Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SÂU XANH DA LÁNG BẰNG THỨC ĂN NHÂN TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SÂU XANH DA LÁNG
Spodoptera exigua Hubner (Lepidoptera: Noctuidae) TRÊN
MỘT SỐ CÔNG THỨC THỨC ĂN NHÂN TẠO

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2013 – 2017

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: PHẠM THỊ TUYẾT TRINH

Tp. Hồ Chí Minh tháng 03 năm 2017


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SÂU XANH DA LÁNG
Spodoptera exigua Hubner (Lepidoptera: Noctuidae) TRÊN
MỘT SỐ CÔNG THỨC THỨC ĂN NHÂN TẠO

Tác giả
PHẠM THỊ TUYẾT TRINH



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

HỘI ĐỒNG HƯỚNG DẪN:
TS. Lê Khắc Hoàng
KS. Đặng Thiên Ân

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành con đường Đại học và đề tài tốt nghiệp ngoài sự nổ lực của
chính bản thân tôi, tôi còn nhận nhiều sự giúp đỡ của gia đình và những người thân
yêu luôn kề vai sát cánh bên tôi.
Lời đầu tiên con muốn nói là con xin cảm ơn ba mẹ đã sinh ra con, nuôi dạy,
tạo mọi điều kiện cho con ăn học. Ba mẹ luôn ở bên con quan tâm giúp đỡ con vượt
qua khó khăn trong cuộc sống. Luôn là chỗ dựa vững chắc và là niềm tự hào của con,
là nguồn động lực lớn giúp con có đủ sức mạnh và sự tự tin để vượt qua mọi khó khăn
trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Khắc Hoàng đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn KS. Đặng Thiên Ân đã trực tiếp giúp tôi giải quyết những
khó khăn trong quá trình làm khóa luận, trao đổi, góp ý về phương pháp luận, nội dung
nghiên cứu. Như một người Anh luôn động viên giúp đỡ mỗi khi tôi gặp khó khăn.
Đồng thời cảm ơn quý thầy cô trong khoa Nông Học đã truyền đạt, giảng dạy cho
tôi những kiến thức quý báu.
Xin cảm ơn chị Đinh Thị Thu Hà (DH12BV) và những người bạn của tôi là
Dương Ngọc Hùng, Phạm Hồng Gấm, Nguyễn Thị Thanh Hiếu, Nguyễn Thành Nhân,

Cao Khả Phước, Lê Văn Tú, Nguyễn Ngọc Khoa, Võ Văn Hiệp và Huỳnh Duy Hưng
(khóa 39) đã giúp đỡ tôi, động viên trong quá trình làm đề tài.
Một lần nữa con xin cảm ơn ba mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo
điều kiện vật chất lẫn tinh thần cho con hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Tuyết Trinh
ii


TÓM TẮT
PHẠM THỊ TUYẾT TRINH, Đại Học Nông Lâm TP.HCM tháng 03/2017, đề
tài: “Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner
(Lepidoptera: Noctuidae) trên một số công thức thức ăn nhân tạo”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ KHẮC HOÀNG, KS. ĐẶNG THIÊN ÂN.
Đề tài: “Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu xanh da láng Spodoptera exigua
Hubner (Lepidoptera: Noctuidae) trên một số công thức thức ăn nhân tạo” nhằm cung
cấp cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nhân nuôi số lượng lớn sâu xanh da láng
S .exigua trong phòng thí nghiệm. Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng,
bộ môn Bảo vệ Thực vật khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
nhiệt độ 28 ± 2oC ẩm độ 70 ± 5%, từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 03 năm 2017.
Đề tài ghi nhận một số kết quả như sau:
Kết quả thời gian hoàn thành vòng đời khi nhân nuôi S. exigua trên các công
thức thức ăn nhân tạo thì công thức D1 có thời gian hoàn thành vòng đời ngắn nhất
trung bình là 19,2 ± 1,14 ngày.
Kết quả tỷ lệ sâu chết thấp và tỷ lệ hóa nhộng cao khi nhân nuôi trên công thức
D1 trung bình lần lượt là 29,5 ± 3,69% và 70,5 ± 3,69%.
Công thức D1 có chiều dài sâu tuổi 5 và trọng lượng nhộng cao nhất trung bình lần
lượt là 18,12 ± 0,63 mm và 65,6 ±2,09 mg. Chiều dài sâu tuổi 5 nhỏ thấp nhất là ở

cải xanh.
Kết quả tỷ lệ vũ hoá và tỷ lệ con cái cao nhất là ở công thức D1 trung bình lần
lượt là 92,9 ± 0,38% và 52,0 ± 3,40% so với khi nuôi trên cải xanh.
Khả năng đẻ trứng và hiệu suất đẻ trứng cao nhất ở công thức D1 trung bình lần lượt
là 711,6 ± 23,30 trứng và 95,6 ± 3,18% thấp nhất là khi cho ăn cải xanh.
Thức ăn nhân tạo không ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng nở.
iii


Ngài cái S. exigua đẻ trứng tốt nhất và có tuổi thọ cao nhất khi ăn thêm mật ong
20%, với số lượng trứng đẻ, hiệu suất đẻ trứng, tuổi thọ trung bình lần lượt là 746,8 ±
87,4 trứng; 95,6 ± 3,71% và 5,8 ± 0,82 ngày. Ngài cái tập trung đẻ trứng vào ngày thứ
2 đến ngày thứ 3 sau khi vũ hóa, số trứng đẻ cao nhất vào ngày thứ 2 sau vũ hóa
(chiếm khoảng 34,5% tổng số trứng đẻ với số lượng trứng trung bình là 257,3 trứng .
Khả năng đẻ trứng của ngài cái S. exigua trên mùi cải xanh là cao nhất với số
lượng trứng đẻ trung bình là 703,0 ± 55,13 trứng và hiệu suất đẻ trứng trung bình là
94,9 ± 6,15%.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3

1.1

Phạm vi và phổ kí chủ của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner

(Lepidoptera: Noctuidae).................................................................................................3
1.2

Một số nghiên cứu trong nước về sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner

(Lepidoptera: Noctuidae).................................................................................................4
1.2.1

Đặc điểm hình thái .............................................................................................4

1.2.2

Đặc điểm sinh học ..............................................................................................6

1.3 Một số nghiên cứu ngoài nước về sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner
(Lepidoptera: Noctuidae).................................................................................................8
1.3.1

Đặc điểm hình thái .............................................................................................8

1.3.2

Đặc điểm sinh học ............................................................................................10

1.4


Biện pháp phòng trừ ............................................................................................11

