Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.76 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN

“KINH NGHIỆM
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
NGỮ VĂN 6”

Quảng Bình, tháng 10 năm 2018

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN
“KINH NGHIỆM
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
NGỮ VĂN 6”
Họ và tên: Nguyễn Hà Phương
Chức vụ: Tổ trưởng - Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Ninh

Quảng Bình, tháng 10 năm 2018
2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến:


“Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”
Ngay từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định vai trò rất to lớn của giáo dục
nói chung và nhân tài nói riêng. Nhận thức tầm quan trọng đó, trong nhà trường
luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và lấy chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi làm mũi nhọn.
Tuy nhiên, thực trạng nhiều năm qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Ngữ văn 6 còn nhiều nan giải. Thực tế cho thấy mặc dù kết quả sau mỗi kì
thi dù có đạt giải nhưng chất lượng giải chưa cao, chưa thể nằm trong tốp đầu
của Huyện. Càng lên những lớp sau thì càng giảm sút về chất lượng giải nên số
lượng học sinh dự thi Tỉnh bộ môn Văn ở trường rất hạn chế. Đây chính là vấn
đề quan trọng khiến tôi trăn trở đi tìm giải pháp . Qua nhiều năm đảm nhận công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi thấy rằng: từ việc chọn đội tuyển,
chương trình, thời gian bồi dưỡng… nếu không có phương pháp thì sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Và sẽ khó khăn hơn nữa nếu giáo viên dạy bồi dưỡng chưa thực
sự tâm huyết với nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp nên còn nhiều hạn chế trong
việc học bộ môn và khi tham gia bồi dưỡng thì còn bỡ ngỡ. Không chỉ vậy, hiện
nay đa số phụ huynh còn không muốn con em theo học các môn xã hội. Vì họ
cho rằng theo học ngành xã hội khó có thể xin được việc làm. Từ quan niệm đó,
ngay từ lớp 6 phụ huynh đã hướng con em theo học các môn như Toán, Tiếng
Anh… Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, bản thân tôi luôn suy nghĩ
rất nhiều. Phải làm sao để lôi cuốn học sinh tham gia bồi dưỡng đúng sở thích,
làm sao để chất lượng giải bồi dưỡng được nâng cao? Chính sự trăn trở đó đã
thôi thúc tôi luôn suy nghĩ, tìm giải pháp để làm tốt nhiệm vụ bồi dưỡng học
sinh giỏi mà Nhà trường đã tin tưởng giao cho. Và quan trọng hơn là để bộ môn
Ngữ văn được “sống” đúng nghĩa của nó : “ Văn học là nhân học”.
Trong quá trình công tác, tôi được phân công nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Ngữ Văn 6. Tôi luôn nhận thức được vai trò, ý nghĩa , tầm quan trọng của
việc bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước. Với mong muốn góp phần vào việc
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nên tôi đã đúc rút từ kinh nghiệm

bản thân để đưa ra sáng kiến: “ Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 6”.
Với mong muốn sẻ chia cùng đồng nghiệp để cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu
chung là nâng cao chất lượng mũi nhọn trong nhà trường. Và đích đến cuối cùng là
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước.
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
- Cũng có nhiều bài viết, nghiên cứu có chủ đề tương tự. Tuy nhiên, đa số
là trình bày trên lý thuyết, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ở nhà
trường và bộ môn.
3


