MỤC LỤC
Nội dung
Phần I: Mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài.
I.2. Mục đích nghiên cứu
Trang
2
2
3
I.3. Đối tượng nghiên cứu
I.4. Phương pháp nghiên cứu
I.5. Những điểm mới của SKKN
3
3
Phần II: Nội dung:
2.1. Cơ sở lí luận
4
2.2. Thực trạng của vấn đề
5
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
2.4. Hiệu quả của SKKN
8
Phần III: Kết luận – kiến nghị.
18
Tài liệu tham khảo
20
1
PHẦN I - MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài.
Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống
và xã hội loài người. Ngay từ khi mới ra đời nó trở thành một bộ phận hữu cơ của
nền văn hoá xã hội, là phương tiện giáo dục thể chất góp phần phát triển toàn diện
nhân cách, nâng cao sức khỏe, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Ngoài ra TDTT còn mang lại hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân
tộc trên thế giới. Thông qua các thế vận hội Olympic, á vận hội, Seagames… Mỗi
quốc gia, dân tộc đều muốn thể hiện nền văn hoá truyền thống của dân tộc mình
với bạn bè quốc tế với mục đích cao cả là thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu nghị.
Cùng với sự đi lên của đất nước, công tác TDTT cũng có nhiều bước tiến mới.
Chúng ta đang phấn đấu thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển phong trào
TDTT trong những năm của đầu thế kỷ 21, đưa nền thể thao nước nhà hòa nhập và
đua tranh với các nước trên thế giới. Ngày 07/08/1995 Thủ Tướng Chính Phủ đã ra
chỉ thị 133/TTg đã nêu rõ yêu cầu đối với Tổng cục TDTT và các ngành liên quan:
“Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chất chiến lược, trong
đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập
đối với mọi đối tượng, lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần
chúng – khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu
quả giậm nhảy trong nhảy xa cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch
Thành 3.
I.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm xác định các bài tập trên cơ sở ứng dụng
cho phù hợp với vận động viên Trường THPT để nâng cao hiệu quả giậm nhảy
phát triển thành tích nhảy xa. Trong đó giáo dục thể chất là bộ phận hữu cơ của
mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông nhằm từng bước
nâng cao trình độ văn hoá thể chất và thể thao góp phần vào sự nghiệp TDTT của
đất nước, đáp ứng nhiệm vụ phát triển thể chất, phát triển con người.
Điền Kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng bao gồm nhiều môn
như: chạy, nhảy, ném đẩy…Trong đó các môn nhảy là nôi dung thi đấu có tính hấp
dẫn, đặc biệt là môn nhảy xa. Nhảy xa là một hoạt động không có chu kỳ, nó bao
gồm các giai đoạn: Chạy đà - giậm nhảy - trên không và tiếp đất. Trong những giai
đoạn nêu trên thì giai đoạn giậm nhảy là quan trọng và quyết định đến thành tích
người tập.Để đạt thành tích cao trong nhảy xa, vận động viên cần có tầm vóc tốt,
có trình độ cao về sức mạnh, tốc độ và nắm vững kỹ thuật nhảy. Mà kỹ thuật bài
tập TDTT là cách thức thực hiện tốt động tác, nhờ đó nhiệm vụ vận động được giải
quyết một cách hợp lý với hiệu quả tương đối cao hơn. Do đó người tập phải biết
2
kết hợp liên tục và hợp lý giữa các giai đoạn: chạy đà - giậm nhảy - bay trên không
và rơi xuống đất. Trong những giai đoạn nêu trên, giai đoạn giậm nhảy là quan
trọng và quyết định đến thành tích của người tập.
I.3. Đối tượng nghiên cứu: Trong giới hạn đề tài, tôi chỉ đưa ra một số kinh
nghiệm áp dụng thực tế trên đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch Thành 3
trong năm học 2016 - 2017, nếu kết quả thu được đáng tin cậy và có hiệu quả cao
sẽ đề xuất nhân rộng cho tất cả học trong trường.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phương pháp này
được sử dụng nhằm mục đích tổng hợp, phân tích các đề tài tài liệu liên quan đến
các vấn đề cần nghiên cứu. Các tài liệu được tổng hợp từ các sách chuyên môn về
lý luận, tâm lý, huấn luyện thể thao, học thuyết huấn luyện, 130 câu hỏi, đáp về
huấn luyện thể thao hiện đại, các tài liệu chuyên môn về điền kinh nhằm tạo cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu giải quyết mục tiêu của đề tài một cách chính xác.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm: Tôi sử dụng phương pháp này
với mục đích tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các thầy cô giáo góp phần tìm ra
được các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy xa cho đội tuyển điền
kinh Trường THPT Thạch Thành 3.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm: Tôi sử dụng phương pháp này để
quan sát việc huấn luyện, tập luyện môn nhảy xa của đội tuyển điền kinh Trường
THPT Thạch Thành 3. Từ đó trên cơ sở để đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập
bổ trợ chuyên môn trong huấn luyện kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy xa.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tôi sử dụng phương pháp thực
nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả bài tập bổ trợ chuyên môn để lựa chọn trong
giai đoạn giậm nhảy của nhảy xa cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch
Thành 3, chia làm 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có trình độ thể
lực, kỹ thuật, số buổi tập thời gian tập như nhau. Nhóm đối chứng theo giáo án
bình thường còn nhóm thực nghiệm được thực hiện theo giáo án của tôi, mỗi tuần
3 buổi, mỗi buổi 120 phút và được thực hiện trong 8 tuần.
