Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN HỮU HIỆP

QUẢN LÝ NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC
NGÀNH Y TẾ HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN HỮU HIỆP

QUẢN LÝ NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC
NGÀNH Y TẾ HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. Nguyễn Thi ̣Kim Anh

PGS.TS. Lê Danh Tố n

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người
khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại
học Kinh tế -Đại hoc Quố c gia Hà Nôi .̣ Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn
đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế , đã tận tình hướng dẫn , giúp đỡ cho
tôi trong quá trình học tập

. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.


Nguyễn Thị Kim Anh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều
cố gắng nỗ lực , tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn , tuy nhiên không
thể tránh khỏi những thiếu sót , rất mong nhận được những đóng góp tận tình
của quý thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục bảng.................................................................................................. ii
Danh mục sơ đồ............................................................................................... III
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC THỰC HIỆN
CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM .................. 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................ 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhân lực ............................. 4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhân lực thực hiện
công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế ............... 6
1.1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu ......................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm...................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm nhân lực, quản lý nhân lực và vệ sinh an toàn thực
phẩm .......................................................................................................... 8
1.2.2. Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm thuộc ngành Y tế ........................................................................... 12
1.2.3. Vai trò quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế ...................................................... 14
1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo

đảm VSATTP thuộc ngành Y tế ............................................................. 15
1.2.5. Nội dung quản lý nhân lực thực hiện công tác đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế ............................................... 17
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thực hiện công tác bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế .................................. 26


1.2.7. Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế .................................. 29
1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhân lực......................................................... 31
1.3.1. Kinh nghiệm ở quản lý nhân lực ở Cục Quản lý thị trường,
Bộ Công thương ..................................................................................... 31
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhân lực..................................... 33
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU ............................................. 35
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 37
2.2.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu ..................................................... 37
2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu: ................................................... 38
2.3. Những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài ................... 38
2.3.1. Phương pháp luận: ........................................................................ 38
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: .............................................. 38
2.3.3. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: ...................... 38
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 41
2.3.5. Phương pháp so sánh .................................................................... 41
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC THỰC HIỆN
CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
THUỘC NGÀNH Y TẾ HÀ TĨNH.............................................................. 42
3.1. Bô ̣ máy quản ly,́ thực tra ̣ng nhân lực và yêu cầu về nhân lực thực hiện
công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh ............ 42
3.1.1. Bộ máy quản lý và thực tra ̣ng nhân lực thực hiê ̣n công tác

bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh ............. 42
3.1.2. Yêu cầu đối với quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm
vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh ............................ 52


3.2. Thực trạng quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh ..................................................... 53
3.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu nhân lực .......................................... 53
3.2.2. Thực trạng tuyển dụng và sử du ̣ng nhân lực................................. 53
3.2.3. Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.................................... 57
3.2.4. Thực trạng đánh giá nhân lực ....................................................... 61
3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát......................... 63
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vê ̣
sinh an toàn thực phẩ m thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh......................................... 64
3.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 64
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 67
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ SỞ Y TẾ
HÀ TĨNH QU ẢN LÝ TỐT NHÂN L ỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC NGÀNH ....... 71
4.1. Định hướng quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh ..................................................... 72
4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện quản lý nhân lực thực hiện công tác
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh ..................... 75
4.2.1. Giải pháp về xác định nhu cầu nhân lực ....................................... 75
4.2.2. Giải pháp về tuyển dụng và sử dụng nhân lực .............................. 75
4.2.3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực ................................ 77
4.2.4. Giải pháp về đánh giá nhân lực..................................................... 79
4.2.5. Giải pháp về kiểm tra, giám sát .................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ATTP

An toàn thực phẩm

2



Cao đẳng

3

ĐH

Đại học

4


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

7

YHDP

Y học dự phòng

5

YTCC

Y tế công cộng

6

YTDP

Y tế dự phòng

i


DANH MỤC BẢNG

STT


Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Nội dung
Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP
thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh 2012-2016
Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP
thuộc ngành Y tế theo nhóm tuổi năm 2012-2016
Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP
thuộc ngành Y tế theo giới tính năm 2012-2016

Trang
46

47

48

Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP

4

Bảng 3.4 thuộc ngành Y tế theo trình độ chuyên môn năm

49

2012-2016
5

Bảng 3.5.

Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP
thuộc ngành Y tế theo trình độ tin học

51

Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo nhân lực thực
6

Bảng 3.6. hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế

59

Hà Tĩnh
Ý kiến đánh giá về công tác đánh giá nhân lực
7

Bảng 3.7. thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành
Y tế Hà Tĩnh


ii

62


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 1.1 Mạng lưới về VSATTP trong ngành ytế

20

2

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu luận văn

35

3

Sơ đồ 3.1 Mạng lưới về VSATTP trong ngành ytế Hà Tĩnh


45

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhân tố mang tính quyết định sự thành công hay thất
bại của một tổ chức, một ngành hay một địa phương là nhân tố nguồn nhân lực.
Trong những năm qua, ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh đã nhận thức được tầm
quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngành nói chung và
đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng, nên luôn quan tâm phát
triển nguồn nhân lực và đã đạt những thành công nhất định: Đội ngũ làm công
tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; trình độ chuyên
môn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao; các chính sách đãi ngộ,
thu hút nhân lực từng bước đã được quan tâm,v.v..
Trong tình hình hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối
quan tâm hàng đầu của cả cộng đồng. Tình trạng vi phạm về vệ sinh an toàn
thực phẩm ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, các hành vi vi phạm ngày
càng tinh vi.Năm 2015, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra 13.100 lượt cơ sở, phát
hiện 3.251 lượt cơ sở vi phạm (chiếm 24,8%), năm 2016, kiểm tra12.306 lượt
cơ sở, phát hiện 3.566 lượt cơ sở vi phạm (chiếm 29%) (Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm Hà Tĩnh). Ngoài ra, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng
như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp
mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Năm 2015, Hà Tĩnh có 05 vụ ngộ độc
thực phẩm với 143 người phải nhập viện. Trong khi đó, công tác quản lý nhân
lực làm công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành y tế tỉnh Hà
Tĩnh đang bộc lộ nhiều bất cập: thiếu nhân lực trầm trọng cả về số lượng và
chất lượng; cơ cấu nhân lực đang mất cân đối theo ngành đào tạo và theo

tuyến; công tác đào tạo, chính sách tuyển dụng và sử dụng cán bộ chưa hợp
lý; chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ có trình độ về công tác ở địa
phương. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp khả thi để

1


Sở Y tế Hà Tĩnh quản lý tốt nhân lực góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm của ngành Y tế trong thời gian tới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhân lực thực
hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà
Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Câu hỏi nghiêncứu:
Giải pháp nào để Sở Y tế Hà Tĩnh quản lý tốt nhân lực thực hiện công
tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá tình hình quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đề xuất giải pháp để Sở Y tếHà Tĩnh quản lý
tốt nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc
ngành đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhân lực thực hiện
công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm.
- Đánh giá thực trạng quản lý về quản lý nhân lực thực hiện công tác
bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm thuộc ngành Y tế ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất giải pháp để Sở Y tế quản lý tốt nhân lực thực hiện công tác
bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm thuộc ngành đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiêncứu

Thực trạngquản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm ngành Y tế của Sở Y tế Hà Tĩnh.
4.2. Phạm vi nghiêncứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhân lực thực
hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành của Sở Y tế Hà

2


Tĩnh, tập trung các nội dung: xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng, đào tạo,
sử dụng, đánh giá nhân lực.
- Về không gian: Nghiên cứu thực trạngquản lý nhân lực thực hiện công
tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnhtừ tuyến
tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn.
Do nhân lực của Cục quản lý thị trường có nhiều điểm tương đồng với
nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành
Y tế như: chức năng kiểm soát thi trường về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc
ngành Công thương, các cơ quan đơn vị thuộc Cục Quản lý thị trường là các
cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước. Trong những năm qua công tác quản
lý nhân lực của Cục quản lý thị trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, vì
vậy Luận văn lựa chọn Cục quản lý thị trường để nghiên cứu kinh nghiệm
thực tiễn.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhân lực thực hiện công tác
bảo đảm an toàn thực phẩm của Sở Y tế Hà Tĩnh từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì Luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ

sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh
Chương 4. Định hướng và một số giải pháp nhằm cải thiện quản lý
nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y
tế hà tĩnh

