Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích những tố chất mà một nhà lãnh đạo cần có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.67 KB, 7 trang )

PHAN TICH NHỮNG TỐ CHẤT MA MỘT NHA LÃNH DẠO CẦN CO
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh đạo là một chủ đề từ lâu đã được quan tâm, đặc biệt trong khoa học về
tổ chức nhân sự thì nó lại là một khái niệm rất đặc biệt. Lãnh đạo khác với quản lý
bởi nó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự
tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Hoạt động này
được thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa người lãnh đạo, quản lý, các cá nhân,
tập thể dưới quyền, những người chịu sự lãnh đạo, quản lý. Lãnh đạo được hiểu
theo nghĩa rộng hơn quản lý bởi lãnh đạo vừa mang tính khoa học lại vừa mang
tính nghệ thuật. Hai mặt này liên quan mật thiết với nhau để cùng thực hiện được
mục tiêu cuối cùng cho nhà lãnh đạo.
Qua thực tế cho ta thấy mỗi con người cùng trong một điều kiện và môi
trường làm việc giống nhau thì có người trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhưng có
người lại chỉ làm một nhân viên thuần túy cả đời. Vậy để trở thành một nhà lãnh
đạo giỏi phải có những tố chất và kỹ năng gì? Sau khi học môn “Phát triển kỹ năng
lãnh đạo”, qua bài giảng, tài liệu tham khảo và kinh nghiệm làm việc, tôi xin trình
bày một số quan điểm của mình về những tố chất và kỹ năng cần thiết cho một nhà
lãnh đạo.

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một nhà lãnh đạo thực sự không chỉ là người có kiến thức về chuyên môn
tốt và những tố chất lãnh đạo cơ bản mà họ còn phải có những kỹ năng cần thiết để
quản lý công việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, có một số người đều xem nhẹ
những điều đó bởi họ cho rằng chỉ cần có kiến thức về chuyên môn là đủ. Những


quan niệm như vậy thật sai lầm nhất là trong thời đại hiện nay, với xu thế hội nhập
toàn cầu thì việc mở rộng quan hệ để phát triển kinh doanh là việc hết sức quan
trọng. Vì vậy người lãnh đạo cần phải biết được đâu là các tố chất và kỹ năng cần
thiết để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới hình ảnh của người lãnh đạo cũng như sự thành công của doanh nghiệp.


Qua bài giảng trên lớp cùng với tài liệu tham khảo thì theo tôi những
tố chất mà một nhà lãnh đạo cần có như sau :
1. Sự say mê công việc : Một nhà lãnh đạo tốt là người luôn mong muốn và
khao khát làm được điều gì đó để đóng góp cho xã hội nhiều và hiệu quả
cao nhất. Nếu như không có sự say mê thì một nhà lãnh đạo sẽ không có
tâm huyết để làm việc và thành công.
2. Sự hiểu biết và ham học hỏi. Là một nhà lãnh đạo thì điều chắc chắn là
phải có sự hiểu biết nhất định trong lĩnh vực hoạt động của mình, tuy nhiên
để điều hành công việc tốt hơn thì họ phải thường xuyên trau dồi kiến thức
không chỉ trong lĩnh vực của mình mà còn phải mở rộng những kiến thức về
xã hội.
3. Nhìn xa trông rộng. Là một nhà lãnh đạo thì phải có niềm say mê với công
việc, điều này đòi hỏi họ phải không ngừng quan tâm tới công việc bởi vậy
họ sẽ dành nhiều thời gian để tìm ra hướng giải quyết. Tố chất này đi song
song với việc nhìn xa trông rộng của nhà lãnh đạo bởi nó luôn bổ sung và hỗ
trợ cho nhau. Nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn và cách nhìn nhận để từ đó
định hướng phát triển công việc một cách đúng đắn nhất.
4. Tính sáng tạo. Trong bất cứ công việc nào thì người lãnh đạo cũng phải
phát huy tính sáng tạo để thực hiện công việc nhanh và hiệu quả cao nhất.


