Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ngan hang cau hoi sinh 7co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.49 KB, 14 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ ĐÁP ÁN SINH HỌC 7
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Câu 1: (Hiểu,)
Trùng giày di chuyển thế nào?
A. Thẳng tiến
B Vừa tiến vừa xoay
C. Cả A, B
D. Cách khác
ĐÁP ÁN: B
Câu 2: (Thông hiểu)
Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào?
a. Tự dưỡng
b. Dị dưỡng
c. Tự dưỡng và dị dưỡng
d. Kí sinh
ĐÁP ÁN: c
Câu 3: (Hiểu)
Trùng Biến Hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi , tiêu hóa mồi như thế nào ? (7
phút)
Đáp án:
Trùng biến hình sống ở các lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong các bình nuôi
cấy. Chúng di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa
mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa.
Câu 4: (hiểu)
Trình bày vòng đời trùng Sốt Rét ?
Đáp án:
Sau khi được muỗi Anophen truyền vào máu người, chúng chui vào hồng cầu và sinh
sản rất nhanh, sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu rồi chui ra và lại chui
vào hồng cầu khác, tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Câu 5: (hiểu)
Những động vật nguyên sinh nào gây bệnh cho người?


a. Trùng kiết lị
b. Trùng sốt rét
c. Trùng biến hình
d. Cả a và b
ĐÁP ÁN: d
Câu 6: (hiểu) Hãy chọn phương án trả lời để khẳng dịnh phát biểu sau đây là đúng.
A. Động vật nguyên sinh sống tự do hay ký sinh đều có đặc điểm chung về cấu tạo cơ
thể là một tế bào nhưng về chức năng là một cơ thể sống.
B. Động vật nguyên sinh sống tự do hay ký sinh đều có đặc điểm chung về cấu tạo là
một hoặc hai tế bào nhưng về chức năng là một cơ thể độc lập.
ĐA: A


Câu 7:(hiểu) Sự trao đổi khí của trùng roi với môi trường qua bộ phận:
A. Màng cơ thể
B. Nhân.
C. Điểm mắt.
D.Hạt dự trữ.
ĐA: A
Câu 8: (hiểu)Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ?
A. Có di chuyển tích cực.
B. Hình thành bào xác.

C. Có chân giả

ĐA: C
Câu 9: (hiểu)Biểu hiện nào cho biết triệu chứng bệnh sốt rét?
A. Đau bụng.
B. Nhức đầu.
C. Sốt liên miên hoặc từng cơn. Mặt đỏ ra nhiều mồ hôi đau toàn bộ cơ thể.

ĐA: C
Câu 10: (Hiểu).Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành Động Vật
Nguyên Sinh ?
Đáp án:Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là: cơ thể có kích thước hiển
vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống. Phần lớn: dị dưỡng, di
chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu
phân đôi.
Câu 11: (Hiểu).Trình bày vòng đời trùng Sốt Rét ?
Đáp án:Sau khi được muỗi Anophen truyền vào máu người, chúng chui vòa
hồng cầu và sinh sản rất nhanh, sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu rồi
chui ra và lại chui vào hồng cầu khác, tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG
Câu 1: (Hiểu)
Hình thức sinh sản của thủy tức là:
a. Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi
c. Tái sinh
ĐÁP ÁN: Câu 1-d

b. Sinh sản hữu tính
d. Cả a,b và c

Câu 2: (hiểu)
Trong các đại diện sau nhóm động vật nào không thuộc ngành ruột khoang?
a. Sứa, hải quỳ, san hô
b. Sứa, thủy tức, mực
c. Thủy tức, san hô, sán dây
d. Cả b, c đúng.
ĐÁP ÁN: D
Câu 3: (Hiểu)
Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người?