- Đây là những kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng của bản
thân đã được áp dụng, chắt lọc trong các năm học nên phù hợp với những khó
khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn ở ngôi trường mà
tôi đang công tác.
- Sáng kiến là kết quả công tác, nghiên cứu, trăn trở của bản thân để nhằm
đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân tài. Tôi rất mong muốn được đóng góp một
phần trách nhiệm vào việc thực hiện “nhiệm vụ đột phá” mà nhà trường và
Phòng giáo dục giao cho. Chính vì lẽ đó tôi đã suy nghĩ, chắt lọc và đi sâu vào
những giải pháp trọng tâm từ khâu tuyển chọn học sinh như thế nào, giáo viên
phải giành tâm huyết ra sao đến các kinh nghiệm giảng dạy nên sáng kiến khá
gần gũi, thiết thực phù hợp chia sẻ cùng đồng nghiệp.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 6:
Những năm qua, với bộ môn Ngữ văn 6 công tác bồi dưỡng còn gặp nhiều
khó khăn, trở ngại.
Trong quá trình quản lý tổ chuyên môn và trực tiếp bồi dưỡng tôi nhận
thấy thực trạng nan giải đầu tiên là về phía giáo viên. Qua công tác chỉ đạo, theo
dõi chất lượng bồi dưỡng các đội tuyển tôi thấy một số giáo viên được giao
nhiệm vụ bồi dưỡng chưa thật mặn mà với công việc. Nhiều lúc còn chưa thực

sự tâm huyết và nhiệt tình. Bên cạnh những giáo viên hết sức tâm huyết chủ
động tăng buổi bồi dưỡng thậm chí là giành mọi thời gian để bồi dưỡng thì còn
nhiều giáo viên thoái thác công việc, giao phó cho học sinh đề, bài tập mà chưa
quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho các em. Cũng có một số trường hợp giáo viên bồi
dưỡng cùng kiêm nhiệm nhiều công việc nên khó có thể toàn tâm, toàn sức cho
công tác bồi dưỡng.
Trong phương pháp giảng dạy cũng còn khá nhiều hạn chế. Bước đầu tiên
là khâu biên soạn chương trình. Không giống như dạy đại trà, dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi để bao quát toàn bộ chương trình đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng.
Trong quá trình biên soạn chương trình, một số giáo viên còn chưa biết phân
chia kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm. Chính vì vậy còn dạy dàn trải,
thích đâu dạy đó. Ngoài ra, để dạy bồi dưỡng Ngữ văn 6 giáo viên phải có
những phương pháp thực sự phù hợp đặc trưng của bộ môn.
Về phía học sinh, lớp 6 là lớp đầu cấp, học sinh còn nhiều lúng túng. Các
em còn bỡ ngỡ cả về nhận thức lẫn thực tiễn. Vấn đề nan giải đó là chữ viết và
phương pháp học bộ môn. Lên THCS các em được tiếp nhận khối lượng kiến
thức nhiều hơn, do đó việc tiếp thu và ghi chép khá khó khăn, dẫn đến chữ viết
chưa đáp ứng được.Và chưa làm quen với phương pháp học tập bộ môn.
Bên cạnh các em học sinh còn có một bộ phận phụ huynh đang xem nhẹ
bộ môn Ngữ văn. Các phụ huynh còn quan niệm đầu tư môn Toán, Tiếng Anh…
hướng cho con em theo ngành tự nhiên bởi lẽ “dễ” xin việc làm. Tuy nhiên, các
bậc phụ huynh và các em chưa hiểu rằng Ngữ văn là môn học công cụ dẫn dắt
các em đến với những môn học khác. Đặc biệt, với xu thế xã hội hiện nay đòi
4


hỏi con người phải phát triển toàn diện. Không chỉ có đủ tài mà còn phải hoàn
thiện về đức như Bác Hồ đã răn dạy chúng ta, và môn Ngữ văn chính là chìa
khóa nhân cách.
Một vấn đề khá quan trọng nữa là thời gian để các em đầu tư bộ môn còn

