Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giáo án sinh 8-hk2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.31 KB, 39 trang )

Tuần 22 Ngày soạn: 9.2.09
Tiết 43
Chương VIII : DA
Bài 41 : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan
2. Kĩ năng
Quan sát, phân tích, liên hệ thực tế
3.Thái độ
Yêu thích môn học, bảo vệ da
II> CHUẨN BỊ
-GV: Tranh cấu tạo da
Bảng phụ ghi nội dung thảo luận và đặc điểm cấu tạo da phù hợp với chức năng
-HS: Ôn lại kiến thức có liên quan đến chức năng da ở bài” thân nhiệt” và bài “ Bài tiết và..”
Bảng nhóm
III>TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.Bài mới
-Tiết này chúng ta tìm hiểu một bộ phận khác thực hiẹn nhiều chức năng khác nhau là da
-Ở bài “Thân nhiệt “ các em đã được biết da có vai trò gì?
-Da phối hợp cùng với thận thực hiện chức năng gì ?
Ngoài hai chức năng đó da còn đảm nhận những chức năng nào khác và da có cấu tạo như
thế nào phù hợp với chức năng?
3.các hoạt động
Hoạt động 1: cấu tạo da
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Hướng dẫn HS quan sát tranh cấu tạo da, làm
bài tập vào giấy nháp theo từng nhóm 2 HS
-Trình bày trên tranh
-Gọi HS nhận xét, bổ sung


-Để nắm rõ đặc điểm cấu tạo từng lớp tế bào
yêu cầu HS đọc thông tin
-Thảo luận nhóm 5 phút: lựa chọn 1 trong 6 câu
hỏi sau
Treo bảng phụ ghi các câu hỏi
-Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung
-GV chốt đáp án đúng
-Bổ sung:
+Dưới lớp biểu bì là lớp bì dày ở ĐV đây là
phần đem thuộc để chế tạo da cho ngành công
nghiệp
+Lông, tóc, móng, tuyến sữa là sản phẩm của da
-Qua thảo luận và thu thập thông tin , em hãy
-Qs tranh
-Làm bài tập và trình bày lại trên tranh
-Đọc thông tin
-Thảo luận nhóm: đại diện nhóm xung phong
chọn câu hỏi cho nhóm mình
-Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác có thể
nhận xét bổ sung
135
trình bày lại cấu tạo da ?
-Qua phân tích câú tạo da , em hãy cho biết vì
sao da luôn tươi trẻ chỉ lão hóa khi về già?
+Màu da là do yếu tố nào quyết định, có chịu
ảnh hưởng của môi trường , sinh lí cơ thể
không?
+Tại sao khi bị va đập mạnh da bị thâm tím ?

- 1HS trình bày lại cấu tạo da và lớp ghi nội

dung
-Vì ở da khỏe mạnh sự sih sản các tế bào biểu bì
ở tầng tế bào sống rất can bằng và nhịp nhàng để
thay thế các tế bào chết
-Màu da chủ yếu do các hạt sắc tố trong các tế
bào sống ở lớp biểu bì- do di truyền .Tuy nhiên
các yếu tố môi trường và sinh lí cũng ảnh hưởng
đến màu da
-Da bị thâm tím vì mao mạch dưới da tổn
thương bị vỡ làm máu loang ra dưới da mà
không chảy ra ngoài
Tiểu kết 1: Da gồm 3lớp
-Lớp biểu bì
+Tầng sừng gồm các tế bào chết đã hóa sừng , dễ bong ra
+Tầng tế bào sống gồm các tâe bào có khả năng phân chia và chứa các hạt sắc tố
-Lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi,
tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, dây thần kinh và mạch máu
-Lớp mỡ dưới da : Lớp mỡ và có dây thần kinh, mạch máu đi qua
Hoạt động 2: Chức năng của da
-Yêu cầu HS xem lại những nội dung đã thảo
luận. Từ đó rút ra nhận xét về các chức năng của
da? Đặc điểm nào của da phù hợp với chức năng
đó?
+Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức
năng bảo vệ ? Hay tầng sừng gồm những tế bào
xếp sít nhau đã hóa sừng để ngăn thấm nước ,
ngăn vi khuẩn, tuyến nhườn tiết chất nhờn diệt
vi khuẩn..Vậy da đã thực hiện chức năng gì ?
+Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận các kích
thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?

