Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT SỬ THI M’NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.29 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
------

PHẠM THỊ HƯƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
NGHỆ THUẬT SỬ THI M’NÔNG

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số

: 60.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN


Lâm Đồng – 2016


Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ
LẠT

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN THỊ HỒNG

Phản biện 1:.......................................................................................
Phản biện 2:.......................................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ
Họp tại Trường Đại học Đà Lạt
Vào lúc ….... giờ ...... ngày …... tháng …... năm …..



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-

Thư viện Trường Đại học Đà Lạt


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên là mảnh đất trù phú và đầy bí ẩn, nơi lưu giữ
nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần lâu đời của các tộc thiểu
số. Đặc biệt trong đó có người M’nông. Cũng như các dân tộc bản
địa khác (Êđê, Bahnar, Raglai, Xơ Đăng, Mạ,...), dân tộc M’nông là
chủ nhân của kho tàng văn học dân gian phong phú, đặc sắc.
Sử thi M’nông (ot n’rong) là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ
và hiện tại - di sản văn hóa tinh thần quý giá của cộng đồng dân tộc
này. Bằng hình thức hát kể, sử thi M’nông tồn tại qua trí nhớ của
nghệ nhân diễn xướng phổ biến nơi các bon làng. Đây là những thiên
tự sự về sự hình thành của con người, sự ra đời của trời đất, tín
ngưỡng, phong tục, tập quán cũng như các mối quan hệ trong đời
sống cộng đồng.
Sử thi là di sản quý giá với dân tộc M’nông nói riêng và của
đất nước nói chung. Những giá trị nghệ thuật của ot n’rong luôn
được giới nghiên cứu luận giải và quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta biết
rằng, với những pho sử thi lớn, lại nảy sinh, tồn tại trăm năm thì vẫn
còn rất nhiều câu hỏi vẫn chưa thể trả lời một cách xác đáng. Chính
vì thế, chúng tôi chọn đề tài luận văn:“Một số đặc điểm nghệ thuật
sử thi M’nông” với mong muốn góp phần nghiên cứu để bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa đặc trưng vùng của Tây Nguyên.
2. Mục đích, ý nghĩa đề tài.

Kế thừa thành tựu các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn tiếp
tục tìm hiểu thêm những giá trị nghệ thuật còn tiểm ẩn của sử thi ot
1


n’rong. Với đề tài luận văn này, chúng tôi mong đi sâu vào tìm hiểu
về một số khía cạnh nghệ thuật trong sử thi M’nông đặc biệt nghệ
thuật xây dựng cốt truyện và khắc họa nhân vật .
Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi ý thức rằng đây là vấn
đề nghiên cứu không hề đơn giản. Ot n’rong không chỉ là một sản
phẩm không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn có ý nghĩa tinh thần
không thể thiếu trong đời sống cộng đồng người M’nông. Ot n’rong
là bức họa tổng thể phản ánh những nét cơ bản trong đời sống xã hội,
có nội dung phong phú, đa dạng. Không chỉ quan tâm đến việc sưu
tầm, nghiên cứu mà việc giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy thêm
những giá trị tinh thần như sử thi M’nông đó là điều rất ý nghĩa. Mặc
dù nỗ lực cao độ, chúng tôi hy vọng có một đóng góp nhỏ về phương
diện nghệ thuật sử thi M’nông trong bức tranh diện mạo ot n’rong
mà các nhà nghiên cứu đi trước đã từng nỗ lực phác thảo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Ở phạm vi giới hạn của công việc, chúng tôi chỉ đi sâu vào
một số đặc điểm nghệ thuật sử thi M’nông mà cụ thể là đặc điểm cốt
truyện, vai trò của cốt truyện trong việc xây dựng nhân vật, một số
motif, công thức và một số biện pháp nghệ thuật.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi
chọn một số một số tác phẩm sử thi tiêu biểu đã được sưu tầm công
bố là: Bông, Rõng và Tiăng; Tiăng chết; Ndu thăm Tiăng; Tiăng lấy
lại ché Rlung chinh phượng hoàng ở bon Kla; Yong, Yang lấy ống
bạc tượng người; Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông; Thuốc cá ở


