tế của cả nước. Năm 2016, mức tăng trưởng của vùng gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nước, tỷ lệ
đóng góp vào ngân sách chiếm tới 60% (Bùi Ngọc Hiền, 2017). Tuy nhiên, cùng với quá trình phát
triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã và đang chịu nhiều áp lực về môi trường. Theo các số liệu
công bố, ở nhiều nơi mức ô nhiễm cao hơn 4 – 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép (Mạc Thị Minh Trà,
2014). Trước tình hình này việc giám sát của chính phủ, các cơ quan quản lý, truyền thông và công
chúng đối với việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân sẽ ngày càng gia tăng.
Với vai trò là phương tiện để các DN có thể quản lý hoạt động kinh doanh và môi trường,
KTQTMT đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và
nhà nghiên cứu. Là một nhánh kế toán tương đối mới, các nghiên cứu liên quan đến KTQTMT vẫn
còn rất khiêm tốn (Bouma và Van der Veen, 2002). Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thực hiện
KTQTMT ở các nước đang phát triển (Herzig và cộng sự, 2012). Riêng ở Việt Nam, KTQTMT là một
lĩnh vực mới cả trong nghiên cứu lẫn ứng dụng thực tiễn. KTQTMT vẫn chưa phổ biến ở các DN và
rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về KTQTMT (Phạm Thị Bích Chi và cộng sự, 2016).
Như vậy, với các lý do: (1) Xu hướng phát triển bền vững của xã hội hiện đại; (2) Vai trò và lợi
ích của KTQTMT; (3) Nhu cầu cần thông tin về MT của nhà quản trị; (4) Thực trạng ô nhiễm MT tại
các khu, cụm, điểm công nghiệp ở vùng KTTĐ phía Nam; và (5) Thiếu các nghiên cứu về nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện KTQTMT, tác giả đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện Kế
toán quản trị môi trƣờng tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam – Nghiên cứu cho các tỉnh
thành khu vực phía Nam”. Nghiên cứu này sẽ khám phá mối liên hệ giữa các nhân tố đến thực hiện
KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các
DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các
tỉnh thành khu vực phía Nam.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các
DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể như sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực
phía Nam hiện nay như thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Việc thực hiện KTQTMT và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTMT.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được giới hạn trong phạm vi các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. Thời gian
nghiên cứu trong khoảng từ tháng 12/2014 đến 4/2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng, được thực hiện thông qua 2 giai đoạn.
1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia. Giai đoạn
nghiên cứu định tính nhằm giải quyết mục tiêu: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián
tiếp) đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, (2) hoàn thiện thang
đo thực hiện KTQTMT và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT.
2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng
phiếu khảo sát và sử dụng các phần mềm SPSS, AMOS để hỗ trợ xử lý dữ liệu. Giai đoạn nghiên cứu
định lượng nhằm giải quyết mục tiêu: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện
KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học: Thứ nhất, nghiên cứu này bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện KTQTMT. Thứ hai, ngoài các ảnh hưởng trực tiếp, nghiên cứu này còn phân tích
ảnh hưởng trung gian của các nhân tố đến việc thực hiện KTQTMT. Thứ ba, nghiên cứu này đã phân
tích mối quan hệ giữa các nhân tố từ hai bối cảnh khác nhau (bối cảnh tổ chức và bối cảnh thể chế),
thông qua việc kiểm tra ảnh hưởng của yếu tố nhận thức về sự biến động của MTKD đến áp lực mô
phỏng trong quá trình đẩy mạnh việc thực hiện KTQTMT.
* Ý nghĩa thực tiễn: Ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực nghiên cứu mới và chưa thu hút được
nhiều sự quan tâm, nghiên cứu này được coi là kịp thời và phù hợp. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp
các hàm ý cho các DNSX trong việc thực hiện KTQTMT. Nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức
cho nhà quản trị tại các DNSX trong việc SXKD có trách nhiệm với môi trường. Kiến thức thu được
từ nghiên cứu có thể thúc đẩy thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam
nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm các nội dung:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và một số hàm ý.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
1.1.1 Các nghiên cứu hƣớng dẫn thực hiện KTQTMT
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT đã trình bày khái niệm, phân loại thông tin
môi trường, phương pháp xác định chi phí (CP), thu nhập (TN) môi trường và các hướng dẫn về
KTQTMT. Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như: USEPA (1995); Gray và cộng sự (1996),
Epstein (1996a), Sefcek và các cộng sự (1997); Elkington (1997); UNDSD (2001); Burritt và cộng sự
(2002); Lamberton (2005); IFAC (2005). Các nghiên cứu này đã trình bày nhiều khái niệm về
KTQTMT và hiện nay vẫn chưa có khái niệm được thống nhất chung. Tuy nhiên, những khái niệm do
UNDSD (2001) và khái niệm do IFAC (2005) đề xuất được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về
KTQTMT (Schalteger và cộng sự, 2011).
Thuộc nhóm các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT còn có các nghiên cứu về
phương pháp xác định CPMT. Trong đó có thể kể đến các dòng nghiên cứu như: (1) Kế toán chi phí
(KTCP) theo dòng vật liệu (Schaltegger và Buritt, 2000; UNDSD, 2001; Bộ Môi trường Đức (Federal
Environment Ministry - Germany), 2003; IFAC, 2005); (2) KTCP theo chu kỳ sống (Schaltegger và
Buritt, 2000; Parker, 2000), (3) KTCP theo mức độ hoạt động (Stuart và cộng sự, 1999), (4) KTCP
đầy đủ (Epstein,1996b; Bebbington và cộng sự, 2001), và (5) KTCP toàn bộ (USEPA, 1995). Các
nghiên cứu phân loại chi phí theo nhóm (1), (2) và (3) nhằm phục vụ cho mục tiêu phân tích chi phí,
còn các nghiên cứu phân loại theo nhóm (4) và (5) nhằm phục vụ cho mục tiêu thẩm định dự án đầu
tư.
1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT chủ yếu dựa vào nghiên
cứu của UNDSD (2001) và IFAC (2005). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào khái niệm, phân
loại, phương pháp xác định CP, TN môi trường và hạch toán các khoản CP, TN môi trường, hoặc rút
ra bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác để hình thành những hướng dẫn về KTQTMT. Có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu nổi bật như: Nguyễn Chí Quang (2003); Trần Thị Hồng Mai (2012);
Phạm Đức Hiếu (2010); Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Đức Loan (2013); Huỳnh Đức Lộng (2015);
Hoàng Thị Bích Ngọc (2014); Huỳnh Đức Lộng (2016).
1.1.2 Các nghiên cứu vận dụng Kế toán quản trị môi trƣờng
1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Thời gian qua, rất nhiều tác giá quan tâm đến việc vận dụng KTQTMT trong các tổ chức khác
nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Deegan và cộng sự (1996); Brown và Deegan
(1998); Verschoor (1998); Bartolomeo và cộng sự (2000); Frost và Wilmshurst (2000); Frost và
Seamer (2002); Burritt, Hahn và Schaltegger (2002); Masanet-Llodra (2006); Burritt và Saka (2006);
Kokubu và Nashioka (2008).
4
1.1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu vận dụng KTQTMT trong các DN vẫn còn rất ít Phạm Thị Bích
Chi và cộng sự (2016). Các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến phương pháp hạch toán CPMT tại các
DN thuộc một lĩnh vực cụ thể. Thuộc nhóm này, có các nghiên cứu sau: Nguyễn Thị Ánh Tuyết và
Nguyễn Chí Quang (2006); Bùi Thị Thu Thủy (2010); Phạm Hoài Nam (2016); Hoàng Thị Bích Ngọc
(2017)
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ MÔI TRƢỜNG
Hiện nay đã có một vài nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTMT tại các DN. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT của các tác giả
như: Ferreira và cộng sự (2010); Chang và Deegan (2010); Qian và cộng sự (2011); Jalaludin và cộng
sự (2011); Christ và Burritt (2013); Alkisher (2013); Jamil và cộng sự (2015); Mokhtar và cộng sự
(2016); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Nga (2016); Nguyễn Thị Hằng Nga
(2018a); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018b) …v.v sẽ cung cấp bằng chứng và sự hiểu biết toàn diện hơn
cho những nhà hoạch định chính sách và những người ủng hộ thực hiện KTQTMT.
Các nghiên cứu trước chủ yếu sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế để giải thích
việc thực hiện KTQTMT. Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT được rút ra từ các
nghiên cứu trước, có 6 nhân tố phổ biến được nhiều tác giả ủng hộ, đó là: ALCE, ALQC, ALMP,
Nhận thức về sự biến động của MTKD, CLMT và Sự phức tạp của nhiệm vụ. Theo đề xuất của Al
Kisher (2013), có thể phân loại các nhân tố này thành hai nhóm, bao gồm: nhóm nhân tố thuộc lý
thuyết ngẫu nhiên (bối cảnh tổ chức) và nhóm nhân tố thuộc lý thuyết thể chế (bối cảnh thể chế).
