Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHIẾN lược QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC tế hồ TIÊU tại THỊ TRƯỜNG CHLB đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.79 KB, 11 trang )

CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ HỒ TIÊU TẠI THỊ
TRƯỜNG CHLB ĐỨC
----------Mục lục

Mục lục.......................................................................................................................................................1
I.GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP...........................................................................................................2
2.Bối cảnh về kinh tế của CHLB Đức.............................................................................................................3
4. Đặc điểm và tập quán tiêu dùng gia vị hồ tiêu và rau quả của người Đức.............................................5

Page 1


I.

GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ chế biến nông sản Thành Phát
được thành lập năm 1998 tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam
Công ty TNHH DVCBNS Thành Phát là một trong những đơn vị có uy tín trong
lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản như đậu
phộng, hạt điều, hạt dưa, hồ tiêu, cà phê, hành tím, hạt hướng dương, gạo, sắn lát,
ớt, rau hoa quả, …. Với trên 14 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chế
biến và xuất nhập khẩu nông sản. Công ty Thành Phát cho ra đời những sản phẩm
nông sản chất lượng tốt nhất đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và
khắp nơi trên thế giới. Sức khỏe của khách hàng, chất lượng hàng hóa và giá cả
cạnh tranh là mục tiêu tối thượng của công ty chúng tôi.

Logo công ty:
II.


PHÂN TÍCH VÀ LÝ DO LỰA CHỌN NƯỚC ĐỨC LÀM THỊ
TRƯỜNG MỤC TIÊU
1. Bối cảnh chung
-

Tên nước: Cộng hoà Liên bang Đức (Federal Republic of

Germany), thủ đô là Berlin
-

Vị trí địa lý: Trung Âu, Đức nằm giữa lòng Châu Âu và được bao

bọc bởi 9 nước láng giềng: Pháp, Áo, Thuỵ Sĩ, Séc, Ba Lan, Đan Mạch,
Hà Lan, Bỉ và Luxemburg. Tổng biên giới dài 3757km. Diện tích:
357.021 km2
Page 2


-

Khí hậu: vùng khí hậu đại dương/ lục địa ôn hoà với thời tiết

thường xuyên thay đổi và chủ yếu là gió Tây. Có các mùa xuân, hạ, thu,
đông, rất khác nhau về nhiệt độ và mức độ mưa mù, tuyết sương.
-

Dân số: 82,3 triệu. Khoảng 7,3 triệu người nước ngoài sinh sống ở

Đức (8,8% dân số), trong đó có khoảng 100.000 người Việt Nam
-


Ngôn ngữ: tiếng Đức, đơn vị tiền tệ là EURO

-

GDP 2009: 2.407 tỉ Euro (tương đương 3409 tỉ USD
-

Thu nhập bình quân đầu người năm 2009: 29.410 Euro (tương

đương 41.000 USD)
2. Bối cảnh về kinh tế của CHLB Đức
- Mô hình kinh tế: Luật cơ bản không quy định một trật tự kinh tế nhất định
nào, nhưng loại trừ nền kinh tế thị trường thuần tuý và tự do bằng cách gắn chặt
vào đó nguyên tắc xã hội. Đức thực hiện đường lối “Kinh tế thị trường xã hội”
với phương châm “ít nhà nước như có thể, nhiều nhà nước như cần thiết”.
Phương châm cơ bản của nó là dựa trên nguyên tắc tự do của một nền kinh tế
thị trường, bổ sung bằng những biện pháp cân bằng xã hội, nghĩa là nhà nước
có một loạt các biện pháp phòng ngừa nguy cơ. Mô hình kinh tế thị trường xã
hội của Đức rất chú trọng phúc lợi xã hội và dân sinh.
.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng tác động đến Đức. Năm

2009, tổng sản phẩm quốc nội GDP giảm 5%. Thiệt hại nặng nề nhất là các
ngành định hướng xuất khẩu chế tạo máy và thiết bị cũng như ngành sản
xuất ô tô. Luật ổn định thị trường tài chính ban hành cuối năm 2008 đã đưa
ra một gói cứu trợ nền kinh tế đối phó với những hậu quả của cuộc khủng
hoảng tài chính. Đức là một trong những quốc gia phục hồi nhanh nhất sau
khủng hoảng kinh tế. Mức độ tăng trưởng nămg 2010 đã đạt 3,5%, cao hơn

so với dự kiến lúc đầu là 1,2 - 1,5%, tăng trưởng Quý I năm 2011 đạt 1,4%.
- Cơ cấu kinh tế: Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển hàng đầu
thế giới, đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về GDP, đứng thứ
Page 3