2


hồ Bầu Trời, Mặt Trăng; Con diều lá cướp Bing con Jri; Ting, Rung
chết; Bắt con lươn ở Dak Huch; Lấy hoa bạc, tượng đồng;...
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể điểm lược quá trình nghiên cứu các vấn đề nghệ thuật
sử thi M’nông trong các công trình sau:
Trên Tạp chí Văn hoá dân gian,(1993) số 1, Đỗ Hồng Kỳ
công bố bài viết“Cốt truyện và nhân vật trong sử thi nrong của
người M’nông”. Trong bài viết trên, tác giả bàn đến cốt truyện đơn
và cốt truyện liên kết, phân tích đặc điểm của cốt truyện, sự thể hiện
của hành động nhân vật qua cốt truyện của sử thi ot n’rong.
Trong công tình Sử thi thần thoại M’nông (1996), Đỗ Hồng
kỳ tiếp tục phân tích nội dung ot n’rong với các vấn đề: sử thi
M’nông nói về sự hình thành con người; thế giới ba tầng trong sử thi
M’nông, hệ nhân vật,...Về nghệ thuật, tác giả phân tích những đặc
điểm cấu trúc tác phẩm, các thủ pháp nghệ thuật và chức năng tư
tưởng - thẩm mĩ của cấu trúc sử thi M’nông. Cuối tập sách, Đỗ Hồng
Kỳ chứng minh ot n’rong là sử thi thần thoại ở các phương diện diễn
xướng, chức năng sinh hoạt, thi pháp, cơ sở xã hội và nội dung phản
ánh.Trong công trình này, Đỗ Hồng Kỳ đã đưa ra cái nhìn tổng quan
về sử thi M’nông ở phương diện thi pháp sử thi.
Trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian,(2005) số 3, nhà nghiên cứu
Bùi Thiên Thai viết về tác phẩm Con đỉa nuốt bon Tiăng cho rằng đây là
một sử thi anh hùng, trong khi các sử thi khác của dân tộc M’nông (đã
được biết đến trước lúc công bố tác phẩm này) là sử thi thần thoại. Tác giả
còn cho rằng, các sử thi M’nông là một chuỗi sử thi.
3



Trong các bài giới thiệu, các nhà nghiên cứu đều nhắc đến
những đoạn lặp mang tính khuôn mẫu trong sử thi M’nông với các
cách gọi khác nhau như : trình thức, công thức kể - tả, cấu kiện đúc
sẵn... Nguyễn Xuân Kính cho rằng có lẽ không đâu như trong sử thi
M’nông sự trùng lặp và các công thức kể tả lại lặp với một tần số cao
như vậy. Biện pháp phóng đại cũng được đề cập đến nhưng chủ yếu
là liệt kê cùng những thủ pháp nghệ thuật khác tạo nên đặc trưng
riêng biệt cả tác phẩm sử thi nhưng phần lớn còn chưa đi sâu, phân
tích nhiều.
Năm 2008, trong Văn học dân gian Êđê, M’nông của Đỗ
Hồng Kỳ. Trong sách này, tác giả dành cả chương 2 giới thiệu sử thi
M’nông. Có một vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm là xác định sử thi
M’nông là sử thi phổ hệ, hay sử thi chuỗi, hoặc sử thi liên hoàn;
thuộc tiểu loại nào (thần thoại hay anh hùng, sáng thế hay thiết chế
xã hội hay sử thi. Về cơ bản, các nhận xét của Đỗ Hồng Kỳ không
thay đổi so với các công trình nghiên cứu trước đó.
Trong luận án tiến sỹ với đề tài “Công thức truyền miệng
trong sử thi – Ot ndrong” của Nguyễn Việt Hùng đã tìm hiểu đặc
điểm cấu trúc văn bản truyền miệng (oral text) của ot n’rong trong
mối quan hệ với bối cảnh (context) của môi trường diễn xướng sử thi
(performing envirement). Trong luận án này, tác giả cũng đã đề cập
phương diện thi pháp trong sử thi M’nông.
Như vậy cho đến nay, những chuyên khảo và bài viết về sử
thi M’nông đều ít nhiều nhắc đến những đặc điểm nghệ thuật sử thi
M’nông.Tuy nhiên, chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên
4


cứu sâu về đặc điểm nghệ thuật mà chỉ xem như là một trong số các

vấn đề cần tìm hiểu chứ chưa trở thành một đề tài riêng biệt. Để góp
một phần nhỏ công sức vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sử thi
M’nông chúng tôi mong muốn đi sâu về một số đặc điểm nghệ thuật
sử thi M’nông và coi nó như là mối quan tâm chính của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính như : phương pháp liên ngành văn học và văn hóa
học, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh và một
số phương pháp khác...
6. Đóng góp của luận văn
Trong xã hội ngày nay, sử thi vẫn đóng vai trò quan trọng
trong đời sống của người M’nông. Sử thi giúp cho thế hệ con cháu
hiểu về nguồn gốc, tự hào về truyền thống văn hoá độc đáo của dân
tộc mình. Chính vì vậy, việc sưu tầm gìn giữ và bảo tồn những giá trị
sử thi càng thêm ý nghĩa. Luận văn góp phần tìm hiểu một số đặc
điểm nghệ nghuật xây dựng cố truyện và nhân vật trong sử thi
M’nông. Qua đó, có thể thấy được các thủ pháp nghệ thuật, những
quan niệm thẩm mỹ của người M’nôn g đã được thể hiện như thế nào
trong các tác phẩm sử thi.
Mặt khác, luận văn khẳng định thêm những giá trị nghệ thuật về
văn học, lịch sử, văn hoá, chức năng văn hoá - nghệ thuật và đặc biệt là vị
trí, vai trò của ot n’rong trong đời sống của cộng đồng người M’nông.
Đây cũng chính là cơ sở tin cậy cho công tác bảo tồn kho tàng sử thi nói
riêng và văn hoá dân gian của dân tộc M’nông nói chung.
5


7. . Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 129 trang. Ngoài phần phần mở đầu (7 trang),
phần kết luận 5 trang) và tài liệu tham khảo (8 trang). Nội dung luận

văn gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về sử thi M’nông
Chương II : Đặc điểm xây dựng cốt truyện và khắc họa nhân vật
Chương III: Một số biện pháp nghệ thuật khác
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ SỬ THI M’NÔNG
1.1.

