Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích những yếu tố mà nhà lãnh đạo thành công cần có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.95 KB, 8 trang )

PHAN TICH NHỮNG YẾU TỐ MA NHA LÃNH DẠO THANH CONG
CẦN CO
Lãnh đạo là gì?
Cùng với việc đề ra khuôn khổ hoạt động, các giá trị và tạo động lực
cho nhân viên, phân bổ vốn và các nguồn lực, nhiệm vụ của người lãnh đạo
là xác định phương hướng tổng thể để tạo thuận lợi cho việc lựa chọn các
giải pháp, đảm bảo những nỗ lực của doanh nghiệp được thực hiện một cách
có trọng tâm.
Với trọng tâm là phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo
có ảnh hưởng đến sự thành công của người đó, tôi xin bắt đầu bằng việc tập
trung vào tố chất nhà lãnh đạo.
Một số cuốn sách có tính giáo khoa về lĩnh vực này cho rằng người lãnh
đạo, quản trị cần có các tố chất:
- Có học vấn cao, có kinh nghiệm về chuyên môn và về đời sống xã hội
- Linh hoạt
- Có nghị lực, suy nghĩ lành mạnh, sáng suốt
- Trung thực, có sức khỏe tốt.
- Trí tuệ cao, có năng lực đạt được mục tiêu đề ra
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân
- Có khả năng đóng vai trò là một cố vấn và tư vấn sáng suốt
- Có tính tự tin, bình tĩnh khi gặp rắc rối về quan hệ hoặc khi có sự cố về
tổ chức.
- Có tính kiên trì, thần kinh vững và có chí theo đuổi mục đích đến
cùng, thái độ giao tiếp niềm nở, thân mật nhưng dứt khoát với mọi người.
Cuốn sách "Chiến lược kinh doanh" của B. Karlof cho rằng:
Một nhà lãnh đạo giỏi là người vững tin, có tầm nhìn xa trông rộng, cởi
mở, ham học hỏi, biết đúc kết kinh nghiệm kinh doanh của bản thân và của


người khác, hướng vào kết quả, dứt khoát, có óc phê phán, có sức lôi cuốn
thuyết phục và gây được lòng tin, nhiệt tình, bình tĩnh, biết lắng nghe người


khác, biết nhận lỗi khi sai lầm, thiện tâm và chu đáo, mềm dẻo, sẵn sàng
giúp đỡ người khác phát triển, sáng tạo nhưng kiên định.
Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu qui mô do nhóm "Hệ thống quản lý
quốc tế" được tiến hành ở một số nước trên khắp thế giới đã xác định nhà
lãnh đạo thanh công cần có các tố chất sau:
- Tìm kiếm cơ hội: Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh
mới, động não và xác định những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề kinh
doanh, suy nghĩ theo các cách khác nhau để tìm ra cách giải quyết, chủ động
nắm bắt các cơ hội để thu lượm thông tin kinh doanh, nhân sự có kinh
nghiệm, các trang thiết bị, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, thị trường và tài
chính, . . .
- Dám nghĩ dám làm (sự liều lĩnh): Là yếu tố quan trọng nhất để
người lãnh đạo thành công, đó là tố chất dám chấp nhận rủi ro và dám chịu
trách nhiệm với những việc mình làm;
- Tính quyết đoán cao (tự tin): Là sự cân bằng giữa nhút nhát và quá
khích, để đạt được sự cân bằng đó người lãnh đạo sẽ làm chủ được trong
công việc của mình.
- Khả năng tập hợp lực lượng: Là phải có khả năng tập hợp lực
lượng và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình để họ đem hết nhiệt
huyết phục vụ doanh nghiệp đi đúng chiến lược đã lựa chọn.
- Tính kiên nhẫn: Đây có thể được nghĩ là một đức tính mà đưa đến
các đức tính khác và đóng góp sự tăng trưởng và sức mạnh cho các đức tính
khác đó là đức tính tha thứ, khoan dung và đức tin.


