Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

đáp án câu hỏi ôn thi môn kinh tế phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.76 KB, 44 trang )

BÀI SOẠN CÂU HỎI ÔN THI MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mục lục
Câu 1: Tăng trưởng kinh tế là gì? Công thức tính toán tăng trưởng kinh tế? Tại sao tính toán tăng
trường người ta dựa vào giá trị thực chứ không phải dựa vào giá trị danh nghĩa? Giả sử GDP bình
quân đầu người Việt Nam là 1100 đô la và GDP bình đầu người Thái Lan là 3500 đô la. Cần bao
nhiêu thời gian nữa thì chúng ta có thể đuổi kịp Thái Lan, khi tăng trưởng kinh tế Việt Nam khoảng
7%/năm và tăng trưởng kinh tế Thái Lan là 5%/năm? 2
Câu 2: Phát triển kinh tế là gì? So sánh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế? 3
Câu 3: Phát triển bền vững là gì? Trình bày định nghĩa phát triển bền vững được chấp nhận rộng rãi?
Trình bày các lý thuyết kinh tế học về phát triển bền vững bao gồm trường phái Tân Cổ Điển,
trường phái Luân Đôn, trường phái Hậu Keynes, trường phái Vật Chất và Năng Lượng? Anh chị suy
nghĩ gì về phát triển bền vững ở Việt Nam? 4
Câu 4: Trình bày lý thuyết tăng trưởng của Rostow qua 5 giai đoạn? 8
Câu 5: Trình bày mô hình Harrod – Domar (hay còn gọi là mô hình 1 sự thiếu hụt) 9
Câu 6: Trình bày mô hình thay đổi cơ cấu của Hollis Chenery? 10
Câu 7: Trình bày mô hình tăng trưởng kinh tế Solow? (Các bạn có thể tham khảo thêm trong SGK
Kinh tế phát triển của thầy Nguyễn Trọng Hoài – Chương 4: Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế - Phần
4.2 trang 85 -103) 12
Câu 8: Trình bày quan điểm của World Bank về nghèo đói và vẽ hình minh họa? 14
Câu 9: Trình bày quan điểm của Tổ Chức Y Tế thế giới (WHO) về nghèo đói và vẽ hình minh họa?
15
Câu 10: Viết công thức tính chỉ số nghèo đói đếm đầu người (P0), chỉ số khoảng cách nghèo đói
(P1) và chỉ số bình phương khoảng cách nghèo đói (P2)? 16
Câu 11: Trình bày nghiên cứu của Simon Kuznets về tăng trưởng và mất công bằng? 16
Câu 12: Phân biệt chế tác dạng tích hợp (integral manufacturing) và chế tác dạng mô đun (module
manufacturing) 17
Câu 13: Trình bày trẻ em đường phố theo định nghĩa cùa UNICEF? Có mấy loại trẻ em đường phố?
Các nguyên nhân của vấn đề “trẻ em đường phố” (gia đình tan vỡ, ý thức sai lầm và do di cư về kinh
tế) làm thế nào để đưa một đứa trẻ đường phố (do gia đình tan vỡ, do ý thức sai lầm và do di cư về
kinh tế) thoát khỏi những hiểm họa hiện hành và đầu tư phát triển để trở thành một đứa trẻ bình
thường như bao trẻ em khác? 20


Câu 14: Trình bày các nguyên nhân bỏ học (do cá nhân, do gia đình, do trường học và do phát triển
vùng)? 25
Câu 15: Trình bày chu kỳ vòng đời sản phẩm quốc tế của FDI (lý thuyết của Raymond Vernon) và
vẽ hình minh họa? 27
Câu 16: Phân tích các lý do của mô hình liên doanh (Joint venture)? Những thuận lợi và bất lợi của
mô hình liên doanh? 30
Câu 17: Trình bày quan điểm Maxist, quan điểm thị trường tự do và quan điểm quốc gia thực dụng
về đầu tư FDI? 31
Câu 18: Trình bày các tác động tích cực và tiêu cực có thể có của FDI? Làm thế nào thu hút FDI ở
Việt Nam? 33
Câu 19: Trình bày những đặc điểm của vốn xã hội và các ứng dụng của nó có thể có? Làm thế nào
để khảo sát và đo lường vốn xã hội? 35
Câu 20: Trình bày quan điểm vi mô và vĩ mô về vốn văn hóa? Tiếp biến văn hóa là gì, cho ví dụ
minh họa? 36
Câu 21: Trình bày ý nghĩa đóng góp của xuất khẩu đối với các quốc gia đang phát triển? 38
Câu 22 : Phân tích các lợi ích và chi phí của khu vực phi chính thức ở các thành phố lớn? 39
Câu 23 : Tại sao tác động của lạm phát đối với người nghèo mạnh hơn so với người giàu? 39
Câu 24: Trình bày các nguyên nhân dẫn tới một cân bằng giới tính hiện nay ở Việt Nam và các nước
trong khu vực? 40
Câu 1: Tăng trưởng kinh tế là gì? Công thức tính toán tăng trưởng kinh tế? Tại sao tính toán
tăng trường người ta dựa vào giá trị thực chứ không phải dựa vào giá trị danh nghĩa? Giả
sử GDP bình quân đầu người Việt Nam là 1100 đô la và GDP bình đầu người Thái Lan là
3500 đô la. Cần bao nhiêu thời gian nữa thì chúng ta có thể đuổi kịp Thái Lan, khi tăng
trưởng kinh tế Việt Nam khoảng 7%/năm và tăng trưởng kinh tế Thái Lan là 5%/năm?
Tăng trưởng kinh tế là gì?
a. Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là là một khái niệm mang tính định lượng được biểu hiện bằng 1
trong 2 cách:
- Sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân GNP, tổng sản phẩm quốc nội GDP hay sản
phẩm quốc dân ròng NNP trong một thời kỳ nhất định.
b. Bản chất: Là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Đầu tư phát triển không những làm

gia tăng tài sản cho nhà đầu tư mà còn làm tăng tài sản của nên kinh tế.
Vd: khi đầu tư xây dựng một nhà máy thì nhà máy đó không những là tài sản của nhà đầu tư mà còn
là tìm lực sản xuất của cả nền kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động. Như vậy đầu tư phát
triển là một yếu tố ko thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng của một nền kinh tế.
Công thức tính toán tăng trưởng kinh tế?
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế
hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn
• Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy môkinh tếgiữa hai kỳ cần so sánh.
• Tốc độ tăng trưởng kinh tếđược tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so
với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể
hiện bằng đơnvị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dy/Y × 100(%),
trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng (dy là mức chênh lệch quy mô giữa
hai kỳ). Nếu quy mô kinh tếđược đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng
GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thựctế, thì sẽ
có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực
tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Tại sao tính toán tăng trường người ta dựa vào giá trị thực chứ không phải dựa vào giá trị danh
nghĩa?
Thông thường để đo tốc độ tăng trưởng của một quốc gia người ta thường dùng giá trị thực là vì giá
trị thực có sự điều chỉnh sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong sự tính toán tăng trưởng danh
nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn do đó giá trị thực có ý nghĩa phản ánh tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế tốt hơn giá trị danh nghĩa
Giả sử GDP bình quân đầu người Việt Nam là 1100 đô la và GDP bình đầu người Thái Lan là 3500
đô la. Cần bao nhiêu thời gian nữa thì chúng ta có thể đuổi kịp Thái Lan, khi tăng trưởng kinh tế
Việt Nam khoảng 7%/năm và tăng trưởng kinh tế Thái Lan là 5%/năm?
Gọi n là số năm để GDP Việt Nam bằngThái Lan, ta có phương trình như sau:
11x1.07^n = 35x1.05^n
35/11 = 1.07^n/1.05^n

