Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Đồ Án Chi Tiết Máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.13 KB, 17 trang )

BỘ CÂU HỎI BẢO VỆ ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY
I. THUYẾT MINH ( 40 Câu)
1. Trình bày và giải thích biểu đồ nội lực trục 1và cách chọn đường kính các đoạn
trục của trục đó?
2. Trình bày các bước cơ bản tính chọn động cơ cho hệ dẫn động anh(chị) đã
thiết kế?
3. Trình bày trình tự xác định tỉ số truyền chung và phân phối tỉ số truyền cho các
bộ truyền trong hệ thống dẫn động?
4. Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn?
5. Góc nghiêng đường nối tâm bộ truyền ngoài đóng vai trò như thế nào trong đồ
án của anh (chị) ?
6. Nêu cơ sở chọn loại ổ lăn cho trục 2 đang dùng trong đồ án của anh (chị) ?
7. Lắp ghép giữa bánh răng và trục là lắp ghép theo hệ thống gì? Kiểu lắp gì?
8. Nêu nguyên lý hoạt động của hệ dẫn động cơ khí đã được thiết kế trong đồ án
của anh (chị)?
9. Các loại dầu bôi trơn? Nêu cơ sở chọn mức dầu cao nhất và mức dầu thấp nhất
trong hộp giảm tốc?
10. Tại sao người ta chọn bánh răng nhỏ chủ động (quay nhanh) thường có vật liệu
tốt hơn bánh răng bị động (quay chậm)?
11. Trên cùng 1 trục nên chọn cùng loại ổ, rãnh then giống nhau, tại sao?
12. Tại sao phải chọn giá trị môđun bánh răng theo tiêu chuẩn?
13. Xác định lực ăn khớp của bộ truyền bánh răng ( về phương, chiều, trị số) ?
14. Nói chung, với loại ổ lăn có số vòng quay n > 1(vòng/phút), có bốn bước cơ
bản để tính toán lựa chọn ổ. Anh(chị) hãy trình bày bốn bước đó theo đồ án của
anh(chị)?


15. Trong bộ truyền bên ngoài ( đai hoặc xích), bánh chủ động nẳm ở vị trí nào?
Nên chọn tỉ số truyền của bộ truyền ngoài đó như thế nào?
16. Trong bộ truyền đai anh (chị) đã thiết kế, các chi tiết nào phải được chọn theo
tiêu chuẩn? Tại sao?


17. Kể tên các thông số ăn khớp của bộ truyền bánh răng anh(chị) đã thiết kế?
18. Anh(chị) đã kiểm nghiệm bộ truyền bánh răng về những độ bền nào? Với mỗi
loại độ bền, chỉ tiêu nào đã được sử dụng?
19. Nói chung, tính toán thiết kế trục có ba bước cơ bản. Anh(chị) hãy nêu ba bước
cơ bản đó? Nêu bốn bước cụ thể của bước thứ hai ở trên trong đồ án của anh(chị)?
20. Trình bày và giải thích biểu đồ nội lực trục 2 và cách chọn đường kính các
đoạn trục của trục đó?
21. Tại sao phải bôi trơn hộp giảm tốc ? Các phương pháp bôi trơn?
22. Hãy cho biết khi phân phối tỷ số truyền cho hộp giảm tốc cần đảm bảo điều
kiện gì? Tại sao?
23. Trường hợp nào cần chọn công suất động cơ theo công suất đẳng trị, tại sao?
24. Bộ truyền đai nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của hộp giảm tốc, tại
sao?
25. Bộ truyền xích nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của hộp giảm tốc? tại
sao?
26. Chọn vật liệu bánh vít dựa trên thông số nào, tại sao?
27. Trình bày cách kiểm tra vết tiếp xúc của bộ truyền bánh răng?
28. Trên cùng 1 trục nên chọn cùng loại ổ, rãnh then giống nhau, tại sao?
29. Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn ?
30. Trên cùng một trục nên chọn cùng loại ổ loại then như nhau vì sao ?
31. Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ ? trường hợp nào
không hải kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao ?
32. Chiều dài que thăm dầu được lựa chọn như thế nào?
33. Tại sao truyền động trục vít bánh vít phải tính kiểm nghiệm nhiệt, trình bày
cách tính cho truyền động trục vít bánh vít?


34. Khi nào dùng ổ đũa côn tùy động? Vì sao?
35. Công dụng ,phân loại cách lựa chọn nút thông hơi?
36. Công dụng ,phân loại cách lựa chọn nút tháo dầu?

