Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT SỬ THI M’NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.17 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
--------

--------

PHẠM THỊ HƯƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
NGHỆ THUẬT SỬ THI M’NÔNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số

: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN THỊ HỒNG

LÂM ĐỒNG - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong thời gian học tập cũng như quá trình làm luận văn vừa qua.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Thị
Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã


đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học
vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Tuy đã rất cố gắng trong thời gian thực hiện, tuy nhiên với kiến thức lí
luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Kính
mong nhận được sự cảm thông, những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô giáo để
có thể hoàn thiện hơn.
Đà Lạt, tháng 12 năm 2016
Người thực hiện

Phạm Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, tổng hợp tài liệu
của bản thân. Những luận điểm khoa học trong luận văn, trích dẫn các nguồn
tài liệu trong nội dung luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Đà Lạt, tháng 12 năm 2016
Người thực hiện

Phạm Thị Hương


MỤC LỤC



5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên là mảnh đất trù phú và đầy bí ẩn, nơi lưu giữ nhiều di sản
văn hóa vật chất và tinh thần lâu đời của các tộc thiểu số. Đặc biệt trong đó có
người M’nông. Cũng như các dân tộc bản địa khác (Êđê, Bahnar, Raglai, Xơ
Đăng, Mạ,...), dân tộc M’nông là chủ nhân của kho tàng văn học dân gian
phong phú, đặc sắc. Sử thi M’nông (ot n’rong) là chiếc “cầu nối” giữa quá
khứ và hiện tại – đây là sản văn hóa tinh thần quý giá của cộng đồng dân tộc
này. Bằng hình thức hát kể, sử thi M’nông tồn tại qua trí nhớ của nghệ nhân
diễn xướng phổ biến nơi các bon làng. Đây là những thiên tự sự về sự hình
thành của con người, sự ra đời của trời đất, tín ngưỡng, phong tục, tập quán
cũng như các mối quan hệ trong đời sống cộng đồng. Qua những pho sử thi
ấy, cả một nền văn hóa dân gian và đời sống tinh thần của tộc người M’nông
được tái hiện và lưu giữ.
Với tư cách là một thể loại văn học dân gian độc đáo được nảy sinh từ
thực tiễn sản xuất và chiến đấu, từ yêu cầu của cuộc sống trong bước chuyển
mình mạnh mẽ của dân tộc, sử thi M’nông có giá trị như là pho“bách khoa
thư” chứa đựng nội dung xã hội rộng lớn, phong phú của người M’nông. Đây
là điều lý giải sức hấp dẫn mạnh mẽ của ot n’rong với không chỉ với giới sưu
tầm nghiên cứu mà còn cả với công chúng thưởng thức văn học.
Trong bối cảnh hiện nay, hầu như không một cộng đồng, dân tộc nào có
thể đứng ngoài lề của quá trình toàn cầu hóa. Quá trình đó tạo nên những yếu
tố tích cực, tiếp thu được những “chân trời mới” văn hóa và tri thức của nhân
loại, song cũng gây nên những ảnh hưởng tác động tiêu cực. Do vậy, trong
quá trình hội nhập, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quan hệ văn
hóa với các nước khác là điều cần chú trọng. Hiện nay, những giá trị văn hóa
tinh thần của người M’nông đang đứng trước nguy cơ bị “xói mòn” và biến
đổi thì việc tìm hiểu, nghiên cứu và bảo tồn là vấn đề cần thiết. Là một người



6

con của Đăk Nông, sinh sống và lớn lên trên mảnh đất văn hóa của người
M’nông, chúng tôi luôn ý thức được rằng phải bảo vệ nền văn hóa của dân tộc
nơi đây. Sử thi chính là một trong những sáng tạo văn hóa quý giá mà chúng
tôi xác định là đối tượng nghiên cứu. Những giá trị đích thực của sử thi, của
văn hóa truyền thống như tính nhân văn, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người
trong xã hội, con người với tự nhiên vẫn mang ý nghĩa lớn lao trong sự phát
triển chung các cộng đồng người Tây Nguyên. Việc sưu tầm, nghiên cứu sử
thi M’nông đến nay cũng được tiến hành và có nhiều kết quả, nhận được rất
nhiều sự quan tâm từ giới chuyên môn cũng như công chúng.
Sử thi là di sản quý giá với dân tộc M’nông nói riêng và của đất nước
nói chung. Những giá trị nghệ thuật của ot n’rong luôn được giới nghiên cứu
luận giải và quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, với những pho sử thi
lớn, nảy sinh, tồn tại trăm năm thì vẫn còn rất nhiều câu hỏi vẫn chưa thể trả
lời một cách xác đáng. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài luận văn:“Một số
đặc điểm nghệ thuật sử thi M’nông” với mong muốn góp phần nghiên cứu để
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc trưng vùng của Tây Nguyên.
2.

Mục đích, ý nghĩa đề tài.
Kế thừa thành tựu các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn tiếp tục tìm
hiểu thêm những giá trị nghệ thuật còn tiểm ẩn của sử thi ot n’rong. Với đề tài
nghiên cứu này, chúng tôi mong đi sâu vào tìm hiểu về một số khía cạnh nghệ
thuật trong sử thi M’nông, góp phần phát huy một phần nghiên cứu nghệ thuật
sử thi dân tộc M’nông.
Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi ý thức rằng đây là vấn đề nghiên
cứu không hề đơn giản. Ot n’rong không chỉ là một sản phẩm không chỉ mang

giá trị văn hóa mà còn mang một ý nghĩa tinh thần không thể thiếu trong đời
sống cộng đồng người M’nông. Ot n’rong là bức họa tổng thể phản ánh
những nét cơ bản trong đời sống xã hội, có nội dung phong phú, đa dạng. Sử
thi M’nông thể hiện khát vọng, ước mơ của cộng đồng dân tộc về một cuộc