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhân lực
Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trong
ngành du lịch tỉnh Quảng Bình”năm 2013 của Bùi Thị Như Hoa tại Học viện
Hànhchính: Luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận về quản lý
nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực, làm rõ các khái niệm liên
quan đến nguồn nhân lực, thực trạng phát triển, những kết quả đạt được và
những bất cập, yếu kém của phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Quảng
Bình, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực ngành Dulịch.
Luậnán tiến sĩ “Nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng” của
Lê Thúy Hường năm 2015 tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
nghiên cứu phân tích , đánh giá th ực trạng nguồn nhân lực y tế vùng đồng
bằng sông Hồng,những kết đạt được; mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân;
từ đó đề xuất phương hướnggiải pháp phát tri ển nguồn nhân lực y tế đáp ứng
nhu cầu chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khoẻ nhân dân. Hệ thống hóa vấn đề
lý luận nguồn nhân lực y tế như: Khái niệm nguồn nhân lực y tế; đặc điểm,
vai trò, nhân tố ảnh hưởng nội dung phát tri ển nguồn nhân lực y tế… ; phân

tích thực trạng nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 2008
đến 2013, làm rõ kết đạt được, hạn chế, yếu nguyên nhân hạn chế, yếu việc
phát tri ển nguồn nhân lực y tế; đề xuất phương hướnggiải pháp phát tri ển
nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khoẻ
nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4


Luận văn thạc sĩ “Phát tri ển nguồn nhân lực ngành y tế Quảng Nam”
của Nguyễn Hoàng Thanh năm 2011 tại Đại học Đà Nẵng, đề tài đã hệ thống
hóa các v ấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực, phân tích đánh giá th ực
trạng phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam đến năm 2011, đề
xuất một số giải pháp phát tri ển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
trong thời gian tới.
Đề tài “Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” của nhóm nghiên cứu Viện Chiến lược và
chính sách y t ế, năm 2006 đã phân tích: Bản chất của lao động y tế, các khái
niệm công cụ và cách ti ếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực và quản lý nguồn
nhân lực, quan điểm phát triển y tế bền vững và vấn đề quản lý nhân lực y tế,
đánh giá thực trạng đội ngũ cán b ộ y tế về cơ cấu, trình độ, một số vấn đề về
nhân lực bệnh viện, một số vấn đề về nguồn nhân lực y tế dự phòng, một số
vấn đề về nhân lực y tế ở các vùng có khó khăn , phân tích một số chính sách
đối với cán b ộ y tế, đặc biệt là cán b ộ y tế vùng khó khăn và nêu lên những
vấn đề cấp bách đ ặt ra cho quản lý nhân lực y tế từ đó xuất các gi ải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực y tế trong quá
trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giáo dục nhân lực y tế
tại Việt Nam” năm 2012 là một dự án được Bộ GD-ĐT triển khai. Dự án do
Trường ĐH Y tế Công cộng triển khai, gồm chuỗi 3 nghiên cứu: nhân lực bác
sỹ đa khoa, điều dưỡng và cử nhân y tế công cộng, nghiên cứu tại các Trường

đào tạo nhân lực cho ngành y tế và nghiên cứu về sinh viên, cựu sinh viên.
Nghiên cứu về nhân lực bác s ỹ đa khoa, điều dưỡng và cử nhân y tế công
cộng được thực hiện tại 11 Trường ĐH và 6 Trường CĐ nhằm đánh giá th ực
trạng và các chính sách h ỗ trợ đào tạo cho nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam.
Qua đó cung cấp bằng chứng và xác định các lĩnh vực vực tiên để đáp ứng tốt