A. Thủy tức.B. San hô. C. Sứa.
D. Hải quỳ
ĐÁP ÁN: c
Câu 4: Cách di chuyển của Sứa trong nước như thế nào ?


Đáp án:Sứa di chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển được hút vào, khi dù
cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước.
Như vậy, sứa di chuyển theo kiểu phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào
lỗ miệng.
Câu 5: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành Ruột Khoang ?
Đáp án:Đặc điểm chung: Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, Cấu tạo
thành cơ thể có hai lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Vai trò thực tiển: Tạo nên một vẽ đẹp kì diệu cho biển, có ý nghĩa sinh thái đối
với biển, là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng, làm vật trang trí, trang sức
háo thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN
Câu 1: (hiểu)
Sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì:
A. chúng có lối sống kí sinh.
B. chúng đều là sán.
C. cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.
D. chúng có lối sống tự do.
ĐÁP ÁN: C
Câu 2: (hiểu)
Lợn gạo mang ấu trùng của
A. Sán lá gan.
C. Sán lá máu
ĐÁP ÁN: -D


B. Sán bã trầu
D. Sán dây

Câu 3: (hiểu)
Vẽ vòng đời giun đũa?
ĐÁP ÁN:
Giun đũa ( ruột người ) sinh sản đẻ trứng  ấu trùng trong trứng


Máu, gan, tim, phổi  Ruột non  thức ăn sống
Câu 4: (hiểu)
Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng của giun vì:
A. Mổ động vật không xương sống phải mổ từ mặt lưng.
B. Nhờ xác định mặt lưng, mặt bụng mà quan sát được cấu tạo từ bên ngoài của
giun.
C. Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục cái và lỗ sinh dục đực.
D. Câu A và B đúng..
ĐÁP ÁN: D


Câu 5: (hiểu)
Cho các bước khi tiến hành mổ giun đất như sau :
1. Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường chính giữa lưng về phía đuôi.
2. Đổ ngập nước cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi
thành cơ thể
3. Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng hai ghim.
4. Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục
như vậy về phía đầu.
Cách sắp xếp các bước mổ giun đất nào dưới đây là hợp lí ?
A. 4, 3, 2, 1.

B. 2, 3, 1, 4.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 3, 1, 2, 4.
ĐÁP ÁN: D
Câu 6: (hiểu)
Trong ngành giun đốt thì giun đất là động vật có lợi cho trồng trọt?
ĐÁP ÁN
-Vì :
+Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất
+Làm tăng độ màu mỡ cho đất: Do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra
Câu 7(Hiểu)
Căn cứ vào nơi kí sinh, cho biết loài giun nào nguy hiểm hơn?
A. Giun đũa
B. Giun kim
C. Giun móc câu
D. Giun chỉ
ĐA:A
Câu 8:(hiểu)
Để đè phòng bênh giun kí sinh, phải:
A. Không tưới rau bằng phân tươi
C. Giữ gìn vệ sinh ăn uống

B. Tiêu diệt ruồi nhặng
D. Giữ vệ sinh môi trường

ĐA:C
Câu 9 :Hãy trình bày vòng đời của Giun Đũa ?
Đáp án:Trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng phân tán đi khắp
nơi.
Khi ngưới ăn chúng chui vào ruột non, ấu trùng chui ra vào máu qua gan, tim,

phổi, rồi về lại ruột non kí sinh.
Câu 10: Hãy trình bày vòng đời của Sán Lá Gan ?
Đáp án:Sán lá gan đẻ khoảng 4000 trứng mỗi ngày.


Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi, kí sinh trong ốc, sinh sản cho
nhiều ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám cây thủy sinh rụng đuôi thành kén sán. Trâu
bò ăn phải bị bệnh sán lá gan.
Câu 11: Nêu đặc điểm chung của ngành Giun Dẹp ? Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt
tên cho ngành ?
Đáp án:Người ta dùng đặc điểm cơ thể dẹp để đặt tên cho ngành Giun Dẹp vì
đặc điểm này được thể hiện triệt để nhất trong tất cả các đại diện của ngành và cũng
giúp dễ phân biệt với giun tròn và giun đốt sau này.
CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM
Câu 1: (hiểu)
Trai tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả ?
Đáp án: Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ
vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 2: (Hiểu, thời gian đủ để làm bài 3 phút)
Em thường gặp ốc sên ở đâu ? khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?
Đáp án:
Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên
phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn
nhằm giảm ma sát và để laih vết đó ở trên lá cây.
Câu 3: (Hiểu)
Nêu cấu tạo ngoài của trai sông?
Đáp án:
1. Chân trai
2. Lớp áo
3. Tấm mang

4. Ống hút
5. Ống thoát
6. Vết bám cơ khép vỏ
7. Cơ khép vỏ
8. Vỏ trai
Câu 4: ( Hiểu)
Trình bày đặc điểm chung của ngành thân mềm ?
Đáp án
-Thân mềm, không phân đốt.
-Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
-Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
-Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu
giảm và cơ quan di chuyển phát triển.


