Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập học kì luật dân sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.86 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
I. CÁC ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA...........1
1. Khái niệm chung về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng............................1
a. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại..................................................1
b. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.............................................2
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra.................................................................................3
a. Điều kiện 1: Có thiệt hại xảy ra.....................................................................3
b. Điều kiện 2: Có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa,
công trình xây dựng khác đối với thiệt hại xảy ra...........................................4
c. Điều kiện 3: Có lỗi của người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, trông
coi nhà cửa, công trình xây dựng khc..............................................................5
II. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN VÀ
CÁCH GIẢI QUYẾT THEO QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN.................................8
1. Xây dựng tình huống......................................................................................8
2. Giải quyết tình huống.....................................................................................9

KẾT LUẬN.....................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................11

0


MỞ ĐẦU
Trong BLDS, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
là một trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra được quy
định tại Điều 605 của BLDS năm 2015. Với số lượng điều luật quá ít và chưa cụ
thể dẫn đến nhiều vấn đề pháp lý (vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi


thường thiệt hại; vấn đề xác định lỗi...) chưa được làm sáng tỏ, trong thực tiễn
áp dụng làm đã làm cho Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết gặp
không ít vướng mắc, bất cập. Vì vậy, em xin chọn đề tài “Phân tích các điều
kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng gây ra. Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách
giải quyết theo quan điểm cá nhân” để làm rõ hơn về vấn đề trên.

NỘI DUNG
I. CÁC ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA.
1. Khái niệm chung về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
a. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng được BLDS 2015 quy định tại chương XX. Tuy
nhiên, trong phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng
lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…

1


Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người
sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi
ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi
một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì
chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một
hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi
thường thiệt hại .
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách
nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình

gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
b. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách
nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp
dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi
cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau đây:
– Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách
nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra
tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại
chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh.
– Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi
thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm
nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây
thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất
để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình
gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường

2


thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các
trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
– Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu
quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn
thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được
pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể
thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù
không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp

luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện
trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại.
– Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi
gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với
những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ
của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt
hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra
Có 3 điều kiện cơ bản để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra:
a. Điều kiện 1: Có thiệt hại xảy ra.
Các loại thiệt hại do , nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra bao gồm
thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng cho người khác. Riêng loại thiệt hại
về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại
của các loại tài sản này.
Cách tính mức thiệt hại của từng loại thiệt hại vẫn tuân theo nguyên tắc
chung được quy định tại mục 2, chương XX của BLDS 2015.
3


b. Điều kiện 2: Có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa,
công trình xây dựng khác đối với thiệt hại xảy ra.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của loại tài sản này. Đây là
những tài sản mang bản chất pháp lý của bất động sản, hay nói cách khác chúng
có đặc tính bất di bất dịch. được điều chỉnh theo luật này không bao gồm những
cây cảnh như cây giả hay cây được trồng trong chậu; hay nói cách khác đó là
những cây phải được trồng trên một mảnh đất xác định. Nhà cửa được hiểu theo
nghĩa chung nhất là những công trình xây dựng được dùng với mục đích để ở,

các công trình xây dựng khác là những kết cấu xây dựng được dùng theo các
mục đích khác nhau gồm cả các công trình xây dựng dưới mặt đất và dưới mặt
nước.
Vậy những loại tài sản này sẽ tác động để gây thiệt hại cho những người
xung quanh theo những cách thức nào khi chúng có đặc tính gắn liền với đất
đai, bất di bất dịch? Chúng ta bàn tới 2 khả năng gây thiệt hại bởi nhà cửa, công
trình xây dựng khác: thứ nhất, là do hành vi của con người tác động, qua đó
những tài sản này gây thiệt hại cho người khác; thứ hai, tự bản thân những tài
sản này gây thiệt hại cho người khác. Nếu thiệt hại được gây ra trong trường
hợp thứ nhất thì căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được dựa
trên nguyên tắc chung của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể nó dựa
trên 4 điều kiện: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp
luật, có lỗi của người gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật và thiệt hại xảy ra. Hãy phân tích các tình huống sau đây chúng ta sẽ
thấy rõ điều đó:
1. A chặt cây xà cừ to của nhà mình và để cây đổ gây thiệt hại về tài sản
và sức khoẻ cho nhà hàng xóm; 2. A phá ga ra ô tô cũ để xây cái mới nhưng sơ
suất đã để tường đổ gây gãy chân người đi qua gần đó. Trong hai tình huống
trên, thiệt hại gây ra hoàn toàn do hành vi của một chủ thể cụ thể, đó là A và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phát sinh trên cơ sở thoả mãn 4 điều kiện
4


của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ý chí của chủ thể được
thể hiện thông qua hành vi tác động trực tiếp đến nhà cửa… hay nói cách khác
chúng chỉ đóng vai trò là những công cụ để chủ thể gây thiệt hại cho người khác
dù cố ý hay vô ý. Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra chỉ có áp dụng cơ chế “tự gây thiệt hại”. Nguồn gây
ra thiệt hại cho những người xung quanh là do tác động tự thân của vật, chứ
không phải từ hành vi của con người tiến hành. Chẳng hạn như đổ, gẫy hay nhà