Sơ lược về văn hóa truyền thống dân tộc M’nông

1.1.1. Sơ lược về dân tộc M’nông ở Tây Nguyên
Dân tộc M’nông ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh
như Đăk Nông, Đăk Lăk, Bình Phước và Lâm Đồng. Theo các nhà
nhân chủng học và dân tộc học thì người M’nông có vóc dáng thấp,
nước da ngăm đen, môi hơi dày, mắt màu đen, tóc đen và thẳng, một
số có tóc xoăn tự nhiên.
Dân tộc M’nông ở Việt Nam thuộc hệ ngôn ngữ MônKhmer có sự phân chia thành nhiều nhóm địa phương, cụ thể: Gar,
Nong, Chil, Kuênh, Đip, Bhiêt, Pơrâng, Preh, Rlâm, Dihbri, Kuanh...
Chính do sự phân chia này đã tạo nên nhiều phương ngữ riêng của
cộng đồng người M’nông, nhưng sự khác biệt là không đáng kể,
chính vì vậy mà người M’nông ở các địa bàn khác vẫn có thể dễ
dàng giao tiếp ngôn ngữ với nhau.

6


Về địa bàn cư trú, dân tộc M’nông sinh sống trên vùng rộng
lớn ở phía Tây Cao Nguyên Đà Lạt và phía Nam Cao Nguyên Đăk
Lăk, được ngăn cách bởi sông Krông Nô. Nơi đây được gọi là Cao
nguyên M’nông.

1.1.2 Văn hóa truyền thống dân tộc M’nông
* Văn hóa kinh tế
Người M’nông có nền kinh tế nông nghiệp truyền thống
mang tính chất tự cung tự cấp. Bữa ăn hằng ngày của người M’nông
là cơm tẻ nấu trong nồi đất. Thức ăn thường được tận dụng từ nguồn
thiên nhiên sẵn có. Trang phục của người M’nông khá là đơn giản.
Trong những dịp đặc biệt, phụ nữ M’nông mặc những chiếc váy có
hoa văn mảng rộng chạy quanh váy áo. Đàn ông thì thường đóng khố
(troi), mặc áo có tua, vạt sau và hai bên vạt áo trước có thêu chỉ đỏ.
Ngoài canh tác nông nghiệp, người M’nông còn có một số
ngành nghề thủ công khác như dệt vải, đan lát, nghề rèn... Đặc biệt,
phải kể đến nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
* Văn hóa xã hội
Bon là tổ chức xã hội truyền thống của người M’nông.
Thành viên của bon có thể là một hay nhiều dòng họ. Đứng đầu là
Bu ranh bon (Chủ bon) đứng ra giải quyết các công việc của bon...
Gia đình truyền thống và hiện nay vẫn theo chế độ mẫu hệ.
Người mẹ có vai trò quan trọng trong điều hành mọi hoạt động của
gia đình cũng như ứng xử trong xã hội.

7


Người M’nông thường cư trú trên những vùng đất tương đối
bằng phẳng, nơi thung lũng có nhiều sông suối và hồ nước, có hai
hình thức kiến trúc nhà chính đó là nhà sàn và nhà trệt.
Luật tục M’nông đề cao sự hòa giải song cũng có một hệ
thống khá phong phú về các quy định hình phạt từ nhẹ đến nặng. Tùy
theo mức độ vi phạm mà người bị phạt có thể phải đền bằng các tài
sản như nô lệ, chiêng ché, voi hay đơn giản hơn là thực hiện các nghi

lễ có dâng cúng heo, gà…
Những nghi lễ, phong tục, tập quán của người M’nông đều
liên quan đến việc cầu khấn thần linh. Từ niềm tin, tín ngưỡng đa
thần, đồng bào có nhiều hình thức kiêng cữ phức tạp. Là cư dân sinh
sống chủ yếu bằng nghề canh tác nương rẫy, trồng lúa nên lễ hội
nông nghiệp cũng bám theo chu kỳ sinh trưởng của cây lúa rẫy, lễ
đâm trâu...
* Văn hóa tinh thần
Về tín ngưỡng dân gian: Tín ngưỡng của người M’nông là
tín ngưỡng vạn vật hữu linh.
Về nghệ thuật dân gian: Người M’nôngcòn lưu giữ nhiều
thành tố văn hóa tinh thần đặc trưng thể hiện qua dân ca, truyện cổ,
truyền thuyết, truyện cổ tích, sử thi, sinh hoạt cồng chiêng, các điệu
múa dân gian...
1.2. Một số đặc điểm văn học dân gian M’nông
Quá trình lao động động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, văn
học dân gian M’nông lưu truyền qua hình thức truyền miệng và diễn
xướng trong lễ hội. Môi trường sinh hoạt tập thể tạo điều kiện cho
8