hai thế giới về xuất khẩu (năm 2009 xuất 1121,3 tỉ USD, Trung Quốc 1201,7 tỷ
USD). Các ngành công nghiệp chủ yếu là: chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết
bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Từ năm 1975 Đức
là thành viên của G8.
. Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Chế tạo xe hơi, chế tạo máy
móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử.
. Nông nghiệp: Phần lớn diện tích nước Đức dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có
2-3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết
theo chính sách nông nghiệp của EU.
. Dịch vụ: Phát triển mạnh trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất
vào GDP. Frankfurt là trung tâm tài chính lớn nhất của Đức và cũng là một trong
những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
+ Đức là một trong những nước có mạng lưới giao thông dày nhất thế giới (đứng
thứ 2 sau Mỹ), bao gồm 11.980km đường cao tốc và 41.386km đường liên tỉnh.
Bên cạnh tài chính ngân hàng, Frankfurt cũng là trung tâm trung chuyển hàng
không hàng đầu thế giới. Hệ thống giao thông đường thuỷ và đường biển có vị trí
rất quan trọng đối với một nền kinh tế hướng xuất khẩu như Đức. Hamburg là cảng
biển lớn nhất Đức và cũng là một trong 3 cảng lớn nhất thế giới.
3.

Các thủ tục, thuế nhập khẩu, các quy định thuế quan và hải quan tại
CHLB Đức.
- Đức là một trong những nước thuộc hệ thống thương mại hài hòa của liên
minh Châu Âu (EU). Biểu thuế quan chung được áp dụng đối với hàng

hóa của các nước ngoài EU, bao gồm Việt Nam. Hầu hết các loại thuế
được áp dụng theo hình thức thuế theo giá hàng hóa (%), dựa trên hệ
thống định giá GATT (giá CIF ước tính). Sản phẩm từ các nước thành
viên EU được miễn thuế vào Đức, trong khi đó hàng hóa nhập khẩu từ
các nước ngoài EU (bao gồm cả Việt Nam) phải chịu thuế và mức phí
vận chuyển cao.

Page 4


- Tìm hiểu về BTI (Thông tin thuế quan ràng buộc) từ các cơ quan hải
quan tại nước nhập khẩu. Thông tin về BTI miễn phí và đảm bảo không
có mâu thuẫn về thuế quan nhập khẩu hay thuế môn bài. Sau khi hàng
hóa đã được vận chuyển về Đức, nhiều loại chi phí khác có thể bị tính
thêm vào giá thành sản phẩm. Những chi phí này hầu như do nhà nhập
khẩu, nhà phân phối chịu và cần được xem xét, tính toán vào giá xuất
khẩu. Các chi phí bao gồm:
• Thuế nhập khẩu: 0,5 – 6%


Đối với các nhà nhập khẩu trái cây, rau tươi (trong đó có hồ tiêu):
tùy thuộc tình hình thực tế, các chi phí về hậu cần có thể chiếm 5 –
20%. Tuy nhiên, với các mô hình nhập khẩu/ phân phối mới, mức
hoa hồng có thể thấp hơn do giao dịch trực tiếp.



Các cửa hàng chiết khấu hưởng mức lãi đến 10%

• Các siêu thị hưởng mức lãi đến 30%

• Áp dụng mức thuế VAT 7% (giá trị gia tăng) đối với các loại thực
phẩm cơ bản (19% đối với các hàng hóa cao cấp)
- Thủ tục hải quan tại Đức được điều chỉnh bởi luật pháp EU và CHLB
Đức.
- Việc nhập khẩu các loài thực vật phải tuân theo quy định kiểm dịch thực
vật của EU và tất cả các lô hàng nhập khẩu vào Châu Âu/ Đức đều phải
có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đi kèm.
4. Đặc điểm và tập quán tiêu dùng gia vị hồ tiêu và rau quả của người
Đức.
Thời gian từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau là cơ hội để các doanh nghiệp Việt
Nam đẩy mạnh xuất khẩu trái cây, nông sản và hồ tiêu sang thị trường Đức.

Page 5


Ngoài ra, từ cuối tháng 11 đến tháng 2 năm sau là thời gian thuận lợi để bán
các loại quả có hạt cứng và từ tháng 4 đến tháng 5 đối với các loại cam quýt,
táo.
Thị trường hữu cơ tại Đức có tốc độ tăng trưởng trong vài năm trở lại đây.
Năm 2009, ngành này đã tạo ra doanh số 5,8 tỷ euro. Năm 2010, có khoảng
2.350 cửa hàng thực phẩm hữu cơ hoạt động tại Đức.