cửa, công trình xây dựng khác sụt lở gây ra thiệt hại cho những người xung
quanh mà không có sự tác động trực tiếp của con người.
c. Điều kiện 3: Có lỗi của người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, trông
coi nhà cửa, công trình xây dựng khác.
Chúng ta vẫn tuân thủ nguyên tắc chung về lỗi trong luật dân sự: bản chất
lỗi trong luật dân sự là “lỗi suy đoán” hay "người chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi”. Tuy rằng đó là hai
cách diễn đạt khác nhau nhưng đều đi đến chung một hệ quả là: chủ thể bồi
thường phải chứng minh được việc gây thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra là do lỗi của người khác (khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt
hại sẽ được chuyển sang cho người đó) hoặc phải chứng minh thiệt hại gây ra
do sự tác động của sự kiện bất khả kháng (khi đó người bị thiệt hại không được
bồi thường và coi đó như là một rủi ro đối với mình) hoặc thiệt hại gây ra hoàn
toàn do lỗi của người bị thiệt hại (khi đó người bị thiệt hại phải tự chịu). Một
câu hỏi được đặt ra: Thiệt hại gây ra do tự bản thân , nhà cửa, công trình xây
dựng trực tiếp tác động nhưng tại sao chúng ta lại coi người đang trực tiếp quản
lý trông coi chúng là có lỗi? Ở đây xuất phát từ nguyên nhân sâu xa của trách
nhiệm trông coi bảo quản. Trách nhiệm trông coi, bảo quản tài sản bao gồm các
nghĩa vụ cơ bản như: không để người khác xâm phạm gây thiệt hại cho tài sản
trông coi và không để tài sản mình trông coi gây thiệt hại cho người khác.

5


Chúng ta hãy phân tích nghĩa vụ thứ 2 bởi nó thuộc về phạm vi nội dung
mà chúng ta đang tìm hiểu. Để có thể thực hiện tốt nghĩa vụ này, người trông
coi quản lý phải kịp thời phát hiện nguy cơ , nhà cửa, công trình xây dựng khác
có khả năng gây thiệt hại cho những người xung quanh để tìm cách khắc phục
như cây đã mục ruỗng, cành cây to chưa được chặt khi cơn bão sắp tới hoặc nhà
bị nghiêng…Nếu không có ngay biện pháp khắc phục kịp thời thì người trông

coi phải có các cách thức thông báo tình trạng nguy hiểm của , nhà cửa, công
trình xây dựng để những người xung quanh tránh xa chúng hay có biện pháp tự
bảo vệ. Như vậy, bất luận trong trường hợp nào trước hết người quản lý trông
coi đều bị coi là có lỗi khi để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trừ
trường hợp chỉ ra lỗi của người thứ ba hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Nhà cửa, công trình xây dựng khác
gây ra chỉ phát sinh khi thoả mãn được 3 điều kiện như đã phân tích ở trên.
* Người phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Về nguyên tắc chung người phải chịu trách nhiệm bồi thường trước hết
phải là người có lỗi để cho nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Như đã
phân tích ở trên người chịu trách nhiệm quản lý, trông coi luôn bị coi là có lỗi
nên sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại. Một chủ thể khác đó là tư cách pháp lý
của chủ sở hữu nhà cửa, công trình xây dựng. Có trường hợp chủ sở hữu , nhà
cửa, công trình xây dựng khác và người đang trực tiếp quản lý trông coi chúng
là một, nhưng có những trường hợp họ là 2 chủ thể riêng biệt. Như vậy chủ sở
hữu đồng thời là người quản lý, trông giữ nhà cửa, công trình xây dựng khác sẽ
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp họ chứng minh được
lỗi của người khác hoặc sự do sự kiện bất khả kháng. Người khác ở đây có thể
là do người trực tiếp thi công xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng đã có lỗi
kỹ thuật khi thi công ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà dẫn đến hiện tượng sụt
lở mà chủ sở hữu không thể biết được. Còn thiệt hại gây ra do sự kiện bất khả

6


kháng sẽ được coi như là một rủi ro. Như vậy, một sự kiện bất khả kháng phải
đáp ứng các yếu tố sau:
– Phải xảy ra một cách khách quan;
– Các chủ thể có liên quan không lường trước được, họ không thể biết trước về
sự kiện gây thiệt hại sẽ xảy ra;

