Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG nghiệp vụ ngân hàng 2 ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.44 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG 2

-

Hình thức thi: Tự luận

-

Thời lượng: 90 phút – Không được sử dụng tài liệu

-

Nội dung đề thi: Đề thi gồm có 30% lý thuyết và 70% bài tập,

-

Tài liệu ôn tập:
Nghiệp vụ ngân hàng 2, Đại học Công nghệ Tp.HCM
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng, PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương và các tác
giả. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Lao Động 2010.
Bài giảng và bài tập do giảng viên cung cấp.

A.

PHẦN LÝ THUYẾT (3 đ)

1.

Tín dụng là gì? hoạt động tín dụng được phân loại như thế nào?



2.

Giải thích và phân tích ý nghĩa từng bước trong quy trình tín dụng.

3.

Phân tích tín dụng là gì? Tại sao cần phải phân tích tín dụng?

4.

Làm rõ các yếu tố trong mô hình 5C

5.

Giải thích ý nghĩa của các thành phần trong nội dung ra quyết định tín dụng.

6.

Cầm cố tài sản là gì? Tài sản cầm cố bao gồm những loại nào?

7.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa cho vay từng lần và cho vay theo hạn
mức tín dụng.

8.

Nguồn vốn và điều kiện cho vay trung dài hạn


9.

Trình bày vai trò của bảo lãnh ngân hàng

10.

Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tiêu dùng

B.

PHẦN BÀI TẬP (7 đ)


1.

Xác định HMTD ngắn hạn theo phương pháp chi phí

2.

Xác định HMTD ngắn hạn theo phương pháp chu kỳ ngân quỹ

3.

Xác định HMTD trung dài hạn

4.

Tính lãi và gốc trong cho vay trung dài hạn.

5.


Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư
I. Cho vay theo hạn mức ngắn hạn: Áp dụng theo hai phương pháp chi phí
và chu kỳ ngân quỹ.
1. Phương pháp chi phí (vòng quay vốn lưu động)



Nhu cầu chi phí bằng tiền = Chi phí hoạt động SXKD năm kế hoạch - Khấu
hao dự kiến



Vòng quay tài sản ngắn hạn năm hiện hành= Doanh thu thuần / Tài sản ngắn
hạn bình quân.



Nhu cầu vốn luân chuyển = Nhu cầu chi phí bằng tiền / Vòng quay tài sản
ngắn hạn năm kế hoạch.



Vốn lưu động hoạt động ròng = Tài sản hoạt động ròng - Nợ ngắn hạn phi tài
chính.
Trong đó, Tài sản hoạt động ròng = Tài sản ngắn hạn – Đầu tư tài chính
ngắn hạn
Hạn mức tín dụng ngắn hạn = Nhu cầu vốn luân chuyển - Vốn lưu động
hoạt động ròng – Khoản vay dự kiến ở ngân hàng khác.
Ví dụ

Công ty ABC có báo cáo tài chính đến ngày 31/12/2013 như sau: (ĐVT: Triệu
VNĐ)
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng
Đầu tư ngắn hạn
Khoản phải thu

Số tiền
14.700
1.500
2.000
8.100

Nợ và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Phải trả cho nhà cung
cấp
Phải trả cho CNV

Số tiền
28.750
11.250
4.500
1.150


Hàng tồn kho

Tài sản lưu động khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Đầu tư tài chính dài hạn
Tổng tài sản

2.750
350
120.55
0
98.500
22.050

Phải nộp thuế cho NN
Khoản phải trả khác
Vay ngắn hạn ngân
hàng
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu

135.25
0

Tổng nợ và vốn CSH

1.800
700
3.100
17.500
106.50

0
135.25
0

Tài liệu bổ sung :
Tổng chi phí dự toán năm kế hoạch là 95.350. Tài sản ngắn hạn năm 2012 là
13.850, theo dự kiến vòng quay vốn lưu động tăng 20%. Doanh thu đạt được
trong năm 2013 là 108.200, dự kiến trích khấu hao trong năm 2014 là 1.200.
Doanh nghiệp dự kiến vay ở ngân hàng khác là 1.500.
Xác định hạn mức tín dụng ngắn hạn năm kế hoạch theo phương pháp chi phí.
Bài giải