hạn chế. Bởi lẽ, các em còn phải học tập cùng lúc nhiều môn học, không thể
trọng môn này mà xem nhẹ môn kia. Ngoài việc học bồi dưỡng các em còn phải
tham gia khá nhiều hoạt động tập thể, thi đua giữa các lớp. Nên sắp xếp thời
gian phù hợp rất khó. Do đó, giáo viên phải biết tận dụng thời gian hợp lí, hài
hòa làm sao để tạo điều kiện tốt nhất cho các em.
Kết hợp nhiều yếu tố từ phía giáo viên và học sinh dẫn đến thực trạng giải
bồi dưỡng Ngữ văn 6 nhiều năm trước dù có giải nhưng chất lượng chưa cao.
Chưa thể nằm trong tốp đầu của Huyện và càng lên những lớp cao thì càng tụt
dốc, không đủ điều kiện dự thi cấp Tỉnh. Đó cũng là những vấn đề nan giải thôi
thúc bản thân tìm tòi những giải pháp hữu hiệu nhất. Và tôi luôn tâm niệm rằng đã
kết duyên với nghề thì phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ. Chính vì vậy tôi mong
muốn mang tất cả những gì đã được học, đã tích luỹ dần qua các năm để truyền
đạt lại cho học sinh. Với hi vọng giúp các em có năng khiếu trở thành những học
sinh giỏi Văn, bồi dưỡng những con người vừa đức vừa tài cho đất nước. Qua đây
tôi cũng muốn chia sẻ với đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm lẫn nhau vì đích
đến cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là làm tròn “nhiệm vụ
đột phá” mà nhà trường và Phòng GD hiện nay đang quyết tâm hướng đến.
2.2. Nội dung sáng kiến:
Qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn với nhiều năm làm nhiệm
vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, mà đặc biệt là Ngữ văn 6 bản thân tôi càng dạn dày
hơn để rút ra những bài học kinh nghiệm và mong muốn được chia sẻ cùng đồng
nghiệp. Tôi xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp mà mình đã vận dụng có hiệu
quả như sau:
2.2.1. Có tâm huyết, có lòng nhiệt tình và luôn định hướng tư tưởng cho học sinh:
Bản thân tôi quan niệm rằng: “Thành công của học sinh cũng chính là
thành công của mình trong sự nghiệp trồng người” . Chính vì thế với tôi “tâm
huyết và lòng nhiệt tình” chính là yếu tố quyết định thành công của công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi. Chỉ cần chúng ta thật sự dồn tâm sức hết lòng ít nhiều sẽ
thu nhận thành quả. Một giáo viên linh hoạt, sáng tạo và chu đáo sẽ biết được
đặc điểm riêng của từng đối tượng học sinh, từng kiểu đề bài để từ đó có phương

pháp giảng dạy hợp lí. Nếu thực sự tâm huyết, chúng ta nên quan tâm, rèn nắn
cho học sinh đến từng câu văn, nét chữ.., đưa các em đi thi, nhắc nhở các em
chuẩn bị bút mực trước khi vào phòng thi…Những cử chỉ, hành động sự quan
tâm tưởng chừng như nhỏ nhoi, đời thường ấy thực ra lại có sức lan tỏa rất lớn,
là động lực giúp các em có được kết quả như mong muốn.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần gây hứng thú học tập bộ môn. Từ
những buổi đầu lên lớp phải thể hiện sự nghiêm túc, nhiệt tình trong công việc,
giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, tạo cho học sinh thói quen, động cơ học tập đúng
đắn. Hình thành cho học sinh tính tự giác. Thường xuyên trau dồi kiến thức, học
5


