Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.7 KB, 9 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường cùng với quá
trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội nước ta, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra, trong đó có vấn đề nhận thức,
hiểu biết và thực hiện các nguyên tắc, các quy định của chuẩn mực pháp luật.
Tình trạng gia tăng các vụ việc vi phạm pháp luật; diễn biến phức tạp của tình
hình tội phạm; sự lãng quên các giá trị truyền thống; sự lãnh đạm trong giao tiếp
xã hội là những vấn đề hết sức đáng lo ngại. Trong điều kiện như vậy, việc
nghiên cứu, phân tích các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có ý nghĩa quan
trọng và cần thiết; đặc biệt hơn cả là trong việc phân loại các hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật. Nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài:
"Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật" làm bài lớn của mình.
NỘI DUNG
I. Khái niệm
1. Khái niệm chuần mực pháp luật
Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành
vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.[1,tr.244]
2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực pháp luật
Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay nhóm xã hội
nào đó thực hiện một hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực
pháp luật (hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật). Dưới góc độ luật học, hành vi
sai lệch chuẩn mực pháp luật chính là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có
các dấu hiệu cơ bản: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của
chủ thể và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.[1,tr.244]
II. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
1. Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại
Dựa vào căn cứ trên thì gồm có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch


tiêu cực.
1


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi
phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không
còn phù hợp với thực tế xã hội hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa
nhận.[1,tr.244]
Ví dụ, Từ ngày 26/3, công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt
Nam (100% vốn Đài Loan), có trụ sở tại quận Bình Tân, TP HCM, và một số
doanh nghiệp ở Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, đã ngừng việc tập thể phản
đối quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (được Quốc hội
thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ 1/1/2016).
Theo Điều 60, người lao động không được nhận hỗ trợ một lần ngay sau
khi nghỉ việc như Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 mà phải đợi đến tuổi nghỉ
hưu. Trong thời gian chấm dứt hợp đồng, người lao động được hưởng chế độ trợ
cấp thất nghiệp, tư vấn việc làm... Đến khi người lao động trở lại làm việc, thời
gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được cộng dồn, tích luỹ đủ để đến tuổi nghỉ hưu
được hưởng lương hưu theo quy định.[5]
Ta có thể thấy ở nước ta hiện nay, biểu tình chưa được hợp pháp hóa do đó
hành vi biểu tình của các công nhân trên đã vi phạm pháp luật, tuy nhiên cũng từ
đó mà đã giúp nhà nước ta nhìn lại quy định của pháp luật có những bất cập,
không phù hợp với thực tiễn và cụ thể là Lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội đã đối thoại với công nhân, cam kết đề nghị Chính phủ, Quốc hội sửa
Điều 60 theo hướng linh hoạt, cho phép lao động được hưởng bảo hiểm xã hội
một lần sau khi nghỉ việc.
Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ
hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành, có nội dung, tính

chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộng
đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.[1,tr.245]
Ví dụ, Lâu nay, vấn nạn rải đinh, vật nhọn ra đường bộ để kiếm lợi bất
chính của những đối tượng xấu khiến dư luận xã hội rất bức xúc. Trên những
đoạn đường bị rải đinh, vật nhọn, người điều khiển phương tiện giao thông
không may "dính" nhẹ thì bị thủng săm, rách lốp, nặng thì bị tai nạn gây chấn
2


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

thương, thậm chí tử vong. Ta có thể thấy, việc rải đinh cố ý gài bẫy nhằm để làm
thủng bánh xe của người đi đường là hành vi sai lệch tiêu cực, đó là hành vi trái
pháp luật, nếu gây thiệt hại cho xã hội ở mức độ thấp thì bị xử phạt hành chính;
nếu hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao thì có thể bị xử lý hình
sự theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS). Trong BLHS hiện hành của nhà
nước ta có hai tội phạm liên quan đến "đinh tặc". Đó là tội cản trở giao thông
đường bộ (theo Điều 203 BLHS) và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
(theo Điều 143 BLHS). Đặc biệt là trong dự án BLHS (sửa đổi) mới đây có bổ
sung tội danh cho hành vi trên nhằm trấn áp, răn đe, giáo dục và phòng ngừa
chung.[6]
2. Căn cứ vào thái độ, tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch
Dựa vào căn cứ trên thì gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai
lệch thụ động.
Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp
hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dù chuẩn
mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ, phù hợp. [1,tr.245] Họ có thể nhận
thức được yêu cầu của cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý họ mặc dù biết
không phù hợp.
Ví dụ, học sinh biết đánh bạn là xấu, không được phép và có thể bị coi là vi

