Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và sự vận dụng nguyên tắc này của Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.77 KB, 9 trang )

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dùng trong
các trường đại học và cao đẳng), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2005.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2014
3. TS. Phạm Văn Sinh (Chủ biên), Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghãi Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, 2013
4. Đỗ Thị Thạch (Chủ biên), Hỏi đáp môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất
bản đại học quốc gia,2005
5. Học viện chính trị, Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Minh Khải (Chủ biên), Tín
ngưỡng tôn giá và thực hiện chính sách tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện
6.

nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2013.
Báo Quân đội nhân dân />
moi/316075.html
7. Ban Tôn giáo Chính phủ
8. />
0


A. MỞ BÀI
Nếu C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải một cách khoa học và cách mạng về
tôn giáo, xác định lập trường, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo của giai cấp
vô sản thì V.I.Lênin là người kế tục xuất sắc nhất trong việc truyền bá, bổ sung,
phát triển và hiện thực hóa tư tưởng đó, giải quyết thành công vấn đề tôn giáo ở
nước Nga sau Cách mạng tháng Mười. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo phù hợp với điều kiện thực tế
của Việt Nam, nhờ đó thực hiện được đoàn kết lương giáo trong khối đại đoàn kết
dân tộc, đảm bảo sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Trong xã hội hiện nay, vấn


đề tôn giáo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo sát sao bảo đảm cho
nhân dân có đời sống tinh thần tốt, xã hội ổn và phát triển. Nhận thấy tầm quan
trọng của vấn đề này, em chọn đề bài số 10: “Những nguyên tắc cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và sự vận dụng nguyên tắc
này của Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay” để tìm hiểu và nghiên cứu.

B. NỘI DUNG
I. Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
1.1 Khái niệm tôn giáo
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn
giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của
con người trước tự nhiên và xã hội. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn liền
1


với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Theo C.Mác: “Tôn
giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái
tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo
là thuốc phiện của nhân dân”. Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo
tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là
niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất
lực trước cuộc sống hiện thực. Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực
trước tự nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ
còn biết “thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Cũng trong cuộc sống hiện
thực ấy, họ không thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm
đến một “trái tim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao
dung, tha thứ, chở che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó

khăn trong cuộc sống. Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”,
C.Mác không chỉ muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà
còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm
đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc
giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có
nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và
coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là
những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo. Tôn giáo chứa đựng nhiều
nhân tố giá trị văn hóa phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. còn hiện thực khốn
cùng là còn cơ sở để tôn giáo nảy sinh và tồn tại. Xã hội nào sinh ra tôn giáo ấy, tôn
giáo luôn mang dấu ấn lịch sử của thời đại, của dân tộc mà nó ra đời và cũng biến
đổi, thích ứng với sự biến đổi của thời đại, của dân tộc đó. Thông thường, khi mới
ra đời các tôn giáo đều phản ánh khát vọng được giải phóng của quần chúng, nhưng
trong quá trình tồn tại, nó thường bị các giai cấp thống trị lợi dụng để ru ngủ nhằm
áp bức, bóc lột quần chúng.

2


1.2 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo
Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, tôn giáo đã và sẽ vẫn còn tồn tại lâu dài, có
chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ thể hiện tính tự phát trong
nhân dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia,… mà còn có tổ chức ngày càng chặt chẽ,
rộng lớn.
Để giải quyết tốt nhất vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, Mác – Lênin đã đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. muốn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn
giáo, trước hết cần phải tạo lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất

công, nghèo đói, thất học…, một thế giới hiện thực không còn cần đến “sự đền bù
hư ảo” của tôn giáo mà người ta có thể tìm thấy những hạnh phúc thật sự ngay
trong cuộc sống, một xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Đó là một quá trình cách
mạng lâu dài, gian khổ gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Thứ hai, tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín
ngưỡng của nhân dân. Mọi người có hay hay không có tín ngưỡng, tôn giáo đều
bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật,
nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để hoạt động đi ngược lại lợi ích nhân dân. Xuất
phát từ nhận thức tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đó là
nhu cầu hoàn toàn chính đáng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải tôn trọng và
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không được chống tôn giáo mà chỉ
chống những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng, đi
ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Tuyệt đối không được nóng vội, chủ quan trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Về vấn đề này, V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Những
lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa duy tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín
ngưỡng, tôn giáo là những hành vi dại dột, vô chính phủ, làm cho kẻ thù lợi dụng
3


để kích động tình cảm tôn giáo của tín đồ, làm cho họ ngày càng gắn bó với tôn
giáo, xa lánh thậm chí đi đến chống lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đương nhiên, như vậy không có nghĩa là coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa vô thần
khoa học, thế giới quan duy vật cho toàn dân, trong đó có những tín đồ tôn giáo,
việc làm đó góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân”
Thứ ba, thực hiện đoàn kết giữa những người có tôn giáo, đoàn kết giữa những
người theo các tôn giáo khác nhau
Thứ tư, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo. Mặt chính trị phải
trấn áp, mặt tư tưởng của tôn giáo phải được tôn trọng, tạo điều kiện cho nhân dân
sinh hoạt tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo, mặt chính
trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây

dựng chủ nghĩa xã hội của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo.
Thứ năm, phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết các vấn đề tôn giáo,
vì ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đến đời
sống xã hội là khác nhau.
II. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và việc Đảng, Nhà nước vận dụng
các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề
tôn giáo
2.1 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Đến nay, theo số liệu thống kê, cả nước đã có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo
được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (tăng gấp 2 lần so
với năm 2006), với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự
và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước. Trong đó, tín đồ Phật giáo 14
triệu, Thiên Chúa giáo 6 triệu, Tin lành 1,5 triệu, Cao Đài gần 3,5 triệu, Phật giáo
Hòa Hảo 1,5 triệu, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội 1,5 triệu, Tứ Ân Hữu Nghĩa 78.000 và
4