35/11=(1.07/1.05)^n
Lấy logarit hai vế phương trình, ta được:
ln(35/11) = n.ln(1.07/1.05)
n = [ln(35/11)/lin(1.07/1.05)]
n = 61.34317786
Vậy cần khoảng 62 năm để Việt Nam có thể đuổi kịp Thái Lan.
Câu 2: Phát triển kinh tế là gì? So sánh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
Phát triển kinh tế là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về phát triển kinh tế:
- Trong thập niên 50 và 60, phát triển kinh tế được định nghĩa là gia tăng thu nhập bình quân đầu
người. Mục tiêu của chính sách phát triển là tối đa hóa tăng trưởng GNP thông qua tích lũy vốn và
công nghiệp hóa dựa vào thay thế nhập khẩu. Quan điểm này được hình thành trước viễn cảnh tối
tăm của xuất khẩu sản phẩm sơ cấp và thất bại của thị trường.
- Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng)
và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
(Nguồn: Kinh tế phát triển, tập I, trang 15, NXBTK.1999)
- Phát triển kinh tế, hiểu một cách đầy đủ, thường bao hàm những thay đổi toàn diện hơn liên quan
đến những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, thể chế.
So sánh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
- Tăng trưởng kinh tế, theo cách hiểu hiện đại, là việc mở rộng sản lượng quốc gia tiềm năng của
một nước, sự tăng lên không ngừng GNP tiềm năng thực (GNP thực – là GNP đã được điều chỉnh
theo sự thay đổi giá)
GNP thực = GNP danh nghĩa – Giảm phát của GNP
- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ và quy mô.
+ Tốc độ tăng trưởng được tính bằng tỉ lệ phần trăm thông qua việc so sánh quy mô của hai
thời kỳ. Quy mô của thời kỳ sau so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc dộ tăng trưởng càng
nhanh.
+ Quy mô được biểu hiện bằng số lượng tuyệt đối, còn tốc độ tăng trưởng được biểu hiện
bằng số lượng tương đối. Quy mô của thời kỳ sau so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc độ

tăng trưởng càng nhanh. Nhưng không phải tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì càng tốt.
- Trong nền kinh tế, sự tăng trưởng chung thể hiện ở tốc độ tăng GNP và tốc độ tăng GDP, mà
chúng lại phụ thuộc vào tốc độ tăng giá trị sản lượng, sản lượng thuần túy của các ngành kinh tế.
Nhưng tốc độ tăng trưởng của các ngành lại khác nhau theo những quy luật nhất định. Vì thế, trong
từng thời kỳ, nếu không đảm bảo đảm được các mối quan hệ có tính quy luật giữa các ngành, thì sẽ
gây rối loạn trong nền kinh tế, hạn chế sự phát triển chung của nền kinh tế.
- Như vậy, ta thấy rằng: tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế, mặc
dù rất quan trọng, nhưng chỉ mới là điều kiện cần của phát triển kinh tế. Điều kiện đủ của phát triển
kinh tế là trong quá trình tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm được tính cân đối, tính hiệu quả, tính
mục tiêu và tăng trưởng kinh tế trước mắt phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
“Chúng ta không thể xem tăng trưởng kinh tế là mục đích. Chúng ta phải quan tâm đến tiến trình
phát triển có thể cải tiến chất lượng cuộc sống và tự do”, (Amartya Sen )
Câu 3: Phát triển bền vững là gì? Trình bày định nghĩa phát triển bền vững được chấp nhận
rộng rãi? Trình bày các lý thuyết kinh tế học về phát triển bền vững bao gồm trường phái
Tân Cổ Điển, trường phái Luân Đôn, trường phái Hậu Keynes, trường phái Vật Chất và
Năng Lượng? Anh chị suy nghĩ gì về phát triển bền vững ở Việt Nam?
Trả lời:
1. Phát triển bền vững là gì
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương
hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
2. Định nghĩa phát triển bền vững được chấp nhận rộng rãi:
Barbier và Markandya (1990) chia thành hai nhóm:
Theo nghĩa rộng: phát triển bền vững liên quan đến ba khía cạnh: kinh tế, môi trường tự
nhiên và xã hội.
Theo nghĩa hẹp: phát triển bền vững về môi trường, nghĩa là khai thác tối ưu TNTN theo
thời gian. TNTN là một loại vốn có hai vai trò cơ bản đối với các hoạt động kinh tế: cung cấp
nguyên vật liệu và hấp thu chất thải.
Vai trò hỗ trợ sự sống không được xem xét ở đây.
Hofkes (1996) đã đưa ra mô hình tăng trưởng trong đó đưa vào các yếu tố TNTN để từ đó có
thể tính toán mức khai thác tối ưu theo nghĩa bền vững về môi trường.

Mô hình này chủ yếu dựa vào hàm sản xuất của các nhà kinh tế học Tân Cổ Điển.
3. Các lý thuyết kinh tế học về phát triển bền vững
Tân Cổ điển
– Khả năng thay thế của vốn nhân tạo đối với tài nguyên thiên nhiên.
– Tác động của thay đổi công nghệ đối với việc vượt qua những hạn chế về TNTN.
– Giá cả của tài nguyên: Điều này thì dựa theo định luật Hotelling, cho rằng thặng dư (giá cả
trừ chi phí khai thác) của tài nguyên phải tăng bằng với suất chiết khấu để có thể đảm bảo
mức khai thác tối ưu.
Trường phái Luân Đôn
Trường phái này, mà hai đại biểu chính là Pearce và Turner.
Về điểm duy trì nguyên trạng vốn tài nguyên theo giá trị thực, London School đã áp dụng
khái niệm tổng giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ môi trường, bao gồm: giá trị sử dụng (use
value), giá trị tồn tại (existence value), giá trị lựa chọn (option value), giá trị lưu truyền (bequest
value).
Vai trò của tài nguyên đối với hoạt động kinh tế và tác động của các hoạt động kinh tế đối
với môi trường là rất không chắc chắn.
Sự phát triển bền vững đòi hỏi phải duy trì nguyên trạng nguồn vốn TNTN.
Duy trì nguyên trạng có thể hiểu theo nghĩa là giữ nguyên lượng tài nguyên ở dạng vật chất,
hoặc theo giá trị thực.
Điều này cho phép các thế hệ sau cũng có thể tiếp cận nguồn tài nguyên này, đồng thời phù
hợp với quan điểm được chấp nhận rộng rãi rằng các giống loài khác cũng có quyền tồn tại cùng với
loài người.
Trường phái Hậu Keynes
Các nhà kinh tế học sau Keynesian chỉ ra rằng rất khó đo lường nguồn vốn tài nguyên. Để có
thể đưa vốn tài nguyên vào hàm SX của kinh tế học Tân Cổ điển, cần phải gộp các loại tài nguyên
khác nhau thành một yếu tố sản xuất.
Điều này đòi hỏi một đơn vị đo lường chung. Đơn vị đo lường bằng vật chất thì không thể, vì
các dạng vật chất thì khác nhau. London School cũng gặp vấn đề này nếu họ muốn duy trì cố định
một nguồn vốn tài nguyên được đo lường bằng tiền.
Các hoạt động kinh tế không thể tạo ra hay phá hủy vật chất/năng lượng, mà chỉ có thể “sắp

xếp lại” chúng. Kết quả là tất cả các vật chất và năng lượng được sử dụng sẽ được phát thải trở lại
môi trường dưới dạng phức tạp hơn.
Trường phái Vật Chất và Năng Lượng
– Có thể có đo lường vốn tài nguyên theo đơn vị vật chất/năng lượng.
– Việc tái chế hoàn toàn là không thể do tính không thể phục hồi ở một số dạng năng lượng/vật
chất.
– Ngay cả khi có thể tái chế và tái sử dụng 100% chất thải, thì trong một nền kinh tế tăng
trưởng, nhu cầu đối với tài nguyên sơ khai vẫn tăng.
Daly (1990) đã đề ra bốn nguyên tắc thực tiễn để đảm bảo phát triển bền vững:
– Cần phải hạn chế quy mô tiêu dùng của con người đến mức, nếu không phải là tối ưu, thì
cũng phải trong giới hạn cho phép của sức tải của môi trường (carrying capacity).
– Sự tiến bộ công nghệ cần phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài nguyên chứ
không phải gia tăng lượng tài nguyên được sử dụng. Ví dụ, nên sử dụng các bóng đèn tiết
kiệm điện hơn là xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân.
– Đối với tài nguyên có thể tái sinh, có hai điều kiện đảm bảo phát triển bền vững: (1) mức
khai thác phải bằng mức tái sinh; (2) mức phát thải phải bằng với khả năng hấp thu của môi
trường.
– Đối với tài nguyên không thể tái sinh, cần phải duy trì mức tăng trưởng bằng với mức tái tạo
của các loại tài nguyên có thể tái sinh thay thế.
4. Phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách và xu thế tất yếu của toàn cầu. Việt Nam trong tiến
trình hội nhập, phát triển đã và đang tích cực hưởng ứng xu thế này và trong quá trình thực hiện đã
đạt được những thành tựu sâu sắc (duy trì được sự tăng trưởng GDP liên tục với tốc độ khá cao và
tương đối ổn định, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vào kinh
tế toàn cầu, chỉ số phát triển con người HDI tăng liên tục, thực hiện tốt công tác xóa đói giảm
nghèo, ).
Tuy nhiên khi dựa theo Bốn nguyên tắc phát triển bền vững của Daly (1990) và so sánh với
quá trình thực hiện tại Việt Nam ta có thể thấy một số điều bất ổn trong quá trình phát triển bền
vững tại Việt Nam như sau:
– Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt vẫn còn bức xúc; tệ nạn xã hội có

