Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

đề hsg tỉnh sinh 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.11 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: SINH HỌC - BẢNG A
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu I (3,0 điểm).
1. Hãy nêu các loại prôtêin khác nhau về chức năng trong cấu trúc của màng sinh chất tế bào.
2. Những bộ phận nào trong tế bào nhân thực có chứa ADN, so sánh cấu trúc của các loại ADN
trong các bộ phận đó.
3. Nêu các điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp.
Câu II (3,0 điểm).
1. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai đoạn
sinh trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu nguyên phân tiếp theo. Hãy mô tả các diễn biến
trong giai đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân
có nhất loạt giống nhau không? Vì sao?
2. Ở một loài động vật, cá thể đực thuộc giới dị giao tử XY, cá thể cái thuộc giới đồng giao tử
XX. Một số trứng đã được thụ tinh hình thành các hợp tử chứa tất cả 5600 nhiễm sắc thể, trong
đó số nhiễm sắc thể giới tính chiếm 25%. Nếu trong số hợp tử nói trên, số nhiễm sắc thể Y chỉ
bằng 2 số nhiễm sắc thể X thì có bao nhiêu hợp tử hình thành thuộc giới dị giao tử? Bao nhiêu
5

hợp tử thuộc giới đồng giao tử?
Câu III (3,5 điểm).
1. Việc cày sâu bừa kỹ, xới đất hợp lí có tác dụng như thế nào đối với sự hút nước và khoáng
của cây trồng?
2. Trình bày cơ chế đóng, mở khí khổng của cây sống trên cạn.
3. Khi dư thừa nitơ và khi thiếu nitơ sẽ gây hậu quả gì đối với cây trồng?
Câu IV (2,0 điểm).


1. Nêu chức năng của không bào ở tế bào thực vật.
2. Tế bào lông hút ở rễ cây trên cạn có những đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước
và khoáng?
Câu V (2,5 điểm).
Nêu sự ảnh hưởng của cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng đến quang hợp. Từ đó rút ra
điều gì để đảm bảo năng suất cây trồng?
Câu VI (2,0 điểm).
1. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch khi huyết áp giảm và khi nồng độ CO2
trong máu tăng.
2. Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp?
Câu VII (2,0 điểm).
1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật.
2. Một người mới chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết
những thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể
người đó.
Câu VIII (2,0 điểm).
1. Sự phân bố các ion hai bên màng nơron ở trạng thái nghỉ như thế nào? Nêu các yếu tố giúp
duy trì điện thế nghỉ.
2. Giải thích hiện tượng xung thần kinh truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều?
---------- Hết ----------Họ và tên thí sinh.............................................................số báo danh...................................


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC – BẢNG A
(Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang)


Câu I (3,0 điểm).
1. Hãy nêu các loại prôtêin khác nhau về chức năng trong cấu trúc của màng sinh chất tế bào.
2. Những bộ phận nào trong tế bào nhân thực có chứa ADN, so sánh cấu trúc của các loại ADN trong
các bộ phận đó.
3. Nêu các điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp.
Ý
1.

2.

3.

NỘI DUNG
Các loại Pr màng:
- Pr thụ thể, giúp tế bào nhận biết tín hiệu hóa học.
- Pr vận chuyển là những phân tử Pr xuyên màng, tạo nên các kênh khuếch tán hay các
bơm vận chuyển tích cực.
- Pr làm nhiệm vụ “ghép nối” giữa các tế bào.
- Pr enzim được định vị trên màng theo trình tự nhất định (thường gặp ở tế bào vi
khuẩn)
- Đó là: nhân tế bào, ti thể, lục lạp.
- So sánh các loại ADN:
+ Giống nhau: đều mạch kép, 4 loại đơn phân, 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS
bằng liên kết hiđrô, các nu trong mỗi mạch liên kết theo chiều dọc bằng LK phôtphodieste.
+ Khác nhau: - ADN trong nhân: dạng mạch thẳng, có liên kết với Histon
- ADN ngoài nhân: dạng vòng, trần (…)
- Đều có màng kép.
- Đều có chứa ADN vòng, ribôxôm 70S.
- Đều xảy ra sự tổng hợp ATP.
- Đều có khả năng nhân đôi (về số lượng).