1.2.1 Các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế (Institutional Context)
Dựa trên nghiên cứu trước đây sử dụng lý thuyết thể chế để phân tích mức độ ảnh hưởng của
áp lực bên ngoài đến các tổ chức trong thực hiện KTQTMT, có ba nhân tố chính thuộc bối cảnh thể
chế được lựa chọn để phân tích. Các nhân tố này bao gồm áp lực cưỡng ép (ALCE), áp lực quy chuẩn
(ALQC) và áp lực mô phỏng (ALMP).
1.2.1.1 Áp lực cưỡng ép (Coercive pressure)
Áp lực cưỡng ép là một nhân tố quan trọng của lý thuyết thể chế để giải thích sự đổi mới ở
một tổ chức (DiMaggio và Powell, 1983; Delmas và Toffel, 2004b). Một số tác giả đã tìm thấy ảnh
hưởng của ALCE đến thực hiện KTQTMT như: Ambe (2007); Chang và Deegan (2010), Qian và cộng
sự (2011), Alkisher (2013), Jamil và cộng sự (2015); Nguyễn Thị Nga (2016); Phạm Thị Bích Chi và
cộng sự (2016); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a).
1.2.1.2 Áp lực quy chuẩn (Normative pressure)
Sức ép áp lực quy chuẩn của các hiệp hội nghề nghiệp là một nhân tố thuộc bối cảnh thể chế,
rất quan trọng trong các nghiên cứu trước (DiMaggio và Powell, 1983; Chang và Deegan, 2010). Các
tác giả Ambe (2007), Qian và cộng sự (2011), Jalaludin và cộng sự (2011), Alkisher (2013), Phạm Thị
Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) nhận thấy rằng mức độ thực hiện
KTQTMT bị ảnh hưởng đáng kể bởi ALQC.
1.2.1.3 Áp lực mô phỏng (Mimetic pressure)
Áp lực mô phỏng là một trong các nhân tố thuộc lý thuyết thể chế, đã được một số tác giả như
Qian và cộng sự (2011); Jalaludin và cộng sự (2011); Jamil và cộng sự (2015); Phạm Thị Bích Chi và
cộng sự (2016) nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đến thực hiện KTQTMT.
5
1.2.2 Các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức (Organizational Context)
Các tác giả Ferreira và cộng sự (2010), Chang và Deegan (2010), Qian và cộng sự (2011),
Alkisher (2013), Christ và Burritt (2013), Mokhtar và cộng sự (2016) đã nghiên cứu rất nhiều các nhân
tố thuộc bối cảnh tổ chức ảnh hưởng đến việc cải tiến kỹ thuật và hành chính của các doanh nghiệp.
Dựa trên các tài liệu liên quan đến thực hiện KTQTMT, ba biến chính thuộc bối cảnh tổ chức
được lựa chọn để phân tích thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, đó
là: chiến lược môi trường (CLMT), nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh (MTKD) và
sự phức tạp của nhiệm vụ. Các biến này được chọn bởi vì trong các nghiên cứu trước đây là các nhân
tố quan trọng đã được đề xuất hoặc được phát hiện có ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT.
1.2.2.1 Nhận thức về sự biến động của Môi trường kinh doanh (Business environmental
uncertainty)
Môi trường kinh doanh (MTKD) là một nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức trong các nghiên cứu
sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên (Chenhall, 2003). Nếu một tổ chức trải qua mức độ biến động về MTKD
cao, nó có thể phải đổi mới hệ thống KT nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc ra quyết định để giảm
thiểu ảnh hưởng của MTKD và quản lý các chi phí liên quan (Gul và Chia, 1994). Nhận thức về sự
biến động của MTKD được tìm thấy là biến giải thích lớn đối với thực hiện KTQTMT trong một số
nghiên cứu như Chenhall (2003); Qian và cộng sự (2011); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018b).
1.2.2.2 Chiến lược môi trường (Environmental strategy)
Liên quan đến KTQTMT, Parker (1997) cho thấy thực hiện KTQTMT có thể tùy thuộc vào
chiến lược môi trường của tổ chức. Kết quả này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Ferreira
và cộng sự (2010), Qian và cộng sự (2011); Cadez và Guilding (2012), Christ và Burritt (2013),
Alkisher (2013). Gần đây, Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018b) đã
tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của CLMT đến thực hiện KTQT CPMT tại các DNSX ở Việt Nam.
1.2.2.3 Sự phức tạp của nhiệm vụ (Task complexity)
Công việc của tổ chức (thường được gọi là nhiệm vụ tổ chức) liên quan đến loại công việc
được thực hiện bởi một tổ chức (Daft và Macintosh, 1978). Nhiệm vụ bao gồm các thành phần: mức
độ phức tạp của quá trình thực hiện nhiệm vụ, số lượng thời gian suy nghĩ cần thiết để giải quyết các
vấn đề liên quan đến công việc, và kiến thức cần có để thực hiện nhiệm vụ (Perrow, 1967). Liên quan
đến KTQTMT, kết quả nghiên cứu của Woodward (1965); Chang và Deegan (2010), Qian và cộng sự
(2011) cho thấy thực hiện KTQTMT có liên quan chặt chẽ đến sự phức tạp của nhiệm vụ.
1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Về đối tƣợng khảo sát
Các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng và thực hiện KTQTMT đã chú ý nhiều đến quan
điểm của nhà quản trị hơn so với đối tượng khác. Việc chỉ tập trung nghiên cứu dựa vào quan điểm
của nhà quản trị là chưa đủ để giải thích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng và thực hiện
các KTQTMT, do đó cần phải có thêm những nghiên cứu dựa trên quan điểm của các đối tượng khác.
1.3.2 Về kết quả của các nghiên cứu
1.3.2.1 Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép (Coercive pressure)
Có một số khác biệt giữa các nghiên cứu trước đây về ALCE trong việc thúc đẩy các công ty
chấp nhận và thực hiện KTQTMT. Các tác giả Ambe (2007), Chang và Deegan (2010), Alkisher
(2013), Jamil và cộng sự (2015), Nguyễn Thị Nga (2016), Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016),
Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) phát hiện thấy ALCE là một trong những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến thực hiện KTQTMT. Tuy nhiên, nghiên cứu của Jalaludin và cộng sự (2011) cho thấy
ALCE đã không có một ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT.
6
1.3.2.2 Đối với nhân tố áp lực quy chuẩn (Normative pressure)
Trái với kỳ vọng, nghiên cứu của Chang và Deegan (2010), Jamil và cộng sự (2015) cho thấy
áp lực của các hiệp hội nghề nghiệp và giáo dục chính thức (ALQC) không có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến việc áp dụng KTQTMT. Trong khi đó, Ambe (2007), Qian và cộng sự (2011); Jalaludin và cộng
sự (2011); Alkisher (2013); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) tìm
thấy ALQC là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Như vậy kết quả
của các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của ALQC vẫn còn những điểm khác biệt.
1.3.2.3 Đối với nhân tố áp lực mô phỏng (Mimetic pressure)
Các nghiên cứu của Qian và cộng sự (2011); Alkisher (2013); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a)
đã tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của ALMP đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam.
Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu của Chang và Deegan (2010), Jalaludin và cộng sự (2011), Jamil
và cộng sự (2015); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) cho thấy ALMP không có ảnh hưởng mạnh
đến việc áp dụng KTQTMT.
1.3.2.4 Đối với nhân tố nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh (Business
environmental uncertainty)
Trong khi nhận thức về sự biến động của MTKD được tìm thấy là biến giải thích lớn đối với
thực hiện KTQTMT (Chenhall, 2003; Qian và cộng sự, 2011; Nguyễn Thị Hằng Nga, 2018b), thì
Osborn (2005) lập luận rằng ảnh hưởng của nhận thức về sự biến động của MTKD đến thực hiện
KTQTMT không ảnh hưởng mạnh so với các biến số ngẫu nhiên khác. Tương tự, Chang và Deegan
(2010), Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) cũng không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của
nhận thức về sự biến động của MTKD đến thực hiện KTQTMT.
1.3.2.5 Đối với nhân tố chiến lược môi trường (Environmental strategy)
Kết quả nghiên cứu của Chang (2007) cho thấy CLMT đã không ảnh hưởng mạnh đến việc áp
dụng KTQTMT. Kết quả này không phù hợp với những phát hiện và kỳ vọng của các nghiên cứu
(Kokubu và Nashioka, 2006; Qian và cộng sự, 2011; Christ và Burritt, 2013; Alkisher, 2013 Phạm Thị
Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018b), khi cho rằng các chiến lược của doanh
nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc thực hiện đổi mới ở các tổ chức.
