Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

DƯỠNG và KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.12 KB, 9 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐIỀU DƯỠNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỂM KHUẨN
Phần 1. Câu 3 điểm
Câu 1: Anh chị hãy trình bày sự cần thiết của công tác chống nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế ở Việt
Nam hiện nay?
- Chống nhiễm khuẩn chéo , nhiễm khuẩn bệnh viện có hại cho sức khỏe người bệnh , nhân viên y tế
và môi trường.
- Chống nhiễm khuẩn bệnh viện và ngăn ngừa sự trỗi dậy của các dòng vi khuẩn đa kháng sinh .
- Chống nhiễn khuẩn trong lĩnh vực điều trị và lâm sàng như : ghép các phủ tạng , phẫu thuật tim
hở , vi phẫu …
- Nghiên cứu tần suất, sự phân bố yếu tố nguy cơ và tìm ra các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
để có biện pháp can thiệp thích hợp.
Câu 2: Anh chị hãy trình bày cách ly/phòng ngừa lây nhiễm theo đường lây truyền?
Cách ly phòng ngừa qua tiếp xúc:
- Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra do sự tiếp xúc giữa da và da và có sự truyền vi sinh vật từ người
bệnh này qua người bệnh khác hay từ nhân viên y tế qua tiếp xúc về mặt vật lý. Bệnh lây truyền
qua đường này bao gồm sự cộng sinh hay nhiễm trùng những vi sinh vật đa kháng, nhiễm trùng da
và đường ruột như MRSA, Herpes Simplex, chốc, ghẻ, chấy rận, đậu mùa, zona, SARS. Những trẻ
em dưới 6 tuổi thường dễ bị lây truyền virus đường ruột, viêm gan A qua đường này.
Phòng ngừa lây truyền qua tiếp xúc bao gồm:
- Phòng ngừa chuẩn;
- Cho bệnh nhân nằm phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp bệnh nhân cùng phòng với bệnh
nhân nhiễm cùng tác nhân gây bệnh
- Mang găng sạch, không vô trùng khi đi vào phòng. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cần thay
găng ngay sau khi tiếp xúc với vât dụng có khả năng chứa nồng độ vi khuẩn cao (phân, dịch dẫn lưu).
- Mang áo choàng và bao giày sạch không vô trùng khi vào phòng bệnh nhân và cởi ra trước khi ra
khỏi phòng. Sau khi đã cởi áo choàng và bao giầy, chú ý không để áo quần chạm vào bề mặt môi
trường hay những vật dụng khác
- Tháo găng, áo choàng trước khi ra khỏi phòng và rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn. Sau khi đã
tháo găng và rửa tay, không được sờ vào bất cứ bề mặt môi trường hay vật dụng nào trong phòng
bệnh nhân;
- Hạn chế tối đa việc vận chuyển bệnh nhân, nếu cần phải vận chuyển thì phải chú ý nguyên tắc phòng


ngừa sự lây nhiễm do tiếp xúc
- Thiết bị chăm sóc bệnh nhân: Nên sử dụng một lần cho từng bệnh nhân riêng biệt. Nếu không thể,
cần phải chùi sạch và tiệt khuẩn chúng trước khi sử dụng cho bệnh nhân khác
Cách ly phòng ngừa qua giọt bắn:
- Lây truyền theo giọt bắn xảy ra do những bệnh nguyên lây truyền qua những giọt phân tử hô hấp lớn
(>5mm) tạo ra trong trong quá trình ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc trong một số thủ thuật như hút rửa,
nội soi. Sự lây truyền qua giọt li ti cần sự tiếp xúc gần giữa người bệnh và người nhận bởi vì những
giọt li ti chứa vi sinh vật xuất phát từ người mang vi sinh vật thường chỉ di chuyển một khoảng ngắn
trong không khí (< 1 mét) và đi vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người kế cận. Các bệnh


