Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng và vận dụng trong thị trường tài chính. (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.75 KB, 9 trang )

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
University of Economics Ho Chi Minh City

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đề tài 7: “Lý Thuyết Thông Tin Bất Cân Xứng Và Vận Dụng
Trong Thị Trường Tài Chính”
 Giảng viên: Th.S. NCS Trương Minh Tuấn
 Giảng đường: B115
 Bộ môn: Nguyên Lý Tài Chính – Ngân Hàng

Nhóm
Chữ ký
 Phạm Nhật Bản – STT : 3
 Phan Quốc Bảo – STT : 4
 Hoàng Thủy Hạ – STT : 16
 Nguyễn Thành Huy – STT : 24
 Lê Thị Vui – STT : 97


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________________________________________________

LỜI CẢM ƠN
Đề tài tiểu luận của nhóm đã được hoàn thành, trong quá trình chuẩn bị và trình
bày bài tiểu luận chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với các thành viên
trong nhóm, các bạn cùng lớp, các anh chị khóa trên, các bạn sinh viên đã tham
gia xây dựng, đóng góp ý kiến để bài tiểu luận trở nên hoàn thiện hơn.
Đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Trương Minh Tuấn – Giảng viên
bộ môn Nguyên Lý Tài Chính – Ngân Hàng, Giảng đường B115 đã luôn đồng


hành và dẫn dắt, truyền đạt những kiến thức quý báu giúp chúng em có thêm
nhiều kiến thức làm hành trang chuẩn bị bước vào xã hội cũng như trong công
việc và học tập sau này.
Với thời gian và kinh nghiệm đối với một lĩnh vực rộng lớn như Lý thuyết thông
tin bất cân xứng, bài tiểu luận của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu xót,
chúng em rất mong được sự chỉ bảo và nhận xét của thầy để chúng em có thể bổ
sung và nâng cao kiến thức cũng như đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho các
bài tiểu luận sau này.

Nhóm tác giả
Ngày 29 tháng 8 năm 2018

MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT:..................................................................................................2
Trang 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________________________________________________

1. Thông tin bất cân xứng................................................................................2
a) Thông tin bất cân xứng là gì?...................................................................3
b) Nguồn gốc của thông tin bất cân xứng:....................................................3
2. Hệ quả mang lại do thông tin bất cân xứng:................................................3
2.1 Lựa chọn ngược (hay còn gọi là lựa chọn trái ý, lựa chọn đối nghịch,
lựa chọn bất lợi):.............................................................................................3
a) Định nghĩa:...............................................................................................3
b) Nguồn gốc:................................................................................................3
c) Các lĩnh vực thường xảy ra hiện tượng lựa chọn ngược trên thị trường
tài chính:..........................................................................................................3

2.2

Rủi ro đạo đức (Hay còn gọi là tâm lý ỷ lại):........................................4

a) Định nghĩa:...............................................................................................4
b) Nguồn gốc:................................................................................................4
c) Các lĩnh vực xảy ra rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính:.................4
II. VẬN DỤNG:..................................................................................................5
1. Nguyên tắc:..................................................................................................5
2. Giải pháp (Dưới góc nhìn là các trung gian tài chính):................................5
a) Khuyến khích thành lập các công ty chuyên lưu trữ, thu thập và cung
cấp thông tin:...................................................................................................5
b) Tăng cường sự điều hành của chính phủ, các thể chế làm minh bạch
thêm các thông tin trên thị trường:..................................................................5
c) Khuyến khích thành lập các trung gian tài chính, các quỹ đầu tư:...........6
d) Đẩy mạnh việc liên kết thông tin giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng thông qua các hệ thống thông tin tín dụng:............................................6

Trang 2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________________________________________________

I.