1.3.2.6 Đối với nhân tố sự phức tạp của nhiệm vụ (Task complexity)
Qian (2007) đã diễn giải sự phức tạp của nhiệm vụ theo hướng là sự phức tạp trong công việc
liên quan đến quy trình sản xuất kinh doanh. Vì thế tác giả lập luận rằng nếu nhiệm vụ (liên quan đến
quy trình sản xuất) càng phức tạp thì doanh nghiệp (hoặc tổ chức) càng phải thực hiện KTQTMT để
thu thập các thông tin cần thiết. Còn theo các tác giả Keit (2011); Dikgwatlhe (2013) và Kotzee (2014)
sự phức tạp của nhiệm vụ được hiểu là sự phức tạp liên quan đến thực hiện KTQTMT. Vì vậy khi sự
phức tạp của nhiệm vụ tăng lên sẽ cản trở thực hiện KTQTMT.
1.3.3 Về số lƣợng các nghiên cứu
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về áp dụng KTQTMT ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới
được thực hiện, nhưng các nghiên cứu về KTQTMT ở các nước đang phát triển vẫn còn rất ít. Ở Việt
Nam, thời gian gần đây cũng đã có một vài tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này, ví dụ như Hoàng
Thị Bích Ngọc (2016); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Nga (2016). Tuy nhiên các
tác giả mới chỉ xem xét một khía cạnh của KTQT đó là KTQT chi phí. Ngoài ra, các tác giả cũng chỉ
mới nghiên cứu cho một lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể.
7
1.4. KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1.4.1. Khe hổng nghiên cứu
Ở Việt Nam, KTQTMT vẫn chưa phổ biến ở các DN và rất ít các nghiên cứu về KTQTMT
được thực hiện (Phạm Thị Bích Chi và cộng sự, 2016). Kết quả của một số nghiên cứu ở nước ngoài
đã phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT ở các tổ chức. Tuy nhiên, hầu hết các
nghiên cứu này đều không xem xét một cách toàn diện tất cả các nhân tố và đã bỏ qua ảnh hưởng gián
tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT.
Mặt khác, những phát hiện trong các nghiên cứu trước còn có nhiều điểm khác biệt. Kết quả
của một số nghiên cứu không phù hợp với những kỳ vọng từ lý thuyết, hoặc trái với những lập luận và
phát hiện của nhiều tác giả trong các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT.
1.4.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả
Luận án kế thừa những công trình nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTMT, đồng thời xem xét thêm ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT.
Thứ hai, nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu phân tích đường đi giữa các nhân tố
từ hai bối cảnh khác nhau (bối cảnh tổ chức với các nhân tố được phát triển từ lý thuyết ngẫu nhiên và
bối cảnh thể chế với các nhân tố được phát triển từ lý thuyết thể chế) đến thực hiện KTQTMT bằng
cách kiểm tra ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về sự biến động của MTKD đến ALMP trong quá
trình ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT.
1.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chương này trình bày khảo lược về các công trình nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện KTQTMT. Trên cơ sở đánh giá những công trình nghiên cứu trước nhằm xác
định được khe hổng nghiên cứu, xác định hướng nghiên cứu cho luận án.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Định nghĩa và phân loại Kế toán môi trƣờng
2.1.3 Định nghĩa Kế toán quản trị môi trƣờng
Các định nghĩa về KTQTMT rất đa dạng (ví dụ Bennett và James, 1998; Bartolomeo và cộng
sự, 2000; UNDSD, 2001; Jasch, 2003; Bouma và Correlje, 2003; IFAC, 2005; Staniskis và
Stasiskiene, 2006). Mặc dù có một số khác biệt trong các định nghĩa KTQTMT về phạm vi áp dụng,
nhưng hầu hết các định nghĩa đều giải thích rằng KTQTMT là một hệ thống thông tin bổ sung cho
KTQT. Nó không phải là một hệ thống riêng biệt, nhưng giúp cải thiện cho hệ thống KTQT.
Định nghĩa do Bennett và James (1998) đã được lựa chọn cho các mục đích của
nghiên cứu này. Theo đó, “KTQTMT là một hệ thống thông tin cung cấp thông tin tiền tệ và
phi tiền tệ để cải tiến và đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của một doanh nghiệp”.
Định nghĩa này làm nổi bật tầm quan trọng của thông tin được tạo ra bởi KTQTMT nhằm
nâng cao hiệu quả tài chính và HQMT trong một tổ chức.
2.1.4 Đối tƣợng của Kế toán quản trị môi trƣờng
Theo IFAC (2005) đối tượng của KTQTMT bao gồm:
-
Kế toán chi phí môi trường
-
Kế toán doanh thu và các khoản thu nhập môi trường
-
Kế toán đánh giá hiệu quả các nguồn lực
8
2.1.5 Các loại thông tin của Kế toán quản trị môi trƣờng
Thực hiện và áp dụng KTQTMT trong một tổ chức phải bao gồm kế toán theo thước đo tiền tệ
(thông tin tài chính hoặc thông tin tiền tệ) và kế toán theo thước đo hiện vật (thông tin phi tiền tệ) về
sử dụng vật liệu, giờ lao động cũng như các trình điều khiển chi phí khác.
2.1.6 Nội dung kế toán quản trị môi trƣờng
Nội dung công tác KTQTMT trong DN được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Tiếp cận theo chu trình công việc, công tác KTQTMT bao gồm các nội dung:
+ Tổ chức thu thập thông tin ban đầu (xác định chi phí, thu nhập môi trường)
+ Tổ chức hệ thống hóa, xử lý TTMT (tổng hợp, phân bổ thông tin CP TN môi trường, phân
tích CP vòng đời, phân tích dòng CP NVL, phân tích dòng luân chuyển vật chất)
+ Tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động môi trường
+ Tổ chức cung cấp TTMT (Báo cáo KTQTMT)
Như vậy, thực hiện KTQTMT bao gồm việc tổ chức thu thập thông tin, xử lý thông tin,
phân tích thông tin và cung cấp thông tin môi trường.
2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN
2.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional theory)
2.2.1.1 Khái niệm lý thuyết thể chế
Lý thuyết thể chế đề cập đến những thay đổi trong hành vi của tổ chức (thay đổi mô hình,
chiến lược, quy trình, phương pháp, kỹ thuật, …) do sự ảnh hưởng đến từ áp lực của các bên liên quan
và cách thức các tổ chức có thể làm để tồn tại và phát triển hợp pháp (Ninh Thị Kim Thoa, 2015).
2.2.1.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết thể chế
Scott (1995) đã phân nhóm 3 yếu tố của lý thuyết thể chế thành: Áp lực cưỡng ép, áp lực quy
chuẩn và áp lực mô phỏng.
- Áp lực cƣỡng ép là việc các tổ chức phải chịu các sức ép chính thức hoặc không chính thức từ các
thể chế quyền lực bên ngoài (chính phủ, cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp), khiến tổ chức
phải thay đổi hệ thống và quy trình thủ tục để tuân thủ các quy định.
- Áp lực quy chuẩn, thể hiện yêu cầu các tổ chức phải tuân thủ các chuẩn mực nghiệp vụ, các quy
định, nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, được thực hiện thông qua giáo dục và hiệp hội chuyên môn.
- Áp lực mô phỏng thể hiện sức ép các tổ chức phải tìm kiếm các hình mẫu trong xã hội để học tập
các hoạt động, mô hình, quy trình, phương pháp, kỹ thuật của các tổ chức thành công đó.
2.2.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện Kế toán quản trị môi trường
Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT được giải thích như hình 2.2 dưới đây.
Áp lực cưỡng ép
Thực hiện
KTQTMT
Áp lực quy chuẩn
Áp lực mô phỏng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 2.2: Ảnh hƣởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT
9
2.2.1.4 Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu này
Ngoài ba trụ cột chính của lý thuyết thể chế ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT như giải thích
ở hình 2.2, Delmas và Toffel (2004b) còn đề xuất có thể có sự tương tác giữa các yếu tố thể chế, Ví dụ
như, dưới ALCE của nhà cầm quyền, các tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp có thể phải xây dựng các
tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn và các cơ quan chuyên môn cũng như các hiệp hội nghề nghiệp đã thúc
đẩy các doanh nghiệp trong cùng mạng lưới kinh doanh bắt chước hành vi của tổ chức khác. Với các
lập luận trên, lý thuyết thể chế vận dụng cho nghiên cứu này được trình bày như hình 2.3 dưới đây.
Áp lực cưỡng ép
Thực hiện
KTQTMT
Áp lực quy chuẩn
Áp lực mô phỏng
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Hình 2.3. Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu
2.2.2 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory)
2.2.2.1 Khái niệm lý thuyết ngẫu nhiên
Lý thuyết ngẫu nhiên cho rằng không có hệ thống kế toán tổng quát chung phù hợp với tất cả
các tổ chức trong mọi hoàn cảnh, các tổ chức phải liên tục đánh giá và cải tiến các hệ thống KTQT của
mình để đối mặt với những thách thức của một môi trường luôn biến đổi và một tổ chức luôn thay đổi
(Hutaibat, 2005).