nguyên thường gặp lây theo đường này bao gồm viêm phổi, ho gà, bạch hầu, cúm type B, quai bị và
viêm màng não.
Phòng ngừa lây truyền qua giọt bắn bao gồm:
- Phòng ngừa chuẩn.
- Cho bệnh nhân nằm phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp bệnh nhân ở cùng phòng với bệnh
nhân nhiễm cùng tác nhân gây bệnh. Có thể xếp chung với bệnh nhân khác nhưng phải giữ một
khoảng cách xa thích hợp tối thiểu trên 1 mét giữa các bệnh nhân.
- Mang khẩu trang, nhất là với những thao tác cần tiếp xúc gần với bệnh nhân.
- Hạn chế tối đa vận chuyển bệnh nhân, nếu cần phải vận chuyển thì phải mang khẩu trang cho bệnh
nhân.
- Vấn đề thông khí và xử lý không khí đặc biệt không cần đặt ra trong đường lây truyền này.
Cách ly qua đường khí:
- Lây truyền bằng đường không khí xảy ra do sự lây lan những giọt nước bốc hơi trong không khí chứa
tác nhân nhiễm khuẩn có kích thước phân tử nhỏ hơn (<5mm) phát sinh ra khi bệnh nhân ho, hay hắt
hơi. Vi sinh vật lan truyền theo cách này có thể phân tán rộng trong dòng không khí, có thể lơ lửng
trong không khí lưu chuyển trong môt thời gian dài. Vì thế chúng có thể bị hít vào hoặc tích tụ lại ở
những vật chủ nhạy cảm trong cùng một căn phòng hoặc có thể phân tán đi đến một khoảng cách xa
hơn tùy thuộc vào các yếu tố môi trường. Những vi sinh vật truyền bằng đường khí gồm lao phổi,
rubeola, SARS, thủy đậu. Việc xử lý không khí và thông khí là cần thiết để ngăn ngừa sự truyền

bệnh.
Những biện pháp phòng ngừa qua đường khí bao gồm:
- Thực hành phòng ngừa chuẩn;
- Xếp bệnh nhân nằm phòng riêng cách ly áp lực âm mà luồng khí đi vào phải từ các phòng khác trong
bệnh viện và luồng khí ra khỏi phòng phải đi ra môi trường ngoài bệnh viện qua cửa sổ. Cách đơn
giản là đặt một quạt hút và hút khí ra ngoài (hình 3-1); Quạt hút phải đặt ở dưới sàn, không đặt trên
cao.
- Giữ cửa đóng; Bất kỳ người nào vào phòng phải mang khẩu trang hô hấp đặc biệt (vd khẩu trang
N95);
- Hạn chế vận chuyển bệnh nhân. Chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết sức cần thiết. Mang
khẩu trang cho bệnh nhân khi ra khỏi phòng


Câu 3: Anh chị hãy trình bày định nghĩa và tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện?
Nhiễm khuẩn: là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng dẫn tới phản ứng tế bào, tổ chức
hoặc toàn thân, thông thường biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Nhiễm khuẩn bệnh viện: là những nhiễm khuẩn xảy ra ở các bệnh nhân trong thời gian nằm viện, mà họ
hoàn toàn không có các bệnh nhiễm khuẩn tiềm tàng trước thời điểm nhập viện.
Tác nhân: vi sinh vật, virut, ký sinh trùng có khả năng gây bệnh, còn được gọi là mầm bệnh.
Các vi khuẩn Gram dương: Các vi khuẩn Gram (+) chiếm khoảng 20% trong các nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Tụ cầu: cầu khuẩn Gram (+) không sinh nha bào, phát triển được trong môi trường ưa khí và kị khí.
Tồn tại trong không khí, nước, có thể tồn tại cả ở trong môi trường khô.
- Liên cầu
+ Liên cầu nhóm A: gây nhiễm khuẩn sản khoa, gây thấp khớp chiếm tỉ lệ cao trong nhiễm khuẩn
bệnh viện.
+ Liên cầu nhóm B: gây bệnh ở trẻ sơ sinh, gây viêm màng não; thường vào tuần thứ 3 sau khi nhiễm
mầm bệnh.
+ Liên cầu nhóm D: thường gây nhiễm khuẩn đường ruột, gây bội nhiễm các vết thương đường tiết
niệu.
- Trực khuẩn uốn ván:Là trực khuẩn kị khí, Gram (+), sinh nha bào, nha bào gặp nhiều ở trong đất,