văn học dân gian tồn tại như hát sử thi, kể truyện cổ, hát dân ca, kể
truyện gia phả... Tính truyền miệng và tính cộng đồng là một trong
những đặc điểm cơ bản, chi phối xuyên suốt trong quá trình sáng tác
và lưu truyền. Những tác phẩm văn học dân gian M’nông thể hiện sự
gắn bó chặt chẽ của văn học dân gian với sinh hoạt văn hóa khác
trong đời sống cộng đồng.
1.3. Sử thi - thể loại tiêu biểu trong văn học dân gian dân
tộc M’nông
Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, sử thi ra đời từ

cuộc sống, quá trình lao động sản xuất cộng đồng. Sử thi gắn liền với
người M’nông, thể hiện mong ước, khát vọng lớn lao. Người
M’nông gọi sử thi là “ot n’rong”, là “dòng thơ” trường thiên, tự sự
và được coi là bộ “bách khoa toàn thư” của tộc người này. Sử thi
phản ánh khát vọng, ước mơ vươn tới một cuộc sống hạnh phúc, ấm
no, thịnh vượng, thanh bình của tộc người này.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG
CỐT TRUYỆN VÀ KHẮC HỌA NHÂN VẬT
2.1.

Khái niệm cốt truyện và nhân vật

2.1.1. Khái niệm cốt truyện và cốt truyện sử thi M’nông
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố,
hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan
hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh nhất định nhằm thể
hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhìn chung, cốt truyện thuộc về
phương diện nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm.
Cơ bản, có thể hình dung cốt truyện chung của nhiều thiên sử thi
theo tiến trình sau:
9


Phần mở đầu  Phần thắt nút  Phần phát triển  Phần
cao trào  Phần kết thúc.
2.1.2.

Nhân vật và nhân vật sử thi M’nông

Nhân vật trong tác phẩm tự sự là nhân vật văn học và được

miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Trong mỗi tác
phẩm thường bao gồm nhân vật trung tâm và nhân vật phụ. Những
nhân vật này được miêu tả nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ nhân
vật và hành động.
2.2 Những vấn đề cốt truyện trong sử thi M’nông
2.2.1. Sử thi thuộc loại hình tự sự
Các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng tự sự là trình bày
một sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương
tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự.
Đối với cộng đồng người M’nông, ot n’rong với tư cách là một
thể loại văn học dân gian, được tập thể các nghệ nhân dân gian sáng tác
và lưu truyền bằng hình thức diễn xướng. Thuộc loại hình tự sự nên cốt
truyện sử thi cơ bản đã hình thành, nhiều trường hợp bố cục rất chặt
chẽ.Tuy vậy, trong sử thi dân tộc M’nông thì hầu như ot n’rong nào cũng
xây dựng trên một cái sườn chung phục vụ cho một chủ đề.
Sử thi là thể loại tác phẩm tự sự dài mà thường là thơ. Loại
hình văn học này đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân
tộc trên thế giới như Mahabharata, Ramayana của Ấn Độ, Iliad,
Odyssey của Hy Lạp... Ở Việt Nam, sử thi các dân tộc không chỉ
được coi là một tác phẩm tự sự mà còn là những “pho sử thi sống”
như của người Mường, Êđê, Bahnar, M’nông...
10


2.2.2. Sử thi các dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang thuộc
tính chung của loại hình tự sự
Trong nền văn học dân gian Tây Nguyên, sử thi chứng minh
khả năng tự sự. Hình thức tồn tại của sử thi là những câu chuyện kể
văn xuôi xen lẫn văn vần. Ot n’rong là những tác phẩm kết hợp với
nhau theo kiểu liên hoàn. Các cốt truyện đơn lại liên kết với nhau tạo

thành sự thống nhất chung trong tác phẩm.
2.3. Nhận diện cốt truyện sử thi M’nông
2.3.1 Cốt truyện đơn và cốt truyện liên kết
Không chỉ tập trung vào một nhân vật chính, sử thi M’nông
còn có cốt truyện với nhiều nhân vật khác như Tiăng, Lêng, Kong,
Mbong... Họ là những người trong cùng một gia đình, dân tộc, có
mối quan hệ như anh em, cha con, chú bác...có mối liên hệ thân thiết
với nhau. Mỗi câu chuyện đơn này kể về hành động của những nhân
vật khác nhau trong mối liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một
chuỗi các sự kiện của nhân vật trong tác phẩm. Còn trong sử thi
M’nông có thể chia cốt truyện đơn thành hai loại:

 Cốt truyện đơn có nội dung tương đối hoàn chỉnh có thể
đứng độc lập.