Nếu tập hợp được những đức tính cơ bản trên thì người lãnh đạo sẽ có
nhiều cơ hội thành công trong việc lãnh đạo doanh nghiệp của mình theo
đúng chiến lược đề ra và sẽ đạt được mục tiêu đã lựa chọn.
Khi tự mình ra một quyết định, người lãnh đạo cũng nên tự nhận thấy
mình đã có những kỹ năng cần thiết nào trong các kỹ năng sau để tiến hành

công việc hiệu quả nhất:
- Kỹ năng truyền Thông (Communications): Đây là kỹ năng cơ bản
để đạt đến thành công. Truyền Thông là phương tiện căn bản để chuyển đạt
tin tức đến mọi người qua văn bản hoặc là qua các phương tiện thông tin
khác như truyền miệng, truyền thanh, truyền hình vân vân. Những Nhà Quản
Trị giỏi phải có khả năng truyền đạt tư tưởng để cung cấp đủ tin tức và dữ
kiện cần thiết cho đội ngũ nhân viên làm việc cho họ ngõ hầu có thể quyết
định công việc một cách hữu hiêu.
- Kỹ năng tư duy phê phán (Critical Thinking): Kỹ năng này được
định nghĩa là khả năng phân tích các vấn đề phức tạp và nhìn vấn đề này qua
nhiều khía cạnh khác nhau và lý luận theo nhiều cái nhìn khác nhau. Đấy là
một trong những lý do chính tại sao trong các công sở ngày nay đang có
phong trào hướng về các công việc mang tính chất dựa trên một nhóm thay
vì một người và nhấn mạnh về sự quan trọng của tính đa dạng trong công sở
và khả năng dung nạp được nhiều quan điểm khác nhau về một vấn đề trong
quá trình quyết định công việc.
- Kỹ năng hiểu và tư duy chiến lược
Để đối phó với tình trạng tăng cường cạnh tranh giữa các công ty, một trong
những điều kiện cần thiết cho tất cả thành phần quản trị (management) và
hầu như tất cả các nhân viên là kỹ năng tư duy chiến lược ( còn gọi là khả
năng biết nhìn xa).


- Kỹ năng xã hội: có được nhìn nhận như là yếu tố cốt lõi trong nghệ
thuật lãnh đạo ở hầu hết các công ty hay không? Câu trả lời là có, đặc biệt
khi đem nó so sánh với các yếu tố khác trong trí tuệ cảm xúc. Có vẻ như
bằng trực giác, ai cũng biết rằng các nhà lãnh đạo cần phải biết cách làm chủ
sao cho có hiệu quả các mối quan hệ của mình; không nhà lãnh đạo nào là
một hòn đảo cô độc.
Nói cho cùng, một nhà lãnh đạo có bổn phận phải biết dùng người này kẻ

kia để hoàn tất các công việc, và để làm được như vậy thì nhà lãnh đạo ấy
cần phải có kỹ năng xã hội. Một nhà lãnh đạo không có khả năng thấu cảm
sẽ không thể có được kỹ năng xã hội. Và động lực thúc đẩy của một nhà
lãnh đạo sẽ hóa vô dụng nếu ông ta không đủ khả năng lan truyền nhiệt
huyết của mình đến mọi người khác trong tổ chức. Kỹ năng xã hội giúp các
nhà lãnh đạo thể hiện ra được trí tuệ cảm xúc của mình trong công việc.
Để minh chứng cho phần phân tích của mình, tôi xin đề cập đến tố chất
và kỹ năng lãnh đạo của Carranza - Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng
Hàng không của UPS có trụ sở tại Louisville - Kentucky, người phụ nữ vinh
dự được Tạp chí Hispanic Business coi là Người Phụ nữ của năm. UPS là
công ty có số nhân viên lớn thứ tư của Mỹ với 357.000 nhân viên trên toàn
thế giới và hoạt động kinh doanh tại hơn 200 quốc gia. UPS luôn được công
nhận là một trong số “các công ty hàng đầu để làm việc” và gần đây được
tạp chí Fortune công nhận là một trong số 50 công ty tốt nhất cho các nhóm
thiểu số. Lý do chính mang lại thành công của UPS là sự cam kết của công
ty đối với nhân viên. UPS hiểu được tầm quan trọng của việc mang lại cả
nền giáo dục lẫn kinh nghiệm cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp của mình – hàng
năm UPS chi 300 triệu USD cho các chương trình giáo dục và khuyến khích
sự thăng cấp trong nội bộ công ty. Mọi nhân viên đều có cơ hội như nhau để
phát triển các kỹ năng và kiến thức mà họ cần để đi đến thành công.