2.2.2.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết ngẫu nhiên
Trong các nghiên cứu trước, rất nhiều các nhân tố ngẫu nhiên đã được tìm thấy có ảnh hưởng
đến việc thiết kế hệ thống kế toán. Trong đó, ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên đến thiết kế hệ
thống KTQT đã được nghiên cứu nhiều nhất là: môi trường, chiến lược và nhiệm vụ tổ chức
(Chenhall, 2003).
- Nhận thức về sự biến động của môi trƣờng kinh doanh được hiểu là nhận thức về mức độ không thể
kiểm soát hoặc dự đoán chính xác các trạng thái trong tương lai của MTKD.
- Chiến lƣợc môi trƣờng là một kế hoạch tổng thể ớc
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu
-
Thảo luận với chuyên gia (n = 8)
-
Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n = 128)
-
Mô hình nghiên cứu chính thức
-
Nghiên cứu định lượng, n = 323 (Phân tích thống kê mô tả, Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích nhân tố khẳng đinh CFA, Hồi
quy và kiểm định với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Phân tích ANOVA sự khác biệt)
- Viết báo cáo
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Nghiên cứu định tính hướng đến hai nội dung chính là: (1) xác định các nhân tố ảnh hưởng
(trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, (2)
hoàn thiện thang đo đo lường thực hiện KTQTMT và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTMT. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính đối với đề tài này là phương pháp phỏng
vấn chuyên gia.
Theo Hair và cộng sự (2010), nghiên cứu định tính đặc biệt quan trọng khi các thang đo sử
dụng ở các quốc gia phát triển được kế thừa và áp dụng tại các quốc gia đang phát triển.
3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG
3.4.1 Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ là giai đoạn quan trọng để có thể phát hiện những lỗi hoặc
những sai sót khi thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính thức. Đồng thời quá
13
trình nghiên cứu định lượng sơ bộ sẽ giúp điều chỉnh lại các mục hỏi để đảm bảo độ tin cậy và giá trị
của thang đo. Hair và cộng sự (2010) cho rằng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ
rất quan trọng khi mà các mục hỏi và thang đo được lấy từ nhiều nguồn khác nhau và các thang đo này
áp dụng trong các bối cảnh cụ thể.
3.4.2 Nghiên cứu định lƣợng chính thức
Mục đích của giai đoạn nghiên cứu định lượng là để phân tích việc thực hiện KTQTMT và
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành
khu vực phía Nam.
3.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Thông qua phân tích ưu nhược
điểm của từng phương pháp, tác giả biện luận rằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp tuần tự (thực
hiện nghiên cứu định tính trước, thực hiện nghiên cứu định lượng sau) là phù hợp nhất cho việc giải
quyết mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu.
Ngoài ra, từng bước thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cũng được tác
giả trình bày chi tiết ở chương 3.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Giai đoạn nghiên cứu định tính giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực KTQTMT và
hoàn thiện thang đo thực hiện KTQTMT, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT.
Kết quả cụ thể như sau:
4.1.1 Thang đo thực hiện KTQTMT
Thang đo thực hiện kế toán quản trị môi trường ký hiệu là KTQTMT, đã được phát triển bởi
Ferreira và cộng sự (2010); Christ và Burritt (2013); Jalaludin và cộng sự (2016). Các chuyên gia đã
góp ý và điều chỉnh, kết quả thu được thang đo thực hiện KTQTMT gồm có 9 biến quan sát.
4.1.2 Thang đo Áp lực cƣỡng ép
Thang đo áp lực cưỡng ép, được xây dựng và sử dụng bởi các tác giả sau: Jalaludin và cộng
sự, (2011); Jamil và cộng sự, (2015). Qua thảo luận, các chuyên gia đã đóng góp loại bỏ một số mục
hỏi, do không phù hợp với bối cảnh Việt Nam, loại bỏ một số mục hỏi do chúng có xu hướng trùng lắp
với các mục hỏi khác và bổ sung 1 mục hỏi liên quan đến áp lực từ chính quyền địa phương. Kết quả
các thang đo đo lường áp lực cưỡng ép, ký hiệu là ALCE gồm có 8 biến quan sát.
4.1.3 Thang đo Áp lực quy chuẩn
Thang đo áp lực quy chuẩn, ký hiệu là ALQC do các tác giả Jalaludin và cộng sự, (2011);
Jamil và cộng sự, (2015) xây dựng gồm có hai biến quan sát. Qua ý kiến chuyên gia đã bổ sung thêm
biến quan sát “Khi tham gia các hoạt động liên quan đến MT, hoạt động của DN chịu ảnh hưởng bởi
những thông tin do hoạt động đó truyền tải”. Kết quả thang đo ALQC gồm có 3 biến quan sát.
4.1.4 Thang đo Áp lực mô phỏng
Thang đo áp lực mô phỏng, ký hiệu là ALMP do các tác giả Jalaludin và cộng sự, (2011);
Jamil và cộng sự, (2015) xây dựng gồm có bốn biến quan sát. Tuy nhiên, qua ý kiến chuyên gia, đã
loại bỏ mục hỏi “DN thường bắt chước những hoạt động môi trường mà doanh nghiệp khác đã làm”
vì theo các chuyên gia khó xác định đối tượng doanh nghiệp khác là doanh nghiệp nào, do đó thang đo
ALMP được điều chỉnh lại còn 3 biến quan sát.
14
4.1.5 Thang đo nhận thức về sự biến động của môi trƣờng kinh doanh
Thang đo nhận thức về sự biến động của MTKD được đề xuất bởi Chang (2007), gồm có 7
biến quan sát. Theo góp ý của các chuyên gia đã loại bớt 2 biến quan sát. Thứ nhất là biến quan sát
“hành vi của các bên liên quan về môi trường”, vì theo các chuyên gia hành vi của các đối tượng
thường rất khó cảm nhận. Thứ hai là biến quan sát “ảnh hưởng của các vấn đề về môi trường đến hoạt
động của DN”, vì các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp chưa
nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đến hoạt động của mình. Kết quả, thang đo
nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh, ký hiệu là MTKD gồm có 5 biến quan sát.
4.1.6 Thang đo chiến lƣợc môi trƣờng
Thang đo chiến lược môi trường, ký hiệu là CLMT được đề xuất bởi Chang (2007), Qian
(2007). Thang đo gốc của Qian (2007) gồm có 4 biến quan sát, được các chuyên gia gợi ý bổ sung
thêm biến quan sát “DN hướng đến việc cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường”. Kết quả thang
đo CLMT gồm có 5 biến quan sát.
4.1.7 Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ
Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ ký hiệu là NVTC, được đề xuất bởi Keit (2011). Qua góp
ý của các chuyên gia, thang đo này được điều chỉnh lại về mặt văn phong, và bao gồm 4 biến quan sát.
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG SƠ BỘ
4.2.1 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo
Nghiên cứu gồm có 7 thang đo, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
cho thấy hầu hết các thang đo đều đạt yêu cầu cho phép. Hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6 và
hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Chỉ có thang đo ALCE có 2 biến ALCE7 và ALCE8 có hệ số
tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên bị loại bỏ.
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Khi các thang đo đảm bảo độ tin cậy, bước tiếp theo được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá.
Thực hiện phân tích cho các nhân tố thuộc lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên, kết quả cho thấy
rút trích được 6 nhân tố với hệ số KMO = 0,697 > 0,5 và giá trị Sig. =0,000 nên phương pháp phân
tích nhân tố là phù hợp. Giá trị Eigenvalues = 1,518 và phương sai trích = 63,55% nên kết luận là đạt
yêu cầu khi phân tích EFA. Thực hiện phân tích nhân tố cho thang đo KTQTMT cho thấy rút trích
được một nhân tố với hệ số KMO = 0,897 > 0,5 và giá trị Sig. =0,000 nên phương pháp phân tích nhân
tố là phù hợp. Giá trị Eigenvalues = 4,66 và phương sai trích = 51,82% nên kết luận là đạt yêu cầu khi
phân tích nhân tố khám phá.
4.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Qua bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
vẫn giữ nguyên như đề xuất ban đầu.
4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG CHÍNH THỨC
4.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
4.4.2 Phân tích thống kê mô tả
Kết quả thống kê mô tả cho thấy nhìn chung việc thực hiện KTQTMT của các DN trong mẫu
nghiên cứu chỉ ở mức độ vừa. Trung bình của thang đo KTQTMT là 2,95 trên thang đo likert 5 điểm.
Trong đó, giá trị trung bình của biến quan sát cao nhất là 3,59 thuộc biến KTQTMT1 (Xác định CP
liên quan đến MT) và giá trị trung bình thấp nhất là 2,19 thuộc về biến KTQTMT8 (Doanh nghiệp
thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động môi trường).
15
Các doanh nghiệp đánh giá nhận thức về sự biến động của MTKD ở mức độ tương đối. Trung
bình của thang đo MTKD là 3,3.