ĐIỂM
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu II (3,0 điểm).
1. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai đoạn sinh
trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu nguyên phân tiếp theo. Hãy mô tả các diễn biến trong giai
đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân có nhất loạt giống
nhau không? Vì sao?
2. Ở một loài động vật, cá thể đực thuộc giới dị giao tử XY, cá thể cái thuộc giới đồng giao tử XX. Một
số trứng đã được thụ tinh hình thành các hợp tử chứa tất cả 5600 nhiễm sắc thể, trong đó số nhiễm sắc
thể giới tính chiếm 25%. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
Nếu trong số hợp tử nói trên, số nhiễm sắc thể Y chỉ bằng 2 số nhiễm sắc thể X thì có bao nhiêu hợp tử
5

hình thành thuộc giới dị giao tử? Bao nhiêu hợp tử thuộc giới đồng giao tử?
Ý
NỘI DUNG
- Giai đoạn đó chính là kì trung gian, gồm 3 pha: (…………..)

1.
HS nêu được mỗi pha cho 0,25 điểm
- Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân không
nhất loạt giống nhau. Vì song song với phân bào còn có quá trình phân hóa tế bào, hình
thành các mô.
2. - Số NST giới tính trong các hợp tử hình thành: 5600 x 25% = 1400
- Số hợp tử = 1400 : 2 = 700  2n = 5600 : 700 = 8
- Gọi a là số hợp tử thuộc giới dị giao tử (XY); b là số hợp tử đồng giao tử (XX)
 Số NST giới tính Y = a, Số NST giới tính X = a + 2b

ĐIỂM
0,75
0,25
0,25
0,25


- Ta có: số NST giới tính X = a + 2b ; Số NST giới tính Y: a
Mà a + b = 700 và a = 2/5(a + 2b)
- Vậy, a = 700 – b = 2/5.(a +2b) = 2/5.(700 - b + 2b)
 a = 400; b = 300

0,25
0,25

Câu III (3,5 điểm).
1. Việc cày sâu bừa kỹ, xới đất hợp lí có tác dụng như thế nào đối với sự hút nước và khoáng của cây
trồng?
2. Trình bày cơ chế đóng, mở khí khổng của cây sống trên cạn.
3. Khi dư thừa nitơ và khi thiếu nitơ sẽ gây hậu quả gì đối với cây trồng?

Ý
1.

2.

3.

NỘI DUNG
- Cày sâu bừa kỹ, xới đất hợp lí giúp cho đất tơi xốp, trao đổi khí tốt  O2 tăng  hô
hấp của rễ tăng  Giúp hút khoáng theo cơ chế vận chuyển tích cực.
- Hô hấp của rễ tăng  giúp các bơm ion hoạt động mạnh làm tăng áp suất thẩm thấu
cúa lông hút, tăng sức hút nước của rễ.
- Giúp hút khoáng theo cơ chế trao đổi ion: H2CO3 tăng => H+ tăng => trao đổi với
Na+, Ca2+, Mg2+ … trên bề mặt keo đất => cây dễ hấp thụ.
- Làm CO2 giảm => hô hấp của rễ không bị ức chế.
- Cây ở cạn điều chỉnh quá trình thoát nước chủ yếu qua sự điều chỉnh độ mở của khí
khổng.
- Khi cây được chiếu sáng => quang hợp ở lá tăng => nồng độ đường tăng => tăng Ptt
=> tế bào khí khổng hút nước … làm khí khổng mở.
- Khi cây bị hạn => tăng hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng => nồng độ ion trong
tế bào giảm (do bị vận chuyển ra ngoài qua kênh và qua bơm ion => Ptt giảm => giảm
sức trương nước, khí khổng đóng.
- Tế bào khí khổng có thể chủ động bơm ion vào hay ra khỏi tế bào => Ptt giảm hoặc
tăng => sức trương nước giảm hay tăng => khí khổng đóng bớt hoặc mở to hơn.
- Khi dư thừa N => tăng nhu cầu hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng khác như P, K, S…
=> kéo dài giai đoạn sinh trưởng, làm chậm quá trình phát triển => kìm hãm ra hoa, tạo
quả, giảm năng suất.
- Thừa N => sử dụng nhiều nguyên liệu cacbohiđrat vào việc tổng hợp prôtêin => tăng
lượng chất nguyên sinh => cây mọng nước, thân lá vươn dài => gây lốp đổ.
- Thiếu N => tích lũy nhiều cacbohiđrat => thành tế bào dày, lượng Pr giảm => cây cằn.

