Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN vận dụng kiến thức hóa học góp phần hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.68 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài.
Trong điều kiện của nền kinh tế nước ta nói chung và ở địa phương nói
riêng hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ bên cạch những thành tựu của
khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão trên thế giới mở ra thời kỳ hội nhập
quốc tế làm cho con người tiếp cận với những tri thức nhanh hơn, hiệu quả
hơn….bên cạnh đó kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không
nhỏ đến suy nghĩ và hành động của HS, cộng với sự phối hợp của các ngành
chức năng còn lỏng lẻo, một mặt các em chưa được sự quan tâm chăm sóc, động
viên, giáo dục từ phía gia đình như cha mẹ chỉ biết lao vào kiếm tiền mà không
quan tâm gì đến việc học tập, sinh hoạt và những hoạt động khác của con em
mình như thế nào; mặt khác về phía học sinh việc các em tự trang bị và hình
thành những kĩ năng cơ bản để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống còn nhiều
bất cập
Đặc biệt kĩ năng sống còn kém, chưa biết ứng xử với lối sống văn hóa và
chưa biết đấu tranh với những văn hóa đồi trụy, phản động, chưa nhận thức được
việc phạm tội, vi phạm đạo đức của mình, chủ yếu là đua đòi phạm tội một cách
hồn nhiên, ít chịu tu dưỡng, rèn luyện, sống buông thả theo thị hiếu tầm thường.
Nhiều em có hoàn cảnh kinh tế khá nhưng thiếu ý trí vươn lên tự buông thả
mình và trượt dài trên con đường vi phạm pháp luật, đạo đức.
Vấn đề học sinh hiện nay thiếu kĩ năng sống, thiếu tự tin, tự lập, sống ích
kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình, bản thân đang là những càn trở lớn
cho sự phát triển của thanh thiếu niên hiện nay khiến không ít các bậc phụ
huynh làm cha làm mẹ phải phiền lòng vì con, khiến nhà trường phải bận tâm vì
những đối tượng học sinh này trong xã hội phát triển năng động như hiện nay
mà đúng ra các em sẽ rất năng động, tự tin khi được thể hiện mình trong cuộc
sống và trong sinh hoạt, học tập.
Trước những yêu cầu thiết thực trên, những kiến thức của bộ môn hóa học
giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi người
công dân, góp phần định hướng cho học sinh cách thức để xử lí 1 số vấn đề phát
sinh trong thực tiễn. Vì vậy cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy và


học là rất cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, của học sinh;
mặt khác góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có
tính năng động, sáng tạo, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất và năng
lực để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước
ta hiện nay và phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Các em học sinh lớp 10 mới bước chân vào môi trường học mới, môi
trường cấp học THPT đặc biệt các em người dân tộc thiểu số phải trọ học xa gia
đình thì các em chưa thực sự tự tin, còn rụt rè lúc này có những mối quan hệ
xung quanh như: kết bạn, mối quan hệ giữa thày, cô, nhà trường và xã hội…..
với các quan hệ phức tạp ấy, các em cần có những kĩ năng để tiếp cận trước
những lôi cuốn của bạn bè xấu sẽ ảnh hưởng kết quả học tập về sau.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bộ môn hóa học trong việc
1


giáo dục,hình thành kĩ năng sống cho học sinh cấp THPT, trong thời gian qua
nhà trường đã tạo mọi cơ hội cho việc giáo dục đạo đức học sinh học chính
khóa, ngoại khóa đã từng bước kịp thời uốn nắn các em.
Tuy nhiên trong thực tế tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một
bộ phận học sinh hiện nay như: Lối sống buông thả, sống thiếu trách nhiệm với
bản thân, gia đình và xã hội và việc xử lí các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
còn bất cập…. đây cũng là điều khiến tôi phải suy nghĩ trước quyết định viết
sáng kiến này. Tôi xin trình bày những điều rút ra từ thực tiễn rất mong được sự
chia sẻ của đồng nghiệp cùng đóng góp trong việc hình thành, giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh cấp THPT hiện nay.
Với những lí do trên, tôi xin mạnh dạn lấy đề tài “Vận dụng kiến thức
hóa học góp phần hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT giúp các em rèn luyện hành vi

có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, đối phó với những sức ép của
cuộc sống, phòng ngừa những hành vi có hại cho thể chất và tinh thần của các
em. Giáo dục kĩ năng sống giúp tăng cường khả năng tâm lí, khả năng thích ứng,
giúp các em có cách thức ứng phó với những thách thức của cuộc sống và trở
thành người công dân đáp ứng yêu cầu xã hội hiện đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài trên, tôi chọn 4 lớp khối 12 của trường THPT Hà
Trung làm thí điểm là 12C, 12E, 12G, 12H.
- Số lượng học sinh: 179
- Đặc điểm của học sinh: Các em học sinh ở những lớp trên bao gồm cả
những em nhận thức khá (12C), nhưng đa phần là học sinh ở những lớp đại trà,
tiếp thu kiến thức còn chậm, rụt rè, ngại phát biểu. Vì vậy, khi chọn những đối
tượng học sinh trên, tôi mong muốn với những đổi mới của mình về vận dụng kĩ
năng sống sẽ làm tăng hứng thú của các em trong việc học tập môn hóa cũng
như hiểu biết về các vấn đề xã hội, giúp các em chủ động tìm tòi, khám phá, tự
tin trong cuộc sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu.
Các tài liệu liên quan phục vụ cho tích hợp giáo dục rèn kĩ năng sống cho
học sinh nói chung học sinh cấp THPT nói riêng.
1.4.2. Phương pháp điều tra nghiên cứu.
Kết hợp các phương pháp như tìm hiểu, nghiên cứu, nêu gương, điều tra
phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh và lấy ý kiến của các tổ chức đoàn thể
trong trường.
Tích hợp nội dung về giáo dục kĩ năng sống trong môn hóa học trong
trường THPT.
2