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê: Phương pháp này sử dụng để phân
tích và sử lý số liệu thu nhập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Trong quá
trình sử lý các số liệu của các tham số đặc trưng mà đề tài dự kiến sử dụng:
n
- Số trung bình cộng: X x i (n >30) ( X : Là trị số trung bình các số liệu)
i e
n
i e
: Là ký hiệu tổng, xi : Là giá trị của các số liệu, n: Là tổng các số liệu
- Độ lệch chuẩn và phương sai: 2 , 2
- Tính hệ số tương quan :
r
- Công thức tính t quan sát:
n
( x x)( y y)
( x x) ( y y)
i
i
2
i
t
( xi x) 2
2
(n > 30)
(n > 30)
i
x A xB
c2 c2
n A nB
(n >30) 2
3
I.5. Những điểm mới của SKKN: Giải pháp tiến hành bao gồm cả phỏng vấn giáo
viên để rút kinh nghiêm.
PHẦN II - NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Theo nguyên lý thì thành tích thi đấu nhảy xa được xác định chủ yếu
bằng vận tốc ngang trong thời điểm giậm nhảy, nên việc tạo được quán tính và lực
bay khi thực hiện giậm nhảy là cực kỳ quan trọng. Cho nên khi tiếp xúc với ván
VĐV phải chọn được điểm tựa vào ván thật chính xác. Trên thực tế việc tạo đà để
giậm nhảy rất quan trọng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Thành tích
nhảy xa phụ thuộc vào vận tốc bay ban đầu, góc độ ban đầu và độ cao quỹ đạo bay
của trọng tâm cơ thể.
Trong thực tế có nhiều công trình nghiên cứu khoa học với nhiều góc độ khác
nhau với mục đích cải thiện nhảy xa của các nhà chuyên môn TDTT. Nhưng điển
hình và được sử dụng một cách triệt để hơn đó là công trình nghiên cứu nhằm đánh
giá mức độ hoàn thiện kỹ thuật của VĐV nhảy xa của tác giả VB-popop đưa ra
R
công thức sau: K V ( R: Thành tích nhảy xa, K: Hệ số kỹ thuật
P
Vp: Tốc độ chạy đà tối đa trước giậm nhảy) 1
Nếu hệ số K càng lớn điều đó có nghĩa trình độ kỹ thuật của VĐV càng cao.
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông
Ở lứa tuổi này là tuổi hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành tính
cách và hướng vào tương lai, đó cũng là tuổi lạng mạn ươc mơ độc đáo và mong
cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là tuổi nhu cầu đầy sáng tạo nảy nở tình
cảm mới. Trí tuệ của các em mang tính nhảy bén và phát triển đến trình độ
tương đối. Tư duy của các em chặt chẽ và nhất quán. Các em đã có thái độ tự
giác tích cực trong tập luyện xuất phát từ những hành động đúng đắn, các em
nhảy bén với những cái mới. Tuy nhiên tâm lý và suy luận thích triết lý lại đưa
các em đến chỗ vội vàng thiếu khái quát, thiếu cơ sở thực tế, nên dẫn đến tình
trạng xa rời lý thuyết với thực hành. 4
Ở lứa tuổi này các em đã có thể phát triển tương đối hoàn thiện nhưng chậm
dần. Chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các bộ
phận trong cơ thể cũng được nâng cao.
- Xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, cột sống đã ổn định, hình dáng
nhưng dễ bị cong vẹo, ở nữ xương nhỏ và yếu hơn nam.
- Cơ: Phát triển muộn hơn xương, tính đàn hồi của cơ tăng nhanh nhưng
không đều, chủ yếu là cơ nhỏ và dài.
- Hệ thần kinh: Tiếp tục được phát triển, tạo điều kiện cho việc hình thành
phản xạ nhanh chóng hoàn thiện.
4
- Hệ tuần hoàn: Tương đối hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn
chỉnh( mạch đập của nam 70-80 lần/1p, nữ 75-85 lần/1p). Phản ứng của hệ tuần
hoàn tương đối rõ rệt, sau vận động huyết áp và mạch hồi phục nhanh.
- Hệ hô hấp đã phát triển tương đối hoàn thiện. Vòng ngực trung bình của
nam: 67-72 cm, của nữ 69-74 cm. Dung lượng phổi tăng lên 3-4 lít, khả năng trao
đổi chất tăng rõ rệt. Tần số hô hấp gần giống với người lớn. Tuy nhiên các cơ hô
hấp còn yếu nên sức co giãn lồng ngực ít mà chủ yếu là cơ hoành .
- Hệ tiêu hóa: Phát triển tốt, hấp thụ năng lượng và đạt hiệu suất lớn.
- Hệ bài tiết: Hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là bài tiết qua da.
Do vậy hồi phục sau vận động diễn ra nhanh, sự trao đổi chất và năng lượng
tương đối hoàn chỉnh. 3
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Thông qua một số buổi quan sát thực tế và phỏng vấn một số huấn luyện
viên thì chúng tôi được biết, thực tiễn trong quá trình huấn luyện đội tuyển một số
trường áp dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong vận động viên
là rất hạn chế. Do điều kiện sân bãi, dụng cụ còn thiếu thốn, chất lượng chưa cao,
huấn luyện viên quản lý quá đông. Nên khi tìm hiểu ở các trường cho thấy vấn đề
ứng dụng các bài tập chuyên môn trong huấn luyện còn hạn chế. Điều đó đã dẫn
đến thành tích nhảy xa còn ở mức thấp, hiệu quả còn chưa cao.
Việc ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao thành tích cho
vận động viên. Điền kinh nói chung cũng như trong huấn luyện kỹ thuật nhảy xa
nói riêng là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình huấn
luyện môn điền kinh trong các Trường THPT hiện nay.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1. Nghiên cứu xác định các yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ
chuyên môn trong học tập giai đoạn giậm nhảy của nhảy xa
Để có thể xác định được những yêu cầu ứng dụng bài tập bổ trợ chuyên môn cho
đội tuyển điền kinh Trường THPT khi học kỹ thuật nhảy xa giai đoạn
giậm nhảy, tôi đã tiến hành qua tham khảo, tổng hợp tài liệu và các thầy cô giáo.