 Cốt truyện đơn bị đứt quãng, không thể đứng độc lập.
Như vậy, có thể khẳng định rằng cốt truyện sử thi M’nông
được chắp nối với nhau theo kiểu liên hoàn. Mỗi tác phẩm là một cốt
truyện đơn có thể đứng tương đối độc lập. Nhưng khi liên kết với các
tác phẩm khác trong cùng hệ thống thì có thể mang lại cho người tiếp

11


nhận một cái nhìn trọn vẹn, đầy đủ và đa chiều từ quá trình hình
thành trời đất, hình thành tộc người và vạn vật.
Tuy nhiên, kết cấu cốt truyện sử thi M’nông khá là dàn trải.
Có thể nói rằng, đây là một biểu hiện cho tính cổ sơ của sử thi. Tuy
vậy, nhìn chung ot n’rong vẫn phản ánh được sự phát triển chung của
lịch sử, từ việc hình thành con người, cộng đồng bon làng, tổ chức

gia đình, xã hội, lao động và sản xuất...đều được miêu tả một cách
sinh động và đầy đủ thông qua góc nhìn tư duy thần thoại của người
M’nông.
2.3.2. Mô thức cốt truyện thuộc đề tài đòi lại vật quý
trong sử thi M’nông
Sử thi M’nông có khá nhiều tác phẩm sử dụng mô thức kết
cấu truyện được kể theo kết cấu hành trình của nhân vật. Nhân vật
trung tâm của tác phẩm thường vượt qua rất nhiều biến cố trong hành
trình của mình, từ việc ra đi, chiến đấu và thắng lợi trở về. Kết cấu
cốt truyện trong sử thi M’nông thường diễn ra và lặp lại theo motif:
Tiăng nhớ đến vật quý bị bỏ quên  Thương lượng xin lại vật quý
Người giữ vật quý từ chối trả lại nhưng vẫn mở tiệc rượu đãi
khách Những người anh hùng dùng bùa ngải lấy lại vật quý 
Trận chiến giành lại vật quý và chiến thắng trở về. Đây được coi là
đề tài thuộc cốt truyện liên kết.
2.4. Vai trò của cốt truyện trong khắc họa hình tượng
nhân vật
Khi bàn về nhân vật sử thi, có nhiều ý kiến cho rằng sử thi
anh hùng bao hàm một bức tranh hoàn chỉnh của cuộc sống nhân dân
12


dưới hình thức kể chuyện anh hùng về quá khứ. Thế giới nhân vật lý
tưởng và nhân vật dũng sĩ trong sự thống nhất, hài hòa của chúng –
đó là những nhân tố chủ yếu của nội dung sử thi anh hùng. Nhân vật
sử thi ngoài những mặt tích cực như sức mạnh, lòng quả cảm, nhiệt
huyết thì đồng thời vẫn có những đặc trưng như một con người bình
thường như “kiêu căng”, “bướng bỉnh”, “quá khích”, “nóng
nảy”...Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông được chia thành 2 cấp
độ: Các nhân vật trung tâm và các nhân vật phụ làm bối cảnh.

2.4.1. Nhân vật trung tâm
Nhân vật trung tâm trong sử thi M’nông bao gồm vật khai
thiên lập địa và nhân vật anh hùng văn hóa và nhân vật anh hùng
chiến trận.
Trong ot n’rong, nhân vật khai thiên lập địa có công gây
dựng nên những bon làng đầu tiên của người M’nông ở vùng đất Cao
Nguyên. Điều này đã giải thích cho sự hình thành vũ trụ và nguồn
gốc của loài người. Đây được coi là cách phản ánh hình thức tạp giao
của người nguyên thuỷ khi còn sống thành bầy đàn.

 Nhân vật anh hùng văn hóa
Trong sử thi M’nông, Tiăng là nhân vật anh hùng văn hóa, là
người có công mở mang, khai sáng, truyền dạy tri thức cho cộng đồng.
Nhân vật Tiăng trong mỗi lần đầu thai được mô tả trong tác
phẩm tuy mang một tên khác, nhưng về cơ bản chính là hiện thân của
nhân vật trung tâm Tiăng. Sự thay đổi về tên gọi khác nhau đó đánh
dấu những bước phát triển khác nhau ở từng thời kì của tộc người
M’nông, trong đó anh hùng Tiăng là người đại diện. Chức năng của
13


Tiăng không thay đổi và vì thế mọi hành động của nhân vật đều có
chung một mô hình, một dạng thức với cùng một nội hàm: Tiăng là
nhân vật anh hùng, sáng tạo văn hóa.