7

sống ấm no, hạnh phúc. Ot n’rong được xem là sáng tạo văn hóa ngôn từ, tồn
tại trong muôn vàn nguy cơ bị “bào mòn” cũng như sự “xâm nhập”của
những nền văn hóa ngoại lai. Chúng tôi cho rằng không chỉ quan tâm đến việc
sưu tầm, nghiên cứu mà việc giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy thêm những
giá trị tinh thần như sử thi M’nông đó là điều rất ý nghĩa. Mặc dù nỗ lực cao
độ, với việc thực hiện đề tài, chúng tôi hy vọng có một đóng góp nhỏ về
phương diện nghệ thuật sử thi M’nông trong bức tranh diện mạo ot n’rong mà
các nhà nghiên cứu đi trước đã từng nỗ lực phác thảo.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Sử thi M’nông là “bức tranh toàn cảnh” về đời sống của người
M’nông, phản ánh nhiều vấn đề của xã hội cũng như lịch sử hình thành và
phát triển của cộng đồng dân tộc này. Trong các tác phẩm tiêu biểu đã được
sưu tầm, ot n’rong phong phú trong việc thể hiện cũng như thủ pháp nghệ
thuật. Ở phạm vi giới hạn của công việc, chúng tôi chỉ đi sâu vào một số đặc
điểm nghệ thuật sử thi M’nông mà cụ thể là đặc điểm cốt truyện, vai trò của
cốt truyện trong việc xây dựng nhân vật, một số motif, công thức và một số
biện pháp nghệ thuật.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chọn một số
một số tác phẩm sử thi tiêu biểu đã được sưu tầm công bố là: Bông, Rõng và
Tiăng; Tiăng chết; Ndu thăm Tiăng; Tiăng lấy lại ché Rlung chinh phượng

hoàng ở bon Kla; Yong, Yang lấy ống bạc tượng người; Kră, Năng cướp Bing,
Kông con Lông; Thuốc cá ở hồ Bầu Trời, Mặt Trăng; Con diều lá cướp Bing
con Jri; Ting, Rung chết; Bắt con lươn ở Dak Huch; Lấy hoa bạc, tượng đồng;...

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có thể điểm lược quá trình nghiên cứu các vấn đề nghệ thuật sử thi
M’nông trong các công trình sau:
Trên Tạp chí Văn hoá dân gian,(1993) số 1, Đỗ Hồng Kỳ công bố bài
viết“Cốt truyện và nhân vật trong sử thi nrong của người M’nông”. Trong bài


8

viết trên, tác giả bàn đến cốt truyện đơn và cốt truyện liên kết, phân tích đặc
điểm của cốt truyện, sự thể hiện của hành động nhân vật qua cốt truyện của sử
thi ot n’rong...Nhà nghiên cứu viết: “Tóm lại, kết cấu cốt truyện sử thi nrong
là kết cấu theo kiểu liên hoàn. Các cốt truyện đơn hợp lại với nhau thành cốt
truyện liên kết. Các cốt truyện đơn có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng
thời ở một mức độ nào đó, chúng có tính độc lập tương đối của mình. Đặc
điểm này của sử thi nrong có điểm tương đồng với sử thi “Đẻ đất đẻ nước”
của người Mường”[40, 78].
Công tình Sử thi thần thoại M’nông (1996), Đỗ Hồng kỳ tiếp tục phân tích
nội dung ot n’rong với các vấn đề: sử thi M’nông nói về sự hình thành con người;
thế giới ba tầng trong sử thi M’nông, hệ nhân vật,...Về nghệ thuật, tác giả phân
tích những đặc điểm cấu trúc tác phẩm, các thủ pháp nghệ thuật và chức năng tư
tưởng - thẩm mĩ của cấu trúc sử thi M’nông. Cuối tập sách, Đỗ Hồng Kỳ chứng
minh ot n’rong là sử thi thần thoại trên các phương diện diễn xướng, chức năng
sinh hoạt, thi pháp, cơ sở xã hội và nội dung phản ánh.Trong công trình này, Đỗ
Hồng Kỳ đã đưa ra cái nhìn tổng quan về sử thi M’nông ở phương diện thi pháp

sử thi. Khi bàn về cốt truyện, ông cho rằng: “Kết cấu cốt truyện sử thi M’nông là
kết cấu liên hoàn. Các cốt truyện đơn hợp với nhau thành cốt truyện liên kết. Các
cốt truyện đơn có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời ở một mức độ nào đó,
chúng có tính độc lập tương đối của mình” [41, 89].
Trong các nghiên cứu của mình, Đỗ Hồng Kỳ cũng phân tích hành
động của các nhân vật trong cốt truyện. Tác giả nhận định “Hành động của
nhân vật trong sử thi M’nông được chắp đoạn với nhau tạo nên chuỗi hành
động, các chuỗi hành động tạo thành hệ thống hành động” [41, 95].
Đồng thời, Đỗ Hồng Kỳ cũng nhắc đến biện pháp lặp và phóng đại
trong thi pháp sử thi M’nông. Khi nói về biện pháp lặp, ta bắt gặp ông nhắc
về “khuôn mẫu lặp lại”,“y nguyên” và “ít nhiều thay đổi” trong ot n’rong. Về


9

biện pháp phóng đại, tác giả gọi đó là “thủ pháp ngoa dụ”, “tuy các nhân vật
này được khắc họa bằng đôi ba nét, nhưng nhờ cách nói khoa trương, cường
điệu về công việc họ làm mà ấn tượng họ giữ lại đậm nét trong tâm trí người
nghe” [41, 110].
Trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian,(2005) số 3, nhà nghiên cứu Bùi
Thiên Thai viết về tác phẩm Con đỉa nuốt bon Tiăng cho rằng đây là một sử
thi anh hùng, trong khi các sử thi khác của dân tộc M’nông (đã được biết đến
trước lúc công bố tác phẩm này) là sử thi thần thoại. Tác giả còn cho rằng, các
sử thi M’nông là một chuỗi sử thi.
Trong các bài giới thiệu, các nhà nghiên cứu đều nhắc đến những đoạn
lặp mang tính khuôn mẫu trong sử thi M’nông với các cách gọi khác nhau
như : trình thức, công thức kể - tả, cấu kiện đúc sẵn... Nguyễn Xuân Kính
nhận xét: “Có lẽ không đâu như trong sử thi M’nông sự trùng lặp và các công
thức kể tả lại lặp với một tần số cao như vậy”[68, 7]. Biện pháp phóng đại
cũng được đề cập đến nhưng chủ yếu là liệt kê cùng những thủ pháp nghệ

thuật khác tạo nên đặc trưng riêng biệt cả tác phẩm sử thi nhưng phần lớn còn
chưa đi sâu, phân tích nhiều.
Tác giả Ngô Đức Thịnh trong công trình: “Những mảng màu văn hóa Tây
Nguyên”(2007) nhận xét: “Ot n’rong của người M’nông là một chuỗi các
chuyện kể được ghép lại nhằm tái dựng lịch sử dân tộc này từ khai thiên lập địa,
sinh ra con người, tao dựng văn hóa, các cuộc chiến tranh bộ lạc...”[90, 108].
Năm 2008, ở Văn học dân gian Êđê, M’nông của Đỗ Hồng Kỳ, trong
sách này, tác giả dành cả chương 2 giới thiệu sử thi M’nông. Có một vấn đề
mà chúng tôi rất quan tâm là xác định sử thi M’nông là sử thi phổ hệ, hay sử
thi chuỗi, hoặc sử thi liên hoàn; thuộc tiểu loại nào (thần thoại hay anh hùng,
sáng thế hay thiết chế xã hội hay sử thi). Về cơ bản, các nhận xét của Đỗ
Hồng Kỳ không thay đổi so với các công trình nghiên cứu trước đó.