chiều hướng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêm trọng; tham nhũng chưa bị
đẩy lùi; chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề còn yếu kém và
chậm được cải thiện; các bệnh viện bị quá tải, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp.
– Ví dụ, nên sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện hơn là xây dựng thêm các nhà máy điện hạt
nhân. Tuy nhiên đây chỉ là điều mà chính phủ khuyến khích, trên thực tế vẫn chưa thực hiện
tốt vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn
lực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu,
năng lượng còn rất lớn.
– Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên ở Việt Nam chưa thật hợp lý và tiết kiệm.
Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương
mại còn lớn, lạm phát còn cao. Môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng.
– Trước đây diện tích rừng che phủ là 43% nay chỉ còn 36%, tỷ lệ mất rừng bình quân là
150.000 – 200.000 m
2
/ ngày, việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức khiến cho mực nước
ngầm bị hạ thấp, kéo theo nguy cơ sự thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng
Nói tóm lại, phát triển bền vững có thể hiểu là sự tăng trưởng bền bỉ của phúc lợi vật chất
của con người, được hiểu là giữ vững tốc độ tăng trưởng về sản xuất lẫn y tế và giáo dục qua
một thời gian dài. Khía cạnh thứ hai của phát triển bền vững liên quan đến sự tiến hóa của môi
trường thiên nhiên vì những hoạt động kinh tế của con người. Trong nghĩa này, phát triển được
xem là bền vững nếu tổng giá trị của môi trường thiên nhiên (vừa là phương tiện sản xuất vừa là
nơi sinh sống) không suy giảm qua thời gian. Khía cạnh này, phù hợp với hai định nghĩa nêu
trên, nhấn mạnh đến vai trò của môi sinh trong quá trình phân phối thu nhập và tài sản giữa các
thế hệ. Khía cạnh thứ ba của phát triển bền vững liên hệ đến cấu trúc và tổ chức xã hội. Từ
quan điểm này, phát triển được xem là bền vững nếu xã hội luôn giữ được khá ổn định và hài
hòa. Nếu nghèo đói di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và nếu khoảng cách giàu nghèo càng
ngày càng tăng, xã hội không thể ổn định trong lâu dài. Để có thể thực hiện được những điều
này, hướng đến một sự phát triển bền vững thì chính phủ cần có những biện pháp phù hợp hơn
nữa:
Hướng đến thực hiện theo 4 nguyên tắc phát triển bền vững của Daly.

– Nâng cao sự tự ý thức và nhận thức của các cá nhân, thu hút người dân tham gia nhiều hơn
về mặt xã hội.
– Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng cao đồng
thời nâng cao chất lượng tăng trưởng.
– Phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng
bước và từng chính sách phát triển.
– Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.
Câu 4: Trình bày lý thuyết tăng trưởng của Rostow qua 5 giai đoạn?
Theo Rostow, với tất cả các quốc gia theo thời gian phát triển qua 5 giai đoạn:
1. XH truyền thống
- SX nông nghiệp tự cung tự cấp
- NS lao động thấp do công cụ thủ công
- Tích lũy gần như bằng 0
- Tăng sản lượng chủ yếu dựa trên việc mở rộng diện tích canh tác, xây dựng hệ thống thủy lợi
và AD giống mới
- Nền KT biến đổi chậm, cơ cấu KT là cơ cấu thuần nông
2. Chuẩn bị điều kiện cất cánh
- Những hiểu biết về khoa học – kỹ thuật bắt đầu được AD trong nông – công nghiệp
- GD mở rộng và bắt đầu có những cải tiến phù hợp với yêu cầu phát triển
- Nhu cầu đầu tư dẫn đến sự ra đời của ngân hàng và các tổ chức huy động vốn
- Giao thương quốc tế thúc đẩy giao thông và thông tin
- Vẫn còn năng suất thấp
- Cơ cấu nông – công nghiệp
3. Cất cánh
- Bắt đầu giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định. Các thế lực chống đối và lực cản bị đẩy lùi
- Huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết. Tỷ kệ tiết kiệm ít nhất là 10% NI (National
Income)
- Nguồn vốn nước ngoài và KHCN có vai trò quan trọng
- Công nghiệp (chế tạo) là đầu tàu, có tốc độ tăng nhanh

- Lợi nhuận được tái SX, kích thích phát triển khu vực dịch vụ và đô thị
- Khu vực nông nghiệp được thương mại hóa
- Cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ
4. Trưởng thành
- Tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, đạt khoảng 20% NI
- Khoa học kỹ thuật được ứng dụng ở mọi mặt nền KT
- Nhiều ngành công nghiệp mới phát triển
- Nông nghiệp được cơ giới hóa, năng suất cao
- Nhu cầu thương mại quốc tế tăng mạnh
- Cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp
5. Tiêu dùng cao
- Thu nhập tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch
vụ cao cấp.
- Cơ cấu lao động thay đổi: tăng tỷ lệ dân cư đô thị, lao động có tay nghề chuyên môn cao.
- Các CS KT hướng vào phúc lợi XH
- Thay đổi cơ cấu ko còn nhanh
Mô hình cho rằng: các thiếu hụt trong nghiên cứu này:
- Vai trò ngành đi đầu là ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh và năng động nhất trong nền KT
- Chỉ nhấn mạnh vào tăng trưởng, còn phát triển thì bỏ trống
- Nhấn mạnh vào vai trò của viện trợ, đầu tư nước ngoài đối với TG thứ 3
- Ko chú ý đến quan hệ CT – KT giữa các nước phát triển – chậm phát triển
Câu 5: Trình bày mô hình Harrod – Domar (hay còn gọi là mô hình 1 sự thiếu hụt)
Mô hình tăng trưởng Harod-Dommar
Theo mô hình này mọi nền kinh tế đều phải dành một tỷ lệ thu nhập nhất định để bù đắp những hao
mòn của trữ lượng vốn đã đầu tư, còn gọi là khấu hao dự trữ vốn của nền kinh tế. Ngoài ra, nếu nền
kinh tế muốn thúc đẩy tăng trưởng tất yếu phải có đầu tư mới hay còn gọi là đầu tư thuần.
Giả thuyết:
+ Năng suất không thay đổi theo quy mô
+ K/L không đổi
+ Hàm sản xuất Y/L=f(K/L,1)

K=∆K/∆L
Tỷ phần này gọi là chỉ số ICOR( incremental Capital Output Ratio) là số vốn đầu tư cần thiết để tạo
them một đơn vị tăng trưởng trong thu nhập.
Gọi g là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng quốc gia thì:
g= ∆Y/Y= (1/k)( ∆K/Y)
Gọi s là tỷ lệ tiết kiệm(0<s<1) và S là tổng số tiết kiệm trong nền kinh tế và giả sử rằng toàn bộ tiết
kiệm này được chuyển sang đầu tư, ký hiệu là I thì:
S= sY = I
Hàng năm sự thay đổi của trữ lượng vốn tùy thuộc vào lượng vốn đầu tư mới và khấu hao vốn của
nền kinh tế. Gọi d là tỷ lệ khấu hao(0<d<1) thì sự thay đổi của trữ lượng vốn hàng năm sẽ là:
∆K = S-dK = sY – dK
Hay g = s/k – d (1)
Công thức (1) cho thấy tốc độ tăng trưởng GNP được xác định bởi:
+ Tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia s
+ Hệ số k(ICOR)
+ Tỷ lệ khấu hao d
Với một tỷ lệ khấu hao cho trước, nền kinh tế càng có khả năng tiết kiệm cao thì sự tăng trưởng của
GNP càng lớn. Ngoài ra, tỷ lệ tiết kiệm, chỉ số k càng thấp cũng ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng
thu nhập trong nền kinh tế.
Câu 6: Trình bày mô hình thay đổi cơ cấu của Hollis Chenery?
Hollis B. Chenery đã khảo sát sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất của nhiều quốc gia thông qua nghiên
cứu thực nghiệm đa quốc gia về cơ cấu kinh tế và thu nhập bằng cách phân tích số liệu theo chuỗi
thời gian và theo thời điểm.
Năm 1976, H. B. Chenery bắt đầu khảo sát sự chuyển đổi cơ cấu của những quốc gia thông qua thu
nhập đầu người:
Thu nhập BQ/người/năm Cơ cấu nông nghiệp (%)/GDP Cơ cấu công nghiệp (%)/CGP
200 USD 45 15
600 USD 30 30
1000 USD 20 28
3000 USD 17 43

