Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học môn mĩ thuật ở tiểu học theo phương pháp đan mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.71 KB, 9 trang )

1.MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn sáng kiến
Dạy Mĩ thuật là dạy cho học sinh biết cảm xúc, biết cảm thụ thẩm mĩ từ những
hình ảnh rất bình dị của cuộc sống từ đó có thể sử dụng đôi bàn tay khéo léo, vận dụng
đầu óc sáng tạo để tạo nên cái đẹp mới. Khi lên lớp, dạy Mĩ thuật nếu tổ chức nhiều hình
thức dạy học phù hợp thì chất lượng học tập, hiệu quả tiếp thu bài học của học sinh sẽ
được nâng cao.
Hiện nay, với sự đổi mới về phương pháp giáo dục mĩ thuật tiểu học đã phần nào
giúp học sinh có sự sáng tạo, khéo tay khi thực hành các sản phẩm. Thế nhưng thực tế có
em trong qua trình học tập vẫn thụ động, thiếu linh hoạt vì thế mà sản phẩm hoàn thành
không có chất lượng. Giáo viên lên lớp vẫn tiếu tự tin, sáng tạo chưa gợi cho học sinh
nguồn cảm hứng và đam mê.
Để tạo động lực học tập cho học sinh là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn
trở, làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học, vì
thế tôi đã viết sáng kiến:‘‘ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học môn Mĩ thuật
ở Tiểu học theo phương pháp Đan Mạch’’
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
Lập kế hoạch quy trình dạy học
Dạy học phát triển năng lực
Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của
học sinh
Đánh giá học sinh kịp thời
2. NỘI DUNG
1. Thực trạng của việc dạy và học Mĩ thuật hiện nay.
Khi dạy học Mĩ thuật, việc lập kế hoạch và xây dựng các tình huống đôi khi còn
lúng túng nên hiệu quả của tiết dạy chưa mong muốn. Việc đánh giá học sinh đôi khi còn
chung chung, việc phát triển năng lực chưa hiệu quả.
Đối với học sinh, phương pháp mới các em phải tự tìm ra cách thể hiện, cách vẽ,
cách dựng câu chuyện… thông qua những trải nghiệm trên lớp vì thế các em sẽ gặp khó
khăn khi thực hành.. Bên cạnh đó, các em lớp 1 tiếp cận PP mới này còn bỡ ngỡ nên
1




thiếu sẵn sàng, sáng tạo khi mà bản thân chưa hiểu, chưa nắm được cách vẽ, cách thể
hiện qua các đường nét, màu sắc…để đạt yêu cầu bài học. Nhiều học sinh thiếu mạnh
dạn khi thể hiện sản phẩm trước lớp....
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi đưa ra những giải pháp để dạy học Mĩ thuật
có chất lượng, giúp các em có niềm đam mê khi học theo PP mới.
2. Các biện pháp thực hiện:
2.1. Lập kế hoạch quy trình dạy học
Khi lên lớp, chúng ta nên quan tâm đến tính tương tác giữa hình thức học tập.
Hoạt động giáo dục Mĩ thuật có sự kết hợp tương tác giữa các phương pháp học tập khác
nhau. mặt khác, giáo dục mĩ thuật dựa vào thiên hướng trí tuệ nên giáo viên cần phải
nắm các loại hình trí tuệ : Trí tuệ nội tâm - trí tuệ vận động - trí tuệ thị giác không gian trí tuệ lo-gic toán- trí tuệ âm nhạc và tổ chức các tình huống học tập để tạo hứng thú,
tạo ra sự phát triển làm cho kinh nghiệm học tập của các em phong phú hơn, mang tính
thực tế hơn.
Giáo viên tạo hứng thú cho học sinh bằng cách lập nên các quy trình dạy học mĩ
thuật tích hợp, linh hoạt, các quy trình dạy học theo chủ đề từ những nhóm chủ đề liên
quan đến kinh nghiện cá nhân, tâm lý lứa tuổi và kiến thức của học sinh.
Khi lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc toàn quy trình - có thể ngắn hoặc dài.
Chúng ta kết nối các quy trình với nhau tạo ý nghĩa như một dải các “hạt ngọc” được
xâu chuỗi vào một sợi dây
Mỗi quá trình học là một sâu chuỗi các hoạt động diễn ra liên tục, theo từng quy
trình hoạt động.Trong quá trình học cần phải xây dựng 2 tiết học mĩ thuật liên nhau để
khi thực hành học sinh có mạch cảm xúc đúng với chủ đề bài học không bị dán đoạn
sang tiết sau.
Mục đích lớn nhất là học sinh học được cách làm thế nào để tự học. Thước đo cho
sự thành công của giáo viên là học sinh có thể phát triển khả năng tự học. Trong quy
trình dạy học chúng ta cần hướng dẫn học sinh:
+ Bắt đầu từ những cái đã biết,
+ Thiết kế và tìm câu trả lời cho những câu hỏi gợi mở