phân của người và súc vật. Nha bào uốn ván có sức đề kháng mạnh với nhiệt và các thuốc sát trùng.
Các vi khuẩn Gram âm
- Vi khuẩn đường ruột: thường gây thành dịch bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn, bệnh thương
hàn... E Coli: gây bội nhiễm đường tiết niệu và các vết mổ.
- Trực khuẩn mủ xanh: có đặc tính kháng các thuốc sát khuẩn và kháng sinh; thường gây bệnh ở bệnh
nhân có sức đề kháng suy giảm. Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong nước, đất, rau quả, dung dịch khử
khuẩn, mỡ bôi; thường gây bệnh nhiễm khuẩn huyết, nhất là gây bội nhiễm ở bệnh nhân bỏng, gây
viêm da, viêm phổi, viêm đường tiết niệu.
- Trực khuẩn lao: vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, khó nuôi cấy và phần lập.
Ký sinh trùng
- Ký sinh trùng sốt rét: là một đơn bào, chúng phát triển có chu kỳ vô tính ở người và chu kỳ hữu tính
ở muỗi. Bệnh nhân sốt rét và người mang ký sinh trùng sốt rét lạnh. Bệnh nhân còn là nguồn lây nếu
như còn giao bào trong máu.
- Amíp: Bệnh do amíp là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica. Dựa vào hình thể và sinh lý của
E.hystolytica, người ta chia ra 3 thể: Thể hoạt động lớn, thể hoạt động nhỏ, thể kén. Khoảng 90% các
trường hợp nhiễm amíp là không có triệu chứng. Lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống,
nhiễm kén Amip. Bệnh có tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra
các ổ áp xe ở những cơ quan khác như gan, não...; bệnh có xu hướng kéo dài và mãn tính.
- Giun sán: giun đũa, giun kim, giun móc... sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột... Bệnh lây qua đường
tiêu hóa, đường phân, miệng. Trong các loài côn trùng thì ruồi nhặng đóng vai trò quan trọng trong
quá trình lây truyền các bệnh do giun, sán.
- Nấm Candida: Nhiễm nấm Candida là một trong các nhiễm trùng cơ hội của bệnh HIV/AIDS.
- Virus: cúm, viêm gan, HIV…


Câu 4: Anh chị hãy nêu mục đích, chỉ định và mô tả các bước rửa tay thường quy?
Chỉ định:
- Trước và sau khi mang găng.
- Trước và sau khi chăm sóc mỗi người bệnh.
- Trước khi chuẩn bị dụng cụ.

- Trước khi chuẩn bị thức ăn.
- Trước khi di chuyển bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một người bệnh.
- Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh.
- Sau khi tiếp xúc với các đồ vật xung quanh người bệnh.
- Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ vừa chăm sóc người bệnh.
- Sau khi tháo găng.
- Khi có cảm giác hoặc nhìn thấy tay bẩn.
Mục đích:
- Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên bàn tay.
- Đám bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
- Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Quy trình rửa tay thường quy
- Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước
chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Chú ý: Mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.


Câu 5: Anh chị hãy trình bày khái niệm dụng cụ phòng hộ và nguyên tắc cơ bản sử dụng găng tay?
Dụng cụ phòng hộ là những dụng cụ nhân viên y tế có thể mang để bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh khi
tiếp xúc gần với bệnh nhân. Dụng cụ phòng hộ cá nhân cũng có thể bảo vệ bệnh nhân không bị nhiễm các
vi sinh vật thường trú và vảng lai của nhân viên y tế. Các dụng cụ phòng hộ cá nhân thường được sử dụng
bao gồm găng tay, khẩu trang, áo choàng, nón, mắt kính và ủng hay bao giày.
Nguyên tắc cơ bản của sử dụng găng
- Mục đích:
+ Tạo thêm một hàng rào bảo vệ giữa bàn tay nhân viên y tế với máu, dịch cơ thể, dịch tiết, niêm mạc;