Tỷ trọng sản lượng nông nghiệp trong GDP giảm đi không nhất thiết là mất tuyệt đối của sản lượng
nông nghiệp giảm.
Từ đó, Chenery có những kết luận quan trọng về mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các nước
như sau:
- Khi thu nhập đầu người tăng lên thì có sự dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất
công nghiệp.
- Tỷ trọng sản lượng nông nghiệp trong GDP giảm đi không nhất thiết là mất tuyệt đối của sản
lượng nông nghiệp giảm, mà là sự giảm tương đối của sản xuất nông nghiệp.
- Những thay đổi cơ cấu trong sản xuất có thể chia làm 2 giai đoạn. Cột mốc thay đổi của hai
giai đoạn này là điểm ở đó tỷ trọng của nông nghiệp và công nghiệp gần bằng nhau.
Quan nghiên cứu thực nghiệm, Chenery đã xếp những quốc gia có mức thu nhập từ 600 USD trở
xuống là giai đoạn trước phát triển hay kém phát triển. Những nước trên 600 USD đến dưới
3000 USD là đang ở giai đoạn sau hay gian đoạn chuyển tiếp của phát triển.
- Giai đoạn trước của phát triển mang tính chất phụ thuộc (mặc dù giảm dần) vào sản xuất
nông nghiệp, nông nghiệp được xem như là nguồn của thu hập và tăng trưởng.
- Giai đoạn sau lien quan quan đến sự phụ thuộc vào sản xuất công nghiệp. Mô hình phát triển
tương đồng với tư tưởng của mô hình Lewis.
Bên cạnh đó, Chenrey cũng phân tích sự tích lũy vốn vật chất, vốn con người và những thay đổi
trong kết cấu cầu trong nước.
- Phần lớn sự thay đổi chung của các nước là sự giảm tiêu thụ lương thực từ trên 40% xuống
còn 17% tổng nhu cầu trong nước. Điều này cho phép mức cầu của tiêu dung sản phẩm phi
lương thực , tiêu dung của chính phủ và đầu tư sẽ gia tăng tỷ trọng trong tổng cầu.
- Về tổng quát, Chenery tìm thấy có sự gia tăng của tổng nhập khẩu và xuất khẩu trong suốt
quá trình chuyển tiếp, với sự gia tăng tương đối về tỉ trọng sản phẩm công nghiệp trong tổng
xuất khẩu và giảm tương đối tỉ trọng của nó trong tổng nhập khẩu.
- Về thay đổi các yếu tố sản xuất, có sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang
khu vực công nghiệp và dịch vụ, mặc dù sự dịch chuyển lao động đi chậm sau sự thay đổi cơ
cấu sản xuất. Kết quả của sự đi chậm này làm cho khu vực nông nghiệp đóng vai trò rộng
lớn trong việc tạo re công việc làm trong cả hai giai đonạ trước và sau của tiến trình phát
triển. Năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp tăng chậm ở giai đoạn đầu và bằng với

năng suất trong công nghiệp chỉ vào lúc hoàn tất trong giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên tổng
năng suất lao động tăng lên trong toàn nền kinh tế.
- Xu hướng chung lớn nhất của các nước là hiện tượng gia tăng thành thị hóa tạo ra bởi sự
phát triển công nghiệp và luồng di dân nông thôn ra thành thị, tỷ suất tử và sinh sản giảm
xuống khi thu nhập quốc dân tăng lên.
Câu 7: Trình bày mô hình tăng trưởng kinh tế Solow? (Các bạn có thể tham khảo thêm trong
SGK Kinh tế phát triển của thầy Nguyễn Trọng Hoài – Chương 4: Nguồn gốc tăng trưởng
kinh tế - Phần 4.2 trang 85 -103)
Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng trưởng kinh tế do Robert
Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả kinh tế khác bổ sung. Solow đã nhận được
giải Nobel về kinh tế năm 1987 nhờ cống hiến này. Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân
cổ điển vì một số giả thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình này
còn có cách gọi khác, đó là Mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố
bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền
vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được
tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững.
Ký hiệu
* Y là sản lượng thực tế (hoặc thu nhập thực tế).
* K là lượng tư bản đem đầu tư.
* L là lượng lao động.
* y là sản lượng trên đầu lao động.
* k là lượng tư bản trên đầu lao động.
* S là tiết kiệm của cả nền kinh tế.
* s là tỷ lệ tiết kiệm.
* I là đầu tư.
* i là đầu tư trên đầu lao động.
* C là tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế.
* c là tiêu dùng cá nhân trên đầu lao động.
* δ là tỷ lệ khấu hao tư bản.
* Δ là lượng tư bản tăng thêm ròng.

* n là tốc độ tăng dân số, đồng thời là tốc độ tăng lực lượng lao động.
Hệ giả thiết
- Giả thiết 1
Giá cả linh hoạt trong dài hạn. Đây là một quan điểm của kinh tế học tân cổ điển. Khi này, lao động
L được sử dụng hoàn toàn, và nền kinh tế tăng trưởng hết mức tiềm năng và ổn định.
Đồng thời, lúc này, toàn bộ tiết kiệm S sẽ được chuyển thành đầu tư I (quy tắc Say trong kinh tế học
tân cổ điển) Và do đó, sY = I.
Mặt khác, giá cả lao động (tức tiền công thực tế) và giá tư bản (tức lãi suất đi vay) lúc này cũng sẽ
linh hoạt. Vì thế, có thể kết hợp hai yếu tố này để sản xuất môt cách tùy thích.
- Giả thiết 2
Mức sản lượng thực tế Y phụ thuộc vào lượng lao động L, lượng tư bản K vài năng suất lao động A.
Từ đó, ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y = F(A,L,K).
Giả thiết là hàm này có dạng Cobb-Douglas, tức là:
Với hàm số dạng Cobb-Douglas, nếu ta nhân các số nhân trong vế phải với cùng một số, thì tích số
bên vế trái sẽ tăng lên cùng số đó lần. Do vậy, nếu nhân 1/L với L và K, thì vế trái sẽ thành Y/L tức
là sản lượng thực tế trên đầu lao động y. Còn K/L tức lượng tư bản trên đầu lao động k.
Hàm sản xuất vĩ mô sẽ có dạng sau:
- Giả thiết 3
Nền kinh tế đóng cửa và không có sự can thiệp của Chính phủ. Do đó, tổng sản lượng Y bằng tổng
của tiêu dùng cá nhân C và đầu tư I hay Y = C + I tương đương với Y = C + sY và lại tương đương
với C = (1-s)Y.
Nếu tính trên đầu lao động L, thì sẽ có tiêu dùng cá nhân trên đầu người c bằng sản lượng thực tế
trên đầu người y nhân với 1-s hay c = (1-s)y.
Lưu ý là 0 < s < 1.
- Giả thiết 4
Có sự khấu hao tư bản. Với tỷ lệ khấu hao δ, mức khấu hao sẽ là δY.
Đầu tư I làm tăng lượng tư bản trong khi khấu hao δK làm giảm lượng tư bản, nên mức tư bản thực
tế tăng thêm ΔK sẽ bằng I - δK.
Có thể viết quan hệ trên thành:
- Giả thiết 5

Tư bản K và lao động L tuân theo Quy luật lợi tức biên giảm dần. Có nghĩa là khi khi tăng k thì ban
đầu y tăng rất nhanh đến một lúc nào đó nó tăng chậm lại.
- Giả thiết 6
Hàm y = f(k) là một hàm tăng. Đồ thị của nó có dạng đường cong. Hàm i = sf(k) = sy cũng như vậy,
bởi vì đầu tư trên đầu lao động i là một bộ phận của sản lượng trên đầu lao động y.
Chú ý rằng để hàm số y = f(k) là hàm tăng thì đạo hàm bậc một y' phải lớn hơn 0, mặt khác do nó
tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần nên đạo hàm bậc hai y’’ phải nhỏ 0. Đồ thị của hàm
số y = f(k) có hình dạng như trong hình vẽ.
- Giả thiết 7
Thay đổi trong lực lượng lao động L thể hiện bằng phương trình sau:
trong đó, gL là hàm số của L.
Đồng thời giả thiết là tốc độ thay đổi lao động đúng bằng tốc độ thay đổi dân số n.
Xác định mô hình
Khi tư bản trên đầu lao động k tăng, thì giá trị khấu hao δk tăng, hơn nữa, dẫn đến tư bản mới trên
đầu lao động nk tăng. Gọi δk + nk hay (δ+n)k là đầu tư cần thiết, vì nó bù đắp phần tài sản bị hao
mòn và đáp ứng vốn cho lao động mới tăng thêm.
Điểm A trên Hình 1 là giao của đường đầu tư cần thiết (δ+n)k và đường đầu tư trên đầu lao động i.
Nó cho thấy đó là một sự cân bằng.
Tại trạng thái vốn trên đầu lao động k1 nhở hơn k*, thì đầu tư i = sy lớn hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k,
có nghĩa là k = sy – (δ+n)k > 0 do đó dẫn đến k tăng.
Ngược lại, tại trạng thái vốn trên đầu lao động k2 lớn hơn k*, thì đầu tư i = sy nhỏ hơn đầu tư cần
thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k < 0, do đó k giảm.
Ta có, k tăng lên đến mức k*, và ngược lại khi nó giảm, thì giảm đến mức k*. Cả hai trường hợp
tăng và giảm đều đạt đến một trạng thái cân bằng. Và người ta gọi đó là điểm ổn định hay trạng thái
ổn định.
Tại trạng thái ổn định k*, chúng ta nhận thấy rằng đầu tư và đầu tư cần thiết cân bằng nhau, hay ?k
= sy – (δ+n)k* = 0, tốc độ tăng của sản lượng trên lao động bằng không (gy = 0), và tốc độ tăng của
vốn trên mỗi lao động bằng không (gk = 0).
Câu 8: Trình bày quan điểm của World Bank về nghèo đói và vẽ hình minh họa?
Chuẩn nghèo theo WB :

