Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

Các loại đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 52 trang )

1
Các loại đất trong
tự nhiên
Thành viên:
Nguyễn Minh Hải
Lê Phương Thúy
Trương Phương Thúy
Phạm Thị Thùy Trang
2
Nội dung trình bày
1) Giới thiệu khái quát
2) Quá trình hình thành
của thổ nhưỡng
3) Đặc điểm chung của
thổ nhưỡng Việt Nam
4) Ảnh hưởng của các
nhân tố đến đất
5) Các loại đất của nước
ta
6) Sử dụng và cải tạo
đất
3
1) Giới thiệu khái quát:
Thổ nhưỡng là thành phần
quan trọng của tự nhiên,
được hình thành từ lớp vỏ
phong hóa, sự bồi đắp vật
liệu trầm tích và phù sa trên
bề mặt địa hình.
Thổ nhưỡng được cấu tạo
từ các thành phần vật chất


vô cơ, hữu cơ.
Quan hệ với điều kiện tự
nhiên như địa hình, khí hậu,
thủy văn, sinh vật.
4
2. Quá trình hình thành của thổ
nhưỡng:
Đá mẹ:
Hình thành từ phá hủy
của đá gốc.
Cung cấp vật chất vô cơ
cho đất.
Quyết định thành phần
khoáng vật.
Ảnh hưởng đến tính lý
hoá của đất.
5
2. Quá trình hình thành của thổ
nhưỡng (tt):
Khí hậu:
Ảnh hưởng nhiệt độ và ẩm
độ làm cho đá bị phá hủy.
Nhiệt và ẩm ảnh hưởng
đến sự hoà tan, rửa trôi
hoặc tích tụ vật chất trong
các tầng đất.
Tạo môi trường để vi sinh
vật phân giải và tổng hợp
chất hữu cơ cho đất.
6

2. Quá trình hình thành của thổ
nhưỡng (tt):
Sinh vật:
Cung cấp xác vật chất
hữu cơ (cành khô, lá
rụng,…) cho đất.
Rễ thực vật bám vào
các khe đá, làm phá hủy
đá.
Xác sinh vật tạo mùn.
Động vật sống trong đất
như giun, kiến, mối,…
góp phần làm thay đổi
tính lí, hoá của đất.
7
2. Quá trình hình thành của thổ
nhưỡng (tt):
Địa hình:
Ở vùng núi cao, nhiệt
độ thấp nên quá trình
hình thành đất chậm.
Địa hình dốc làm cho
quá trình xói mòn
mạnh.
Nơi bằng phẳng, quá
trình bồi tụ chiếm ưu
thế và giàu chất dinh
dưỡng.
8
2. Quá trình hình thành của thổ

nhưỡng (tt):
Thời gian:
Ảnh hưởng đến các
quá trình xói mòn, quá
trình di chuyển vật
chất, hình thành vật
chất hữu cơ,…
Thời gian hình thành
đất quyết định đến tuổi
đất.
9
3) Đặc điểm chung của thổ nhưỡng
Việt Nam:
3.1) Thổ nhưỡng Việt Nam rất phong phú
và đa dạng:
Thổ nhưỡng chiếm 31
triệu ha diện tích tự nhiên.
Thổ nhưỡng bao gồm
nhiều nhóm và các loại đất
khác nhau.
Các loại đất này có tính
địa đới và phi địa đới.
Có các loại phân bố theo
đai cao và nhiều loại có
tính chất địa phương.
10
3) Đặc điểm chung của thổ nhưỡng
Việt Nam:
3.2) Thổ nhưỡng Việt Nam là thổ nhưỡng của
vùng nhiệt đới ẩm, luôn bị biến động theo sự

thay đổi của thảm thực vật:
Tùy thuộc vào cấu tạo của đá
mẹ, độ dốc của địa hình và sự
tồn tại của lớp phủ thực vật tự
nhiên đã làm cho thổ nhưỡng
nước ta có sự phân hóa, và
có những đặc điểm khác
nhau.
Lớp phủ thổ nhưỡng nước ta
có độ dày khá lớn.
Độ dày của tầng đất phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
Độ dốc của địa hình cũng
quyết định đến độ dày của
tầng đất.
11
4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến
đất:
4.1 Ảnh hưởng của địa hình:
Địa hình ảnh hưởng đến
thổ nhưỡng thông qua tác
động qua lại của các điều
kiện nhiệt, ẩm và các nhân
tố địa hóa theo các yếu tố
địa hình, nhất là theo độ
cao tuyệt đối và độ cao
tương đối.
Ở Việt Nam ¾ đất đai là đồi
núi thì ảnh hưởng của địa
hình đến sự hình thành và

phân bố đất đai rất lớn.
12
4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến
đất (tt):
4.2 Ảnh hưởng của khí hậu:
Khí hậu là nhân tố ảnh
hưởng quan trọng nhất.
Khí hậu VN cơ bản là
nóng ẩm tạo điều kiện
thống nhất sự khác biệt
do các thành phần địa
chất-địa hình tạo ra, để
hình thành nên nền tảng
chung đó là tính chất nội
chí tuyến ẩm của đất đai
VN.