Chiến lược môi trường của các DN được đánh giá trên trung bình và tương đối đồng đều. Giá
trị trung bình của thang đo CLMT là 3,371. Trong đó giá trị trung bình của biến đều ở mức trên 3,2.
Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ được đánh giá cao nhất với mức trung bình là 3,58. Trong
đó các biến quan sát đều có giá trị trung bình từ 3,68 trở lên, ngoại trừ biến quan sát NVTC4 (Rất khó
để định lượng những tác động về môi trường) có giá trị trung bình thấp nhất là 3,22.
Giá trị trung bình của thang đo ALCE là 3,38, cao nhất so với các thang đo áp lực khác (Trung
bình thang đo ALQC là 2,94 và trung bình thang đo ALMP là 3,13).
Thang đo ALQC có 3 biến quan sát trong đó giá trị trung bình của biến cao nhất là 3,03 và
biến quan sát có giá trị trung bình thấp nhất 2,79.
Thang đo ALMP với 3 biến quan sát đều có giá trị trên mức trung bình. Trong đó biến quan
sát “DN thường bắt chước những hoạt động môi trường mà doanh nghiệp lớn trong cùng ngành công
nghiệp đã làm” có giá trị trung bình cao nhất là 3,18 và biến quan sát “DN thường bắt chước những
hoạt động môi trường mà các công ty đa quốc gia đã làm” có giá trị trung bình thấp nhất là 3,05.
4.4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Nghiên cứu bao gồm 7 thang đo với tổng cộng 34 biến quan sát. Các thang đo được kế thừa từ
các nghiên cứu trước và là các thang đo kết quả (reflective) nên hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng
để kiểm định độ tin cậy thang đo. Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin
cậy, ngoại trừ biến quan sát CLMT5 của thang đo CLMT có hệ số tương quan biến tổng bằng 0,286
nhỏ hơn 0,3 nên biến quan sát CLMT5 sẽ bị loại khỏi thang đo. Kết quả cuối cùng gồm có 33 biến
quan sát cho 7 thang đo được đưa vào phân tích nhân tố khẳng định.
4.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Các thang đo tiếp tục được đưa và thực hiện phân tích nhân tố khám phá trước khi thực hiện
phân tích nhân tố khẳng định. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy hệ số KMO = 0,916 với
giá trị Sig. = 0,000, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 và chênh lệch giữa các hệ số tải nhân tố giữa
các biến đều nhỏ hơn 0,3; giá trị Eigenvalues dừng ở nhân tố thứ 7 là 1,141 lớn hơn 1 và tổng phương
sai trích là 67,780% lớn hơn 50%. Vì vậy kết quả phân tích nhân tố khám phá là phù hợp.
4.4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Sau quá trình phân tích nhân tố khám phá, có 7 khái niệm với 34 biến quan sát sẽ được tiếp
tục đưa vào phân tích nhân tố khẳng định. Các tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu này khi thực
hiện phân tích CFA là: CMIN/df ≤ 3, TLI, CFI ≥ 0,9 và RMSEA ≤ 0,08 (Nguyễn Đình Thọ, 2008)
nhằm đánh giá mô hình có phù hợp với dữ liệu thị trường hay không.
Kết quả phân tích CFA của mô hình tới hạn cho thấy các chỉ số đều đạt yêu cầu đặt ra. Cụ thể,
CMIN/df = 1,996 nhỏ hơn 3; TLI = 0,911, CFI= 0,920 đều lớn hơn 0,9 và RMSEA = 0,056 nhỏ hơn
0,08. Hệ số hồi quy chuẩn hóa nhỏ nhất là 0,529 và lớn nhất là 0,883 như vậy là đều lớn hơn 0,5 và
đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% do các giá trị Sig.=0,000. Do đó, có thể kết luận rằng các
biến quan sát sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đều đạt được giá trị hội tụ
và tính đơn hướng. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt trong mô hình tới hạn cho thấy các khái niệm
trong mô hình nghiên cứu đều đạt được giá trị phân biệt do hệ số tương quan và sai lệch chuẩn đều
nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.
16
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra bằng Amos
Hình 4.3: Kết quả CFA mô hình đo lƣờng tới hạn
4.4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
4.4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết
Sau khi phân tích CFA đạt yêu cầu, nghiên cứu tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết theo
mô hình cấu trúc SEM. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc SEM cho thấy mô hình có df = 517 bậc tự
do, Chi-Square = 1075,100; TLI = 0,903; CFI = 0,911 như vậy các chỉ số này đều lớn hơn 0,9; chỉ số
RMSEA = 0,058 nhỏ hơn 0,08 và CMIN/df =2,079 nhỏ hơn 3; P = 0,000. Kết quả này cho thấy mô
hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Các hệ số ước lượng (hệ số beta) trong mô hình cấu
trúc SEM đều dương, điều này thể hiện các mối quan hệ cùng chiều giữa các biến. Ngoại trừ biến
NVTC có hệ số beta âm, thể hiện ảnh hưởng ngược chiều giữa NVTC và KTQTMT. Tất cả các mối
quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Hệ số beta chuẩn hóa giữa các mối quan hệ cho thấy mức độ ảnh hưởng mạnh hay yếu hơn
giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Xét theo mối quan hệ giữa các nhân tố với KTQTMT thì mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KTQTMT được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: CLMT (β chuẩn hóa
=0,385), MTKD (βchuẩn hóa =0,339), ALQC (βchuẩn hóa =0,216), NVTC (βchuẩn hóa =-0,161), ALMP (βchuẩn
hóa
=0,151), ALCE (βchuẩn hóa =0,130).
17
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra bằng Amos
Hình 4.4: Kết quả SEM mô hình lý thuyết chuẩn hóa
4.4.5.2 Kiểm định các ước lượng của mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
Sau khi phân tích mô hình cấu trúc SEM, nghiên cứu tiến hành kiểm định Bootstrap để ước
lượng lại các tham số trong mô hình lý thuyết đã được ước lượng trước đây bằng phương pháp ước
lượng ML (Maximum Likelihood). Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế trong đó mẫu
ban đầu đóng vai trò là đám đông. Để tiến hành kiểm định Bootstrap nghiên cứu này sẽ lựa chọn mẫu
lặp lại với kích thước mẫu 500. Kết quả ước lượng cho thấy các độ chệch (Bias) và sai số chuẩn của
độ chệch (SE-Bias) rất nhỏ đồng thời giá trị tới hạn tuyệt đối (CR) đều nhỏ hơn 2 nên có thể kết luận
là độ chệch rất nhỏ và có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Như vậy, các ước lượng trong mô hình lý
thuyết đạt được độ tin cậy.
4.4.5.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Các kiểm định về ảnh hưởng trực tiếp
Sau khi phân tích và kiểm định sự phù hợp tổng thể của mô hình cấu trúc SEM, bước tiếp theo
nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả
giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được thể hiện như Bảng 4.24.
18
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định các ảnh hƣởng trực tiếp
Giả thuyết
H1
H2
H3
H4
H5
H6
H7
H8
H9
H10
Mối quan hệ
ALCE
ALQC
ALMP
MTKD
CLMT
NVTC
ALCE
ALQC
MTKD
MTKD
--->
--->
--->
--->
--->
--->
--->
--->
--->
--->
KTQTMT
KTQTMT
KTQTMT
KTQTMT
KTQTMT
KTQTMT
ALQC
ALMP
ALMP
CLMT
Hệ số ƣớc lƣợng
0,112
0,156
0,111
0,202
0,200
- 0,169
0,579
0,140
0,187
0,841
Kết luận
P-value
0,011 Chấp nhận H1 (5%)
0,000 Chấp nhận H2 (1%)
0,000 Chấp nhận H3 (1%)
0,000 Chấp nhận H4 (1%)
0,000 Chấp nhận H5 (1%)
0,000 Chấp nhận H6 (1%)
0,000 Chấp nhận H7 (1%)
0,028 Chấp nhận H8 (5%)
0,000 Chấp nhận H9 (1%)
0,000 Chấp nhận H10 (1%)
Kết quả ở Bảng 4.24 cho thấy các mối quan hệ về ảnh hưởng trực tiếp trong mô hình nghiên
cứu đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ngoại trừ mối quan hệ giữa ALMP với ALQC và mối
quan hệ giữa ALCE với thực hiện KTQTMT có mức ý nghĩa thống kê 5%. Trong đó có một mối quan
hệ với hệ số beta âm thể hiện ảnh hưởng ngược chiều đó là giữa NVTC với KTQTMT (β= -0,169).
Còn lại các hệ số beta đều dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa các biến.
Các kiểm định về ảnh hưởng gián tiếp
Kết quả các kiểm định về ảnh hưởng trung gian (ảnh hưởng gián tiếp) được cho ở Bảng 4.25
như ở dưới đây.