1. Xác định các yêu cầu qua tham khảo và tổng hợp tài liệu
Bằng việc đọc và tham khảo các sách : Điền kinh, lý luận và phương pháp thể
dục thể thao, học thuyết huấn luyện, sinh lý, tâm lý học thể dục thể thao, v.v… tôi
đã tổng hợp được một số yêu cầu liên quan tới việc tiếp thu các kỹ
năng nhảy xa, đặc biệt là giai đoạn giậm nhảy. Đó là các yêu cầu:
* Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp giúp cho người học nắm được
các khâu riêng rẽ cũng như hoàn chỉnh của kỹ thuật, mở rộng được kỹ năng kỹ xảo
cho người tập.
* Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc phục các yếu tố làm ảnh
hưởng tới việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích như tố chất thể lực, tâm
5
lý rụt rè…
* Cần đa dạng hoá các hình thực tập luyện triệt để, lợi dụng các phương tiện
tập luyện để giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết các kỹ năng tốt hơn.
* Các bài tập phải hợp lý, vừa sức và nâng cao dần độ khó, khối lượng tập
luyện đặc biệt là chú ý khâu an toàn tập luyện, tránh để xảy ra chấn thương.
2. Tiến hành phỏng vấn các giáo viên
Sau khi xác định được 5 yêu cầu trên, để tăng độ tin cậy, tôi đã tiến hành
phỏng vấn các thầy giáo trong và ngoài bộ môn.
Tổng số người được phỏng vấn là 18 người, kết quả được phỏng vấn được
trình bày ở bảng 4.4 như sau:
Bảng 3.1:
Kết quả phỏng vấn
Các yêu cầu
(cho là rất quan trọng)
Số lượng
tỷ lệ
Yêu cầu 1: Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp
giúp cho người học nắm được các khâu riêng rẽ cũng như
hoàn chỉnh của kỹ thuật
18/18
100
Yêu cầu 2: Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải mở rộng
được kỹ năng kỹ xảo cho người tập.
17/18
94,44
Yêu cầu 3: Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc
phục các yếu tố làm ảnh hưởng tới việc nắm bắt kỹ thuật và
nâng cao thành tích như tố chất thể lực, tâm lý rụt rè.
14/18
77,77
Yêu cầu 4: Cần đa dạng hóa các hình thức tập luyện triệt
để, lợi dụng các phương tiện tập luyện để giúp cho quá
trình chuyển đổi và liên kết các kỹ năng tốt hơn.
15/18
83,83
Yêu cầu 5: Các bài tập phải hợp lý, vừa sức và được nâng
cao dần độ khó, khối lượng tập luyện đặc biệt là chú ý khâu
18/18
100
an toàn tập luyện, tránh xảy ra chấn thương.
Như vậy 5 yêu cầu tôi xác định để lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn cho
đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch Thành 3 khi hoc giai đoạn giậm nhảy
trong nhảy xa đã được sự tán đồng với tỷ lệ rất cao từ 77,77-100%. Vì vậy tôi sử
dụng 5 yêu cầu này để tham khảo ý kiến trong khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn
cho hoc sinh Trường THPT.
3. Ứng dụng bài tập bổ trợ chuyên môn
Dựa vào các yêu cầu được lựa chọn ở phần trên, tôi đã tham khảo nhiều tài
liệu chuyên môn trong và ngoài nước, qua đó, tôi bắt đầu xác định được 15 bài tập
bổ trợ chuyên môn cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch Thành 3 khi học
kỹ thuật giậm nhảy của nhảy xa như sau:
- Nhóm các bài tập kỹ thuật:
6
1. Tập trình tự động tác giậm nhảy. Học sinh từ thực hiện đặt bàn chân giậm
sau đó nâng chân lăng phối hợp với tay.
Mục đích: Giúp cho học sinh hình thành khái niệm đúng về kỹ thuật
bước bộ. Yêu cầu: Đúng yếu lĩnh và tư thế thân người.
Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện 8-10 lần/tổng thời gian 10 phút.
2. Chạy chậm thực hiện tăng dần từ 1-3-5 bước giậm nhảy kết hợp các động
tác của tay, chân.
Mục đích, yêu cầu, khối lượng giống bài 1.
3. Chạy 3-5 bước giậm nhảy sao cho đầu chạm vật giới hạn trên cao.
Mục đích: Giúp cho học sinh có cảm giác về khả năng phối hợp động tác khi
dùng sức.
Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật động tác, chú ý nâng cao trọng tâm cơ thể.
Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện 5 phút
4. Chạy 5-7 bước giậm nhảy đúng ván vào hố cát.
Mục đích: Giống bài 1.
Yêu cầu: Đặt chân giậm nhảy nhanh, dứt khoát, nâng cao trọng tâm cơ thể.
Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện trong vòng 5 phút.
5. Chạy toàn đà thực hiện đặt chân giậm đúng ván.
Mục đích: Giúp người tập có cảm giác về bước chạy và điểm giậm nhảy
tốt hơn. Yêu cầu: Chỉ cần học sinh đặt đúng ván giậm.
Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện trong vòng 3 phút.
6. Chạy toàn đà thực hiện kỹ thuật.
Mục đích, yêu cầu, khồi lượng giống bài 4.
- Nhóm các bài tập thể lực.
7.Chạy đà giậm nhảy có mang trọng lượng phụ: bao cát.
Mục đích: Giúp cho học sinh có cảm giác dùng lực.
Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện từ 4-6 lần/tổng thời gian 5 phút.
8. Bài tập bật thu gối trên cát.
Mục đích: Giúp cho học sinh phát triển sức mạnh. Sức nhanh của cổ chân và
cơ đùi. Khối lượng: 25-30 lần x 3tổ
9. Bài tập bật nhảy đổi chân lên bục cao 35-40 cm.
Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ chân, đùi.