1.5 Một số nghiên cứu về thức ăn nhân tạo ...................................................................14
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................19
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................19
2.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm................................................................................19
v


2.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................19
2.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................20
2.4.1 Thu thập và nhân nuôi S. exigua ..........................................................................20
2.4.2 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi S. exigua trên một số công thức thức ăn
nhân tạo..........................................................................................................................21
2.4.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn thêm đến khả năng đẻ trứng và tuổi
thọ của ngài cái S. exigua ..............................................................................................26
2.4.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mùi kí chủ đến khả năng đẻ trứng của ngài
cái S. exigua ...................................................................................................................28
2.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................30
Chương 3 .......................................................................................................................31
3.1 Khả năng nhân nuôi S. exigua trên một số công thức thức ăn nhân tạo..................31
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của ngài cái
S. exigua.........................................................................................................................40
3.2 Ảnh hưởng của mùi kí chủ đến khả năng đẻ trứng của ngài cái S. exigua..............43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................45
Kết luận..........................................................................................................................45
Đề nghị ..........................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................46
PHỤ LỤC ......................................................................................................................51


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn nhân tạo (1kg) ...............................................................25
Bảng 3.1 Kết quả thời gian các pha phát dục và hoàn thành vòng đời trên một số công
thức thức ăn nhân tạo.....................................................................................................32
Bảng 3.2 Kết quả tỷ lệ sâu chết và tỷ lệ hóa nhộng khi nhân nuôi S. exigua trên một số
công thức thức ăn nhân tạo ............................................................................................33
Bảng 3.3 Kết quả chiều dài sâu tuổi 5 và trọng lượng nhộng khi nhân nuôi S. exigua
trên một số công thức thức ăn nhân tạo .........................................................................35
Bảng 3.4 Kết quả tỷ lệ vũ hóa và tỷ lệ con cái khi nhân nuôi S. exigua trên một số
công thức thức ăn nhân tạo ............................................................................................38
Bảng 3.5 Kết quả khả năng đẻ trứng khi nhân nuôi S. exigua trên một số công thức
thức ăn nhân tạo với nồng độ mật ong 10% ..................................................................39
Bảng 3.6 Kết quả tỷ lệ trứng nở khi nhân nuôi S. exigua trên một số công thức thức ăn
nhân tạo..........................................................................................................................40
Bảng 3.7 Kết quả ảnh hưởng của thức ăn thêm đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của
ngài cái S. exigua ...........................................................................................................41
Bảng 3.8 Kết quả ảnh hưởng của mùi kí chủ đến khả năng đẻ trứng của ngài cái
S. exigua.........................................................................................................................43

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Thu thập và nhân nguồn S. exigua ................................................................ 20
Hình 2.2 Nhộng sâu xanh da láng S.exigua ..................................................................20
Hình 2.3 Lồng nhân nguồn ngài S. exigua ....................................................................21
Hình 2.4 Thức ăn dùng bố trí thí nghiệm .....................................................................22

Hình 2.5 Bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi S. exigua trên một số công
thức thức ăn nhân tạo .....................................................................................................23
Hình 2.6 Các nồng độ mật ong dùng trong thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn thêm
đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của ngài cái S. exigua .............................................26
Hình 2.7 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn thêm đến khả năng đẻ trứng và tuổi
thọ của ngài cái S. exigua ..............................................................................................27
Hình 2.8 Chuẩn bị mùi kí chủ tương ứng trước khi bố trí thí nghiệm ..........................28
Hình 2.9 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mùi kí chủ đến khả năng đẻ trứng của
S. exigua.........................................................................................................................29
Hình 3.1 Vòng đời S. exigua khi nhân nuôi trên công thức D1 .........................................31
Hình 3.2 S. exigua chết trên các công thức thức ăn nhân tạo .......................................34
Hình 3.3 S. exigua sống trên các công thức thức ăn nhân tạo ......................................34
Hình 3.4 S. exigua hóa nhộng trên các công thức thức ăn nhân tạo .............................34
Hình 3.5 Chiều dài sâu tuổi 5 ở các công thức thức ăn nhân tạo D1, D2, D3 và cải xanh ..36
Hình 3.6 Trọng lượng nhộng ở các công thức thức ăn nhân tạo D1, D2, D3 và cải xanh ...36
Hình 3.7 Nhộng ở các công thức thức ăn nhân tạo D1, D2, D3 và cải xanh ......................37
Hình 3.8 Khả năng đẻ trứng của S. exigua qua các nồng độ mật ong ..........................41
Hình 3.9 Nhịp điệu đẻ trứng của ngài cái S. exigua khi cho ăn mật ong 20% .............41

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo Vệ Thực Vật

Ctv

: Cộng tác viên


CV

: Hệ số biến động

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations

LLL

: Lần lặp lại

NPV

: Nuclear Polyhedrosis Virus

NT

: Nghiệm thức

STT

: Số thứ tự

PVCNSTH

: Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch

Tp


: Thành phố

ix


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner (Lepidoptera: Noctuidae) là một
trong những đối tượng gây thiệt hại về năng suất cũng như phẩm chất của nhiều loại
cây trồng. Theo Nguyễn Thị Chắt (1998), có trên 128 loài cây trồng phân bố trong 40
họ thực vật bị sâu xanh da láng phá hoại. Ở Việt Nam, sâu xanh da láng phá hoại nhiều
loại cây trồng từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Nhóm cây rau, các loại đậu, cây
thuốc lá, nho, hành… là những loại cây trồng bị sâu xanh da láng gây hại nặng. Trong
đó sâu xanh da láng phá hoại mạnh nhất trên cây hành ta Allicum Ascalonicum L. Đối
với nông dân, phòng trừ sâu xanh da láng để giảm thiểu thiệt hại gây ra là rất khó
khăn. Biện pháp phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ. Tuy nhiên
khả năng kháng thuốc hóa học của sâu xanh da láng ngày càng gia tăng nên việc
phòng trừ gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, để hạn chế những mặt tiêu cực của việc dùng thuốc
hóa học tràn lan, không đúng cách, lập lại cân bằng sinh thái có lợi trong tự nhiên
ngoài biện pháp kiểm soát sinh học bằng côn trùng thì biện pháp phòng trừ bằng sinh
vật học là được chú ý hơn cả. Mục đích của việc phòng trừ sâu hại bằng vi sinh vật
bằng cách tạo nên bệnh truyền nhiễm trên cơ thể côn trùng giảm nhẹ mật độ sâu hại, từ
đó có thể khống chế mật độ quần thể loài. Muốn thực hiện được mục đích trên phải
nắm được cơ sở lý luận và kỹ thuật ứng dụng vi sinh vật gây bệnh sâu hại trong phòng
trừ (Trần Thị Thùy Dung, 2008). Bên cạnh đó việc nhân nuôi sâu xanh da láng bằng
thức ăn tự nhiên cho tỷ lệ sâu sống không cao, do thức ăn tự nhiên không ổn định về
mặt vệ sinh, nguồn cũng như khối lượng nên khó có thể áp dụng được việc nhân nuôi
sâu xanh da láng ở quy mô lớn (Lê Văn Hải, 2003).