- chuẩn nghèo bao gồm tiêu dung tối thiểu cho lương thực (70%) và phi lương thực (30%)
- Lượng lương thực đảm bảo đủ 2100 Kcal/ ngày
=> Những nguời có thu nhập ko đủ mua được rổ hàng hoá tạo ra mức năng luợng trên : nguời
nghèo.
Câu 9: Trình bày quan điểm của Tổ Chức Y Tế thế giới (WHO) về nghèo đói và vẽ hình minh
họa?
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu
nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa
phương và theo thời gian.
Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu
nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita
Incomme, PCI) của quốc gia.
Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho
giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và
đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các
khoản chi bắt buộc khác.
Mỗi người phải có 2100 calories/ngày. Như vậy phải chi phí một ngày để mua được 2100
caliries/ngày. Ngay cả những người nghèo đói cũng phải dành phần thu nhập của họ để chi cho nhu
cầu căn bản (quần áo, chỗ ở).
Ở VN, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu
nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở
khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000
đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới
330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360
USD/năm của quốc tế).
Câu 10: Viết công thức tính chỉ số nghèo đói đếm đầu người (P0), chỉ số khoảng cách nghèo
đói (P1) và chỉ số bình phương khoảng cách nghèo đói (P2)?

n là dân số

ρ là số người nghèo
z là thu nhập ở ngưỡng nghèo đói
x
i
là thu nhập của người nghèo thứ i
• α = 0: Chỉ số đếm đầu người ( Headcount index: HCI)
- Bằng tổng số người nghèo chia cho tổng số người trong mẫu.
• α = 1: Chỉ số khoảng cách nghèo đói (Poverty gap index :PGI)
- Chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trung bình trong chi tiêu (thu nhập) của các hộ nghèo so với
chi tiêu ở ngưỡng nghèo và nó biểu hiện như mức phúc lợi trung bình trong tổng thể.
• α = 2: Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo đói ( Squared poverty gap index : SPGI)
- Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của nghèo đói và làm tăng thêm
trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo.
Câu 11: Trình bày nghiên cứu của Simon Kuznets về tăng trưởng và mất công bằng?
Một khái niệm có liên quan đến nghèo đói là sự phân hóa trong phân phối, hay thường gọi là
bất bình đẳng. Các nhà kinh tế học quan tâm đến bất bình đẳng không chỉ vì vấn đề công bằng mà
còn vì tác động của nó đến khả năng phát triển của một quốc gia.
Về mặt công bằng xã hội, bất bình đẳng có thể xem như là 1 dạng của nghèo trên phương
diện phân phối. Ở 1 số nước, trong khi kinh tế càng tăng trưởng nhanh thì bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập càng lớn khiến tình trạng đói nghèo của 1 bộ phận dân cư lại càng trở nên gay gắt.
Điều này có nghĩa phân phối thu nhập công bằng hơn có thể làm giảm nhẹ vấn đề nghèo đói.
Về mặt tăng trưởng kinh tế, quan điểm về bất bình đẳng phức tạp hơn.
Simon Kuznets (nhà kinh tế Mỹ), năm 1955 đã đưa ra một mô hình nghiên cứu mang tính
chất thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập.
Sử dụng tỷ số giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% giàu nhất trong tổng dân số với thu nhập
của nhóm 60% nghèo nhất làm thước đo sự bất bình đẳng ở 1 nhóm nhỏ các nước đang phát triển và
các nước phát triển.
Kết quả thực nghiệm cho thấy các nước đang phát triển có xu hướng diễn ra tình trạng bất
bình đẳng ở mức độ cao hơn các nước phát triển.

( )








=
=
ρ
1i
α
z
xz
i
n
1
αP
Vì vậy, Kuznets đã kết luận rằng bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển và
giảm ở giai đoạn sau khi mà lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn (tức là khi quốc gia
ấy đạt đến 1 mức phát triển nhất định)
Khi biểu diễn mối quan hệ này trên đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược. Vì vậy còn được gọi là
“lý thuyết chữ U ngược”.
Đường cong Kuznets dưới dạng chữ U ngược
Theo hình vẽ này, bất bình đẳng có khuynh hướng gia tăng theo sự gia tăng của thu nhập
bình quân trong giai đoạn đầu nhưng sau đó giảm dần khi thu nhập tăng cao hơn. Theo quan điểm
của mình, Kuznets cho rằng bất bình đẳng là cần thiết cho phép người giàu có thể tiết kiệm để đầu
tư nhiều hơn và có thể làm tăng trưởng nhanh hơn.

Tuy nhiên, do kết luận được rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm nên lý thuyết này cho đến nay vẫn còn
gây rất nhiều tranh luận. Trong khi một số nghiên cứu đã chứng minh quan điểm này thì một số
khác lại không đồng ý. Do mức thu nhập mà tại đó bất bình đẳng bắt đầu giảm xuống chưa được xác
định nên người ta có thể nhìn thấy nhiều mức bất bình đẳng khác nhau ở cùng 1 mức thu nhập bình
quân đầu người. Vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng định chế và chính sách phát triển của chính
phủ có vai trò quan trọng trong việc giảm bất bình đẳng hơn là 1 giai đoạn phát triển hay 1 mức thu
nhập bình quân nào đó. Thậm chí nếu quá trình tập trung vốn ban đầu làm gia tăng bất bình đẳng thì
chính phủ có thể hạn chế nó bằng các chính sách hợp lý của mình.
Hạn chế trong mô hình này là không giải thích được hai vấn đề quan trọng:
- Thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong quá trình phát
triển?
- Thứ hai, phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các
chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng?
Câu 12: Phân biệt chế tác dạng tích hợp (integral manufacturing) và chế tác dạng mô đun
(module manufacturing).
Lý thuyết cơ chế do giáo sư Takahiro Fujimoto - trường đại hoc Tokyo đưa ra để lý giải sự
khác nhau giữa các ngành công nghiệp chế tác ở các nền kinh tế lớn như Nhật bản, Trung quốc,
Mỹ, Hàn quốc, Đài Loan và các nước trong khối ASEAN. Có hai loại cơ chế chế tác chính, đó là
Bất
bình
đẳng
thu
nhập
( hoặc
GINI)
Thu nhập (GDP/người)
cơ chế chế tác dạng tích hợp (integral manufacturing architecture) và cơ chế chế tác dạng mô
đun (module manufacturing architecture).
• Trong cơ chế chế tác dạng mô đun, phương thức tương tác giữa các bộ phận cấu thành sản
phẩm được chuẩn hóa để dễ dàng liện kết với nhau. Ví dụ như: các máy tính để bàn là sản phẩm

mô đun điển hình trong đó các bộ phận cấu thành của nó phổ biến toàn cầu, đến từ các công ty
khác nhau và được tự do kết hợp với nhau.
• Ngược lại, trong cơ chế chế tác dạng tích hợp, sự phức tạp trong tương tác giữa các bộ phận
cấu thành sản phẩm được vui vẻ đón nhận, và sự cải tiến đạt được qua hàng loạt các thử nghiệm
và sai sót (lỗi). Ví dụ, ô tô được sản xuất theo cấu trúc dạng tích hợp nếu các mục tiêu về hiệu
suất hoạt động, năng suất nhiên liệu, sự an toàn, vv phải đạt được cùng lúc.
⇒ Nói chung, cơ chế dạng mô đun thích hợp với việc đạt được kết quả sản xuất nhanh chóng
với chi phí thấp trong khi cơ chế dạng tích hợp thích hợp với việc theo đuổi tăng trưởng chất
lượng cao trong dài hạn.
TIÊU CHÍ PHÂN BIỆT
CHẾ TÁC DẠNG
MÔ ĐUN
CHẾ TÁC DẠNG TÍCH
HỢP
Giao diện Bộ phận (Parts
interface)
Các bộ phận có tính phổ biến
và có thể được dùng cho mọi
mô hình. (Parts are common
and can be used for any
model)
Mỗi sản phẩm có bộ phận cấu
thành duy nhất, được thiết kế
riêng biệt (Each product has
unique parts, specifically
designed)
Ưu điểm (Merits) Cho kết quả nhanh và có tính
linh hoạt (Quick results and
flexibility)
Không ngừng nâng cao về

chất lượng (Endless pursuit of
quality)
Nhược điểm (Demerits) Thiếu sự khác biệt, quá nhiều
người dùng, lợi nhuận thấp,
thiếu việc nghiên cứu và phát
triển. (No differentiation,
excess entry, low profit, lack
of R&D )
Mất nhiều công sức và thời
gian để đạt được kết quả. (It
takes much energy and time to
achieve results)
Yêu cầu thể chế ( Institutional Sự công khai, đưa ra quyết Các mối quan hệ dài hạn, kiến
requirement) định nhanh chóng, sự thực
hiện dịch vụ bằng nguồn lực
bên ngoài linh hoạt.
(Openness, quick decision
making, flexible outsourcing)
thức và kỹ năng nội bộ vững
vàng (Long-term relations,
building internal skills &
knowledge)