 Nhân vật anh hùng chiến trận
Thời đại sử thi là thời đại chinh chiến, thời đại của đối đầu,
giao tranh quyết liệt triền miên, sản sinh ra những nhân vật người
anh hùng, con người được giao phó sứ mệnh “diệt ác trừ gian”, bảo
vệ cộng đồng. Nhân vật người anh hùng chiến trận đại diện cho khát

vọng cao cả, thiêng liêng và cháy bỏng nhất cho con người thời đại
bất khuất vươn lên chiến thắng mọi kẻ thù. Sử thi M’nông đề cao và
ca ngợi những người anh hùng trong chiến trận như Lêng, Mbông,
Krã, Năng, Lông, Doi...
Nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông có đặc điểm
chung là vẻ đẹp ngoại hình, thể chất; ở ý chí, nghị lực, lòng dũng
cảm; ở chiến công và chiến thắng. Tuy nhiên, những người anh hùng
này được xây dựng với những tính cảnh của những con người đời
thường như tức giận, vui mừng hay nóng nảy... Thần linh trong sử thi
M’nông hay trợ giúp và đứng về phía nhân vật anh hùng. Điều này
nói lên tính chất cổ sơ của sử thi M’nông, phản ánh trình độ sản xuất
và chinh phục tự nhiên của người tộc người còn ở thời kỳ sơ khai
trong lịch sử xã hội loài người.
2.4.2. Các loại nhân vật khác
* Nhân vật đối thủ
Nhân vật đối thủ trong sử thi M’nông thường là những nhân
vật có sức khoẻ và vẻ đẹp không thua kém gì người anh hùng. Họ
14


cũng rất gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu; khôn khéo, mưu mẹo
trong một số hành động. Tuy nhiên họ không phải là lớp nhân vật được đề
cao, ca ngợi. Đây là lực lượng đối lập với những gì tiến bộ, tốt đẹp. Trong
quá trình khắc họa và tạo dựng nhân vật đối thủ, ta thường thấy ở họ ít
nhiều xuất hiện một số khuyết điểm nhát gan, tính cách tham lam, xấu xa,
độc ác, không được sự ủng hộ từ cộng đồng.

 Nhân vật thần linh
Thần linh trong sử thi M’nông được xây dựng từ hình mẫu
cuộc sống của con người. Nhân vật này có một chỗ đứng quan trọng

trong ot n’rong. Đây là sự sáng tạo nghệ thuật còn chịu ảnh hưởng
sâu sắc của tư duy thần thoại. Trong sử thi M’nông, thần linh, ma lai,
bùa ngài xuất hiện với một tần suất dày đặc và chi phối mọi mặt của
đời sống con người. Nhân vật thần linh được xây dựng khi thì cụ thể,
rõ nét khi thì mờ nhạt, hư ảo làm cho sử thi trở nên huyền bí và li kì
hấp dẫn hơn.

 Nhân vật người đẹp
Nhân vật người đẹp trong sử thi M’nông thường là vợ hoặc
chị em của người anh hùng. Họ tham gia vào hầu hết các hoạt động
của đời sống sử thi, sánh đôi cùng với người anh hùng. Nhân vật
người đẹp được xây dựng mang những đặc điểm chung: xinh đẹp,
chăm chỉ, chịu khó…

 Nhân vật đám đông
Nhân vật đám đông thường không thể thiếu trong các tác
phẩm ot n’rong. Họ là những người sự hỗ trợ, giúp sức người anh
hùng lập nên những chiến công mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ.
15


 Nhân vật truyền tin
Nhân vật truyền tin là chiếc cầu nối các sự kiện trong ot
n’rong. Nhân vật đó có khi là con người, có khi là những đồ vật, con
vật. Nếu không có nhân vật truyền, các sự kiện trong tác phẩm sẽ trở
nên rời rạc, không thể gắn kết, không vận động và phát triển.
2.5 Vai trò công thức, khuôn mẫu ngôn ngữ xây dựng
nhân vật trong sử thi M’nông.
2.5.1. Một số dạng lặp trong sử thi M’nông
Ở ot n’rong thường có sự tái xuất hiện của một số loại nhân

vật nhất định, những sinh hoạt, khung cảnh và những cảnh ấy tương
tự nhau. Nghệ nhân sử thi miêu tả lại những tình huống có phần na
ná trong các sử thi khác nhau. Có thể xem đây là một trong những
đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu nhất trong sử thi M’nông. Tính lặp lại
trong ot n’rong có hai dạng chủ yếu:
+ Công thức lặp lại toàn phần
+ Công thức lặp lại từng phần có ít nhiều thay đổi.
Dù có những nét khác biệt và đóng vai trò khác nhau trong
hệ thống ngôn ngữ các tác phẩm nhưng nhìn chung với hai dạng lặp
lại nguyên đoạn và lặp lại toàn phần thì chúng đều có một đặc điểm
chung đó là tính khuôn mẫu. Những khuôn mẫu riêng như thế đã tạo
ra một vốn ngôn ngữ với cách nhìn nhận đánh giá riêng. Thế giới
nhân vật sử thi và các tình huống sử thi, hành động sử thi... trở nên
quen thộc hơn với những công thức kể trên.