tập đồng nghiệp và chọn lọc tài liệu, đề trên Internet. Phải chuẩn bị nội dung chu
đáo trước khi lên lớp. Sau mỗi chuyên đề, giáo viên cần kiểm tra, đánh giá, phân
loại đúng đối tượng học sinh. Chúng ta có thể biểu hiện sự quan tâm, sẻ chia
những khó khăn cùng học sinh như: động viên tâm lí, sức khỏe, chế độ dinh
dưỡng và những kinh nghiệm khi làm bài.
Sức mạnh của công tác tư tưởng là hết sức cần thiết. Giáo viên phải khơi
dậy ở các em lòng đam mê và nhiệt tình theo đuổi môn học ở lứa tuổi lớp 6 hồn
nhiên, thơ dại. Bởi nếu các em không biết mình đi thi học sinh giỏi sẽ có gì,
được gì trong khi thời gian và các môn học chính khóa, hoạt động tập thể thậm
chí là công việc ở nhà với các em đã là một gánh nặng. Do đó công tác giáo dục
định hướng tư tưởng là hết sức cần thiết và phải thường xuyên cùng với việc ôn
luyện kiến thức. Để làm tốt công tác này cũng “xuất phát từ tâm huyết” Chúng
ta có thể cho các em biết tham gia đội tuyển học sinh giỏi và đạt giải sẽ có gì,
được gì. Ví dụ: về kiến thức chắc chắn sẽ hỗ trợ các em rất nhiều trong các bậc
học tiếp theo, về danh hiệu thì thật vinh dự và tự hào cho cả gia đình nếu chúng
ta được mọi người biết đến đây là phần thưởng vô cùng quý giá và tuyệt vời. Về
quyền lợi các em sẽ được thưởng từ phía cô, nhà trường, hội khuyến học,
phòng, huyện… Những phần quà nhỏ trao cho các em qua các đợt khảo sát chất

lượng, hay trích kinh phí từ bản thân để trao thưởng cho các em, giúp những em
đạt kết quả cao, đứng tốp đầu hoặc những em gia cảnh khó khăn là việc làm
thiết thực mà tôi đã áp dụng và thấy hiệu quả.
Những ví dụ trên chỉ là công tác tư tưởng ban đầu định hướng cho học
sinh động cơ học tập và phấn đấu đạt giải. Ngoài ra, việc động viên khích lệ về
tư tưởng phải được tiến hành thường xuyên trong từng tiết học bằng những hành
động như: lời khen ngợi, khích lệ, phần quà nhỏ…sẽ giúp các em nỗ lực học tập.
Có thể nói, nếu có tâm huyết và lòng nhiệt tình nhất là làm tốt công tác tư tưởng
thì chúng ta đã thành công một nửa chặng đường.
2.2.2. Công tác phát hiện, tuyển chọn học sinh và phối hợp với phụ huynh:
Khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh cũng đóng vai trò quan trọng. Học
sinh giỏi phải là người có tố chất, năng khiếu, sự sáng tạo, vốn kiến thức cơ bản
vững chắc và đặc biệt là niềm đam mê. Năng khiếu là không thể thiếu nhưng
quyết định vẫn là niềm đam mê. Chỉ có yêu thích, đam mê thì các em mới có thể
gắn bó lâu dài được. Khi yêu thích môn học các em sẽ cần cù và sáng tạo và tự
giác trong học tập. Tất cả yếu tố cần và đủ đó thể hiện qua quá trình học tập của
các em ngay từ những buổi đầu ở lớp. Phải lựa chọn kĩ những em thực sự có
năng lực và tố chất và niềm đam mê.
Khi đã phát hiện và tuyển chọn được đội tuyển tôi thường rèn cho học
sinh kĩ năng viết và cách trình bày khoa học. Hướng dẫn các em sưu tầm tài
liệu., khuyên các em mạnh dạn trao đổi vấn đề với cô, bạn bè. Một điều khá thú
vị là tôi thường tạo không gian thoải mái cho học sinh học tập: có thể là trong
lớp, ngoài ghế đá, đi bộ dạo mát kết hợp dò bài cùng bạn…Khi học một mình thì
nên kết hợp đọc viết để khắc sâu hơn. Hay là ôn bài lúc sáng sớm…

6


Với các bậc phụ huynh, tôi thường phối hợp bằng nhiều hình thức. Liên lạc để
trao đổi tình hình học tập, thăm nhà để động viên các em và trao đổi biện pháp

quản lí các em học ở nhà. Cùng phụ huynh đưa học sinh đi thi.
2.2.3. Phương pháp bồi dưỡng:
Một nửa còn lại quyết định thành công với tôi là nhờ các phương pháp
được vận dụng trong quá trình bồi dưỡng.
Thứ nhất là lên kế hoạch, chương trình để chủ động bồi dưỡng. Việc làm
này được tiến hành ngay từ đầu năm học. Bởi công tác mũi nhọn thì phải xuyên
suốt. Phải có kế hoạch tuyển chọn, lên khung chương trình đảm bảo kiến thức cơ
bản có nâng cao và kết hợp thực hành. Dạy có trọng tâm chứ không dạy tràn lan.
Khung chương trình Ngữ Văn 6 tôi áp dụng như sau:
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 6
Phân
môn
Tiếng
Việt

