Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số kinh nghiệm dạy tập viết trong tiết học vần lớp 1 ở một trường miền núi SKKN TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.79 KB, 26 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu
đánh dấu sự phát triển của nhân loại. Chữ viết còn thể hiện nền văn hóa, tinh
hoa của mỗi dân tộc. Cùng với lời nói, chữ viết là phương tiện giao tiếp của con
người. Chữ viết đúng, sạch, đẹp, rõ ràng không những giúp người đọc dễ hiểu
mà còn tạo được thiện cảm với người đọc. Viết chữ đẹp là vấn đề được mọi
người trong, ngoài ngành Giáo dục & Đào tạo quan tâm, lo lắng. Người xưa đã
nói "Nét chữ - Nết người" có hàm ý hai vấn đề đó là: nét chữ thể hiện tính cách
con người; thông qua rèn chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Trong thực
tế, đôi khi chỉ nhìn qua chữ viết của một người ta có thể nhận ra một vài nét
trong tính cách của họ. Từ xa xưa, trong truyền thống hiếu học của dân tộc, ông
cha ta đã rất coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người "Văn hay - chữ tốt"
Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nó tác
động không nhỏ tới đời sống mọi mặt của xã hội. Có nhiều người cho rằng
"Chữ viết tay không quan trọng vì đã có máy tính, trong máy tính có hàng trăm
font chữ đẹp. Thi cử thì hầu hết là trắc nghiệm...". Song thực tế chữ viết tay cực
kì quan trọng, bởi vì: Với học sinh, sinh viên nếu bạn học tốt tất cả các môn học
nhưng chữ viết quá xấu không thể hiện được nội dung các môn học đó thì kết
quả học tập sẽ không cao. Với giáo viên, chữ viết đẹp là chuẩn mực giúp bạn tự
tin đứng trên bục giảng, tự tin khi soạn bài. Với các bậc phụ huynh, chữ viết đẹp
là tấm gương cho con cái noi theo, giúp bạn chỉnh được nét chữ và ý thức học
tập cho con mình. Với mỗi doanh nghiệp chữ viết là văn hóa doanh nghiệp.
Điều đó thể hiện rõ khi bạn nhận thư, fax viết tay mà chữ viết trên đó bạn không
thể đọc được,...
Với những ý nghĩa giáo dục như đã nêu ở trên thì việc rèn chữ viết cho
học sinh vẫn trở nên rất cần thiết, nó đã góp phần vào việc giáo dục toàn diện
cho học sinh. Chính vì vậy mà phân môn Tập viết có tầm quan trong đặc biệt ở
Tiểu học nhất là đối với học sinh lớp 1. Phân môn tập viết trang bị cho các em
những yêu cầu kĩ thuật viết nhanh, viết đẹp trong học tập và giao tiếp. Dạy cho
học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính


cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn khi đọc bài
vở của mình.
Việc dạy Tập viết ở lớp 1 được phối hợp nhịp nhàng với dạy Học vần.
Học sinh được luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu, (tập viết chữ
trong các tiết học âm, chữ ghi âm, vần) và (tập viết theo yêu cầu kĩ thuật trong
các tiết Tập viết). Dạy Tập viết trong các tiết Học vần lớp 1 là giúp cho học
sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên
gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các nét chữ và giữa các chữ
cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh. Viết đúng quy trình
các nét, dấu thanh, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu
cầu liền mạch, viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn
được rèn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở. Do vậy, các thầy cô giáo nói
chung, các thầy cô giáo Tiểu học nói riêng phải chú trọng bồi dưỡng thế hệ trẻ
thành những con
1


người "vừa hồng, vừa chuyên" tạo ra nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học
tốt hơn các môn học khác. Đó là việc làm vô cùng quan trọng.
Từ những yêu cầu nêu trên và từ thực tế công tác của bản thân được giao
nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1A - Trường Tiểu học Xuân Thắng, tôi đã
trăn trở và tìm ra phương pháp rèn chữ cho học sinh ngay từ đầu năm. Đặc biệt
chú trọng dạy kĩ, cẩn thận ở phần Tập viết trong các tiết Học vần. Đây chính là
"đòn bẩy" giúp các em viết đẹp không chỉ ở lớp 1 mà còn viết đẹp ở những lớp
trên. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi mạnh dạn đưa ra " Một số kinh
nghiệm dạy tập viết trong tiết học vần lớp 1 ở một trường miền núi".
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đọc tài liệu, tham khảo đồng nghiệp, kết hợp với kinh nghiệm thực tế dạy học
tìm ra các phương pháp khả thi, tích cực để áp dụng khi dạy phần Tập viết trong
tiết Học vần ở lớp 1 đạt hiệu quả.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biện pháp góp phần rèn chữ viết
trong tiết Học vần cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học hiện nay nói chung và
học sinh lớp 1A trường Tiểu học Xuân Thắng nói riêng. Lớp tôi chủ nhiệm có
27 em, trong đó trong đó nữ 10 em, dân tộc 10 em
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
+ Phương pháp quan sát đối tượng
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm là Học sinh yêu thích tập viết, có ý thức
viết đúng ngay từ đầu và tiến tới viết đẹp.
- Giáo viên phân loại chữ cái theo các nhóm chữ có đặc điểm tương đồng như :
nhóm chữ có nét khuyết, nhóm chữ có nét cong .... nên học sinh vừa dễ thuộc
chữ cái, vừa nắm vững hơn về cách viết. Từ đó học sinh đã biết viết liền mạch
mà không cần phải vừa viết vừa nhìn từng nét nên tốc độ viết đã nhanh hơn rất
nhiều, chữ viết chuẩn hơn, đẹp và có tính thẩm mĩ hơn trước.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chữ viết là công cụ để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để
ghi chép, trao đổi tri thức văn hóa, khoa học và đời sống.
Ở lớp 1 việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ chữ viết để
phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng
Việt. Dạy Tập viết nói chung và nhiệm vụ chủ yếu nói riêng của phần Tập viết
trong tiết Học vần lớp 1 nhằm đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau:
- Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống.
- Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hòa khi viết liền các con chữ)
- Đảm bảo tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh

Tiểu học)
2


- Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ
viết truyền thống đồng thời tính đến sự thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết
liền nét, phù hợp với điều kiện dạy và học ở Tiểu học (theo quyết định số
31/2002/QĐ - BGD&ĐT ngày 14/6/2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT).
Như vậy, môn Tiếng Việt lớp 1 là nền móng của bậc Tiểu học. Mục đích
của việc dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao: trao cho các em chìa khóa
để vận dụng chữ viết khi học tập, là công cụ để các em sử dụng suốt đời. Đối
với học sinh lớp 1 yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là
đọc thông, viết thạo mà cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết. Vậy để viết
đúng mẫu, viết đẹp thì học sinh phải biết xác định dòng kẻ, đường kẻ, phải viết
đúng kích cỡ, độ cao, độ rộng... Nói chung phải dạy cho học sinh kĩ năng viết
đúng quy trình, đây là cơ sở để các em viết chữ đẹp, rõ ràng, linh hoạt, đúng
mẫu chữ ở các lớp trên. Kĩ năng viết được thực hành trước hết trong phần Tập
viết của các tiết Học vần, trong các tiết Tập viết và được củng cố hoàn thiện ở
các môn học khác. Đồng thời cùng với việc rèn chữ các em học sinh sẽ có cơ
hội rèn luyện tính kiên trì, tính cẩn thận, sự khoa học, óc thẩm mĩ, tình yêu Tổ
quốc, yêu đất nước và tiếng mẹ đẻ.
Từ những mục tiêu, nhiệm vụ và cơ sở khoa học nêu trên khi được phân
công dạy lớp 1 tôi đã tập trung nghiên cứu vạch ra kế hoạch một cách chi tiết,
cụ thể về việc dạy Tập viết trong tiết Học vần ở lớp 1 và triển khai thực hiện.
Bản thân tôi cũng coi đó là một trong những công việc trọng tâm trong dạy học
sinh viết đúng, viết đẹp cho cả năm học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a) Đặc điểm tình hình địa phương
Trường Tiểu học nơi tôi công tác là một trường thuộc xã miền núi nghèo của
huyện Thọ Xuân với số hộ nghèo chiếm tỉ lệ 20%, người dân tộc thiểu số là