Tập trung nghiên cứu tích hợp các kĩ năng cho học sinh gắn với thực tiễn

đời sống, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Kỹ năng sống: Là các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Đó là các kĩ năng
mà học sinh thực sự cần nếu muốn sống an toàn,sống tốt trong môi trường của
chúng. Kỹ năng sống là thói quen hợp lý cần thiết để xử lý các tình huống cụ
thể. Những tình huống này phải có thật và có nhiều khả năng xảy ra trong thời
điểm thực tại hoặc tương lai. Ứng xử phù hợp trong tình huống đó giúp chúng ta
thoát hiểm.Chính vì điều này mà kĩ năng sống có rất nhiều: Kỹ năng thoát
hiểm,kỹ năng ứng phó với các tình huống,kỹ năng làm việc nhóm…Mỗi lứa
tuổi,mỗi cấp học lại yêu cầu có những kỹ năng riêng phù hợp. Để có được các kĩ
năng đó là sự tổng hợp các kiến thức của nhiều môn khoa học.Trong đó hóa học
cũng là một trong những môn khoa học giúp rèn luyện một số kĩ năng sống cho
học sinh qua các bài học.
Môn hóa học là môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống con
người.Môn hóa học giúp học sinh hiểu rõ về cuộc sống , về biến đổi vật chất,
trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để học sinh không bị bỡ ngỡ trong
các tình huống tự nhiên, lý giải các hiện tượng kỳ bí trong tự nhiên, bài trừ mê
tín dị đoan, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2. Thực trạng của rèn luyện kĩ năng sống.
Một trong những thực trạng của giáo dục phổ thông hiện nay là chưa thực
sự chú trọng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.Trong khi đó mục tiêu của
giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện: Đạo đức,tri thức,
sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp…trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc. Tuy
nhiên nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường còn xem trọng việc
dạy chữ chứ chưa coi trọng đến việc dạy người, dạy kỹ năng sống. Trong thực tế
khi xây dựng nội dung chương trình học trên lớp,giáo viên đều phải xây dựng đủ
3 mục tiêu:Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ.Đây là
yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc
được về yêu cầu này. Tuy nhiên phải chạy theo thời gian, lượng kiến thức cần

chuyển tải nhiều nên giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức để
hướng tới các kỳ thi mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng ứng phó và hòa nhập
cuộc sống.
Trong thời gian gần đây giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm nhiều
hơn, tuy vậy giáo dục kỹ năng sống không được bố trí thành môn học riêng mà
kĩ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi qua từng môn học.Trong đó
môn hóa học là một trong những môn học giúp rèn luyện kĩ năng ứng phó với
các tình huống nguy hiểm hay đơn giản là nhận thức về biến đổi thiên nhiên,khí
hậu và bảo vệ môi trường.
Thuận lợi: Môn hóa học là một trong các môn tạo nhiều hứng thú cho học sinh
do đặc thù gắn liền với tự nhiên và đời sống.mặt khác giáo viên ý thức được tầm
quan trọng của giáo dục kỹ năng sống.
3


Khó khăn: Phần triển khai từ kiến thức sách vở đến giáo dục kỹ năng cho
học sinh nhiều giáo viên con lúng túng. Tài liệu cho giáo viên và học sinh còn
rất hạn chế.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Kỹ năng thứ 1: Xử lý khi bị ong đốt hay bị côn trùng cắn.
Cơ sở lý thuyết: Trong bài axit (bài 60 SGK hóa 11) ,có một số tên gọi
của axit đước đặt theo nguồn gốc như: axit fomic (HCOOH : axit kiến). Trong
nọc của ong , kiến hay một số các loại côn trùng có chứa loại axit này , ngoài ra
còn có một số loại khác như : axit clohiđric (HCl), axit photphoric (H 3PO4) gây
ra bỏng rát và ngứa.Dựa vào tính chất axit để xử lý tình huống này
Xử lý: Dùng vôi tôi để trung hòa axit do vôi có tính kiềm
PTHH:
2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2 H2O
Hoặc baking sođa (NaHCO3).
PTHH:

NaHCO3 + HCOOH → HCOONa + CO2 + H2O
Tuy nhiên nếu bị lượng ong và côn trùng đốt nhiều cần sơ cứu rồi đưa đến
cơ sở y tế.
2.3.2. Kỹ năng thứ 2: Xử lý khi gặp thủy ngân rơi vãi.
Cơ sở lý thuyết: Thủy ngân (Hg) là kim loại đặc biệt khi tồn tại ở thể lỏng và là
kim loại nặng, rất độc, ngay cả lượng rất nhỏ. Vì thủy ngân khi phát tán ngoài
không khí, lọt vào phổi, đi vào cơ thể, kết hợp với một số chất béo trong máu
gây độc. Nếu chẳng may nhiệt kế hay cặp nhiệt độ rơi vỡ,thủy ngân lọt ra ngoài
thì xử lý thế nào. Trong bài lưu huỳnh (bài 43 SGK 10), học sinh học tính chất
hóa học của lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao, tuy nhiên lại
phản ứng với kim loại thủy ngân ở ngay nhiệt độ thường.Lợi dụng tính chất này
mà có cách thu thủy ngân như sau:
Xử lý: Rắc bột lưu huỳnh để thu hồi thủy ngân, sản phẩm thu được là thủy
ngân (II) sunfua.
PTHH:
Hg + S → HgS
2.3.3. Kỹ năng thứ 3: Xử lý khi bị bỏng axit.
Cơ sở lý thuyết: Bị bỏng axit chủ yếu thường gặp là axit sunfuric (H 2SO4) đậm
đặc hay axit nitric (HNO3). Học sinh được học tính chất hóa học của axit
sunfuric đặc (bài 45 SGK hóa học 10) đó là tính háo nước và cả hai loại axit
này đều có tính oxi hóa mạnh.Mà cơ thể chúng ta 90% là nước. Da thịt tiếp xúc
với các loại axit này sẽ bi bỏng rất nặng, do khi tiếp xúc với da nó phá hủy các
cấu trúc da như: mô, gân, mỡ… gây hoại tử theo cơ chế đóng vón protein.
PTHH:
Cn(H2O)m n C + m H2O
C lại tiếp tục phản ứng:
C + 2 H2SO4 → 2 CO2 + 2 H2O
Sở dĩ axit có khả năng gây bỏng cơ thể con người bởi nó phản ứng với các
protein có trong tóc, móng chân, móng tay, da… Khi tiếp xúc với da, axit làm
ngưng kết các protein của mô và hút nước của tế bào. Chúng cũng hóa hợp với