Nhu cầu chi phí bằng tiền = Chi phí hoạt động SXKD năm kế hoạch - Khấu
hao dự kiến
= 95.350 – 1.200 = 94.150



Vòng quay tài sản ngắn hạn năm hiện hành = Doanh thu thuần / Tài sản ngắn
hạn bình quân.
= 108.200/14.275 = 7,58



Nhu cầu vốn luân chuyển = Nhu cầu chi phí bằng tiền / Vòng quay tài sản
ngắn hạn năm kế hoạch.
= 94.150/(7,58*1,2) = 10.350,70




Tài sản hoạt động ròng = Tài sản ngắn hạn – Đầu tư tài chính ngắn hạn
= 14.700 – 2.000 = 12.700



Vốn lưu động hoạt động ròng = Tài sản hoạt động ròng - Nợ ngắn hạn phi tài
chính.
= 12.700 – (4.500 + 1.150+1.800+700) = 4.550




Hạn mức tín dụng ngắn hạn = Nhu cầu vốn luân chuyển - Vốn lưu động hoạt
động ròng – Khoản vay dự kiến ở ngân hàng khác.
= 10.350,70 – 4,550 – 1.500 = 4.300,70 triệu VNĐ
2. Phương pháp chu kỳ ngân quỹ.



Thời gian thiếu hụt nguồn tài trợ ngắn hạn chính là chu kỳ ngân quỹ của hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.



Chu kỳ ngân quỹ = Số ngày hàng tồn kho + Số ngày phải thu - Số ngày phải trả.



Số ngày hàng tồn kho = (365 x Hàng tồn kho bình quân)/Giá vốn hàng bán.




Số ngày phải thu = (365 x Khoản phải thu bình quân)/Doanh thu thuần.



Số ngày phải trả = (365 x Khoản phải trả bình quân)/Giá vốn hàng bán.



Vốn dài hạn tham gia tài trợ TSNH = (Nợ DH + VCSH) - TSDH



Nhu cầu vốn ngắn hạn trung bình ngày của năm kế hoạch = Giá vốn hàng bán
năm kế hoạch/365.
Hạn mức tín dụng = (Chu kỳ ngân quỹ x Nhu cầu vốn ngắn hạn trung
bình ngày năm kế hoạch) - Vốn dài hạn tham gia tài trợ TSNH – Khoản
vay dự kiến ở ngân hàng khác.
Ví dụ
Công ty ABC có báo cáo tài chính đến ngày 31/12/2013 như sau: (ĐVT: Triệu
VNĐ)
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng
Chứng khoán khả mại
Khoản phải thu
Hàng tồn kho

Tài sản lưu động khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định

Số tiền
31.000
1.500
3.000
15.100
10.750
650
104.25
0
90.500

Nợ và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Phải trả cho nhà cung
cấp
Phải trả cho CNV
Phải nộp thuế cho NN
Khoản phải trả khác
Vay ngắn hạn ngân
hàng
Nợ dài hạn

Số tiền
44.250
23.650

4.500
1.150
1.800
700
15.500
17.500


Đầu tư tài chính dài hạn
Tổng tài sản

13.750
135.25
0

Vốn chủ sở hữu
Tổng nợ và vốn CSH

91.000
135.25
0

Tài liệu bổ sung :
Số liệu trích từ BCTC ngày 31/12/2012 như sau : Khoản phải thu khách hàng :
14.500, hàng tồn kho : 9.650, Khoản phải tra (các khoản nợ ngắn hạn phi tài
chính) : 6.750.
Doanh thu đạt được trong năm 2013 là 108.200, dự kiến doanh thu năm 2014
tăng 20% so với năm trước, giá vốn hàng bán chiếm 60% doanh thu.
Xác định hạn mức tín dụng ngắn hạn năm kế hoạch theo phương pháp chu kỳ
ngân quỹ. Biết rằng doanh nghiệp dự kiến vay ở ngân hàng khác là 1.200.