5. Khả năng truyền đạt thông tin. Người lãnh đạo phải có khả năng diễn
thuyết và truyền đạt thông tin để thuyết phục những người khác tin tưởng,
nghe và làm theo mình.
6. Khả năng lập Kế hoạch và tổ chức. Người lãnh đạo phải là người luôn sắp
đặt công việc và tổ chức một cách logic nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
cho tập thể.
7. Khả năng làm việc theo nhóm. Nhà lãnh đạo phải có khả năng làm việc
chung với những người khác, biết lắng nghe, biết sắp xếp công việc cho
từng nhân viên một cách khoa học đồng thời họ cũng phải biết dàn xếp

những mâu thuẫn trong nội bộ tập.
8. Khả năng xoay xở trước khó khăn. Bởi công việc không phải lúc nào
cũng suôn sẻ và thành công, nhất là trong thời đại ngày nay, sự cạnh tranh
trên thương trường luôn là những thử thách lớn cho những ông chủ doanh
nghiệp. Chính vì vậy mà họ phải luôn tìm ra các giải pháp tối ưu nhất cho
Qua 8 tố chất mà tôi đã trình bày như trên thì nhà lãnh đạo còn cần phải có kỹ
năng quản lý. Khi nói đến thuật ngữ này thì chúng ta đều hiểu nó đề cập đến khả
năng làm một công việc nào đó theo một cách có hiệu quả. Phương pháp phân
loại kỹ năng quản lý được dựa trên nguyên tắc phân loại ba kỹ năng như sau :
1.

Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản lý.
Họ cần phải lãnh đạo tốt để thay đổi sản phẩm, hệ thống và tổ chức con
người một cách hiệu quả và phù hợp với hoạt động của tập thể. Nhà lãnh
đạo giỏi phải là người biết giao việc và trao quyền quyết định cho nhân viên
với từng mức phân khúc cụ thể.


2.

Kỹ năng quản lý: Quản lý là một quá trình làm việc thông qua các cá nhân,
các nhóm và các nguồn lực khác nhau trong cùng một tập thể. Nhà quản lý
phải có kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về tài
chính, marketing, dây chuyền sản xuất, công nghệ...Đây là những yêu cầu
bắt buộc đối với nhà quản lý bởi nó quyết định sự phát triển của một doanh
nghiệp. Những kiến thức trên phải được kết hợp với một tầm nhìn rộng lớn
của nhà quản lý để họ có thể kết nối được chúng với năng lực mà doanh
nghiệp đang có.

3.


Kỹ năng lập kế hoạch: Người lãnh đạo sẽ quyết định vận mệnh của một
doanh nghiệp. Một quyết định của họ sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển của cả tập thể. Muốn có những quyết định đúng đắn và kịp thời thì bản
thân họ phải biết cách sắp xếp công việc, biết lên kế hoạch và tổ chức chúng
một cách logic. Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho
nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân
viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định.

4.

Kỹ năng giao tiếp : Trong xã hội ngày nay, kỹ năng giao tiếp ngày càng
được đánh giá cao bởi người ta nhận ra sức mạnh của giao tiếp trong các
mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp không chỉ thể hiện qua việc giao tiếp tốt
bằng văn nói mà còn phải thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, giọng
nói cùng với cách diễn đạt thuyết phục. Việc thành công trong kinh doanh
ngày nay phần lớn nhờ vào khả năng đàm phán, thương thuyết. Chính vì vậy
một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt.