16


 Với số lượng lớn các sử thi chứa đựng một dung lượng
lớn kể cả về mặt thể hiện lẫn nội dung phản ánh thì việc lặp lại trong
một số tình huống là điều khó tránh khỏi. Ở sử thi M’nông, có một
điều khá dễ nhận biết đó là việc lặp mang tính công thức, khuôn mẫu
không chỉ dùng để miêu tả những đoạn chi tiết mà còn dùng những
công thức này cho ngay cả những tình huống. Quá trình này được
xây dựng như những mô hình nhỏ đã có sẵn để liên kết với khung kết
cấu cốt truyện, định hình lại tác phẩm. Chúng tôi liệt kê một số dạng
công thức thường gặp trong sử thi M’nông như sau: công thức nhấn
mạnh việc không kiêng kị, công thức diễn tả sự kinh ngạc, công thức
miêu tả mặt trời, công thức khi nói về vẻ đẹp của các nhân vật nữ
hay nữ thần...

2.5.3. Vai trò công thức ngôn ngữ trong xây dựng nhân vật
Những công thức này lặp đi lặp lại nhiều lần mang tính
khuôn mẫu trở thành những biểu tượng có tính chất mô hình, giúp
người đọc khó có thể quên. Đồng thời, Việc sử dụng công thức kể tả
có thể nói là một đặc điểm ngôn ngữ của lời văn nghệ thuật sử thi. Ot
n’rong là những cốt truyện đơn đứng tương đối độc lập liên kết với
nhau tạo thành cốt truyện chung cho các tác phẩm cùng thể loại nên
có thể nhận thấy quá trình ấy được lặp đi lặp lại theo một công thức.
Tính công thức này vừa mang những ưu điểm nhất định
nhưng đồng thời không thể chối cãi rằng điều đó mang lại sự hạn
chế, thiếu sinh động, uyển chuyển và linh hoạt trong việc sử dụng
ngôn từ diễn đạt của nghệ nhân diễn xướng ot n’rong.

17


CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT KHÁC
3.1. Biện pháp so sánh
So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối
chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng
nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận
thức của người đọc và người nghe. Trong các tác phẩm sử thi
M’nông, phương thức so sánh được sử dụng dùng để miêu tả những
sự vật, hiện tượng xảy ra trong đời sống. Đặc biệt, nhờ phương thức
này mà những nhân vật người anh hùng được khắc họa một cách tỉ
mỉ, sinh động vừa có vẻ đẹp hình thể cũng như vẻ đẹp tính cách từ
đó tạo nên hình tượng nhân vật một cách hoàn mỹ. Cơ sở của biện
pháp này thường bao gồm hai yếu tố: phương tiện so sánh và phương
tiện được so sánh được liên kết với nhau bằng từ như, như là, giống
như... được đặt giữa hai vế đôi.

3.2. Biện pháp ngoa dụ (phóng đại)
Ngoa dụ là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính
chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn
tượng, tăng sức biểu cảm nội dung cần diễn đạt. Trong sử thi
M’nông, có rất nhiều ngoa dụ được dùng theo lối nói của so sánh và
nghệ thuật thần thoại. Nhiều ngọa dụ rất gần và giống với biện pháp
so sánh thậm chí có đôi lúc được xem như là một. Ot n’rong có rất
nhiều ngoa dụ về con người. Từ việc uống rượu, đánh chiêng, cách
ăn mặc, đeo trang sức, lòng dũng cảm, tài năng đến tâm trạng, tính

18


cách của các nhân vật đều được nghệ nhân dùng biện pháp ngoa dụ
để diễn tả một cách chi tiết và tỉ mỉ.
3.3. Biện pháp mô phỏng
Mô phỏng được xem là một trong những biện pháp quan
trọng của phương thức thể hiện thực tại của sự thi M’nông. Ở đây,
chúng tôi hiểu mô phỏng tức là sự bắt chước tự nhiên một cách máy
móc, không có tính chọn lọc. Khi phản ánh hiện thực, nghệ nhân
chưa hoàn toàn ý thức được việc lựa chọn các chi tiết, tình tiết đưa
vào tác phẩm. Thông qua biện pháp mô phỏng trong quá trình hát kể
sử thi của người M’nông, người nghe như được xem lại từng hành
động, thao tác của nhân vật tuần tự như những thước phim tư liệu
quay chậm. Mặt khác, nhiều mặt của cuộc sống đời thường cũng như
văn hóa của cả một tộc người được mô tả lại.
Qua hình biện pháp này trong sử thi M’nông, hiệu ứng đạt
được là mô phỏng ra những hình ảnh đúng đắn về đối tượng nhưng
đôi khi hiệu ứng đó lại tạo ra những hình ảnh mang tính chất ước lệ,
tượng trưng. Vận dụng biện pháp mô phỏng trong quá trình diễn

xướng giúp chúng ta có thể hình dung và hiểu rõ hơn về nhiều mặt
của đời sống cộng đồng dân tộc M’nông cũng như hiểu được một
phần nào khả năng tư duy của tộc người này.
3.4. Biện pháp phúng dụ
Biện pháp phúng dụ (nói bóng hoặc ám chỉ) là một biện
pháp chuyển nghĩa trong nghệ thuật ngôn từ; một kiểu hình tượng,
một nguyên tắc tư duy và tổ chức trong nghệ thuật nói chung. Có thể
coi phúng dụ là dạng thức ẩn dụ nhưng với quy mô lớn hơn, không
19