Vì vậy, việc nhân nuôi lượng lớn sâu xanh da láng Spodoptera exigua bằng thức
ăn nhân tạo trong điều kiện phòng thí nghiệm là cần thiết để phục vụ cho các nghiên
cứu phòng trừ sâu xanh da láng. Xuất phát từ các lý do trên, đề tài: “Đánh giá khả
1


năng nhân nuôi sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner (Lepidoptera:
Noctuidae) trên một số công thức thức ăn nhân tạo” được tiến hành.
Mục đích
Đề tài nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nuôi số lượng lớn sâu
xanh da láng S. exigua trong phòng thí nghiệm.
Yêu cầu
Đánh giá được khả năng nhân nuôi S. exigua trên một số công thức thức ăn
nhân tạo.
Xác định được ảnh hưởng của thức ăn thêm đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ
của ngài cái S. exigua.
Xác định được ảnh hưởng của mùi kí chủ đến khả năng đẻ trứng của ngài cái
S. exigua.
Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Bộ môn BVTV khoa
Nông học trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2016 đến tháng
3/2017.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1


Phạm vi và phổ kí chủ của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner

(Lepidoptera: Noctuidae)
Sâu xanh da láng xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới từ các nước vùng Châu
Á, Châu Phi, Trung Đông đến các nước Châu Âu, vùng ôn đới và cận nhiệt đới của
Bắc Mỹ, Úc, Cuba, Colombia và một số nước như Ai Cập, Ấn Độ, Bangladesh, Hàn
Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Công, Indonesia, Liên Xô (cũ , Malaysia, Myanmar, Nhật
Bản, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, (CABI, 1997 và Việt Nam
(Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, 1993).
Theo ghi nhận của nhiều tác giả, sâu xanh da láng là loài đa thực, phá hoại trên
128 loài cây trồng phân bố trong 40 họ thực vật. Tại Nhật Bản, ký chủ phổ biến của
S. exigua bao gồm: Hành, tỏi, bắp cải, củ cải, cẩm chướng, cây cúc và cà rốt
(Toshiyuki Kawana, 1993). Tại Đài Loan, S. exigua được ghi nhận trên bắp, cao
lương, cà chua, măng, đậu tương, thuốc lá và những ký chủ thực vật khác như tại Nhật
Bản. Tại Việt Nam, ngoài hành lá, tỏi, cà chua, ớt, nho, đậu phộng (lạc , dưa, bông vải,
bắp cải và bắp còn gây hại nặng trên đậu tương và đậu xanh (Nguyễn Thị Thu Cúc
và ctv, 1993).
Theo ghi nhận của Mau và ctv (2007), S. exigua có phổ kí chủ rộng: Bông cải
xanh, củ cải đường, bắp cải, cà rốt, ngô, bông, đậu xanh, rau diếp, hành tây, tiêu, khoai
tây, đậu tương, khoai lang, cà chua, và các loại hoa. Loài này được tìm thấy đầu tiên ở
Châu Âu và gây hại trên củ cải đường tại Arizina, California, Colorado, Kansas, New
Mexico, Oregon, Hawaii.
S. exigua là sâu hại đứng hàng thứ hai trên cây bông vải phá hoại chủ yếu là gãy
đọt cây tại Mỹ (Gould và Tabashnik, 1998 . Năm 1998, S. exigua đã phá hoại trên
3


50% diện tích trồng bông và cây củ cải đường tại Mỹ, gây thiệt hại về kinh tế ước tính
khoảng 19,2 triệu USD (William, 1999).
Tại Nhật Bản sâu xanh da láng phát hiện đầu tiên trên củ cải đường và hiện là

dịch hại quan trọng trên cây hành tây (Horikiri, 1986; Takai, 1988a, 1988b).
S. exigua mới phát hiện gần đây tại Malaysia. Phá hoại mạnh trên các loài cây
trồng vùng cận nhiệt đới và vùng nhiệt đới; S. exigua là sâu hại nghiêm trọng gây thiệt
hại nặng về kinh tế cho các loại cây trồng nông nghiệp trong 10 năm qua tại Malaysia
và là đối tượng gây mất năng suất cho một số cây như: Hành, cà tím, đậu, ớt, bầu bí,
và cây rau họ thập tự. Các nhà côn trùng học ở Malaysia cho rằng loài sâu xanh da
láng này di cư từ các nước lân cận là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Myanmar. Đây
là vùng sâu xanh da láng phá hoại nặng nhất (Palasubramaniam, 2000).
1.2

Một số nghiên cứu trong nước về sâu xanh da láng Spodoptera exigua

Hubner (Lepidoptera: Noctuidae)
1.2.1 Đặc điểm hình thái
Theo ghi nhận của Nguyễn Thị Chắt (2006) thì:
Ngài S. exigua là một loại ngài đêm có màu nâu đất, có chiều dài cơ thể 10 – 14
mm, sải cánh 25 – 28 mm. Cánh trước có màu nâu sáng, rìa mép cánh ngoài có đường
vân đôi, trên giữa cánh có vân tròn màu nâu đậm, xung quanh viền đường màu sáng
hơn. Phía ngoài đường vân tròn là vân hình hạt đậu màu nâu đậm và viền đường màu
sáng hơn. Cánh sau màu xám trắng hơn có ánh hồng, rìa cánh dài, mép ngoài cánh
màu nâu đen. Trứng có hình bán cầu, mặt trứng có 40 – 50 đường gân nổi kéo dài từ
đỉnh trứng. Trứng mới đẻ màu xám trắng, gần nở màu vàng nâu. Sâu non có màu sắc
thay đổi từ màu xanh đốt cuối màu nâu xám. Trên lưng sâu bóng loáng chỉ phủ lớp
lông tơ kéo dài từ đốt đầu đến đốt cuối bụng. Trên lưng sâu luôn có 5 đường sọc dọc
thân, sọc giữa lưng kéo dài từ đầu đến đốt cuối bụng có màu nâu đậm không liên tục.
Tiếp là hai sọc phụ lưng nhỏ và mờ, hai sọc bên rộng hơn và sáng hơn. Phía dưới
đường bên là hai đường bụng màu vàng sáng. Gần lổ thở của các đốt bụng có những
đốm trắng nằm hai bên mỗi đốt. Sâu đẩy sức có thể dài từ 25 – 27 mm. Nhộng màu
4