Bảng 4.25 Kết quả kiểm định các ảnh hƣởng trung gian
Giả thuyết
Ảnh hƣởng
Ảnh hƣởng
trực tiếp (β)
gián tiếp (β)
Kết quả
H7A
ALCE->ALQC->KTQTMT
0,111*
0,1**
Chấp nhận H7A
H8A
ALQC->ALMP->KTQTMT
0,157**
0,016**
Chấp nhận H8A
H9A
MTKD->ALMP->KTQTMT
0,212**
0,02**
Chấp nhận H9A
H10A
MTKD->CLMT->KTQTMT
0,201**
0,17**
Chấp nhận H10A
Ghi chú: * là mức ý nghĩa 5%, ** là mức ý nghĩa 1%.
4.4.6 Phân tích sự khác biệt (phân tích ANOVA)
4.4.6.1 Phân tích sự khác biệt theo lĩnh vực kinh doanh (DN có ngành nghề nhạy cảm và không
nhạy cảm với môi trường).
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy với mức ý nghĩa 1% có thể kết luận có sự khác biệt giữa
doanh nghiệp có ngành nghề nhạy cảm và không nhạy cảm với môi trường trong thực hiện KTQTMT
(Sig. =0,000). Trong đó doanh nghiệp có ngành nghề nhạy cảm (trung bình là 3,24) thực hiện
KTQTMT nhiều hơn so với doanh nghiệp có ngành nghề không nhạy cảm (trung bình là 2,35).
4.4.6.2 Phân tích sự khác biệt theo nhóm hình thức sở hữu
Kết quả Kiểm định Tamhane cho từng cặp hình thức sở hữu cho thấy có sự khác biệt giữa
nhóm DN có vốn nhà nước với DN có vốn khác; giữa DN có vốn nước ngoài với DN có vốn khác ở
mức ý nghĩa 1% (Sig.=0,000) trong thực hiện KTQTMT. Cụ thể, DN có vốn nước ngoài (trung bình
3,25) và DN có vốn nhà nước (trung bình 3,11) thực hiện KTQTMT cao hơn DN có vốn khác (trung
bình 2,74) ở mức ý nghĩa 1%.
19
4.4.6.3 Phân tích sự khác biệt theo quy mô tài sản của doanh nghiệp
Kết quả Kiểm định Tamhane cho từng cặp theo quy mô tài sản của DN cho thấy với mức ý
nghĩa 1% có thể kết luận có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê về thực hiện KTQTMT giữa
các nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ với các nhóm quy mô vốn còn lại. Nghĩa là nhóm
doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ (trung bình 3,17) thực hiện KTQTMT nhiều hơn so với các nhóm có
quy mô vốn từ 50 đến 100 tỷ (trung bình 2,91), nhóm 20 đến 50 tỷ (trung bình 2,75) và nhóm dưới 20
tỷ (trung bình 2,74).
4.5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5.1 Các kết quả chính từ nghiên cứu
Với kết quả R2 =64,9% trong mô hình hồi quy cấu trúc tuyến tính cho thấy các biến độc lập
trong mô hình giải thích được 64,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc (xem phụ lục 10.4). Cả 14 giả
thuyết nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (ngoại trừ giả thuyết H1 và giả thuyết H2A có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 5%, các giả thuyết còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%).
Trong số 6 ảnh hưởng trực tiếp của các biến độc lập thì các biến ALQC, ALMP, MTKD và
CLMT đều có ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện KTQTMT ở mức ý nghĩa 1%, biến ALCE có ảnh
hưởng cùng chiều đến thực hiện KTQTMT ở mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa là muốn thúc đẩy
thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam thì cần phải gia tăng ALCE,
ALQC, ALMP, đẩy mạnh việc thực hiện CLMT và gia tăng nhận thức của doanh nghiệp về sự biến
động của MTKD. Biến sự phức tạp của nhiệm vụ (NVTC) có ảnh hưởng ngược chiều đến thực hiện
KTQTMT ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, muốn đẩy mạnh thực hiện KTQTMT thì cần làm giảm bớt sự
khó khăn, phức tạp trong quá trình thực hiện KTQTMT.
Ảnh hưởng gián tiếp của ALCE đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của
ALQC có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và ảnh hưởng gián tiếp của ALQC đến thực hiện
KTQTMT thông qua vai trò trung gian của ALMP có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (xem Bảng
4.25). Kết quả này là phù hợp với những kỳ vọng từ lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Delmas và
Toffel (2004b).
Ảnh hưởng gián tiếp của MTKD đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của
CLMT và ALMP cũng đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (xem Bảng 4.25). Kết quả này là
phù hợp với những nhận định từ lý thuyết và phù hợp với những phát hiện từ các nghiên cứu trước
đây. Ví dụ như Qian (2007) cho rằng CLKD đã đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhận
thức về sự biến động của MTKD và thực hiện KTQTMT trong doanh nghiệp. Hay như nghiên cứu của
DiMaggio và Powell (1983) cho biết, mô phòng là một quá trình bắt chước các hình mẫu tiêu chuẩn để
đối phó với sự biến động của MTKD.
Các kết quả này là phù hợp với những kỳ vọng từ lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế,
cũng như phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đã được trình bày trong phần tổng quan nghiên cứu.
4.5.2 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết thể chế
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng cả ALCE, ALQC và ALMP đều là những nhân tố
quan trọng thúc đẩy thực hiện KTQTMT. Bên cạnh đó, ALMP còn chịu ảnh hưởng từ biến nhận thức
về sự biến động của MTKD. Kết quả này tương đồng với nhận định của các nghiên cứu trước. Ví dụ
như Jalaludin và cộng sự (2011) cho biết, ALMP là kết quả của các phản hồi đối với nhận thức về sự
biến động của MTKD, hay như DiMaggio và Powell (1983) cho biết, mô phòng là một quá trình bắt
chước các hình mẫu tiêu chuẩn để đối phó với nhận thức về sự biến động của MTKD.
20
4.5.3 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên
Các phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng cả ba biến số thuộc lý thuyết ngẫu nhiên, gồm:
sự phức tạp của nhiệm vụ, CLMT và nhận thức về sự biến động của MTKD đều có ảnh hưởng quan
trọng trong việc thúc đẩy thực hiện KTQTMT. Trong đó nhận thức về sự biến động của MTKD vừa có
ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian
của CLMT và ALMP.
4.5.4 So sánh mức độ giải thích của lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế
So sánh về mức độ giải thích thực hiện KTQTMT giữa hai lý thuyết, nghiên cứu cho thấy rằng
lý thuyết ngẫu nhiên đã giải thích mạnh mẽ cho việc thực hiện KTQTMT tại các DNSX. Ba nhân tố
thuộc lý thuyết ngẫu nhiên giải thích được 61,4% sự thay đổi của thực hiện KTQTMT. Trong khi ba
nhân tố của lý thuyết thể chế chỉ giải thích được 35% sự thay đổi của thực hiện KTQTMT tại các
DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. Từ đây, một thông điệp được rút ra là các DNSX tại Việt
Nam dường như có nhiều khả năng thực hiện KTQTMT cho mục tiêu của tổ chức (chiến lược, nhiệm
vụ, sự biến động của MT) hơn là tìm kiếm tính hợp pháp từ xã hội và cộng đồng (các áp lực thể
chế). Điều này có thể là do các doanh nghiệp đã không nhận được đầy đủ thông tin về các quy định,
cũng như thông tin của các phong trào xã hội và môi trường, qua đó làm suy yếu các động lực tiềm
tàng từ các áp lực thể chế.
4.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Từ kết quả của giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả đã xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng
đến thực hiện KTQTMT, đồng thời xác định được thang đo, đo lường thực hiện KTQTMT cũng như
thang đo, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm hiệu chỉnh lại một lần nữa các mục hỏi, hình
thành nên bảng khảo sát chính thức.
Kết quả của giai đoạn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ là mô hình nghiên
cứu chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Về kết quả nghiên cứu định lượng chính thức, có 10 ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT được
phát hiện từ nghiên cứu. Trong đó có 6 ảnh hưởng trực tiếp và 4 ảnh hưởng gián tiếp. Trong số 6 ảnh
hưởng trực tiếp của các biến độc lập thì các biến ALCE, ALQC, ALMP, MTKD và CLMT đều có ảnh
hưởng cùng chiều đến thực hiện KTQTMT, biến sự phức tạp của nhiệm vụ (NVTC) có ảnh hưởng
ngược chiều đến thực hiện KTQTMT. Xét theo mối quan hệ giữa các nhân tố với KTQTMT thì mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KTQTMT được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: CLMT (β chuẩn hóa
=0,385), MTKD (βchuẩn hóa =0,339), ALQC (βchuẩn hóa =0,216), NVTC (βchuẩn hóa =-0,161), ALMP (βchuẩn
hóa
=0,151), ALCE (βchuẩn hóa =0,130).
Ảnh hưởng gián tiếp của MTKD đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của
CLMT và ALMP cũng đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm
thấy ảnh hưởng gián tiếp của ALCE đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của ALQC
và ảnh hưởng gián tiếp của ALQC đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của ALMP.