5


hơn cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, giai đoạn 2011-2020. Nghiên
cứu chỉ ra, trung bình cả nước có 6,5 bác s ỹ/10.000 dân số, phân bố không
đều, chủ yếu tập trung ở thành thị, vùng kinh tế phát triển. Trung bình có 10,4
điều dưỡng/10.000 dân, chất yếu, chủ yếu là trình độ sơ cấp, trung cấp, phân
bố không đều. Sốcán b ộ y tế dự phòng ở tuyến tỉnh chỉ bằng 2/3 nhu cầu,
tuyến huyện chỉ bằng 1/2 nhu cầu. Nghiên cứu cũng nêu rõ hiện tại có 15
Trường ĐH và 65 Trường CĐ và TC công lập tham gia đào tạo nhân lực
ngành y tế. Trong đó có 7 Trường ĐH tham gia đào tạo cử tuyển.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhân lực thực hiện công tác
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế
Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của Trần Thị Khúc năm 2014 tại Học viện nông
nghiệp Viêt Nam đã nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm ở tỉnh Bắc Ninh và đề ra các giải pháp khắc phục.
Trong đó, vấn đề quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP là
nội dung rất quan trọng. Luận văn đã chỉ ra thực trạng về công tác tuyển
dụng, đào tạo và sắp xếp nhân lực trong cơ cấu bộ máy quản lý về VSATTP
còn nhiều bất cập. Công tác tuyển dụng chưa minh bạch, không theo nhu cầu
thực tiễn công việc; Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn mang tính hình thức,
không có chiều sâu và chất; Việc sắp xếp công việc chưa phù hợp với trình độ
chuyên môn, năng lực của từng cá nhân; Cơ cấu bộ máy tổ chức chưa phù

hợp và thống nhất…
Luận văn thạc sỹ“quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên
địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” của Ngô Thị Xuân năm 2015 tại
Đại học Thương mại đã nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm và đề ra các giải pháp khắc phục. Luận văn đã chỉ rõ bộ máy
quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP tại địa phương hiện

6


nay còn chồng chéo, chưa hợp lý,v.v.. Việc xác định nhu cầu nhân lực thực
hiện công tác bảo đảm VSATTP chưa sát với thực tế, chủ yếu dựa vào nguồn
nhân lực của ngành Y mang tính chất phòng và chữa trị bệnh chứ chưa quan
tâm tới nhân lực chuyên môn về VSATTP.
Bài viết “Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm: Thực trạng và giải pháp
các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm” của Trần Việt Nga đăng trên tạp
chí Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 02+03 năm 2017 đã nêu lên những kết quả và
hạn chế trong công tác bảo đảm VSATTP, trong đó việc các địa phương không
có nguồn lực tương thíchđể thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các hoạt động bảo
đảm VSATTP, đặc biệt việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chưa hợp lý,
không đáp ứng với nhu cầu công việc trên thực tế. Qua đó, tác giả đã đưa ra các
nhóm giải pháp để triển khai tốt công tác bảo đảm VSATTP trong tình hình
mới. Trong đó có giải pháp tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách
ATTP của các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động đảm bảo
ATTP trên phạm vi toàn quốc; Đẩy mạnh công tác đào tạo tại các trường ĐH,
các viện nghiên cứu có mã ngành đào tạo hệ cao đẳng, đại học. Tổ chức đào tạo
lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm ATTP tại các tuyến; từng bước tăng
tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học.
Bài viết “Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực
phẩm” của Nguyễn Thanh Long đăng trên tạp chí tuyên giáo số 3 năm 2016 đã

nêu lên các nhóm giải pháp về bảo đảm VSATTP, đứng đầu là giải pháp tăng
cường nguồn lực con người trong công tác bảo đảm VSATTP bằng việc phát
triển về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sử dụng. Tập trung
vào các biện pháp đào tạo, tập huấn về VSATTP cho đội ngũ chuyên trách, cán
bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP của các tuyến; đẩy mạnh công tác
đào tạo tại các trường đại học, các viện nghiên cứu; đưa nội dung giáo dục
VSATTP vào các cấp học phổ thông. Bên cạnh đó, tăng cường biên chế, bố trí