chỉ ở cấp độ câu, đoạn mà còn bao quát toàn bộ tác phẩm. Phúng dụ
dựa trên cơ sở lối nói ngụ ý, bóng gió, biểu đạt một ý tưởng trừu
tượng, khái quát bằng hình ảnh trực quan như là sản phẩm của trí
tưởng tượng hoang đường, thần linh, hồn ma, mai lai, bùa ngải...
3.5. Lối trì hoãn sử thi
Như đã đề cập tới trong chương hai, nhiều nhà nghiên cứu
cũng như chúng tôi đều nhất trí cho rằng sử thi M’nông nhiều lời
nhưng ít ý. Nội dung trong các ot n’rong khá là dàn trải do sự thể
hiện của nghệ nhân dân gian. Trong ot n’rong, lối trì hoãn sử thi này
được thông qua ba biện pháp sau:

 Kìm hãm hành động của nhân vật
 Kéo dài sự thể hiện
 Liệt kê hàng loạt các sự vật, sự việc

20


PHẦN KẾT LUẬN

1. Dân tộc M’nông có nền văn hoá dân gian vô cùng sinh
động và độc đáo. Đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hoá tinh
thần rất phong phú và đa dạng. Trong kho tàng văn hoá dân gian ấy,
nổi trội hơn cả là sử thi M’nông (ot n’rong). Ot n’rong chính là
“bách khoa thư” về đời sống cộng đồng cũng như bức tranh rộng
lớn, sinh động phản chiếu một cách toàn vẹn đời sống xã hội của
người M’nông thời cổ xưa.
2. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi đã liệt kê
những ý kiến về cốt truyện và nhân vật của một số nhà nghiên cứu,
đồng thời dựa trên cơ sở sẵn có để rút ra cách hiểu của riêng mình. Ở
luận văn này, bên cạnh đề cập đến sử thi M’nông thì việc mở rộng
liên hệ với các tác phẩm sử thi tiê biểu trên thế giới cũng như các sử
thi của các dân tộc khác như Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Đăm
săn của Êđê hay các h’mon của người Bahnar...
Trong ot n’rong, nghệ nhân dân gian đã xây dựng những
biện pháp nghệ thuật trong quá trình diễn xướng và truyền miệng
trong đó đặc biệt là biện pháp xây dựng nhân vật và cốt truyện.
Trước hết, về kết cấu cốt truyện trong sử thi M’nông là sự lắp ghép,
xâu chuỗi các tác phẩm sử thi đứng độc lập. Sự gắn kết của những
cốt truyện đơn tạo thành cốt truyện liên hoàn mang đến cái nhìn tổng
quan về đời sống cũng như văn hóa tinh thần của người M’nông qua
hình thức diễn xướng của nghệ nhân.

21


Ngoài ra, trong sử thi M’nông còn đề cập đến mô thức cốt
truyện thuộc đề tài đòi lại vật quý trong sử thi M’nông. Trong hành
trình của nhân vật có motif đi đòi lại vật quý bị bỏ quên của những
người anh hùng bon làng Tiăng nhằm đem lại sự giàu có, trù phú cho

bon làng mình và cuộc chiến vì chính nghĩa dành thắng lợi. Kết cấu
cốt truyện thuộc đề tài trên, chúng tôi cho rằng có rất nhiều motif và
các tình tiết cuốn theo nội dung diễn biến của truyện.
Có nhiều nhân dạng nhân vật trong sử thi M’nông như: nhân
vật khai thiên lập địa, nhân vật người anh hùng (anh hùng văn hóa và
anh hùng chiến trận), nhân vật đối thủ, nhân vật người đẹp, nhân vật
truyền tin... Mỗi nhân vật mang một đặc điểm riêng nhưng chủ yếu là
để làm nổi bật hình tượng người anh hùng trong chiến đấu cũng như
trong lao động sản xuất. Dù là nhân vật phụ, nhưng họ góp phần rất
lớn trong những chiến công của người anh hùng như nhân vật đưa tin
thì làm nhiệm vụ dẫn đường, nhân vật cộng đồng thì hỗ trợ sức mạnh
Nghệ nhân đã xây dựng được thế giới nhân vật phong phú,
đa dạng với những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc đã làm cho
những áng sử thi có sức sống mãnh liệt và có sức lay động lòng
người sâu sắc. Việc sử dụng các khuôn mẫu diễn đạt trong sử thi
M’nông được gọi là cấu kiện đúc có sẵn được dùng lặp đi lặp lại
nhiều lần. Những công thức khuôn mẫu này được tạo nên dựa trên
cơ sở quan sát các hiện tượng tự nhiên, cụ thể hóa, hình tượng hóa
những khái niệm trừu tượng bằng những hiện tượng, sự vật cụ thể.
Ot n’rong được xem là hệ thống sử thi tiêu biểu về sử dụng các biện
pháp lặp cũng như sử dụng các công thức, khuôn mẫu trong quá
trình thể hiện. Sử dụng công thức kể tả có thể nói là một đặc điểm
22


×