Jovita Carranza phụ trách Trung tâm phân loại hàng hóa hàng không có
trị giá 1.1 tỉ USD. Trung tâm này trải dài trên một phạm vi tương đương hơn
80 sân bóng đá. Trung tâm này có thể xử lý 304.000 gói hàng trong một giờ
đồng hồ, các máy tính ở đây xử lý gần 1 triệu giao dịch/phút, và đóng vai trò
trung tâm gắn kết lĩnh vực kinh doanh trị giá 33 tỉ USD vốn đã trở thành
công ty vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới.
Có thể thấy, Jovita Carranza đã gặt hái được nhiều thành công khi trung
tâm mà cô điều hành có mức doanh thu rất lớn, mạng lưới thị trường nhanh

chóng mở rộng thị trường và tốc độ xử lý hàng hóa rất chuyên nghiệp.
Jovita Carranza trở thành một lãnh đạo thành công là bởi cô đã chia sẽ
tầm nhìn với mọi người, hướng mọi người đi theo tầm nhìn của mình. Cô
luôn biết truyền cảm hứng, biết cách tập hợp, động viên mọi người tận tụy
làm việc để tạo ra kết quả tốt nhất cho công ty. Carranza là người không tự
mãn (khi được lãnh đạo khen ngợi) và cô rất tự tin vào chuyên môn và khả
năng của mình để chèo lái và dẫn dắt mọi hoạt động kinh doanh chung của
Công ty.
Quan điểm mà Carranza theo đuổi là cần thiết chia sẻ những thông tin
kinh doanh với nhóm để các thành viên trong nhóm thấy được mối liên quan
giữa công việc họ đang làm và kết quả mà công ty đang đạt được. Có như
vậy, các nhân viên sẽ cảm thấy mình được coi trọng, cảm thấy trong sự phát
triển của công ty luôn có phần đóng góp nào đó của mình.
Bằng chứng rõ ràng nhất là sự tận tụy và gắn bó với UPS từ những ngày
đầu thành lập, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công (doanh thu không
ngừng tăng trưởng) để rồi từ đó nhanh chóng mở rộng thị trường và đa dạng
hoá sản phẩm trong các lĩnh vực liên quan.
Carranza có kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp, biết khuyến khích
các nhân viên củng cố kỹ năng phục vụ khách hàng và quan trọng hơn là tạo


cơ hội cho các nhân viên được trở thành người nổi tiếng trong nội bộ. Các
nhân viên muốn được công nhận trước các đồng nghiệp của mình và việc
công nhận họ trước tập thể là một trong những công cụ động viên có hiệu
quả nhất. Tâm lý thường lây lan, Carranza đã làm được điều mà ít người làm
được đó là tương tác niềm đam mê công việc và tạo ảnh hưởng đến các nhân
viên, tạo cho họ sự nhiệt tình với công việc, gia tăng sự hài lòng đối với
công việc, niềm tự hào, văn hóa và lòng trung thành với Công ty.
Carranza đã chứng minh rằng “Mọi nhân viên đều có cơ hội như nhau
để phát triển các kỹ năng và kiến thức mà họ cần để đi đến thành công” và

khi đã ở cấp lãnh đạo cô cũng đã chỉ ra rằng những người làm công tác quản
lý nói chung, trưởng bộ phận các phòng ban vẫn phải làm công tác nhân sự
trong phạm vi quản lý của họ để thúc đẩy, tạo động lực cho các nhân viên
cấp dưới cùng đạt được mục tiêu chung
Kinh nghiệm mà Jovita Carranza đã trải qua để có được thành công như
ngày hôm nay bắt nguồn từ thực tế, cô cho rằng những nhà lãnh đạo hiệu
quả thường dành ít nhất 80% thời gian để trò chuyện với mọi người. Nhà
lãnh đạo không thể thành công nếu thiếu sự trợ giúp, sự chia sẻ những suy
nghĩ và không nhận được thông tin phản hồi chân thực từ những cộng sự của
mình.
Từ các thông tin trong bài cho thấy, Carranza rất khéo léo, tinh tế khi
truyền cảm hứng của mình cho cấp dưới bằng ngôn ngữ chính xác và biểu
cảm. Để có được kỹ năng này Carranza đã biết lắng nghe người khác để chia
xẻ, biết tiếp thu các ý tưởng mới, mang tính sáng tạo từ mọi vị trí công việc
trong tổ chức.
Jovita Carranza đã thể hiện khả năng nhà lãnh đạo của mình qua những đặc
điểm sau:


- Khả năng phát triển hoặc thích nghi: Carranza có khả năng thích
ứng với môi trường bên ngòai. Cụ thể là Carranza gia nhập UPS năm 1976
với vai trò nhân viên bán thời gian; năm 1985 Carranza đã là quản lý bộ
phận hoạch định nhân sự của UPS tại ở Los Angeles; năm 1987, cô là quản
lý bộ phận nhân sự quận tại Central Texas; năm 1990, cô chấp nhận chuyển
đến làm quản lý nhân sự quận ở Illinois; năm 1991 cô đảm nhận vai trò tác
nghiệp với vai trò là quản lý bộ phận vận hành trung tâm phân loại hàng hóa
(hub), đóng gói, và xe vận chuyển hàng hóa ở Illinois; năm 1993 cô đồng ý
trở thành quản lý tác nghiệp quận tại Miami; năm 1996, cô chấp nhận vai trò
tương tự tại Wisconsin; năm 1999, các thành công ngày càng lớn của
Carranza đã dẫn đến việc UPS thăng chức cho cô lên làm Tổng giám đốc

khu vực châu Mỹ; hiện nay cô là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng Hàng
không của UPS, có trụ sở tại Louisville, Kentucky
- Khả năng thiết lập các mối quan hệ hợp tác: Trung tâm phân loại
hàng hóa hàng không mà Carranza đang điều hành trải dài trên một phạm vi
tương đương hơn 80 sân bóng đá.
- Khả năng xây dựng và lãnh đạo nhóm: Carranza cho rằng một
trong các thành tựu mà cô tự hào nhất là tinh thần làm việc nhóm, sự tương
tác giữa mọi người, và công tác phát triển nhân viên: “Bởi vì nó đòi hỏi phải
có sự tập trung, lòng quyết tâm, và sự chân thành để phát triển văn hóa công
ty tại UPS và cải thiện nó thông qua con người.” Cô là người ảnh hưởng đến
các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức, là người giúp họ thiết lập các
mục tiêu, hướng dẫn họ nhằm đạt được các mục tiêu
- Không độc đoán: Carranza biết lắng nghe và quan sát. Cô cho rằng cô
học được nhiều hơn từ các sai lầm của người khác
- Hiệu suất làm việc tuyệt vời, nhất quán: Trung tâm mà Carranza điều
hành có thể xử lý 304.000 gói hàng trong một giờ đồng hồ, các máy tính ở


đây xử lý gần 1 triệu giao dịch/phút, và đóng vai trò trung tâm gắn kết lĩnh
vực kinh doanh trị giá 33 tỉ USD vốn đã trở thành công ty vận chuyển hàng
hóa lớn nhất thế giới.
- Tham vọng: Carranza giám chấp nhận tất cả các cơ hội khi chúng xuất
hiện bởi vì với mỗi cơ hội tôi có thể học được điều gì đó, và chúng như là bệ
phóng cho các nỗ lực trong tương lai của cô.
Tình huống mà bài tập đưa ra đã cho thấy vai trò của các nhà lãnh đạo
và các nhà quản lý là khác nhau, tuy nhiên các nhà lãnh đạo hiệu quả và có
năng lực cũng có thể là các nhà lãnh đạo trong tổ chức của mình. Ngòai ra
để thực hiện vai trò và các trách nhiệm quản lý truyền thống của mình, các
nhà lãnh đạo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một nền văn
hóa trong doanh nghiệp.

Nếu cứ quả quyết rằng chỉ số thông minh và khả năng chuyên môn
không hề đóng một vai trò quan trọng nào trong nghệ thuật lãnh đạo. Tuy
nhiên rõ rằng nghệ thuật lãnh đạo sẽ còn có khiếm khuyết nếu thiếu mất đi
một thành phần quan trọng khác là trí tuệ cảm xúc.
Từng có lúc người ta cho rằng các yếu tố trí tuệ cảm xúc là thứ phẩm
chất mà một nhà lãnh đạo doanh nghiệp "có được thì tốt." Tuy nhiên, với
những gì đã thấy được qua cuộc khảo sát về năng suất làm việc, chúng ta
biết rằng đó là phẩm chất mà các nhà lãnh đạo "buộc phải có mới được.
Tài liệu tham khảo:
-

www.moingay1cuonsach.vn

-

www.bwportal.com.v

-

www.vietnamleader.com



×