37. Công dụng ,phân loại cách lựa chọn que thăm dầu?
38. Công dụng ,phân loại cách lựa chọn chốt định vị?
39. Yêu cầu khi chọn vật liệu bánh răng ?Tại sao người ta chọn vật liệu bánh
răng nhỏ tốt hơn bánh răng lớn , vật liệu của bánh răng cấp chậm tốt hơn cấp
nhanh ?
40. Trong hộ giảm tốc anh (chị ) thiết kế có dùng bánh răng nghiêng không?
Nếu thay bằng bánh răng trụ răng thẳng có được không? Tại sao?
II. BẢN VẼ ( 40 câu hỏi )
2.1 CÂU HỎI DỄ ( 25 câu hỏi )
1. Nêu kết cấu cụm trục chủ động trong hộp giảm tốc anh ( chị) đã thiết kế (bao
gồm những chi tiết nào)?
2. Nêu kết cấu cụm trục bị động trong hộp giảm tốc anh ( chị) đã thiết kế (bao gồm
những chi tiết nào)?
3. Xác định vị trí đệm vênh trên bản vẽ lắp? Tại sao lại phải dùng đệm vênh đó?
4. Giải thích lắp ghép giữa bánh răng và trục bị động? Tại sao anh (chị) lại chọn
lắp ghép đó?
5. Xác định số ổ lăn và loại ổ lăn anh ( chị) đã dùng trong hộp giảm tốc đã thiết kế?
Tại sao anh (chị) lại chọn loại ổ lăn đó?
6. Nêu cấu tạo và vai trò của cụm chi tiết cửa thăm?
7. Tại sao phải ghi kích thước khoảng cách tâm lỗ bu lông nền trên bản vẽ lắp?
8. Xác định chi tiết vòng chắn dầu và nêu vai trò của nó?
9. Các kích thước nào cần ghi dung sai trên bản vẽ chi tiết, tại sao?
10. Hãy chỉ rõ và nêu tên gọi của các kích thước cơ bản của bộ truyền bánh răng
trên bản vẽ lắp?


11. Xác định vị trí, loại, số lượng của bu lông cạnh ổ trong hộp giảm tốc anh (chị)
đã thiết kế? Nêu cơ sở lựa chọn?
12. Xác định vị trí, loại, số lượng của bu lông nắp ổ trong hộp giảm tốc anh (chị)
đã thiết kế? Nêu cơ sở lựa chọn?

13. Xác định trục chủ động và trục bị động? Trục nào quay nhanh hơn và nhanh
hơn bao nhiêu lần? Tại sao?
14. Công dụng của các tấm đệm ở chỗ lắp nắp ổ lăn?
15. Nêu vị trí bánh đai chủ động? Theo anh(chị), tại sao bộ truyền đai thường được
đặt ở cấp nhanh?
16. Tại sao phải ghi kích thước dài, rộng, cao nhất của HGT trên bản vẽ lắp?
17. Anh(chị) đã sử dụng loại nối trục nào? Tại sao anh(chị) lại chọn loại nối trục
đó?
18. Trên bản vẽ anh (chị) dùng bao nhiêu đệm vênh? Thông thường đệm vênh
nghiêng trái nếu nghiêng phải có được không tại sao?
19. Trên bản vẽ hộp giảm tốc phân đôi tại sao trục II chiều nghiêng cặp bánh răng
lại ngược nhau? Nếu cùng chiều có được không? Tại sao?
20. Để di chuyển hộ giảm tốc (anh) chị đã thiết kế chi tiết nào trên bản vẽ? Lựa
chọn chi tiết đó như thế nào?
21. Chốt định vị anh (chị) dùng là chốt côn hay trụ? Tại sao?
22. Trên bản vẽ có gân tăng cứng không? Khi nào cần gân tăng cứng?
23. Trình tự tháo toàn bộ hộp giảm tốc của anh (chị)?
24. Trình tự lắp toàn bộ hộp giảm tốc của anh (chị)?
25. Trên bản vẽ bánh răng chủ động của hộp giảm tốc là bánh răng nhỏ hay lớn?
tại sao lại thiết kế như vậy?
2.2. CÂU HỎI KHÓ (15 câu hỏi)


1. Lắp ghép giữa trục và bánh răng là lắp ghép theo kiểu lắp nào? Hệ thống lắp nào? Giải thích kí
hiệu kiểu lắp trên bản vẽ? Theo anh(chị), tại sao lại chọn kiểu lắp và hệ thống lắp đó?
2. Lắp ghép giữa trục và ổ lăn là lắp ghép theo kiểu lắp nào? Hệ thống lắp nào? Giải thích kí hiệu
kiểu lắp trên bản vẽ? Theo anh(chị), tại sao lại chọn kiểu lắp và hệ thống lắp đó?
3. Lắp ghép giữa ổ lăn và thân hộp là lắp ghép theo kiểu lắp nào? Hệ thống lắp nào? Giải thích kí
hiệu kiểu lắp trên bản vẽ? Theo anh(chị), tại sao lại chọn kiểu lắp và hệ thống lắp đó?
4. Xác định vị trí chốt định vị? Tại sao phải dùng chốt định vị?

5. Trong đồ án của anh( chị) có dùng vít tách không? Theo anh(chị), có nên dùng vít tách trong
hộp giảm tốc không? Tại sao?
6. Nêu các phương pháp để tháo lắp ổ lăn?
7. Hãy giải thích cụm kí hiệu dung sai lắp ghép
Lắp ghép này được dùng trong mối ghép giữa các chi tiết
Tại sao?