Hồi giáo 67.000,… Riêng trên địa bàn Tây Nguyên, năm 1975 chỉ có 50.000
người/200 thôn, làng theo đạo Tin lành, đến nay, đã là hơn 500.000 người/18.000
thôn, làng. Bên cạnh đó, việc học tập, đào tạo của các tôn giáo cũng được phát triển
nhanh. Từ chỗ chỉ có 22 trường cao đẳng, trung cấp Phật học (năm 1993), đến nay,
cả nước đã có 4 học viện Phật giáo và 49 trường cao đẳng, trung cấp, sơ cấp Phật
học; Giáo hội Công giáo có 6 Đại Chủng viện với hàng nghìn chủng sinh,....
Tuy vậy, hoạt động tôn giáo vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn, như việc
truyền đạo trái phép, tình trạng lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề mê tín dị
đoan, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động gây chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo…
2.2 Đảng và Nhà nước vận dụng các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay đã vận dụng nguyên tắc giải quyết vấn đề

tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa để giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta:
Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công
dân trên cơ sở luật pháp. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo
của nhân dân theo quy định của pháp luật” Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam năm 2013, Điều 24 quy định “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đây là cơ sở
pháp lý rất quan trọng để nhân dân ta thực hiện quyền bình đẳng trong chính sách
tự do tôn giáo theo nguyên tắc: bình đẳng về tín ngưỡng, bình đẳng về quyền lợi,
nghĩa vụ (nghĩa vụ tôn giáo, nghĩa vụ công dân) và bình đẳng về pháp luật. Hướng
dẫn các tôn giáo các chức sắc giáo hội hoạt động theo đúng hiến pháp và pháp luật,
5


ủng hộ, phát huy yếu tố tích cực của tôn giáo, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo” và xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân, tích cực
góp phần vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và trình độ văn hóa, tinh thần cho đồng bào theo các tôn
giáo.
Không những thế, Nhà nước còn tạo điều kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội
thảo nâng cao trình độ ở nước ngoài và nhiều người đã trở thành tiến sĩ Phật học.
Việc in ấn, xuất bản kinh sách được Nhà nước quan tâm, hầu hết các tổ chức tôn
giáo đều có báo, tạp chí, bản tin, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Chỉ
tính riêng Nhà xuất bản Tôn giáo, mỗi năm đã cấp phép xuất bản hơn 1.000 ấn
phẩm liên quan đến tôn giáo. Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn
giáo được tổ chức ở các quy mô khác nhau trên phạm vi cả nước; trong đó, các sự
kiện trọng đại của các tôn giáo đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức

và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương đều quan tâm, động viên, chúc mừng.
Năm 2011, đã diễn ra Đại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo
Việt Nam với sự tham gia của hàng nghìn tăng ni, phật tử trong nước và trên 2.000
chức sắc, tín đồ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Quan hệ đối ngoại của các tôn giáo cũng được Nhà nước tạo điều kiện và ngày
càng mở rộng, nhất là quan hệ với các tổ chức tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á,
Tây Âu và Tòa thánh Va-ti-căng, góp phần làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn
chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước cũng như tình hình tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt NamMọi quan hệ quốc tế và đối ngoại của tôn
giáo phải theo đúng đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Thực hiện bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của mỗi nước. Không ngừng nâng cao cảnh giác, kịp thời

6


chống lại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo
chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống lại chủ nghĩa xã hội.
2.3 Tác động tốt đẹp từ những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
vấn đề tôn giáo tới xã hội
Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay cơ bản ổn định; hoạt động tôn giáo từng
bước đi vào nề nếp, các hoạt động tôn giáo diễn ra khá đa dạng; các cơ sở đào tạo
chức sắc tôn giáo được mở rộng; việc xuất bản kinh sách, ấn phẩm tôn giáo tăng cả
số lượng, chất lượng; việc xây mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở thờ tự của các tôn giáo,
hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức, chức sắc tôn giáo được chú ý. Công
tác quản lý nhà nước về tôn giáo đạt kết quả quan trọng, quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của công dân được bảo đảm; hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo
ngày càng được bổ sung, hoàn thiện; các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, sinh
hoạt tôn giáo của tín đồ, chức sắc thuận lợi, theo hướng tốt đời, đẹp đạo; sự đoàn
kết gắn bó giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo

và giữa các tôn giáo được củng cố.

C.KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã vận dụng thành công những nguyên tắc cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin, thể chế hóa thành các đường lối, chính sách, thực hiện
có hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực, giúp xã hội ổn định, nhân dân có cuộc
sống hạnh phúc, ấm no, tốt đời, đẹp đạo, đất nước ngày một phát triển. Với cương
vị một sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những phân tích, đánh giá của
em có thể còn chưa sâu sắc, nhưng em mong nó sẽ góp phần làm rõ vấn đề “Những
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
và sự vận dụng nguyên tắc này của Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay”.

7


A. MỞ BÀI..............................................................................................................1
B. NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo.................................................................................................1
1.1 Khái niệm tôn giáo...............................................................................................1
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo..................................................................................................................3
II. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và việc Đảng, Nhà nước vận dụng các
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
....................................................................................................................................4
2.1 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay...............................................................4
2.2 Đảng và Nhà nước vận dụng các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo......................................................................5
2.3 Tác động tốt đẹp từ những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn
đề tôn giáo tới xã hội.................................................................................................7

C.KẾT LUẬN...........................................................................................................7

8



×