- Thiếu N => ở lá già, lá trưởng thành, chlorophin bị phân giải để huy động nguồn N
cho các lá non => sinh trưởng chậm, chồi mảnh, giảm năng suất.

ĐIỂM
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

Câu IV (2,0 điểm).
1. Nêu chức năng của không bào ở tế bào thực vật.
2. Tế bào lông hút ở rể cây trên cạn có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước và khoáng.
Ý
1.

2.

NỘI DUNG
* Tùy theo từng loại tế bào mà không bào có chức năng khác nhau:
- Nói chung, không bào có chức năng dự trữ nước, đường và muối khoáng.

- Điều chỉnh áp suất thẩm thấu, giúp quá trình trao đổi nước khoáng.
- Không bào của tế bào cánh hoa chứa sắc tố  thu hút côn trùng, ĐV khác giúp cho
việc thụ phấn, phát tán…
- Không bào của lá một số cây chứa chất độc  giúp tự vệ.
* Tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng:
- Thành tế bào có thành mỏng, không thấm cutin, dễ thấm nước  …
- Có không bào trung tâm lớn  dự trữ khoáng  điều chỉnh áp suất thẩm thấu…
- Chất nguyên sinh thường duy trì áp suất thẩm thấu cao  tạo sức hút nước.
- Tế bào lông hút dài, số lượng nhiều  tăng tổng diện tích tiếp xúc giữa rễ và đất…

ĐIỂM
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu V (2,5 điểm).
Nêu sự ảnh hưởng của cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng đến quang hợp. Từ đó rút ra
điều gì để đảm bảo năng suất cây trồng?
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM


* Ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp:
- Điểm bù ánh sáng là trị số cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ hô hấp cân bằng

với cường độ hô hấp.
- Điểm bão hòa ánh sáng là trị số cường độ ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp
không tăng thêm nữa dù cường độ AS tiếp tục tăng.
- Cây sinh trưởng khi cường độ AS cao hơn điểm bù và đạt đến điểm bão hòa.
- Các nhóm cây (ưa sáng, ưa bóng…) quang hợp tốt nhất với cường độ ánh sáng nhất
định
- * Để đảm bảo năng suất thì phải trồng đúng thời vụ, tại khu vực địa lí thích hợp.
* Có thể sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo để dễ chủ động điều chỉnh cường độ ánh
sáng phù hợp với từng giống cây trồng.
* Ảnh hưởng của thành phần quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp chỉ xẩy ra tại miền ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ.
- Các tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, protein. Các tia đỏ xúc tiến quá
trình tổng hợp cacbohiđrat.
- Thành phần các loại tia sáng biến động theo không gian (…) và thời gian (trong ngày,
các mùa)
- Để đảm bảo năng suất thì phải trồng đúng thời vụ, trồng xen hợp lí.

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

Câu VI (2,0 điểm).

1. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch khi huyết áp giảm và khi nồng độ CO2 trong
máu tăng.
2. Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp?
Ý
1.

2.

NỘI DUNG
ĐIỂM
- Khi huyết áp giảm thì lượng máu cung cấp cho não không đủ => hình thành xung thần
kinh từ các thụ quan áp lực nằm ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cổ => gây
phản xạ làm tăng cường hoạt động của tim và co mạch ngoại vi => huyết áp được điều
0,5
chỉnh tăng lên.
Các mạch máu ở các “khu vực” không hoạt động co nhiều hơn, ưu tiên dồn máu cho
não.
- Khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng => xung thần kinh từ các thụ quan hóa học nằm ở
cung chủ động mạch và xoang động mạch cổ truyền theo sợi hướng tâm về trung khu vận
0,5
mạch trong hành tủy => tăng hoạt động tim mạch, tăng lưu lượng máu => huyết áp tăng.
Nồng độ khí CO2 trong máu tăng còn kích thích gây tăng sự thông khí ở phổi (tăng
nhịp thở, lượng khí lưu thông).
- Huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhịp tim và lực co tim, sức cản của mạch máu, khối
lượng máu và độ quánh của máu. Khi có sự biến đổi về các yếu tố này sẽ làm thay đổi
0,25
huyết áp của cơ thể.
Cụ thể là:
- Khi tim đập nhanh và mạnh  huyết áp tăng; tim đập chậm và yếu hoặc tim bị suy  0,25
huyết áp giảm.