 50

H7
k6

nào trong hộp giảm tốc?

8. Tại sao bề rộng vành răng bánh răng chủ động lại lớn hơn bề rộng vành răng bánh răng bị
động? Nêu các kích thước cơ bản của bộ truyền bánh răng dùng trong hộp giảm tốc anh(chị) đã
thiết kế?
9. Nêu trình tự lắp ghép hộp giảm tốc anh(chị) đã thiết kế?
10. Nêu phương pháp chế tạo vỏ hộp giảm tốc anh(chị) đã thiết kế? Theo anh(chị), vỏ hộp giảm
tốc được chế tạo theo những phương pháp nào?
11. Nêu vật liệu chế tạo bánh răng và vỏ hộp giảm tốc anh(chị) đã thiết kế? Giải thích cơ sở để
chọn vật liệu như vậy?
12. Nêu các phương pháp cố định bánh đai (hoặc đĩa xích) tại đầu công xôn của trục? Anh(chị)
đã dùng phương pháp nào trong đồ án của mình?
13. Trình bày kết cấu bánh răng chủ động trong đồ án của anh(chị)? Theo anh(chị), bánh răng
liền trục được sử dụng trong những trường hợp nào? Ưu, nhược điểm của nó?
14. Theo anh(chị), có những sơ đồ bố trí gối đỡ trục cơ bản nào? Phạm vi sử dụng từng sơ đồ?
Anh(chị) đã sử dụng sơ đồ nào trong các sơ đồ trên? Tại sao?
15. Theo anh(chị), có những phương pháp cố định bánh răng trên trục theo phương dọc trục nào?
Anh(chị) đã dùng phương pháp nào trong đồ án của mình? Chỉ rõ vị trí đã dùng phương pháp cố

định đó trên bản vẽ lắp?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
(TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO)

1. Vòng phớt dầu
+ Có công dụng ngăn không cho dầu mỡ chảy ra ngoài, và ngăn không cho bụi
từ ngoài vào trong hộp giảm tốc
+ Vị trí lắp đặt: tại các đầu ló ra của hộp giảm tốc.
2. Chốt định vị :Có tác dụng định vị trí chính xác của nắp vá thân, bulông, lắp
ghép dễ đang hơn. Nhờ chốt định vị mà khi xiết bulông không làm biến dạng
vồng ngoài của ổ, do đó ngoại trừ được trường hợp làm hỏng ổ . có 2 loại
chính là chốt côn , chốt trụ. Chốt côn dễ lắp khó gia công lỗ và chốt .Chốt
trụ dễ chế tạo, khó lắp NVT K9 2016.
3. cửa thăm: Có tác dụng để kiểm tra , quan sát các chi tiết máy trong hộp
giảm tốc, và đổ dầu vào trong hộp giảm tốc, được bố trí trên đỉnh hộp, cửa thăm
được đậy bằng nắp.
4. Nút thông hơi: + Có tác dụng để giảm áp trong hộp giảm tốc và điều hoà
không khí bên trong hộp giảm tốc
+Vị trí của nút thông hơi được nắp ở trên nắp cửa thăm.
5. Nút tháo dầu: Để tháo dầu cũ và thay lại dầu mới cho hộp giảm tốc đảm bảo
chế dộ bôi trơn.
+ Vị trí lắp đặt: Mặt đáy của hộp
6. Que thăm dầu: Công dụng để kiểm tra dầu trong hộp giảm tốc
+ Vị trí lắp đặt: lắp ở mặt bên của hộp giảm tốc và nghiêng một góc nhỏ hơn
45độ so với mặt bên Để tránh song dầu gây khó khăn cho việc kiểm tra que
thăm dầu thường có vỏ bọc ngoài.
Đc chế tạo cuối cùng