7


đủ cán bộ tại các bộ phận, các đơn vị theo “Đề án vị trí – việc làm” nhằm tối ưu
hóa khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm VSATTP trên phạm
vi toàn quốc; ban hành chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,
chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý VSATTP.
1.1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu trên đây về quản lý nhân lực nói chung ,
đánh giá th ực trạng công tác tác quản lý nhà nước về VSATTP qua đó có
phân tích một số nội dung liên quan tới quản lý nguồn nhân lực thực hiện
công tác VSATTP như về đội ngũ cán bộ y tế về cơ cấu, trình độ, một số vấn
đề về nhân lực y tế ở các vùng có khó khăn , phân tích một số chính sách đối
với cán b ộ, công chức, viên chức, đặc biệt là ở vùng khó khăn và nêu lên
những vấn đề cấp bách đ ặt ra cho quản lý nhân lực từ đó xuất các gi ải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, đó là những kết
quả nghiên cứu rất giá trị và cần được kế thừa.Tuy nhiên, chưa có một nghiên
cứu cụ thể, sâu sát về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP
thuộc ngành Y tế nói chung và ngành Y tế Hà Tĩnh nói riêng.
Có thể nói đây là đề tài mới có tính cần thiết, qua hệ thống và nghiên
cứu về pháp luật cũng như thực trạng quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo
đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh đề tài sẽ đưa ra các gi ải pháp , đề

xuất có tính thực tiễn về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm
VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm
1.2.1. Khái niệm nhân lực, quản lý nhân lực và vệ sinh an toàn thực phẩm
* Nhân lực:
Nhân lực thường được nhắc tới trong cụm từ nguồn nhân lực. Để phân
biệt rõ quan niệm nhân lực, trước hết hãy tìm hiểu các khái niệm về nguồn nhân

8


lực là khái niệm rộng hơn và thường được sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu.
Cho đến nay vẫn tồn tại những quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực.
Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con
ngườibao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, v.v..của mỗi cá nhân.
Như vậy, nguồnnhân lực chính là nguồn lực con người và được coi như
một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác để phát triển kinh tế - xã
hội như: vốn tiền tệ, vốn công nghệ, vốn tài nguyên.
Liên Hợp quốc quan niệm: nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến
thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm
năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
Theo quan niệm này, nguồn nhân lực không chỉ là những con người mà
còn bao gồm toàn bộ những khả năng bên trong, đó là sức khỏe, trí tuệ, tinh
thần của các cá nhân được sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.
Tổ chức Lao động Quốc tế quan niệm rằng: nguồn nhân lực của một
quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động.
Quan niệm này cho thấy nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho
sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn
nhân lực thể hiện khả năng lao động của xã hội, bao gồm cácnhóm dân cư

trong độ tuổi lao động có đủ các yếu tố về thể lực, trí tuệ và có thể tham gia
các hoạt động sản xuất xã hội. Từ đó có thể thấy rằng nguồn nhân lực bao
gồm cả những người đang lao động và những người có khả năng lao động của
một quốc gia hay một cộng đồng. Điều đó có nghĩa là nguồn nhân lực của
một tổ chức không chỉ là những con người đang làm việc trong tổ chức mà
còn những nguồn lao động khác có thể bổ sung cho tổ chức, còn nhân lực của
tổ chức là những người đang làm việc trong tổchức.
Như vậy, có thể nói nhân lực của một tổ chức là tổng thể các tiềm năng
lao động của tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu hình thành tồn tại và phát triển
của tổ chức đó.
9


Nhân lực của một tổ chức được thể hiện bởi nhiều khía cạnh khác nhau,
trong đó chủ yếu nhất là số lượng nhân lực, chất lượng nhân lực và cơ cấu
nhân lực.
Số lượng nhân lực: là số người lao động làm việc trong một tổ chức trên cơ
sở hợp đồng lao động hay được tuyển dụng vào làm việc. Số lượng nhân lực lớn
hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu công việc của tổ chức đó. Số lượngnhân
lực là một trong những yếu tố phản ánh quy mô hoạt động của tổ chức.
Chất lượng nhân lực: là tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ,
trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe,v.v.. của người lao động.
Trong đó, nhân lực được thể hiện tập trung ở các mặt sức khỏe, trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn - kỹ thuật, hiệu quả làm việc của người lao động.
Chất lượng nhân lực chính là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất
bại của mọi đơn vị, tổ chức. Hiệu quả công việc phụ thuộc vào chất lượng
nhân lực, nhất là trong những đơn vị, tổ chức mà nguồn lực lao động mang
tính chất quyết định đối với công việc của họ.
Cơ cấu nhân lực: Cơ cấu nhân lực được thể hiện ở cơ cấu theo độ tuổi,
giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, v.v.. Đây