Tiêu thụ rau củ và trái cây trên hộ gia đình tại Đức năm 2009 (đơn
vị: kg)

III.

TẠI SAO CHỌN HẠT TIÊU LÀ SẢN PHẨM MŨI NHỌN XUẤT
KHẨU.
Hạt tiêu là một loại gia vị không thể thiếu trong tẩm ướp các món ăn

hàng ngày của nhiều nước trên thế giới. Cây hồ tiêu được trồng ở vùng
khí hậu nhiệt đới cận xích đạo. Tại Việt Nam, hồ tiêu được trồng ở các
tỉnh phía nam như Bình Phước, Đồng Nai, Phú Quốc và các tỉnh Tây
Nguyên. Hồ tiêu có hai loại là tiêu đen và tiêu trắng. Tiêu đen thì thơm
hơn còn tiêu trắng thì đậm đà hơn.
Tuy vậy, tiêu được sử dụng nhiều không chỉ vì nó thơm ngon mà còn vì
tiêu rất hữu ích cho sức khỏe của con người.

Page 6


Tiêu vị cay, tính nóng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm cơ thể …
Tiêu đen trong dân gian thường được dùng để chữa cảm lạnh, làm toát
mồ hôi và ấm bụng.
Khi bị sâu răng, có thể dùng tiêu xay nhỏ, cộng với một chút muối xát
vào chỗ đau, làm từ 3 – 5 lần sẽ khỏi.
Ít người biết rằng trong tiêu chứa hàm lượng vitamin C nhiều hơn cả cà
chua. Trung bình 1 muỗng cà phê tiêu xanh sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi
hàng ngày cho một người. Ngoài ra trong tiêu còn chứa các chất như tinh
dầu, chất béo, tinh bột….
Tiêu sọ (tiêu nguyên hạt) chữa được cả bệnh tiêu chảy……….
IV.

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CỦA THÀNH PHÁT KHI THAM GIA
THỊ TRƯỜNG ĐỨC.

1. Điểm mạnh
- Việt Nam là nước nông nghiệp, đội ngũ lao đông dồi dào với giá nhân
công rẻ nên thành phẩm hồ tiêu có điều kiện tốt để cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.

- Công ty Thành Phát đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào việc
nuôi trồng hồ tiêu nên sau mỗi vụ mùa hồ tiêu được thu hoạch với năng
suất cao nhất và chất lượng hồ tiêu cũng luôn đứng vị trí hàng đầu trong
cả nước để xuất khẩu.
2. Điểm yếu
- Sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu
vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năm nào thời tiết ôn hòa, hồ tiêu được
mùa thì nguồn hồ tiêu xuất khẩu dồi dào và ngược lại.
- Mặc dù Thành Phát là một công ty lớn, có kinh nghiệm nhiều năm về
xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế nhưng thị trường Đức và thị
trường Châu Âu là một thị trường khó tính, nên yêu cầu đội ngũ cán bộ
công nhân viên Thành Phát phải hết sức cố gắng hoàn thiện chuyên môn
Page 7


và phát triển mạnh marketing để thâm nhập vào thị trường Đức dễ dàng
và tốt đẹp.
- Tại thị trường Đức, môi trường cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Sự cạnh
tranh mạnh mẽ trên thị trường Đức không chỉ đến từ Châu Âu mà còn
đến từ các nước Châu Phi, Hà Lan, Newzilan, …..
V.

CHIẾN LƯỢC ĐỂ XUẤT KHẨU CHO THÀNH PHÁT KHI THAM
GIA THỊ TRƯỜNG ĐỨC.
a.

Đã nói ở trên, Đức là thị trường khó tính nên trước khi xuất khẩu,
Thành Phát phải kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo được chất lượng của
hồ tiêu khi xuất sang nước bạn.