Câu 5(hiểu)
Sự thích nghi phát tán của trai.
A. Ấu trùng theo dòng nước
C. Ấu trùng bám vào da cá di chuyển đến vùng khác

B. Ấu trùng bám trên mình ốc
D. Ấu trùng bám trên tôm

ĐA:C
Câu 6: (hiểu)Trai tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó
có hiệu quả ?
Đáp án:Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ
khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể
chúng.
Câu 7(hiểu)Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành thân mềm ?

Đáp án
Đặc điểm chung:
-Thân mềm, không phân đốt.
-Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
-Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
-Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ
tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Vai trò:
-Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu
-Làm thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trường nước.
-Làm đồ trang sức, trang trí.
CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP
Câu 1: ( Hiểu)
Làm thế nào để quan sát được hệ thần kinh của tôm?
A. Dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan kể cả cơ ở phần ngực và bụng
B. Găm ngửa con tôm cũng có thể thấy được.
C. Tất cả các ý đều đúng.
D. Tất cả các ý đều sai .
Đáp án: C
Câu 2: ( Hiểu)
Làm thế nào để quan sát được hệ thần kinh của tôm?
A. Dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan kể cả cơ ở phần ngực và bụng


B. Găm ngửa con tôm cũng có thể thấy được.
C. Tất cả các ý đều đúng.
Đáp án: C

D. Tất cả các ý đều sai .


Câu 3: ( Hiểu)
Những động vật như thế nào được xếp vào lớp giáp xác?
A. Mình có một lớp vỏ bằng ki tin
B. Đẻ trứng, ấu trùng lột xác qua nhiều lân
C. Phần lớn đều sống bằng nước, thở bằng mang
D. Tất cả các ý đều đúng.
* Đáp án: D
Câu 4: ( Hiểu,)
Nhện có đặc điểm gì giống tôm đồng ?
A. Không có râu, có 8 chân.
C. Có vỏ bọc bằng kitin, chân có đốt.
Đáp án: C
Câu 5: ( Hiểu)
Châu chấu hô hấp bằng cơ quan nào?
a.Mang
c.Phổi
Đáp án: D

B. Thở bằng phổi và khí quản.
D. Thụ tinh trong.

b. Hệ thống ống khí
d. Mang và Hệ thống ống khí

Câu 6: ( Hiểu)
Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ?
Đáp án :
Đặc điểm chung của lớp sâu bọ là:
+ Cơ thể 3 phần: Đầu, ngực, bụng; Đối xứng hai bên.
+ Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh.

+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 7: ( Hiểu).
* Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp ?
* Đáp án:
Những đặc điểm chung của ngành chân khớp là:
+ Cơ thể phân đốt, có vỏ ki tin bao bọc, đối xứng hai bên.
+ Hệ thân kinh chuỗi với hạch thần kinh não phát triển.
+ Vòng đời có trải qua biến thái.
Câu 8: ( Hiểu).
Động vật không xương sống có tầm quan trọng như thế nào trong thực tiễn?
Đáp án:
Động vật không xương sống có tầm quan trọng trong thực tiễn là:
* Lợi ích:
- Làm thực phẩm. Ví dụ…..
- Có giá trị xuất khẩu. Ví dụ…..


- Được nhân nuôi. Ví dụ…..
- Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh. Ví dụ….
* Gây hại:
- Làm hại cơ thể người và động vật. Ví dụ….
- Làm hại thực vật. Ví dụ……
Câu 9 (hiểu) Trong số các đặc điểm của chân khớp thì các đặc điểm nào quyết định
nhất đến sự phân bố rộng rãi của chân khớp?
A. Có lớp vỏ kitin.
B. Có lớp vỏ kitin,Chân khớp và phân đốt linh hoạt
C. Đôi cánh dài, đẹp.
D. Chân khớp và phân đốt linh hoạt
ĐA:B
Câu 10(hiểu): Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói

chung ?
Đáp án:Cơ thể có ba phần rõ rệt: đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân thường
có 2 đôi cánh là những đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói
chung.
Câu 11 (Hiểu) Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm ?
Đáp án
Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
-Phần đầu – ngực gồm:
+Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
+Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
-Phần bụng gồm:
+Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
+Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
LỚP CÁ
Câu 1: ( Hiểu ).
* Trình bày cấu tạo ngoài của Cá chép thích nghi với đời sống ở nước ?
Đáp án:
- Cấu tạo ngoài của Cá chép thích nghi với đời sống ở nước là:
+ Thân cá chép thon dài , đầu thuôn nhon gắn chặt với thân -> Giúp cá cử động rễ
dàng , giảm sức cản của nước.
+ Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước - > Giữ mắt không bị
kho, rế phát hiện ra mồi và kẻ thù.


+ Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày -> Giảm sức cản,
giảm ma sát giũa da cá với môi trường nước.
+ Thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp -> Giúp cá cử động rễ dàng, giảm ma
sát giũa da cá với môi trường nước.

+ Vây cá có các tia vây được căng bới da mỏng, khớp động với thân -> Giúp cá cử
động rễ dàng, và có vai trò như bơi chèo.Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh
trong nước.
Câu 2: ( Thông hiểu )
* Hệ tuần hoàn cá chép gồm những bộ phận nào?
A. Động mạch và tĩnh mạch
B. Mao mạch
C. Tim có hai ngăn
D. Tất cả các ý đều đúng
* Đáp án: D
Câu 3(hiểu) Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó?
A. Giúp cá bơi lội dễ dàng, giảm sức cản của nước.
B. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng.
C.Giúp cá dễ nổi lên và lặn xuống
ĐA:A
Câu 4(hiểu): Cơ quan đường bên ở cá chép có tác dụng gì?
A. Biết được các kích thích do áp lực nước.
B. Biết được tốc độ nước chảy.
C. Nhận biết các vật cản trong nước.
D. Biết được các kích thích do áp lực nước,biết được tốc độ nước chảy và nhận biết
các vật cản trong nước
ĐA:D
Câu 6 (hiểu) Vai trò của các đôi vây chẵn ở cá chép?
A. Giữ thăng bằng cho cá khi bơi, đứng một chỗ
B. Bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới.
C. Rẽ phải, rẽ trái, giảm vận tốc, dừng lại hoặc giật lùi.
D. Giữ thăng bằng cho cá khi bơi, đứng một chỗ. Bơi hướng lên trên hoặc hướng
xuống dưới. Rẽ phải, rẽ trái, giảm vận tốc, dừng lại hoặc giật lùi.
ĐA:A
Câu 7(hiểu): Cắt bỏ não trước của cá chép thì:

A. Cá bị mù và mọi cử động của cá bị rối loạn
B. Cá chết ngay
C. Tập tính cá vẫn không thay đổi,vẫn bơi lội kiếm ăn, gặp nguy hiểm vẫn biết lẩn trốn
ĐA: A

Kỳ 2


LỚP BÒ SÁT
Câu 1: Thông hiểu
Đặc điểm nào sau đây có ở thằn lằn nhưng không có ở ếch đồng?
A Cơ thể phân tính
B Hô hấp hoàn toàn bằng phổi
C Bắt mồi ban ngày
D Di chuyển bằng bốn chi
● Đáp án: B
Câu 2: Thông hiểu
Đặc điểm nào sau đây của thằn lằn giống ếch đồng?
A Da khô có vảy sừng bao bọc B Bàn chân có 5 ngón có vuốt
C Mắt có mi cử động
D Mắt có mi cử động và có màng nhĩ
● Đáp án: D
Câu 3: Thông hiểu
Điều nào dưới đây sai khi nói về đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn:
A Hai chi sau dài và to hơn rất nhiều so với chi dưới
B Kích thước của các chi không chênh lệch nhiều
C Là động vật biến nhiệt
D Cổ, thân và đuôi dài
● Đáp án: A
LỚP CHIM