vàng nâu dài từ 10 – 12 mm, cuối bụng có hai gai nhỏ và hai gai nhỏ hơn nằm phía
lưng của đốt cuối bụng.
Năm 2003, Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen đã chỉ ra rằng:
Trưởng thành S. exigua là loài bướm đêm, màu trắng xám, chiều dài thân từ 7 –
10 mm, sải cánh rộng từ 20 – 25 mm. Đầu màu xám, mang nhiều lông, hai mắt kép to,
màu đen, râu đầu hình sợi chỉ, dài từ 5 – 6 mm. Ngực màu nâu đỏ, được phủ kín bởi
một lớp phấn màu xám tro có ánh kim. Cánh trước màu xám hơi ngả nâu, thon dài,
hình tam giác, góc cánh hơi bầu, có nhiều vân. Khoảng 1/3 cánh tính từ chân cánh, gần
cạnh trước có một đốm tròn màu lợt, giữa đốm có một điểm đen nhỏ, bên cạnh có một
đốm to hơn màu vàng cam. Cạnh trên của cánh có một sọc đen không liên tục chạy từ
đầu đến cuối cánh, bìa cánh có một hàng chấm đen, tận cùng rìa cánh là một đường
vân màu trắng. Cánh sau là cánh màng, màu xám trắng, càng ra cạnh ngoài cánh các
gân có màu đậm, kế đó là một đường viền màu nâu đậm, ngoài cùng là rìa lông trắng.
Cả con cái và con đực đều có chùm lông ở cuối bụng nhưng trên bướm cái thì chùm
lông này dài hơn trên bướm đực. S. exigua có màu sắc khác nhau tùy theo loại cây kí
chủ. Trứng có hình cầu, đường kính từ 0,4 – 0,5 mm, mới đẻ màu xanh đến vàng nhạt,
sau chuyển sang màu trắng đục, sắp nở có một chấm đen trên vỏ trứng, đó là mắt của
sâu. Trứng được đẻ thành từng ổ, trên phủ lớp lông màu trắng ngà. Thời gian ủ trứng
từ 2 – 4 ngày. Sâu có từ 5 – 6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 10 – 19 ngày. Mặt lưng
của sâu màu xanh và trơn láng nên còn có tên là "Sâu xanh da láng" (để phân biệt với
sâu xanh, Heliothis armigera). Nhìn chung S. exigua trên lưng có 5 sọc 2 sọc bên hông
rất to và đậm màu thứ nhất của ngực đến đốt cuối của bụng; một sọc giữa lưng có màu
đen xen kẻ màu trắng, cũng chạy từ đốt đầu của ngực đến đốt cuối của bụng nhưng
không liên tục; kế đến là 2 sọc nhỏ và mờ nằm cách đều và ở 2 bên sọc giữa lưng. Các
sọc này càng rõ khi tuổi sâu càng lớn. Mặt bụng của mình sâu có màu sắc khác hẳn
mặt lưng, thường có màu hồng hay xanh nhạt và có 2 vệt trắng ở hai bên bụng.
Tuổi 1: Thân sâu có màu xanh lá cây hay vàng xanh, đầu đen bóng, mang nhiều lông,
bụng màu vàng nhạt. Trên lưng có nhiều chấm to màu nâu nhạt, ở mỗi chấm có một
lông dài màu nâu, cơ thể có chiều dài từ 1,2 – 1,5 mm, thường phần đầu có chiều

ngang lớn hơn chiều ngang thân mình và các sọc trên cơ thể chưa rõ ràng. Thời gian
5


phát triển của sâu ở tuổi này từ 2 – 5 ngày. Từ tuổi 2, màu sắc trên mình sâu bắt đầu
thể hiện rõ dần. Bụng màu vàng xanh, các đốt trên thân phân biệt rõ dần. Mình sâu có
3 sọc màu trắng mờ, một sọc giữa lưng và 2 sọc ở hai bên thân, cả 3 sọc trên chạy từ
đốt thứ nhất đến đốt cuối của bụng. Ở tuổi này sâu có kích thước cơ thể trung bình là
0,45 x 3,7mm. Thời gian phát triển của sâu tuổi 2 từ 2 – 3 ngày. Sang tuổi 3, lúc mới
lột xác sâu có màu vàng xanh, sau chuyển sang màu xanh lá cây. Đầu màu vàng nhạt,
bóng; vẫn còn mang nhiều lông. Các chấm trên mình sâu nhỏ dần, lông ngắn hơn.
Thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2 – 3 ngày.
1.2.2 Đặc điểm sinh học
Nguyễn Thị Chắt (2006) cho rằng:
Vòng đời: Thời gian phát triển của sâu non được thực hiện trong phòng thí
nghiệm với điều kiện nhiệt độ phòng 27– 320C và ẩm độ 75 – 85%. Sâu non sâu xanh
da láng có 5 tuổi. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 trung bình 3,33 – 3,95 ngày,
tuổi 2 trung bình 1,93 – 2,73 ngày, tuổi 3 trung bình 2,53 – 3,36 ngày, tuổi 4 trung
bình 2,53 – 3,72 ngày và tuổi 5 trung bình 1,53 – 2,17 ngày. Cả pha biến động từ
10 – 16 ngày.
Khả năng đẻ trứng: Sau khi vũ hóa 2 – 3 ngày thành trùng giao phối và đẻ
trứng. Thành trùng thường đẻ trứng ở mặt dưới lá thành từng nhóm nhỏ và phủ một
lớp tơ màu trắng. Một con cái có thể đẻ từ 300 – 1700 trứng tùy theo chất lượng thức
ăn. Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Tập Tính: Sâu non mới nở sống xung quanh ổ trứng ăn phần mềm của lá chỉ
chừa lạị lớp màng trắng. Càng lớn sâu ăn khuyết từng mảng lá, mảng trái non, đứt
bông hay nụ, có khi chỉ còn lại cuống lá. Khi đẩy sức sâu chui xuống đất làm nhộng.
Theo kết quả theo dõi gần đây cho thấy, sâu xanh da láng phát triển từ tháng 11 – 12
nhưng phát triển mạnh từ tháng 1 – 3. Trên một vụ đậu có thể phát triển 2 – 3 lứa. Gần
đây S. exigua phá hoại mạnh trên hành ta. Vụ Hè Thu mật số sâu thấp, đậu trồng vụ