Nội dung

Kiến thức cơ bản
chọn lọc

1.Hệ thống các từ - Từ loại, cụm từ.
loại Tiếng Việt.

(20 tiết) 2. Cụm từ.
3.Từ đơn, từ phức

Kiến thức nâng cao
- Sử dụng từ loại, cụm từ để
đặt câu, viết đoạn, bài văn.


- Xác định cụm từ.

- Cấu tạo cụm từ.

- Từ đơn

- Giá trị biểu đạt từ láy

- Từ phức
4.Nghĩa của từ, dùng
từ đặt câu.

- Cách giải thích - Dùng từ đặt câu, dựng đoạn.
nghĩa của từ.

5. Biện pháp tu từ

- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ

- Phân tích hiệu quả thẩm
mỹ của một số biện pháp tu
từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,
hoán dụ trong những đoạn
thơ, văn tiêu biểu.
- Sử dụng các biện pháp tu
từ để viết đoạn, bài văn .


7


Phân
môn

Nội dung

Kiến thức cơ bản
chọn lọc

6. Chữa lỗi dùng từ, - Lỗi dùng từ
dấu câu, thành phần
câu. Câu.
- Dấu câu

Kiến thức nâng cao
- Làm bài tập chữa lỗi
dùng từ.
- Điền dấu câu.

- Thành phần câu

- Xác định thành phần câu.

- Câu

- Câu:
Câu miêu tả, câu tồn tại.

Câu trần thuật đơn có từ là.
Câu ghép.

Khảo sát chất lượng
Tập làm
văn

1.Văn tự sự :

(40 tiết)

Phương pháp làm
các dạng bài tự sự :

- Kể chuyện tưởng tượng.

- Kể chuyện sáng
tạo.
- Kể chuyện tưởng
tượng
- Kể chuyện đời
thường.
Khảo sát chất lượng
2. Văn miêu tả :

- Rèn kỹ năng làm - Miêu tả sáng tạo
văn miêu tả với các
dạng :
+ Tả cảnh,
+ Tả người,


+ Tả cảnh trong tả
người, tả người
Khảo sát chất lượng trong tả cảnh.
3. Cảm thụ thơ, văn:

- Cảm thụ giá trị nội
dung , nghệ thuật,
cảm nghĩ về một số
đoạn văn bản tiêu
biểu trong chương
trình.

8

- Cảm thụ một số bài thơ,
bài văn giàu ý nghĩa
ngoài chương trình.


Phân
môn

Nội dung

Kiến thức cơ bản
chọn lọc

4. Tập làm thơ 4 chữ, - Đặc điểm thơ 4
5 chữ.

chữ, 5 chữ
Văn học 1.Văn học dân gian:
(30 tiết)

- Khái niệm, thể
loại, bản chất, đặc
trưng của một số
thể loại VHDG.

Kiến thức nâng cao
- Làm thơ theo chủ đề.
- Phương pháp phân tích
truyện dân gian
- Đặc điểm, ý nghĩa giáo
dục của truyện ngụ ngôn.
- Các kiểu nhân vật trong
truyện cổ tích Việt Nam
- Đất nước, con người
Việt Nam qua truyền
thuyết, cổ tích.
- Chứng minh giá trị của
văn học dân gian.