10

Trong luận án tiến sỹ với đề tài “Công thức truyền miệng trong sử thi –
Ot ndrong” của Nguyễn Việt Hùng đã tìm hiểu đặc điểm cấu trúc văn bản
truyền miệng (oral text) của ot n’rong trong mối quan hệ với bối cảnh
(context) của môi trường diễn xướng sử thi (performing envirement). Trong
luận án này, tác giả cũng đã đề cập phương diện thi pháp trong sử thi M’nông.
Như vậy cho đến nay, những chuyên khảo và bài viết về sử thi M’nông
đều ít nhiều nhắc đến những đặc điểm nghệ thuật sử thi M’nông.Tuy nhiên chưa
có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu sâu về đặc điểm nghệ thuật mà chỉ
xem như là một trong số các vấn đề cần tìm hiểu chứ chưa trở thành một đề tài
riêng biệt. Để góp một phần nhỏ công sức vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sử
thi M’nông chúng tôi mong muốn đi sâu về một số đặc điểm nghệ thuật sử thi
M’nông và coi nó như là mối quan tâm chính của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu


Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chính như : phương pháp liên ngành văn học và văn hóa học, phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh và một số phương pháp khác...
6. Đóng góp của luận văn

Trong xã hội ngày nay, sử thi vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời
sống của người M’nông. Sử thi giúp cho thế hệ con cháu hiểu về nguồn gốc,
tự hào về truyền thống văn hoá độc đáo của dân tộc mình. Chính vì vậy, việc
sưu tầm gìn giữ và bảo tồn những giá trị sử thi càng thêm ý nghĩa. Luận văn
góp phần tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật xây dựng cố truyện và nhân vật
trong sử thi M’nông. Qua đó, có thể thấy được các thủ pháp nghệ thuật,
những quan niệm thẩm mỹ của người M’nôn g đã được thể hiện như thế nào
trong các tác phẩm sử thi.
Mặt khác, luận văn khẳng định thêm những giá trị nghệ thuật về văn
học, lịch sử, văn hoá, chức năng văn hoá - nghệ thuật và đặc biệt là vị trí, vai


11

trò của ot n’rong trong đời sống của cộng đồng người M’nông. Đây cũng
chính là cơ sở tin cậy cho công tác bảo tồn kho tàng sử thi nói riêng và văn
hoá dân gian của dân tộc M’nông nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Phần mở đầu, Phần kết luận và Tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về sử thi M’nông
Chương II : Đặc điểm xây dựng cốt truyện và khắc họa nhân vật
Chương III: Một số biện pháp nghệ thuật khác



12

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ SỬ THI M’NÔNG
1.1. Sơ lược về văn hóa truyền thống dân tộc M’nông
1.1.1. Về dân tộc M’nông ở Tây Nguyên
Dân tộc M’nông ở Việt Nam có khoảng hơn 100.000 người, tập trung
chủ yếu ở các tỉnh như Đăk Nông, Đăk Lăk, Bình Phước và Lâm Đồng.
Cùng với tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông được coi là địa bàn cư trú chính của người
M’nông ở Tây Nguyên (trên 40.000 người). Một bộ phận không lớn sống rải
rác ở tỉnh Lâm Đồng (9.099 người), tỉnh Bình Phước (8.599 người). Người
M’nông cũng là thành phần dân cư trên đất Campuchia (trên 20.000 người).
Theo các nhà nghiên cứu, tộc người M’nông “nằm trong phạm vi
nguồn gốc các dân tộc bản địa ở Việt Nam và Đông Nam Á” [18, 26]. Các
nhà nhân chủng học và dân tộc học cho rằng người M’nông có vóc dáng thấp,
nước da ngăm đen, môi hơi dày, mắt màu đen, tóc đen và thẳng, một số có tóc
xoăn tự nhiên.
Dân tộc M’nông ở Việt Nam thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Từ lâu,
trong lịch sử cư trú phân tán và sự giao lưu giữa các vùng hạn chế, người
M’nông đã có sự phân chia thành nhiều nhóm địa phương, cụ thể: Gar, Nong,
Chil, Kuênh, Đip, Bhiêt, Pơrâng, Preh, Rlâm, Dihbri, Kuanh... Chính do sự
phân chia này đã tạo nên nhiều phương ngữ riêng của cộng đồng người
M’nông, nhưng sự khác biệt là không đáng kể, vì vậy mà người M’nông ở các
địa bàn khác vẫn có thể dễ dàng giao tiếp ngôn ngữ với nhau. Tuy nhiên, do
chưa có chữ viết và chưa tạo ra một văn hóa thành văn nên người M’nông
chưa ghi chép lại lịch sử.
Trải qua tiến trình lịch sử, do cư trú phân tán và hạn chế sự giao lưu
giữa các vùng miền, trước đây đã hình thành nên nhiều nhóm M’nông ở các