phạm pháp luật nhưng vẫn cứ đánh. Bởi vậy, hiện tượng nữ sinh đánh nhau diễn
ra phổ biến trong các trường học: một nữ sinh tên Lê, học sinh lớp 7/5, trường
THCS Lý Tự Trọng, tỉnh Lạng Sơn bị đánh hội đồng. Theo điều tra ban đầu, lớp
trưởng lớp 7/5 thường xuyên yêu cầu Lê (nữ sinh bị đánh) đi mua các đồ dùng
cá nhân và làm những việc khác. Ngày 13/1, Lê từ chối việc sai vặt nên bị lớp
trưởng cho là "láo". Trưa 13/1, Lê bị 5 nữ và 2 nam cùng khối 7 nhưng khác lớp,
làm theo "lệnh" của lớp trưởng, đánh hội đồng. Vụ việc được một học sinh trong
lớp dùng điện thoại ghi lại. Đến ngày 8/3, clip xuất hiện trên Internet gây làn
sóng phẫn nộ.[7]
Đối với hành vi sai lệch này cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng
dồng để mọi người có trách nhiệm tôn trọng các chuẩn mực xã hội. Trường hợp
3


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

cần thiết phải sử dụng biện pháp cưỡng chế và thậm chí áp dụng biện pháp trừng
phạt. Để khắc phục hành vi sai lệch chủ động này cần phải có sự vận động tuyên
truyền, giáo dục thường xuyên và rộng rãi, tạo dư luận lành mạnh của cộng đồng
để mọi người hieur và tôn trọng các chuẩn mực xã hội. Hệ thống các chuẩn mực
phải được củng cố và đảm bảo sức mạnh để điều chỉnh hành vi của cá nhân
trong cộng đồng.
Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm, phá
vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật. [1,tr.245] Đặc trưng của
loại hành vi sai lệch này là người sai lệch không biết hành vi của mình là sai
lệch, nguyên nhân là do họ không nắm vững chuẩn mực hoặc do hiểu sai các
chuẩn mực.
Ví dụ, anh A là người miền núi lên thành phố thăm họ hàng. Ở miền núi nơi
anh A sống thì anh không biết khi tham gia giao thông người đi xe máy phải đội
mũ bảo hiểm do không được tuyên truyền pháp luật cho nên khi lên thành phố

thì anh ta đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm. Có thể thấy trong trường
hợp này hành vi của anh A là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm pháp luật
do anh này không được tuyên truyền phổ biến pháp luật. Hoặc trẻ mẫu giáo có
thể đánh bạn để giành lại đồ chơi của mình vì em chưa được dạy hoặc được dạy
rồi nhưng chưa nhận thức được rằng đánh bạn là xấu… Để khắc phục hành vi
sai lệch thụ động này, chúng ta lưu ý tùy từng trường hợp để có cách: đối với
những hành vi do cá nhân không hiểu biết đầy đủ chuẩn mực thì cần thiết phải
phân tích, giải thích, thuyết phục để họ hiểu đúng và chấp nhận. Còn đối với
người có dấu hiệu bệnh lí cần tạo điều kiện cho họ tiệp xúc nhiều, trường hợp
trầm trọng phải nhờ chuyên gia y tế…
3. Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại
và vào thái độ, tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch
Dựa vào căn cứ trên thì chúng ta sẽ có thêm bốn loại hành vi sau đây:
- Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự
tác động của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp
với yêu cầu của đời sống xã hội hiện tại.[1,tr.246]
4


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Ví dụ, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì một trong các trường
hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 10 là cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính. Tuy nhiên, từ khi Luật này có hiệu lực (ngày 1/1/2001) thì trên
thực tế, những đám cưới giữa những người cùng giới tính vẫn diễn ra. Nổi bật
trong đó là vào năm 2011, nhiều người không khỏi bất ngờ khi chứng kiến đám
cưới có một không hai vào bậc nhất ở Việt Nam. Đám cưới gây thu hút không
phải vì dàn siêu xe đắt tiền hay vì của hồi môn đắt giá… mà bởi cô dâu, chú rể
quá đặc biệt. Họ là hai người chàng trai đồng tính: Pin Okio và Nel Fi. Cô dâu
Pin Okio tên thật là Đỗ Đinh Luân (SN 1989), còn chú rể Nel Fi tên thật là Lê