2. Văn học trung đại : - Khái niệm về - Ý nghĩa nhân văn trong
truyện trung đại.
truyện trung đại VN.
Khảo sát chất lượng
3. Văn học hiện đại
Việt Nam :


- Nghệ thuật miêu tả của
nhà văn Tô Hoài trong
"Dế Mèn phiêu lưu kí"
- Nét đặc sắc trong miêu
tả cảnh của Đoàn Giỏi
qua văn bản "Sông nước
Cà Mau".
- Lòng nhân ái trong tác
phẩm "Bức tranh của em
gái tôi"
- Yếu tố tự sự và nghệ
thuật kết hợp các yếu tố
tự sự với trữ tình trong
các bài thơ : Đêm nay
Bác không ngủ , Lượm
- Nghệ thuật miêu tả
trong bài kí “Cô Tô” của
Nguyễn Tuân.
- Thiên nhiên và con

Khảo sát chất lượng
9


Phân
môn

Kiến thức cơ bản
chọn lọc


Nội dung

4. Văn
dụng:

bản

Kiến thức nâng cao
người trong văn bản
“Vượt thác”.
- Vấn đề đặt ra cho toàn
nhân loại trong văn bản “
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”

nhật

Khảo sát chất lượng

+ Hiện thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát
vọng chinh phục thiên nhiên qua các truyền thuyết: Sơn Tinh – Thủy
Tinh, Thánh Gióng…
+ Khát vọng về chiến thắng của cái thiện, về công bằng, hạnh
phúc của nhân dân thông qua các truyện như: Thạch Sanh, Em bé
thông minh.
+ Phẩm chất và năng lực kỳ diệu của một số kiểu nhân vật.
+ Nghệ thuật kỳ ảo, kết thúc có hậu trong truyện cổ dân gian
*Một số
chuyên
+ Cách ghi chép sự việc tái hiện sự kiện trong truyện trung đại.
đề tham

+ Quan điểm sống vì mọi người và ý thức tự phê qua các văn bản
khảo – Bài học đường đời đầu tiên; Bức tranh em gái tôi.
Luyện
+ Tình yêu thiên nhiên, đất nước; (Sông nước Cà Mau; Vượt thác)
đề
+ Hình tượng Bác và lòng tôn kính Bác; (Đêm nay Bác không ngủ)
30T
+ Hình tượng người thiếu niên dũng cảm: Lượm
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên qua ngôn ngữ thơ.
+ Cảm thụ một số tác phẩm thơ, văn ngoài chương trình giàu ý
nghĩa.
+ Những vấn đề tiêu biểu của xã hội. Qua thời sự, sách báo, trang
mạng…
Khảo sát chất lượng
Thứ hai là khi bồi dưỡng Ngữ văn 6 phải rèn cho học sinh chữ viết và
trau dồi vốn từ. Bởi lẽ, đa phần học sinh lớp 6 vừa chuyển cấp nên chữ viết chưa
đẹp, viết còn chậm và đặc biệt là vốn từ ngữ còn hạn chế. Bài văn hay thì phải
có vốn từ dồi dào và được sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Từ đó các em
mới có thể lựa chọn và sử dụng từ ngữ để gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Ví dụ: Nhà văn Nguyễn Tuân khi tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô đã
dùng hình ảnh và từ ngữ đặc sắc: “Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ.
Đường kính mâm rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng…”
Chỉ có vốn từ ngữ phong phú thì nhà văn mới viết được như thế. Đó là điều mà
giáo viên cần hướng dẫn các em.
Để giúp cho các em có vốn từ ngữ phong phú, giáo viên mở rộng, nâng
cao vốn từ vựng của người học sinh qua các tiết học, qua sách báo, tục ngữ, ca
10