+ Làm giảm khả năng di chuyển của vi sinh vật từ bệnh nhân bị nhiễm sang nhân viên y tế, và từ bệnh
nhân này sang bệnh nhân khác qua bàn tay của nhân viên y tế.
+ Găng phẩu thuật hay găng vô trùng nhằm mục đích ngăn ngừa lây truyền vi sinh vật cho bệnh nhân
trong quá trình làm thủ thuật/phẫu thuật - mang trong các thủ thuật mà tay hay các thiết bị điều khiển bằng
tay đi vào khoang hay mô vô trùng của cơ thể;
+ Găng dùng một lần hay găng sạch, không vô trùng nhằm mục đích ngăn ngừa lây truyền vi sinh vật cho
cho nhân viên y tế trong làm việc
- Nên được mang khi:
+ Dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch thể, chất tiết và vật dụng nhiễm
+ Khi tay nhân viên y tế không lành lặn.
+ Găng tiện ích hay găng dày không vô trùng nên được mang khi làm vệ sinh, làm sạch và khử khuẩn
dụng cụ
- Nên thay hay cởi bỏ găng:
+ Sau mỗi thủ thuật và thao tác trên bênh nhân. Sau khi tiếp xúc với vật dụng chứa nồng độ vi khuẩn cao.
+ Khi nghi ngờ găng thủng hay rách.
+Giữa các hoạt động chăm sóc trên cùng một bệnh nhân mà có tiếp xúc các chất có thể chứa nồng độ cao
vi sinh vật (ví dụ sau khi đặt sonde tiểu và trước khi hút đàm qua nội khí quản).
+Trước khi tiếp xúc với các bề mặt sạch trong môi trường (ví dụ, đèn, máy đo huyết áp).
- Mang găng là biện pháp hổ trợ, không thay thế được rửa tay.
- Găng dùng một lần không nên đem giặt hay dùng lại vì dịch có thể đi vào qua các lổ thủng không nhìn
thấy trên găng.
- Nếu tất cả các nhân viên rửa tay cẩn thận và đúng cách thì găng không cần thiết để ngăn vi khuẩn tạm
trú trên tay di chuyển sang người khác .
- Không cần mang găng trong các chăm sóc thông thường nếu việc tiếp xúc chỉ giới hạn ở vùng da lành
lặn, như vận chuyển bệnh nhân.
- Sau khi tháo găng bất kì loại nào (găng dùng một lần, găng phẩu thuật hay găng tiện ích) cũng cần phải
rửa tay vì:
- Tháo găng sau khi chăm sóc bệnh nhân. Không được mang một đôi găng để chăm sóc cho nhiều bệnh
nhân và cũng không nên rửa găng để chăm sóc bệnh nhân;



Câu 6: Anh chị hãy trình bày các khái niệm làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn và các phương pháp khử
khuẩn?
- Làm sạch: là phương pháp đào thải các vật lạ (đất, chất hữu cơ, vi sinh vật) khỏi đồ vật, cơ thể.
- Khử khuẩn: là phương pháp tiêu diệt vi sinh vật trên đồ vật hoặc trên cơ thể tới mức không gây nguy
hiểm tới sức khỏe. Quá trình khử khuẩn không diệt được hoàn toàn nha bào của vi sinh vật.
- Tiệt khuẩn: là phương pháp tiêu diệt hoàn toàn tất cả các vi sinh vật, nha bào của vi sinh vật.
Các phương pháp khử khuẩn:
- Khử khuẩn bằng nhiệt:
Những dụng cụ y tế chịu nhiệt được khử khuẩn bằng nhiệt độ cao.
Phương pháp thông dụng nhất là đun sôi; nhiệt độ 1000C có thể làm bất hoạt HBsAg, HIV, trực
khuẩn lao sau 5 phút.
Khử khuẩn bằng máy: các bước làm sạch, khử khuẩn nước ở nhiệt độ cao, làm khô được tự động hóa.
Nhiệt độ, thời gian cần đặt cho phù hợp với từng loại dụng cụ.
- Khử khuẩn bằng tai cực tím(đèn chiếu tia cực tím) vs bước sóng xấp xỉ khoảng 260nm.
Tia cực tím có tác dụng diệt vi khuẩn trong không khí là chủ yếu, diệt được một số vi khuẩn trên bề
mặt dụng cụ, đồ dùng; thường được sử dụng trong các phòng mổ, phòng đẻ. Bật đèn khi không có
người trong phòng và đóng kín cửa
- Khử khuẩn bằng hóa chất: glutaraldehyde 2%(cidex ) hoặc hydrogen peroxide 6%. Thường dùng với
dụng cụ đắt tiền và k chịu nhiệt. Đối với những dụng cụ không cần tiệt khuẩn thì chỉ ngâm trong 20
phút để khử khuẩn mức độ cao.
Câu 7: Anh chị hãy trình bày quy định về xử lý dụng cụ và phương tiện y tế?
Theo điều 3, thông tư số: 18/2009/TT-BYT, ngày 14/10/2009, về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công
tác nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh
Quy định về xử lý dụng cụ và phương tiện y tế
1. Các dụng cụ, phương tiện, vật liệu y tế dùng trong phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác
phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn và được kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn trước khi sử dụng theo hướng
dẫn của Bộ Y tế.
2. Các dụng cụ, thiết bị, phương tiện chăm sóc và điều trị sau khi sử dụng cho mỗi người bệnh nếu sử
dụng lại phải được xử lý theo quy trình thích hợp.