Yêu cầu: Bật cao tới bục, đánh tay hiệu quả. Khối lượng: 10-15I x 3 tổ.
10. Bài tập gánh tạ 15-20 kg bật nhảy đổi chân.
Mục đích, khối lượng: Giống bài 9.
Yêu cầu: Khi bật nhảy lên cao duổi thẳng cổ chân và đôi chân nhanh.
11. Chạy tốc độ cao 40-60 m x 5 lần
Mục đích: Nhằm tăng dần tốc độ đến cực đại ở giai đoạn sau.
12. Chạy 30-50 m xuất phát cao.
Mục đích: Phát triển sức nhanh. Khối lượng: 5 lần
13. Bật nhảy thẳng chân: 20 lần x 3 tổ.
14.Bật nhảy bằng một chân trên bục lò xo.
7
Mục đích: Cảm giác được thời gian giậm nhảy và khả năng phối hợp cơ bắp.
Yêu cầu: Khi thực hiện chân lăng và tay giữ nguyên ở tư thế trong giai
đoạn giậm nhảy. Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện 8-10 lần x 3 tổ
Sau khi lựa chọn bước đầu được 14 bài tập, tôi tiến hành phỏng vấn 16 giáo
viên cùng chuyên môn, trong và ngoài Trường THPT Thạch Thành 3, ở tỉnh Thanh
Hóa như giáo viên trường Thạch Thành 1, Thạch Thành 2, Thạch Thành 4,... theo
phương pháp dùng phiếu hỏi để xác định mức độ ưu tiên bằng điểm đối với các bài
tập ( ưu tiên 1: 5 điểm; ưu tiên 2: 3 điểm; ưu tiên 3:1 điểm).
Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4.5 như sau:
Bảng 3.2:
Bài tập
Mức độ ưu tiên
Tổng điểm
phỏng vấn
I
II
III
Bài tập 1
14
2
76
Bài tập 2
13
3
74
Bài tập 3
13
2
1
72
Bài tập 4
12
2
2
68
Bài tập 5
10
4
2
72
Bài tập 6
11
2
3
64
Bài tập 7
6
4
6
46
Bài tập 8
10
3
3
68
Bài tập 9
12
4
72
Bài tập 10
13
2
1
72
Bài tập 11
11
3
2
66
Bài tập 12
11
2
3
64
Bài tập 13
5
4
7
44
Bài tập 14
12
3
1
70
Như vậy trong 14 bài tập tôi chỉ lựa chọn được có bài tập 7 và 13 là có số
phiếu tán thành thấp hơn cả, còn những bài tập còn lại đều được sự tán đồng với
số phiếu và điểm ưu tiên cao. Vì vậy tôi đưa ra 13 bài tập có mức độ ưu tiên cao để
đưa vào thực nghiệm.
2.4. Hiệu quả của SKKN:
4.1. Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tâp bổ trợ chuyên
môn trong giai đoạn giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy xa cho đội tuyển
điền kinh Trường THPT Thạch Thành 3.
4.1.1. Đặc điểm kỹ thuật giậm nhảy của nhảy xa
Nhảy xa có đà tuy bề ngoài dường như đơn giản nhưng là một bài tập điền
kinh tương đối phức tạp về kỹ thuật.
Kỹ thuật chủ yếu khi thực hiện nhảy xa là giậm nhảy, giậm nhảy có hiệu quả
khi đang chạy đà có tốc độ lớn. Đà và giậm nhảy là hai thành phần chủ yếu quyết
8
định đến hiệu quả của lần nhảy và là kỹ thuật giậm nhảy đạt hiệu qủa dựa trên cơ
sở giải quyết tốt giai đoạn chạy đà và khả năng phối hợp trong giai đoạn giậm
nhảy.
Để giậm nhảy có hiệu quả cần đặt chân tích cực vào ván. Khi qua phương
thẳng đứng, cùng với việc duỗi thẳng, nhanh, mạnh của chân giậm, chân lăng tích
cực lăng đùi ra trước - lên trên. Khi lăng căng chân cần thu sát đùi. Lúc giậm tay
người nhảy đánh tích cực tạo điều kiện nâng người lên cao hơn. Khi lăng, tay bên
chân giậm đánh ra trước lên tay trên, tay bên chân lăng đánh sang ngang và hơi ra
sau để nâng cao vai.Kết thúc giậm nhảy trọng tâm cơ thể ở vị trí cao sẽ có lợi cho
thành tích.Vì vậy cần nâng chân lăng và tay, duỗi thẳng hoàn toàn chân giậm và
thân trên.
4.1.2. Các yếu tố chi phối hiệu quả nắm bắt kỹ thuật giai đoạn giậm
nhảy trong nhảy xa
- Khả năng phối hợp động tác: Khả năng này được biểu hiện bước đầu ở động
tác bật xa tại chỗ. VĐV muốn bật xa tại chỗ, cần phối hợp nhịp nhàng giữa động
tác tay, chân, thân người, đặc biệt là sự nhịp nhàng trong dùng sức cơ bắp.