7. Vòng chắn dầu: + Công dụng không cho dầu và mỡ trực tiếp tiếp xúc với
nhau đồng thời là bạc chặn
+ Kích thước: Bề rộng của vùng chắn khoảng 0….9mm khe hở giữa vỏ hoặc
ống lót với mặt ngoài của vùng ren lấykhoảng 0,02mm
8. Bulông vòng: từ khoảng cách trục ta dự đoán đc khối lượng hộp giảm tốc từ
đó ta chọn đc bulong vòng .Nguyễn Văn Thạnh k9
+ Có tác dụng dùng để nâng, di chuyển hộp giảm tốc từ vị trí này đến vịi trí
khác.
9.Vòng đệm là chi tiết được làm bằng thép mỏng được đặt giữa đai ốc và chi
tiết máy ghép, nó có tác dụng bảo vệ bề mặt chi tiết máy khỏi bị cào xước khi
vặn đai ốc (bình thường người ta vặn đai ốc, nếu các bạn để ý thông thường 2
bề mặt của vòng đệm có độ nhẵn khác nhau, bề mặt có độ nhẵn cao hơn sẽ được
lắp tiếp xúc với đai ốc, bề mặt còn lại thì tiếp xúc với chi tiết máy ghép do đó
khi vặn đai ốc thì đai ốc có chuyển động trượt tương đối với vòng đệm, vòng
đệm có định với chi tiết ghép do đó bề mặt chi tiết ghép đc bảo vệ), phân bố đều
tải trọng giữa đai ốc và bề mặt chi tiết ghép, đồng thời có tác dụng làm tăng
diện tích tiếp xúc giữa đai ốc và bề mặt chi tiết ghép do đó sẽ làm giảm ứng
suất dập xuống.
10. Đệm vênh là chi tiết đc làm bằng thép đàn hồi , thong thường thì nghiêng
trái do dung bulong nghiêng phải, nếu dùng đệm vênh nghiêng phải thì phải
dùng bulong nghiêng trái.
- tác dụng: khi hộp giảm tốc hoạt động có hiện tượng dung dật làm lỏng các đai
ốc ( hiện tượng tự tháo) NVT K9 dùng đệm vênh để chống hiện tượng tự tháo làm
cho các đai ốc siết chặt hơn không bị long ra.
11.Vòng đệm nắp ổ dữ kín và chắc ổ
12. Tại sao đai thang được chọn theo tiêu chuẩn còn đai dẹt thì không ? Vì
đai thang được sản xuất thành nhưng quận lớn , khi sử dụng sẽ được cắt thành
vòng phù hợp với máy Còn đai thang được chế tạo thành ccs vòng tròn có chiều
dài kich thước nhất định theo tiêu chuẩn 1.



13. tại sao lại dùng ổ đũa trụ ngắn đỡ ? Dùng ổ đũa trụ ngắn đỡ vì: có lực dọc
trục Fa nên cần dùng ổ đũa trụ (có thể dùng ổ đũa côn) để cản lực dọc trục do
lực ăn khớp bánh răng gây nên và nó cũng tiếp nhận lực hướng tâm Fr
14. tại sao dùng ổ bi đỡ 1 dãy ? Dùng ổ bi đỡ 1 dãy vì chịu được lực hướng
tâm và đồng thời chịu được lực dọc trục không lớn cho phép vòng ổ nghiêng
dưới ¼ độ, giá thành thấp nhất
15. Tại sao chọn bánh răng nghiêng ? chọn bánh răng nghiêng vì nó ăn khớp
tốt ,làm việc êm,chịu được tải trọng lớn,ưu việt hơn hẳn so với bộ truyền bánh
răng trụ răng thẳng, dễ chế tạo hơn so với bộ truyền trục vít bánh vít
16. Cách tra dầu : B1: mở bulong tháo dầu, xả hết lương dầu cũ còn ở trong
máy B2: dùng dầu cũ tráng lại để bỏ đi các cặn bã láng trong máy B3: đóng
bulong tháo dầu , mở nắp quan sát đổ dầu mới từ từ vào B4 : trong khi đổ . lau
sach que thăm dầu , dùng que thăm dầu xác định lượng dầu vừa đủ
17. Bộ truyền xích nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của HG tại
sao? Bộ truyền xích có thể bố trí cả ở đầu và lẫn đầu ra của HGT vì : Có thể
dùng xích để giảm tốc hoặc tăng tốc. So với đai thì xích có khả năng tải và hiệu
suất cao hơn, cùng một lúc có thể truyền động và công suất cho nhiều trục. Bộ
truyền xích gắn trước vì nó cho phép truyền lực tốt hơn, không bị trượt như đai,
độ ổn định của nó cao.
18. Vị trí của bộ truyền đai xích trong hệ thống dẫn động như thế nào ?
Trả lời : Truyền động đai xích dùng để truyền động giữa các trục xa nhau. Do
đó chúng có thể bố trí đầu hộp giảm tốc để truyền momen từ động cơ tới HGT
hoặc ở đầu ra để truyền momen cho trục công tác.s
19. Tại sao phải chọn bề rộng răng bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh
răng lớn? Trong quá trình lắp ghép, đôi khi không thể đảm bảo ăn khớp đúng
giữa bánh răng nhỏ và bánh răng lớn . Lúc đó chiều dài tiếp xúc giữa các răng
có thể sẽ nhỏ hơn bw .Do vậy khi chế tạo ,ta thường làm bề rộng của bánh răng
nhỏ lớn hơn so với bề rộng bánh lớn để khi lắp ráp có sai lệch thì vẫn đảm bảo

đủ chiều dài ăn khớp.Mặt khác tăng bề rộng bánh nhỏ chứ không phải bánh lớn
để giảm bớt khối lượng , bới chi phí và không làm tăng momen quán tính khi
hoạt động