+ Tạo ra những cảm xúc mới trong điều kiện học tập thực tế.
+ Lấy nguồn cảm hứng và kiến thức từ nhiều nguồn
2


+ Điều chỉnh linh hoạt những hình thức thể hiện phù hợp với kiến thức và
trải nghiệm mới.
+ Tổng kết những gì học sinh vừa làm
2.2 Dạy học phát triển các năng lực
Dạy mĩ thuật ngoài việc phát triển năng lực sáng tạo không gian hình ảnh cho học
sinh còn có nhiệm vụ giáo dục trẻ em phát triển toàn diện. Vì vậy, dạy mĩ thuật cần phải
đảm bảo phát triển đồng thời 5 năng lực cho các em:
+ Năng lực trải nghiệm
+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật
+ Năng lực biểu đạt
+ Năng lực phân tích và diễn giải
+ Năng lực giao tiếp và đánh giá
Đối với năng lực trải nghiệm, giáo viên đưa vào quy trình dạy học những hoạt
động tư duy, tổ chức tham quan, kể chuyện, khách mời đến chia sẻ những trải nghiệm
của bản thân họ về chủ đề liên quan, xem trang ảnh, hoặc tổ chức trò chơi phù hợp với
từng lớp học.
Đối với năng lực biểu đạt, giáo viên giúp học sinh có khả năng khám phá năng lực
của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui
thích thú khi tạo ra sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình.
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải luôn chỉ ra cho học sinh biết có vô vàn cách thức
biểu đạt khác nhau chứ không phải chỉ có một cách duy nhất.
Ví dụ: Ở chủ đề ‘‘ Chúng em với thế giới động vật’’ lớp 4., chúng ta có thể cho học sinh
vẽ con vật mà các em biết để thể hiện sự trải nghiệm. Sau đó cho học sinh tự trao đổi,
tranh luận, giao tiếp, đánh giá lẫn nhau.
Khi vẽ chủ đề “trường em”, giáo viên cho học sinh tham quan trơ]ngf mình, lớp mình và

các phòng liên qua để học sinh biết, cảm nhận, tư duy từ đó có ý tưởng sắp xếp hoàn
thiện sản phẩm đẹp, sáng tạo.

3


Học sinh trình bày sản phẩm vẽ cùng nhau
2.3 Vận dụng linh hoạt 7 quy trình phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh
Những quy trình dạy học này không phải là những công thức cố định mà chúng ta
phải làm theo. Những quy trình này tạo cảm hứng cho giáo viên và nó còn có thể điều
chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.
Giáo viên có thể phát triển khả năng của học sinh ở các mức độ khác nhau trong quy
trình dạy học như khả năng trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp và đánh giá.
Ví dụ: Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.
Thông qua quy trình này học sinh sẽ phát triển được khả năng:
+ Biến những quan sát về con người thành tranh vẽ
+ Nhận biết và phân biệt được đặc điểm và đặc tính của các laoị vật liệu vẽ khác
nhau như: bút chì, bút dạ, bút sáp....
+ Hợp tác và hoạt động theo nhóm, cặp;
+ Tạo ra những câu chuyện ấn tượng phù hợp với chủ đề bài học;
+ Hiểu và biểu đạt được ý nghĩa câu chuyện của chính các em và của các bạn khác
Đối với quy trình này để thể hiện hoàn chỉnh cần thực hiện tốt các hoạt động sau:
+ Vẽ theo quan sát
+ Trưng bày ngân hàng hình ảnh
4


+ Sáng tác tranh theo chủ đề
+ Chia sẽ nội dung câu chuyện
+ Tô màu làm phong phú câu chuyện

+ Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh.