- Phương hướng và mức độ dùng sức
V 2 sin 2
Độ xa của lần nhảy được tính theo công thức: S 0
g
Trong đó: S: là độ dài của một lần nhảy, Vo: Là tốc độ bay ban đầu
α: Là góc độ bay, g: Là gia tốc rơi tự do 1
Do vậy, chạy đà có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra Vo (tốc độ bay). Để giúp
cho người nhảy có thời gian bay trên không dài thì cơ thể người nhảy phải có độ
cao và độ xa khi bay trên không. Vì vậy phương hướng dùng sức giậm nhảy vô
cùng quan trọng nó được thể hiện ở bảng:
Bảng 4.1: Tham số góc giậm nhảy đã được các nhà khoa hoa học xác định như
sau:
Thời điểm đặt
chân lên ván
giậm
Thời điểm
thẳng đứng
Thời điểm rơi
chân giậm
khỏi ván
Góc giậm đặt chân
66± 3
-
-
Góc ở khớp gối
172±5
142±4
174±5
Góc ở khớp hông
165±5
153±5
195±5
Góc giữa hai đùi
38±5
38±12
106±5
Góc ngả thân trên (so
với phương thẳng đứng)
3±2
0±1
0±2
-
-
7± 4 3
Các tham số góc của
giậm nhảy
Góc giậm nhảy
9
Góc bay
21± 2
Để dẫn tới góc bay tối ưu của 21 ± 2 thì người nhảy phải thực hiện đúng các
tham số góc của các bộ phận cơ thể giai đoạn trước đó.
Lực tác động lên trọng tâm cơ thể của lực giậm nhảy hướng về trước theo
phương nằm ngang và chiếm 87% còn lực theo hướng lên trên chiếm tỷ lệ 13%,
khi giậm nhảy rời đất tốc độ bay V o càng cao càng tốt. Những VĐV xuất sắc có
thể đạt 9,2-9,6 m/s. 5
Khi tiến hành giảng dạy muốn đạt được hiệu quả giảng dạy tốt chúng ta cần
dựa vào yếu tố trên để tìm ra các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng các yếu tố đó.
4.1.3. Tìm hiểu đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ chuyên
môn bằng phương pháp quan sát sư phạm
Để có thể thu thập được số liệu tôi sử dụng đồng hồ bấm giây và phiếu
ghi chép. Đối tượng quan sát là 12 vận động viên của Trường. Thời gian quan sát
là 8 buổi tập ở giai đoạn hoàn thiện, mỗi buổi 120 phút. Địa điểm quan sát trên sân
tập của Trường THPT Thạch Thành 3.
Qua quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy:
- Các bài tập bổ trợ kỹ thuật được dùng là: Đứng tại chỗ mô phỏng động
tác của tay, Đi nhẹ nhàng từ 3-5 bước, đặt chân vào ván giậm nhảy kết hợp nâng
đùi chân lăng, Chạy 3-5 bước thực hiện công tác giậm nhảy kết hợp đánh tay,
chạy 5-7 bước vào ván giậm nhảy kết hợp đánh tay xốc người lên cao.
- Các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn được dùng là: Nhảy lò cò mỗi chân
30(m) x 5 lần, Chạy nhanh 30(m) x 6 lần, Bật bục: 25-30 lần x 3 tổ
- Các bài tập bổ trợ chung: Các bài tập dẻo, cơ lưng, cơ bụng
Qua những kết quả thu được ở trên, chúng tôi nhận thấy:
+ Thời gian giành cho việc tập luyện các bài tập bổ trợ kỹ thuật là phù hợp
+ Số lượng các bài tập bổ trợ kỹ thuật (chia lẻ động tác) còn chưa phong
phú, sử dụng phương tiện còn ít.
4.1.4. Tìm hiểu đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ chuyên
môn bằng phương pháp phỏng vấn
Để tiến thêm một bước tìm hiểu thực trạng và quan điểm sử dụng bài tập bổ
trợ chuyên môn giảng dạy nhảy xa (giai đoạn giậm nhảy) cho đội tuyển điền kinh
Trường THPT Thạch Thành 3.
Tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 12 thầy giáo có trình độ thâm niên công
10
tác trong và ngoài trường. Chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp về các vấn đề: Quan
điểm sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa (giai
đoạn giậm nhảy) cho đội tuyển điền kinh trường THPT Thạch Thành 3, đánh giá
thực trạng sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa, ...
Kết quả phỏng vấn cho thấy: Có tổng số 10/12 giáo viên chiếm tỷ lệ
83,88% cho thấy thời gian tập luyện các bài tập bổ trợ chuyên môn tuy đã phù hợp
nhưng các dạng bài tập bổ trợ còn ít, chưa tận dụng hết các phương tiện tập luyện.
Chỉ có 2/12 người chiếm tỷ lệ 16.67% cho rằng các loại bài tập bổ trợ chuyên môn
như hiện nay là phù hợp.
Từ hai phương pháp quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp, tôi có thể
rút ra nhận xét về thực trạng sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ
thuật nhảy xa (giai đoạn giậm nhảy) cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch
Thành 3 như sau: Tỷ lệ thời gian sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn tuy đã hợp lý
nhưng số lượng các bài tập bổ trợ chuyên môn còn chưa nhiều, chưa tận dụng được
các phương tiện tập luyện.
4.1.5. Thực trạng việc tiếp thu kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy xa
Tôi đã tiến hành điều tra về kết quả học tập của 100 học sinh, đồng thời quan
sát đánh giá những sai sót kỹ thuật còn tồn tại sau khi kết thúc chương trình học
kỹ thuật nhảy xa sau khi xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.2:
Bảng 4.2:
Kết
quả
học
tập
Đánh giá kỹ thuật
Những sai sót của động tác kỹ thuật
Thành
Chạy đà
Giậm nhảy
Bay Trên
Rơi chạm đất
tích (m)
không
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
người (%) người (%) người
(%)
người
(%)
Nam
(n=58)
4,4+0,5
5
16/58
27,5
9
32/58
55,1
7
6/58
10,34
4/58
6,89
Nữ
(n=42)
3,6+0,6
10/42 23,81 25/42
59,5
2
4/42
9,52
3/42
7,14
Qua bảng 4.2 ta có thể thấy cả nam và nữ đạt thành tích nhảy xa tương đối
thấp. Số học sinh vi phạm sai lầm kỹ thuật còn nhiều. Trong đó phạm sai lầm về
động tác giậm nhảy là nhiều nhất.