20. Góc nghiêng của bánh răng nghiêng được lấy từ 8 đến 20 độ vì những
lý do sau: Ưu điểm của bánh răng nghiêng là ăn khớp êm tải trọng lớn,ưu điểm
này tỷ lệ với độ lớn của góc nghiêng.Tuy nhiên nếu góc nghiêng nhỏ hơn 8 độ
thì không tận dụng được nhiều ưu điểm của bánh răng nghiêng. Khi góc
nghiêng lớn hơn 20 độ thì lực dọc trục lớn nên ta chọn góc nghiêng nằm trong
phạm vi như bạn nói. Bánh răng chứ V hoặc cấp phân đôi có thể lấy được góc
nghiêng lớn do lực dọc trục ở 2 cặp bánh răng bị triệt tiêu. Có thể lấy đến 40 độ
20. Tại sao lại lắp bộ truyền đai trước,còn nếu bộ truyền xích thì lại lắp
sau? Trả lời: -bộ truyền đai thường bố trí ngay sau động cơ vì nó cho phép tốc
độ cao, ít gây ồn. - Bộ truyền xích gắn sau vì nó cho phép truyền lực tốt hơn,
không bị trượt như đai, độ ồn của nó cao. -Bánh răng nghiêng giúp làm việc êm
hơn, truyền lực tốt hơn, nhưng có nhược điểm là tạo ra lực dọc trục, với trục 2,
bố trí răng thế kia cũng đã giảm bớt một phần lực dọc trục do có 2 lực hướng
thẳng vào nhau. Lưu ý là răng nghiêng thì góc nghiêng beta trong khoảng 8-12
độ.
21. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền xích ? Trả lời : * Các dạng
hỏng của bộ truyền xích : mòn bản lề và răng đĩa, con lăn bị rỗ hoặc vỡ, các má
xích bị đứt vì mỏi, trong đó mòn bản lề nguy hiểm hơn cả và là nguyên nhân
chủ yếu mất khả năng làm việc của bộ truyền xích. * Do dạng hỏng như vậy
nên chỉ tiêu tính toán cơ bản của BTX là tính về mòn, xuất phát từ điều kiện áp
suất sinh ra trong bản lề không được vượt quá một giá trị giới hạn cho phép.
22. Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn
? Trả lời : Phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn để tạo
điều kiện thuận lới cho việc tính chọn then và ổ . Do then và ổ lắp trên trục đã
được tiêu chuẩn hóa nên phải chọn đường kính trục theo tiêu chuẩn. chọn trục

theo ổ.
23. Trên cùng một trục nên chọn cùng loại ổ loại then như nhau vì sao ?
Trả lời : thuận lợi trong quá trình tính toán, thiết kế, gia công và lắp đặt Nguyễn
Văn Thạnh k9. Then và ổ trên cùng một trục thì nên chọn cùng loại then, ổ để
thuận tiện cho quá trình thiết kế và chế tạo. Nếu cùng một loại then ,ta chỉ cần
tính toán kiểm nghiệm cho then ở vị trí chịu nguy hiểm hơn.Trong chế tạo ,chọn
cùng loại then dễ cho việc chế tạo vì không phải thay dao cắt, tạo năng suất.Mặt


khác trong quá trình chế tạo có thể lắp lẫn, đổi then,ổ cho nhau trong trường
hợp cần thiết.

24. Hãy cho biết khi phân phối TST cho HGT cần đảm bảo điều
kiện gì? Tại sao?
Khi phân phối tỉ số truyền cho HGT ta phải chú ý đến điều kiện lực, mômen và
công suất
của động cơ truyền vào đầu trục của HGT.
Khi phân phối tỉ số truyền cho HGT thì công suất của động cơ và mômen của
động cơ
sinh ra số vòng quay của trục mà tỉ số truyền của HGt lại được tính bằng tỉ số của
số
vòng quay của trục động cơ và số vòng quay của bộ truyền ngoài. Nếu như tỉ số
truyền
không đảm bảo thì sẽ dẫn đến khả năng hỏng hóc, gẫy trục và dập trục là rất lớn.
22.Tại sao phải bôi trơn HGT? Các phương pháp bôi trơn?
Khi làm viêc các bánh răng trong HGT ăn khớp với nhau và truyền lực và moomen
sang
nhau để giúp cho HGT truyền chuyển động sang các cơ cấu làm việc khác. Trong
khi ăn
khớp các bánh răng tì lên nhau làm mòn cơ cấu, để giúp cho HGT làm việc tốt và

đảm
bảo tỉ số truyền đi chính xác. Trong khi làm việc HGt có sinh ra nhiệt và lượng
nhiệt đó
đã đốt cháy lượng dầu bôi trơn và làm khô, lắng cặn bẩn bám trên bánh răng và
đáy HGT
nên ta phải thường xuyên bôi trơn và thay dầu cho HGT.
Tăng tuổi thọ cho bánh răng, giảm nhiệt do bánh răng
Các phương pháp bôi trơn:
- Để bôi trơn bộ truyền bánh răng có thể dùng phương pháp ngâm dầu (phổ biến
nhất;
dùng khi vận tốc vòng ≥10m/s) vào các con lăn: dùng khi ổ quay với vận tốc cao.
- Dùng khí nén phun dầu đến các ổ; Khí nén vừa có tác dụng phun dầu vừa có tác
dụng
làm mát ổ. Phương pháp này dùng khi vận tốc và nhiệt độ cao và nó không cho
phép