protein tạo thành protein axit, các protein này vẫn mang tính axit và tiếp tục gây
4


phỏng sâu. Quá trình ấy làm biến hoại các liên kết peptit, lắng đọng tổ chức keo,
protein mô bị kết tủa hoàn toàn, mô collagen được thay thấy bằng mô xơ, mô
hoại tử. Nồng độ axit càng đặc, thời gian tiếp xúc càng dài thì bỏng và hoại tử
càng nặng và sâu, khả năng hồi phục gần như bằng không.
Chúng ta có thể thấy sự tàn phá của axit khinh khủng thế nào qua bức ảnh sau:

Sự tàn phá của axit (hình ảnh minh họa)
Xử lý: Loại bỏ axit, làm loãng nồng độ bằng cách rửa trực tiếp phần cơ
thể dưới vòi nước sạch.Xé bỏ quần áo hoặc đồ dùng trên người đã dính axit,
tuyệt nhiên không cởi quần áo vì có thể làm lột da.Dùng băng gạc che phần vết
thương rồi chuyển đến cơ sở y tế.
2.3.4. Kỹ năng thứ 4: Dập tắt các đám cháy.
Cơ sở lý thuyết: Trong đời sống chẳng may ta gặp các đám cháy nhỏ nếu
không biết xử lý hoặc xử lý sai thì chuyện bé lại xé ra to. Tuy nhiên dập tắt các
đám cháy cũng không hề đơn giản. Mỗi đám cháy do các nguyên nhân khác
nhau thì cần xử lý khác nhau.Kiến thức hóa học phổ thông đã phần nào lý giải
được điều này.
+ Nếu đám cháy là kim loại có tính khử mạnh như :Magie (Mg), Liti
(Li),Natri (Na )…Vậy ta dùng bình cứu hỏa (khí CO 2), dùng nước (H2O ) hay
dùng cát.Ta sẽ lý giải bằng kiến thức hóa học đã học.
* Dùng bình cứu hỏa:Dám cháy sẽ lớn hơn.Do Mg cháy trong CO2 .Kiến
thức ở bài 21: hợp chất của cacbon(SGK hóa học 11)
PTHH:
CO2 + 2 Mg 2 MgO + C
* Dùng cát: kiến thức ở bài 22 ( silic và hợp chất silic. SGK 11) ta biết
silic đioxit cũng phản ứng với kim loại có tính khử mạnh như magie, mà cát có

thành phần chính (SiO2).
PTHH:
SiO2 + 2 Mg 2 MgO + Si
* Dùng nước: Kiến thức ở bài kim loại kiềm thổ (SGK 12),Mg là kim loại
5


phản ứng với nước ở nhiệt độ cao.Nên không dùng nước để dập tắt đám cháy
bằng Mg được.
PTHH:
H2O + Mg MgO + H2

Đám cháy kim loại ở Giang Tô (Trung Quốc)
Xử lý: Nếu gặp đám cháy bằng kim loại thì không nên tìm các dập tắt mà
cách tốt nhất là chờ kim loại cháy hết, đứng xa không bị bỏng nhiệt.
+ Nếu là các đám cháy bằng xăng dầu: Có dùng nước để dập tắt hay
không.Bằng kiến thức đã học (phần hiđrocacbon-SGK hóa hoc 11).Xăng dầu là
hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon.Mà tính chất vật lý của chúng là không tan trong
nước.Nếu dùng nước để dập tắt thì xăng dầu nổi lên trên, đám cháy có xu hướng
lan rộng ra.
Xử lý:Là các đám cháy nhỏ thì có thể lấy tấm vải trùm kín để ngăn không
cho các hợp chất hữu cơ đó tiếp xúc với oxi không khí.Nếu là đám cháy lớn thì
gọi cứu hỏa dập tắt bằng các bình CO2.
2.3.5. Kỹ năng thứ 5: Thoát hiểm trong đám cháy.
Cơ sở lý thuyết: Chúng ta biết rằng trong các đám cháy,hơn 80 % người ta
chết vì ngạt khí chứ không phải do lửa thiêu đốt. Vậy hiểu về khí độc sinh ra
trong các đám cháy giúp chung ta xử lý tình huống khi gặp vấn đề chính xác,hợp
lý. Xung quanh chúng ta khi cháy đều là sản phẩm oxi hóa các hợp chất hữu cơ và
là quá trình oxi hóa không hoàn toàn nên sản phẩm cháy hầu hết là các khí độc:
+ Khí cacbon mono oxit (CO): Kiến thức ở bài 21: Hợp chất của cacbon