Chế tác dạng mô đun dễ thực hiện nhưng chúng tạo ra sự cạnh tranh quá mức và không đào sâu về
công nghệ (Modular manufacturing is easy but will face excess competition and technology lock-in)
Sự phát triển song song chế tác dạng tích hợp và chế tác dạng mô đun được chấp nhận, nhưng các
chính sách nên chỉ hỗ trợ, khuyến khích chế tác dạng tích hợp(Parallel development of integral and
modular manufacturing is acceptable, but policy should support only integral manufacturing)



Đầu vào dễ
dàng
Easy entry
Chất lượng thấp
Low quality
Giá cả thấp
Low price
Lợi nhuận thấp
Low profit
R&D thấp
Low R&D
Thời gian
Hiệu quả
Thời gian
Câu 13: Trình bày trẻ em đường phố theo định nghĩa cùa UNICEF? Có mấy loại trẻ em đường
phố? Các nguyên nhân của vấn đề “trẻ em đường phố” (gia đình tan vỡ, ý thức sai lầm và
do di cư về kinh tế) làm thế nào để đưa một đứa trẻ đường phố (do gia đình tan vỡ, do ý
thức sai lầm và do di cư về kinh tế) thoát khỏi những hiểm họa hiện hành và đầu tư phát
triển để trở thành một đứa trẻ bình thường như bao trẻ em khác?
1/ Định nghĩa của UNICEF:
Trẻ em đường phố là những trẻ em dưới 18 tuổi dành phần lớn thời gian của mình trên đường
phố.
2/ Phân loại: Theo UNICEF, trẻ em đường phố có thể được chia làm 3 nhóm khác nhau: Trẻ sống
trên đường phố, trẻ lao động trên đường phố và trẻ lang thang sống cùng gia đình trên đường
phố. Trẻ sống trên đường phố là những trẻ đã mất mối liên hệ cùng gia đình và phải sống một
mình trên đường phố. Trẻ lao động trên đường phố là những trẻ dành toàn bộ hoặc phần lớn
thời gian trên đường phố để lao động kiếm sống cho gia đình hoặc cho bản thân trẻ (những trẻ
này có thể vẫn còn gia đình và không thường xuyên ngủ qua đêm trên đường phố). Trẻ lang thang
sống cùng gia đình trên đường phố là những trẻ sinh sống cùng gia đình và lang thang kiếm sống
trên đường phố.

3/ N hững

nguyên

nhân khiến những trẻ còn đang trong tuổi đi học phải bỏ học kiếm sống trên hè
phố có thể được phân chia ra làm 3 nhóm chính sau đây: Gia đình tan vỡ, nhận thức sai lệch và di
cư vì mục đích kinh tế.
Mặc dù các nhóm nguyên nhân này luôn có những tác động qua lại và liên quan chặt chẽ với nhau
đôi khi đối với một trường hợp trẻ lang thang nguyên nhân lại không chỉ là một mà có thể là
hai hoặc ba nhóm nguyên nhân trên gộp lại. Trong trường hợp đó, để phân loại trẻ, nguyên nhân
chính sẽ được chọn làm tiêu chí phân loại.
( Giải thích thêm:
Nhóm 1: Gia đình tan vỡ
Nhóm này bao gồm các trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn như bị mồ côi, bỏ rơi, cha
mẹ ly dị hoặc mất, hoặc những trẻ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, lạm dụng tình dục
và những nguyên nhân tương tự khác. Đây cũng chính là nhóm nguyên nhân truyền thông của trẻ
đường phố ở bất kỳ một đất nước đang phát triển nào có hoặc không có sự phát triển kinh tế.
Việc số vụ

ly

hôn

ngày

càng

tă n g đang tạo ra một áp lực lớn cho xã hội, mà đằng sau những vụ
ly hôn đó trẻ em luôn là những nạn nhân. Sự tan vỡ mái ấm gia đình là một cú sốc lớn đối với trẻ
cho dù sau khi gia đình tan vỡ, trẻ vẫn nhận được sự chăm sóc của bố và mẹ. Những trẻ bị bỏ rơi

không được chăm sóc đằng sau các vụ ly hôn sẽ phải trải qua một cú sốc tinh thần lớn hơn. Bị bỏ
lại cho ông bà hoặc họ hàng chăm sóc hộ, những đứa trẻ này rất dễ bị chán nản, không muốn đi
học và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Những thương tổn tâm lý đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ bị mất
một hoặc cả hai bố mẹ khi trẻ còn nhỏ.
Có khoảng 120.000 trẻ mồ côi trên cả nước trong đó có 3,4% số trẻ bị bỏ rơi đã trở thành trẻ
đường phố. Điều này có nghĩa là có hơn 4.000 trẻ bị bỏ rơi hiện đang phải lang thang trên hè
phố
7
. Nhìn từ một góc độ khác, kết quả điều tra gần đây của UBDSGDTE ở Hà Nội năm 2004
cho thấy 12,3% số trẻ được phỏng vấn có gia đình tan vỡ.
Bạo

hành

trong

gia

đình cũng đang là một vấn đề nhức nhối thu hút nhiều sự quan tâm. Có rất
nhiều những cách định nghĩa và ý kiến khác nhau về bạo hành trong gia đình. Những quan điểm
phong kiến cổ hủ trước đây vẫn còn ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng cũng như quan hệ
cha mẹ con cái hiện nay. Những hệ tư tưởng phong kiến còn tồn dư và ảnh hưởng khá nặng nề
đặc biệt là ở các vùng miền nông thôn. Trong những trường hợp đó, những cãi vã trong gia
đình là khá phổ biến. Phần đông người được hỏi, cả phụ nữ và nam giới đều đồng ý rằng nếu
người vợ sai thì người chồng có quyền tát. Họ cho rằng, làm như vậy sẽ chứng tỏ được vai
trò trụ cột của người chồng trong gia đình. Bạo hành trong gia đình tồn tại ở nhiều hình thức
khác nhau bao gồm bạo hành về thể xác như đánh đập đến những bạo hành về tinh thần như chửi
mắng, doạ nạt, gây gổ. Nhiều trẻ lang thang bỏ nhà ra đi vì chúng không thể chịu được những
bạo hành trong gia đình tác động và gây ra những tổn thương cho chúng. Phổ biến là các hình
thức bạo hành trong các trường hợp phổ biến như bị bố say rượu đánh đập hoặc bị chửi mắng

thậm tệ nếu trẻ làm sai một việc gì.
7
“Số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2001” được trích dẫn trong nghiên
cứu của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Hà Nội (2004).
Phần lớn trẻ bỏ nhà ra đi vì nguyên nhân bạo hành trong gia đình đều phải chịu những tổn
thương về tâm lý và tình cảm rất nặng nề. Mặc dù trong hầu hết các cuộc điều tra về trẻ đường
phố đều đề cập đến nguyên nhân này nhưng hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào
nghiên cứu một cách chi tiết những ảnh hưởng của bạo hành gia đình đối với tâm lý của trẻ.
Nhóm 2: Nhận thức sai lệch
Đó là trường hợp của các trẻ lang thang xuất thân từ những gia đình không quá khó khăn về kinh
tế nhưng gia đình vẫn muốn các em lên thành phố để làm thêm gửi tiền về cho gia đình. Hoặc
có một số trường hợp các em tự muốn rời bỏ cuộc sống chung cùng gia đình để ra các thành phố
kiếm sống. Những trẻ lang thang như vậy được xếp vào nhóm do những sai lệch trong nhận
thức.
Một số trẻ bỏ nhà đi do bị bạn bè xấu lôi kéo hoặc trẻ muốn được sống tự do thoải mái mà
không phải đi học. Cuộc sống ở các thành phố lớn với vẻ bề ngoài rất sôi động cùng những bạn
bè đã biết về cuộc sống đường phố chính là sự lôi kéo đối với các em. Đối với những trẻ thuộc
nhóm 2, kiếm tiền không phải là động cơ chủ yếu. Dần dà, các em sẽ không thể cưỡng lại được sự
sa ngã vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, và phạm pháp vị thành niên.
Tuy nhiên, những sai lệch về nhận thức thường xuất phát từ phía cha mẹ của các em nhóm
2. Một số vị cha mẹ nghĩ rằng tiền các em gửi về nhà còn quan trọng hơn cả việc học của các em.
Những ham muốn một cuộc sống giàu có hơn đã làm hình thành và củng cố hơn nữa những suy
nghĩ sai lệch của họ. Bằng cách ngăn chặn không cho con cái đi học và bắt chúng phải làm
những việc nặng nhọc trong gia đình, những bậc cha mẹ này chính là những cản trở tiêu cực đối
với sự phát triển của trẻ. Hiện nay có nhiều trường hợp cha mẹ đánh đổi cả tương lai của con
cái để mua cho được những đồ đạc vật dụng trong nhà, thậm chí là mua nhà mới. Thật đáng
tiếc khi nền kinh tế càng phát triển thì mức độ sai lệch trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ càng
nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi cuộc sống ngày càng được cải thiện hơn thì những trẻ đường
phố thuộc nhóm 2 ngày càng gia tăng.
Nhóm 3: Nguồn lao động di cư vì mục đích kinh t