13

địa phương khác nhau. Những nhóm địa phương này mặc dù có nền tảng
chung về văn hóa tộc người nhưng đồng thời vẫn mang những nét riêng độc
đáo. Điều đó tạo nên sự đa dạng nhưng thống nhất trong văn hóa của cộng
đồng tộc người này.
Về địa bàn cư trú, dân tộc M’nông sinh sống trên vùng rộng lớn ở phía
Tây Cao Nguyên Đà Lạt và phía Nam Cao Nguyên Đăk Lăk, được ngăn cách
bởi sông Krông Nô. Nơi đây được gọi là Cao nguyên M’nông. Trong suốt hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược của dân tộc ta, dân tộc
M’nông đã luôn đoàn kết, anh dũng chống lại sự áp bức, bóc lột của giặc
ngoại xâm đóng góp nhiều công sức cho cách mạng.
Trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh Tây Nguyên,
cộng đồng dân tộc M’nông có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Cuộc
sống du canh, du cư, nay đây mai đó đã dần được thay thế bằng những làng
định cư. Những năm gần đây, đời sống kinh tế, văn hóa của người M’nông
không ngừng được cải thiện. Những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan hầu hết đã
được bãi bỏ, những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp phát huy trong đời sống
cộng đồng người M’nông. Hiện nay, đồng bào người M’nông đang cùng các dân
tộc anh em khác ở địa phương cùng nhau đoàn kết xây dựng bon làng hòa nhịp
chung vào một quốc gia thống nhất, phát triển và đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1.2 Văn hóa truyền thống dân tộc M’nông


Văn hóa kinh tế

Người M’nông có nền kinh tế nông nghiệp truyền thống mang tính chất
tự cung tự cấp. Trước đây, hoạt động sản xuất của đồng bào ở đây chủ yếu là
trồng lúa rẫy và các loại hoa màu như ngô, khoai, đậu... Bên cạnh đó họ còn
tận dụng khai thác nguồn thức ăn từ mẹ thiên nhiên trao tặng như săn bắn các

động vật hoang dã, đánh bắt cá, mò cua, bắt ốc và hái lượm các loại rau rừng
để phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày. Kỹ thuật canh tác còn khá là thô sơ,


14

chủ yếu là đốt, phát nương rẫy, chọc lỗ tra hạt... Nông cụ của người M’nông
khá là phong phú như dao rừng dùng để phát cỏ, đốn cây; cuốc xới đất, gậy
trọc lỗ tra hạt có đầu bịt sắt, hạt giống đựng trong lồ ô, trái bầu khô. Họ làm
cỏ bằng vằng và cào, cắt lúa bằng liềm cho vào giỏ rồi dùng gùi chứa mang
về nhà. Kho nông sản thường để ở nhà,trong sân hay lán trên nương.
Bữa ăn hằng ngày của người M’nông là cơm tẻ nấu trong nồi đất. Thức
ăn thường được tận dụng từ nguồn thiên nhiên sẵn có. Người M’nông có thói
quen ăn bằng tay, bốc là chủ yếu. Ngày nay, họ đã dần sử dụng bát, đũa và chế
biến thức ăn phong phú hơn. Nước uống được đựng trong quả bầu khô. Cũng
như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, rượu cần là thứ không thể thiếu đối với
người M’nông. Già trẻ, gái trai ai cũng thích uống rượu cần. Bên cạnh đó, rượu
cần còn được dùng trong các buổi lễ cúng, khấn thần và mời khách quý.
Về trang phục truyền thống của người M’nông không khác biệt mấy so
với trang phục của người Êđê. Phụ nữ M’nông thường tự dệt vải để may trang
phục cho mình và gia đình. Trang phục của người phụ nữ khá là đơn giản. Họ
thường mặc váy chui đầu. Quanh gấu áo, cổ áo, tay áo họ thường thêu hoa
văn và chạy bằng những đường chỉ đỏ dài. Trong những dịp đặc biệt, phụ nữ
M’nông mặc những chiếc váy có hoa văn mảng rộng chạy quanh váy áo. Đàn
ông thì thường đóng khố (troi), mặc áo có tua, vạt sau và hai bên vạt áo trước
có thêu chỉ đỏ. Hiện nay, trang phục của đàn ông M’nông cũng giống như
người Kinh.
Ngày nay, địa bàn cư trú của người M’nông chủ yếu là trên đất bazan –
loại đất có màu nâu đỏ rất thích hợp với việc trồng cây có giá trị kinh tế cao
như cà phê, hồ tiêu, chè... Địa hình ở Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi và các

triền dốc nên người M’nông thường canh tác ở trên đồi, bìa rừng, ven suối...
Hình thức trồng xen canh ở đây khá là phổ biến. Cây ngắn ngày thường được
trồng xen với cây dài ngày, lấy ngắn nuôi dài như đậu, bắp, mì trồng xen với


15

cà phê, tiêu, điều. Hoặc cây ngắn ngày trồng xen với nhau như trồng xen lúa
với bắp, khoai, bí...Cùng với sự phát triển của thời đại, người M’nông phát
triển kinh tế nông nghiệp hộ gia đình theo hình thức gắn kết giữa tự cung tự
cấp và sản xuất hàng hóa bằng việc trồng các loại cây nông nghiệp mang lại
giá trị cao như cà phê, hồ tiêu, điều...
Một số ngành như nghề thủ công cũng đạt tới trình độ tinh tế như dệt
thổ cẩm, thêu nhuộm hoa văn trên vải...với những đường nét hoa văn tinh tế
và màu sắc hấp dẫn, được thể hiện qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ.
Thổ cẩm của người M’nông là một trong những sản phẩm độc đáo của nền
văn hoá đa dạng, phong phú thuộc vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ.
Bất cứ cô gái M’nông nào khi lớn lên đều được mẹ bày cho cách dệt
vải để không chỉ dệt cho mình những bộ váy đẹp mà cho cả gia đình sau này.
Những bộ váy đẹp nhất được dành cho những ngày lễ hội, cưới xin khi dân
làng tụ họp vui vẻ trong tiếng cồng chiêng. Theo quan niệm của người
M’nông, nền vải màu đen là đặc trưng cho đất đai mà cả cuộc đời họ gắn bó.
Màu đỏ biểu tượng cho sự đam mê, cho sự vươn lên, cho những khát vọng,
tình yêu. Màu xanh là màu của đất trời, cây lá. Màu vàng là màu của ánh
sáng, là kết hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
Nghề đan lát chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ tre, nứa, lồ ô, mây để đan
nên những chiêc gùi, rổ, rá, giỏ, thúng, mủng...Từ những nguyên liệu mây,
tre, nứa thô sơ, nhưng với bàn tay khéo léo của mình, những người thợ đã cho
ra đời nhiều loại vật dụng dùng trong sinh hoạt, sản xuất, phục vụ cộng đồng.
Đặc biệt, họ có thể đan rất nhiều loại gùi, phù hợp với từng lứa tuổi, với

những công dụng và kiểu dáng khác nhau như: gùi vận chuyển lúa, gùi củi,
gùi dành cho trẻ em... Để tạo sức hấp dẫn cho mỗi sản phẩm, người M’nông
lên rừng tìm lá cây trum về giã nhuyễn để ngâm, tạo màu sắc (chủ yếu là màu
đen) cho những ống tre nứa, cây mây, đây là cách nhuộm tre nứa cổ truyền