Bài giải
Nhu cầu vốn ngắn hạn trung bình ngày năm kế hoạch = Giá vốn hàng bán năm
kế hoạch/365. = (108.200 x 1,2 x 0,6)/365 = 213,44
Chu kỳ ngân quỹ là khoảng thời gian thiếu hụt nguồn tài trợ ngắn hạn đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoản phải thu khách hàng bình quân = (14.500+15.100)/2 = 14.800
Hàng tồn kho bình quân = (9.650 +10.750)/2 = 10.200
Khoản phải trả (các khoản nợ ngắn hạn phi tài chính) = (6.750+8.150)/2 =
7.450
Số ngày hàng tồn kho = (365 x Hàng tồn kho bình quân)/Giá vốn hàng bán.
= (365 x 10.200)/(108.200 x 0,6) = 57,35 ngày
Số ngày phải thu = (365 x Khoản phải thu khách hàng bình quân)/Doanh thu
thuần.
= (365 x 14.800)/108.200 = 49,93 ngày
Số ngày phải trả = (365 x Khoản phải trả bình quân)/Giá vốn hàng bán.
= (365 x 7.450)/(108.200 x 0,6) = 41,89 ngày
Chu kỳ ngân quỹ = Số ngày hàng tồn kho + Số ngày phải thu - Số ngày phải
trả.
= 57,35 + 49,93 - 41,89 = 65,39 ngày




Vốn dài hạn tham gia tài trợ TSNH = (Nợ DH + VCSH) - TSDH
= (17.500 + 91.000) – 104.250 = 4.250
Hạn mức tín dụng = (Chu kỳ ngân quỹ x Nhu cầu vốn ngắn hạn trung bình
ngày năm kế hoạch) – Vốn dài hạn tham gia tài trợ TSNH – Khoản vay dự kiến
ở ngân hàng khác.
= (65,39 x 213,44) – 4.250 – 1.200 = 8.506,84
Bài tập 1 (Phương pháp chi phí)

Ngày 10/01/2013, Công ty Khánh Hội gởi hồ sơ vay vốn ngắn hạn đến ngân
hàng công thương với tình hình như sau: (ĐVT: Ngàn VNĐ)
Kế hoạch năm 2013
Tổng chi phí dự toán SXKD:
145.000.000
Vòng quay vốn lưu động:
6,5 vòng
Dự kiến trích khấu hao TSCĐ là 10.000.000

1
2

Số liệu thực tế đến ngày 31/12/2012
Tài sản ngắn hạn:
26.000.000, công ty không có đầu tư
ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn:
18.000.000, trong đó vay ngân
hàng là 12.000.000.
Yêu cầu:
Tính nhu cầu vốn lưu động dự kiến năm 2013 cho công ty Khánh Hội.
Xác định hạn mức tín dụng năm 2013 cho công ty Khánh Hội. Biết rằng trong
năm 2013 công ty có kế hoạch phát hành thêm trái phiếu để mở rộng SXKD và
dự kiến vay ngắn hạn ở ngân hàng khác là 2 tỷ đồng.
Bài tập 2 (Phương pháp chi phí)
Ngày 15/01/2013, Công ty Phúc An gởi hồ sơ vay vốn ngắn hạn đến ngân hàng
Kiên Long với tình hình như sau: (ĐVT: Ngàn VNĐ)
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2013
Tổng dự toán chi phí SXKD :
205.275.000

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 5% so với năm trước
Dự kiến trích khấu hao TSCĐ
8.000.000
Số liệu thực tế đến ngày 31/12/2012
Doanh thu bán hàng năm 2012

225.600.000


1
2

Các khoản giảm trừ và chiết khấu
32.500.000
Tài sản ngắn hạn đầu năm 2012:
29.500.000, trong đó đầu tư
tài chính là 6.000.000
Tài sản ngắn hạn cuối năm 2012
31.250.000, trong đó đầu tư
tài chính là 7.500.000
Trích số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/2012
Nợ ngắn hạn:
25.500.000
Vay ngắn hạn
15.600.000
Các khoản phải trả khác
9.900.000
Vốn cổ phần
25.800.000
Lợi nhuận chưa phân phối