dùng dầu quay vòng như các phương pháp trên. Tùy vào tải trọng, tần suất làm
việc và
tốc độ làm việc mà chọn dùng dạng bôi trơn nào
23.Các loại dầu bôi trơn?Trình bày cách kiểm tra điều kiện bôi
trơn ngâm dầu của HGT?
Có hai dạng bôi trơn cho hộp giảm tốc:
- Bôi trơn dùng dầu làm mát
- Bôi trơn dùng mỡ
Cách kiểm tra điều kiện bôi trơn ngâm dầu của HGT:
- Mức dầu thấp nhất:
với hgt khai triển,đồng trục,cấp nhanh phân đôi:Ngập chiều cao chân răng của
bánh răng
nhỏ nhất trong 2 bánh bị dẫn của cấp nhanh và cấp chậm

với HGT trục vít bánh răng có trục vít đặt dưới:Ngập chiều cao ren của trục vít.
với HGT bánh răng nón-trụ:Ngập bề rộng của BR nón bị dẫn cặp br nón
- Mức dầu cao nhất: ko nên vượt quá:
1/3-1/6 bán kính bánh răng lớn nhất(HGT khai triển,đồng trục,cấp nhanh phân đôi)
Đường ngang tâm viên bi hay con lăn dưới cùng(HGT trục vít-bánh răng có trục
vít đặt
dưới)
24 .Trường hợp nào cần chọn công suất động cơ theo công suất
đẳng trị, tại sao?
Trong trường hợp vận tốc của động cơ ít thay đổi thì ta có thể dùng công suất
đẳng trị để
kiệm nghiệm phát nóng, tải trọng thay đổi
Trong trường hợp HGT và động cơ không cùng nằm trên một mặt phẳng thì ta phải
dùng
đến công suất đẳng trị. Do mômen động cơ lớn, và tỉ số truyền của bộ truyền ngoài
không
đủ yêu cầu nên công suất đẳng trị sinh ra để giúp ta chọn đúng động cơ để giảm
lượng
mômen không cần thiết.
25. Bộ truyền đai nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của
HGT, tại sao?
Bộ truyền đai nên bố trí ở đầu vào của HGT. Bởi vì bộ truyền đai có thể truyền
chuyển


động và cơ năng giữa các trục ở xa nhau, làm việc êm và không ồn; quan trọng
nhất là nó
giữ được an toàn cho các chi tiết máy và động cơ khi bị quá tải nhờ hiện tượng
trượt và
có thể truyền chuyện động cho nhiều trục.

Vì khi động cơ chạy trong trường hợp quá tải thì bộ truyền đai sẽ trượt đi chứ
không
truyền chuyển động nữa. Điều đó sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả động cơ và cả
HGT
được an toàn khi quá tải
26. Bộ truyền xích nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của
HGT, tại sao?
Bộ truyền xích khác biệt với bộ truyền đai ở chỗ nó không có hiện tượng trượt. Khi
xảy
ra hiện tượng quá tải nó vẫn truyền chuyển đông như bình thường nên khi đặt nó ở
đầu
vào của HGt thì khi quá tải nó vẫn bắt ép các chi tiết bên trong HGT quay mà nếu
như
thế thì khả năng gẫy, hỏng trục là rất lớn
Để tỉ số truyền đi được chính xác và không bị hao hụt đi thì bộ truyền xích nên để
ở đầu
ra của HGT. vì như thế tỉ số truyền của HGt sẽ truyền đi đến cơ cấu làm việc sẽ
không bị
hao hụt
27.Trong hệ thống truyền động cơ khí có hai cách sắp xếp các
bộ truyền là:
Động cơ-Bộ truyền đai-Hộp giảm tốc-Máy công tác
Động cơ-Hộp giảm tốc-Bộ truyền xích-Máy công tác
Nếu người ta sắp xếp bộ truyền đai phía sau HGT hoặc bộ
truyền xích phía trước HGT có được không?Tại sao?
Không nên để bộ truyền đai phía sau HGT cũng không nên để bộ truyền xích ở
phía trước
HGt vì khi máy làm việc ở tình trạng quá tải thì BTD nắm ở phía sau HGt hay
BTX nằm
ở phía trước HGT đều làm hỏng HGt. Động cơ quay mà HGT bị quá tải không

chạy được
nếu BTX nằm ở phái trước nó sẽ vẫn bắt ép các bánh răng bên trong HGt quay như
thế sẽ
hỏng, gẫy trục. BTD nằm ở phía sau sẽ không bảo đảm được tỉ số truyền và
moomen cần


truyền đến các trục từ HGt đến máy công tác bên cạnh đó BTD là bộ truyền dễ bị
trượt
trên trục và không truyền được chuyển động. vì thế cho nên BTD không được nằm
ở sau
HGt và BTX không được nằm ở trước HGT
28.Các dạng hỏng, khả năng làm việc và chỉ tiêu tính của bộ
truyền đai?
Do điểm tiếp xúc của đai và bánh đai làm tăng ứng suất dập kên đai làm hỏng đai