16

của đồng bào M’nông với họa tiết cầu kì, đa dạng và rất đặc sắc, mang đậm
dấu ấn của dân tộc của họ.
Ngoài ra, người M’nông còn phổ biến nghề rèn để tạo ra công cụ sản
xuất, sửa chữa hoặc cải tiến nông cụ... Với các lò rèn ở đây, các sản phẩm
được tạo ra hoàn toàn thủ công; từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, làm tay
cầm...hầu như tất cả đều chỉ bằng tay. Nhưng chính vì thế mà những sản phẩm
ở đây làm ra có độ tinh xảo và bền hơn. Chính vì làm thủ công nên đáp ứng
được mọi nhu cầu của người dân, từ làm mới các sản phẩm đến sửa chữa
những đồ dùng cũ bị hỏng hóc. Nghề rèn là nghề đòi hỏi người thợ phải có
sức khỏe, sự khéo léo, cũng như sự kiên trì và sáng tạo mới có thể cho ra lò
những sản phẩm tinh xảo vừa có giá trị làm vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn
hóa truyền thống độc đáo riêng của dân tộc M’nông.
Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M’nông nổi tiếng có nghề săn bắt
và thuần dưỡng voi rừng. Đối với họ, voi không chỉ là một tài sản lớn của gia
đình, mà có vị trí quan trong đời sống vật chất, văn hoá tinh thần. Voi được coi
như một thành viên trong cộng đồng. Hình ảnh của voi được thuần dưỡng hiện
diện trong mọi sinh hoạt đời sống của con người ở đây. Voi cùng bà con đi nương
rẫy, voi chở lúa gạo, kéo gỗ, giúp dân làm nhà… Bởi vậy mọi việc diễn ra xung
quanh đời sống của voi đều tuân theo tục lệ truyền thống của người M’Nông.
Đến nay, đồng bào M’nông ở Buôn Đôn và tỉnh Đắc Lắk vẫn duy trì
việc thuần dưỡng voi. Đối với người M’nông, voi ngoài giá trị vật chất, còn
có giá trị tinh thần, văn hoá mang tính tâm linh. Đến Tây Nguyên hàng năm

vào mùa mưa, người ta cúng cho voi, báo cho voi biết rằng trời đất bắt đầu
chuyển mùa, nguồn cung cấp thức ăn bắt đầu dồi dào, sinh trưởng. Còn vào
cuối mùa mưa, đầu mùa khô, thì những tộc người M’nông cũng làm lễ cúng
báo cho voi biết rằng vào mùa khô thức ăn trong tự nhiên cạn, làm thế như
động viên cho voi cố găng vượt khó khăn để tồn tại chờ mùa mưa đến. Người


17

M’nông đồng hành với voi cả trong công việc cũng như các dịp lễ hội, thậm
chí chia sẻ cả vật chất mà gia đình có được.


Văn hóa xã hội

Bon là tổ chức xã hội truyền thống của người M’nông. Một bon nhỏ có
khoảng 20 đến 30 nóc nhà, bon lớn có thể đến 50 nóc nhà. Thành viên của
bon có thể là một hay nhiều dòng họ. Đứng đầu là Bu ranh bon (Chủ bon)
đứng ra giải quyết các công việc của bon...Ngày nay, tham gia điều hành hoạt
động của bon còn có già làng, thôn trưởng và các tổ chức, đoàn thể...
Gia đình truyền thống và hiện nay vẫn theo chế độ mẫu hệ. Người mẹ
có vai trò quan trọng trong điều hành mọi hoạt động của gia đình cũng như
ứng xử trong xã hội. Chị em gái cùng anh em bên gia đình mẹ là những người
có quyền trực tiếp việc cưới chồng, cưới vợ cho con cái trong gia đình. Việc
chia tải sản do bên người mẹ quyết định. Tài sản thừa kế thường được phân
chia nhiều hơn cho người con gái út...
Tuy rằng theo chế độ mẫu hệ, nhưng người M’nông vẫn phải đi hỏi và
cưới vợ. Điều kiện lấy vợ là hai người phải khác huyết thống, hoặc có thể
cùng nhưng phải cách ít nhất một đời trở lên. Sau khi cưới hai người ở bên
nhà chồng khoảng một tuần rồi chuyển hẳn sang nhà bên vợ. Trong hôn nhân,

tình trạng nối dây (ntrôk) cũng có nhưng không mang tính bắt buộc như tục
nối dây (chuê nuê) của người Êđê. Tên riêng của mỗi người thường được đặt
lại theo một người gần gũi trong họ mẹ đã khuất. Vai trò của người vợ, người
mẹ trong gia đình M’nông được đề cao. Đó là những người được tiến hành
các nghi lễ, tế lễ quan trọng trong gia đình.
Người M’nông thường cư trú trên những vùng đất tương đối bằng
phẳng, nơi thung lũng có nhiều sông suối và hồ nước. Chung quanh được bao
bởi núi rừng hùng vĩ. Cuộc sống trước đây của người M’nông chủ yếu là dựa