Đông xuân sớm số sâu thấp, trồng vụ Đông Xuân trễ và vụ Xuân Hè mật số sâu sẽ
rất cao.
6


Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003):
Vòng đời: Thời gian sống của bướm từ 5 – 10 ngày và thời gian ủ trứng trong
vòng từ 3 – 5 ngày. Sâu non 10 – 19 ngày.
Khả năng đẻ trứng: Một bướm cái có thể đẻ từ 300 – 400 trứng trong vòng từ 3
– 5 ngày, cao nhất vào đêm thứ ba sau khi vũ hóa (trung bình 128 trứng/ngày/con).
Trứng được đẻ thành từng ổ, có phủ lông màu trắng ngà, mặt dưới lá, gần cuống lá,
mỗi ổ khoảng 20 – 40 trứng.Trứng thường nở vào ban ngày.
Tập tính: Đêm thứ hai sau khi vũ hóa, thành trùng bắt đầu bắt cặp và đẻ trứng vài
giờ sau. Sau khi nở sâu sống tập trung quanh ổ trứng, ăn phần diệp lục của lá thành
những lổ nhỏ, chừa lại lớp biểu bì trắng. Cuối tuổi 1 sâu bắt đầu phân tán sang các lá
lân cận. Ấu trùng tuổi 2 ăn lủng lá thành những lổ nhỏ và có tập quán nhả tơ buông
mình xuống đất khi bị động. Ở tuổi 3 sâu ăn phá mạnh nhất, cắn lá thành những lổ to;
sâu còn đeo trên các chùm hoa của cây đậu nành và ăn các cánh hoa vừa mới nhú. Ở
những ruộng có mật số cao sâu ăn lá còn trơ gân chính và cuống và cả trái non. Một
sâu tuổi 4 có thể ăn hết 1 lá đậu trong 1 ngày. Ở tuổi lớn khi bị động sâu không nhả tơ
trốn như sâu tuổi nhỏ mà thường co mình rơi xuống đất hay lá bên dưới để trốn. Ngoài
đậu nành, đậu xanh, sâu còn gây hại nhiều cho cây hành lá, ớt trồng xen hoặc luân
canh với cây đậu nành; sâu gây hại chủ yếu vào vụ Đông – Xuân và Xuân – Hè. Trên
đậu nành và đậu xanh, sâu có khả năng gây hại từ khi cây đậu còn nhỏ đến khi cây trổ
hoa, tượng trái. Sâu có thể ăn rụi cả lá, đọt non, hoa và trái non. Trên hành lá, bướm đẻ
trứng bên ngoài cọng hành, sâu nở ra chui vào bên trong cọng hành ăn phần nhu mô
diệp lục, chừa lại lớp biểu bì trắng bên ngoài. Khi bị hại nặng lá hành bị vàng và rủ
xuống. Trên cây ớt, sâu ăn phá đọt non, ăn lủng lá, hoa và trái. Trên trái ớt sâu thường
ăn ở phần đầu giáp trái, đài hoa hay đục lổ ở giữa trái, trái bị sâu ăn thường thối và
rụng sớm.


7


1.3 Một số nghiên cứu ngoài nước về sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner
(Lepidoptera: Noctuidae)
1.3.1 Đặc điểm hình thái
Theo những nghiên cứu của Wakamura (1992); Wilkerson và ctv (2005) đã ghi
nhận được:
Trứng hình bán cầu, trứng được đẻ thành ổ và phủ một lớp lông tơ màu vàng
nhạt. Khi mới đẻ trứng có màu vàng xanh và trong, khi sắp nở trứng chuyển sang màu
xám đen, khi trứng nở chỉ còn lại lớp vỏ màu xám trắng. Kích thước trứng trung bình
dao động từ 0,46 – 0,50 mm.
Sâu non trải qua 5 tuổi với sự thay đổi về kích thước và màu sắc. Sâu non khi
mới nở chui ra khỏi lớp vỏ và bò ra ngoài. Sâu non mới nở rất linh hoạt, di chuyển
nhanh để tìm thức ăn và trải qua 5 lần lột xác. Để chuẩn bị lột xác, sâu non trường nhả
tơ ngay trên lá non gần ngọn nhất, co mình lại, ít di chuyển, ngưng ăn, màu sắc cơ thể
thay đổi và bắt đầu lột xác. Quá trình lột xác bắt đầu ở phần đầu, dần dần lột xuống
phần bụng. Sau khi lột xác thì để lại vỏ đầu và có màu sắc thay đổi theo từng tuổi.
Tuổi 1: Cơ thể màu xanh nhạt trong suốt, đầu to hơn thân, đầu màu nâu đen, trên lưng
bóng loáng chỉ phủ lớp lông tơ từ đốt đầu đến đốt cuối bụng. Trên lưng có 5 sọc trắng
mờ dọc thân. Sâu non nhanh nhẹn nhả tơ khi nghỉ ngay trên mặt lá. Kích thước vỏ đầu
dài trung bình 0,31 – 0,32 mm. Tuổi 2: Cơ thể màu xanh đậm dần, 5 sọc trên lưng dần
lộ rõ, sọc giữa lưng kéo dài từ đầu đến cuối bụng màu nâu đậm không liên tục, tiếp 2
sọc lưng nhỏ và mờ, 2 sọc bên rộng và sáng hơn. Phía dưới đường bên là 2 đường
bụng màu vàng sáng. Gần lổ thở của các đốt bụng có những đốm trắng nằm hai bên
mỗi đốt. Kích thước vỏ đầu dài trung bình 0,50 – 0,53 mm. Tuổi 3: Cơ thể màu xanh
lục, đầu màu nâu đậm, 2 đường bụng phía dưới màu vàng sáng rõ, cơ thể phân đốt rõ
ràng. Kích thước vỏ đầu dài trung bình 0,99 – 1,04 mm. Tuổi 4: Cơ thể chuyển sang
màu xanh lục đậm hơn, 2 mắt đen rõ rệt, trên đỉnh đầu nhìn rõ ngắn lột xác hình chử

“V”. Kích thước vỏ đầu dài trung bình 1,54 – 1,64 mm. Tuổi 5: Cơ thể màu xanh lục
đậm, cơ thể phân đốt rõ. Cuối tuổi 5 sâu di chuyển chậm dần về các lá già gần mặt đất,
cơ thể co lại nhả tơ để chuẩn bị hóa nhộng. Kích thước vỏ đầu dài trung bình 2,5 –
8