Để có thể lựa chọn được những bài tập bổ trợ chuyên môn một cách phù hợp
với đặc điểm đối tượng học sinh tôi đã tiến hành đi sâu hơn một bước tìm hiều
nguyên nhân dẫn tới sai sót kỹ thuật chậm được khắc phục ở giai đoạn giậm nhảy
11
trong nhảy xa cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch Thành 3 bằng việc
phỏng vấn các giáo viên điền kinh trong và ngoài trường về những sai lầm thường
thắc mắc và nguyên nhân dẫn tới các sai lầm trong khi thực hiện kỹ thuật giậm
nhảy.
Bảng 4.3:
Kết quả phỏng vấn
Các sai lầm
Rất hay mắc
SL
Kết quả phỏng vấn
Tỷ lệ
% Nguyên nhân
Phiếu
Tỷ lệ
tán
(%)
thành
Góc độ giậm nhảy quá nhỏ và
12/12 100 Chưa nắm bắt được khái
quá lớn
niệm kỹ thuật hoặc khái 12/12
Góc độ của chân lăng với thân
niệm kỹ thuật chưa rõ
11/12 91,67
người quá lớn hoặc quá nhỏ
Hai tay đưa sang ngang ra sau
và lên trên quá ít hoặc quá
10/12 83,33 Khả năng phối hợp động
nhiều
tác không nhịp nhàng, 12/12
còn kém.
11/12
Trọng tâm cơ thể thấp
91,67
100
100
Điểm giậm nhảy không chính
xác
Chưa xây dựng được
10/12 83,33 cảm giác nhịp điệu đà,
cảm giác không gian,
12/12 100
thời gian và cảm giác cơ
Thời giậm nhảy dài
10/12 83,33
bắp.
Tốc độ sức mạnh, tốc độ
Lực giậm nhảy yếu
12/12 100
11/12 91,67
kém.
Tóm lại: Thông qua phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng
vấn cũng như việc xác định kết quả học tập môn nhảy xa của đội tuyển điền kinh
Trường THPT cho thấy:
- Thời gian sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn tuy đã hợp lý nhưng số lượng
các bài tập bổ trợ kỹ thuật còn chưa phong phú, chưa tận dụng được các phương
tiện tập luyện.
- Học sinh chưa nắm vững được các khái niệm kỹ thuật và chưa có cảm giác
về khả năng phối hợp động tác, cảm giác không gian và thời gian khi thực hiện
động tác.
4.2.1. Đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn giai đoạn
giậm nhảy trong nhảy xa kiểu ngồi cho đội tuyển điền kinh Trường.
4.2.1.1. Tổ chức thực nghiệm
Để có thể đánh giá được hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa
chọn, tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm.
12
Thực nghiệm được tổ chức 8 tuần tại sân tập của Trường.
Đối tượng gồm 12 VĐV Trường THPT Thạch Thành 3.
4.2.1.2. Đánh giá kết qủa thực nghiệm
* Lựa chọn test đánh giá :
- Test 1: Chạy 30m xuất phát cao(s), Test 2: Chạy 60m xuất phát cao(s), Test
3: Bật xa tại chỗ (m),Test 4: Nhảy xa có đà (m),Test 5:Nhảy xa ba bước (m)
Để có thể xác định được các test đánh giá hiệu quả giai đoạn giậm nhảy
trong nhảy xa cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch Thành 3 tôi đã tiến
hành phỏng các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong trường về các test tôi lựa
chọn trên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4.6 như sau:
Bảng 4.6: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test
Kết quả phỏng vấn
TT
Test
Số người
Tỷ lệ %
1 Test 1: Chạy 30m xuất phát cao (s)
13
100%
2 Test 2: Chạy 60m xuất phát cao (s)
7
53,85%
3 Test 3: Bật xa tại chỗ (m)
12
92,31%
4 Test 4: Nhảy xa có đà(m)
13
100%
5 Test 5: Nhảy xa ba bước (m)
8
61,54%
Dựa trên kết quả phỏng vấn (bảng 4.6), tôi đã xác định được 3 test được
chúng tôi bôi đen trong biểu bảng. Các test này có tỷ lệ lựa chọn từ 90% trở lên
đã được tôi sử dụng trong quá trình thực nghiệm. đó là các test:
Chạy 30m xuất phát cao (s), Bật xa tại chỗ (m), Nhảy xa có đà (m) .
4.2.1.3. Xác định mối tương quan giữa các test đánh giá hiệu quả giai
đoạn giậm nhảy trong nhảy xa với thành tích trên đối tượng nghiên cứu (n=6)
Trên cơ sở phỏng vấn và nghiên cứu các tài liệu có liên quan nhằm lựa chọn
các test đánh giá có tính thông báo, tôi đã xác định độ tin cậy của các test lựa chọn
trên đối tượng nghiên cứu và mối tương quan với kết quả kiểm tra nhảy xa. Sau khi
sử dụng bằng phương pháp toán học thống kê, kết quả thu được :
TT
Test
R
1
Test chạy 30m xuất phát cao (s)
0,963
2
Test bật xa tại chỗ (m)
0,957
3
Test nhảy xa có đà(m)
0,964
Sau khi xác định được 3 chỉ số phân nhóm thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các
bài tập bổ trợ chuyên môn, tôi đã phân nhóm theo cách chia ngẫu nhiên. Tiếp đó
dùng 3 chỉ số trên kiểm tra và dùng thuật toán so sánh 2 số trung bình để kiểm tra
tính đồng đều của 2 nhóm , tôi đã thu được các kết quả trình bày ở bảng 4.8 như
sau:
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra các test trước thực nghiệm của hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm (nA=nB=6
13
Test
Chạy 30m xuất phát cao (s)
Nhóm
Nhóm ĐC
Nhóm TN
Chỉ số
x ±δ
ttính
Nam
(n=3)
4,73±
0,083
0,255
Nữ
(n=3)
4,93±
0,093
0,155
Nam
(n=3)
4,75±
0,107
0,255
Nữ
(n=3)
4,94±
0,061
0,155
Bật xa tại chỗ (m)
Nhóm ĐC
Nhóm TN
Nam
(n=3)
2,41±
0,039
0,752
Nữ
(n=3)
2,23±
0,095
0,162
Nam
(n=3)
2,38±
0,057
0,752
Nữ
(n=3)
2,22±
0,048
0,162
Nhảy xa có đà (m)
Nhóm ĐC
Nhóm TN
Nam
Nữ
Nam
(n=3) (n=3) (n=3)
4,83± 3,89±0, 4,82±
0,216
086
0,103
0,072 0,245 0,072
tbảng
2,776
2,776
2,776
P
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Nữ
(n=3)
3,87±
0,112
0,245
4.2.1.4. Xây dựng kế hoạch giảng dạy
Sau khi lựa chọn được một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy, tôi đã đưa vào thực nghiệm với thời gian 8 tuần,
mỗi tuần 3 buổi và mỗi buổi 45 phút, dựa vào lịch trình giảng dạy của nhà trường và quỹ thời gian cho mỗi buổi học cũng
như trình độ chuyên môn của học sinh . Nôi dung của một số bài tập được áp dụng vào thực nghiệm cho mỗi giáo án, thời
gian thực nghiệm từ 20-25 phút cho phần cơ bản, số thời gian còn lại thực hiện phần khác, thời gian này phụ thuộc vào
mục đích, nhiệm vụ giảng dạy của mỗi giáo án.