1.850.000
Yêu cầu:
Tính nhu cầu vốn lưu động dự kiến năm 2013 cho công ty Phúc An.
Xác định hạn mức tín dụng năm 2013 cho công ty Phúc An. Biết rằng trong năm
2013 công ty dự định mở rộng quy mô SXKD, dự kiến vay thêm vốn của một
tổ chức tín dụng khác là 10.800.000, trong đó vay ngắn hạn chiếm 40%.
Bài tập 3 (Phương pháp chi phí)
Công ty MNX có báo cáo tài chính đến ngày 31/12/2012 như sau: (ĐVT: Triệu
VNĐ)
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng
Chứng khoán khả mại
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định ròng
Đầu tư tài chính dài hạn
Tổng cộng tài sản
Tài liệu bổ sung :

Số tiền
15.393
1.531

Nợ và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn


Số tiền
28.248
14.228

1.100
8.662
3.900
200
124.66
2
99.124
25.538
140.05
5

Phải trả cho NCC
Phải trả cho CNV
Phải nộp thuế cho NN
Khoản phải trả khác
Vay ngắn hạn ngân
hàng
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng nợ và vốn
CSH

6.500
1.178
300

200
6.050
14.020
111.807
140.05
5


Tổng chi phí dự toán SXKD năm kế hoạch là 81.550. Tài sản ngắn hạn năm
2011 là 14.500, theo dự báo vòng quay vốn lưu động tăng 15%. Doanh thu đạt
được trong năm 2012 là 98.670.
Xác định hạn mức tín dụng ngắn hạn năm kế hoạch theo phương pháp chi phí.
Biết rằng công ty MNX đã được một ngân hàng khác duyệt cho vay ngắn hạn
là 1.500. Trong năm kế hoạch công ty dự kiến trích khấu hao TSCĐ là 2000.
Bài 4 (Phương pháp chu kỳ ngân quỹ)
Công ty Duphalac có báo cáo tài chính đến ngày 31/12/2012 như sau: (ĐVT:
Triệu VNĐ)
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng
Đầu tư ngắn hạn
Khoản phải thu khách hàng
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Đầu tư tài chính dài hạn
Tổng cộng tài sản


Số tiền
23.000
2.500
1.500
10.500
6.750
1.750
127.50
0
95.500
32.000
150.50
0

Nợ và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Phải trả cho nhà cung
cấp
Phải trả cho CNV
Phải nộp thuế cho NN
Khoản phải trả khác
Vay ngắn hạn
Phát hành trái phiếu
Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng nợ và vốn
CSH

Số tiền
49.450

19.450
9.500
2.150
1000
800
6.000
30.000
101.05
0
150.50
0

Tài liệu bổ sung :
Số liệu trích từ BCTC ngày 31/12/2011 như sau : Khoản phải thu KH : 9.500,
hàng tồn kho : 6.950, khoản phải trả : 10.250.
Trong năm kế hoạch công ty dự kiến trích khấu hao 15% tài sản cố định ròng
năm hiện hành. Doanh thu đạt được trong năm 2012 là 145.350, dự kiến tăng
15% trong năm tới và giá vốn hàng bán chiếm 65%.


Xác định hạn mức tín dụng ngắn hạn năm kế hoạch theo phương pháp chu kỳ
ngân quỹ. Biết rằng công ty ABC dự kiến vay ngắn hạn thêm ở ngân hàng khác
là 3000.
Bài tập 5 (Phương pháp chu kỳ ngân quỹ)
Công ty KFC là khách hàng thường xuyên vay theo hạn mức tại ngân hàng.
Cuối năm N, công ty chuyển đến ngân hàng các báo cáo số liệu năm hiện hành
và dự toán năm N+1 như sau:
Bảng cân đối kế toán
Số liệu từ BCKQKD
Tài sản


Nguồn vốn
240

Vay ngắn hạn
NH

1.36
0

Doanh thu

7.200

1.15
0

Phải trả người
bán

800

GVHB

5.500

Hàng tồn kho

2.05
0


Phải trả CNV

150

Tổng
TS
ngắn hạn

3.44
0

Tổng nợ ngắn
hạn

2.31
0

TSCĐ ròng

1.50
0

Nợ dài hạn

1.43
0

Vốn chủ sở hữu


1.20
0

Tổng nguồn vốn

4.940

Tiền mặt
Khoản
thu

phải

Tổng tài sản

4.94
0

(Đ ơn vị: triệu
đồng)
Ngoài ra, trong năm N+1 công ty dự định như sau: Số tiền trích khấu hao
TSCĐ: 135 triệu đồng. Tốc độ tăng doanh thu dự tính đạt 20% so với năm N.
Trong năm n-1, hàng tồn kho là 1.930, khoản phải thu là 1.250 và khoản phải
trả là 900.