2,61 mm. Cuối tuổi 5 sâu non đẫy sức nhả tơ hóa nhộng trên các lá già, trong thân cây,
dưới thảm thực vật, hoặc trong trái bị hại. Nhộng nằm trong 2 lớp kén dày, lúc đầu
nhộng có màu xanh vàng, sang ngày thứ 2, thứ 3 chuyển sang màu nâu vàng, khi sắp
vũ hóa có màu nâu đậm. Chiều dài nhộng trung bình 9 – 12 mm.
Trưởng thành S. exigua là một loại ngài đêm có màu nâu đất, có chiều dài cơ
thể 10 – 14 mm, sải cánh 25 – 28 mm. Cánh trước có màu nâu sáng, rìa mép cánh
ngoài có đường vân đôi, trên giữa cánh có vân tròn màu nâu đậm, xung quanh viền
đường màu sáng hơn. Phía ngoài đường vân tròn là vân hình hạt đậu màu nâu đậm và
viền đường màu sáng hơn. Cánh sau màu xám trắng hơn có ánh hồng, rìa cánh dài,
mép ngoài cánh màu nâu đen.
Theo những nghiên cứu của Wilson (1934); Fye và McAda (1972); Heppner
(1998) cho thấy rằng:
Trứng được đẻ thành từng ổ và mỗi ổ từ 50 – 150 trứng. Sản lượng trứng bình
thường là khoảng 300 – 600 trên mỗi con. Trứng thường được đẻ bề mặt dưới của lá,
và thường gần hoa và mũi của chi nhánh. Nhìn từ trên xuống thì trứng có dạng hình
tròn, nhưng khi kiểm tra từ phía bên trong trứng hơi nhọn, thuôn nhọn. Những quả
trứng có màu trắng, và được phủ một lớp vảy màu trắng làm cho các ổ trứng xuất hiện
mờ hoặc có hình như bông. Trứng nở sau 2 – 3 ngày trong thời tiết ấm áp.
Trong điều kiện ấm áp sâu non có 5 tuổi. Sâu non tuổi 1 và tuổi 2 có màu xanh
nhạt hoặc màu vàng nhưng có đường sọc nhạt ở tuổi thứ ba. Trong tuổi thứ tư, lưng
sâu sẫm màu hơn, và có một sọc ngang đen tối. Tuổi 5 trên lưng màu xanh lá cây với
màu hồng hoặc màu vàng bụng và một sọc màu trắng sang hai bên. Một loạt các đốm
đen hoặc dấu gạch ngang. Đôi khi sâu non có màu tối. Các lỗ thở có màu trắng với
một đường viền màu đen hẹp. Cơ thể láng không có lông và gai. Ở các bang Miền

Nam, ấu trùng của S. exigua được dễ dàng nhầm lẫn với loài sâu phía nam S. eridania,
nhưng loài sâu phía Nam có thể được phân biệt bởi sự hiện diện của một điểm đen lớn
ngang trên đoạn bụng đầu tiên phá vỡ dải bên.

9


Hóa nhộng xảy ra trong đất. Sâu non đẩy sức chui vào đất hóa nhộng, sâu cuốn
cát và đất lại làm vỏ bộc và nằm hóa nhộng trong đó. Nhộng có màu nâu nhạt và dài
khoảng 15 – 20 mm.
Trưởng thành với sải cánh rộng 25 – 30 mm. Các cánh trước được đốm màu
xám và nâu, và thường với một mô hình dải không thường xuyên và một ánh sáng màu
hình hạt đậu. Các cánh sau có màu xám hoặc màu trắng đồng đều hơn. Giao phối xảy
ra ngay sau khi bắt cặp và đẻ trứng trong vòng 2 – 3 ngày. Trưởng thành
S. exigua đẻ trứng mạnh trong khoảng 3 – 7 ngày đầu, và thường chết trong vòng chín
đến 10 ngày kể từ khi vũ hóa.
1.3.2 Đặc điểm sinh học
Vòng đời:
Ở nhiệt độ cao, giai đoạn trứng kéo dài khoảng 3 ngày, giai đoạn ấu trùng kéo
dài 18 – 20 ngày, giai đoạn nhộng kéo dài 5 ngày, và con trưởng thành sống 4 – 10
ngày. Vì vậy, tuổi thọ ngắn nhất S. exigua là khoảng 27 ngày. Tuy nhiên, hầu hết các
cá nhân có tuổi thọ từ 30 – 40 ngày (Capinera và Đại học Arkansas, 2006 ).
S. exigua hoạt động theo mùa và thay đổi đáng kể theo khí hậu. Ở những nơi
ấm áp như Florida, tất cả các giai đoạn có thể được tìm thấy trong suốt cả năm, mặc dù
tốc độ phát triển đã giảm trong những tháng mùa đông (Tingle và Mitchell, 1977). Các
chu kỳ cuộc sống có thể được hoàn thành trong khoảng 24 ngày, và sáu thế hệ đã được
nuôi trong năm tháng của thời tiết mùa hè ở Florida (Wilson, 1934)
Khả năng đẻ trứng:
Trưởng thành cái thường bắt đầu đẻ trứng 3 – 7 ngày sau khi vũ hóa, và đạt
khoảng 300 – 600 trứng trong suốt vòng đời. Trứng được đẻ thành ổ từ 50 – 150, và

mỗi ổ được đẻ ở một nơi riêng biệt, trên cùng một cây hoặc trên các cây khác nhau, để
tối đa hóa sự sống còn. Sau khi ổ trứng cuối cùng được đẻ ra thì trưởng thành cái sống
chỉ một vài ngày nữa (Capinera, 2006; Takai và Wakamura, 2005; Zheng, 2001).