3. Dụng cụ nhiễm khuẩn phải được xử lý (khử nhiễm) ban đầu tại các khoa trước khi chuyển đến đơn vị
(bộ phận) khử khuẩn, tiệt khuẩn.
4. Tại bộ phận (đơn vị) khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung, mọi dụng cụ phải được làm sạch, khử khuẩn,
đóng gói, tiệt khuẩn và lưu trữ theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế.
5. Bộ phận (đơn vị) khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung phải có thiết bị làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn cần
thiết; phải có xe và thùng vận chuyển chuyên dụng để nhận dụng cụ bẩn và chuyển dụng cụ vô khuẩn
riêng tới các khoa phòng chuyên môn.
6. Các khoa, phòng chuyên môn phải có đủ phương tiện, xà phòng, hoá chấtkhử khuẩn cần thiết để xử lý
ban đầu dụng cụ nhiễm khuẩn và có tủ để bảo quản dụng cụ vô khuẩn.
7. Dụng cụ đựng trong các bao gói, hộp đã quá hạn sử dụng, bao bì không còn nguyên vẹn hoặc đã mở để
sử dụng trong ngày nhưng chưa hết thì không được sử dụng cho người bệnh mà phải tiệt khuẩn lại.


Phần 2: Câu 4 điểm
Câu 8: Anh chị hãy trình bày quy định chung về vệ sinh ở bệnh viện và quy định về vệ sinh cá nhân viên
y tế?
Qui định chung
- Bệnh viện, phải có hàng rào che kín, có cổng ra vào, có bảo vệ thường trực 24/24, có cổng sau và đường
đi riêng dành cho các trường hợp tử vong.
- Trước cổng ra vào bệnh viện phải giữ sạch sẽ, trật tự, không để hàng quán gần cổng ít nhất 25 m.
- Bệnh viện phải tổ chức căng tin phục vụ người bệnh như: Đồ dùng sinh hoạt, thức ăn, nơi cắt tóc…
- Phòng khám thuộc bệnh viện phải ngăn cách với các khoa, phòng trong bệnh viện để đảm bảo trật tự vệ
sinh.
- Khoa truyền nhiễm phải xa khu điều trị bệnh nhân thường, nhà bếp, nhà xác.
- Nước thải của bệnh viện phải có hệ thống cống rãnh ngầm dẫn đến nơi khử khuẩn trước khi thải ra ngoài
bệnh viện.
- Tổ chức nơi để xe của nhân viên, học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh riêng.
- Bệnh viện phải có đủ nhà xí tự hoại.
- Bệnh viện phải có đủ nước sạch dùng cho chuyên môn và sinh hoạt của nhân viên và người bệnh.
- Bệnh viện phải có lò đốt bông băng bẩn và các bộ phận của cơ thể cắt bỏ.

- Các khoa phòng phải có đủ nhà xí, nhà tắm riêng cho nhân viên, chỗ thay quần áo và chỗ để quần áo, đồ
dùng cá nhân riêng cho nhân viên.
Đối với nhân viên:
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, chân tay sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.
- Trong giờ làm việc , tất cả nhân viên phải mặc quần áo của bệnh viện.
- Quần áo làm việc của nhân viên phải giặt tối thiểu một tuần 2 lần.
- Áo choàng phải đeo biển ở trước ngực.
- Khi làm thủ thuật phải mặc áo choàng, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Không được hút thuốc, làm việc riêng trong buồng bệnh.
- Không được mặc áo choàng ra ngoài bênh viện.
- Hết giờ làm việc phải thay quần áo, rửa chân tay, tắm trước khi về. Không mang quần áo làm việc ở
bệnh viện về nhà.
- Khi khiêng xác, mang bô, ca đựng chất tiết của người bệnh phải đeo găng cao su, sau đó phải rửa tay
bằng xà phòng rồi ngâm trong dung dịch sát khuẩn.
Hàng tuần toàn thể cán bộ, công nhân viên trong bệnh viện phải làm tổng vệ sinh.