khoảng 50%. Do vậy, trình độ nhận thức của nhân dân chưa đồng đều. Phụ
huynh học sinh thường gửi con cho ông bà để đi làm ăn xa nên chưa quan tâm
đến việc học tập của con cái hoặc có quan tâm nhưng chưa đúng cách. Các em
còn mải chơi, học chỉ là nghĩa vụ, học cho hết lớp.
Trong mấy năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã dần dần
quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
b) Đặc điểm tình hình nhà trường
Trong những năm gần đây cùng với việc nâng cao chất lượng học tập cho
học sinh thì công tác "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp " cho học sinh cũng được Ban
Giám hiệu triển khai trong toàn trường. Đây là việc làm trọng tâm của hoạt
động chuyên môn và được duy trì thường xuyên thành nếp để thực hiện trong
suốt năm học.
* Thuận lợi: Trong thực tế hiện nay ngay từ khi còn học Mầm non các em đã
được tiếp xúc, làm quen với chữ cái. Một số gia đình quan tâm đến con cái cũng
đã dạy các em tập viết... nên nhìn chung học sinh Tiểu học ngay từ đầu lớp 1 đã
nhận được mặt chữ và viết được các chữ cái.
- Về cơ bản các em viết tương đối đúng mẫu, đảm bảo đúng cỡ chữ quy định.
- Khi viết đã thể hiện tính thẩm mĩ.
3


* Khó khăn: Tuy nhiên các bậc phụ huynh chưa nắm vững cách viết chữ như:
quy trình tập viết từng con chữ (về độ cao, độ rộng, tên gọi các nét..) mà mới
chỉ quan tâm dạy các em về hình dáng các con chữ chứ chưa biết quan tâm đến
dạy viết đúng quy trình, mẫu chữ.
- Một bộ phận không nhỏ các em viết chữ chưa đúng mẫu, chưa đúng cỡ chữ,
ghi dấu thanh không đúng vị trí.
- Nhiều em viết chữ chưa đẹp, các nét chữ, con chữ chưa đều, thế chữ chưa ổn
định, nghiêng, ngửa, ưỡn nét tùy tiện.
- Một số học sinh còn chưa biết cách trình bày, chưa nắm được khoảng cách

giữa các nét trong một con chữ; giữa các con chữ trong vần, chữ...
- Một số học sinh cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi chưa đúng quy định.
* Nguyên nhân: Trước hết do nhận thức của người dạy, người học, nhận thức
của cha mẹ học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy Tập viết đặc biệt
là dạy Tập viết cho học sinh khi mới bắt đầu vào lớp 1.
- Bản thân một số giáo viên chữ viết còn chưa đúng mẫu, chưa có kinh nghiệm
hướng dẫn cho học sinh tập viết đúng mẫu, tỉ mỉ chu đáo, chưa sửa sai kịp thời
cho học sinh.
- Về phía học sinh rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chữ viết của các em đó là: Do
tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở không đúng. Việc chuẩn bị dụng cụ học tập chưa
tốt, chưa nắm chắc mẫu chữ và quy trình viết hoặc ý thức rèn chữ chưa tốt. Chưa
nắm chắc quy tắc chính tả, nguyên tắc đánh dấu thanh hoặc đọc không đúng.
c) Khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh:
Muốn học sinh viết đúng và đẹp trước hết người giáo viên phải tìm hiểu
rõ tình trạng chữ viết của học sinh lớp mình như thế nào? Học sinh yếu những
mặt nào? Mức độ yếu của học sinh ra sao? Do đó, vào cuối tháng 9 của năm học
tôi tiến hành điều tra khảo sát kết hợp đàm thoại với các em tôi nhận thấy ngoài
những học sinh viết đúng mẫu, đẹp vẫn còn một số tồn tại như sau:
- Một số học sinh còn yếu về kĩ năng viết (chưa viết đúng quy trình mẫu chữ,
khoảng cách. Đặc biệt một số học sinh viết sai độ cao, độ rộng con chữ ( viết
chữ rộng quá hoặc hẹp quá).
- Một số gia đình chưa chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ dùng học tập cho học sinh,
bút chì gọt quá nhọn hoặc quá tù nên đã ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết.
- Một số học sinh chưa chịu khó tập viết, luyện chữ, chỉ cốt sao viết cho xong bài.
- Đa số học sinh tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút chưa đúng.
Ví dụ: Con chữ o có độ cao 2 ô li (1 đơn vị), độ rộng 1,5 ô li nhưng các em
thường viết con chữ o cao 2 ô li, rộng 2 ô li hoặc cao 2 ô li rộng 1 ô li. Một số
học sinh còn viết sai quy trình: Ví dụ: con chữ o viết chưa đúng điểm đặt bút,
dừng bút thậm trí còn viết con chữ o ngược.
- Một số lỗi thường gặp khi học sinh viết các nhóm chữ.

Ví dụ:
+ Nhóm chữ có nét khuyết: l, b, h, k, g, y. Học sinh thường mắc lỗi viết chữ
ưỡn nét, gãy nét hoặc gù (vuông đầu), vị trí giao điểm của nét khuyết cao quá
hoặc thấp quá. Nét móc 2 đầu choãi.
4


+ Nhóm chữ có nét cong: o, ô, ơ, x, e, ê, c . Học sinh thường mắc lỗi viết chữ
rộng quá, hẹp quá hoặc chưa cân đối đầu trên bé, đầu dưới quá to (hay đầu trên
to, đầu dưới lại bóp nhỏ lại), đặt bút sai vị trí.
+ Nhóm chữ có nét móc: m, n, u, ư, t, p, i . Học sinh thường mắc lỗi viết các nét
xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu rộng quá, hẹp quá hoặc choãi nét.
+ Nhóm chữ có nét thắt: v, r, s. Học sinh thường mắc lỗi khi viết nét thắt thấp
quá hoặc cao quá).
+ Một số em viết dấu chữ quá to chưa cân xứng với con chữ.
+ Đặc biệt, một số em lại viết dấu thanh chưa đúng vị trí, cao quá hoặc thấp quá
hay khi viết dấu thanh lại viết ngược. Ví dụ: Dấu sắc các em không đưa từ trên
xuống dưới, từ phải sang trái mà lại đưa ngược từ dưới lên trên từ trái sang phải.
Kết quả khảo sát cụ thể:
Thời điểm