(SGK hóa học 11) :
Là chất khí không màu, không mùi,hơi nhẹ hơn không khí, rất độc với hệ
hô hấp và hệ tuần hoàn.Khi hít phải khí CO thì máu trở nên không tiếp nhận
được oxi, hệ thần kinh bị tê liệt.Một vài số liệu:
6


Nồng độ
0,0035 %
0,01%
0,02 %
0,04 %
0,08 %
0,16 %
0,32 %
0,64 %
1,28 %

Triệu chứng
Gây đau đầu,chóng mặt trong vòng 6 h đến 8 h tiếp xúc liên
tục
Đau đầu nhẹ trong vòng 2h đến 3 h tiếp xúc liên tục.
Đau đầu nhẹ trong vòng 2h đến 3 h tiếp xúc liên tục, gây
nhầm lẫn.
Đau đầu nhẹ trong vòng 1h đến 2 h tiếp xúc liên tục, gây
nhầm lẫn.
Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn co giật trong vòng 45 phút,mất
cảm giác sau 2 h
Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn ,tim đập nhanh khi tiếp xúc,
gây tử vong sau 2 h

Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn co giật trong vòng 5 đến 10
phút,gây tử vong sau 30 phút.
Chóng mặt, đau đầu sau 1 đến 2 phút tiếp xúc.Co giật và
ngừng hô hấp trong vòng chưa đầy 20 phút.
Bất tỉnh sau 2-3 hơi thở,tử vong trong vòng 3 phút

+ Khí cacbon đioxit (CO2): Kiến thức ở bài 21: hợp chất của cacbon(SGK
hóa học 11):Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, là một khí
độc.Khi hít phải khí có nồng độ CO 2 3% gây khó thở, từ 8-10 % gây mất cảm
giác, thậm chí tử vong.
Ngoài ra một số đám cháy còn sinh ra các hợp chất của clo,lưu huỳnh,
hợp chất xianua…rất độc.
Xử lý: Khi lượng khói nhiều phải khom người, quỳ hoặc bò ra khỏi đám
cháy vì khói bao giờ cũng có xu hướng đi lên cao.Dùng khăn ướt bịt vào miệng
và mũi để lọc không khí. Đi men theo tường ra cửa, dùng khăn ướt bịt khe cửa
không cho khói đi vào.

7


2.3.6. Kỹ năng thứ 6:Xử lý nước cứng.
Cơ sở lý thuyết:Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca 2+ và Mg2+.Nước
mềm là nước chứa it hoặc không chứa ion Ca2+ và Mg2+ (bài 31.SGK hóa học
12).Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống.Nước thường dùng là nước tự
nhiên và hầu hết chứa nhiều muối của caxi và magie.Dựa vào thành phần anion
của gốc axit mà chia nước cứng thành 3 loại:Nước có tính tạm thời, nước có
tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần.Mặt khác nước cứng gây
nhiều bất lợi và trở ngại cho đời sống thường ngày: Nước cứng làm cho xà
phòng ít bọt,giảm khả năng tẩy rửa. Nước cứng nấu đồ ăn giảm mùi vị và lâu
chín.Tạo cặn trong các nồi hơi gây lãng phí nhiên liệu, không an toàn. Vậy xử lý

thế nào khi chúng ta chưa có máy lọc nước.

8


Hình ảnh ấm đun nước bị đóng cặn.
Xử lý:Có nhiều phương pháp để xử lý nước cứng
+ Phương pháp kết tủa:Áp dụng với nước cứng tạm thời: Đun sôi nước
trước khi dùng.Để ngội lọc bỏ kết tủa được nước mềm.
PTHH:
Ca(HCO3)2 CaCO3 ↓ + CO2 + H2O
Mg(HCO3)2 MgCO3 ↓ + CO2 + H2O
Dùng nước vôi (Ca(OH)2 ) vừa đủ hoặc sođa (Na2CO3).
PTHH:
Ca2+ + CO32- → CaCO3
Mg2+ + Na2CO3 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + CaCO3 + 2 Na+
+ Phương pháp trao đổi ion: Là phương pháp phổ biến để làm mềm nước
cứng.Phương pháp này dựa trên khả năng trao đổi của các hạt zeolit có trong tự
nhiên hoạc được tổng hợp.
2.3.7. Kỹ năng thứ 7:Kĩ năng nhận biết không khí,đất, nguồn nước bị ô
nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cơ sở lý thuyết: Trong bài 58: Hóa học và vấn đề môi trường (SGK hóa
học 12) :
+ Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm môi trương không khí là hiện tượng làm
cho không khí sạch thay đổi thành phần, có nguy cơ gây tác hại đến thực vật,
động vật, sức khỏe con người và môi trường xung quanh.Không khí sạch thường
gồm: 78% khí nitơ, 21% khí oxi và một lượng nhỏ khí cacbonic và hơi nước.
Không khí bị ô nhiễm thường quá mức cho phép nồng độ các khí CO 2, CH4 và
một số khí độc khác, thí dụ:CO, NH3, SO2… và một số vi khuẩn gây bệnh.
9