là một trong những yếu tố quan trọng thườngđược xem xét khi đánh giá nhân
lực của tổ chức để từ đó điều chỉnh được nhu cầu nhân lực trong tươnglai.
Như vậy, có thể nói số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực là ba khía
cạnh quan trọng nhất thể hiện một cách khái quát hiện trạng nhân lực của một
tổ chức. Khi nghiên cứu về nhân lực của bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải
xem xét cả ba khía cạnh trên thì mới có thể đánh giá một cách toàn diện về
thực trạng nhân lực của tổ chứcđó.
* Quản lý nhân lực
Quản lý nhân lực là quản lý con người liên quan tới hoạt động của tổ
chức. Quản lý nhân lực cũng là một dạng quản lý, vì thế hoạt động quản lý

10


nhân lực đòi hỏi phải kết hợp nhiều lĩnh vực khoa học, chính trị, kiểm soát và
nghệ thuật.
Quản lý nhân lực là sự kết hợp hài hóa những mong muốn của tổ chức,
doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội và
mong muốn của người lao động nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Các tổ
chức thực hiện quản lý nhân lực bằng tập hợp các hoạt động để huy động tiềm
năng, năng lực của nhân lực mà tổ chức có để đạt được mục tiêu của tổ chức,
mục tiêu của những công việc giao cho người lao động. Chủ thể quản lý nhân
lực là nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng lao động. Đối tượng của
quản lý nhân lực là những người đang làm việc hay công tác tại các tổ chức.
Công cụ quản lý nhân lực là các văn bản hành chính, nội quy, quy định, v.v..
Quản lý nhân lực giúp tổ chức khai thác một cách hiệu quả nhất nguồn
vốn con người, kết hợp với các nguồn lực khác.
Như vậy, quản lý nhân lực trong tổ chức là các hoạt động để khai thác
các khả năng của người lao động nhằm phát huy các khả năng của họ để đạt
được mục tiêu chung của tổ chức.

* Vệ sinh an toàn thực phẩm
Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo
quản, phân phối, vận chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực
phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và tổ chức y tế
thế giới (WHO, 2000) thì: “VSATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây
hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị
hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá
giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có
thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả
được bản chất của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm
được ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là:
11


“Nguyễn Hoàng Thanh là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức
khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóahọc, lý
học quá giới hạn cho phép”.
1.2.2. Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm thuộc ngành Y tế
Nhân lực thực hiện thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành
Y tế là những người được tuyển dụng và bố trí vào làm việc tại các cơ quan
đó, bao gồm các đối tượng chủ yếu sau:
Một là, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Hai là, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Ba là, Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc
làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật”.

12


Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế bao
gồm Cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác bảo đảm VSATTP làm trong các
cơ quan hành chính sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Cục
An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố, Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố, khoa ATVSTP – Trung tâm YTDPcác
quận/huyện/thị xã/thành phố, cán bộ chuyên trách TYT.
Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế là
toàn bộ những người được phân công làm việc trong các cơ quan, đơn vị nhà
nước về VSATTP và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt
động liên quan đến VSATTP. Đặc thù lao động của ngành y tế nói chung và
lĩnh vực VSATTP nói riêng liên quan đến sức khoẻ, giố ng nòi của cô ̣ng đồ ng
vì vậy đòi hỏi người cán bộ làm công tác bảo đảm VSATTP phải tinh thông
nghề nghiệp, phải có lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp; Phải được đào tạo

nghiêm túc chuyên ngành liên quan đế n VSATTP; Chịu sức ép nặng nề từ yêu
cầ u của xã hô ̣i và đô ̣ nóng của vấ n đề VSATTP ; có kiến thức về quản lý nhà
nước, chuyên môn về dinh dưỡng , thực phẩ m ; Trình độ của cán bộ làm công
tác quản lý nhà nước về VSATTP được thể hiện thông qua bằng cấp, chứng
chỉ chuyên môn mà họ được đào tạo. Việcphân công nhiệm vụ phù hợp hay
không phù hợp với chuyên môn được đào tạo cũng ảnh hưởng đến kết quả
công việc được giao.
Ngoài ra ý thức trách nhiệmđối với công việc của người làm công tác
quản lý nhà nước về VSATTP đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc có chuyên
môn thì ý thức trách nhiệm quyết định chính trong việc hoàn thành nhiệm vụ
hay không và hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào.
Một số chỉ tiêu thể hiện trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về VSATTP: Số lượng cán bộ; trình độ chuyên môn được đào tạo; kết quả
công tác của mỗi cán bộ.