Yêu cầu:
a.

Xác định nhu cầu vốn lưu động năm N+1 cho công ty theo phương pháp chu kỳ

ngân quỹ

b.

Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 ngân hàng có thể cấp. Công ty không dự
kiến vay nợ ở ngân hàng khác.
Bài tập 6 (Phương pháp chu kỳ ngân quỹ)
Công ty Delta là khách hàng thường xuyên vay theo hạn mức tại ngân hàng.
Đầu năm 2014, công ty chuyển đến ngân hàng các báo cáo số liệu năm 2013 và
dự toán năm 2014 như sau:
(Đ ơn vị:
triệu đồng)
Bảng cân đối kế toán
Tài sản

Số liệu từ BCKQKD
Nguồn vốn

Tiền mặt

240

Vay ngắn hạn
NH

2.36
0

Doanh thu


7.200

Khoản phải
thu KH

1.15
0

Phải trả người
bán

800

GVHB

5.500

Hàng tồn kho

2.05
0

Phải trả CNV

150

Tổng
TS
ngắn hạn


3.44
0

Tổng nợ ngắn
hạn

3.31
0

TSCĐ ròng

1.50
0

Nợ dài hạn

1.43
0

Đầu tư dài
hạn

1.00
0

Vốn chủ sở hữu

1.20
0


Tổng tài

5.94
0

Tổng
vốn

5.940

sản

nguồn

Ngoài ra, trong năm 2014 công ty dự kiến như sau: Số tiền trích khấu hao
TSCĐ: 20% TSCĐ ròng của năm 2013. Tốc độ tăng doanh thu dự tính đạt 15%


so với năm 2013.
Trong năm 2012, hàng tồn kho là 1.950, khoản phải thu là 1.250 và khoản phải
trả là 1.150.
Yêu cầu:
a.

Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2014 cho công ty theo phương pháp chu kỳ
ngân quỹ

b.

Xác định hạn mức tín dụng năm 2014 cấp cho công ty biết rằng tỷ lệ lợi nhuận

sau thuế và giá vốn hàng bán so với doanh thu tương đương năm N. Công ty dự
kiến vay nợ ở ngân hàng khác là 1.500.
II. Cho vay đầu tư dự án
Bài 1
Dự án đầu tư SkyGarden của công ty Nam Long có tổng vốn dự toán là
25.000.000. Chủ đầu tư có khả năng tự tài trợ vào dự án là 6.000.000, nhập
khẩu máy móc thiết bị theo hình thức tín dụng thương mại 70% giá trị tài sản,
trả chậm trong vòng 5 năm, nguyên giá tài sản là 7.000.000. Số còn lại công ty
xin ngân hàng tài trợ.
Yêu cầu:

1.

Xác định hạn mức tín dụng trung và dài hạn có thể cấp cho dự án, biết rằng dự
án đã được thẩm định có tính khả thi.

2.

Giả sử hạn mức nói trên đã được chấp nhận và được giải ngân trong 5 đợt như
sau:



Đợt 1: Ngày 01/03/2013 Giải ngân 40% hạn mức.



Đợt 2: Ngày 01/04/2013 Giải ngân 20% hạn mức.




Đợt 3: Ngày 15/05/2013 Giải ngân 15% hạn mức.



Đợt 4: Ngày 01/06/2013 Giải ngân 15% hạn mức.



Đợt 5: Ngày 10/06/2013 Giải ngân 10% hạn mức.
Công trình hoàn thành và nghiệm thu vào ngày 21/06/2013. Tính tiền lãi trong
thời gian thi công theo phương pháp tích số, lãi suất ngắn hạn ưu đãi ngân hàng
áp dụng là 1,20%/tháng và lãi không nhập vào vốn trong trong quá trình giải
ngân.


3.