LÝ THUYẾT:
1. Thông tin bất cân xứng
a) Thông tin bất cân xứng là gì?
Thông tin bất cân xứng là tình trạng khi một giao dịch xảy ra, một bên

có nhiều lợi thế về thông tin hơn so với một bên(hoặc các bên) còn lại. Nói
cách khác, thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng về mặt
thông tin giữa các bên tham gia giao dịch. Đây là một trong ba dạng thất bại
của thị trường thường được nhắc đến.(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
b) Nguồn gốc của thông tin bất cân xứng:
Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu được nhắc đến vào những
năm 1970 và được khẳng định trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện
năm 2001, khi các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof,
Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
2. Hệ quả mang lại do thông tin bất cân xứng:
2.1 Lựa chọn ngược (hay còn gọi là lựa chọn trái ý, lựa chọn đối nghịch, lựa
chọn bất lợi):
a) Định nghĩa:
Là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin
bất cân xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt. Đây là một
loại thất bại thị trường.
b) Nguồn gốc:
Lựa chọn ngược xảy ra khi sản phẩm/dịch vụ có chất lượng khác nhau
được bán ở cùng mức giá, do các bên tham gia thị trường không có đủ thông
tin về chất lượng thực sự của sản phẩm tại thời điểm mua. Khi đó, người tiêu
dùng có xu hướng chọn mua sản phẩm/dịch vụ có chất lượng thấp, do không
có đầy đủ thông tin và không chắc chắn về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ
tốt lẽ ra phải được bán với giá đắt hơn.(Hồ Hoàng Lan, 2014).
c) Các lĩnh vực thường xảy ra hiện tượng lựa chọn ngược trên thị trường
tài chính:
 Ngân hàng: Các ngân hàng không thể phân biệt chính xác khả năng
trả nợ của các đối tượng đi vay khác nhau, dẫn đến việc một mức lãi suất
trung bình cao hơn được đặt ra để bù đắp cho các rủi ro, từ đó loại bỏ các
khách hàng có khả năng trả nợ tốt do đầu tư vào các lĩnh vực ít rủi ro hơn và
giữ lại các khách hàng đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao.

 Thị trường bảo hiểm: Bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm chấp nhận
mức trả bảo hiểm cao cho khách hàng ít nguy cơ. Song họ lại có ít thông tin
về thứ họ được đề nghị bảo hiểm hơn so với người mua bảo hiểm. Nếu người
Trang 3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________________________________________________

mua bảo hiểm cung cấp những thông tin không trung thực, thì công ty bảo
hiểm có thể sẽ có thể ký hợp đồng trả tiền cao cho đối tượng bảo hiểm nhiều
nguy cơ.
 Thị trường chứng khoán: Có trường hợp nhà đầu tư lựa chọn mua
cổ phiếu (hoặc trái phiếu) của doanh nghiệp kinh doanh kém. Hay, những
hoạt động giao dịch nội bộ (người trong công ty phát hành chứng khoán và
người thân quen với họ có cơ hội tiếp cận các thông tin không công bố về
công ty, từ đó có ưu thế thông tin trong giao dịch chứng khoán với người
kém ưu thế thông tin).
 Thị trường bất động sản: Xảy ra khi bên bán là bên có ưu thế thông
tin về một lô đất hay ngôi nhà còn bên mua là bên kém ưu thế thông tin dẫn
tới bên mua mua phải đất hay nhà không tốt (trong diện giải tỏa, hay ở nơi dễ
ngập lụt, v.v…).
2.2 Rủi ro đạo đức (Hay còn gọi là tâm lý ỷ lại):
a) Định nghĩa:
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ thuộc kinh tế học được sử dụng để nói
về một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi
ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin
bất cân xứng.
b) Nguồn gốc:
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế

thông tin bất đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ
hành động theo hướng làm lợi cho bản thân cho dù hành động đó có thể làm
hại cho bên kém ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của
bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng
đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình.
c) Các lĩnh vực xảy ra rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính:
 Ngân hàng: Vòi tiền “bôi trơn”, nhũng nhiễu khách hàng khi đi vay,
cố ý làm sai qui định, lợi dụng chức vụ và quyền hạn để làm giả giấy tờ, lập
chứng từ khống, cấu kết với cá nhân/tổ chức để trục lợi cho bản thân…thực
trạng này đang rất phổ biến trong hệ thống các ngân hàng không chỉ gây thiệt
hại về tài chính cho doanh nghiệp và người dân mà còn có thể gây bùng nổ
rủi ro và đổ vỡ hoàn toàn trong hệ thống ngân hàng.
 Thị trường bảo hiểm: Không còn cẩn thận bảo vệ, bất cẩn hay tâm
lý chủ quan là khuynh hướng chung của nhiều người đối với những gì mà họ
đã mua bảo hiểm. Hậu quả là phía công ty bảo hiểm sẽ bị thiệt hại vì phải bồi
thường cho những rủi ro phát sinh từ tâm lý ỷ lại của khách hàng.
 Thị trường chứng khoán: Tính chất chủ yếu của đầu tư trên thị
trường chứng khoán là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư
Trang 4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________________________________________________

của các nhà đầu tư thường thực hiện thông qua những người đại diện. Tâm lý
ỷ lại của nhà đầu tư có thể mang đến những bất lợi, thiệt hại cho chính họ.
 Thị trường nợ: Xảy ra khi người đi vay nợ sử dụng khoản vay vào
những mục đích trái với cam kết trong hợp đồng vay nợ. Sử dụng vốn sai
trình tự, đầu tư vào những hạng mục rủi ro cao dẫn tới nguy cơ không có khả
năng thanh toán các khoản nợ, gây thiệt hại đối với bên cho vay.

 Thị trường vốn : Sự tách bạch trong sở hữu(người chủ) và quản
lý(người đại diện) là yêu cầu cơ bản của Ủy ban chứng khoán đối với các
công ty đại chúng niêm yết. Hội đồng cổ đông hằng năm sẽ họp và tìm ra
một ban giám đốc(người đại diện) để điều hành công ty. Người đại diện có
thể theo đuổi mục tiêu khác với người chủ sở hữu (do động cơ khác nhau)
nhưng do thông tin bất cân xứng làm cho người chủ sở hữu khó kiểm soát
các hành động của người đại diện. Đây là trường hợp điển hình bao gồm cả
lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức.( Đặng Văn Thành, 2014).
II.
VẬN DỤNG:
1. Nguyên tắc:
Giải quyết vấn đề tận nguồn gốc, nhưng chỉ có thể làm giảm đi sự bất
cân xứng về thông tin giữa các bên giao dịch. Chưa có bất kì phương pháp
nào xử lý triệt để.
2. Giải pháp (Dưới góc nhìn là các trung gian tài chính):
a) Khuyến khích thành lập các công ty chuyên lưu trữ, thu thập và cung
cấp thông tin:
Việc xuất hiện các công ty chuyên về lĩnh vực thông tin dưới sự cho
phép của pháp luật sẽ không chỉ có ý nghĩa trong việc hạn chế tác động tiêu
cực của thông tin bất cân xứng mà còn tăng tính hiệu quả trong thị trường tài
chính.
+
Mặc dù vậy, chúng ta cũng nhận thấy rằng, việc cung cấp thông tin như
thế chưa thể giải quyết triệt để vấn đề về thông tin bất cân xứng nhưng giải
pháp này có tính lâu dài và có thể trở thành nền tảng cho các biện pháp sau
này.
b) Tăng cường sự điều hành của chính phủ, các thể chế làm minh bạch
thêm các thông tin trên thị trường:
Các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính phủ về việc công
bố thông tin, đồng thời việc thành lập các ủy ban thu thập, phân tích thông tin

sơ bộ sau đó cung cấp cho các trung gian tài chính, các nhà đầu tư sẽ mang
đến những phát triển tích cực. Ngoài ra chính phủ còn nên có các biện pháp
nhằm khuyến khích các công ty, tổ chức công bố các thông tin một cách
chính xác và kịp thời nhằm giảm các biện pháp hành chính không cần thiết.
Trang 5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________________________________________________