+da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào ?
-Em hãy kể một số câu tục ngữ nói về vể đẹp
của da đối với con người và các sản phẩm của
da?
-Khái quat lại các nội dung thảo luận ở mục 1
-Da có chức năng bảo vệ, cảm giác, bài tiết...
-da tiếp nhận kích thích nhờ các thụ quan ( đầu
mút của các dây TK)
-Bài tiết nhờ tuyến mồ hôi
-“Nhất dáng nhì da”
“Cái răng, cái tóc là góc con người”
Tiểu kết 2: Da tạo nên vẻ đẹp cho con người và có chức năng:
+Bảo vệ
136
+Bài tiết
+Cảm giác
+Điều hòa thân nhiệt
3.Củng cố : HS đọc kết luận chung
IV>KTĐG
-Yêu cầu HS làm bài tập điền vào bảng cột chức năng của da .Trình bày cấu tạo da phù hợp
với chức năng
-Lật ngữa bàn tay thấy có vân tay và những vết chai .Vì sao?
-Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn nhổ bỏ lông mày rồi dùng chì kẻ tạo dáng
không. Vì sao? (Vì se bịt kín các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn tạo ĐK vi khuẩn bám vào
da phát triển, lông mày để cản mồ hôi vào mắt )
V.DẶN DÒ
-Học bài, làm bài
-Đọc thông tin em có biết
-Kẻ bảng bài sau
Tuần 22

Tiết 44 Ngày soạn: 12.2.09
Bài 42: Vệ sinh da
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da.
- Biết cách phòng tránh các bệnh về da.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ, các bệnh về da.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, kẻ bảng 42.2 SGK.
III/ TIẾN TRÌNH
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp..
II.Kiểm tra bài cũ: Da có cấu tạo và chức năng như thế nào?
III. Nội dung bài mới:
1.Mở bài: Em hãy cho biết một số bệnh ngoài da thường gặp ?
137
Làm thế nào để tránh các bệnh ngoài da?
2.Phát triển
Hoạt động 1:Bảo vệ da
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời
câu hỏi:
+ Da bẩn có hại gì?
+ Da bị xây xát có hại gì?
HS tự nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
Lớp trao đổi, bổ sung, GV kết luận: Cần làm gì
để bảo vệ da?

Nên lựa chọn xà phòng có độ kiềm thấp và không
nên lạm dụng sẽ làm da khô vì tẩy hết chất nhờn
và giảm khả năng kháng khuẩn trong chất nhờn
có lizôzim diệt khuẩn
-Thu thập thông tin
-Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn
phát triển, phát sinh bệnh ngoài da ,da bẩn còn
làm hạn chế hđ bài tiết mồ hôi ảnh hưởng đến
sức khỏe
-Da xây sát dễ nhiễm trùng có khi gây nguy
hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn
uốn ván..
-cần giữ gìn da sạch sẽ và bảo vệ da không bị
xây xát
-Cần thường xuyên tắm rữa sạch sẽ và thay
quần áo vì trên bề mặt da, những kẻ da là nơi
da mỏng dễ tích tụ các sản phẩm bài tiết của da
như mồ hôi, chất nhờn, vì vậy vsv dễ cư trú
gây nên các bệnh ngoài da
* Kết luận:
-Da bẩn:
+ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động.
+ Hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi.
- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng do VK xâm nhập.
- Vậy, cần giữ da luôn sạch sẽ: thường xuyên tắm rữa thay quần áo và bảo vệ da không bị xây xát,
bị bỏng
Hoạt động 2: Rèn luyện da
Hoạt động củaGV Hoạt động của HS
138
GV cho HS nghiên cứu bảng 42.1, làm bài