Số học
sinh

Viết
đúng, đẹp

Cuối tháng
9/2017


27

5 = 18,5%

Viết chưa đẹp

Nhóm nét
khuyết
10 = 37,1%

Nhóm nét
cong

Các lỗi
khác

7 = 25,9% 5 = 18,5%

Qua kết quả kiểm tra chữ viết của học sinh ở trên, tôi thấy rằng để học
sinh viết đúng mẫu, đẹp cần phải tập trung rèn chữ cho học sinh lớp 1 ngay từ
đầu năm. Cụ thể lớp 1A do tôi chủ nhiệm sẽ làm như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định được những tồn tại và nguyên nhân học sinh viết còn
yếu, tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp rèn cho học sinh viết đúng mẫu
và đẹp ở phần Tập viết trong tiết Học vần như sau:
2.3.1. Bồi dưỡng học sinh sớm có óc thẩm mĩ, lòng ham mê thích thú tập viết
Đối với học sinh lớp 1 tâm lí cảm xúc khi viết ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng chữ viết. Nếu các em hứng thú tập trung khi viết thì chất lượng bài viết
(chữ viết) sẽ tốt. Ngược lại, nếu các em mệt mỏi, viết với tâm lí qua quýt cho
xong bài thì chắc chắn hiệu quả chất lượng chữ viết sẽ rất thấp. Chính vì vậy,

mà khi hướng dẫn học sinh viết ở bảng lớp, tôi thường chuẩn bị chu đáo đồ
dùng trực quan. Chữ mẫu đẹp tạo hứng thú cho học sinh. Sau đó, tôi viết mẫu
cũng phải viết cẩn thận, đẹp, chú ý vị trí đứng viết sao cho tất cả học sinh đều
nhìn thấy. Khi hướng dẫn học sinh viết bảng con tôi thường chọn những bài viết
đúng đẹp để cho học sinh nhận xét và học tập. Trước khi cho học sinh viết bài
vào vở tôi thường cho học sinh quan sát một số bài viết đẹp của những học sinh
đã đạt giải cấp trường, huyện, tỉnh hoặc bài viết của các bạn năm trước viết
đúng, đẹp để khích lệ các em. Vì qua thực tế khi nhìn thấy các trang vở viết đẹp
các em thêm tin tưởng và quyết tâm tập viết đúng mẫu, đẹp. Động viên, khen
ngợi thường xuyên dù là những tiến bộ rất nhỏ ở các em. Hơn nữa ở bậc học
Mầm Non, các em chưa học viết chữ, lên đến lớp 1 mới bắt đầu làm quen với
viết chữ, chính vì vậy mà tôi đã trú trọng tạo hứng thú cho học sinh ngay từ
những chữ viết đầu tiên. Vì thế, nên các em đã ham mê, thích thú tập viết, dần
nhận thấy được vẻ đẹp của chữ viết.
2.3.2. Chuẩn bị tốt đồ dùng, dụng cụ học tập trước khi viết
5


Trước khi chuẩn bị vào năm học mới tôi thường nhắc nhở, tham mưu cho
phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng trong việc rèn chữ cho các em ngay từ lớp 1,
để phụ huynh mua sắm và trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con em mình
như: bút, tẩy, bảng con, vở tập viết ….. Vì kinh nghiệm cho thấy sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và thầy cô giáo trong việc dạy học cho học sinh
lớp 1 đặc biệt là dạy Tập viết cho các em là hết sức quan trọng.
Để giúp học sinh lớp 1 viết đúng mẫu, đẹp thì các đồ dùng phục vụ học
tập như: bảng con, phấn, bút, vở viết của học sinh rất quan trọng. Vì vậy tôi đã
quy định thống nhất với phụ huynh mua cho học sinh loại bảng có kích thước
20 x 30cm (bảng Hồng Hà) có hàng kẻ giống với vở ô li của các em, bảng có độ
ráp vừa phải giúp học sinh viết dễ dàng, đẹp, không làm trơn trượt phấn khi
viết. Bút chì chọn loại bút tốt, mềm, chủ yếu là loại 2B. Hướng dẫn phụ huynh

cách gọt bút vừa phải ngòi bút không nhọn quá, không to quá. Đối với bút mực,
tôi hướng dẫn học sinh viết bằng bút máy, chọn loại bút nét nhỏ có thanh đậm.
Vở Tập viết và vở ô li tôi động viên phụ huynh mua thống nhất một loại vở.
Những đồ dùng này tưởng như là lẽ thường tình nhưng ở địa phương tôi công
tác, nếu như không có sự định hướng của giáo viên khi bắt đầu bước vào năm
học mới, nhất định phụ huynh sẽ không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu
trên. Từ đó dẫn đến chất lượng chữ viết của các em cũng bị ảnh hưởng theo.
Đầu năm học, học sinh lớp 1 viết bằng bút chì. Tôi hướng dẫn phụ huynh
và học sinh chuẩn bị bút chu đáo trước khi viết sao cho đầu bút chì gọt hơi nhọn
đúng tầm. Bởi vì nếu gọt quá nhọn sẽ dẫn đến nét chữ quá mảnh đôi khi chọc
thủng cả giấy. Ngược lại, nếu ngòi bút chì quá to (tù) nét chữ sẽ to (xù nét) rất
xấu. Để khỏi mất công gọt bút nhiều, vừa mất thời gian vừa chóng mòn hết ngòi
bút, tôi đã hướng dẫn phụ huynh dán một mảnh giấy ráp số "0" vào ngay hộp
bút để khi ngòi bút to các em tiện mài ngòi cho vừa độ nhọn. Cuối cùng 100%
học sinh đã có đủ đồ dùng phục vụ cho việc học tập.
2.3.3. Rèn các tư thế chuẩn bị trước khi viết
a) Rèn tư thế ngồi viết
Đối với lớp 1 việc rèn tư thế khi ngồi viết là hết sức quan trọng. Tiết học
đầu tiên, tôi cho học sinh quan sát tranh vẽ học sinh ngồi viết đúng tư thế và cho
học sinh trả lời câu hỏi. Bạn ngồi viết như thế nào? Sau đó tôi làm mẫu rồi cho
học sinh làm thử, kết hợp phân tích cho học sinh biết tư thế ngồi đúng. Cụ thể:
+ Tư thế ngồi:

6


- Lưng thẳng
- Không tỳ ngược xuống bàn
- Khoảng cách từ mắt đến vở từ 25 đến 30cm
- Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ

- Hai chân để song song thoải mái.
+ Tôi chú trọng rèn cho học sinh lớp mình có một tư thế ngồi chuẩn để có thể viết
chữ đẹp lại không gây ra những dị tật để đời như: Cong vẹo cột sống, cận thị, viễn
thị, loạn thị.
+ Ánh sáng phải đủ và thuận chiều chiếu từ bên phải sang, không bị sấp bóng.
Nhờ có sự hướng dẫn và uốn nắn tư thế ngồi viết kịp thời nên học sinh lớp
tôi đã có một tư thế ngồi viết đúng quy định và đẹp.
b) Rèn cách cầm bút, để vở đúng quy định
Trong thực tế rất nhiều bậc phụ huynh dạy con viết chữ rất sớm ngay từ
Mầm non nhưng lại chưa chú ý đến cách cầm bút, để vở của các em như thế
nào cho đúng. Điều đó rất khó cho giáo viên khi dạy lớp 1 và cũng ảnh hưởng
nhiều tới chữ viết của các em. Do đó tôi đã uốn nắn và rèn cho các em cách
cầm bút, để vở đúng quy định ngay từ buổi học đầu tiên và xuyên suốt cả năm
học. Cụ thể:
+ Cách cầm bút:
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) đầu ngón
trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải
khi đặt xuống bàn viết, lúc viết điều khiển cây bút bằng cơ cổ tay và các ngón
tay. Không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của 2 ngón
tay út và áp út, ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái.
- Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về
bên phải cổ tay. Khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái.
- Không cầm bút xuôi theo chiều ngồi, góc độ đặt bút so với mặt giấy khoảng
450. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 900. Khi đưa bút cần đưa từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay.
- Tôi quán triệt học sinh tuyệt đối không cầm bút tay trái để viết.
7