14
Tiến trình giảng dạy được trình bày ở bảng như sau :
Tuần
1
2
Số buổi
1 2 1 2
Giáo án
1 2 3 4
Tên bài tập
Nhóm bài tập kỹ thuật
Bài tập 1: Tập trình tự động tác giậm nhảy
3
4
5
6
1
7
2
1
2
8
1
1
2
1
2
1
2
2
5
6
7
8
9
10 11 12 13 14 15 16
+ + +
Bài tập 2: Chạy tăng dần 1 - 3 - 5 bước giậm nhảy
+ + +
Bài tập 3: Chạy 3-5 bước giậm nhảy đầu trạm vật giới trên cao
Bài tập 4: Chạy 3-5 bước giậm nhảy đúng ván nhảy vào hố cát
+
+
+
+
+
+
+
+
Bài tập 5: Chạy toàn đà thực hiện đặt chân giậm đúng ván
+
+
+
Bài tập 6: Chạy toàn đà toàn diện kỹ thuật
+
+
+
+ +
+
+
+
+
+
* Nhóm các bài tập thể lực
Bài tập 1: Bài tập bật thu gối trên cát
+
+
Bài tập 2: Bật nhảy đổi chân trên bục cao 30-40cm
+
+
Bài tập 3: Gánh tạ từ 15-20 kg bật nhảy đổi chân
Bài tập 4: Chạy tộc độ cao 40-60m
Bài tập 5:Chạy 30-50 m xuất phát cao
Bài tập 6: Bật nhảy bằng một chân trên bục lò xo
Bài tập 7: Bật nhảy 3-5 bước vào hố cát
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Kiểm tra kết thúc
Sau 8 tuần thực nghiện tôi tiến hành kiểm tra kết thúc nôi dung môn học của cả hai nhóm
Số liệu thu được sau kiểm tra, bằng phương pháp so sánh tự đối chiếu tôi thu được kết quả ở bảng 4.10 như sau:
15
Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra các test sau thực nghiệm của 2 nhóm (nA=nB=6)
Test Chạy 30m xuất phát cao (s)
Nhóm ĐC
Nhóm TN
Nhóm
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Thông
(n=3)
(n=3)
(n=3)
(n=3)
số
X A ±δd
ttính
0,04±
0,024
3,87
Bật xa tại chỗ (m)
Nhóm ĐC
Nhóm TN
Nhảy xa có đà (m)
Nhóm ĐC
Nhóm TN
Nam
(n=3)
Nữ
(n=3)
Nam
(n=3)
Nữ
(n=3)
Nam
(n=3)
Nữ
(n=3)
Nam
(n=3)
Nữ
(n=3)
0,03±
0,019
0,16±
0,041
0,12±
0,052
0,08±
0,025
0,06±
0,026
0,24±
0,055
0,17±
0,062
0,15±
0,126
0,12±
0,061
0,37±
0,078
0,29±
0,098
2,98
6,72
4,03
5,33
3,97
7,54
3,97
4,91
3,42
8,19
5,1
tbảng
2,776
2,776
2,776
P
< 0,05
< 0,05
< 0,05
Qua kết quả kiểm tra ở bảng 4.10 trên cho ta thấy:
+ Sau quá trình thực nghiệm thành tích nhảy xa của hai nhóm đều tăng
Nhóm đối chứng có hệ số tăng: Với nam: x d = 0,15, ttính = 4,91 > tbảng = 2,776, Với nữ: x d = 0,12, ttính = 3,42 > tbảng
Sự khác biệt này có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất p = 0.05
Đặc biệt với nhảy xa của nhóm thực nghiệm tăng rõ rệt với hệ số:
Với nam: x d = 0,37, ttính = 8,19 > tbảng = 2,776, Với nữ: x d = 0,29, ttính = 5,11 > tbảng
Sự khác biệt này rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P = 0.05
+ Thành tích bật xa tại chỗ của 2 nhóm tăng
Hệ số của nhóm đối chứng là: Nam: x d = 0,08, ttính = 5,33 > tbảng = 2,776, Nữ: x d = 0,06, ttính = 3,97 > tbảng
Hệ số của nhóm thực nghiệm là: Nam: x d = 0,24, ttính = 7,54 > tbảng = 2,776, Nữ : x d = 0,17, ttính = 4,72 > tbảng
+ Thành tích chạy 30m xuất phát cao của 2 nhóm đều tăng:
Hệ số của nhóm đối chứng là: Nam: x d = 0,04, ttính = 3,87 > tbảng = 2,776, Nữ : x d = 0,03, ttính = 2,98 > tbảng
16
Hệ số của nhóm thực nghiệm là:
Nam: x d = 0,16, ttính = 6,72 > tbảng = 2,776; - Nữ : x d = 0,12, ttính = 4,03 > tbảng
* Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy: Thành tích của nhóm đối chứng có
tăng nhưng không đáng kể. Ngược lại nhóm thực ngiệm thực hiện theo bài tập
của tôi đưa ra tăng rõ rệt. Chứng tỏ những bài tập của tôi đã có hiệu quả cao đối
với giảng dạy giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa đã được tăng lên rõ rệt.