tập.
Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, GV
tổng hợp ý kiến của các nhóm.
-GV: Vì sao phải rèn luyện thân thể?
GV thông báo đáp án đúng.
-Thảo luận nhóm
-Hoàn thành bảng bài tập
+ Hình thức rèn luyện: 1, 4, 5, 8, 9.
+Nguyên tắc rèn luyện: 2, 3, 5.
-Rèn luyện thân thể để tăng sức chịu đựng
của da và của các cơ quan bên trong
*Kết luận:
- Cơ thể là một khối thống nhất vì vậy rèn luyện cơ thể cũng là rèn luyện các hệ cơ quan mà
trong đó có da.
-Các nguyên tắc và hình thức rèn luyện da (bảng BT)
Hoạt động 3: Phòng, chống bệnh ngoài da
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 42.2.
GV ghi nhanh lên bảng, sử dụng một số
tranh ảnh giới thiệu về bệnh ngoài da.
+Bệnh chốc lỡ do nhiễm cầu khuẩn, hắc lào,
lang ben do nấm, ghẻ mò do bọ mò đốt hoặc
các nốt ngứa do bọ chó bọ chét đốt không xử
lí kịp thời sẽ bị nhiễm trùng chuyển sang các
bệnh khác
GV đưa thông tin về giảm nhẹ tác hại của
bỏng da.
-Phòng chống bệnh : tiêm phòng uốn ván cho
mẹ và trẻ em, nơi phát sinh nhiều bọ chó..cần
diệt bằng cách dọn vệ sinh MT, phun thuốc..
-Hoàn thành bảng bài tập

Bệnh ngoài
da
Biểu hiện Cách phòng
chống
Ghẻ nước Mụn nước
ngứa và vở
lây lan
Giữ da sạch
Nấm ngoài
da( chàm,
vảy nến)
Đốm trắng Giữ da sạch,
khô ráo
* Kết luận:
- Các bệnh ngoài da:
+ Do vi khuẩn
+ Do nấm.
+ Do bỏng (nhiệt, hoá chất)
- Phòng bệnh:
+ Giữ vệ sinh cơ thể và da.
+ Giữ vệ sinh môi trường sống.
139
+ Tránh để da bị xây xát (Dùng dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với các chất gây tổn
thương da)
- Chữa bệnh: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ hoặc người có chuyên môn.
3. Củng cố:
HS đọc kết luận chung
IV.KTĐG
Các biện pháp bảo vệ da, giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
V. Dặn dò:

- Học bài theo câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết?”
- Đọc bài 43, Xem lại kiến thức bài 4, 5, 6.
Tuần 23 Ngày soạn: 20/ 02/ 2009
Tiết 45
Chương IX: Thần kinh - giác quan
Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh, chức năng của hệ TK
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: H43.1 - 2
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ: Cần rèn luyện và bảo vệ da như thế nào? Cơ sở khoa học của các biện
pháp bảo vệ da là gì?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Hệ thần kinh luôn tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường bằng sự điều
khiển, điều hoà phối hợp hoạt động cá hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi
trường. Vậy hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào?
140
2/ Triển khai bài.
GV yêu cầu HS quan sát H.43.1, nhớ lại kiến
thức cũ, trả lời câu hỏi:
+ Mô tả cấu tạo và chức năng của nơron?
HS độc lập làm việc, trả lời câu hỏi. Lớp trao

đổi, bổ sung, GV kết luận:
-Qs hình, nhắc lại bài cũ
-Mô tả cấu tạo của nơron
-Nhắc lại chức năng của nơron
* Kết luận:
-Cấu tạo của nơron:
+ Thân: chứa nhân và các bào quan
+ Các sợi nhánh (Tua ngắn)
+ Các sợi trục (Tua dài): thường có bao mielin, tận cùng có các cúc xináp.
- Chức năng:cảm ứng, dẫn truyền.
Hoạt động 2: Các bộ phận của hệ thần kinh
?
GV cho HS quan sát H.43.2, làm bài tập điền từ
trang 137 SGK.
GV tổng hợp ý kiến của các nhóm.
GV thông báo đáp án đúng.
Yêu cầu HS biết cách phân chia hệ thần kinh
theo chức năng.
Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và
hệ thần kinh sinh dưỡng?
Cho ví dụ về những hoạt động nào là
hđ có ý thức, hđ thức , hđ nào không theo ý muốn
a. Cấu tạo
Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập: Bộ não,
tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh
-TK vận động :
VD: lấy tay gãi đầu
-Tk sinh dưỡng
VD: Hđ của tim , phổi
a. Cấu tạo: Hệ thần kinh gồm:

-Bộ phận trung ương: Bộ não, tủy sống
-Bộ phận ngoại biên: các dây thần kinh và hạch thần kinh
b. Chức năng:
- Hệ thần kinh vận động: Điều khiển sự hoạt động của cơ vân, là hoạt động có ý thức.
141
- Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều khiển sự hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan
sinh sản, là hoạt động không có ý thức.
3. Củng cố:Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
IV.KTĐG:
Trình bày cấu tạo hệ thần kinh dưới dạng sơ đồ
V.DẶN DÒ
- Học bài theo câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết?”
- Đọc bài 44, chuẩn bị theo nhóm: ếch (cóc): 1 con, bông, khăn lau
Tuần 23
Tiết 46 Ngày soạn: 22/ 02/ 2009
Bài 44: Thực hành: tìm hiểu chức năng
(liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Tiến hành thành công thí nghiệm, từ đó nêu được chức năng và cấu tạo của tuỷ sống.
- Khẳng định được mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, kỹ năng thực hành.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ hệ thần kinh, rèn ý thức kỷ luật.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bộ dụng cụ, hoá chất
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:

II.Kiểm tra bài cũ: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề: Trong các bộ phận của thần kinh trung ương, tuỷ sống có vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống.
2/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
142
GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học, kiểm tra
sự chuẩn bị của các nhóm, giới thiệu bộ dụng cụ,
hoá chất kích thích.
GV tiến hành hướng dẫn thực hành theo các bước
như SGK.
Lưu ý: dd HCl có thể gây tổn thương da do đó
phải hết sức cẩn thận khi làm thí nghiệm. Sau
mỗi lần kích thích phải dùng bông tẩm nước lau
sạch axít trên da ếch.
GV tiến hành thí nghiệm 4, 5. yêu cầu HS
quan sát, ghi lại kết quả.
+ Thí nghiệm này nhằm mục đích gì?
GV tiếp tục làm thí nghiệm 6, 7. Yêu cầu HS
quan sát, ghi lại kết quả.
+ Thí nghiệm này khẳng định điều gì?
+ Những dự đoán của các em đã chính xác chưa?
+ Hãy nêu chức năng của tuỷ sống và dự đoán về
thành phần cấu tạo của tuỷ sống?
HS tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3. Ghi lại kết
quả quan sát được vào bảng 44.
+ Dự đoán về chức năng của tuỷ sống
Kết luận: Chức năng:
+ Tuỷ sống là cơ quan trung ương điều khiển các phản xạ không điều kiện.

+ Giữa các trung khu thần kinh trong tuỷ sống có sự liên hệ với nhau
Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống
GV cho HS quan sát H.44.1 - 2:
+ Nêu cấu tạo của tuỷ sống?
GV thông báo đáp án đúng: Hãy kiểm tra
những dự đoán ban đầu đã đúng chưa?
Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập, GV tổng
hợp ý kiến của các nhóm.
*Kết luận: - Cấu tạo ngoài:
+ Vị trí: Nằm trong ống xương sống, từ đốt sống cổ thứ nhất đến đốt sống thắt lưng số 2.
+ Hình dạng, kích thước: Hình trụ, dài 50 cm, có hai phần phình: Phình cổ và phình thắt
lưng.
+ Màng tuỷ: gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện (bảo vệ), màng nuôi (nuôi dưỡng)
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm, tạo nên các trung khu thần kinh.
143
+ Chất trắng: nằm ngoài, tạo nên các đường dẫn truyền xung thần kinh.
IIV. Củng cố: Căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tuỷ sống đảm nhiệm?
Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào?
V. Dặn dò:- Hoàn thành bài thu hoạch theo hướng dẫn trong SGK trang 141.
- Đọc bài 45, xem lại cung phản xạ.
Tuần 24 Ngày soạn : 23.2.09
Tiết 47
Bài 45: Dây thần kinh tuỷ
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ
- Giải thích được vì sao dây thần kinh tuỷ là dây pha.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.