18

vào rừng. Trải qua bao thế hệ, người M’nông sống chết gắn bó với rừng, trở
thành người bạn đồng hành không thể thiếu với cộng đồng tộc người này.
Người M’nông có hai hình thức kiến trúc nhà chính đó là nhà sàn và
nhà trệt. Những nhóm sống ở địa hình núi cao, triền dốc, làm nương rẫy như
M’nông Gar, M’nông Nong, M’nông Prâng, M’nông Preh làm nhà trệt... Còn
lại những nhóm khác sống ở vùng thấp như thung lũng, làm lúa nước là chính
như M’nông Rlâm, M’nông Chil, M’nông Kuênh... thì lại làm nhà sàn giống
kiểu của người Êđê.. Cả hai kiểu nhà đều có kết cấu đơn giản và chia làm hai
phần rõ rệt: phần trước dùng để tiếp khách, phần sau dùng để ăn uống, nghỉ
ngơi và các sinh hoạt phụ khác. Hai đầu của ngôi nhà có cửa ra vào và lối lên
xuống. Theo các nhà dân tộc học, họ cho rằng các nhóm người M’nông ở nhà
sàn vốn đã từng ở nhà trệt, sau mới chuyển sang xây dựng nhà sàn. Do vậy, có
thể nói kiến trúc nhà trệt là kiến trúc đặc trưng nhất của người M’nông.
Trong ngôi nhà của người M’nông chưa được trang trí gì nhiều. Đáng
kể nhất là việc trang trí cột kho lúa theo kiểu “chày cối”. Ngoài ra, họ cũng
chú ý đến việc trang trí mái của hình vòm sao cho tròn đều, rìa mái hơi vểnh
lên, không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn tránh được mưa, nắng.
Vào những dịp lễ như Tết mừng lúa mới, người M’nông sẽ trang trí kho lúa

bằng những chiếc que vót nhành nhiều cành in hình bông lúa. Theo quan niệm dân
gian, người M’nông cho rằng đó là những thứ hấp dẫn, lưu hồn lúa ở trong kho.
Luật tục M’nông đề cao sự hòa giải song cũng có một hệ thống khá phong
phú về các quy định hình phạt từ nhẹ đến nặng. Tùy theo mức độ vi phạm mà
người bị phạt có thể phải đền bằng các tài sản như nô lệ, chiêng ché, voi hay đơn
giản hơn là thực hiện các nghi lễ có dâng cúng heo, gà…Luật tục là tập quán
pháp sơ khai trên cơ sở nền tảng của phong tục, tập quán. Giống như các tộc
người khác trong khu vực, việc xử phạt của đồng bào M’nông luôn tôn trọng
chứng cứ và được thực hiện một cách chặt chẽ. Luật tục bao quát toàn diện đời


19

sống con người và cộng đồng. Ngày nay, bên cạnh luật pháp của Nhà nước thì
luật tục vẫn tồn tại, phát huy vai trò trong đời sống của người dân.
Những nghi lễ, phong tục, tập quán của người M’nông đều liên quan
đến việc cầu khấn thần linh. Từ niềm tin, tín ngưỡng đa thần, đồng bào có
nhiều hình thức kiêng cữ phức tạp và nhiều nghi lễ, cúng bái, ngưỡng vọng
thần linh, cầu mong giúp đỡ cho cuộc sống của con người, cộng đồng. Hệ
thống nghi lễ của dân tộc M’nông phản ánh rõ thế giới quan sơ khai về thiên
nhiên và xã hội. Lễ nghi liên quan đến con người diễn ra theo chu kỳ vòng đời
người, từ khi mang thai, sinh ra, lớn lên, trưởng thành, về già cho đến khi từ
giã cuộc đời. Lễ hội vòng đời người mang tính nhân văn cao đẹp, đặc biệt là
lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ chúc phúc, lễ mừng thọ… Trong lễ cưới, hai bên
gia đình nam nữ phải tổ chức kể gia phả (ro giao) để tránh trường hợp lấy
nhau cận huyết thống.
Là cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề canh tác nương rẫy, trồng lúa
nên lễ hội nông nghiệp cũng bám theo chu kỳ sinh trưởng của cây lúa rẫy.
Những nghi lễ cúng bái, xin phép thần linh trong phát rẫy, tra hạt, gieo trồng,
cầu mong cây lúa lên tốt tươi, trổ đòng chắc hạt, trĩu bông cho vụ mùa bội

thu. Họ tin rằng nhờ cúng bái nên thần lúa, mẹ lúa phù hộ, chẳng những cho
lúa gạo, hoa màu để ăn mà còn mang đến sự bình an, khỏe mạnh cho gia đình.
Lễ đâm trâu của đồng bào M’nông nói riêng và của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên nói chung là một lễ hội truyền thống được lưu truyền từ đời
này sang đời khác. Lễ hội mang đậm màu sắc phong tục, tín ngưỡng của đồng
bào dân tộc M’nông – xuất phát từ niềm tin vào thế giới thần linh. Con người
muốn nhờ vào các vị thần che chở, tha thứ thì phải có vật tế thần và con trâu
chính là con vật quý giá để hiến tế thần linh. Đến nay, ở nhiều nơi đồng bào
các dân tộc Tây nguyên vẫn giữ nguyên tục lệ này. Và lễ hội đâm trâu trong
sử thi M’nông được nhắc tới như một nét văn hóa đầy tự hào: “Bon Tiăng ăn


20

trâu không sót một năm/ Bon yang ăn trâu không sót một năm/ Dựng cây nêu
không thiếu một tháng/ Tiếng Tiăng, Yang vang khắp nơi/ Con cá sấu dưới
nước cũng phải khen/ Dù có núp trong ống mọi người cũng biết.”
Ngoài ra, còn nhiều loại lễ hội khác như: Lễ hội kết bon, lễ hội kết
nghĩa anh em, lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống giống... Mỗi lễ hội đều có mang
một ý nghĩa riêng thể hiện bản sắc độc đáo của cộng đồng dân tộc M’nông.
* Văn hóa tinh thần
Về tín ngưỡng dân gian: Tín ngưỡng của người M’nông là tín ngưỡng
vạn vật hữu linh. Xưa kia, người M’nông cũng như các dân tộc khác sống
trong môi trường thiên nhiên hùng vĩ, trình độ sản xuất thô sơ, lạc hậu. Họ
không lý giải được những điều bí ẩn trong cuộc sống. Chính vì vậy, họ thần
thánh hóa các thế lực siêu nhiên. Đây chính là tiền đề để lí giải những quan
niệm về trời, thần và con người của dân tộc M’nông. Họ cho rằng vũ trụ rộng
lớn được chia thành ba tầng: tầng trời (nklang trôk), tầng đất (nklang neh) và
tầng âm phủ (nklang bri phan). Mỗi tầng đều có các vị thần chia nhau trú ngụ
và cai quản. Con người và thần linh có mối liên hệ mật thiết và bình đẳng với

nhau. Ngoài các vị thần thiện thì cũng tồn tại những vị thần ác. Thần thiện tìm
cách giúp đỡ con người thì các vị thần ác lại tìm mọi cách để hãm hại con
người. Cộng đồng người M’nông cúng cả hai loại thần này với hi vọng có thể
nhận được sự giúp đỡ và tránh gặp xui xẻo.
Ngoài ra, người M’nông còn tin rằng có một lực lượng siêu hình ghê
gớm là hồn ngải. Hồn ngải tồn tại trong một loại củ được gọi là củ ngải, có
sức mạnh và khả năng sai khiến, gieo rắc bệnh tật, chết chóc cho con người.
Cùng với bùa ngải, ma lai cũng được coi là một thế lực đáng sợ, một dạng
quỷ đội dưới lốt là con người. Chúng trà trộn và hãm hại con người.