dao, qua từ điển tiếng Việt, trong giao tiếp hàng ngày. Song song với việc mở

rộng vốn từ, chúng ta rèn luyện chữ viết cho học sinh. Rèn luyện cách đặt câu,
dựng đoạn linh hoạt.
Thứ ba là dạy cho học sinh cách sử dụng hình ảnh so sánh văn học hay
các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Bởi vì chỉ dùng hình ảnh mới dựng lên
được những bức tranh cụ thể, sinh động, giúp người đọc cảm nhận được cuộc
sống, con người, sự vật, sự việc trong tác phẩm, trong bài văn. Trong khi làm
văn người viết cần phải vận dụng so sánh văn học như để làm nổi bật vấn đề,
làm cho bài văn phong phú, sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn người đọc.
Vận dụng biện pháp so sánh văn học, một mặt để làm sáng tỏ được vấn
đề, mặt khác chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng rãi.
Ví dụ: So sánh giữa nghệ thuật tả cảnh sông nước của nhà văn Đoàn Giỏi
và Võ Quảng . Hay hình ảnh so sánh của Nhà văn Tô Hoài khi nói về Dế Choắt :
“ cái chàng dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện…”. Hay hình ảnh nhân hóa trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa:
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận!”
Hoặc hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Và hình ảnh hoán dụ trong bài thơ Lượm của Tố Hữu:
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về.”
Như vậy có nghĩa là học sinh phải có kiến thức văn học phong phú. Để
rèn luyện khả năng này giáo viên bồi dưỡng cho học sinh nhiều tác phẩm khác
ngoài chương trình, giúp học sinh tập phân tích, bình giảng... Điều đó cũng có
nghĩa là đòi hỏi giáo viên phải có vốn tri thức sâu rộng.
Thứ tư là hướng dẫn cho học sinh cách tiếp cận và tích luỹ các nguồn tài
liệu, sách báo, sách tham khảo và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để
cập nhật những tin tức mới, nóng bỏng của xã hội. Hay cập nhật những dạng đề

mới. Hiện nay, việc học đi đôi với hành do đó những đề văn không còn như
trước mà đa số là dạng đề nhật dụng, thiết thực với xã hội. Đặc biệt với lớp 6,
một dạng đề khá hay đó là đề kể chuyện tưởng tượng. Ví dụ: “Trong giấc mơ,
em lạc vào thế giới cổ tích kì diệu. Ở đó, em được gặp chàng dũng sĩ Thạch
Sanh và được chàng tặng cho cây đàn thần. Với cây đàn đó, em đã làm được
nhiều việc có ích cho cuộc sống. Hãy tưởng tượng và viết lại câu chuyện cổ tích
của riêng mình”
Một kinh nghiệm của bản thân là tôi thường tìm kiếm sách, tài liệu rồi
tích lũy dần qua các năm để trau dồi và cung cấp cho các em khi cần thiết. Nếu
không đủ kinh phí, tôi thường đọc ở trên internet rồi truyền đạt cho các em…
Thứ năm là rèn cho học sinh cách lập luận chặt chẽ, logích. Để làm tốt
được điều này giáo viên cần rèn cho học sinh cách lập luận với những luận
điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch. Học sinh phải biết lập luận như một cuộc đối
thoại ngầm, lật đi lật lại một vấn đề. Biết sử dụng dẫn chứng kết hợp với lý lẽ
11


trong lập luận giáo viên tự rèn luyện cho học sinh cách lập luận trong những bài
làm văn cụ thể và cả trong những giờ văn luyện nói. Kĩ năng này chính là bước
đầu rèn luyện cho các em lớp 6 có tiền đề để những năm sau các em dần quen
với văn nghị luận, một dạng đề phổ biến.
Thứ sáu là trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải đặt trọn tình cảm vào
quá trình bình giảng, phân tích. Để giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của
việc thể hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mình quan
tâm phải cho người đọc nhận ra được chúng ta đang tán thành hay phản đối, ca
ngợi hay châm biếm, buồn hay vui...Trong quá trình viết văn, giáo viên cần chỉ
rõ cho học sinh luôn phải thể hiện tình cảm riêng của mình trước mỗi vấn đề,
nhân vật, uốn nắn cho học sinh không nên chỉ dùng một loại thao tác tư duy vì
đó là một cách để bài văn có giọng văn sinh động, phong phú. Ngoài ra, sau mỗi
buổi học phải có phút lắng đọng, giáo viên phải đúc rút kinh nghiệm, tháo gỡ