– Khi sự kiện xảy ra, các chủ thể đã áp dụng mọi biện pháp khả năng cho phép
để hạn chế thiệt hại.
Chẳng hạn như lũ quét, lốc xoáy, mưa đá, sóng thần…là những lực lượng
tự nhiên mà con người không kiểm soát được. Nhưng nếu bão tố đã được dự
báo từ trước mà các chủ thể không có biện pháp khắc phục phù hợp thì lại
không được coi là sự kiện bất khả kháng. Do vậy, những thiệt hại đã xảy ra
trong trường hợp trên là tất yếu, không thể tránh khỏi. Hay nói cách khác, người
bị thiệt hại coi đó là điều rủi ro của mình.
Có những khả năng sau đây dẫn đến chủ sở hữu và người có trách nhiệm quản
lý trông coi là 2 chủ thể độc lập với các tư cách pháp lý khác nhau.
1. Chủ sở hữu là Nhà nước giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước là nhà cửa,
công trình xây dựng khác cho một số chủ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình quản lý và khai thác sử dụng;
2. Chủ sở hữu là cộng đồng dân cư giao tài sản thuộc sở hữu cộng đồng
cho những chủ thể nhất định quản lý;
3. Chủ sở hữu uỷ quyền cho người khác quản lý, trông coi nhà cửa, công
trình xây dựng khác cho mình;
4. Chủ sở hữu cho người khác thuê hoặc mượn nhà cửa, công trình xây
dựng;

7


5. Người khác chiếm hữu bất hợp pháp nhà cửa công trình xây dựng của
chủ sở hữu…Trong các trường hợp cơ bản nêu trên ai sẽ phải chịu trách nhiệm
bồi thường cho người bị thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt
hại. Trước hết, chúng ta cần phải dựa vào cam kết thoả thuận giữa họ. Sự thoả
thuận của các bên trong hợp đồng uỷ quyền, cho thuê, cho mượn hay sự phân
định trách nhiệm cụ thể trong quyết định giao tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, sở
hữu cộng đồng… về vấn đề gánh chịu trách nhiệm bồi thường trên cơ sở tự

nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật hay trái đạo đức xã hội đều có
giá trị như pháp luật đối với các bên. Còn trong trường hợp các bên không có
cam kết, thoả thuận cụ thể thì chúng ta sẽ áp dụng nguyên tắc như đã nêu trên
để xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đó là những
người đang trực tiếp chiếm hữu, trông coi, quản lý vật chất đối với nhà cửa,
công trình xây dựng cho dù có hay không có tư cách pháp lý (như trường hợp
chiếm hữu bất hợp pháp , nhà cửa, công trình xây dựng của chủ sở hữu) phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Bởi người trông coi, quản lý nhà cửa, công trình
xây dựng khác để cho những tài sản này gây thiệt hại luôn bị coi là có lỗi.
Trên thực tế có những nhà cửa hay công trình xây dựng bị bỏ hoang,
không xác định được người quản lý trông coi cũng như không xác định được ai
là chủ sở hữu thì cũng không có ai phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu những
tài sản này gây thiệt hại cho người khác.
II. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN VÀ
CÁCH GIẢI QUYẾT THEO QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
1. Xây dựng tình huống
Gia đình ông H và ông M là hàng xóm nhà ngay sát nhau. Vào đầu tháng
6 năm 2017, ông H tiến hành đào móng xây nhà. Khi đào đất làm móng, bên
nhà ông H đã gây sạt lở dưới nền móng nhà ông M, làm tăng độ lún của căn
nhà. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng căn nhà, gia đình ông H đã không đảm
8


bảo các quy tắc xây dựng, xây nhà mới nhưng không che chắn khiến nhà ông M
bị nứt tường, nứt mái gây dột vào trong nhà.
2. Giải quyết tình huống
Theo Điều 605 BLDS 2015, “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao
quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại
nếu để nhà cửa, công trình xây dựng bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho
người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt

hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”. Trong trường hợp này ông H là chủ sở hữu
công trình xây dựng, theo Điều 605 BLDS 2015, ông H có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại sự cố mà mình gây ra. Về mức độ bồi thường thiệt hại: Mức độ
bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận, căn cứ theo quy định của pháp luật
và thiệt hại thực tế xảy ra, cụ thể gồm: mức thiệt hại thực tế đối với công trình
lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan. Như vậy, ông H sẽ phải bồi
thường khoản chi phí sửa chữa cho căn nhà ông M, ngoài ra ông H cũng phải
chịu khoản chi phí giám định trong trường hợp hai bên không thể tự xác định
được mức độ thiệt hại mà phải nhờ đến cơ quan định giá giải quyết.

9


KẾT LUẬN
Có thể thấy quy định của BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra chưa có nhiều tiến bộ so với BLDS 2005, song cũng
đã đủ để giải quyết những vấn đề về thiệt hại do nhà của , công trình xây dựng
gây ra.Trên đây là bài làm của em về đề tài “Phân tích các điều kiện làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách giải quyết
theo quan điểm cá nhân”, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên rất sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn.

ẢNH MINH HỌA

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II – NXB Công an nhân dân

2. Bộ luật Dân Sự 2015
3. Nghĩa vụ dân sự trong Luật dân sự Việt Nam - Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
4. />5. />6. />7. />nha-cua-cong-trinh-xay-dung-khac-gay-ra-theo-phap-luat-dan-su-viet-nam.htm
8. />
11



×