21

Quan niệm về thần linh, bùa ngải, ma lai, phù thủy đã chi phối mạnh tới
đời sống tâm linh của người M’nông. Chính vì kiêng sợ trước những thế lực
đó mà dần hình thành nên những lễ tế cúng thần rất phong phú và đa dạng.
Về nghệ thuật dân gian: Tây Nguyên là vùng đất hội tụ và giao thoa
của văn hóa nghệ thuật trong đó có người M’nông. Nơi đây còn lưu giữ nhiều
thành tố văn hóa tinh thần đặc trưng thể hiện qua dân ca, truyện cổ, truyền
thuyết, truyện cổ tích, sử thi, sinh hoạt cồng chiêng, các điệu múa dân gian...
Nội dung các hình thức nghệ thuật gắn liền với đời sống muôn vàn biến động
của cộng đồng, kết tinh nhiều giá trị nghệ thuật, lối diễn đạt sinh động, nhiều
màu sắc...
Trong quá trình sinh sống và phát triển, người M’nông đã sáng tạo ra
một hệ thống âm nhạc phong phú với nhiều loại nhạc cụ độc đáo. Mỗi loại
nhạc cụ đều được chế tác bằng những chất liệu riêng biệt, có hình dáng, âm
thanh khác nhau nên được sử dụng trong nhiều trường hợp cũng khác nhau.
Âm nhạc dân gian chứa đựng tâm tư, tình cảm của con người với ước vọng về
tương lai tươi sáng hơn.
Với người M’nông, âm nhạc vừa là phương tiện bồi bổ đời sống tinh

thần vừa là “cầu nối” giữa con người với thế giới thần linh. Mỗi loại nhạc cụ
đều có một vị thần trú ngụ nên việc chơi và chế tạo nhạc cụ cũng tuân theo
một số quy định riêng biệt. Điều dễ nhận thấy nhất là nhạc cụ của người
M’nông tuy thô sơ, được chế tạo từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên
như đá, tre nứa, lồ ô... nhưng không kém phần phong phú về chủng loại.
Với người M’nông, cồng chiêng là nhạc cụ thiêng,“linh hồn” của dân
tộc nên chỉ được sử dụng trong lễ hội lớn của cộng đồng như lễ mừng lúa
mới, lễ sum họp cộng đồng, lễ kết nghĩa ... Tiếng chiêng là “linh hồn” làm
nên buổi lễ, là phương tiện giúp con người giao tiếp, thỉnh cầu thần linh
chứng giám lòng thành và ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội


22

thu… Mỗi khi tiếng chiêng ngân lên thì mọi người lại tề tựu đông đủ để cùng
nhau chung vui với các sự kiện của bon làng.
Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc, trạm trổ của người M’nông cũng
hết sức đa dạng và mang giá trị nghệ thuật cao. Các sản phẩm văn hóa dân
gian này chính là kết tinh của sự thông minh và khéo léo, sáng tạo không
ngừng của cộng đồng dân tộc này.
1.2. Một số đặc điểm văn học dân gian M’nông
Xuất hiện từ rất sớm, văn học dân gian M’nông đã mang đến cho chúng
ta những hiểu biết vô cùng lớn lao và phong phú về sự hình thành và phát
triển của cộng đồng dân tộc này. Những nghệ nhân dân gian đã dựng lại bức
tranh toàn cảnh về mối quan hệ của con người trong xã hội, mối quan hệ của
con người với tự nhiên và mối quan hệ của con người với con người...Theo
Đỗ Hồng Kỳ: “M’nông cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên còn ở
trình độ phát triển trong giai đoạn tiền Nhà nước và tiền chữ viết nên toàn bộ
nền văn hóa cơ bản là nền văn hóa dân gian”[90, 107]. Tộc người M’nông đã
sáng tạo và lưu truyền lại một kho tàng văn học dân gian quý giá bao gồm

những truyện thần thoại, cổ tích, sử thi, tục ngữ, ca dao, dân ca...
Quá trình lao động động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, văn học dân
gian M’nông lưu truyền qua hình thức truyền miệng và diễn xướng trong lễ
hội. Môi trường sinh hoạt tập thể tạo điều kiện cho văn học dân gian tồn tại
như hát sử thi, kể truyện cổ, hát dân ca, kể truyện gia phả...Ở đó, mọi người
có thể tham dự một cách hào hứng, sinh động tạo điều kiện cho loại hình văn
học này hình thành, bổ sung, hoàn thiện và lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác trong cộng đồng người M’nông.
Bên cạnh đó, văn học dân gian M’nông mang tính cộng đồng khá cao.
Trong môi trường sinh hoạt văn hóa cộng đồng, văn hóa dân gian luôn đóng
vai trò trung tâm, thu hút tất cả mọi người cùng tham gia, không phân biệt đó


23

là người có chức có quyền hay là người bình thường, càng không phân biệt đó
là người sáng tác hay là người hưởng thụ tác phẩm. Trong sinh hoạt văn hóa
cộng đồng dù đó là việc của một cá nhân hay của cả bon làng thì tất cả mọi
người đều phải chung sức, cùng nhau tổ chức, góp rượu thịt để tổ chức. Đôi
khi cũng trong quá trình hát đối đáp, cùng lúc nhiều người vừa trình diễn vừa
có thể sáng tác ngay tại chỗ. Trong thời gian hát kể sử thi, nghệ nhân cùng
người nghe cùng hòa mình chung vào cảm xúc của câu chuyện. Không gian
hát kể sử thi trở thành “thế giới riêng” không chỉ người kể mà còn cả người
nghe. Mọi người đều tin rằng những điều kể trong truyện là quá khứ của dân
tộc mình. Các nghệ nhân trong lúc diễn xướng sử dụng và kết hợp nhuần
nhuyễn cùng lúc nhiều yếu tố: Ngôn ngữ (lời hát) + nhạc (hát) + cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt...Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh:“Trong các loại hình dân
ca khác của người M’nông cũng diễn ra quá trình tương tự như vậy. Đó
chính là tính “tổng thể nguyên hợp” một đặc trưng tiêu biểu trong văn hóa
dân gian M’nông, chính điều này “đã thể hiện tương đối nguyên vẹn đặc