b. Tiếp thị sản phẩm và dịch vụ tiếp cận thị trường:
Để thành công trong việc thâm nhập thị trường trái cây tại Đức, công ty Thành
Phát nên lưu ý những vấn đề sau đây:
- Có đầy đủ các giấy tờ cần thiết xác nhận xuất khẩu sang EU.
- Xác định lĩnh vực thị trường và nhà nhập khẩu phù hợp đối với các sản phẩm của
bạn.
- Khảo sát thị trường và gặp gỡ các nhà nhập khẩu quan tâm.
- Giữ mối quan hệ thân thiết với các nhà nhập khẩu người Đức và duy trì liên lạc
thường xuyên. Điều này sẽ hỗ trợ Thành Phát trong việc xác định cơ hội thị trường,
phát triển thị trường mới, các thay đổi về pháp lý và nhãn mác.
- Duy trì thông báo tin tức cho các đối tác về việc phát triển/ thay đổi sản phẩm,
các chiến lược quảng bá sản phẩm. Việc hợp tác với một nhà nhập khẩu người Đức
đáng tin cậy để quản lý, kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung cấp từ công đoạn trồng trọt
đến công đoạn bày bán sản phẩm là điều quyết định dẫn tới thành công.

Để tiếp thị sản phẩm của công ty Thành Phát trên thị trường nông sản (hồ tiêu)
Đức, Thành Phát nên xem xét những điều sau đây:

Page 8




Thăm quan thị trường thường xuyên và có kế hoạch theo sát các chuyến
thăm viếng này.



Chuẩn bị các gói tài liệu quảng bá sản phẩm hoàn thiện (có thể song ngữ,
tiếng Anh / Đức), hồ sơ giới thiệu công ty của Thành Phát, giới thiệu các sản phẩm

và thông tin về mùa vụ.



Tiếp cận với một nhà bán lẻ (sau khi đã thiết lập mối quan hệ với nhà nhập
khẩu). Đây có thể được coi là một bước quảng bá và tạo nhận thức để phát triển thị
trường hơn nữa.



Tích cực thúc đẩy quảng bá sản phẩm của Thành Phát trên thị trường. Tham
gia các triển lãm thương mại liên quan đến ngành hàng thực phẩm, ví dụ như Fruit
Logistica tại Berlin và ANUGA tại Cologne. Ngoài ra còn có một chương trình vận
động của ngành, được gọi là '5 am Tag” (5 khẩu phần mỗi ngày), thúc đẩy người
tiêu dùng Đức tiêu thụ năm khẩu phần trái cây, rau củ, gia vị mỗi ngày.



Thiết lập một bộ phận xúc tiến xuất khẩu hoạt động mạnh.



Phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng kết hợp với các nhà nhập khẩu và
bán lẻ Đức.



Điều quan trọng là công ty Thành Phát phải làm việc chặt chẽ với các nhà
nhập khẩu Đức để đảm bảo rằng các sản phẩm của Thành Phát đã sẵn sàng cho thị
trường Đức và tuân theo các quy định của nước này đối với từng loại sản phẩm cụ

thể, về các vấn đề bao gói và dán nhãn. Do bao gói các sản phẩm khác nhau rất đa
dạng, cần phải liên hệ với nhà nhập khẩu để có thông tin chi tiết về yêu cầu kỹ
thuật đối với bao gói.



Nói chung, người tiêu dùng Đức có nhận thức cao. Họ mong muốn sản
phẩm có chất lượng cao với giá thành thấp và tìm kiếm các sản phẩm mới. Các
siêu thị và chuỗi cửa hàng tại Đức có xu hướng thúc đẩy bán hàng nông sản (bao
gồm cả hồ tiêu) khi nguồn cung cao và giá cả thấp do sự bão hòa của thị trường.
Do đó, các siêu thị có xu hướng quyết định mức tiêu thụ. Người tiêu dùng sẽ mua
các loại nông sản (trong đó có hồ tiêu) được bày bán nhiều.

Page 9


Hội chợ triển lãm thương mại: Fruit Logistica được diễn ra hàng năm tại



Berlin. Đây là nơi gặp gỡ trao đổi thương mại hàng đầu quốc tế dành cho các sản
phẩm nông sản (bao gồm các loại gia vị như hồ tiêu)
VI.

KẾT LUẬN
Việt Nam vốn là đất nước nông nghiệp và nông nghiệp luôn là thế mạnh
của Việt Nam. Thị trường nông sản CHLB Đức là thị trường được đánh
giá rất tiềm năng, do dân số đông nhất ở EU, bên cạnh đó người dân Đức
luôn ý thức được việc bảo vệ sức khỏe nên những gia vị bổ ích như hồ
tiêu và nông sản (rau quả) rất được chú ý tới. Hơn nữa thị trường Đức

chính là bàn đạp tuyệt vời để Thành Phát tiến vào các nước trong khối
EU như CH Séc, Ba Lan, Áo, CH Slovakia, ….

Page 10


Nguồn:



Page 11



×