II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: hình 44.2, 45.1 - 2.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo và chức năng của tuỷ sống?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Thử kích thích lên da. Chân có phản xạ không? Như vậy, giữa các bộ phận trong cơ
thể có mối liên hệ với nhau không? Chúng liên hệ với nhau bằng cách nào?
2/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Cấu tạo của dây thần kinh tủy
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK,
quan sát H. 44.2 và 45.1 - 2 trả lời câu hỏi:
+ Trình bày cấu tạo dây thần kinh tuỷ?
HS trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
-QS hình, mô tả cấu tạo dây tk tủy
-Daây thần kinh tủy gồm các sợi vận động và
cảm giác nhập lại tạo thành
144
GV cùng HS rút ra kết luận:
* Kết luận: Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
- Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm:
+ Rễ trước: rễ vận động
+ Rễ sau: rễ cảm giác.
- Các rễ tuỷ ra khỏi lỗ gian đốt sống chập lại tạo thành dây thần kinh tuỷ
Hoạt đông 2: Chức năng của dây thần kinh tủy
GV cho HS tìm hiểu thí nghiệm. Thảo luận
nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Thí nghiệm nhằm mục đích gì?

+ Qua thí nghiệm có thể rút ra những kết
luận gì?
+ Hãy nêu chức năng của rễ tuỷ?
+ Nêu chức năng của dây thần kinh tuỷ?
Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập, GV
tổng hợp ý kiến của các nhóm, thông báo đáp
án đúng.
-Vì sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?
Thảo luận nhóm
+TN tìm hiểu chức năng của rễ trước và rễ sau
+Rễ trước: dẫn xung vận động từ trung ương đi ra
cơ quan đáp ứng
+Rễ sau: dẫn truyền xung cảm giác từ các thụ quan
về trung ương
Kết luận:
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động (li tâm)
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác (hướng tâm)
3. Củng cố: Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
IV. KTĐG: Làm bài tập số 2 SGK
V. Dặn dò:
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc bài 46, kẻ bảng 46 vào vở.
Tuần 24 Ngày soạn: 25.2.09
Tiết 48
Bài 46: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Trình bày được vị trí và các thành phần của bộ não.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian.
145

2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: hình 46.1 - 3, bảng phụ.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, kẻ bảng 46 vào vở.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Tính từ dưới lên, tiếp theo tuỷ sống là bộ phận nào? Chúng có cấu tạo và chức năng
gì?
2/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Vị trí và các thành phần của não bộ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS quan sát hình 46.1 , làm bài tập
-Gọi hs nêu đáp án và hs khác bổ sung
-GV đưa đáp án đúng: 1-não trung gian, 2, 3,4-
hành não, cầu não và não giữa, 5- cuống não, 6-
củ não, 7- tiểu não
-Hs quan sát hình
-làm bài tập
-Trình bày được vị trí và các thành phần của não
bộ
Tiểu kết 1: Nội dung bảng bài tập
Hoạt động 2: Cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Yêu cầu hs đọc thông tin và quan sát hình 46.2
-Hoàn thành bảng so sánh cấu tạo và chức năng
của trụ não và tuỷ sống

-Gọi đại diện nhóm trình bày
-Giúp hs điều chỉnh dụa vào đáp án
-Yêu cầu hs dựa vào hình 46.1 để trình bày cấu
tạo của não trung gian
-GV nêu thông tin về chức năng của não trung
gian
- Đọc thônh tin
-QS hình 46.2
-Thảo luận nhóm, hòn thành bảng bài tập
-Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não
-QS lại hình 46.1 mô tả được cấu tạo của não
trung gian
Tiểu kết 2:
-Cấu tạo và chức năng của trụ não
Trụ não Tủy sống
Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng
Bộ phận Chất xám Phân thành các Điều khiển, điều hòa hđ Ở giữa tủy Căn cứ
146
trung
ương
nhân xám của các nội quan , đặc
biệt tuần hoàn, hô hấp,
tiêu hóa
sống, làm
thành dãi liên
tục
thần kinh
Chất trắng Bao phía ngoài
các nhân xám
Dẫn truyền dọc và nối

hai bán cầu tiểu não
Bao quanh
chất xám
Dẫn truyền
dọc
Bộ phận ngoại biên Có 12 đôi dây tk não gồm 3 loại: dây cảm
giác, dây vận động và dây pha
31 đôi tk pha
-Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đồi
+Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp đường dẫn truyền cảm giác từ dưới lên
+Các nhân xám vùng dưới đồi điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân
nhiệt
Hoạt động 3: tiểu não
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Yêu càu hs thu thập thông tin, qs hình
46.3.
Trình bày cấu tạo của tiểu não?
-Tìm hiểu thí nghiệm, từ đó nêu chức năng của
tiểu não?
-Từ đó em hãy giải thích vì sao người say rượi
chân nam đá chân chiêu?
-Thu thập thông tin, qs hình mô tả được cấu
tạo của tiểu não
-Qua thí nghiệm rút ra được chức năng của
tiểu não
-Do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền
qua xinap giữa các tb có liên quan đến tiểu
não..
Tiểu kết 3:
- chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não và các nhân có chức năng điều hòa phối hợp các cử