29.–Mối lắp giữa then và trục là gì ?
Trả lời :
hệ thống trục , lắp có độ dôi để bảo đảm truyền momen xoắn đầy đủ và không phải
tháo then khi tháo BR hay ổ .
29. Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ ? trường hợp nào
không phải kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao ?
Trả lời :
Khi mở máy, momen quá tải không được vượt quá momen khởi động của động cơ
( T < TK) nếu không động cơ sẽ không chạy.
Nếu đang làm việc ở chế độ ổn định nào đó mà động cơ bị quá tải vì bất kỳ lý do
nào, số vòng quay của động cơ sẽ giảm . Momen quá tải dù chỉ tác dụng trong một
thời gian ngắn không được vượt quá momen cực đại Tmax của động cơ, nếu không
động cơ sẽ dừng lại hoặc bị cháy nếu không kịp ngắt nguồn.
30.

Tính
công
nghệ
trong
bản
vẽ
?
Trả
lời
tính
công
nghệ
đc
thể
hiện
như
sau
:
- Tại sao khi ghép 2 vỏ hộp người ta thường nắp bulong ngược lên.?( để khi lắp đặt
hay tháo sẽ dễ dàng thảo mái hơn đối với ng công nhân...)
- Khi làm chốt định vị ta lên chọn vị trí đặt chốt ntn ?( đảm bảo khoảng cách các
chốt

xa
nhất
khi
đó
định
vị


tốt
nhất)
- Khi chọn ổ lăn. tai sao chọn ổ bi,tại sao chon ổ đỡ chặn.chả lời dc thì cũng thể
hiện
dc
tính
cn.
- Thể hiện ở khả năng "dễ" gia công,kiểm tra (hay đo lường) để đảm bảo yêu cầu



thuật

kinh
tế.
31. Lắp ghép giữa bánh răng và trục là lắp ghép theo hệ thống gì? Kiểu lắp
gì? Lắp theo hệ thống trục (kích thước trục đc cố định) kiểu lắp ghép trung gian.
32. Nêu nguyên lý hoạt động của hệ dẫn động cơ khí đã được thiết kế trong đồ
án của anh
Động cơ truyền moomen xoắm đến bánh đai đc lắp ở trục 1 của hộp giảm tốc …..(
từng đề bài cho) hộp giảm tốc làm nhiệm vụ giảm tốc rồi truyền moomen xoắn đến
tải qua khớp nối trục…..
33.Tại sao người ta chọn bánh răng nhỏ chủ động (quay nhanh) thường có vật
liệu tốt hơn bánh răng bị động (quay chậm)? vì nó là hộp giảm tốc trục chủ
động phải nhỏ ,,, mà lại phải làm việc nhiều hơn nên cần phải chọn vật liệu tốt hơn
để đảm bảo độ bền.
34. Tại sao phải chọn giá trị môđun bánh răng theo tiêu chuẩn?
Thuận lợi cho thiết kế, gia công,,,bánh rang
35. Trình bày cách kiểm tra vết tiếp xúc của bộ truyền bánh răng?
Dùng phấn hoặc nhớt quệt kín lên 1 bên răng của bánh răng,, cho 2 bánh răng ăn

khớp,,,, quan sát…
36. Chiều dài que thăm dầu được lựa chọn như thế nào?
Que thăm dầu đc chế tạo sau cùng
Hộp giảm tốc 2 cấp mức dầu cao nhất = 1/3 bán kính bánh răng lớn, mức dầu thấp
nhất =1/6 bánh răng lớn.
37. Trong hộ giảm tốc anh (chị ) thiết kế có dùng bánh răng nghiêng không?
Nếu thay bằng bánh răng trụ răng thẳng có được không? Tại sao?
Có vì chỉ cần đảm bảo đk làm việc (tỉ số truyền, bền, giờ làm việc, lực, momen,,,)
nhưng hộp giảm tốc sẽ to, cồng cềnh, rất nặng,,,,
38. Tại sao phải ghi kích thước khoảng cách tâm lỗ bu lông nền trên bản vẽ
lắp?


Đồng nhất 2 quá trình gia công và lắp đặt trên nền xưởng thuận lợi hơn trong lắp
đặt,,,

39. Các kích thước nào cần ghi dung sai trên bản vẽ chi tiết, tại sao?
Quan trọng nhất phải có là khoảng cách giữa các trục,,,,, vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến sự ăn khớp của bánh răng..
40. Tại sao phải ghi kích thước dài, rộng, cao nhất của HGT trên bản vẽ lắp?
Bố trì phù hợp không gian trong xưởng,,,
41. Trên bản vẽ hộp giảm tốc phân đôi tại sao trục II chiều nghiêng cặp bánh
răng lại ngược nhau? Nếu cùng chiều có được không? Tại sao?
Để triệt tiêu lực dọc trục. không vì lực dọc trục lúc này x2 khó đảm bảo đc đk làm
việc cho hgt. NVT K9
42. Trên bản vẽ có gân tăng cứng không? Khi nào cần gân tăng cứng?
Khi cần tăng cứng,,, kaka
43. vít tách
Trong thời gian dài bề mặt bích nắp và thân ghắn chặt vs nhau…..dùng vít tách để
tháo nắp dễ dàng hơn..