Cách cầm bút, để vở không đúng sau này sẽ thành thói quen rất khó sửa

nên tôi phải thực hiện uốn nắn cho học sinh từng li, từng tí và thực sự nghiêm
túc khi các em viết bài.
+ Cách để vở: Tôi hướng dẫn học sinh để vở trên mặt bàn ngay trước mặt và
thẳng với người, không để nghiêng vở về bên trái hoặc phải.
Sau một thời gian luyện tập, 100% học sinh lớp tôi đã biết cầm bút và để
vở đúng quy định.
2.3.4. Rèn cho học sinh viết đúng mẫu, đúng quy trình
Qua thực tế dạy học và kinh nghiệm của bản thân, tôi đưa ra các phương
pháp luyện chữ cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 1, đó là:
a) Giúp học sinh nắm vững tên gọi và viết đúng các nét cơ bản
Đây là yêu cầu cơ bản đối với giáo viên dạy lớp 1 và tôi đã thực hiện dạy
kĩ, chắc từng nét cho học sinh, sửa sai tại chỗ kịp thời. Đầu tiên, tôi dạy cho học
sinh viết tốt 2 nét (Nét sổ thẳng và nét ngang). Viết 2 nét trên cũng dễ và nó
giúp cho học sinh sau này có chữ viết thẳng, ngay ngắn từ đầu. Sau khi rèn kĩ 2
nét trên tôi mới dạy tiếp các nét còn lại. Để trong quá trình dạy luyện viết được
thống nhất trong cách gọi tên các nét, tôi thống nhất với học sinh tên gọi các nét
như sau: - Nét sổ thẳng
- Nét ngang
- Nét xiên phải
- Nét xiên trái
- Nét móc xuôi
- Nét móc ngược
- Nét móc hai đầu
- Nét cong hở trái
- Nét cong hở phải
- Nét cong tròn kín
- Nét khuyết trên
- Nét khuyết dưới
- Nét thắt
Làm tốt điều này là tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết chữ đúng, đẹp

theo mẫu.
b) Xác định được vị trí các dòng kẻ, điểm đặt bút, dừng bút
- Để giúp học sinh lớp 1 viết đúng, đẹp trước tiên tôi còn phải tự thống nhất
với học sinh một số thuật ngữ khi dạy tập viết để học sinh nghe quen tai và có
thói quen nhận biết nhanh.
Ví dụ: Về đường kẻ. Tôi phân ra: dòng kẻ ngang và đường kẻ dọc
Các dòng kẻ ngang đó là: Dòng kẻ ngang thứ thất, ..thứ 2,.....thứ 6)
Các đường kẻ dọc: Đường kẻ dọc thứ nhất, ...thứ 2,.... thứ 6)

Tôi vừa nói vừa kết hợp chỉ để học sinh nhìn. Sau đó tôi yêu cầu từng
5 học
sinh chỉ theo hiệu lệnh và tôi đi đến từng bàn để kiểm tra.
8


Việc tiếp theo quan trọng là học sinh phải nắm chắc điểm đặt bút đầu tiên,
điểm dừng bút khi viết 1 con chữ hoặc vần.
- Điểm đặt bút là vị trí bắt đầu khi viết 1 nét trong một con chữ . Điểm đặt bút
có thể nằm sát đường kẻ dọc hoặc dòng kẻ ngang.
Ví dụ:
+ Chữ có điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang thứ 2 tính từ dưới lên: h
+ Chữ có điểm đặt bút không nằm ở dòng kẻ, mà nằm ở giữa ô li thứ nhất tính
từ dưới lên: e
- Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của con chữ trong một chữ. Điểm dừng bút
trùng với điểm đặt bút, hoặc nằm sát đường kẻ dọc.
Ví dụ:
+ Chữ có điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút: o
+ Chữ có điểm dừng bút nằm ở dòng kẻ ngang thứ 2: h, n, a, r...
+ Chữ có điểm dừng bút không nằm trên dòng kẻ mà nằm ở giữa ô li thứ nhất:
e, ê, c, x, s.

Trong quá trình dạy học sinh Tập viết, tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở
nhiều tiết học để học sinh nhớ và thành thói quen.
c) Để luyện chữ có quy trình tôi hướng dẫn học sinh luyện viết đúng các
chữ theo từng nhóm chữ
Để khắc phục tình trạng học sinh viết không đúng cỡ chữ, sai mẫu tôi
chia chữ viết thành các nhóm chữ dựa trên cấu tạo của nét. Với từng nhóm chữ,
tôi xác định những lỗi sai cơ bản mà học sinh đã mắc hoặc sẽ mắc phải trong
quá trình tập viết, trọng tâm cần luyện và sửa như thế nào? Tôi chia các nhóm
chữ như sau:
Phân loại nhóm chữ:
Sách Tiếng Việt,
TT
Tên nhóm
Các chữ cái
Bài
trang
1 Nét khuyết
b, l - h, k, g, y
2, 8, 20, 23, 26 6, 18, 42, 48, 54
2 Nét cong
e, ê, o - c, ô - ơ, x 1, 7, 9, 10, 18
4, 16, 20, 22, 38
3 Nét móc
i, n - m, t, u - ư, p 12, 13, 15, 17, 22 26, 28, 32, 36, 46
4 Nét thắt
v, r - s
7, 19
16, 40
5 Kết hợp nét
a, d, đ, â, ă

12, 14, 36, 45
26, 30, 74, 92.
cong và nét móc
Nhóm 1: Nét khuyết, gồm các chữ: b, l, h, k, g, y; Bài 2, 8, 20, 23, 26; Trang 6,
18, 42, 48, 54, sách Tiếng Việt 1
Khi viết các chữ trong nhóm này học sinh lớp tôi thường viết sai ở giao
điểm của nét khuyết trên và nét khuyết dưới (vị trí điểm giao của nét thường bị
cao quá hoặc thấp quá, nét khuyết gãy hoặc gù, vuông đầu ; nét thứ 2 của chữ k
thường sai ở nét thắt, nét nóc 2 đầu con chữ h không cân xứng phần trên hẹp
phần dưới chân nét rộng dẫn đến choãi nét, nghiêng sang trái).
Để khắc phục các lỗi trên khi dạy tôi thường yêu cầu học sinh xác định rõ
ràng vị trí điểm giao của nét khuyết trên, khuyết dưới. Ban đầu tôi cho học sinh
chấm nhỏ ở vị trí giao của nét khuyết rồi viết từ điểm đặt bút chữ l, b, h, k hoặc
điểm bắt đầu y, g kéo lên, xuống qua dấu chấm lần 2 rồi mới kết thúc nét. Nét
9


móc hai đầu phải viết cân đối đầu trên và đầu dưới không viết đầu trên hẹp, đầu
dưới rộng quá sẽ bị choãi nét. (đối với các bài này khi dạy tôi thường quan sát,
hướng dẫn, sửa sai cho học sinh cẩn thận và cho học sinh viết nét sổ thật đúng,
thật thẳng thì chữ viết mới đúng và đẹp được).
Các bước dạy Tập viết (tiết 1) của tiết Học vần lớp 1:
Bước 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét chữ mẫu.
Mục đích: Giúp học sinh nhận biết độ cao, độ rộng con chữ; các nét để
viết con chữ; điểm đặt bút, dừng bút của con chữ.
Bước 2: Học sinh quan sát cô viết mẫu.
- Giáo viên vừa viết mẫu, vừa kết hợp hướng dẫn cách viết để học sinh
viết đúng quy trình.
Bước 3: Học sinh viết bảng con.
- Học sinh luyện viết vào bảng con theo hướng dẫn của giáo viên.

- Giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
- Tôi chọn bài viết đẹp, chưa đẹp yêu cầu học sinh nhận xét.
Minh họa bài dạy cụ thể: Bài 8: l - h (tiết 1),Tiếng Việt 1, trang 18, Lớp 1:
Dạy học sinh viết chữ h, tôi tiến hành như sau:
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chữ h
Bước 1: Cho HS quan sát chữ mẫu và
- Học sinh quan sát
nhận xét
- Giáo viên đưa chữ mẫu,
yêu cầu HS quan sát.
- Chữ h cao mấy ô li, rộng mấy ô li?
- Chữ h được viết bởi mấy nét? Là những
nét nào?
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại.
- GV nói kết hợp chỉ trên chữ mẫu: Chữ h
gồm 2 nét (nét khuyết trên và nét móc 2
đầu)

- Chữ h cao 5 ô li, rộng 3 ô li
- Chữ được viết bởi 2 nét đó là nét
khuyết trên và nét móc hai đầu.
- HS nhắc lại
- HS quan sát

- Nêu điểm đặt bút và dừng bút của chữ - Chữ h được đặt bút và dừng bút
h?
cùng trên dòng kẻ ngang thứ 2.

- GV chỉ và nói: Đây là giao điểm của nét - Học sinh quan sát, lắng nghe.
khuyết.

˂

- Giao điểm của nét khuyết nằm ở vị trí nào? - Nằm trên dòng kẻ ngang thứ 3.
- GV chỉ lại vị trí giao của nét khuyết cho
tất cả học sinh đều được nhìn rõ.
10


Bước 2: Học sinh quan sát cô viết mẫu
GV viết mẫu chữ h kết
hợp hướng dẫn cách viết:
Đặt bút trên dòng kẻ
ngang thứ hai sát bên trái
đường kẻ dọc thứ nhất
nửa ô li nhỏ, đưa bút lên đến dòng kẻ
ngang thứ ba đi qua giao điểm của nét
khuyết rộng 1 ô li viết nét khuyết cao 5 li
dựa lưng vào đường kẻ dọc cho đẹp, đến
điểm dừng bút của nét khuyết trên dòng
kẻ ngang thứ nhất rê bút viết tiếp nét móc
hai đầu (rê bút trùng sát với nét khuyết
vừa viết đến hết dòng kẻ ngang thứ 2 mới
tách ra viết nét móc hai đầu rộng 1 ô li
rưỡi) dừng bút ở dòng kẻ ngang thứ 2.
- Sau khi viết xong giáo viên đặt câu hỏi
cho học sinh: Nét khuyết trên cao mấy ô
li và rộng mấy ô?(cao 5 ô và rộng 1 ô)

* Lưu ý học sinh: Điểm giao của nét
(khuyết trên) nằm trên dòng kẻ ngang thứ 3,
nét móc 2 đầu chữ h tròn đều không rộng
quá, hẹp quá hoặc bị choãi chân. Nét
khuyết chữ h dựa lưng vào đường kẻ dọc
cho đẹp. Khi đưa bút viết nét khuyết phải
đưa bút kéo lên, xuống qua vị trí giao của
nét khuyết trên dòng kẻ ngang thứ 3 hai lần.
Bước 3: Tập viết chữ h vào bảng con
- Trước khi viết bảng con, tôi
yêu cầu học sinh chấm 2 điểm
.2
vào bảng con.
1
.
Điểm 1: Điểm đặt bút
Điểm 2: Điểm giao của nét khuyết
- Yêu cầu HS viết chữ h vào bảng con
- GV lưu ý: Viết từ điểm 1 lên điểm 2 sau
đó quay lại điểm 2 lần nữa, nét khuyết
viết dựa lưng vào đường kẻ dọc.
Đối với học sinh còn hạn chế về năng lực,
học sinh khuyết tật hòa nhập nếu không
tự chấm được điểm đặt bút, điểm giao của
nét khuyết tôi đến nơi và giúp các em xác
định điểm đặt bút, điểm giao của nét
khuyết ở bảng con để các em biết cách
chấm và tập viết.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá


h

- HS quan sát

- HS chấm điểm đặt bút và điểm
giao của nét khuyết.

- HS viết chữ h vào bảng con

11


- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn về độ - HS nhận xét
cao, độ rộng của chữ, ...
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh
(Lưu ý sửa sai cho học sinh ngay trên
bảng con chú ý tập trung sửa cho H viết
đúng nét khuyết, không ưỡn, không
vuông đầu, không choãi nét); khen những
H viết đúng mẫu, đẹp.
Sang tiết 2: Trong phần tập viết, tôi nhắc lại cách viết và lưu ý cho học sinh
về khoảng cách giữa các chữ, vị trí giao của nét khuyết trên, ...tư thế ngồi viết
bài để các em có thể viết bài tốt hơn.
* Lưu ý: Khi học sinh viết bài vào vở giáo viên phải đi đến với từng học sinh
“đi tận chỗ, chỉ tận tay” có như vậy mới giúp các em sửa sai kịp thời.
* Kết luận: Khi dạy các bài có các chữ cái trong nhóm1, trọng tâm tôi tập trung
vào hướng dẫn và sửa cho các em để các em viết đúng vị trí giao điểm của nét
khuyết trên, khuyết dưới, nét móc 2 đầu. Nét khuyết trên, khuyết dưới phải dựa
vào đường kẻ dọc của bảng hoặc vở để viết. Làm như vậy thì học sinh sẽ viết
được các chữ có nét khuyết trên, khuyết dưới thẳng, đẹp, tròn đầu, (không bị gù,

gãy nét, vuông đầu hoặc choãi chân nét móc 2 đầu)
Nhóm 2: Nét cong, gồm các chữ: e, ê, o, c, ô, ơ, x. Bài 1, 7, 9, 10, 18. Trang 4,
16, 20, 22, 38. Tiếng Việt 1 (tiết 1).
Khi viết các chữ trong nhóm này, học sinh lớp tôi thường viết sai về độ
rộng (chiều ngang con chữ quá rộng hoặc quá hẹp), nét chữ không đều. Đầu trên
to quá, đầu dưới bé quá do khi viết hầu hết các em đặt bút sai vị trí bắt đầu của
nét. Để khắc phục lỗi trên, "trọng tâm" là hướng dẫn kĩ và luyện cho học sinh
tập trung vào chữ o (nét cong kín) vì nếu chữ o viết đúng, đẹp thì làm cơ sở để
viết đúng các chữ còn lại trong nhóm.
* Kết luận: Khi dạy các bài có các chữ cái e, ê, o, c, ô, ơ, x trong nhóm 2, tôi
tập trung vào hướng dẫn học sinh viết đúng nét cong kín. Xác định đúng điểm
đặt bút, vị trí tiếp xúc của chữ với khung hình.
Đối với học sinh viết chưa đẹp học sinh khuyết tật hòa nhập để các em dễ
hiểu dễ nắm cách viết chữ o tôi đã hướng dẫn như sau:
Kẻ một ô vuông lớn trên bảng chia cạnh trên và cạnh dưới của ô vuông
thành 4 phần bằng nhau, kẻ 1 đường dọc để tạo thành hình chữ nhật cao 2 ô li,
rộng 1 ô li rưỡi. Đánh dấu 4 cạnh của hình chữ nhật dùng phấn màu chấm chấm
(...) thành hình chữ o sau đó tôi tô lên các dấu ( ...) vừa viết vừa hướng dẫn học
sinh quan sát. Hướng dẫn xong cho học sinh quan sát chữ o mẫu trên bìa cài
chữ, sau đó cho học sinh tập viết vào bảng con rồi mới viết vào vở. Khi học sinh
viết bảng con và vở tôi theo dõi quan sát và cầm tay cho học sinh giúp các em
viết đúng mẫu.
Nhóm 3: Nét móc hai đầu, gồm các chữ : i, n, m, t, u, ư, p. Bài 12,13,15,17,
22. Trang 26, 28, 32, 36, 46. Tiếng Việt - 1 (tiết 1) khi viết các em thường hay
mắc lỗi viết sai nét móc 2 đầu và nét móc ngược; nét móc 2 đầu thường bị đầu
trên hẹp "nhọn", đầu dưới rộng choãi chân ra đổ ngửa sang trái. nối giữa các nét
12