Những kết quả này là phù hợp với các kỳ vọng từ lý thuyết và các phát hiện từ các nghiên cứu trước.
So sánh về mức độ giải thích thực hiện KTQTMT giữa hai lý thuyết, nghiên cứu cho thấy rằng
lý thuyết ngẫu nhiên đã giải thích mạnh mẽ cho việc thực hiện KTQTMT tại các DNSX.
21
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
5.1 KẾT LUẬN
5.1.1 Về mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận án này là: Xác định các nhân tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến
thực hiện KTQTMT và đo lường mức độ ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) của các nhân tố đến thực
hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. Để đạt được mục tiêu này, luận án
này áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu định tính bắt đầu với việc phỏng vấn 8
chuyên gia, sau đó NCĐL thực hiện thông qua khảo sát 323 DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía
Nam, với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20 và AMOS 20.
Giai đoạn nghiên cứu định tính giúp tác giả xây dựng một danh sách các giải thích tiềm năng
về các ành hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT, đồng thời giúp hoàn thiện thang đo
thực hiện KTQTMT, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các
tỉnh thành khu vực phía Nam. Như vậy, mục tiêu nghiên cứu thứ nhất đã đạt được.
Mục đích của giai đoạn nghiên cứu định lượng là để phân tích việc thực hiện KTQTMT tại
các DNSX và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở
các tỉnh thành khu vực phía Nam. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát giúp đo lường mức độ ảnh hưởng
(cả trực tiếp và gián tiếp) của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu
vực phía Nam. Như vậy, mục tiêu nghiên cứu thứ hai cũng đã đạt được.
5.1.2 Về các phát hiện chính rút ra từ nghiên cứu
Các kết quả thu được từ một mẫu gồm 323 DNSX đã chỉ ra rằng việc thực hiện KTQTMT chỉ
ở mức trung bình (2,95 trên thang đo likert 5 điểm) và chủ yếu tập trung vào việc xác định CP liên
quan đến MT (trung bình 3,59). Việc xử lý, phân tích thông tin và thực hiện các báo cáo về môi trường
chỉ dừng ở mức thấp dưới trung trình. Biến quan sát “Phân tích HQHĐ MT” có trung bình thấp nhất,
đạt 2,19 trên thang đo likert 5 điểm.
Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết cho thấy, cả 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến thực
hiện KTQTMT một cách có nghĩa thống kê. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất thuộc về nhân tố CLMT
(βchuẩn hóa = 0,385), kế đó lần lượt là ảnh hưởng của các nhân tố MTKD, ALQC, NVTC, ALMP. Ảnh
hưởng yếu nhất thuộc về ALCE (βchuẩn hóa =0,130). Ngoại trừ nhân tố sự phức tạp của nhiệm vụ
(NVTC) có ảnh hưởng ngược chiều đến thực hiện KTQTMT, các nhân tố còn lại đều có ảnh hưởng
cùng chiều đến thực hiện KTQTMT.
Ngoài các ảnh hưởng trực tiếp, các giả thuyết về ảnh hưởng gián tiếp đến thực hiện KTQTMT
cũng đã được kiểm định và được chấp nhận với mức ý nghĩa thống kê 1%. Cụ thể nhân tố MTKD còn
có ảnh hưởng gián tiếp đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của CLMT và vai trò
trung gian của ALMP. Nhân tố ALCE có ảnh hưởng gián tiếp đến thực hiện KTQTMT thông qua vai
trò trung gian của ALQC. Và ALQC cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến thực hiện KTQTMT thông qua
vai trò trung gian của ALMP.
Các kết quả này cho thấy lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế đã rất hữu ích trong việc
giải thích việc thực hiện KTQTMT tại các DNSX.
22
5.1.3 Về đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu phân tích các ảnh hưởng gián tiếp đến việc
thực hiện KTQTMT dựa trên các đề xuất của Delmas và Toffel (2004), Qian (2007), Gordon và Miller
(1976). Điều này đã mở rộng ảnh hưởng của các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT, vì
đã xem xét thêm các ảnh hưởng trung gian của các biến trong mô hình.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đại diện cho nỗ lực đầu tiên phân tích đường đi giữa các
yếu tố từ hai bối cảnh khác nhau (bối cảnh tổ chức và bối cảnh thể chế) đến việc thực hiện KTQTMT,
bằng việc kiểm tra ảnh hưởng của yếu tố nhận thức về sự biến động của MTKD đến ALMP trong quá
trình đẩy mạnh việc thực hiện KTQTM, dựa trên khung lý thuyết của DiMaggio và Powell (1983).
Những phát hiện từ nghiên cứu này đã cung cấp một khuôn khổ lý thuyết giúp giải thích việc
thực hiện KTQTMT, trên cơ sở kết hợp lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế.
Không những thế, nghiên cứu này đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhà quản trị tại các
DNSX ở Việt Nam về vai trò và lợi ích của việc thực hiện KTQTMT. Do đó, nghiên cứu này đã góp
phần đưa tới các hàm ý có thể thúc đẩy thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam, nhằm hướng
tới mục tiêu gia tăng lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
5.2 MỘT SỐ HÀM Ý RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU
5.2.1 Các hàm ý đƣợc phát triển từ lý thuyết thể chế
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ALCE đến từ sức ép chính thức hoặc không chính thức của các
thể chế quyền lực bên ngoài (chính phủ, cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp), đã có ảnh hưởng
tích cực thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện KTQTMT. Điều này hàm ý rằng, khi
các DN nhận được sức ép mạnh mẽ từ phía chính phủ và các thể chế quyền lực khác thì sẽ gia tăng
thực hiện KTQTMT. Các kết quả của nghiên cứu này cung cấp hỗ trợ cho đề xuất chính phủ và các cơ
quan chức năng cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cần thiết và cung cấp các chương trình,
hướng dẫn thực hiện, hoặc đưa ra các giải thưởng để khuyến khích các DN thực hiện KTQTMT.
Tiếp theo những áp lực đến từ các cơ quan chuyên môn và cơ sở giáo dục có ảnh hưởng cùng
chiều đến thực hiện KTQTMT. Như vậy khi ALQC tăng lên sẽ ảnh hưởng tích cực đến thực hiện
KTQTMT. Nói cách khác, các doanh nghiệp với nhận thức về ALQC ở một mức độ cao có nhiều khả
để thực hiện KTQTMT so với những doanh nghiệp khác. Điều này hàm ý rằng các cơ quan chuyên
môn và cơ sở giáo dục nên nâng cao vai trò trong việc gia tăng ALQC đối với các DNSX ở các tỉnh
thành khu vực phía Nam nhằm thúc đẩy thực hiện KTQTMT. Các cơ sở giáo dục đại học và hiệp hội
nghề nghiệp như hội Kế toán Việt Nam, hội Kế toán trưởng cần giúp các DN nhận thức rõ được tầm
quan trọng và lợi ích của việc thực hiện KTQTMT nhằm hướng các DN đến việc tự nguyện tuân thủ
các quy tắc, chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp.
Thứ ba là ALMP đến từ trụ cột nhận thức. Trong nghiên cứu này, ALMP đến từ các doanh
nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng mạnh thứ hai trong số các nhân tố thuộc lý
thuyết thể chế đến thực hiện KTQTMT. Kết quả này hàm ý rằng khi gia tăng ALMP thì thực hiện
KTQTMT tại các DNSX sẽ tăng lên. Do đó, cộng đồng các doanh nghiệp, ví dụ như Hội doanh
nghiệp các địa phương, Hội DNSX,…có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các thành
viên của mình thực hiện kế toán quản trị môi trường thông qua việc tổ chức các giải thưởng về sản
xuất xanh, sản xuất bền vững nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp mô phỏng hoạt động của nhau,
trong đó có hoạt động thực hiện kế toán quản trị môi trường.
23
5.2.2 Các hàm ý đƣợc phát triển từ lý thuyết ngẫu nhiên
Mặc dù KTQTMT là một công cụ hỗ trợ cung cấp thông tin có liên quan cho việc ra quyết
định không mang tính chất bắt buộc như KTTC, nhưng nếu nhận thức về sự biến động của MTKD
cao, doanh nghiệp cần phải thu thập và xử lý nhiều thông tin về môi trường và do đó thực hiện
KTQTMT sẽ gia tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về sự biến động của MTKD có ảnh
hưởng cùng chiều đến CLMT. Như vậy, trong điều kiện nhận thức về sự biến động của MTKD gia
tăng, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn đẩy mạnh các CLMT và chủ động áp dụng hệ thống KTQTMT để
quản lý các thông tin môi trường. Điều này ngụ ý rằng để KTQTMT được thực hiện bởi các DNSX,
cần gia tăng nhận thức về sự biến động của MTKD và đẩy mạnh các CLMT đối với các doanh nghiệp.