Tình trạng ô nhiễm không khí vượt mức báo động (Ảnh minh họa).
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà những
biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, thở khò khè… Mức độ ảnh
hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, vào nồng độ của loại
chất gây ô nhiễm và thời gian tiếp xúc. Phụ nữ mang thai và trẻ em nếu tiếp xúc
với không khí ô nhiễm trong khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ bị tổn hại sức
khỏe lâu dài, ở mức độ nghiêm trọng hơn. Những tác động xấu của ô nhiễm
không khí không chừa bất cứ ai là đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng
của phổi, dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí có thể bị ung
thư...
Những năm gần đây, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí có xu
hướng tăng cao, nổi bật là bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm
phổi, bại não, ung thư và các dị tật bẩm sinh.. Không khí kém chất lượng ảnh
hưởng tới tình trạng trẻ em sinh ra có chỉ số cân nặng thấp, theo nghiên cứu của
các nhà khoa học Mỹ dựa trên 3 triệu ca sinh nở được ghi nhận tại 9 quốc gia ở
Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Ú. Chỉ số cân nặng thấp - khi một trẻ
em mới sinh có cân nặng dưới 2,5kg - sẽ khiến đứa trẻ gặp các vấn đề về sức
khỏe. Ngày 17.10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã xếp ô nhiễm không khí
ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở
người. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) ngày 16/10 cũng tuyên
bố rằng ô nhiễm không khí là một nguyên nhân dẫn đến gây ung thư, cùng với
những tác nhân nguy hiểm khác được biết đến như amiăng (một loại khoáng
chất tự nhiên thường được sử dụng trong xây dựng), thuốc lá và bức xạ tia cực
tím. Thông báo trên được đưa ra sau đưa ra sau khi có kết quả nghiên cứu của
nhóm chuyên gia của IARC thuộc Tổ chức Y tế Thế giới có trụ sở tại Lyon,
Pháp. Theo các số liệu thống kê mới nhất của IARC, năm 2010, hơn 220.000
trường hợp tử vong do ung thư phổi trên toàn thế giới có liên quan đến ô nhiễm
không khí và đây cũng là nguyên nhân liên quan đến tăng nguy cơ gây ung thư

10


bàng quang.
+ Ô nhiễm nước: Là hiện tượng làm thay đổi thành phần tính chất của
nước gây bất lợi cho môi trường nước, phần lớn do các hoạt động khác nhau của
con người gây nên. Nước sạch không chứa các vi khuẩn gây bệnh và các chất
hóa học làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước sạch nhất là nước cất
thành phần chỉ có nước. Ngoài ra nước sạch là nước còn được quy định về thành
phần giới hạn một số ion, một số ion kim loại nặng, một số chất thải nồng độ
dưới mức cho phép của tổ chức Y tế thế giới.

Ô nhiễm nguồn nước là thực trạng báo động. (Hình ảnh minh họa)
Tại một số địa phương Việt Nam, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm
nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40-50% là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Theo
đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình, mỗi năm ở
Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh
kém. Cũng theo đó, hàng năm có khoảng 200 ngàn trường hợp mắc bệnh ung
thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn
nước ô nhiễm.
+ Ô nhiễm môi trường đất: Là tất cả các hiện tượng, các quá trình làm
nhiễm bẩn,thay đổi tính chất lý hóa tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm,
dẫn đến làm giảm độ phì của đất. Đất sạch không chứa các chất nhiễm bẩn một số
chất hóa học, nếu có chỉ đạt dưới mức quy định. Đất bị ô nhiễm có chứa một số
độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng đọ quy định. Thí dụ: Thuốc trừ
sâu, kim loại nặng…nguồn gây ô nhiễm có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo,sản xuất
hóa học là một trong nguồn gây ô nhiễm. Môi trường bị ô nhiễm làm suy giảm
sức khỏe, biến đổi khí hậu, làm diệt vong một số loại sinh vật.
Kỹ năng nhận biết môi trường bị ô nhiễm: Ta có thể nhận thấy môi trương
bị ô nhiễm qua quan sát: màu, mùi. Nước bị ô nhiễm thường có màu tối hơi đen,

khi nước ô nhiễm không còn trong suốt như nước tự nhiên.Hiện nay nhiều hồ
ao, sông ngòi đã có biểu hiện rõ ràng về nguồn nước bị ô nhiễm. Căn cứ vào
11


mùi và tính chất sinh lý đặc trưng của một số khí : Không khí có chứa clo thì
mùi hắc (phần tính chất vật lý của clo-SGK hóa 10) ,nếu có khí sufurơ thì mùi
sốc,khí hiđrosufua mùi trứng thối (Chương oxi – SGK hóa học 10), khí amoniac
thì mùi khai (chương nitơ SGK hóa 11). Ngoài ra có thể xác định chất ô nhiễm
bằng các thuốc thử hoặc dụng cụ đo.
Xử lý: Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô toàn cầu, gây ảnh
hưởng đến cuộc sống.Vậy môn hóa học đã góp phần như thế nào đến bảo vệ môi
trường. Qua môn hóa học giúp học sinh biết tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường và thực trạng của môi trường hiện nay.Từ đó học sinh ý thức được trách
nhiệm và việc làm dù nhỏ góp phần bảo vệ môi trường như: không vứt rác bừa
bãi, trồng nhiều cây xanh…Mặt khác có thể dựa vào kiến thức hóa học,nguyên
tắc xử lý chất ô nhiễm trong trường mà học sinh có những biện pháp, những đề
tài phù hợp giúp phần cải thiện môi trường sống.
Để giải quyết triệt để các vấn đề này cần phải có những chiến lược cụ thể. Trong
đó: chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua
xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những
phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước
bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Ngay cả việc xây dựng thói quen rửa tay
cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người. Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền
thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt
hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô
nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước
sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống
khỏe mạnh. Cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công
trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia.