Xác định tổng dư nợ cuối cùng của dự án, biết rằng lãi thi công đã được phía
chủ đầu tư trả 50% vào ngày nghiệm thu công trình, 50% còn lại được nhập
vào dư nợ tín dụng.

4.

Xác định tiền lãi công ty phải trả vào cuối mỗi năm, biết rằng thời gian trả nợ là
5 năm, vốn gốc trả đều, lãi được tính theo dư nợ giảm dần, lãi suất ưu đãi trong
hai năm đầu là 16%/năm, sau đó tăng đều mỗi năm 1%.

5.


Theo bảng cân đối thu chi khi dự án đưa vào sử dụng, thu nhập trước thuế và lãi
vay (EBIT) của năm thứ 1 là 5.000.000, hai năm tiếp theo tăng đều 20% mỗi
năm, hai năm cuối được xác định ở mức 3.500.000. Thuế TNDN là 25%
Lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ 30%, phần còn lại công ty dùng để
trả nợ ngân hàng. Khấu hao TSCĐ được tính trên nguyên giá, theo phương
pháp đường thẳng, thời gian khấu hao 6 năm.
Hãy đánh giá khả năng trả nợ của dự án và nhận xét.
Bài 2
Dự án đầu tư TropicGarden của công ty Phát Đạt có tổng vốn dự toán là
30.000.000. Chủ đầu tư có khả năng tự tài trợ vào dự án là 7.500.000, nhập
khẩu máy móc thiết bị theo hình thức trả chậm 100% giá trị tài sản, trong vòng
5 năm, nguyên giá tài sản là 8.000.000. Khoản còn lại công ty xin ngân hàng
tài trợ tín dụng.
Yêu cầu:

1.

Xác định hạn mức tín dụng trung và dài hạn có thể cấp cho dự án, biết rằng dự
án đã được thẩm định có tính khả thi.

2.

Giả sử hạn mức nói trên đã được chấp nhận và được giải ngân trong 5 đợt như
sau:



Đợt 1: Ngày 15/04/2013 Giải ngân 30% hạn mức.




Đợt 2: Ngày 15/05/2013 Giải ngân 30% hạn mức.



Đợt 3: Ngày 30/05/2013 Giải ngân 20% hạn mức.



Đợt 4: Ngày 15/06/2013 Giải ngân 20% hạn mức.
Công trình hoàn thành và nghiệm thu vào ngày 21/06/2013. Tính tiền lãi trong
thời gian thi công theo phương pháp tích số, lãi suất ngắn hạn ngân hàng áp
dụng là 1,5%/tháng và lãi không nhập vào vốn trong trong quá trình giải ngân.

3.

Xác định tổng dư nợ cuối cùng của dự án, biết rằng lãi thi công nhập vào vốn
gốc tính vào ngày nghiệm thu công trình.

4.

Xác định tiền lãi công ty phải trả vào cuối mỗi năm, biết rằng thời gian trả nợ là
5 năm, vốn gốc trả đều, lãi được tính theo dư nợ giảm dần, lãi suất cố định
trong suốt 5 năm là 20%/năm.


5.

Theo bảng cân đối thu chi khi dự án đưa vào sử dụng, thu nhập trước thuế và lãi
vay (EBIT) của năm thứ 1 là 3.000.000, hai năm tiếp theo tăng đều 10% mỗi

năm, hai năm cuối được xác định ở mức 2.000.000. Thuế TNDN là 25%
Lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ 40%, phần còn lại công ty dùng để
trả nợ ngân hàng. Khấu hao TSCĐ chỉ tính trên vốn vay của ngân hàng cấp,
theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao 5 năm.
Hãy đánh giá khả năng trả nợ của dự án và nhận xét.
Bài 3
Một dự án có tổng dự toán là 20.000.000 được Ngân hàng GoldBank tài trợ
12.000.000. Vốn được giải ngân 6 đợt như sau:

-

Đợt 1: Ngày 05/01/2008: 3.000.000
Đợt 2: Ngày 21/02/2008: 1.000.000
Đợt 3: Ngày 20/04/2008: 2.000.000
Đợt 4: Ngày 29/06/2008: 2.000.000
Đợt 5: Ngày 29/08/2008: 1.000.000
Đợt 6: Ngày 28/10/2008: 3.000.000
Công trình hoàn thành vào ngày 31/12/2008.
Yêu cầu:

1.
2.
3.
4.