- Khi lòng mạch hẹp lại do bị lão hóa, thành mạch bị xơ vữa  thành mạch kém đàn hồi 0,25
 huyết áp tăng.
- Khi mất máu  huyết áp giảm; ăn mặn thường xuyên là tăng khối lượng máu trong cơ 0,25
thể  huyết áp cao.

Câu VII (2,0 điểm).
1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật.
2. Một người mới chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những
thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể người đó.
Ý
1.

NỘI DUNG

ĐIỂM

Có 3 hướng chính:
- Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp.
+ Từ chưa có cơ quan tiêu hóa  có túi tiêu hóa đơn giản  ống tiêu hóa
0,5
+ Ống tiêu hóa ngày càng phức tạp với các phần có cấu tạo khác nhau và có các tuyến
tiêu hóa khác nhau.


2.

- Sự chuyên hóa chức năng ngày càng cao.
+ Ở túi tiêu hóa: trong túi tiêu hóa thức ăn đã tiêu hóa và đang tiêu hóa trộn lẫn nhau.
+ Ở ống tiêu hóa: các phần ống tiêu hóa làm nhiệm vụ khác nhau trong quá trình t/hóa
- Phương thức tiêu hóa ngày càng hoàn thiện.

+ Từ tiêu hóa nội bào  tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào  tiêu hóa ngoại bào.
- Về hoạt động hô hấp: Nhịp thở nhanh hơn, tăng thể tích phổi  tăng thông khí
- Về hoạt động tuần hoàn, máu: Tim đập nhanh hơn, tăng lượng máu lưu thông;
hồng cầu được huy động vào dòng máu nhiều.

0,5

0,5
0,25
0,25

Câu VIII (2,0 điểm).
1. Sự phân bố các ion hai bên màng nơron ở trạng thái nghỉ như thế nào? Nêu các yếu tố giúp duy trì
điện thế nghỉ.
2. Giải thích hiện tượng xung thần kinh truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều?
Ý
1.

2.

NỘI DUNG
ĐIỂM
a) Sự phân bố các ion trên màng nơron ở trạng thái nghỉ:
. Bên ngoài: [K+] thấp hơn, [Na+] cao hơn, [Cl-] cao hơn, [các anion khác] rất thấp.
0,5
. Bên trong: [K+] cao hơn, [Na+] thấp hơn, [Cl-] thấp hơn, [các anion khác] cao hơn.
b) Các yếu tố giúp duy trì điện thế nghỉ:
. Kênh K+ chỉ mở hé, lực hút của các ion âm trong màng => K+ đi ra không nhiều.
0,5
+ +

+
+
+
+
. Bơm Na /K chuyển Na ra, K vào (theo tỉ lệ 3Na /2K ) => đuy trì ổn định tương
đối điện thế nghỉ.
Giải thích:
- Một cung phản xạ đơn giản có 3 nơ ron và 3 xinap tham gia. Xung thần kinh truyền từ 0,25
từ cơ quan thụ cảm theo sợi hướng tâm, qua nơron trung gian, đến cơ quan đáp ứng.
- Xung thần kinh truyền qua xinap theo một chiều (từ màng trước đến màng sau...) xẩy 0,25
ra ở loại xinap hóa học => xung thần kinh truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều.
- Sở dĩ như vậy là do đặc điểm cấu tạo của xinap hóa học: * chỉ trong chùy xinap chứa
0,25
chất trung gian hóa học, * chỉ trên màng sau có thụ thể tiếp nhận tín hiệu.
0,25
(không bắt buộc nêu: xinap điện cho phép xung TK dẫn truyền 2 chiều)

Hết



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×