(Học sinh tham gia quy trình Vẽ cùng nhau)
Khi thực hiện quy trình dạy học có hiệu quả, giáo viên cần quan tâm đến việc dẫn
dắt học sinh trao đổi, thảo luận trong suốt quy trình với các hoạt động. Đặc biệt khi làm
việc theo nhóm cần hướng dẫn các em:
+ Mỗi cá nhân tham gia ký họa để đóng góp hình ảnh cho tác phẩm chung của cả
nhóm..
+ Các thành viên trong nhóm cam kết hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên những tác phẩm
cá nhân xuất sắc.
+ Phối hợp, sắp xếp, trình bày những tác phẩm cá nhân khi trưng bày chung.
Khi dạy học theo các quy trình đòi hỏi giáo viên cần phát huy sự phát triển không
ngừng của học sinh để học sinh có khả nằn phát triển các năng lực “sáng tạo mĩ thuật hiểu mĩ thuật - giao tiếp thông qua mĩ thuật một cách tự nhiên”.
2.4. Đánh giá học sinh kịp thời
Đánh giá ở hoạt động giáo dục mĩ thuật là những hoạt động quan sát, theo dõi,
trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, tư vấn, hướng dẫn,
5


động viên học sinh, nhận xét về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triên
một số năng lực, phẩm chất.
Đánh giá giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới PPDH, hình thức tổ chức hoạt động
dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình. Mặt khác, đánh giá còn giúp học
sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá, tự học, tự điều chỉnh cách học, có hứng
thú học tập để rèn luyện và tiến bộ.
Trong quá trình đánh giá, giáo viên và học sinh ghi lại sự tiến bộ bằng cách sử
dụng nhật kí. Khi đánh giá học sinh cần quan tâm đến tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ
của học sinh, áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp học sinh gặp khó khăn. Bản thân
tôi thấy “học sinh không phải tất cả đều có cùng khả năng hay có phong cách học
tập giống nhau”. Vì thế khi đánh giá học sinh, chúng ta cần chấp nhận sự khác nhau về

mức độ thời gian và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi đánh giá học sinh, giáo viên quan sát, theo dõi, kiểm tra qua trình và từng kết
quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học.
Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết vào phiếu, sản phẩm của
học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức đọ hiểu biết và năng
lực vận dụng kiến thức. mức độ thnahf thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với
yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh.
Ví dụ: Khi thực hiện quy trình vẽ cùng nhau, học sinh chia sẽ câu chuyện, có
nhóm chưa hoàn thành sản phẩm, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: Em vẽ về cái gì? nội
dung câu chuyện như thế nào? Em đã hợp tác với những bạn nào......từ đó học sinh
tưởng tượng và nhờ sự hỗ trợ của bạn bè sẽ vượt qua khó khăn, hoàn thành sản phẩm.
Khi các nhóm đã hoàn thiện chuẩn bị trình bày, giáo viên có thể định hướng để
học sinh chuẩn bị bài thuyết trình của nhóm mình hay, hấp dẫn, ý nghĩa. Tạo cho học
sinh cảm giác thân thiện, năng lực biểu đạt, năng lực giao tiếp.....Từ đó giáo viên đánh
giá đúng học sinh và tuyên dương khen thưởng kịp thời.