44. Nêu các phương pháp để tháo lắp ổ lăn ( sách tính toán hệ dẫn động ck)
45.Hãy giải thích cụm kí hiệu dung sai lắp ghép

 50

H7
k6

Mối lắp ghép trung gian Đường kính danh nghĩa phi
45,
H7 miền
dung sai cho kích thước lỗ, H miền dung sai 7 cấp chính xác. k6 dung sai trên kích
thước lỗ,,.
Dùng trong mối lắp ghép giữa bánh reawng vaftrucj bị động.
46. Nêu các phương pháp cố định bánh đai (hoặc đĩa xích) tại đầu công xôn
của trục? Anh(chị) đã dùng phương pháp nào trong đồ án của mình?


Dùng then. Nêm . vòng chặn

47. Trình bày kết cấu bánh răng chủ động trong đồ án của anh(chị)? Theo
anh(chị), bánh răng liền trục được sử dụng trong những trường hợp nào? Ưu,
nhược điểm của nó?
Đường kính bánh răng nhỏ gần bằng kích thước trục, khó chon then, không đảm
bảo độ bền .
Ưu điểm: độ chứng vững cao do liền vs nhau. Đảm bảo độ dồng tâm không phải
lắp then,,
Nđ : khó chế tạo mà khi hỏng chi tiết nào đấy thì phải làm lại tất cả.
48. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các loại ổ lăn. Khi nào
dùng


tùy
động.
(nêu

sở
chọn

lăn)
Trả
lời:
A

Ưu
nhược
điểm
của
từng
loại

:
* Ổ bi đỡ một dãy chịu được lực hướng tâm , đồng thời chịu được lực dọc trục
không lớn , cho phép ổ nghiêng dưới ¼ độ, làm việc với số vòng quay cao, giá
thành

thấp
nhất.
* Ổ bi đỡ lòng cầu 2 dãy : chủ yếu để chịu lực hướng tâm nhueng co thể chịu được
lực dọc trục nhỏ. Ưu điểm nổi bật của nó là cho phép trục nghiêng dưới 2o so với
vòng ổ, thích hợp để đỡ các trục dài các lỗ lắp ổkhó đảm bảo độ đồng tâm. Trường

hợp cần chịu tải trọng lớn hơn và tải trọng va đập , có thể thay ổ bi đỡ lòng cầu 2
dẫy bằng ổ bi đũa đỡ lòng cầu 2 dãy, tuy nhiên giá thành đắt hơn.
* Ổ đũa trụ ngắn đỡ thường được dùng để tiếp nhận lực hướng tâm. Không cho
phép trục lệch nhưng khả năng tải và độ cứng lớn hơn ổ bi đỡ một dãyvà thuận lợi
trong lắp ghép ( các vòng ổ có thể tháo rời theo phương dọc trục) .
Ổ đũa trụ ngắn đỡ chịu lực hướng tâm là chủ yếu nhưng có thể tiếp nhận lực dọc
trục 1 phía khá nhỏ hoặc lực dọc trục 2 phía khá nhỏ.
* Ổ bi đỡ - chặn : có thể tiếp nhận đồng thời lực hướng tâm và lực dọc trục một
phía , khi bố trí 2 ổ đối nhau có thể hạn chế di động dọc trục về cả hai phía. So với
ổ bi đỡ chặn, ổ đũa côn chịu được tải trọng lớn hơn, độ cứng cao hơn, thuận tiện
hơn khi tháo lắp, giá thành hạ hơn nhưng khả năng quay nhanh kém hơn.


* Ổ bi chặn chỉ chịu lực dọc trục , làm việc với vận tốc thấp và trung bình, không
cho
phép
các
vòng

bị
lệch.
B

Phạm
vi
ứng
dụng:
* Khi Fa / Fr < 0.3 ưu tiên dùng ổ bi đỡ một dãy để có kết cấu đơn giản nhất, giá
thành hạ nhất, nếu không có yêu cầu đặc biệt về độ cứng, tự lựa và không yêu cầu
cố định chính xác vị trí của trục theo phương dọc trục

Dùng ổ bi đỡ tùy động vì tiếp nhận lực hướng tâm, không cho phép lệch trục,
chịu tải lớn, lắp ghép dễ dàng, bù trừ sai số.
Khi đi mua ổ thì mang theo kí hiệu ổ…..à mà còn phải mang theo tiền nữa hehe
(‘.’)
……………….Chúc các bạn đạt kết quả tốt. Tổng hợp 27/7/2016 Nguyễn Văn Thạnh.



×