Bá Phi (SN 1985), cùng sống ở TP.HCM.[8]
Ta có thể thấy, pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng
giới tính và việc tổ chức đám cưới giữa họ là vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi
phạm hành chính, tuy nhiên dù biết là hành vi trái pháp luật nhưng họ vẫn công
khai tổ chức vậy lí do là từ đâu? Từ xưa, người ta coi những người đồng tính là
những người có bệnh và bị mọi người xa lánh, tuy nhiên khi khoa học phát triển
thì họ nghiên cứu được rằng những người đồng tính không phải có bệnh mà chỉ
là xu hướng tình dục của họ khác với những người dị tính nhưng dù vậy thì do
định kiến của xã hội thì ít ai dám công khai rằng mình là người đồng tính. Cùng
với thời gian, quan niệm về quyền con người càng ngày càng được chú trọng,
con người đều được mưu cầu hạnh phúc vậy tại sao những người đồng tính là
không. Do đó ngày càng có nhiều đám cưới giữa những người cùng giới được
diễn ra một cách công khai và cũng được nhiều người ủng hộ. Từ đó, đã giúp
các nhà làm luật thấy rằng việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là
không phù hợp với thực tiễn nữa. Ngày 1/1/2015 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 có hiệu lực, tuy Luật này chưa công nhận việc kết hôn giữa những người
cùng giới nhưng nó đã "thoáng" hơn so với quy định của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, bằng chứng là việc tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn thì: Nhà nước không thừa nhận
hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy theo quy định này nhà nước
ta đã không còn cứng nhắc là cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà
5


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

chỉ là không thừa nhận. Đây có thể là một hi vọng cho những người đồng tính về
một tương lai được pháp luật công nhận việc kết hôn giữa những người cùng
giới tính.
- Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu

lực của các chuẩn mực pháp luật hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp,
đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rãi.[1,tr.246]
Ví dụ, năm 2011 dư luận không khỏi bàng hoảng và phẫn nộ về vụ án cướp
tiệm vàng của Lê Văn Luyện. Khoảng 2h ngày 24/8/2011, Lê Văn Luyện đột
nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích (ở phố Sàn, Bắc Giang). Trong qua trình cướp
tiệm vàng, Y đã tàn nhẫn giết chết hai vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích và
con gái út còn cháu Bích (con gái lớn chưa đầy 10 tuổi của vợ chồng chủ tiệm)
thì bị y chém lìa tay phải, để rồi lấy sạch số vàng bày trong tủ kính bán hàng (trị
giá 1,2 tỷ đồng) rồi tẩu thoát khỏi hiện trường. Chiều 31/8/2011, Y bị cảnh sát
bắt giữ.[9] Tuy nhiên, do Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi cho nên mức hình phạt
cao nhất dành cho y chỉ là 18 năm tù và điều này đã gây làm sóng phản đối
mạnh mẽ từ dư luận vì họ cho rằng tội của y đáng phải tử hình.
Trong trường hợp này, ta đều nhận thấy hành vi giết người và cướp tài sản
của Lê Văn Luyện là hành vi cố ý (lỗi cố ý), y có đủ khả năng nhận thức được
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi
đó và hành vi đó đã vi phạm pháp luật hình sự và cụ thể hành vi của Lê Văn
Luyện đã cấu thành tội giết người và tội cướp tài sản được quy định tại Điều 93
và 133 BLHS.
- Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự
tác động của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với
yêu cầu của đời sống xã hội.[1,tr.246]
Ví dụ, trong thời Hậu Lê ở nước ta, chế định về thừa kế trong pháp luật dân
sự có quy định việc thừa kế của con gái (được quy định cụ thể tại Điều 388 Bộ
Quốc triều hình luật (hay Bộ Luật Hồng Đức)),[10,tr222] tuy nhiên trong triều đại
nhà Đường của Trung Quốc lúc bấy giờ thì không cho con gái được thừa kế di
sản của bố mẹ. Giả sử như hai vợ chồng anh A là dân nhà Hậu Lê đi chạy nạn
6