10


Tập tính:
Theo những nghiên cứu mới nhất của Zalom (2011) đã chỉ ra rằng:
Ngài S. exigua hoạt động ban đêm, sâu non mới nở cho đến tuổi 2 có thể gây
hại, phát triển và tập trung thành từng đàn ăn phần thịt lá phía trên, chỉ để chừa lại
phần gân lá. Cho đến tuổi 3 – 5 bắt đầu phân tán, mức độ ăn mạnh hơn, chỉ chừa lại
phần gân lá chính. Sâu phá hoại mạnh và lúc sáng sớm và chiều tối. Tính chất nguy hại
của sâu xanh da láng trên đồng ruộng khi có nguồn thức ăn dồi dào, sâu tập trung phá
hoại phần non của cây như lá non, búp,…
Ấu trùng của S. exigua dùng miệng ăn phần lá và trái cây. Ấu trùng chủ yếu
kiếm ăn trên mặt dưới của lá và S. exigua được gây hại trên 50 loài thực vật và phân
phối trên 10 họ thực vật trên toàn thế giới. Loại cây trồng nhạy cảm với S. exigua bao
gồm ngô, cỏ linh lăng, đậu Hà Lan, cà chua, khoai tây, các loại đậu, đậu tương, hành
tây, rau diếp, bông, thuốc lá. Đôi khi còn ăn thịt lẫn nhau đặc biệt là khi thiếu thức ăn.
Trưởng thành sử dụng mút phần miệng để uống mật hoa của nhiều loài thực vật
có hoa.
Một số nghiên cứu của East (1989 và Zalom (1986 đã ghi nhận được sâu non
ăn cả lá và trái cây. Ở Florida S. exigua được coi là dịch hại nghiêm trọng của cây hoa
và bông. Sâu non tuổi nhỏ sống bầy đàn ăn phần biểu bì của lá. Khi lớn sâu sống đơn
độc ăn lủng lá gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất cây trồng. S. exigua cũng chui
sâu vào bên trong và trên các chồi của cây trồng. Cà chua hoa quả là dễ bị tổn thương,
đặc biệt là gần trưởng thành, nhưng S. exigua không được coi là như đe dọa cà chua.
1.4 Biện pháp phòng trừ
Biện pháp thủ công: Theo ghi nhận của Lê Thị Sen (1999) có thể áp dụng biện

pháp phòng trừ sâu xanh da láng như thường xuyên quan sát ruộng để phát hiện ổ
trứng và kịp thời ngắt bỏ.
Biện pháp canh tác: Để phòng trừ sâu xanh da láng hiệu quả cần phải dọn vệ
sinh đồng ruộng trước khi trồng (tàn dư thực vật và cỏ dại); luân chuyển cơ cấu mùa
11


vụ, trồng cây với mật độ vừa phải; bón phân cân đối; thăm ruộng thường xuyên (Bùi
Cách Tuyến và ctv, 2009).
Biện pháp sinh học: Rodrigo Lasa và ctv (2006) ghi nhận việc sử dụng
SeMNPV (multiple nucleopolyhedrovirus) trên cây ớt ngọt tại Tây Ban Nha để khống
chế mật độ của sâu xanh da láng. Theo Wakamura và Takai (1990) đã sử dụng bẫy đèn
để khống chế mật độ thành trùng của sâu xanh da láng trên ruộng củ cải đường và
hành tỏi tại Nhật Bản. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, các loài thiên địch
đống vai trò kìm hãm sự phát triển của sâu xanh da láng một cách rõ rệt. Thiên địch
sâu xanh da láng có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm kí sinh như ong mắt đỏ, ong kén
trắng, Bacillus thuringiensis, virus…Và nhóm ăn thịt: bọ rùa, nhện...
Biện pháp hóa học: Một báo cáo của Edward và ctv (1993) đã chỉ ra rằng sử
dụng thuốc gốc phethoate, mevinphos, methomyl, carbofuran, cartap có hiệu quả
trong phòng trừ sâu xanh da láng trên cây hành tại Đài Loan. Theo Lê Thị Sen (1999),
phun thuốc khi sâu ở tuổi còn nhỏ (tuổi 1 – 2), sâu càng lớn càng khó diệt, thường
xuyên thay đổi thuốc bảo vệ thực vật để tránh hiện tượng kháng thuốc.
S. exigua là một loại sâu hại nghiêm trọng của các loại rau ở Trung Quốc, và
biện pháp phòng trừ phụ thuộc rất nhiều vào thuốc trừ sâu hóa học. Tình trạng kháng
hiện tại của chín loại thuốc trừ sâu đã được điều tra trong ở 7 tỉnh của Trung Quốc
trong thời gian 2009 – 2012. Quần thể S. exigua đã phát triển và kháng đến tám trong
chín loại thuốc trừ sâu được thử nghiệm: benzoate emamectin (4 – 348 lần),
indoxacarb (2 – 41 lần), spinosad (5 – 38 lần), chlorantraniliprole (2 – 44 lần),
tebufenozide (2 – 87 lần), chlorfluazuron (3 – 31 lần), cypermethrin (79 – 1240 lần),
và chlorpyrifos (8 – 3080 lần (Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc).

Đứng trước tình hình này rất nhiều nổ lực tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề
trên. Quan điểm IPM (Integrated Pest Management – quản lý dịch hại tổng hợp đã ra
đời, trong đó đấu tranh sinh học dịch hại đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh sự
cân bằng sinh học của quần thể đồng thời không gây ra hiện tượng kháng thuốc. Virus
gây bệnh côn trùng đã được các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra 1,540 loài,
ngay từ đầu thập kỉ 80 của thế kỷ XX thuốc trừ sâu virus phát triển với nhịp độ rất
12


nhanh, có hơn 20 loài virus của các loài sâu hại đã được sản xuất theo phương pháp
công nghiệp thành dạng thuốc trừ sâu thương mại và được bán trên thị trường để
phòng trừ các loài sâu gậy hại cho cây trồng phổ biến như sâu ăn tạp, sâu khoang, sâu
xanh da láng…(Kunimi, 2005; Hughes và Wood, 1981; Takatsuka, 2002; Phạm Thị
Thùy, 2004).
Các nghiên cứu trong phòng cho kết quả về thời gian ủ bệnh NPV của sâu xanh
từ 3 – 5,5 ngày, tỉ lệ chết trong phòng thí nghiệm của sâu xanh tuổi 1 – 3 trên 90%,
tuổi 4 – 6 từ 60 – 90 %. Nghiên cứu ngoài đồng ruộng cũng cho kết quả tốt như: Mật
độ sâu xanh ở công thức phun NPV và thuốc hóa học luôn thấp hơn so với đối chứng
(không phun thuốc) và hiệu lực của hai loại thuốc này gần tương đương nhau (NPV và
Sherpa, 2003).
Theo Pourmirza (2000), virus NPV sau khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng sẽ
nhân lên ngay trong nhân hoặc trong nguyên sinh chất của tế bào phá hủy các mô và
làm cho vật chủ chết. Những côn trùng còn sống vẫn sẽ bị ảnh hưởng đến các giai
đoạn sau như nhộng bị thối, ngài bị biến dạng, tuổi thọ trưởng thành giảm và khả năng
đẻ trứng thấp.
Bên cạnh đó nguồn virus tồn tại trong tự nhiên dưới tác động của tự nhiên và quá
trình canh tác tiếp tục xâm nhiễm ở những thế hệ tiếp theo. Trên đồng ruộng NPV
thường phát sinh gây chết sâu với tỷ lệ khá cao và luôn tồn tại dưới dạng thể vùi chờ
điều kiện thuận lợi phát triển. Hơn thế nữa các loài virus gây chết côn trùng có tính
chuyên hóa cao do vậy mà NPV cũng được coi là một nhân tố quan trọng và ngày

càng được chú ý nghiên cứu (Grzywacz, 1996).
Chính vì vậy, việc nhân nuôi lượng lớn sâu xanh da láng làm tiền đề cho nghiên
cứu virus NPV rất quan trọng. Hiện nay thức ăn tự nhiên cho tỷ lệ sống không cao
cũng như không đáp ứng về mặt chất lượng. Do đó nhân nuôi sâu xanh da láng trên
thức ăn nhân tạo đã và đang được nghiên cứu mạnh mẽ.