Theo kết quả của nghiên cứu này, CLMT có ảnh hưởng mạnh nhất đến thực hiện KTQTMT
(thể hiện qua hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là cao nhất và bằng 0,385). Kết quả này hàm ý rằng CLMT
là biến số quan trọng nhất góp phần thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía
Nam. Như vậy để khuếch tán thực hiện KTQTMT, chiến lược về môi trường của doanh nghiệp nên là
vấn đề đầu tiên cần giải quyết và cải thiện. Để thực hiện điều này, trước hết doanh nghiệp cần phải đặt
ra các mục tiêu và chính sách chung về môi trường bên cạnh việc cung cấp các SP thân thiện với MT,
cam kết tuân thủ các quy định về MT và đưa ra các giải pháp quản lý và BVMT.
Sự phức tạp của nhiệm vụ cũng là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích việc thực hiện
KTQTMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu sự phức tạp của nhiệm vụ thực hiện KTQTMT càng cao
thì thực hiện KTQTMT càng thấp (hệ số bê ta chuẩn hóa trong mô hình hồi quy cấu trúc là - 0,161).
Điều này hàm ý rằng muốn gia tăng thực hiện KTQTMT thì cần làm giảm bớt sự phức tạp của thực
hiện KTQTMT. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
KTQTMT. Bên cạnh đó, vì KTQTMT đòi hỏi kiến thức đa ngành nên để có thể giảm bớt sự khó khăn
trong việc định lượng những ảnh hưởng về môi trường thì cần cung cấp những kiến thức về kế toán
cho những người làm việc trong lĩnh vực môi trường, mở rộng những kiến thức về môi trường cho
nhân viên kế toán và tích hợp các chương trình xử lý phân tích TTMT vào các phần mềm KT để hỗ trợ
tối đa thực hiện KTQTMT cho kế toán nhằm giảm bớt thời gian và công sức cho kế toán.
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
5.3.1 Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu này khảo sát các DNSX tại một số tỉnh ở miền Nam Việt Nam với sự tham gia
chủ yếu là các kế toán viên, kế toán quản trị hoặc kế toán trưởng (chiếm khoảng 96% trong tổng số các
đáp viên). Hơn nữa, số lượng người tham gia khảo sát trong mẫu nghiên cứu đảm nhiệm vị trí KTQT
chiếm tỷ lệ nhỏ. Đa phần, các đáp viên cho biết, trong DN không tổ chức riêng bộ phận KTQT, mà bộ
phận KTTC hoặc các KT trưởng đảm nhiệm luôn công việc của KTQT. Vi vậy, khi khái quát những
kết quả từ mẫu nghiên cứu nên được thực hiện một cách thận trọng và cần mở rộng quy mô, phạm vi
nghiên cứu với sự tham gia ra của các đối tượng khác (ví dụ giám đốc tài chính, giám đốc điều hành,
KTQT) và bổ sung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, mà chưa được đề cập trong
nghiên cứu này.
Hạn chế khác liên quan đến thời gian thực hiện của nghiên cứu này. Vì thời gian và nguồn lực
hạn chế nên các dữ liệu khảo sát được thực hiện tại một thời điểm, nghiên cứu trong tương lai có thể
thực hiện khảo sát theo trong một khoảng thời gian dài (nhiều năm liên tiếp) để tăng độ khái quát cho
nghiên cứu.
24
5.4. Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai
Một số cơ hội cho các nghiên cứu trong tương lai được mở ra bởi nghiên cứu này, như các đề
xuất sau đây:
Mặc dù 323 doanh nghiệp được khảo sát có thể đại diện cho một cỡ mẫu tương đối tốt cho mô
hình hồi quy cấu trúc tuyến tính SEM, các nghiên cứu trong tương lai nên tăng kích thước mẫu để có
được kết quả tổng quát hơn.
Mặt khác, nghiên cứu này chỉ xem xét mối quan hệ giữa một số biến thuộc lý thuyết ngẫu
nhiên và lý thuyết thể chế đến thực hiện KTQTMT. Các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét các
biến số khác mà có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện KTQTMT như văn hóa tổ chức, nhận thức
về tầm quan trọng của KTQTMT.
Ngoài ra, nghiên cứu trong tương lai có thể kiểm tra các mối quan hệ được trình bày trong
nghiên cứu này để xác định xem những phát hiện từ nghiên cứu này có thể áp dụng đối với các bối
cảnh khác hay không.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã có những đóng góp quan trọng bằng cách bổ sung thêm kiến thức lý thuyết
và các nghiên cứu về KTQTMT, một lĩnh vực còn chưa có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu. Nghiên
cứu được tiến hành để kiểm tra thực nghiệm ảnh hưởng của các biến thuộc lý thuyết ngẫu nhiên (nhận
thức về sự biến động của MTKD, CLMT, sự phức tạp của nhiệm vụ), và các biến thuộc lý thuyết thể
chế (ALCE, ALQC, ALMP) đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía
Nam bằng cách sử dụng mô hình hồi quy cấu trúc tuyến tính. Những phát hiện của nghiên cứu này cho
thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa tất cả các biến đến thực hiện KTQTMT
(trừ biến sự phức tạp của nhiệm vụ, có quan hệ ngược chiều đến thực hiện KTQTMT). Những phát
hiện thu được từ nghiên cứu này là phù hợp với các lý thuyết nền tảng và phù hợp với những phát hiện
trong các nghiên cứu trước đây. Bằng chứng thực nghiệm từ nghiên cứu này đã góp phần bổ sung kiến
thức trong lĩnh vực KTQTMT nói riêng và áp dụng các đổi mới nói chung. Các kết quả cũng có thể
được sử dụng để cung cấp thông tin cho nhà quản trị hoặc người ra quyết định, để xem xét thực hiện
KTQTMT, nhằm gia tăng lợi ích kinh tế và phát triển bền vững.
Nghiên cứu này đại diện cho một trong số ít các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam phân tích
ảnh hưởng của các nhân tố, từ bối cảnh thuộc lý thuyết ngẫu nhiên và bối cảnh thuộc lý thuyết thể chế
đến thực hiện KTQTMT. Nghiên cứu cũng kiểm tra vai trò trung gian của biến CLMT và ALMP trong
mối quan hệ giữa nhận thức về sự biến động của MTKD đến thực hiện KTQTMT và kiểm tra ảnh
hưởng của ALCE đến ALQC cũng như ảnh hưởng của ALQC đến ALMP trong mối quan hệ với thực
hiện KTQTMT. Trong tương lai cần mở rộng thêm các nghiên cứu khác để phân tích ảnh hưởng của
các nhân tố được trình bày trong nghiên cứu này và bổ sung thêm các nhân tố khác đến thực hiện
KTQTMT nhằm hiểu rõ hơn về thực hiện KTQTMT ở nhiều bối cảnh và quốc gia khác.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN
I. BÀI BÁO
1. Nguyễn Thị Hằng Nga (2018), “Áp lực thể chế với việc thực hiện kế toán quản trị môi
trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số
250(2)/2018, tr 129 – 138.
2. Nguyễn Thị Hằng Nga (2018), “Ảnh hưởng của sự biến động về môi trường kinh doanh và
chiến lược kinh doanh đến việc thực hiện Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp
sản xuất ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 252/2018, tr 42 – 52.
3. Nguyễn Thị Hằng Nga, Phạm Ngọc Toàn và Trần Anh Hoa (2017), “Đặc điểm công ty và
mức độ tổ chức thực hiện Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt
Nam”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số 171/2017, tr 53 – 56
4. Nguyễn Thị Hằng Nga và Nguyễn Kim Nam (2016), Quan hệ giữa marketing xanh và hình
ảnh thương hiệu xanh trong lĩnh vực ngân hàng - góc nhìn của đối tượng quan tâm đến môi
trường, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 10/2016, tr 53-58
5. Nguyễn Thị Hằng Nga (2017), Organic food purchasing behavior of young consumers: the
role of enviromental concern, Journal of Economics and Development, Vol 126, 5B/2017, tr
59-71
6. Nguyễn Thị Hằng Nga và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2018), Impacts of green marketing on
the green brand image and equity in banking sector, WSEAS Transactions on Business and
Economics Journal, Vol 15, 2018, tr. 452-460
II. HỘI THẢO QUỐC TẾ
1. Nguyễn Kim Nam và Nguyễn Thị Hằng Nga (2016), Ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ
của người tiêu dùng trẻ: Vai trò của yếu tố quan tâm đến môi trường, Những tư tưởng kinh tế,
quản trị hiện đại và khả năng vận dụng khi Việt Nam tham gia AEC và TPP , Hồ Chí Minh –
Việt Nam, Chỉ số ISBN 978-604-922-388-4, tr 835 - 847
III. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Các yếu tố Marketing xanh ảnh hưởng đến hình ảnh và giá trị thương hiệu xanh tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam (2018), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường
ĐH Ngân hàng TP HCM, 2018, mã số: CT-1803-83 (chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị
Hằng Nga), Xếp loại: Giỏi