Điều quan trọng nhất là chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về
bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử
lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên
cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy,
các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát
chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con
người.
2.3.8. Kỹ năng thứ 8: Giải thích hiện tượng “Ma Trơi” góp phần chống mê
tín,dị đoan.
Cơ sở lý thuyết: Về hiện tượng quan sát thì theo quan điểm của ngưới Á
Đông “Ma trơi” là loại ma nhỏ có hình dạng của một đốm lửa sáng, màu xanh
hay trêu chọc người.Theo quan điểm của người phương tây “Ma Trơi” là những
điểm sáng rong ruổi khắp nơi, dẫn đường cho người tốt, trừng trị kẻ xấu. Vào
những ngày mưa, trời tối, khi đi qua những nghĩa địa ta thấy hiện tượng này, sợ
hãi ta bỏ chạy thì thấy đốm sáng dường như lùa theo. Vậy hiện tượng này là thế
nào, con ma đó có đáng sợ vậy không.Theo khoa học trong não và xương người
có nhiều phốt pho, sau khi chết các vi khuẩn sẽ phân hủy tạo ra photphin (PH 3)
và điphotphin (P2H4). Photphin chỉ có thể bốc cháy ở khoảng 150 0C nhưng
điphotphin lại cháy ở nhiệt độ phòng, nên hỗn hợp này cháy ở điều kiện thường,
12


tạo nên các đốm lửa màu xanh (phần kiến thức mở rộng cho học sinh trong
bai:Phôt pho ở SGK hóa 11)
PTHH:
2PH3 + 4 O2(kk) P2O5 +3 H2O
2P2H4 + 7 O2(kk) 2P2O5 +4 H2O
Vì sao khi ta chạy đốm sáng dường như lùa theo thì đó là hiện tượng vật
lý đơn thuần.
Xử lý: Khi hiểu rõ bản chất của hiện tượng giúp ta bình tĩnh xử lý, không

sợ hãi. Mặt khác nếu ta đem theo đèn pin hoặc vật tạo sáng thì rất đơn giản, chỉ
cần bật chúng lên, “con ma” sẽ biến mất vì đôm sáng màu lục đó chỉ thấy trong
bóng tối. Khi biết về kiến thức này giúp cho bản thân hay giải thích cho người
xung quanh tránh hiện tượng mê tín, dị đoan …
2.3.9. Kỹ năng thứ 9: Hiểu biết về các chất kích thích, chất gây nghiện để
tránh xa các tệ nạn.
Cơ sở lý thuyết: Trong bài 57: Hóa học và vấn đề xã hội (SGK hóa học
12) có phần chất gây nghiện, chất ma túy đã chỉ ra rất rõ gồm: Thuốc phiện, cần
sa, heroin, cocain, mocphin….
Ma túy có thể ở dưới dạng bột trắng, dùng để hít, viên nén để uống, đặc
biệt dưới dạng dung dịch dùng tiêm chích trực tiếp vào mạch máu.Ma túy đưa
vào cơ thể đều có thể làm thay đổi một số chức năng hay nhiều chức năng sinh
lý.Ma túy có tác dụng ức chế, giảm đau, kích thích mạnh mẽ, gây ảo giác.Nhiều
loại ma túy tổng hợp gọi là thuốc lắc làm người dùng bị kích thích, không làm
chủ được bản thân. Nghiện ma túy dẫn đến rối loạn tâm lý, sinh lý như rối loạn
tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh,tuần hoàn,hô hấp. Tiêm chích ma túy có
thể gây trụy mạch dẫn đến tử vong.

Mocphin: Có trong cây thuốc phiện, còn gội là cây anh túc. Mocphin có
tác dụng làm giảm hoặc làm mất cảm giác đau đớn. Từ mocphin có thể điều chế
được heroin mạnh hơn mocphin nhiều lần và dễ gây nghiện.
Nicotin: (C10H14N2) có nhiều trong cây thuốc lá.Nó là chất lỏng sánh như
dầu, không màu và có mùi thuốc lá, tan trong nước. Khi hút thuốc lá, nicotin đi
vào phổi thấm vào máu. Nicotin là một trong các chất độc mạnh (từ một đến hai
giọt nicotin có thể giết chết một con chó), tính độc của nó có thể so sánh với axit
13


HCN, độc là vậy nhưng nicotin cũng chỉ là một trong các chất độc trong khói
thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao

gấp nhiều lần người không hút thuốc lá.
Rượu (ancol),thành phần chính là etanol (C 2H5OH). Tùy thuộc vào nồng
độ và sức khỏe của mỗi người mà có những tác hại khác nhau. Những người
nghiện rượu thường kém linh hoạt, ảnh hưởng thần kinh.Chưa nói đến nếu uống
phải rượu giả chứa metanol (CH3OH), hay etanal (CH3CHO) ở nồng độ cao gây
ngộ độc, thậm chí tử vong.
Bóng cười (thành phần là khí đinitơ oxit:N 2O): Học sinh biết đến khí này
qua chương nitơ (SGK hóa học 11). N 2O là một chất khí không màu,có vị hơi
ngọt, nặng hơn không khí. Được điều chế bằng phản ứng:
NH4NO3 N2O+2 H2O
Khí cười là chất không duy trì sự sống, phân hủy tầng ozon, tồn tại nhiều
thế kỉ.Khí cười có tác dụng giảm đau, tạo cảm giác thoải mái, không sợ hãi, tác
động đến hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn tinh thần, tạo cảm giác vui vẻ.
Mặc dù bóng cười chưa nằm trong danh mục cấm hay chất gây nghiện,tuy nhiên
với sự tràn lan trên thị trường với giá rẻ thì bóng cười cũng là nguy cơ đáng sợ.
Vì nếu sử dụng thường xuyên bóng cười làm rối loạn thần kinh, mất trí nhớ.
Trong thời gian ngắn có thể gây chóng mặt, giảm khả năng suy nghĩ, nặng hơn
bất tỉnh, tử vong do thiếu oxi, thiếu máu, ức chế tủy, xương nhiễm độc thần kinh
trung ương.