ế
Trẻ thuộc nhóm 3 là những em có hoàn cảnh gia đình nghèo đói di cư ra thành phố để kiếm sống.
Ở đây, nguyên nhân chính của việc di cư là vì mục đích kinh tế. Đặc điểm quan trọng của nhóm 3
là cha mẹ của các em không muốn các em phải bỏ học để kiếm sống trên đường phố, mà các em
buộc phải trở thành trẻ đường phố vì với hoàn cảnh sống hiện tại các em không còn sự lựa chọn
nào khác. Những em thuộc nhóm 3 thường vẫn muốn được đi học tiếp. Yếu tố quan trọng để có
thể xác định được những trẻ thuộc nhóm
3 này không phải là trẻ còn bố mẹ, hoặc bố hoặc mẹ hay không mà là liệu gia đình các em có
quan tâm và tính đến tương lai của con cái họ hay không. Nếu trẻ được yên thương và chăm sóc
đầy đủ, thì cho dù trẻ có bị mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc được ông bà nuôi nấng
thì chúng vẫn giữ được ý thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của mình.
Nghèo đói rõ ràng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ lang thang đường phố. Do
gia đình nghèo mà trẻ không được đi học và vui chơi, thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người
lớn, và phải lao động hàng giờ đồng hồ trong môi trường không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Trong tất cả những cuộc điều tra đã được đề cập đến trong phần 3, hơn 70% trẻ đường phố trả
lời rằng chúng phải làm việc trên đường phố do gia đình quá nghèo.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói như gia đình bị thiên tai mất mùa, lao động chủ
lực trong gia đình phải rời đi nơi khác hoặc bị chết, thất nghiệp, ốm đau bệnh tật, bị thương, cha
mẹ ly hôn, ly thân, gia cầm vật nuôi bị chết, bị mất trộm v.v Trong những rủi ro trên có những
rủi ro xảy ra dẫn đến sự tan vỡ của gia đình, có những rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát và đề
phòng của con người. Một khi những rủi ro này xảy ra, nghèo đói là một hệ quả tất yếu.)
4/ Làm thế nào để đưa một đứa trẻ đường phố (do gia đình tan vỡ, do ý thức sai lầm và do di
cư về kinh tế) thoát khỏi những hiểm họa hiện hành và đầu tư phát triển để trở thành một đứa
trẻ bình thường như bao trẻ em khác?
Một một trẻ đường phố mang một số phận và hoàn cảnh khác nhau. Ngoài những nguyên nhân
ban đầu khiến trẻ trở thành trẻ đường phố, cuộc sống cũng như công việc và môi trường làm việc
của các em rất khác biệt. Vì vậy, việc phân biệt một cách rõ ràng hoàn cảnh hiện tại của các em là
rất cần thiết vì tùy thuộc từng hoàn cảnh và những điều kiện khác nhau mà các em cần có những
sự hỗ trợ và giúp đỡ khác nhau. Đối với những người bị thiệt thòi, thì những điều kiện đảm bảo

hiện tại là điều đáng quan tâm nhất cho vấn đề tôn trọng nhân phẩm và đảm bảo điều kiện sống
tối thiểu. Nhưng đối với trẻ nhỏ bị thiệt thòi thì việc đầu tư cho tương lai cũng không kém phần
quan trọng thậm chí là quan trọng hơn.
N hững đảm bảo h i

ện t

ại
Những điều kiện đảm bảo hiện tại là việc trẻ có được bảo vệ về sức khỏe và tinh thần để phòng
chống lại những rủi ro hiện tại để tránh được những tai họa gặp phải trong cuộc sống hàng ngày
hay không. Những đảm bảo hiện tại được chia ra làm nhiều nhóm nhân tố, như:
1. Sức khỏe thể chất (bị thương, ốm, thiếu ăn, nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật v.v )
2. Sức khỏe tinh thần (sợ hãi, thiếu tình thương, tổn thương tình cảm, thiếu tập trung và tính kỷ
luật, những bất thường về tinh thần v.v )
3. Rủi ro bị xâm hại (bị ức hiếp, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp, giam giữ, bị bán v.v )
4. Công việc nguy hiểm (tham gia vào các công việc có tính rủi ro cao—nguy hiểm như (1) làm
việc ban đêm; (2) làm công việc không thường xuyên mại dâm hay ma cô; (3) ăn xin; và (4) sử
dụng hoặc bán ma túy.
5. Những khủng hoảng tài chính (gia đình cần thuốc, bị lừa, bị ăn cắp tiền, bị công an phạt v.v )
6. Nơi ở (Ngủ trong nhà hay bên ngoài)
7. Sự bảo vệ và chỉ dẫn của người lớn (bố mẹ, người bảo hộ, các tổ chức phi chính phủ v.v )
8. Sự bảo vệ của nhóm (sống và làm việc theo nhóm hay một mình)
Hai nhóm đầu (1, 2) thuộc nhóm những điều kiện hiện tại của trẻ, trong khi đó ba nhóm tiếp theo
(3, 4, 5) chỉ ra mức độ của những rủi ro không kiểm soát được mà trẻ có thể gặp phải. Ba nhóm
còn lại (6, 7, 8) là nhóm những yếu tố giúp trẻ có thể tránh được những sự cố có thể xảy ra và giải
quyết ổn thỏa nếu chúng thực sự xảy ra. Những nhóm nhân tố này hoặc có thể sẽ làm cho những
điều kiện sống của trẻ tốt lên hoặc xấu đi nhưng chúng khác nhau về cơ bản và có những tác
động khác nhau đối với mỗi trẻ. Chúng ta có thể nói rằng một trẻ được bảo vệ tốt chống lại những
rủi ro sắp xảy ra nếu như những yếu tố này đều thuận lợi và ngược lại nếu những yếu tố này không
được thuận lợi thì trẻ khó có thể được bảo vệ chống lại những rủi ro đó theo bất kỳ chiều hướng

nào
8
.
Đ ầ

u t

ư cho t

ư ơ

ng lai
Một yếu tố quan trọng nữa để đánh giá sự an toàn cho trẻ là yếu tố giáo dục và đào tạo cho
tương lai của trẻ. Nếu không có những đầu tư chất xám, trẻ sẽ không thể có được một tương lai tốt
đẹp, và không thể biến ước mơ của mình thành hiện thực, thậm chí ngay cả khi trẻ được ăn uống
đầy đủ và được bảo vệ hàng ngày. Vì vậy, giáo dục và đào tạo tất yếu là một yếu tố quan trọng
nữa góp phần quyết định những điều kiện hiện tại của trẻ. Được trang bị đầy đủ những kiến thức
và kỹ năng, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thoát khỏi những bất hạnh hiện tại bằng cách tìm
được cho mình một công việc ổn định và an toàn hơn. Và triển vọng phát triển trong tương lai
đồng thời cũng đem lại cho trẻ niềm hy vọng, sự khuyến khích và một ý nghĩa mới cho cuộc sống
khó khăn hiện tại.
Cụ thể hơn, đầu tư cho tương lai có thể được chia thành một số hình thức. Nếu trẻ đã bỏ học một
vài năm hoặc một thời gian ngắn hơn, thì cân nhắc việc trở lại trường học cho trẻ là rất cần thiết.
Một đứa trẻ cần được học ít nhất là hết lớp 12 và cần được tạo cơ hội để học đại học nếu có thể.
Nếu chọn lựa này không thích hợp đối với một số trường hợp thì việc dạy thêm cho các em do các
giáo viên tình nguyện và những lớp học mở của các tổ chức phi chính phủ có thể là một giải
pháp thay thế. Đối với những trẻ đã bỏ học trong một thời gian dài và không có khả năng học
tiếp thì những trường lớp dạy nghề ngắn hạn là thích hợp hơn cả. Trong các kỹ năng nói chung thì
tiếng Anh và khả năng sử dụng vi tính được các em lang thang quan tâm nhất. Tuy nhiên hai kỹ
năng này cần được đào tạo thích hợp với những kỹ năng nghề nghiệp nhất định khác phù hợp với