6


( Học sinh chia sẻ nội dung câu chuyện)
Khi lên lớp, tổ chức hoạt động giáo dục mĩ thuật, giờ dạy thành công thì việc đánh
giá đóng góp một phần quan trọng đặc biệt là đánh giá năng lực và phẩm chất thông qua
các biểu hiện hoặc hành vi:
+ Chăm học, thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn,thầy cô giáo, tích
cưc tham gia các hoạt động nghệ thuật, tích cực tham gia và vận động các bạn cùng
tham gia làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng
+ Tự tin, tự trọng mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá
nhân,
+ Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
Như vậy, đánh giá học sinh là một trong những yếu tốt giúp giáo viên điều chỉnh

được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh có được kiến thức
tốt và năng lực, phẩm chất đạt kết quả. Nếu đánh giá thường xuyên có chất lượng thì
đánh giá định kì sẽ giúp giáo viên nhận định học sinh trong từng học kì chính xác.
7


*.Kết quả sau khi áp dụng giải pháp:
Từ những giải pháp trên, học sinh đã thực hiện tốt mô hình học tập mới này, áp
lực học tập không còn là vấn đề với các em. Đây chính là hình thức dạy học theo
phương pháp mở (kết thúc bài học này là mở ra một bài học mới), tăng cường dạy học
hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các
bài tập ứng dụng thiết thực, phục vụ cho học tập và cuộc sống.
Từ những bài học, tôi đã cho học sinh hoàn thiện sản phẩm và có kết quả như sau:
TSHS

KẾT QUẢ
Hoàn thành các nội
dung của môn học.

Hoàn thành tốt các
nội dung của môn
học,có sáng tạo.

Hoàn thành tốt các nội
dung của môn học, tạo
hình đẹp, sinh động.

78 em

125 em


93 em

26,3%

42,2%

31,5%

296 em

Từ kết quả trên tôi nhận thấy dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học
sinh tiểu học không khó. Cái khó chính là giáo viên phải lựa chọn phương pháp giáo dục
sao cho phù hợp. Để làm được điều này trước hết đòi hỏi giáo viên phải là người có lòng
yêu nghề - mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ, tích cực áp dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy và quyết tâm thực hiện theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục Mĩ thuật
Tiểu học do Bộ Giáo dục & đào tạo đã triển khai.
Học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để
gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức
sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính
tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ của các em.
3. KẾT LUẬN
Ý nghĩa của sáng kiến
Có thể nói môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, là kết quả của cảm xúc, chứ không
đơn giản là kỹ thuật hay kỹ năng. Muốn tạo ra cái đẹp, học sinh phải có cảm xúc. Cảm
xúc phải xuất phát từ sự rung động của học sinh trước vẻ đẹp của đối tượng cùng với
8


phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên. Cái đẹp phù hợp với cách nhìn,

cách nghĩ, cách cảm nhận của mỗi học sinh. Trẻ em có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm
nhận riêng, không giống cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người lớn. Thế giới
của tâm hồn trẻ thơ chỉ có“ hoa và nắng”, biết vui khi làm việc thiện, biết xúc động
trước cảnh đẹp của thiên nhiên và tất cả những tình cảm ấy được các em thể hiện bằng
ngôn ngữ hội họa để nói lên tình cảm thật của mình về những gì xảy ra trong cuộc sống
hằng ngày mà các em trong thấy.
Vì vậy một tiết dạy mĩ thuật thành công, không chỉ dựa vào phương pháp dạy mà
còn phụ thuộc vào hình thức tổ chức tiết học, kết hợp linh hoạt các hoạt động dạy học.
Khi hoạt động dạy học là khi mà người giáo viên hướng học sinh trở thành những người
chủ động giải quyết vấn đề trong quá trình học tập, tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo,
tiến tạo, hình ảnh hóa và giao tiếp thông qua mĩ thuật một cách tự nhiên.
Dạy mỹ thuật giáo viên phải biết được đặc tính riêng của từng lứa tuổi, hiểu được
những đam mê của các em để làm sao tổ chức thích hợp, chọn thời điểm thích hợp, tạo
lồng ghép vào nội dung từng tiết học sẻ có hiệu quả như mong muốn. Học sinh được học
tập, giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và tự phản ánh, đưa ra những ý kiến
cá nhân góp ý cùng tập thể sẻ tạo cho các em kỹ năng sống tốt hơn trong cuộc sống hằng
ngày.
Hàm Ninh, ngày 10 tháng 10 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA

Người viết

HĐKH TRƯỜNG

Dương Thị Hồng Hải

Lê Minh Tâm

9




×