Vậy những bài mà tôi đã nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng cho học sinh
Trường THPT Thạch Thành 3 là rất phù hợp và có khả năng thực thi.
Để nhận thấy rõ sự khác biệt đó tôi đã thể hiện kết quả kiểm tra thành tích
nhảy xa trước và sau thực nghiệm ở biểu đồ 4.2 như sau:
Biểu đồ 4.2: Thành tích nhảy xa của hai nhóm trước và sau thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Biểu đồ 4.3: Thành tích bật nhảy tại chỗ của hai nhóm trước và sau thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
17
Biểu đồ 4.4: Thành tích chạy 30m xuất phát cao của hai nhóm trước và sau
thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Từ các kết quả trên tôi rút ra được những kết luận và kiến nghị sau:
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Giậm nhảy là giai đoạn rất quan trọng đối với việc nâng cao thành tích
nhảy xa. Do vậy muốn có thành tích tốt cần phải vận dụng hợp lý hệ thống bài
tập và phương pháp tập luyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới
tính, trình độ tập luyện của người tập trong từng giai đoạn của môn học, đặc biệt
là giai đoạn giậm nhảy.
Để nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy xa cần vận dụng nhiều bài
tập phát triển thể lực và kỹ thuật chuyên môn. Qua nghiên cứu tài liệu chuyên
môn và qua đánh giá thực tế tập luyện tôi đã lựa chọn được các bài tập bổ trợ
sau:
- Nhóm bài tập kỹ thuật:
1. Tập trình tự động tác giậm nhảy; Học sinh từ từ thực hiện đặt bàn chân
giậm sau đó nâng chân lăng phối hợp với tay.
2. Chạy chậm chậm thực hiện tăng dần từ 1-3-5 bước giậm nhảy kết hợp
các động tác của tay chân.
3. Chạy 3-5 bước giậm nhảy sao cho đầu chạm vật giới hạn trên cát.
4. Chạy 5-7 bước giậm nhảy đúng ván giậm vào hố cát.
5. Chạy toàn đà thực hiện đặt chân giậm đúng ván.
18
6. Chạy toàn đà hoàn thiện kỹ thuật
- Nhóm bài tập thể lực:
1. Bài tập bật thu gối trên cát.
2. Bài tập bật bục cao 35-40 cm.
3. Bài tập gánh tạ 15-20 kg bật nhảy đổi chân.
4. Chạy tốc độ cao 40-60 m.
5. Chạy xuất phát cao 30-50 m.
6. Bật nhảy bằng một chân trên bục lò xo.
7. Bật nhảy 3-5 bước vào hố cát.
Những bài tập trên vận dụng vào huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu
bước đầu đã có hiệu quả. Thể hiện là các chỉ số đánh giá hiệu quả bài tập đều tốt
lên sau thực nghiệm đảm bảo khách quan và độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất p <
0,05, chứng tỏ các bài tập đã được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ
thông. Như vậy khi nâng cao hiệu quả giậm nhảy sẽ phát triển thành tích nhảy
xa tốt hơn.
2. KIẾN NGHỊ
Các bài tập tôi đưa ra có thể áp dụng cho học sinh phổ thông ở các trường
nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy xa vì thời gian có hạn nên tôi chỉ
mới nghiên cứu được trên đối tượng của trường và có thời gian ngắn mong các
tác giả tiếp tục nghiên cứu để khẳng định có cơ sở hơn. Do điều kiện nghiên cứu
còn nhiều hạn hẹp và phương tiện tập luyện còn thiếu thốn, nay tôi có kiến nghị
với ban lãnh đạo của trường, sở GD-ĐT cần đầu tư thêm phương tiện và dụng cụ
tập luyện giúp cho các giáo viên và học sinh tiếp cận với các phương tiện hiện
đại góp phần nâng cao chất lượng và thành tích của giáo viên và học sinh trong
việc giáo dục thể chất.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
KT. Hiệu trưởng
PHT
Đỗ Duy Thành.
Ngày 24 tháng 5 năm 2017.
CAM KẾT KHÔNG COPY
Bùi Khắc Hàn.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đo Lường Thể Thao- PGS. Dương Nghiệp Chí - NXB TDTT Hà Nội
Năm 1991
2. Toán học thống kê- Nguyễn Đức Văn - NXB TDTT Hà Nội năm 1978
3. Sinh lý học TDTT - PGS Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên - NXB
TDTT Hà Nội xuất bản năm 1995
4. Tâm lý học TDTT - PGS Phạm Ngọc Viễn - PGS Lê Văn Xem Nguyễn Thị Nữ - NXB TDTT - Hà Nội năm 1990
5. Học thuyết huấn luyện- Harre - TS Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển
dịch - NXB TDTT Hà Nội năm 1996
6. Bùi Khắc Hàn, GV trường THPT Thạch Thành 3, tỉnh Thanh Hóa - “
Nghiên cứu ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả
giậm nhảy trong nhảy xa cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Thạch Thành 3”
– SKKN năm học 2014 – 2015.
20