III/ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO TẠI ĐƠN VỊ MÌNH
Hiện tại tôi đang công tác tại Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
(LienVietPostBank), người lãnh đạo của tôi là Ông Dương Công Minh Chủ tịch Hội đồng quản trị. Như đã phân tích về những tố chất và kỹ năng
lãnh đạo cần có của một ông chủ, bản thân tôi nhận thấy Dương Công Minh


là người hội tụ gần như đầy đủ những yếu tố mà tôi phân tích. Ông là một
nhà lãnh đạo không chỉ cả tập thể cán bộ nhân viên trong Công ty kính trọng
và nể phục mà ông còn nổi tiếng là người đóng góp cho xã hội thông qua
việc từ thiện từ chính cá nhân mình với số tiền lên tới gần 500 tỷ. Ông
không chỉ là chủ của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt mà còn là chủ của 18

công ty trong đó Công ty Bất động sản Him Lam là đơn vị lớn và rất nổi
tiếng trong lĩnh vực bất động sản. Trong bài viết này, tôi xin nêu một vài
thông tin về Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt và phân tích một vài tố chất và
kỹ năng lãnh đạo của vị Chủ tịch công ty tôi – Ông Dương Công Minh.
- Ông là con người của công việc, dám nghĩ, dám làm. Từ một người trắng
tay vì buôn xoài rồi trở thành người đi làm dịch vụ giấy tờ nhà đất và rồi trở
thành một đại gia trong lĩnh vực bất động sản và ngân hàng. Một đoạn
đường dài đầy những khó khăn nhưng không hề làm ông chùn bước.
- Một con người năng động, đầy tính sáng tạo bởi ông là chủ của 18 công ty
lớn bé, với cách làm việc phân quyền cho từng TGĐ các công ty con và
cách sắp xếp công việc logic mà vị chủ tịch này không bao giờ bị ngập trong
công việc mà vẫn đảm bảo việc điều hành hiệu quả.
- Dương Công Minh là người khá thẳng thắn, ông nổi tiếng là người có tài
ngoại giao giỏi, có quan hệ rộng với các giới chức sắc cũng như các tầng lớp
trung lưu trong xã hội. Mà trong xã hội ngày nay để làm chủ của một doanh
nghiệp lớn thì việc ngoại giao là việc quan trọng hàng đầu.
- Ông biết cách lập kế hoạch công việc, có tầm nhìn lớn để có được những
định hướng đúng đắn – điều này đã giúp cho LPB là một Ngân hàng mới chỉ
được thành lập hơn 3 năm mà đã có thể sánh ngang được với những ngân
hàng bạn có từ rất lâu. Việc sát nhập thành công với Công ty Dịch vụ Tiết
kiệm Bưu điện là thương vụ sát nhập nổi tiếng trong năm 2011, đánh dấu sự


phát triển vượt bậc của LPB bằng việc sử dụng hơn 13.000 điểm bưu cục
trên toàn quốc.
- Ông biết cách nhìn người, đúng người đúng việc, động viên và khuyến
khích nhân viên, biết sắp sếp và bố trí những vị trí nhân sự cấp cao để cho
bộ máy Ngân hàng hoạt động tốt.
- Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là
Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập ngày 28/03/2008. Sau

hơn ba năm hoạt động, Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt đã đạt được những
kết quả kinh doanh rất khả quan. Đến thời điểm 20/09/2011, vốn điều lệ
tăng từ 3.300 tỷ lên 6.010 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 53.000 tỷ đồng, cho
vay đạt hơn 12.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt 42.500 tỷ đồng.
- Đặc biệt, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam tham gia góp vốn
vào Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm
Bưu điện, Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt có cơ hội khai thác tốt nhất
13.000 bưu cục và điểm bưu điện văn hóa xã của ngành Bưu chính Viễn
thông.
- Để đạt được kết quả như trên, đó là sự phấn đấu không ngừng của ông
Dương Công Minh và tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng, đưa Ngân hàng ngày
càng lớn mạnh và đứng vững trên thị trường. Tính từ thời điểm thành lập
cho đến nay mới chỉ là 3 năm nhưng Ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ
chuyên môn giỏi đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng.
III/ KẾT LUẬN
Theo tôi, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh
đạo vốn có mà còn phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, trau dồi những kỹ
năng cần thiết. Biết tạo động lực, khuyến khích nhân viên, xây dựng bản sắc
văn hóa cho công ty giúp cho nhân viên làm việc hết sức vì công ty và bản
thân họ luôn trung thành với ông chủ của mình.


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo – Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị

kinh doanh GaMBA.




×