Tính tiền lãi phát sinh trong thời gian thi công, biết rằng lãi suất cho vay là
1,20%/tháng.
Xác định dư nợ cuối cùng của dự án, biết rằng lãi thi công được nhập vào vốn
gốc.
Lập bảng kế hoạch trả nợ, biết rằng thời hạn trả nợ 3 năm, trả vốn gốc đều, 6

tháng trả một lần, lãi theo dư nợ giảm dần với lãi suất 8%/kỳ.
Với tỷ lệ khấu hao TSCĐ là 20%, bên vay chỉ sử dụng tiền khấu hao TSCĐ
hình thành bằng vốn vay để trả nợ ngân hàng, lãi ròng bình quân hàng năm là
2.400.000, trong đó tỷ lệ trích lập quỹ ấn định là 50%, phần còn lại được dùng
để trả nợ ngân hàng. Hãy đánh giá khả năng trả nợ của dự án.
BÀI 4: Dự án đầu tư XYZ có tổng kinh phí dự kiến là 60.000 (ĐVT: Triệu
đồng). Các số liệu liên quan đến dự án như sau:

-

Thời gian khai thác dự án: 5 năm
Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 lần lượt là
6.700, 6.900, 7.400, 7.800 và 7.950.
Tiền khấu hao TSCĐ hàng năm khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là
8.500.


-

Giá trị thanh lý TSCĐ ở năm cuối dự án là 2.000 (thanh lý khi đã khấu hao hết
giá trị TSCĐ và giá trị thanh lý này chưa tính thuế thu nhập)
Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Biết rằng bên vay vốn dùng toàn bộ tiền khấu hao TSCĐ và 50% thu nhập
ròng để trả nợ.

1. Với tỷ suất chiết khấu 10%, bằng phương pháp hiện giá thuần (NPV), hãy cho

biết dự án trên khả thi hay không?
2. Giả sử Ngân hàng chấp thuận cho vay 50.000 (tính theo dư nợ cuối cùng) với


thời hạn 5 năm. Hai bên thỏa thuận hoàn trả vốn gốc và tiền lãi theo phương
pháp đều, lãi suất 10%/năm. Lập bảng chi tiết kế hoạch trả nợ
3. Đánh giá khả năng trả nợ của công ty
4. Nếu phương thức trả nợ là gốc trả đều, lãi tính trên dư nợ thực tế. Đánh giá khả

năng trả nợ

BÀI 5: Khách hàng A vay của ngân hàng Royalbank 1500 triệu, giải ngân 70%
số tiền cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và số tiền còn lại giải ngân
sau đó 1 năm, thời hạn cho vay là 6 năm, ân hạn 1 năm đầu tiên, 5 năm sau là
quá trình trả dần đều cả vốn lẫn lãi bằng những khoản tiền như nhau vào cuối
mỗi năm. Trong thời gian ân hạn, khách hàng chỉ trả lãi, chưa trả vốn gốc.
Ngân hàng áp dụng lãi suất 18,50%/năm
Yêu cầu: lập bảng chi tiết kế hoạch trả nợ
Bài 6: Khách hàng B vay của ngân hàng Royalbank 2000 triệu, giải ngân 50%
số tiền cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, 30% số tiền giải ngân vào
cuối năm thứ 1 và số tiền còn lại giải ngân vào cuối năm thứ 2, thời hạn cho
vay là 7 năm, ân hạn 2 năm đầu tiên, 5 năm sau là quá trình trả dần đều cả vốn
lẫn lãi bằng những khoản tiền như nhau vào cuối mỗi năm. Trong thời gian ân
hạn, khách hàng chưa phải trả lãi, chưa trả vốn gốc (tiền lãi được tích vào dư
nợ). Ngân hàng áp dụng lãi suất 17% và doanh nghiệp hoàn trả vốn gốc và tiền
lãi bằng những khoản tiền đều như nhau vào cuối mỗi năm.
Yêu cầu: lập bảng chi tiết kế hoạch trả nợ




×