Một số bạn trẻ thường hít khí cười tại các bar, vũ trường. (ảnh minh họa)
Sở dĩ các bạn trẻ thích hít khí cười qua sử dụng “bóng cười” vì nó giống như ma
túy nhẹ tạo sự phấn khích và ảo giác. Nên lưu ý, khi hít khí cười qua bóng cười,
cơ thể rất khó kiểm soát lượng khí bởi bản thân người sử dụng lúc ấy không thể
đo đếm được lượng khí hít vào. Một số chuyên gia cảnh báo hít nhiều khí này
chắc chắn sẽ bị ngộ độc, rối loạn, thậm chí cả ung thư và các rối loạn khác trong
cơ thể. Điều đáng nói nhất là giới trẻ đã lạm dụng khí cười chỉ để tìm sự tê mê,
lâng lâng trong cảm giác mà thực chất là ảo giác. Nhờ ảo giác mà các bạn trẻ
14



cảm thấy hưng phấn, vừa hít bóng cười vừa ôm nhau nhảy trong tiếng nhạc ầm ĩ,
cuồng loạn và thấy thế mới là cuộc vui đích thực. Điều nguy hại là nếu lạm dụng
chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự,
thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giác “phê” với ảo giác, các
bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn. Các em đã quen dùng
khí cười để “phê” thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc lắc, “hàng đá”... Đến lúc
nào đó sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn việc nghiện
tiêm chích ma túy cộng với nhiễm HIV/AIDS sẽ đến cái chết.
Xử lý: Để không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội trước hết phải tìm hiểu
và hiểu rõ về nguyên nhân cũng như hậu quả. Tuy nhiên như thế là chưa đủ, phải
biết xử lý những tình huống phát sinh, đồng thời phải có một kế hoạch lao động
và học tập lành mạnh. Nếu chúng ta có những say mê, đam mê với những môn
học hay đơn thuần là tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh thì
sẽ không có thời gian đàn đúm bạn bè, đua đòi những thói hư tật xấu.
Cần phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia các tổ chức như Đoàn thanh
niên để thanh niên có điều kiện tiếp xúc, hoà nhập với nhóm bạn tốt, sống có lý
tưởng. Kết hợp học tập nội khoá với tuyên truyền, giáo dục tác hại của ma tuý,
nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu và thiết thực, kèm theo những hình thức hấp
dẫn như: phim ảnh, báo tường, thi tìm hiểu có thưởng... để thanh thiếu niên tìm
hiểu và có nhận thức nghiêm túc với tệ nạn ma tuý.
Với những học sinh có biểu hiện học sút, kém cần phải kết hợp với phụ
huynh học sinh đó để theo dõi, ngăn chặn không cho trẻ em nhiễm thói hư tật
xấu dẫn đến nghiện ma tuý.
Với những học sinh đã mắc nghiện ở mức độ nhẹ, cần phát hiện kịp thời
để phân công bạn bè và cùng gia đình kịp thời giúp các em ngăn chặn không cho
tiếp tục nghiện, rồi tiến tới cai nghiện. Nhà trường cũng nên nhận học trở lại
những em học sinh, đã phải nghỉ học để cai nghiện để động viên khuyến khích
các em khác quyết tâm cai nghiện. Sau đó sử dụng chính những em này làm lực
lượng tuyên truyền vận động chống nghiện ma tuý.Nhà trường và địa phương

cần tạo ra những sân chơi hợp lý, những cuộc chơi thật sự bổ ích và lý thú để lôi
kéo các em học sinh, tạo niềm hứng thú say mê lành mạnh cho thanh thiếu niên.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội nơi
thanh thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cuốn hút thanh thiếu
niên không để họ bị ma tuý lôi kéo. Những hàng rong, những quán bán hàng
xung quanh khu vực trường học rất dễ bị bọn người xấu lợi dụng để làm các tụ
điểm phát tán ma tuý, vì vậy phải được kiểm tra chặt chẽ. Nếu thấy cần thiết thì
kết hợp giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác kiên quyết dẹp bỏ tình
trạng bán hàng rong xung quanh khu vực trường học. Đó là những kĩ năng cần
thiết để sống tốt, sống lành mạnh trong môi trường đầy cám dỗ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp đưa ra, tôi đã tiến hành kiểm
tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh một số lớp trong trường THPT Hà
Trung năm học 2016-2017. Tôi đã làm một bài test về sự hiểu biết về kiến thức
xã hội và kĩ năng sống, sau đó chấm cho điểm như bài kiểm tra thì kết quả ở lớp
15


12 C, 12 E, 12 H, 12G như sau:
Lớp

Sĩ số

12C
12 E
12G
12H

50
48

45
45

Giỏi
SL
1
2
1
0

%
2
4
2.2
0

Khá
SL
17
14
15
13

Trung bình Yếu
%
SL
%
SL
34
27

54
5
29
28 58.5
4
33.4 24 53.4
5
28.8 23
51
8

%
10
8.5
11
18

Kém
SL
0
0
1
1

%
0
0
2.2
2.2


Và dưới đây là kết quả của bài test về kiến thức xã hội và kĩ năng sống khi
tôi vận dụng sáng kiến này vào dạy học sinh.
Lớp Sĩ số
12C
12E
12G
12H