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục


đói đến nhà Đường và đã sinh được hai người con một trai một giái. Sau một
thời gian sinh sống ở đây thì anh A chẳng may qua đời vì bị bệnh và trước khi
mất anh ta để lại tài sản của mình cho vợ và hai con. Tuy pháp luật nhà Đường
không cho con gái được thừa kế nhưng do anh này không biết và tưởng rằng
pháp luật cũng cho con gái được thừa kế như con trai giống pháp luật của nhà
Hậu Lê nên anh cũng chia thừa kế cho con gái của mình. Và sau khi anh ta chết,
bằng số tiền người bố để lại thì hai người con đã cùng nhau cố gắng làm ăn và
ngày càng trở nên giàu có trong làng và rất được mọi người khen ngợi. Từ đó,
mọi người trong làng thấy rằng việc chia thừa kế cho con gái là tốt hơn so với
việc không chia thừa kế cho con gái và dần dần việc chia thừa kế cho con gái đã
dần trở nên phổ biến trong làng.
Qua ví dụ trên ta có thể thấy hành vi vô ý vi phạm pháp luật dân sự, cụ thể
là cho con gái được hưởng thừa kế như con trai, của nhà Đường ở Trung Quốc
đã giúp phá vỡ một phần định kiến xã hội "trong nam khinh nữ" lạc hậu ở đây.
- Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu
lực của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và
được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.[1,tr.246]
Ví dụ, theo khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Tảo
hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Như vậy, theo quy định
này thì khi ít nhất một trong hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn (nam chưa đủ
20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi) mà kết hôn thì được coi là tảo hôn. Ngày nay, tình
trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra trên khắp cả nước. Theo số liệu điều tra của Vụ gia
đình (Ủy ban dân số - Gia đình và trẻ em), 15 tỉnh, thành phố cả nước có trên
1% trẻ em ở độ tuổi 14 - 16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao
là Hà Giang: 5,72%, Cao Bằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng Trị
2,4% và Bạc Liêu 2,1%. Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không
đăng ký kết hôn, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định. Theo
kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở độ tuổi dưới 19, trong đó 0,2%

đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn khi 14 tuổi, 1,0% kết
7


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

hôn khi 15 tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết
hôn khi 18 tuổi.[11] Đặc biệt, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc có tỉ lệ tảo hôn khá cao so với cả nước. Và địa phương điển hình
của vấn nạn tảo hôn là tỉnh Yên Bái. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn của tỉnh Yên
Bái nói chung chiếm khoảng 7%, ở các xã vùng cao trên 20%.[12]
Ta có thể thấy hành vi tảo hôn không những vi phạm pháp luật hôn nhân và
gia đình mà nó còn để lại những hệ lụy hết sức nghiêm trọng đối với chất lượng
cuộc sống của chính những gia đình "trẻ con", rộng hơn là của cộng đồng dân cư
khu vực đó. Việc thiếu hiểu biết về pháp luật hôn nhân và gia đình chính là
nguyên nhân dẫn tới hành vi vô ý vi phạm pháp luật. Do đó, vấn đề tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật tại miền núi, vùng sâu vùng xa là việc làm hết sức
cần thiết.
KẾT LUẬN
Chuẩn mực pháp luật được tạo thành bởi chính các thành viên trong xã hội,
của các nhóm xã hội, của các giai cấp, nhằm củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho
các nhu cầu, lợi ích của họ. Chính vì vậy, sự xuất hiện, tồn tại và phát huy vai
trò, hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật trong đời sống xã hội ngày càng được
coi là khách quan và mang tính tất yếu. Tuy nhiên, trong xã hội không phải ai
cũng tuân thủ và thực hiện được các quy tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật.
Sự đi chệch ra khỏi quỹ đạo chung đó người ta gọi là "sai lệch chuẩn mực pháp
luật". Đặc biệt qua việc đi nghiên cứu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn
đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật giúp mọi người hiểu rõ hơn
về hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và nhằm phòng tránh hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật có thể xảy ra.


8


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, năm 2012.
2. Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
5. Quốc hội tranh luận gay gắt về Điều 60 - Luật Bảo hiểm xã hội.
/>6. Cố ý rải đinh trên đường bộ có thể bị phạt 12 năm tù.
/>7. Nữ sinh bị đánh hội đồng vì không 'tuân lệnh' lớp trưởng.
/>8. Hạnh phúc của 'vợ chồng' cặp đồng tính nam đầu tiên ở Việt Nam.
/>9. Những vụ thảm án tiệm vàng.
/>10. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân , năm 2012.
11Ngọc Lan, Tình hình tảo hôn ở các tỉnh miền núi cần sớm có giải pháp,
Báo dân tộc và phát triển - cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, 04/05/2009.
12. Sơn Tùng, Tảo hôn - vấn đề nhức nhối tại Yên Bái và những giải pháp,
Báo Yên Bái Online, 01/09/2007.

9



×