13
4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến
đất (tt):
4.3 Ảnh hưởng của các điều kiện thủy
văn:
Chủ yếu diễn ra do tác
động của nước ngầm và
nước đọng, số lượng và
chất lượng nước ngầm có
tác dụng lớn hình thành đá
ong.
Nước ở các sông lớn có
tác dụng tốt đối với đất

hơn là nước của các sông
suối nhỏ.
14
4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến
đất (tt):
4.4 Ảnh hưởng của sinh vật:
Ảnh hưởng này được biểu
hiện thông qua tuần hoàn
sinh vật, tác dụng chống xói
mòn của cây rừng, thông qua
cả tác dụng giữ ẩm cho đất.
Mỗi loại sinh vật thích ứng
với một loại đất nhất định.
Mọi thay đổi của sinh vật do
khí hậu hay do nguyên nhân
nào khác cũng dẫn đến sự
thay đổi trong đặc tính của
đất.
15
4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến
đất (tt):
4.5 Ảnh hưởng của con người:
Tích cực:
Cải tạo đất làm đất màu
mỡ.
Tiêu cực:
Đốt phá rừng làm đất xói
mòn.
Nước thải các khu công
nghiệp.


16
4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến
đất (tt):
Tóm lại:
Như vậy rõ ràng là các điều
kiện hình thành đất ở VN rất
đa dạng, điều đó đã giải
thích tính chất phong phú
của lớp thổ nhưỡng.
Vì thế, mặc dù lớp phủ thổ
nhưỡng nước ta phức tạp
nhưng vẫn có những nét
chung, đều bắt nguồn từ tính
địa đới của khí hậu và có
quá trình hình thành lâu dài.
17
5) Các loại đất của nước ta
Sơ lược các tầng đất
Lớp đất mùn
Lớp đất mặt
Lớp hỗn hợp
Lớp đất cái
Lớp đá móng (hay vật
chất nguồn gốc của đất)
18
5) Các loại đất của nước ta (tt)
Sơ lược các tầng đất (tt)
Lớp đất mùn:
Chứa chất hữu cơ tương

đối chưa phân hủy.
Màu sẫm, mùi và cấu trúc
đa dạng.
Lớp đất mặt:
Chứa các chất hữu cơ đã
phân hủy, trộn lẫn với một
lượng nhỏ khoáng chất.
Lớp hỗn hợp:
Chứa các chất hữu cơ đã
phân hủy và khoáng chất.
19
5) Các loại đất của nước ta (tt)
Sơ lược các tầng đất
Lớp đất cái:
Thành phần của lớp đất
này thay đổi tùy theo
bản chất của đất, cũng
như vật chất nguồn gốc
của nó.
Lớp đá móng:
Lớp này bị phân hủy ở
bề mặt trên cùng do
hiệu ứng của sự phân
hóa và phân rã.
20
5) Các loại đất của nước ta (tt)
5.1) Nhóm đất xám
Đất xám có diện tích
lớn nhất, phân bố rộng
khắp.

Có tầng đất khá dày,
bao gồm hầu hất đất
xám bạc màu, phần lớn
đất đỏ vàng và 1 phần
đất phù sa cổ.
Nhóm đất xám bao gồm
5 loại.
21
Đất xám
22
5) Các loại đất của nước ta (tt)
5.1) Nhóm đất xám (tt):
a) Loại đất xám bạc màu:
Chủ yếu phát triển trên phù sa
cổ, đá mac ma axit và đá cát.
Tập trung chủ yếu ở vùng Đông
Nam bộ, Tây Nguyên và trung du
Bắc Bộ.
Thường có phản ứng chua, pH
từ 3 - 4.5
Hàm lượng mùn trên mặt thấp.
Độ phân giải chất hữu cơ mạnh.
Đất nghèo cation kiềm (Ca
2+
,
Mg
2+
), nghèo dinh dưỡng, thường
bị khô hạn nhưng có giá trị trong
nông nghiệp.

23
5) Các loại đất của nước ta (tt)
5.1) Nhóm đất xám (tt)
b) Loại đất xám có tầng loang lỗ:
Tập trung chủ yếu ở vùng
trung du Bắc Bộ.
Đất có thành phần cơ giới
nhẹ ở tầng đất trên mặt.
Đất chặt, có phản ứng
chua, nghèo mùn.
Đất dễ bị thoái hóa, bạc
màu.
24
5) Các loại đất của nước ta (tt)
5.1) Nhóm đất xám (tt)
c) Loại đất xám gley:
Tập trung ở vùng trung du
Bắc Bộ, Tây nguyên và
Đông Nam Bộ.
Hình thành ở những vùng
trũng, thấp, tụ nước, có
đặc tính chua.
Ở các địa phương khác
nhau, đất xám gley có tính
chất khác nhau rất ít.
25
5) Các loại đất của nước ta (tt):
5.1) Nhóm đất xám (tt):
d) Đất xám feralit:
Là loại đất có diện tích lớn

nhất nước ta, phân bố
rộng trên cả nước.
Đất chua, tầng mặt bị xói
mòn rửa trôi.
Đất có thành phần cơ giới
nhẹ và nghèo dinh dưỡng
và được hình thành trên
đá mẹ thô.
Đất hình thành trên đá mẹ
biến chất và phân hóa có
độ phì nhiêu cao.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×