Câu 9: Anh chị hãy trình bày quy định cụ thể về xử lý chất thải rắn?
Quy định chung :
- Phải đc thu gom phân loại đúng quy định
- Rác phải được tập trung đúng nơi quy định
- Túi rác chứa không quá 2/3 túi, ghi rõ tên khoa phòng bệnh.
- Vận chuyển chất thải không để rơi vãi trên đường, tránh đi qua khu vực có người bệnh nằm, khu
vực sạch khác.
- Thu gom chất thải trung bình khoảng 2 lần/ngày vào nơi tập trung chất thải của bệnh vviện.
- Các mô cơ quan , phần cơ thể cắt bỏ hoặc con vật dùng để thí nghiệm phải có nơi tập trung riêng để
chôn hoặc đốt.
- Bệnh viện có lò đốt chất thải phải đúng tiêu chuẩn công nghệ , đảm bảo các điều kiện xử lý chất
thải.
Xử lý chất thải:

- Xử lý ban đầu đối với các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi đốt hoặc chôn.
- Chôn cách mạt đất cao 50 cm, hoặc đốt chất thải đúng nơi quy định.
- Tẩy uế xử lý cơ học, đốt hoặc chôn sâu 50cm đối với chất thải sắc nhọn.
- Dối với chất thải phóng xạ rắn cần thực hiện theo các quy định của pháp lệnh an toàn và kiểm soát
bức xạ của nhà nước.
- Đối với các chất hóa học không nguy hại : có thể áp dụng một trong hai cách sau: tái sử dụng, hoặc
tiêu hủy như chất thải sinh hoạt.
- Đối với các chất thải hóa học nguy hại.
- Các chất thải hóa học nguy hiểm có tính chất khác nhau không được trộn lẫn với nhau để tiêu hủy.
- Không được đốt các chất thải có Halogen vì sẽ gây ô nhiễm không khí.
- Không được đổ vào hệ thống nước thải chung của thành phố.
- Không được trôn một lượng lớn chất thải hóa học vì có thể gây ô nhiễm mạch nước nngầm.
- Phương pháp tiêu hủy : trả về nơi phân phối cung cấp ban đầu , thiêu đốt hỡi có thể làm trơ hóa
chất thải trước khi chôn lấp.
- Đối với các bình khí có áo suất: không dùng phương pháp đốt được vì có thể gây nổ do vậy có thể
xử lý bằng cách trả về nơi sản suất, tái sử dụng hoặc tiêu hủy như rác sinh hoạt đối với các bình
nhỏ.
- Đối với rác thải sinh hoạt: không cần phải thiêu đốt và tiêu hủy như rác thải trong hộ gia đình.


Câu 10: Anh chị hãy trình bày các bệnh lây nhiễm theo đường máu thường gặp đối với nhân viên y tế và
biện pháp phòng ngừa?
Các bệnh lây nhiễm theo đường máu thường gặp đối với nhân viên y tế :
- Viêm gan B (HBV)
- Viêm gan C (HCV)
- HIV / AIDS
Biện pháp phòng ngừa :
- Gây miễn dịch bằng vacxin viêm gan B .
- Ngăn ngừa các tổn thương xuyên thấu da
- Sử dụng các thiết bị che chắn hạn chế phơi nhiễm máu, dịch

- Ngăn ngừa nhiễm chéo: Thực hành rửa tay , giảm tiếp xúc với máu hoặc các chất tiếp có dính máu
và coi mọi nguồn máu đệ có nguy cơ lây nhiễm.
- Giáo dục cho mọi nhân viên y tế, không chỉ đối với những người đã bị nhiễm bệnh về các tác nhân
âu bệnh đường máu là rất cần tthiết.
- Những nhân viên y tế có HbeAg dương tính thường không nên tham gia vào các phẫu thuật tim
mạch hoặc sản phụ khoa và các thủ thuật răng miệng. Và phải thường xuyên đi 2 đôi găng ở bất cứ
thủ thật nào mà máu hoặc dịch cơ thể của họ có tiếp xúc với người bệnh.
- Khi người bệnh tiếp xúc với máu hoặc dịch của nhân viên y tế thì cần phải tiến hành các xét
nghiệm sàng lọc các căn nguyên gây bệnh theo đường máu cho các nhân viên y tế đó.
----------------------------000---------------------------



×