tính cách của từng em. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng nhưng lại hay bị bỏ qua
là sự liên hệ thực tế giữa những nghề nghiệp kỹ năng mà các em được đào tạo với những công
việc thực tế mà sau khi được đào tạo xong các em có thể xin được. Những hướng dẫn và hỗ trợ
các em trong khi tìm việc đóng vai trò quyết định việc học nghề và đào tạo các kỹ năng cho
các em có hữu ích hay không.
8
Tổ chức Terre des homes Foundation đã sử dụng một số yếu tổ tình huống (công việc nguy
hiểm, chỗ ở, sự bao bọc của người lớn) cùng với nhóm các nguyên nhân (gia đình tan vỡ, gia đình
lang thang (sai lêch trong suy nghĩ), di cư vì mục đích kinh tế), trong cách phân loại trẻ đường
phố được nêu ở trong bảng 1. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi phân tích nguyên nhân và hoàn
cảnh riêng biệt, không trùng lắp.
Có một số yếu tố làm cản trở việc đầu tư cho tương lai của trẻ. Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố
ảnh hưởng nhiều nhất là vấn đề tài chính. Hâù hết các lớp và chương trình đào tạo đều đòi hỏi một
khoản phí nhất định. Nếu khoản học phí này nằm ngoài khả năng của trẻ thì trẻ sẽ không thể tham
gia được.
Thứ hai là vấn đề thời gian. Cho dù lớp học không đòi phải nộp lệ phí thì trẻ vẫn phải cân nhắc
giữa việc đi học và việc đi làm vì nếu trẻ dành thời gian vào việc học, chúng trẻ không có thời
gian đi làm kiếm tiền. Hoặc nếu trẻ tham gia vào các lớp học, các em sẽ kiếm được ít tiền hơn.
Tương tự, nếu khoá học kéo dài trong nhiều tháng hay một vài năm thì khả năng trẻ có thể
tham gia được là rất thấp, trừ khi trẻ được hỗ trợ về tài chính tương đương với số tiền mà trẻ kiếm
được nếu không đi học. Do vậy mà yếu tố thời gian và tài chính luôn liên quan chặt chẽ với nhau.
Thứ ba, nhiều trẻ đường phố thường quen với lối sống thiếu kỷ luật và thiếu kiên nhân để có thể
tham gia được các khoá học. Trẻ càng sống lâu trên hè phố thì lại càng thiếu kỷ luật và tính
kiên nhẫn.
Thứ tư, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là sự động việc khuyến khích (thường
hay thiếu) từ phía những người sống quanh trẻ. Nếu bạn bè của trẻ tham gia vào các lớp học, trẻ
sẽ có nhiều khả năng muốn tham dự lớp học đó hơn. Đối với các trẻ đường phố, ảnh hưởng
nhóm là ảnh hưởng lớn nhất đối với từng cá nhân. Tương tự, Trẻ sẽ tham dự các lớp học đều đặn
hơn nếu cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ luôn động viên và khuyến khích chúng. Tuy
nhiên, ngược lại, nếu gia đình ngăn cấm hoặc khuyên trẻ không nên tham gia các lớp học đó thì

trẻ sẽ rất dễ dàng bỏ học. Sự phản đối từ phía cha mẹ và gia đình là trở ngại lớn nhất trong việc
cho trẻ đi học và tham gia vào các chương trình đào tạo.
* Hướng trẻ đường phố phát triển thế nào cho đúng?
Giải pháp cho vấn đề trẻ đường phố phải là một giải pháp chi tiết, thực tế, và vì vậy cần
được nghiên cứu đầy đủ hơn. Trong phần này, tác giả chỉ trình bày những gợi ý chung nhất rút
ra từ những phân tích trên đây. Ba gợi ý có liên quan mật thiết với nhau được trình bày lần
lượt như sau.
Thứ

nhất, mỗi trẻ đường phố cần được quan tâm can thiệp hỗ trợ cho cả việc đầu tư cho tương lai,
chứ không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cho các em những điều kiện sinh hoạt hiện tại. Để giúp đỡ
một trẻ đường phố, cần có một chương trình can thiệp hỗ trợ cụ thể phù hợp với những điều kiện
hoàn cảnh hiện tại của trẻ. Để xây dựng được một chương trình giúp đỡ như vậy, cần có một sự
hiểu biết thấu đáo và kinh nghiệm dày dạn về các vấn đề trẻ đường phố. Không nên thiếu thận
trọng khi hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đúng cách.
Thứ

hai, mỗi nhóm trẻ khác nhau cần có những can thiệp hỗ trợ toàn diện vì nếu không trẻ sẽ
rất khó có thể một mình vượt qua được những khó khăn, rào cản xung quanh. Thậm chí, đối với
nhóm III (nhóm di cư vì mục đích kinh tế) là nhóm “dễ” giúp nhất, khi trẻ đã có được một nhận
thức đúng đắn, ví dụ như trường hợp của em B được nêu lên ở trên, thì sự hỗ trợ của một số người
ngoại quốc và Việt Nam vẫn là một yếu tố không thể thiếu được. Đối với trẻ lang thang đường
phố nhóm I và nhóm II, ngoài những hỗ trợ về điều kiện sinh hoạt và giúp các em đầu tư cho
tương lai, công tác tư vấn và nói chuyện chia sẻ làm việc cùng trẻ là rất cần thiết để có thể hướng
trẻ phát triển theo con đường đúng đắn.
Thứ

ba, để có được những can thiệp hữu ích, việc phân tích và lên kế hoạch dựa trên cách phân
loại trẻ đường phố được nêu lên ở trên đây là rất quan trọng. Như đã được đề cập đến ở phần
trước, mỗi trẻ đường phố cần được hỗ trợ một cách khác nhau vì các em là các cá thể độc lập

không giống nhau. Mỗi trẻ lại phải đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau và cần có những giúp
đỡ khác nhau. Những hỗ trợ cần phải phù hợp với từng nhóm trẻ và nhu cầu của trẻ. Giúp một
phần hoặc những hỗ trợ không phù hợp sẽ chỉ tốn thời gian và tiền bạc mà không đạt được một kết
quả nào.
Như vậy, nhóm I (gia đình tan vỡ) là nhóm khó giúp đỡ nhất. Nói chung các em thuộc nhóm I
không những thiếu kỷ luật mà còn không có được những nhận thức đúng đắn. Vì vậy, các em cần
một sự hỗ trợ giúp đỡ một cách tổng thể, dài hạn kèm theo những cam kết cụ thể, cần được
khen thưởng động viên đúng lúc. Những cán bộ cộng đồng tham gia giúp đỡ các em cần kiên trì
và giúp đỡ các em trong cả việc nâng cao điều kiện sinh hoạt hiện tại lẫn đầu tư trong tương lai,
những hỗ trợ về thể chất lẫn tinh thần.
Trở ngại lớn nhất đối với các em thuộc nhóm II (sai lệch do nhận thức) là tâm lý của cha mẹ các
em. Vì việc thuyết phục người khác thay đổi suy nghĩ và cách quan niệm của mình không
đơn giản, nên cần có những tư vấn đặc biệt dành cho trẻ cũng như cha mẹ của trẻ trước và
trong khi trẻ được giúp đỡ cho đi học. Trong một vài trường hợp, một khoản hỗ trợ tài chính nhỏ
cho cha mẹ của trẻ nếu để trẻ có thời gian đi học là rất cần thiết hoặc có thể tạm thời để trẻ
không sống chung cùng cha, mẹ để tránh bị ảnh hưởng tới việc học của trẻ. Nếu bản thân trẻ
là người có những suy nghĩ sai lệch, thì cần có những tư vấn đặc biệt và lâu dài từ phía những
cán bộ chương trình, và cần tận dụng cả sự hỗ trợ của những người xung quanh trẻ như cha mẹ,
anh chị em, bạn bè, hàng xóm để động viên và nói cho trẻ biết những điều trẻ nên làm
Những trẻ đường phố thuộc nhóm III (di cư vì mục đích kinh tế) thì lại cần hỗ trợ về tài chính nhất.
Không như trẻ thuộc hai nhóm còn lại, các em thuộc nhóm III thường được gia đình động viên
giúp đỡ để vượt qua những khó khăn và bản thân các em cũng có được những nhận thức đúng
đắn và mong muốn được học tập và làm việc chính đáng. Đối với các em nhóm III, sự hỗ trợ
chủ yếu là hỗ trợ tài chính kèm theo công tác tư vấn và giám sát. Mặc dù so với các trẻ nhóm I
và II, các em nhóm III là nhóm dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ can thiệp nhất, tuy nhiên việc chọn lựa
cẩn thận cũng rất quan trọng. Vì không phải tất cả những trẻ thuộc nhóm III đều ý thức được đầy
đủ về hành vi của mình và không phải tất cả các em nhóm III đều cần sự hỗ trợ về tài chính, vì vậy,
khi tiến hành lựa chọn giúp đỡ, các cán bộ chương trình cần cẩn trọng trong việc lựa chọn,
phân bổ thời gian và nguồn tài chính để công việc hỗ trợ đạt hiệu quả cao nhất.
Câu 14: Trình bày các nguyên nhân bỏ học (do cá nhân, do gia đình, do trường học và do phát

triển vùng)?
Giáo dục không những là quyền cơ bản của con người (human right) mà còn là yếu tố tối quan
trọng đối với sự phát triển của quốc gia, gia đình và cá nhân. Nó là một trong những vấn đề trung
tâm của các nước đang phát triển. Trong giáo dục, bỏ học là vấn đề được nhiều người quan tâm và
đã được nghiên cứu rất nhiều (Morrow, 1986; Janos et al. 2000; Migliorini et al., 2008; Liverta
Sempio et al., 1999; Bonica, 2007; Bonica, Sappa, 2010).

×