13


Nguồnnhân lực là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về
VSATTP. Bởi lẽ yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong sự thành công
của mọi vấn đề. Khi đã sử dụng yếu tố con người hợp lý với năng lực, sở trường
với chuyên môn của họ thì mới đạt được mục đích và nâng cao kết quả trong
công việc nói chung và trong quản lý nhà nước về VSATTP nói riêng.
1.2.3. Vai trò quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm thuộc ngành Y tế
Quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y
tế là một loạt các hoạt động tác động tới những người đang công tác tại những
cơ quan này nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực đảm bảo về số lượng và chất
lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức. Quản lý nhân lực tạo
điều kiện để đội ngũ nhân lực chủ động phát huy các ưu điểm, thoả mãn nhu

cầu về chức năng và địa vị xã hội của họ trong công việc, đưa đến cho họ cơ
hội, quyền lợi như nhau để mỗi người thể hiện giá trị, hoài bão của mình.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy
định công tác quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc
ngành Y tế. Những văn bản này quy định chi tiết về những vấn đề liên quan
tới nhân lực, ví dụ nghĩa vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ, điều kiện, tiêu
chuẩn được tuyển dụng vào. Trên cơ sở các văn bản quy định của cấp trên,
các cơ quan, tổ chứcthực hiện quản lý nhân lực trong phạm vi quản lý của cơ
quan mình, đồng thời tùy theo điều kiện cụ thể sẽ có những phương thức quản
lý khác nhau.
Quản lý nhân lực của các cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
Thứ nhất, đảm bảo đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Mỗi tổ
chức đều hoạt động hướng tới các mục tiêu khác nhau. Để thực hiện các
mụctiêu đó, tổ chức phải khai thác, sử dụng kết hợp các nguồn lực để thực
hiện được các mục tiêu chung. Quản lý nhân lực thông qua thu hút, duy trì và

14


phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn lực con người giúp cơ quan thực hiện
được các mục tiêu đó.
Thứ hai, thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và hoàn
thiện tổ chức. Xã hội không ngừng phát triển kéo theo sự vận động của tất cả
bộ phận cấu thành và dẫn tới phát sinh những yêu cầu mới của tổ chức. Làmột
bộ phận của xã hội, các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng phải không ngừng
thay đổi về mọi mặt để bắt kịp với sự thay đổi đó của xã hội.
Thứ ba, tạo cơ hội để nhân lực phát huy được năng lực bản thân. Quản
lý nhân lực không chỉ là kiểm tra, giám sát hoạt động của những người làm
việc trong các cơ quan hành chính nhà nước mà còn là để tạo cơ hội cho đội
ngũ nhân lực phát huy được tài năng của họ thông qua nhiều cách thức khác

nhau. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh như phân công công việc đúng
người đúng việc, tăng cường đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau giúp
cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao được năng lực của bản thân, từ đó
phát huy được khả năng của mình giúp hoàn thành công việc được giao với
hiệu quả cao. Quản lý nhân lực tốt giúp cho người lao động nhiệt tình, hăng
say với công việc, cố gắng hết mình để cống hiến cho cơ quan.
Hiện nay, Bộ Nội Vụ là cơ quan giúp Chính phủ chịu trách nhiệm quản
lý chung về nhân lực của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Các Bộ, ngành
và các cơ quan cấp dưới trực tiếp quản lý nhân lực theo hướng dẫn nghiệp vụ
của Bộ Nội Vụ. Trong mỗi cơ quan sử dụng nhân lực sẽ có bộ phận chuyên
trách để thực hiện công tác quản lý nhân lực của các đơn vị trong cơ quan đó
theo các quy định của cơ quan quản lý cấp trên.
1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm
VSATTP thuộc ngành Y tế
Nhân lực là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết
định sự thành bại của tổ chức. Nhân lực là một trong những nguồn lực không

15


×