Câu 1: Thông hiểu
Vảy sừng trên cơ thể Bò sát ứng với bộ phận nào của Chim bồ câu?
A. Móng vuốt của Chim bồ câu
C. Chân của Chim bồ câu
B. Lông Chim bồ câu
D. Mỏ Chim bồ câu
● Đáp án:B
Câu 2: Thông hiểu
Bộ phận diều của chim bồ câu có tác dụng :
A Tiết ra dịch tiêu hóa dễ tiêu hóa thức ăn B Tiết ra dịch vị C Tiết dịch tụy
D Chứa làm mềm thức ăn trước khi đưa vào dạ dày
● Đáp án: D
Câu 3: Thông hiểu
Phổi chim bổ câu có đặc điểm :
A Có nhiều vách ngăn B Trong phổi có hệ thống ống khí thông với các túi khí
C Phổi không có ống khí D Câu A và B đúng
● Đáp án:D
Câu 4: Thông hiểu
Ở chim bồ câu máu đến các tế bào để thực hiện trao đổi khí là máu :
A Đỏ thẩm B Đỏ tươi C Máu pha D Câu A va C đúng
● Đáp án: B
Câu 5: Thông hiểu
Hệ tiêu hóa ở chim bồ câu khác với những động vật đã học trong ngành ĐVCXS ở chỗ có :
A Thực quản
B Dạ dày tuyến C Dạ dày cơ
D Manh tràng
● Đáp án:C


Câu 6: Thông hiểu

Bộ xương chim bồ câu có đặcđiểm gì thích nghi với đời sống bay?
● Đáp án: Chi trước biến đổi thành cánh , xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực
vận động cánh, các đốt sống lưng ,đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành một
khối vững chắc . bộ xương chim bồ câu có đặc điểm nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc thích nghi
với đời sống bay
Câu 7: Thông hiểu
Dạ dày tuyến ở chim có tác dụng :
A Chứa thức ăn B Làm mềm thức ăn
C Tiết ra dịch vị D Tiết dịch nhờn
● Đáp án: C
Câu 8: Thông hiểu
Hệ hô hấp chim bồ câu gồm :
A Khí quản và túi khí
B khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí
C Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi
D Hai lá phổi và hệ thống ống khí
● Đáp án: C
Câu 9: Thông hiểu
Tim của chim bồ câu được phân thành:
A. 4 ngăn
B. 3 ngăn C. 2 ngăn
D. 3 ngăn xuất hiện vách hụt
● Đáp án: A
Câu 10: Thông hiểu
Chim bồ câu có tập tính :
A Sống đơn độc B Sống đôi C Sống theo đàn
D Sống thành nhóm nhỏ
● Đáp án: B
Câu 11: Thông hiểu
Đẻ trứng có vỏ đá vôi, cùng với hiện tượng ấp trứng, chăm sóc bảo vệ con non là

đặc điểm của:
A Cá
B Ếch đồng
C Thằn lằn bóng đuôi dài
D Chim bồ câu
● Đáp án: D
Câu 12: Thông hiểu
Bộ não chim tiến hóa hơn bò sát ở đặc điểm nào?
● Đáp án: Não trước phát triển, lớn, tiểu não có nhiều nếp nhăn, não giữa có 2
thuỳ thị giác
Câu 13: Thông hiểu
Hãy nêu tập tính kiếm mồi và sinh sản của chim.
● Đáp án:Tập tính kiếm ăn của chim đa dạng:
- Hoạt động kiếm ăn ban ngày : cò ,sáo , gà
- Hoạt động kiếm ăn ban đêm : cú mèo , vạc…
Tùy theo các loại mồi và cách thức kiếm ăn các nhóm chim có tập tính khác nhau : có nhóm
ăn tạp, nhóm chuyên ăn thịt, chuyên ăn hạt , quả ….
Tập tính sinh sản : giao hoan , giao phối , làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con , Các giao
đoạn này được biểu hiện khác nhau tùy theo các bộ chim
LỚP THÚ


Câu 1: Thông hiểu
Lông mao ở thỏ có đặc điểm gì giống lông vũ của chim?
A. Đều có cấu tạo đơn giản
B. Đều có lông tơ và lông ống.
C. Đều có cấu tạo hai lớp: lớp lông phủ ở trên, lớp lông nệm ở dưới
D. Đều bằng chất sừng
● Đáp án: D
Câu 2: Thông hiểu

Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng thai và noãn thai sinh
● Đáp án:
- Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phôi phát triển
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên
Câu 3: Thông hiểu
Đặc điểm về hệ tiêu hóa chỉ có ở thú, không có ở động vật có xương sống khác là:
A. Có ống tiêu hóa dài
C. Có manh tràng
B. Có tuyến nước bọt và sự thay răng
D. Có thực quản và dạ dày
● Đáp án:B
Câu 4: Thông hiểu
Ở thỏ, nơi tiêu hóa xenlulôzơ là:
A. Ống tiêu hóa
B. Ruột non
● Đáp án:C

