Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đáp án câu hỏi bộ môn Dịch tễ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.49 KB, 4 trang )

DỊCH TỄ VÀ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày quá trình tự nhiên của bệnh?
Qúa trình phát triển tự nhiên của bệnh: Là quá trình diễn biến của bệnh khi không có sự can
thiệp của điều trị , một số tắc giả gọi là lịch sử tự nhiên của bệnh
- Giai đoạn cảm nhiễm : là giai đoạn bệnh chưa phát triển nhưng có thể bắt đầu phơi nhiễm với
các yếu tố nguuy cơ ( yếu tố nguuy cơ là những yếu tố lí , hóa, sinh học … mà tác động của
chúng làm tang khả năng phát triển của một bệnh ) có thể làm cho cơ thể cuất hiện bệnh tương
ứng
- Giai đoạn tiền lâm sàng : Cơ thể cũng chưa có một triệu chứng lâm sàng nào của bệnh nhưng đã
bắt đầu có những thay đổi bệnh lý do sự tác động qua lại giưã cơ thể và yếu tố nguy cơ nhưng
những thay đổi này còn ở dưới ngưỡng bệnh lý
- Giai đoạn lâm sang: Đến giai đoạn này các thay đôiỉ về cơ thể và chức năng đã đủ để biểu hiện
ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể chuẩn đoán về phương tiện lâm sàng
- Giai đoạn hậu lâm sàng : Sau giai đoạn lâm sàng nhiều bệnh tiến tới khỏi hoàn toàn ( hoặc tự
khỏi hoặc phải tự điều trị ) , khuyêt tật , tử vong
Câu 2:Anh (chị) hãy trình bày các cấp độ dự phòng?
- Phòng bệnh cấp độ 1: là công việc phòng cho những ngươi khỏe mạnh không bị mắc bệnh bằng
các biẹn pháp thuộc 2 lĩnh vực chủ yếu : biện pháp nâng cao sức khỏe và biện pháp bảo vệ đặc
hiệu
- Phong bệnh cấp 2: là việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để có thể chữa khỏi hẳn ngay
từ đầu hoạc làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh hoặc phòng ngừa các biến chứng hoặc
hạn chế được các khuyết tật và hạn chế khả năng lây lan rộng đối với các bệnh truyền nhiễm
- Phòng bệnh cấp 3 : là điều trị với hiệu quả tối đa cho những người đã mắc bệnh nhằm hạn chế
những tật nguyền do các bệnh trạng để lại , phục hồi lại các chức năng để khắc phục các tật
nguyền đó một cách tốt nhất có thể được bên cạch việc hạn chế tử vong cho những người đã
mắc bệnh
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày thiết kế mô tả nghiên cứu ngang?
- Mô tả nghiên cứu ngang hay còn gọi là nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc trong đócó cả phơi nhiễm và
bệnh đều được xem xét cùng một lúc cho mỗi cá thể cho một quần thể nhất định
- Được tiến hành ở mỗi thời điểm nhất định cung cấp cho chúng ta bức ảnh chụp nhanh về một
hiện tượng sức khỏe và các yếu tố lien quan của một quần thể


- Nghiên cứu này được tiến hành trên một mẫu đại diện cho quẩn thể
- Hạn chế:
+ Không thể biết được yếu tố hay bệnh, cái nào xảy ra trước cái nào xảy ra sau, cái nào là nhân
cái nào là quả
+ Nghiên cứu ngang chỉ phản ánh hiện tượng sức khỏe tại thời điểm nghiên cứu, không nối lên
được diễn biến của hiện tượng sức khỏe đó theo thời gian, do đó không thể so sánh kết quả
nghiên cứu này với kết quả của 1 nghiên cứu ngang của một quần thể khác


Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày nguồn chọn nhóm chứng trong nghiên cứu bệnh – chứng?
- Trong nghiên cứu thuần tập: Nhóm chứng là nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu
- Trong nghiên cứu bệnh chứng: Nhóm chứng là nhóm không bị bệnh nghiên cứu
- Dùng phương pháp “kết đôi”. Mỗi đối tượng của nhóm nghiên cứu ( nhóm 1 ) phải chọn kết đôi
một đối tượng cho nhóm chứng ( nhóm 2 ). giống nhau hoàn toàn về các tính chất nghiên cứu
như tuổi, giới, phơi nhiễm
- Thu thập các thong tin của nhóm chứng về các vấn đề nghiên cứu phải cùng một phương pháp
thu thập thong tin của nhóm nghiên cứu
- Cần phải loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài các yếu tố nghiên cứu lên cả 2 nhóm
- Để loại bỏ sai số trong nghiên cứu bệnh chứng người nghiên cứu phải xác minh từng trường
hợp bị bệnh và từng trường hợp chứng có thật sự phơi nhiễm hoặ không phơi nhiễm với yếu tố
nghiên cứu
- Không vì lí do kinh phí mà buộc phải giảm đi sự kiểm tra đầy đủ các đối tượng ở nhóm chứng
- Nhóm chứng phải tương tự như nhóm bệnh, có thể được chọn trong :
+ Quần thể chung
+ Quần thể thu hẹp
+ Quần thể bệnh nhân trong bệnh viện
+ Người nhà của bệnh nhân
+ Đồng nghiệp với đối tượng nghiên cứu
Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa, ưu và nhược điểm của nghiên cứu thuần tập?
Khái niệm: Là nghiên cứu quan sát , quan tâm tới những điều sẽ xảy ra trong tương lai: Chọn 2 nhóm

đối tượng:
- Nhóm 1 : Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu
- Nhóm 2 : Nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu
(VD: nhóm hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá )
Ưu điểm của phương pháp
- Nghiên cứu được tiến hành một cách chính xác theo kế hoạch định trước
- Kết quả nghiên cứu sẽ chính xác , ít sai số
Nhược điểm
- Khó thực hiện lại
- Tốn nhiều tiền
- Khó duy trì thống nhất trong suốt quá trình nghiên cứu
- Tốn nhiều thời gian
- Dễ có sự biến động trong các đối tượng nghiên cứu , bỏ , từ chối , thêm vào
- Khó theo dõi hàng loạt nhiều vấn đề đồng thời trên các đối tượng


Câu 6: Anh (chị) hãy nêu cách lựa chọn quần thể nghiên cứu trong nghiên cứu can thiệp?
Quần thể có lien quan
- Dân số hưởng lợi từ nghiên cứu
- Mong muốn áp dụng kết quả thực nghiệm
- Tất cả mọi người trong giới hạn tuổi , giới hay một đặc trưng nào đó
Quần thể thực nghiệm (lấy mẫu)
- Nhóm ngươiì sẽ áp dụng thử nghiệm
- Phải đảm bảo khả năng thu thập thông tin đầy đủ , chính xác trong thời gian thử nghiệm : ổn
định, ít di truyền
- Khi qus trình thực nghiệm đã xác định mối tham gia sau khi đã được thông báo , giải thích đầy
đủ các thông tin lien quan
Quần thể nghiên cứu (mẫu ngẫu nhiên )
- Đủ tiêu chuẩn để ra vào đồng ý tham gia nghiên cứu
- Nhóm nhỏ của quần thể thực nghiệm

Câu 7: Anh (chị) hãy nêu các số đo bệnh trạng và ý nghĩa của các số đo được dùng trong dịch tễ học?
- Số hiện mắc, tỷ lệ hiện mắc:
+ Số hiện mắc: Là tổng số các trường hợp đang mắc một hiện tượng nào đó trong một quần thể
nhất định không phân biệt là mới mắc hay mắc cũ
+ Tỷ lệhiện mắc: Tỷ lệ hiện mắc = (Số hiện mắc: Tổng số quần thể có nguy cơ) x 10^n
- Số mới mắc, tỉ lệ mới mắc
+ Số mới mắc: Là tổng số các trường hợp mắc của một hiện tượng nào đó , xuất hiện trong một
khoảng thời gian nhất định , ở một quần thể xác định . Khoảng thời gian này có thể là vài ngày ,
vài tuần , có thể là vài tháng , một năm , … Tùy vào tầm quan trọng của mỗi bệnh
+ Tỷ lẹ mới mắc: Tỷ lệ mới mắc = (số mới mắc: tổng số quần thể có nguy cơ giữa thời kỳ
nghiên cứu) x 10^n
- Mật độ mới mắc: Danh từ “ tỷ lệ” đã nói lên tốc độ , nghĩa là số người mắc trong một đơn vị
thời gian
- Tỷ lệ tấn công: Là 1 dạng đặc biệt của tỷ lệ mới mắc, được sử dụng trong trường hợp 1 quần thể
phơi nhiễm với chỉ 1 yếu tố nguy cơ trong 1 khoảng thời gian nhất định
- Tương quan giữ tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ hiện mắc,thời gian mắc với những bệnh có thời gian phát
triển tương đối ổn định (VD bệnh ung thư) thì số hiện mắc của 1 bệnh sẽ tùy thuộc vào số mới
mắc và phát triển trung bình của bệnh đó
Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn?
- Tất cả các cá thể có trong quần thể đích đều có xác xuất bằng nhau hay có cơ hội như nhau xuất
hiện trong mẫu
- Mẫu ngẫu nhiên đơn là mẫu đại diện tốt nhất cho quần thể,nhưng đòi hỏi phải có khung mẫu –là
danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích
- Mẫu này áp dụng tốt nhất cho quần thể nhỏ khu trú khó áp dụng trong quần thể lớn phân tán.
- Bằng số ngẫu nhiên là 1 bản tạo bởi 10 kí tự (0,1,2,3…) mà sự xuất hiện của mỗi kí tự trong
bảng có tỉ lệ như nhau và không theo 1 trật tự nào, hoàn toàn ngẫu nhiên. Cho nên chọn bất kì 1
điểm ngẫu nhiên trên bảng thì bất kì 1 kí tự nào cũng có cơ hội như nhau
- Vào bảng 1 cách ngẫu nhiên bắt đầu từ điểm đó bằng 1 số có 3 kí tự



Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa và đường truyền nhiễm của quá trình dịch?
- Định nghĩa: Là một chuỗi các tình trạng nhiễm trùng ( bệnh nhân và người mang trùng ) nối liền
với nhau biểu hiện dưới dạng các tiêu điểm nhiễm trùng bao gồm một hay nhiều bệnh nhân và
những người mang trùng.
+ Để tồn tại một quá trình dịch phải có ba yếu tố bắt buộc: Nguồn truyền nhiễm, cơ chế truyền
nhiễm và khối cảm thụ
+ Qúa trình của các bệnh nhân khác nhau thì mang những nét đặc trưng khác nhau, đối với một
bệnh nhiễm trùng, quá trình dịch cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau , đặc biệt
là quá trình dịch chịu tác động rất lớn của một yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội, điều kiện sống
của một quần thể
- Đường truyền nhiễm: Tiếp xúc trực tiếp, Giọt nước bọt, Đồ dùng cá nhân, Nước,thực phẩm,
Tiết túc
Câu 10:Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm dịch tễ các nhóm bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa, đường
hô hấp?
Dịch tễ học các bệnh lây theo đường tiêu hóa
Qúa trình truyền nhiễm:
- Nguồn truyền nhiễm
+ Bệnh truyền từ người sang người:
 Người bệnh : đối với các bệnh lây qua đường tiêu hóa thì nguồn truyền nhiễm nguy hiểm
là người bệnh ở thời kì phát bệnh
 Người lành mang trùng
+ Bệnh truyền từ súc vật sang người: nguồn truyền nhiễm là những gia súc ốm
- Đường truyền nghiễm-cơ chế truyền nhiễm : theo phân ra ngoài và chỉ có 1 lối vào là qua mồm
vào cơ thể
- Khối cảm thụ : m.n đều có thể mắc bệnh
Đặc điểm dịch tễ:
- Theo mùa : các bệnh lây qua đường tiêu hóa tản phát thấy quanh năm ,nhưng thường tang lên
vào những tháng mùa hè
- Theo tuổi : m.n mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh qua đường tiêu hóa, bệnh lị trực trùng thường
gặp nhất ở trẻ nhỏ 1-2 tuổi

- Theo điều kiện vệ sinh : bệnh xảy ra ỏe những nơi có điều kiện vệ sinh kém thêíu nước sạch,vệ
sinh thực phẩm bẩn,dung phân tươi bón hoa màu
Dịch tễ học các bệnh lây qua đường hô hấp
- Nguồn truyền nhiễm
+ Bệnh truyền từ người sang người : trong nhóm bệnh này người mắc bệnh là nguồn truyền
nhiễm chủ yếu.1 số bệnh thuộc nhóm này ngta quan sát thấy có tình trạng người mang khuẩn
(bệnh bạch hầu)
+ Bệnh truyền từ súc vật sang người : nguồn truyền nhiễm chủ yếu là động vật mắc bệnh
- Đường truyền nhiễm-cơ chế truyền nhiễm
+ Bài tiết của đường hô hấp or miệng
+ Không khí đôi khi là vật dụng người khác bị lây khi hít phải giọt nước bọt or bụi
- Khối cảm thụ: m.n mọi lứa tuổi,giới tính đều có thể mắc bệnh lây qua đường hô hấp



×