trưng tiêu biểu ấy. Văn hóa dân tộc này phản hợp từ nhiều yếu tố: từ thần
thoại, truyện cổ, luật tục, sử thi, lời nói vần đến các hình thức dân ca...” [90,
112].
Văn hóa dân gian cũng như văn học dân gian rất đỗi gần gũi với đời
sống sinh hoạt thường ngày của con người. Tính truyền miệng và tính cộng
đồng là một trong những đặc điểm cơ bản, chi phối xuyên suốt trong quá trình
sáng tác và lưu truyền. Những tác phẩm văn học dân gian M’nông thể hiện sự
gắn bó chặt chẽ của văn học dân gian với sinh hoạt văn hóa khác trong đời
sống cộng đồng.
Ngoài những đặc điểm trên, chúng tôi cũng như các nhà nghiên cứu đi
trước đều khẳng định rằng văn học dân gian M’nông là một kho tàng tri thức
dân gian vô cùng phong phú về mọi mặt. Đó là quan hệ ứng xử giữa con


24

người với con người (quan hệ giữa cha mẹ - con cái, anh chị - em, vợ chồng
trong gia đình, rộng hơn là mối quan hệ trong dòng họ, bon làng...), giữa con
người với tự nhiên (kinh nghiệm lao động sản xuất trồng tỉa, kinh nghiệm săn
bắn, hái lượm...). Văn học dân gian M’nông còn thể hiện tri thức về đời sống
tinh thần (văn hóa, lễ hội, phong tục, tập quán...), về đời sống vật chất (ăn, ở,
mặc, trang trí...), về tính cách, lối sống, phẩm chất con người... Các tri thức
này tạo nên các loại hình văn học dân gian và nhanh chóng xâm nhập vào mọi
mặt của đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, những hiểu biết này còn có những
hạn chế nhất định về mặt khoa học, song có những nhân tố phản ánh cuộc
sống đã qua và trở thành những kinh nghiệm có giá trị trong cuộc sống tinh
thần cũng như vật chất của tộc người M’nông.
Văn học góp sức mình vào nền văn hóa của người M’nông, mang tính
nhân văn, giáo dục rất lớn. Chính điều này làm cho con người sống trong xã
hội đó có ý thức tránh nhiệm với bon làng về việc bảo vệ cộng đồng, xây

dựng, phát triển gia tộc, đấu tranh chống lại các biểu hiện, hay những người
có tư tưởng xấu muốn phá hoại bon làng. Các tác phẩm sử thi, truyện cổ hay
thần thoại đều hướng đến mục đích cao cả, cùng đưa bon làng đến với ước mơ
cuộc sống tốt đẹp, bon làng giàu mạnh, mọi người đoàn kết một lòng.
Không chỉ vậy, các thể loại văn học dân gian còn mang ý nghĩa khác,
với mong muốn con người hình thành nên nhân cách sống, đạo đức, lối sống
của con người trong cộng đồng... Ngoài giáo dục, răn dạy, văn học dân gian
còn có giá trị thẩm mỹ cao. Nghệ thuật phong phú mang đậm dấu ấn truyền
thống, từ nội dung tác phẩm, ngôn ngữ sử dụng, cách thức biểu đạt hay diễn
đạt, tạo dựng nhân vật, các đề tài khác nhau...đó là điều đặc biệt của văn học
dân gian M’nông.
Ngoài ra, văn học dân gian M’nông đã góp phần giáo dục con người về
trách nhiệm xây dựng và bảo vệ cộng đồng, gia tộc, đấu tranh chống lại sự


25

xâm chiếm và cướp phá của các thế lực thù địch... Những câu truyện cổ,
những tác phẩm sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ... vừa mang ý
nghĩa giáo dục con người, vừa là sự đúc kết kinh nghiệm chiến đấu và sản
xuất của tổ tiên để lại. Văn học dân gian hướng con người tới cuộc sống tốt
đẹp và hành động cao cả, từ đó hình thành nên đạo đức và nhân cách con
người... Văn học dân gian chứa đựng nhiều yếu tố nghệ thuật truyền thống
dân tộc, từ cách xây dựng hình ảnh, cốt truyện, đề tài, nhân vật ... Đó là sự
sáng tạo vô cùng quý giá của các thế hệ nghệ nhân dân gian M'nông. Họ đã
làm nên bản sắc văn hóa đặc thù để phục vụ đời sống tinh thần và được lưu
truyền theo thời gian. Có thể nói rằng, văn hóa dân gian M’nông rất phong phú
và đa dạng đã hiện diện trên khắp các mặt của đời sống xã hội truyền thống và
đương đại, là một giá trị văn hóa vô giá cần phải bảo tồn và phát huy giá trị.
Văn học dân gian M’nông có nhiều thể loại khác như: thần thoại,

truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, dân ca, văn vần...
Văn học dân gian M’nông đã phát triển mạnh mẽ, hội tụ đầy đủ các yếu tố của
một nền văn học dân gian điển hình. Đặc biệt, trong các thể loại đó phải kể
đến các tác phẩm sử thi đồ sộ trường thiên của dân tộc này.
1.3. Sử thi - thể loại tiêu biểu trong văn học dân gian
dân tộc M’nông
Sử thi M’nông có nhiều cách gọi khác nhau như ot ndrong hay ot
n’rong, nhưng trong luận văn nghiên cứu này chúng tôi chọn theo cách gọi ot
n’rong theo nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ. Đây được xem thể loại đặc trưng và
phong phú về cả mặt số lượng tác phẩm cũng như về phương thức thể hiện
của người M’nông. Nhiều công trình sưu tầm sử ot n’rong như: Sử thi cổ sơ
M'nông,Cây nêu thần, Mùa rẫy bon Tiăng, Sử thi thần thoại M'nông, Kể dòng
con cháu mẹ Chếp, Cướp chiêng cổ bon Tiăng, Lêng nghịch đá thần của
Yang, Bắt con lươn ở suối Dak Huch, Con đỉa nuốt bon Tiăng, Cướp chăn


×