những thắc mắc của các em. Có sự so sánh, khen ngợi, góp ý cụ thể, giúp các em
tiến bộ hơn. Giao những bài tập, hướng dẫn về nhà cũng nên có sự phân loại đối
tượng học sinh.
2.2.4. Kết quả:
Ý thức tầm quan trọng việc rèn luyện cho học sinh làm được một bài văn
hay, bản thân tôi và học sinh đã cùng nhau cố gắng nỗ lực không ngừng. Qua
quá trình bồi dưỡng, rèn luyện đội tuyển hàng năm tôi thấy các em đã có nhiều
tiến bộ đáng kể. Chất lượng bộ môn Ngữ văn có nhiều khởi sắc. Và nhờ áp dụng
những giải pháp trên mà tôi đã gặt hái nhiều thành công. Dù không được giảng
dạy ở những trường trọng điểm và học sinh đội tuyển Ngữ văn chưa phải là
những học sinh thuộc tốp đầu về năng lực như các môn Toán, Anh văn, tuy
nhiên đội tuyển đã giành nhiều thành tích:
Năm học

Tổng số giải Khối

2014-2015

7

2015-2016

10

2016-2017
2017-2018

7
5


7
8
6
6
6

Cụ thể
- 4 giải Ba
- 3 giải Khuyến khích.
- 3 giải Ba, 2 giải Khuyến khích
- 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 1 giải Khuyến khích
- 4 giải Ba, 3 giải khuyến khích.
- 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 1 giải Khuyến khích

Kết quả trên tuy chưa được mĩ mãn song đó là đích đến chưa trọn vẹn
thôi thúc bản thân tôi cần cố gắng hơn nữa trong công tác giảng dạy.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
Thực tế cho thấy, con đường bồi dưỡng học sinh giỏi luôn đầy chông gai,
thử thách nhưng cái đích đến thì đầy trái ngọt. Chính lẽ đó, tôi luôn tâm niệm:
dạy văn là đang dạy cho học sinh cách làm người. Công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi Ngữ văn là góp phần đào tạo những con người có vừa có tài vừa có đức.
Muốn có được điều đó, người giáo viên làm công tác bồi dưỡng phải giành trọn
tâm huyết, nhiệt tình cho công việc. Phải thực sự gần gũi, quan tâm khai sáng tư
tưởng cho các em. Để đạt kết quả cao, phải thật nghiêm túc trong quá trình phát
12


hiện và tuyển chọn học sinh. Đồng thời, phải tạo mối liên hệ mật thiết với phụ
huynh học sinh. Bởi họ như là những người thầy lúc ở nhà của các em là người

theo dõi, nhắc nhở các em học tập. Ngoài ra, giáo viên bồi dưỡng phải có kỹ
năng, phương pháp: xây dựng kế hoạch đến chương trình bồi dưỡng; Rèn luyện
về chữ viết, vốn từ; Cách sử dụng hình ảnh nghệ thuật; Cách trình bày lập luận;
Cách tiếp cận tài liệu và cách bày tỏ thái độ, quan điểm của mình trước một
vấn đề…
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được trong
quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 6 trong những năm qua. Rất mong
nhận được sự giúp đỡ chân thành của các quý thầy cô, của đồng nghiệp để
chúng ta cùng đi đến mục đích chung cuối cùng là: góp phần đào tạo ra cho xã
hội những con người vừa hồng vừa chuyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
- Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức nhiều hơn các buổi trao đổi, bàn
luận chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Nên có các câu lạc bộ các môn học trong nhà trường, tạo sân chơi cho
các em, đồng thời để phát huy tài năng của các em.
- Nên phân nhóm giáo viên dạy chuyên bồi dưỡng để phân công nhiệm vụ
phù hợp, để giáo viên bồi dưỡng có thời gian toàn tâm, toàn lực trong công việc.
- Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi cùng đồng
nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa Ngữ văn 6, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
[2] Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 6, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

14



XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

15



×