47
45
42
45

Giỏi
SL
%
9
18
4
8,9
5
12
4
8,8

Khá
Trung bình
SL
%
SL

%
33
70
6
12
24 53,3 17 41,6
19 45,2 18 42,8
23 51,1 17 37,7

Yếu
SL
%
0
0
0
0
0
0
1
2,2

Kém
SL
%
0
0
0
0
0
0

0
0

Với kết quả trên rõ ràng chúng ta thấy việc rèn vận dụng kiến thức hóa
học không những góp phần hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
mà còn tạo cho học sinh hứng thú học tập, khắc sâu và ghi nhớ các kiến thức
liên quan đến các kỳ thi. Bởi nội dung môn học khô khan, tưởng chừng như toàn
các phản ứng hóa học thì giáo viên phải bằng năng lực, sự nhiệt huyết, tìm tòi
xem học sinh đang thiếu gì và cần gì để bổ sung. Qua đó luôi cuốn học sinh vào
việc tự tìm ra tri thức và tự rèn luyện các kĩ năng cần thiết liên quan đến thực
tiễn đời sống.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Tóm lại với đề tài của mình tôi muốn giờ môn hóa học là một giờ học
luôn có nhiều hứng thú cho học sinh, để quá trình dạy học diễn ra nhịp nhàng và
đạt kết quả cao. Muốn đạt được điều đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn kết
hợp giữa “ dạy chữ” và “ dạy người ” .Bởi tôi thiết nghĩ không có bất kỳ một
học sinh nào lớn và trưởng thành nếu không có sự rèn luyện về kĩ năng.
Có thể nói những công dân tương lai của đất nước khi bước sang thế kỉ
mới trong sự hòa đồng sánh vai với các dân tộc khác có còn giữ được bản sắc
Việt Nam hay không, có khỏi đánh mất mình hay không, có bị trượt dài trong
các tệ nạn hay không thì đó không phải là trách nhiệm thuộc về bất cứ môn học
nào. Niềm tự hào thật lớn nhưng trách nhiệm đặt lên vai người giáo viên cũng
không hề nhỏ. Và tôi tin, tôi hi vọng rằng trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo
viên luôn bằng sự hiệt huyết, khả năng sáng tạo trong mỗi giờ học thì chắc chắn
tiết dạy ấy sẽ thành công cả về mặt kiến thức và giáo dục nhân cách.
3.2. Kiến nghị.
Để kĩ năng sống không còn là vấn đề mới mẻ, cũng không còn là bài toán
16



khó với nghành giáo dục tôi có một số kiến nghị như sau:
- Trong khi soạn giáo án của các bài dạy giáo viên phải chú ý hơn đến nội
dung liên hệ thực tiễn và các kĩ năng đạt được của một bài dạy.
- Đưa thêm các hình ảnh sinh động về cuộc sống, về vấn đề xã hội và môi
trường cho học sinh tìm hiểu thêm.
- Trong các nhà trường nên mở các câu lạc bộ như: em yêu hóa học, em
yêu lịch sử….cũng như mở thêm các buổi ngoại khóa rèn luyện kĩ năng sống và
hiểu biết xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi về vận dụng kiến
thức hóa học góp phần hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.
Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng chắc chắn còn nhiều hạn chế. Rất mong
nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 02 tháng 05 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Đặng Thị Hà

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa hóa học 10,Lê Xuân Trường (chủ biên),NXB giáo dục, năm
2011
2. Sách giáo khoa hóa học 11,Lê Xuân Trọng (chủ biên),NXB giáo dục, năm
2011

3 .Sách giáo khoa hóa học 12,Nguyễn Xuân Trường (chủ biên),NXB giáo dục,
năm 2011.
4. Hóa học quanh ta, Dương Văn Đảm, NXB giáo dục, năm 2011.
5.Mười vạn câu hỏi vì sao, Lý Bá Toàn (chủ biên) NXB Hồng Đức, năm 2015.
6. Rèn luyện kĩ năng sống ,Lê Thiên Long (chủ biên) NXB đại học sư phạm,
năm 2016
7. Nguồn báo: Dân trí, Vnexpress.

18


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC GÓP PHẦN
HÌNH THÀNH VÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Đặng Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hóa học

THANH HÓA NĂM 2017

19



MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU:..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
4.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu:...............................................................................2
4.2. Phương pháp điều tra nghiên cứu:..................................................................2
II. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:......................................................3
2.2. Thực trạng của rèn luyện kĩ năng sống:.........................................................3
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.................................................................4
2.3.1. Kỹ năng thứ 1: Xử lý khi bị ong đốt hay bị côn trùng cắn..........................4
2.3.2. Kỹ năng thứ 2: Xử lý khi gặp thủy ngân rơi vãi..........................................4
2.3.3. Kỹ năng thứ 3: Xử lý khi bị bỏng axit.........................................................4
2.3.4. Kỹ năng thứ 4: Dập tắt các đám cháy..........................................................5
2.3.5. Kỹ năng thứ 5: Thoát hiểm trong đám cháy................................................6
2.3.6. Kỹ năng thứ 6:Xử lý nước cứng..................................................................8
2.3.7. Kỹ năng thứ 7:Kĩ năng nhận biết không khí,đất, nguồn nước bị ô nhiễm,
ứng phó với biến đổi khí hậu.................................................................................8
2.3.8. Kỹ năng thứ 8: Giải thích hiện tượng “Ma Trơi” góp phần chống mê tín,dị
đoan.......................................................................................................................9
2.3.9. Kỹ năng thứ 9: Hiểu biết về các chất kích thích, chất gây nghiện để tránh
xa các tệ nạn........................................................................................................10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:...........................................................................12
3.1. Kết luận:.......................................................................................................12
3.2. Kiến nghị:.....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................


20



×