động phức tạp và giữ thăng bằng
-chất trắng ở trong – là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não, các nhân và các phần khác của
hệ thần kinh
3.Củng cố:
Đọc kết luận chung
IV>KTĐG:
So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não ?
V. Dặn dò:
-Học bài, trả lời câu hỏi, vễ hinh
-Đọc bài mới

Tuần 25 Ngày soạn: 27.2.09
Tiết 49
Bài 47: đại não
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
147
- Nêu rõ cấu tạo của đại não, đặc biệt là võ não thể hiện sự tiến hoá hơn thú.
- Xác định được các vùng chức năng của võ não
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ hệ thần kinh.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: hình 47.1 - 4.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo và chức năng của tiểu não?
III. Nội dung bài mới:

1/ Đặt vấn đề.
Tiểu não có phải là bộ phận duy nhất của hệ thần kinh có vỏ chất xám không? Đại
não cũng có đặc điểm đó. Đại não có cấu tạo và chức năng gì?
2/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Cấu tạo của đại não
-Yêu cầu hs qs hình 47.1-47.3
-Hoàn thành bài tập
-Dựa vào kết quả bài tập , hãy mô tả cấu tạo
ngoài của đại não? Cấu tạo trong của đại
não?
-Thu thập thông tin và giải thích tại sao khi
bị chấn thương sọ não ởbên phải thì bị liệt
nữa người bên trái và ngược lại?
- QS hình
- Làm bài tập
- 1- chất xám, 2-3 khe và rãnh, 4- trán,
5- đỉnh, 6-thùy thái dương, 7-chất
trắng
- Mô tả cấu tạo ngoài và trong của đại
não
- Vì ở vỏ não có các đường dẫn truyền
nối vỏ não với các phần dưới của não
và tủy sống, hầu hết các đường này
bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống
Tiểu kết 1:
- Cấu tạo ngoài:
+ Rãnh liên bán cầu chia đại não thành hai nửa (hai bán cầu).
+ Rãnh sâu chia mỗi bán cầu thành 4 thuỳ (Trán, đỉnh, thái dương và thuỳ chẩm).
+ Các rãnh và khe chia mỗi thuỳ thành các khúc cuộn não (hồi) làm diện tích bề mặt của võ
não tăng lên 2300 - 2500 cm

2
.
- Cấu tạo trong:
148
+ Chất xám: ở ngoài tạo nên vỏ não, dày 2 - 3 mm, gồm 6 lớp.
+ Chất trắng: ở trong, là các đường thần kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành
tuỷ hoặc tuỷ sống.
Hoạt động 2:Sự phân vùng chức năng của đại não
-Yêu cầu hs đọc thông tin, qs hình 47.4
-Hoàn thành bài tập
-Đáp án: a3, 4b,c6, d7, e5, g8, h2, il
-Sự phân vùng ở vỏ não như thế nào?
-Đọc thông tin, qs hình
-Làm bài tập
-Ở vỏ não phân làm 8 vùng
Tiểu kết 2:
- Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện.
- Vỏ não có nhiều vùng chức năng, mỗi vùng có một tên gọi và chức năng riêng.
-Nội dung bài tập
3. Củng cố : HS đọc KL
IV.KTĐG:
Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa hơn
so với các đv khác trong lớp thú ?
- Một số loài chim như sáo, dòng, cưỡng, vẹt,... có thể nói được tiếng người. Vậy,
chúng có vùng vận động ngôn ngữ. Nhận định trên là đúng hay sai? Vì sao?
V>DẶN DÒ
-Học bài, làm bài, vẽ hình 47.2,3
-Đọc phần em có biết
-Đọc bài mới
Tuần 25

Tiết 50 Ngày soạn: 05/ 3/ 2009
Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
149

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×