Sự phát triển của ban Kiểm toán nhà nước sẽ trở thành động lực
khuyến khích cho sự phát triển của các cơ quan kiểm toán, góp phần tăng
tính hiệu quả trong việc giám sát, kiểm tra, thẩm định thông tin.
c) Khuyến khích thành lập các trung gian tài chính, các quỹ đầu tư:
Các trung gian tài chính hoạt động dựa trên cơ sở huy động vốn bằng
cách nhận tiền gửi hay phát hành chứng khoán rồi dùng tiền thu được đầu tư
vào các lĩnh vực khác. Do tính chuyên môn hóa cao và hoạt động có tổ chức
nên họ có nhiều ưu thế trong việc khai thác thông tin, xác thực thông tin. Với
trình độ chuyên môn cao, đặc thù của công việc, quan hệ rộng cùng với tài
chính lớn mạnh, các trung gian tài chính luôn là nơi có được thông tin nhanh
chóng, chính xác và đầy đủ nhất. Do đó các nhà đầu tư có thể đầu tư thông
qua các trung gian tài chính để tận dụng lợi thế về thông tin.
d) Đẩy mạnh việc liên kết thông tin giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng thông qua các hệ thống thông tin tín dụng:
CIC(Trung tâm thông tin tín dụng) thuộc Ngân hàng nhà nước Việt
Nam đã và đang trở thành một trong những kênh cung cấp thông tin tín xác
thực tín dụng của các cá nhân hoặc tổ chức tốt nhất hiện nay. Việc xuất hiện
các cầu nối trung gian về thông tin như vậy giúp các ngân hàng, các tổ chức
tín dụng đánh giá, xếp loại nhóm khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho
vay.

e) Blockchain – kỳ vọng đột phá:
Blockchain mang đến nhiều đột phá vượt bậc trong kinh doanh, xử lý
được nhiều vấn đề phát sinh trong kinh doanh và thông tin bất cân xứng là
một trong số đó.
Một số ứng dụng của công nghệ Blockchain như là bằng chứng kiểm
toán có thể theo dõi, kiểm toán tự động, xác thực giao dịch, theo dõi quyền
sở hữu tài sản, xử lý hợp đồng thông minh…
Blockchain có thể thay thế các ngân hàng trông hoạt động chuyển tiền .
Ít tốn kém, thời gian giao dịch được tối ưu, không gian lận là những lợi ích
mà blockchain và hợp đồng thông minh mang lại đối với người tham gia
chuyển tiền. Các ngân hàng cũng không còn quyền can thiệp hay truy xuất
tình hình tài chính cá nhân của mỗi người, cũng như không còn rủi ro tiền sẽ
rơi vào tay bên thứ ba nào khác vì vậy tránh được các hoạt động nhũng
nhiễu, “bôi trơn” hoặc các thất thoát không đáng có.
Giúp các công ty bảo hiểm đánh giá được rủi ro mà khách hàng mang
lại từ đó đưa ra mức bảo hiểm phù hợp.
Giúp những người cho vay kiểm soát được các hoạt động sử dụng tiền
của người đi vay, tránh các trường hợp sử dụng sai mục đích dẫn đến việc
không thể thanh toán khi đến hạn.
Trang 6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________________________________________________

Giúp người chủ sở hữu giám sát, kiểm soát được các hoạt động tài
chính, dòng tiền của công ty. Tránh các giao dịch ngoài luồng, không chính
thống, không mang lại lợi ích cho công ty.

Trang 7



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________________________________________________

-

-

 Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo:
 Danh mục tài liệu tiếng Việt:
Đặng Văn Thanh, 2014. Thông tin bất cân xứng. Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh.
Hồ Hoàng Lan, 2014. Thất bại của thị trường tài chính: Nhìn từ góc
độ lý thuyết . Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Phi đối xứng thông tin.
/>%E1%BB%A9ng_th%C3%B4ng_tin . [Ngày truy cập: 26 tháng 8
năm 2018].
 Danh mục tài liệu tiếng Anh
Howells P. và Bain K. (2008), The Economics of Money, Banking
and Finance, Nhà xuất bản Prentice Hall, lần xuất bản thứ 4, trang
548-570.

Trang 8



×