C. Manh tràng
D. Dạ dày

Câu 5: Thông hiểu
Trung ương của các phản xạ phức tạp ở thỏ là :
A. Hành tủy
C. Bán cầu não
B. Tiểu não
D. Não giữa
● Đáp án:C
Câu 6: Thông hiểu
Chức năng phối hợp những cử động phức tạp ở thỏ là:

A. Hành tủy
C. Bán cầu não
B. Tiểu não
D. Não giữa
● Đáp án:B
Câu 7: Thông hiểu
Nêu đặc điểm phân biệt bộ thú huyệt và bộ thú túi
● Đáp án:
1. Thú mỏ vịt
. Mỏ giống mỏ vịt, chân có màng bơi
. Có lông mao dày không thấm nước


. Đẻ trứng, nuôi con bằng sửa, thú mẹ chưa có núm vú
2. Kanguru
. Chi sau lớn khoẻ, có đuôi to dài
. Đẻ con rất nhỏ được nuôi trong túi ấp, thú mẹ có núm vú
Câu 8: Thông hiểu
Đặc điểm đặc trưng của bộ Móng guốc là:
A Số ngón tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc
B Chân cao
C Đều có sừng
D Luôn sống theo đàn
● Đáp án:A
Câu 9: Thông hiểu
Đại diện nào sau đây được xếp vào thú guốc chẳn nhai lại là :
A Lợn, trâu , bò B Trâu, bò, dê
C Hươu, nai, ngựa
cừu
● Đáp án:B


D Trâu, lợn,

Câu 10: Thông hiểu
Thú có những giá trị gì trong đời sống con người? Chúng ta làm gì để bảo vệ và giúp
lớp thú phát triển thêm?
● Đáp án:
1. Vai trò:
- Ích lơi: cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu
diệt gặm nhấm có hại
- Tác hại: phá hại mùa màng, nông nghiệp và lâm nghệp
2. Biện pháp
- Bảo vệ động vật hoang dã
- Xây dựng khu bảo tồn động vật
- Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế
- Góp phần bảo vệ môi trường sống
CHƯƠNG VII: SỰ TIÊN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
Câu 1: Thông hiểu
Hệ thần kinh đặc trưng của động vật có xương sống là:
A Chưa phân hóa B Hình ống
C Hình chuỗi hạch D Hình mạng lưới
● Đáp án:B
Câu 2: Thông hiểu
Phương thức hô hấp chủ yếu của động vật sống ở nước là:
A Phổi
B Mang
C Ống khí
D Da
● Đáp án:B
Câu 3: Thông hiểu

Hệ thống túi khí của phổi phát triển nhất ở:


A Thú
● Đáp án:C

B Bò sát

C Chim

D Lưỡng cư

Câu 4: Thông hiểu
Trong các hình thức sinh sản dưới đây hình thức nào xem là tiến hóa nhất?
A Sinh sản vô tính
B Sinh sản hữu tính
C Sinh sản hữu tính thụ tinh ngoài
D Sinh sản hữu tính thụ tinh trong
● Đáp án:D
Câu 5: Thông hiểu
Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm ĐV nào
đó? Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào?
● Đáp án:
Vì kích thước trên cây phát sinh lớn thì số loài Tây
Chân khớp có quan hệ gần với ngành thân mềm
CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Câu 1: Thông hiểu
Chuột nhảy có chân dài , mảnh, mỗi bước nhảy rất xa là động vật đặc trưng cho
môi trường:
A Đới lạnh B Hoang mạc đới nóng C Nhiệt đới D Ôn đới

● Đáp án:B
Câu 2: Thông hiểu
Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường
đới lạnh và
hoang mạc đới nóng.
● Đáp án:
Môi trường nhiệt đới có khí hậu thuận lợi, sự thích nghi của động vật là phong phú ,
đa dạng nên số lượng loài lớn
Câu 3: Thông hiểu
Giải thích nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.
● Đáp án:
- Nạn phá rừng khai thác gỗ , du canh, di cư khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây
dựng đô thị….
- Sự săn bắn buôn bán động vật hoang dại
- Chất thải từ các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×