13


1.5 Một số nghiên cứu về thức ăn nhân tạo
Nuôi côn trùng với khối lượng lớn vẫn còn là một ngành khoa học trẻ. Với sự
giúp đỡ của các nhà di truyền học của côn trùng, dinh dưỡng của côn trùng, và nhà
nghiên cứu hành vi côn trùng… Côn trùng được nuôi trong điều kiện đó sẽ làm cho
côn trùng phát triển mạnh mẽ và thích nghi với môi trường hơn so với quần thể hoang
dã. Những cải tiến này có thể xảy ra sau khi trải nghiệm thêm và nghiên cứu
(Ef Knipling, 1979).
Theo Kogan (1980) việc tạo ra các loài côn trùng trong chế độ ăn nhân tạo là
một bước đột phá trong chương trình quản lý dịch hại. Nhưng chỉ gần đây chế độ ăn
nhân tạo mới được quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh dinh dưỡng định lượng,
bằng cách vượt qua những khó khăn về kỹ thuật trong việc đo lường và sử dụng thức
ăn. Việc sử dụng thức ăn và cung cấp các điều kiện cơ bản cho sự tăng trưởng, phát
triển và sinh sản của côn trùng, vì số lượng và chất lượng của thực phẩm được sử dụng
trong các giai đoạn ấu trùng ảnh hưởng đến hiệu suất của con trưởng thành (Slansky,
1981; Parra, 1991).
Sự phát triển của chế độ ăn nhân tạo, đi tiên phong bởi Vanderzant (1962), tạo
thuận lợi cho việc nhân nuôi một lượng lớn côn trùng của nhiều loài bộ Diptera,
Lepidoptera và Coleoptera đã được nuôi thành công trong điều kiện phòng thí nghiệm
(Bell, 1981; Burton và Perkins, 1972; Smith 1976; Singh và Moore, 1985; Chu và Wu,
1992; Blossey, 2000; Gupta, 2005).
Hầu hết các chế độ ăn phát triển để nuôi S. exigua có tiềm năng tăng trưởng tốt,

nhưng một số chế độ ăn đã được loại trừ vì chi phí cho nhân nuôi đại trà khá cao
(Shorey và Hale, 1965; Poitout và Bues, 1974; Singh và Moore, 1985). Một nỗ lực
đáng kể đã được đầu tư vào sự phát triển của chế độ ăn nhân tạo hiệu quả về chi phí
dựa trên việc sử dụng các nguyên liệu rẻ hơn, hoặc bằng cách giảm hoặc loại bỏ các
thành phần không cần thiết và thử nghiệm tiềm năng thay thế bằng các thành phần
khác (Bell, 1981; Fujita, 1998; Morimoto, 2004; Cappellozza, 2005).

14


Một so sánh về khả năng nhân nuôi sâu non S. exigua trên thức ăn nhân tạo
(Công thức của Abdullah và ctv, 2007) và trên lá đậu nành trong điều kiện phòng thí
nghiệm. Thành phần của chế độ ăn nhân tạo gồm có: Đậu xanh, nấm men (baking
yeast), methylparaben, acid sorbic, acid ascorbic, casein, choline chloride, agar,
vitamin, formalin và nước cất. Qua đó thấy rằng, sức sống của ấu trùng nuôi bằng thức
ăn nhân tạo (96,67% cao hơn so với ấu trùng nuôi trên lá đậu nành (63,64%). Trọng
lượng của ấu trùng và nhộng nuôi theo chế độ ăn nhân tạo có ý nghĩa cao hơn so với
ấu trùng và nhộng khi nuôi bằng lá đậu nành. Các giai đoạn ấu trùng và nhộng cho ăn
với chế độ ăn nhân tạo là 15,7 ± 0,84 và 6,73 ± 0,51 ngày tương ứng, trong khi đó, khi
nuôi bằng lá đậu nành là 18,65 ± 0,83 và 8,5 ± 0,52 ngày tương ứng. Số lượng trung
bình của trưởng thành cái ăn khi nuôi bằng chế độ ăn nhân tạo là 577,9 trứng ngược lại
nuôi bằng lá đậu nành là 472,5 trứng (Abdullah và ctv, 2007).
Công thức đậu trắng (Trần Thị Thùy Dung, 2008) ghi nhận được khi nhân nuôi
sâu ăn tạp trên thức ăn nhân tạo là 1 thành trùng cái cho tổng số trứng/ổ và số lượng
trứng/con, có tỷ lệ trứng nở > 50 trứng chiếm khoảng 86,2%. Tuổi thọ được rút ngắn
trung bình 5,8 ngày. Vòng đời trung bình 37 ngày. Công thức này còn phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu được cung cấp từ Nhật Bản đó là mầm lúa mì, nguyên liệu chính
tác động lên sự sinh trưởng và phát trển của sâu.
Một nghiên cứu khác của Sorour (2011) nghiên cứu được trọng lượng sâu non
của 10 và 12 ngày tuổi trung bình là 249,16 ± 99,35 và 935,67 ± 283,51 mg. Trọng

lượng nhộng trung bình cao hơn các chế độ ăn uống được so sánh cụ thể là 366,41 ±
95,84 mg. Khi nuôi trên chế độ ăn nhân tạo này cho thấy sự phát triển nhanh chóng
của sâu non ước tính bằng 97,03 ± 2,53%, trung bình 13,78 ngày. Hơn nữa, chi phí
nguyên liệu giảm 45,6% cho mỗi một lít chế độ ăn này.
Nhân nuôi một lượng lớn S. exigua và nguồn sâu sạch không bị nhiễm bệnh là
một nhân tố quan trọng làm cơ sở cho thuốc trừ sâu sinh học (Shapiro 1982, 1986).
Nuôi S. exigua hiệu quả trong phòng thí nghiệm là chìa khóa để đảm bảo một
nguồn cung cấp liên tục của một số lượng lớn các loài côn trùng cho sản xuất virus
thương mại. Nhiều kỹ thuật để nuôi côn trùng thuộc bộ Lepidoptera đã được phát triển
15


×