rời rạc (tách nét sớm quá nét chữ rời rạc nhọn nét; tách nét muộn nét chữ tù

không đẹp)
Để khắc phục các lỗi này, tôi tập trung vào dạy cho học sinh nắm vững
điểm đặt bút khi viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu, độ rộng từ
nét 1 đến nét 2 ... Để nét móc 2 đầu không bị choãi chân và hẹp tôi hướng dẫn
học sinh chia đôi ô li thứ 2 tính từ nét 1 sang để viết khi kéo xuống gần đến
dòng kẻ ngang 1 mới từ từ lượn bút viết nét móc lên. Không viết nét móc lên
sớm quá nét móc lên xấu (choãi nét). Chú ý, nét móc lên phải đủ độ cao 1 ô li.
Không hất bút sớm quá nhọn nét (không đúng). Điểm tách nét để viết nét móc 2
đầu từ dòng kẻ ngang thứ 2)
* Kết luận: Khi dạy các bài (12,13,15,17, 22 ) có các chữ cái trong nhóm 3, tôi
tập trung vào hướng dẫn học sinh viết đúng nét móc xuôi, nét móc ngược, nét
móc 2 đầu, chú ý độ rộng của chữ từ nét 1 đến nét 2 (đúng 1 ô li rưỡi). Khi viết
chú ý viết đúng nét nóc xuôi, ngược không viết nhọn quá, rộng quá. Nét móc 2
đầu cần tách nét đúng không tách sớm quá nét chữ sẽ rời rạc, nhọn; tách muộn
quá nét chữ sẽ bị tù. Viết nét móc 2 đầu cân đối phần trên và phần dưới. Tránh
choãi chân phía dưới " ngửa chữ, xấu.
Nhóm 4: Nét thắt, gồm các chữ: v, r, s. Bài 7, 9. Trang 16, 40, Tiếng Việt 1 (tiết
1). Khi viết các chữ trong nhóm này học sinh thường viết sai ở nét thắt, thắt
sớm quá hoặc cao quá. Đây là nhóm chữ khó viết đẹp nhất , đặc biệt là chữ s và
r. Tôi lưu ý để học sinh nắm vững 2 con chữ này có độ cao là 1,25 đơn vị tức là
cao hơn hai ô và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang đưa ra. Còn sau nét
thắt con chữ s là nét xuôi xuống đưa vào.
Bài dạy minh họa cho nhóm chữ thứ 4: Bài 19, Tiếng việt 1: Dạy học sinh viết
chữ s. Tôi tiến hành như sau:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chữ s
Bước 1: Cho học sinh quan sát chữ
- Học sinh quan sát chữ mẫu.
mẫu và nhận xét

- GV đưa chữ mẫu s, yêu
cầu HS quan sát.
- Chữ s cao mấy ô li, rộng mấy ô li?
- Chữ s gồm mấy nét?
- Nét thắt của chữ s, nằm ở vị trí nào?
- GV: Chữ gồm 1 nét (kết hợp từ 2 nét
cơ bản là xiên phải và nét cong hở
trái)
- Nêu điểm đặt bút và dừng bút của
chữ s?

- Chữ s cao hơn 2 ô li, rộng 2 ô li
- Chữ s gồm 1 nét
- Nét thắt của chữ s, nằm trên dòng kẻ 3.

- Điểm đăt bút ở giao của dòng kẻ
ngang thứ nhất và đường kẻ đứng thứ
2, điểm dừng bút bên trên dòng kẻ
ngang 1.
Bước 2: Cho HS quan sát cô viết mẫu - H quan sát, lắng nghe
- GV viết mẫu chữ s kết
13


hợp hướng dẫn cách viết
:Điểm đặt bút ở giao của
dòng kẻ ngang.
thứ nhất và đường kẻ đứng thứ nhất
viết nét xiên lên qua dòng kẻ ngang
thứ 3 xoay bút vào viết nét thắt và

vòng bút sang phải chú ý viết cong
đều vòng vào sang trái (gần giống nét
cong hở trái dừng bút giữa ô li thứ
nhất. (Lưu ý nét thắt con chữ s thẳng,
cân đối)
Bước 3: Tập viết chữ s vào bảng con
- Yêu cầu HS viết chữ s vào bảng con - H viết chữ s vào bảng con
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài của - HS nhận xét
bạn về chiều cao, chiều rộng, nét thắt
đúng vị trí chưa.
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh.
Sang tiết 2: Trong phần tập viết tôi nhắc lại cách viết và lưu ý cho học
sinh về điểm đặt bút, dừng bút, khoảng cách giữa điểm đặt bút, dừng bút, nét
thắt cân đối ...tư thế ngồi viết để các em có thể viết bài tốt hơn.
* Kết luận: Khi dạy các chữ v, r, s. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn và sửa cho
học sinh viết đúng nét thắt chữ s, r (thắt trên dòng kẻ ngang thứ 3, thắt vừa phải
cân đối). Chữ s nét thắt thẳng, cân đối. Phần thân chữ cong đều xuôi xuống dựa
theo đường kẻ dọc thứ 3 trong khung chữ vòng vào trong sang trái. Hơi giống
nét cong hở trái dừng bút ở giữa ô li thứ nhất. Chữ r nét thắt hơi ngang. Sau nét
thắt là nét xuôi hơi ngang đưa ra gần giống nét móc 2 đầu chú ý lượn xuôi
xuống để móc lên, không viết gập nét (vuông) nét.
Đây là nhóm chữ khó viết đẹp nhất, đặc biệt là chữ s và r. Giáo viên cần lưu
ý 2 con chữ này có độ cao 1,25 ô li và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi
ngang đưa ra còn sau. Nét thắt con chữ s là nét xuôi xuống đưa vào để học sinh
nhớ và viết đúng.
Nhóm 5: Kết hợp giữa nét cong và nét móc, gồm các chữ a, d, đ, â, ă. Bài 12,
14, 36, 45. Trang 26, 30, 74, 92. Tiếng Việt 1 – lớp 1 (tiết 1), nhóm này thì thực
ra là sự kết hợp giữa nét cong đã dạy ở nhóm chữ thứ 2 và nét móc lên đã dạy ở
nhóm chữ thứ 3. Khi dạy tôi lưu ý lại cho học sinh nhớ các lỗi mà học sinh hay

mắc phải hoặc sẽ mắc để học sinh nhớ, tự sửa viết cho đúng.
d) Hướng dẫn kĩ thuật viết liền mạch
Sau khi rèn dứt điểm các chữ cái tôi hướng dẫn học sinh viết vần, tiếng và
từ. Để giúp học sinh lớp 1 viết nhanh tôi hướng dẫn các em kĩ thuật viết liền
mạch. Thông thường khi viết một chữ tôi hướng dẫn các em đưa bút viết liền
mạch từ đầu đến cuối chữ (viết hết các con chữ có trong vần, chữ...) sau đó mới
dừng lại ghi dấu chữ và dấu thanh.
14


Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ "bờ" tôi hướng dẫn học sinh viết con
chữ "b" trước sau đó lia bút viết tiếp con chữ "o" nhấc bút lên viết dấu chữ ơ và
dấu thanh huyền ở trên "ơ" được chữ " bờ"
Kĩ thuật rê bút (Là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược laị với nét chữ
vừa viết. Trong trường hợp này cần viết nhẹ tay, nếu viết nặng tay nét chữ sẽ
viết nhòe ra, xấu).
Ví dụ: Khi viết các chữ n, m, h, k, p sau khi viết xong nét 1 cần rê bút viết tiếp nét 2
Lia bút ( Kĩ thuật lia bút là thao tác đưa bút trên không, được dùng khi viết
một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau để đảm bảo tốc độ trong quá trình
viết, nét bút vẫn thể hiện liên tục nhưng không chạm vào giấy hoặc bảng).
Ví dụ: Viết chữ "bờ" tôi hướng dẫn học sinh viết con chữ "b" trước sau đó lia
bút viết tiếp con chữ "o" nhấc bút lên viết dấu chữ ơ và dấu thanh huyền, bút ở
trên "ơ" được chữ " bờ"
e) Hướng dẫn học sinh viết dấu thanh đúng vị trí
Đầu lớp 1 ngoài viết chưa đúng các nét chữ, chữ cái học sinh còn viết sai
dấu thanh như: Viết sai vị trí của dấu, viết dấu thanh quá to hoặc quá nhỏ. Khi
dạy, tôi thường cho học sinh quan sát kĩ cấu tạo, cách viết và viết mẫu cho học
sinh quan sát sau đó cho học sinh viết bảng và viết vào vở. Với học sinh viết
dấu thanh quá to, tôi cho học sinh quan sát các chữ mẫu để học sinh nhận biết
sửa sai. Khi chấm bài tôi sửa lỗi cụ thể, sau đó dành thời gian cho các em tập

viết lại tránh sai sót ở lần sau.
Khi dạy Tập viết tôi chú ý dạy các em viết dấu thanh theo nguyên tắc khoa
học (tức là viết dấu thanh vào chữ ghi âm chính). Thông thường thì hầu hết các
em viết dấu thanh đều đúng, ít sai sót. Tuy vậy khi gặp các tiếng có nguyên âm
đôi như uô, uơ, iê, ia, ua, thì không phải em nào cũng dễ dàng xác định được
đúng vị trí viết dấu thanh. Vì thế khi dạy học sinh tập viết tôi hướng dẫn học
sinh viết dấu thanh đúng nguyên tắc và yêu cầu học sinh nhớ kĩ, đó là:
- Trường hợp chữ viết có nguyên âm đôi mà có thêm âm cuối thì viết dấu thanh
vào âm thứ 2 của nguyên âm đôi.
Ví dụ: Tiếng có âm cuối thì dấu thanh viết vào âm thứ 2 của tiếng ( suối, triều..)
- Trường hợp chữ viết có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì viết dấu
thanh vào âm thứ nhất của nguyên âm đôi.
Ví dụ: Tiếng không có âm cuối thì dấu thanh viết vào âm thứ nhất của tiếng
(lúa, mía...) hoặc tôi đưa ra bài tập dạng lựa chọn: Viết dấu thanh ở các trường
hợp sau, cách nào là chính xác.
- Khoanh vào chữ viết đúng dấu thanh:
Miá hay mía
Khoẻ hay khỏe...
Suối hay súôi
2.3.5. Chuẩn bị của giáo viên
a) Về chữ viết
Chữ viết của giáo viên là tấm gương cho học sinh. Giáo viên phải viết
đúng, viết đẹp, trình bày rõ ràng mới có thể giáo dục học sinh viết sạch đẹp hơn
được. Bởi xét về tâm lí của học sinh Tiểu học dường như các em luôn lấy thầy,
15


cô giáo mình làm gương. Vì vậy, giáo viên cần phải thường xuyên luyện chữ,
cập nhật ngay với mẫu chữ đang hiện hành.
b) Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp

Trước khi lên lớp, giáo viên phải soạn bài đầy đủ. Việc soạn bài là công
việc lập ra kế hoạch tổ chức hoạt động dạy và học trong từng bài. Để tiết học
đạt hiệu quả và tránh sự tẻ nhạt cho học sinh thì giáo viên phải bám vào yêu cầu
của từng bài, từ đó nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với học sinh của lớp mình.
Bài soạn của giáo viên công phu sẽ tránh gây nhàm chán, rèn luyện được chữ
viết mà lại gây được hào hứng cho học sinh. Chú ý chỉ ra các lỗi mà học sinh
lớp mình dễ mắc và viết sai kết hợp sửa sai thật sát cho học sinh.
Tuy nhiên đối với những học sinh viết sai, viết xấu tôi sẽ có những biện
pháp để giúp các em có thể viết đúng và đẹp hơn như:
- Tập tô chữ thêm.
- Kèm tay đôi, cầm tay ở một số nét chữ khó.
- Sửa sai ngay cho học sinh trên bảng con.
- Cho học sinh luyện viết lại những chữ vừa viết sai.
- Xem bảng, vở mẫu của những bạn viết đẹp.
- Uốn nắn tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút..
- Bài viết của cô giáo phải luôn chuẩn.
- Giám sát chặt chẽ học sinh trong quá trình viết để sửa sai kịp thời, lưu ý cho học
sinh những lỗi các em hay mắc trước khi viết bài để giúp học sinh viết đúng.
- Sắp xếp học sinh ngồi xen kẽ: Học sinh viết đẹp ngồi cạnh học sinh viết chưa
đẹp để các em bắt chước bạn, thi viết đẹp giống bạn.
- Bảng chữ mẫu luôn để trước mặt để học sinh lúc nào cũng nhìn thấy chữ mẫu
và viết theo.
Trong quá trình dạy học tôi luôn tạo cho học sinh thói quen viết có chất
lượng không cho học sinh viết quá nhiều. Chấm, nhận xét chữ viết hoặc xếp loại
chữ theo từng bài viết cẩn thận và quy định rõ ở mức độ nào học sinh phải viết
lại bài.
Khi chấm bài cho học sinh tôi chú ý đến việc chữa lỗi, ghi lời nhận xét
cẩn thận đúng mẫu, không gạch chéo vào bài viết của các em mà sửa lỗi sai cụ
thể, lời phê rõ ràng, làm như thể không những giữ vở học sinh sạch đẹp mà còn
thể hiện sự tôn trọng học sinh.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Với những biện pháp cụ thể như trên, tôi đã đạt được những kết quả sau:
Phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con mình hơn và cụ thể là việc dạy
học sinh lớp 1 tập viết đúng, viết đẹp. Chủ động mua sắm đầy đủ đồ dùng học
tập như: vở, bút viết, bảng con theo quy định.... Nhiều gia đình đã chú ý chuẩn
bị góc học tập đảm bảo đầy đủ ánh sáng, thông thoáng cho con em mình để các
em luyện viết thêm ở nhà được đảm bảo.
Học sinh có hứng thú hơn, có ý thức hơn trong việc tập viết, khắc phục
được một số nhược điểm khi viết. Chữ viết của học sinh có chuyển biến rõ rệt
(đều nét, đúng mẫu và đẹp hơn). Học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã có ý thức tập
16


viết đúng tư thế, hợp vệ sinh, viết đúng quy trình đẹp mắt, viết dấu thanh đúng
vị trí. Nối các con chữ trong vần, các con chữ trong tiếng đúng; khoảng cách
giữa các chữ, tiếng, từ phù hợp.
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, với sự nhiệt tình cùng
những kinh nghiệm của bản thân là một giáo viên dạy lớp 1 lâu năm; sự nổ lực
học tập, khắc phục nhược điểm của bản thân học sinh. Chất lượng chữ viết của
học sinh được năng lên rõ rệt. Cụ thể học sinh đã khắc phục được những lỗi
như: viết chữ ưỡn nét, nét chữ không đều to quá hoặc nhỏ quá, lỗi viết choãi
chữ, nối chữ rời rạc, chữ viết gãy nét, các nét không cân xứng, điểm đặt bút và
dừng bút chưa đúng vị trí, dấu thanh viết chưa chính xác, khoảng cách giữa các
chữ, các tiếng, các từ …. chưa đều và chưa đúng.
Bài viết của học sinh khi chưa áp dụng các biện pháp trên:
Từ việc hướng dẫn sửa nét của từng con chữ trong các bài cụ thể. Học
sinh đã có ý thức viết đúng, viết đẹp hơn ở tất cả các bài trong tiết Học Vần lớp
lớp 1
Bài viết minh họa cho sự tiến bộ của học sinh:


Xuất phát từ việc áp dụng các biện pháp trên, học sinh không chỉ viết
đúng, viết đẹp mà còn góp phần nâng cao chất lượng “Vở sạch, chữ đẹp”
Kết quả viết đúng và đẹp của học sinh lớp 1A đạt được cụ thể qua từng
tháng như sau:
Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Số
Loại
HS
SL TL SL TL SL
TL
SL
TL
SL TL
A
8 29,4 14 51,9 17
63
20
74,1 21 77,8
27
B
10 37,3
7 25,9
6
22,2
5
18,5
5

18,5
C
9 33,3
6 22,2
4
14,8
2
7,4
1
3,7
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Công tác rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học đặc biệt là dạy Tập viết trong
các tiết Học vần cho học sinh lớp 1 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết
thực trong việc giúp học sinh nâng cao chất lượng chữ viết, rèn tính cẩn thận,
tính thẩm mĩ, giúp học sinh có ý thức viết đúng mẫu chữ. Ý thức điều chỉnh,
trình bày bài viết sạch đẹp. Hơn nữa còn giúp giáo viên nâng cao được khả năng
viết chữ của mình. Bản thân là một giáo viên, đã ba lần đạt giải Viết chữ đẹp
cấp huyện và đã từng tham gia luyện viết cho Học sinh tham dự cuộc thi Viết
chữ đẹp các cấp. Nên tôi cũng có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề dạy viết và
luyện viết chữ đẹp, tự tin hơn khi viết mẫu, dạy cho học sinh Tập viết.

17


- Trong quá trình dạy phần Tập viết trong tiết Học vần để hướng dẫn học sinh
viết đúng mẫu, viết đẹp tôi nhận thấy: Học vần, Tập viết là phân môn thực hành
phải có sự luyện tập thường xuyên hằng ngày. Tuy nhiên lứa tuổi các em còn
nhỏ, rất ngại viết nhiều, vì khi viết các em phải tập trung cao độ dễ gây mệt mỏi
và cơ tay của các em còn yếu nên nhanh mỏi dẫn đến chữ xấu, chán viết. Vì vậy

khi dạy học sinh tập viết giáo viên cần khuyến khích tạo cho các em sự thoải
mái, hứng thú viết bài. Không yêu cầu học sinh viết quá nhiều.
Trong nhà trường việc dạy học sinh viết đúng, viết đẹp cần được coi
trọng ngay từ lớp 1 mà đặc biệt là phần hướng dẫn học sinh tập viết trong các
tiết học vần đầu năm học (cần cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác..). Đó là một yêu cầu
không được coi nhẹ.
Để việc dạy cho học sinh lớp 1 viết chữ đúng, đẹp và có hiệu quả mỗi
giáo viên cần:
- Xác định rõ những lỗi sai trong từng bài, từng nhóm chữ mà học sinh dễ mắc
phải trong quá trình viết.
- Có kế hoạch thật cụ thể để khắc phục những lỗi sai của học sinh.
- Dạy học sinh Tập viết phải dày công, tỉ mỉ, kiên tì, không được nôn nóng. Khi
gặp những học sinh viết chậm, chưa đúng mẫu giáo viên cần phải gần gũi giúp
đỡ chỉ bảo tận tình, chỉ ra những chỗ sai để học sinh tiếp thu một cách thoải
mái, hiệu quả.
- Giáo viên phải tâm huyết với nghề.
- Giáo viên thực sự là người thầy mẫu mực là tấm gương sáng về mọi mặt (nói
chuẩn, đọc chuẩn, viết chuẩn) để học sinh học tập.
- Tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, tạo cơ hội để các em được thể
hiện mình , khen ngợi kịp thời với những tiến bộ dù là rất nhỏ ở trẻ.
- Biết tận dụng học sinh làm người thầy thứ hai để giúp giáo viên kèm những
học sinh còn hạn chế về năng lực.
Việc rèn luyện cho học sinh lớp 1 viết đúng, viết đẹp ngay từ đầu là cả
một quá trình, không thể một sớm một chiều mà có được kết quả mĩ mãn như
mong muốn. Tôi sẽ cố gắng tiếp tục tìm ra những biện pháp cụ thể thiết thực
hơn cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được để áp dụng vào dạy học sinh
lớp 1 Tập viết chữ đúng mẫu, đẹp làm "đòn bẩy" để các em học tốt các môn học
khác và các lớp trên.
3.2. Kiến nghị
Để viết được chữ Tiếng Việt không khó, nhưng viết được chữ đúng mẫu, đẹp

thì không phải học sinh nào cũng làm được. Tôi suy nghĩ việc làm này sẽ có kết
quả cao hơn nếu được các cấp, ngành quan tâm thêm. Vì vậy tôi xin kiến nghị
một số vấn đề sau:
a) Đối với nhà trường
- Coi công tác rèn chữ cho học sinh là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường
trong các năm học và có sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu. Có kế hoạch và
phương pháp rèn chữ phù hợp, thường xuyên kiểm tra vở viết của các em để kịp
thời uốn nắn cả phương pháp dạy của giáo viên và chữ viết của học sinh.
- Trang bị đầy đủ hơn đồ dùng trực quan: Chữ mẫu, chữ ghép, theo bộ phù hợp
với vở học sinh.
18


- Bên cạnh bộ chữ thực hành Tiếng Việt cần có thêm bộ chữ "vui học Tiếng Việt
" giúp cũng cố cho học sinh cách viết đúng theo cấu tạo chữ.
b) Đối với Phòng Giáo dục và cấp trên
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, chuyên đề về Hướng dẫn rèn chữ viết cho học sinh.
- Tổ chức các cuộc triển lãm Vở sạch chữ đẹp của học sinh để học sinh có dịp
tham quan, học tập; Từ đó khuyến khích học sinh rèn chữ.
- Nâng cao chất lượng vở Tập viết, giấy dày hơn, dòng kẻ rõ hơn, chữ viết
chuẩn hơn.
Trên đây là một số cách làm tôi đã áp dụng để giúp học sinh lớp 1 viết
đúng, đẹp góp phần nâng cao chất lượng chữ viết và ý thức học tập cho học
sinh, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp, xây dựng của các nhà chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là
hội đồng giám khảo các cấp để đề tài của tôi được hoàn hảo. Giúp tôi áp dụng
để giảng dạy được tốt hơn.
Tôi xin cam đoan, Sáng kiến kinh nghiệm này là của bản thân tôi.
Xuân Thắng, ngày 23 tháng 5 năm 2018
Xác nhận của Ban Gián hiệu

Người viết
Nguyễn Thị Nhung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị nhiệm vụ năm học
2. Tài liệu hướng dẫn rèn chữ viết ở bậc Tiểu học
3. Sách tham khảo về rèn chữ viết cho học sinh, các tập san
4. Vở Tập viết lớp 1
5. Các chữ mẫu cơ bản
6. Thực tế dạy Tập viết trong các tiết học vần và các tiết Tập viết qua nhiều
năm kinh nghiệm dạy lớp 1

19


PHỤ LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1

3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của SKKN
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
2
3
5

17
19
19
20

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường Tiểu học Xuân Thắng

TT

1

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm dạy
Tập viết trong tiết Học
Vần lớp 1 ở một trường
miền núi

Cấp đánh
Kết quả đánh
giá xếp loại
giá xếp loại (A,
(Phòng, Sở,

B, hoặc C)
Tỉnh…)
Phòng GD

A

Năm học
đánh giá
xếp loại
2017 - 2018

21


22


23


24


25


×